PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUYÊN HẢI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS HIỆP THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số : 01 / KH-THCS
Hiệp Thạnh , ngày 13 tháng 08 năm 2010
KẾ HOẠCH
Về việc phòng chống học sinh bỏ học
Căn cứ vào công văn số 2148 / BGD-ĐT-VP ngày 14 tháng 03 năm 2008 của
Bộ trưởng BGD-ĐT về việc triển khai các biện pháp nhằm hạn chế học sinh bỏ học .
Căn cứ Đảng văn số 188 ngày 02 tháng 04 năm 2008 của tỉnh Uỷ về việc tăng
cường lãnh đạo , chỉ đạo khắc phục tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng .
Căn cứ công văn số 1157 UBND-VX của Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh về
việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .
Căn cứ công văn số 14 / KH-SDG&ĐT ngày 17 tháng 07 năm 2008 của Sở
Giáo Dục – Đào Tạo Trà Vinh về kế hoạch phòng chống học sinh bỏ học .
Căn cứ công văn số 04 / KH-PDG-ĐT ngày 11 tháng 08 năm 2008 của Phòng
Giáo Dục – Đào Tạo Huyện Duyên Hải về kế hoạch phòng chống học sinh bỏ học .
Trường THCS Hiệp Thạnh và trường Tiểu học Hiệp Thạnh xây dựng kế hoạch
phòng chống học sinh bỏ học trên đòa bàn xã năm học 2010 – 2011 với yêu cầu và
nội dung như sau :
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU .
- Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm phải là nơi phát hiện sớm những học sinh
có nguy cơ bỏ học và đề xuất giải pháp khắc phục .
- Phải kết hợp tốt ba môi trường giáo dục ( Nhà trường – Gia đình – Xã hội )
để thực hiện công tác phòng chống học sinh bỏ học .
- Qua triển khai và thực hiện kế hoạch này , số học sinh bỏ học hàng năm ở các
trường trong huyện phải giảm rõ rệt .
B. TÌNH HÌNH HỌC SINH TRONG XÃ BỎ HỌC .
- Một vài năm học gần đây , tình hình học sinh các cấp trong xã bỏ học ngày
càng nhiều .
- Tình hình học sinh bỏ học đã làm cho các cấp Uỷ Đảng , Chính quyền , những
người làm công tác giáo dục và nhân dân trong xã quan tâm , làm cho những người có
lương tâm và trách nhiệm phải tìm rõ nguyên nhân và giải pháp để tháo gỡ tình hình
này .
- Bảng thống kê học sinh THCS và Tiểu học bỏ học trên đòa bàn xã Hiệp Thạnh
trong những năm gần đây .
THỐNG KÊ HỌC SINH BỎ HỌC
( Kèm theo kế hoạch tổ chức hội thảo khắc phục tình trạng học sinh bỏ học )
T
T
Năm học Cấp học
T.số
HS
đầu
năm
TỔNG SỐ HỌC SINH BỎ HỌC NGUYÊN NHÂN BỎ HỌC
T.số
HS bỏ
học
Nữ Dân
tộc
Khmer
Tỷ lệ HS
bỏ học so
TS đầu
năm học
Hoàn
cảnh kinh
tế gia
đình khó
khăn
Học
lực
yếu
kém
Xa
trường ,
đi lại khó
khăn
Ảønh
hưởng
thiên
tai ,
dòch
bệnh ,
tai nạn
Nguyên
nhân
khắc
phục
1
2003-2004
Tiểu học
340 07 03 01 2.05 % 02 02 03
THCS
THPT
2
2004-2005
Tiểu học
270 07 04 2.59 % 04 01 02
THCS
THPT
3
2005-2006
Tiểu học
286 08 03 2.79 % 05 01 01
THCS
THPT
4
2006-2007
Tiểu học
314 02 02 0.63 % 01 01
THCS
213 12 08 5.63 % 08 02 02
THPT
5
2007-2008
Tiểu học
314 01 0.31 % 01
THCS
224 11 03 4.91 % 06 02 03
THPT
6 2008 -
2009
Tiểu học
346 03 01 0.86% 01 02
THCS
228 14 5 6.1 % 05 07 02
THPT
7 2009-2010
Tiểu học
349 06 04 1.7 % 03 03
THCS
220 7 3 3.2 % 04 02 01
THPT
Ghi chú : Học sinh chuyển trường , chuyển hệ không tính là học sinh bỏ học .
* Nguyên nhân học sinh trong xã bỏ học .
Có nhiều nguyên nhân đưa đến học sinh trên đòa bàn xã Hiệp Thạnh bỏ học ,
nhưng tựu chung lại có những nguyên nhân chính sau đây :
- Còn một số phụ huynh học sinh chưa nhận thức tốt về lợi ích của việc học tập
của con em mình và chưa quan tâm đến việc giáo dục động cơ học tập đúng đắn cho
con em mình .
- Một số gia đình của học sinh quá nghèo , không vượt khó được , buộc con em
mình phải bỏ học .
- Một số học sinh có học lực yếu , kém thành ra sợ học , chán học và cũng bỏ
học .
- Phương pháp dạy của nhiều giáo viên còn khô khan như việc sử dụng phương
pháp đọc chép ….., chưa kích thích hứng thú học tập , sáng tạo cho học sinh .
- Chương trình sách giáo khoa còn nặng nề , quá tải đối với học sinh .
- Đôi khi nhà trường và giáo viên chủ nhiệm chưa phát hiện kòp thời những em
có nguy cơ bỏ học , nên chưa đề ra được những biện pháp tích cực nhất để phòng
chống học sinh bỏ học .
- Nhà trường còn nặng nề dạy chữ , thiếu sân chơi lành mạnh , thiếu những hoạt
động tập thể hấp dẫn và giáo dục truyền thống trường - lớp …. Làm cho học sinh
không quyến luyến trường , lớp một khi các em đã chán nản vì học yếu .
C. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG CHỐNG HỌC SINH BỎ HỌC .
1. Tổ chức Hội thảo PHHS toàn xã ở cấp trường vào đầu năm học , để trao đổi
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng , về lợi ích của việc học tập đối với bản thân
học sinh , đối với gia đình và xã hội .
2. Tuyên truyền , đưa tin lên báo , đài về những tấm gương học sinh vượt khó ,
hiếu học .
3. Tổ chức Hội thảo với giáo viên chủ nhiệm trong hè và đầu năm học , để
nâng cáo trách nhiệm của người giáo viên làm công tác chủ nhiệm , trong việc phát
hiện và đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học .
4. Điều tra , phân tích nguyên nhân , tình hình học sinh bỏ học và đưa ra biện
pháp giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể .
5. Tổ chức tốt việc học phụ đạo , học theo tổ , nhóm cho những học sinh yếu ,
kém ở từng khối lớp và từng môn học .
6. Vân động học sinh học khá – giỏi trong từng khối lớp quan tâm giúp đỡ các
bạn học yếu bằng hình thức học tổ , nhóm . Xây dựng mô hình đôi bạn cùng tiến .
7. Phối hợp tổ chức tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường .
8. Đề nghò BGD&ĐT điều chỉnh chương trình sách giáo khoa cho phù hợp với
sức học của học sinh .
9. Tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào “ ba không” .
- Không để học sinh đến tuổi đi học mà không được đến trường .
- Không để học sinh chán nản bỏ học vì học lực yếu , kém .
- Không để học sinh lưu ban vì nhà trường , giáo viên thiếu lương tâm và
trách nhiệm .
10. Kết hợp với các ban ngành , đoàn thể có liên quan để đẩy mạnh giáo dục
toàn diện trong nhà trường . Quan tâm đến giáo dục truyền thống trường – lớp , tạo
sân chơi lành mạnh , tăng cường các hình thức sinh hoạt tập thể như : Cắm trại , lao
động công ích , trò chơi dân gian …. Tăng cường công tác hướng nghiệp , giới thiệu
việc làm . 11. Thực hiện trợ cấp cho học sinh quá nghèo theo Quyết đònh 42 .
12. Khen thưởng giáo viên chủ nhiệm lớp có biện pháp hiệu quả trong việc
phòng chống học sinh bỏ học , vào cuối năm học .
13. Thường xuyên liên lạc với PHHS để nắm chắc tình hình học tập và diễn
biến tư tưởng của học sinh .
14. Giáo viên phổ cập và giáo viên chủ nhiệm kết hợp với chính quyền ấp rà
soát từng học sinh trong độ tuổi đến trường hay bỏ học giữa chừng , báo cáo lại Ban
Giám Hiệu trường , Ban Giám Hiệu trường làm tham mưu với cấp Uỷ – UBND xã
thành lập Ban vận động đến từng hộ gia đình có con em bỏ học hoặc trong độ tuổi mà
không đến trường , vận động và làm công tác tư tưởng với những phụ huynh của
những học sinh này , để họ thấy được việc học là quan trọng mà cho con em đi học trở
lại .
15. Mặt khác tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của những học sinh bỏ học có khó
khăn trở ngại gì , để tham mưu với cấp Uỷ – UBND xã để có hướng hỗ trợ , giúp đỡ
kòp thời .
16. Đồng thời trường tranh thủ các nguồn kinh phí của các ban ngành , Hội cha
mẹ học sinh , các dự án hỗ trợ để giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn . Miễn giảm
xây dựng và cho các em mượn sách giáo khoa trong khả năng cho phép . Vận động tủ
sách dùng chung nhằm giúp cho các em có sách giáo khoa khi đến lớp .
D. CHỈ TIÊU HẠN CHẾ HỌC SINH BỎ HỌC .
Mỗi năm các bậc học phải giảm dần số học sinh bỏ học . Cụ thể như sau :
- Tiểu học giảm : 0.2 % năm .
- THCS giảm : 0.5 % năm .
E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .
- Hiệu trưởng trường có trách nhiệm chỉ đạo , đôn đốc , trực tiếp cập nhật thông
tin về tình hình học sinh bỏ học trên đòa bàn xã mình phụ trách .
- Triển khai quán triệt thực hiện kế hoạch của Phòng Giáo Dục – Đào Tạo
trong toàn thể cán bộ – giáo viên - công nhân viên trường .
- Nhà trường cập nhật số liệu học sinh bỏ học hàng tháng gởi về Phòng Giáo
Dục – Đào Tạo để tổng hợp .
- Nhà trường xây dựng kế hoạch , chỉ tiêu cụ thể về việc chống học sinh bỏ học
giữa chừng , chú trọng kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu kém .
- Hiệu trưởng trường chủ động tham mưu với cấp Uỷ , UBND , đồng thời phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như : Hội Khuyến học , Đoàn TNCS HCM ,
Hội Phụ nữ , Hội Chữ thập đỏ , Hội Nông dân , Hội Cựu chiến binh …. để tăng cường
mặt trận và sức mạnh tổng hợp chống học sinh bỏ học .
- Hàng tháng , Hiệu trưởng tổ chức hợp giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể ,
tổ chức trong trường để kiểm điểm tình hình , tiến độ chống học sinh bỏ học . Đối với
những trường hợp đặc biệt thì đề xuất tham mưu với đòa phương , cấp trên xem xét hỗ
trợ .
- Vận động học sinh giúp đỡ bạn vượt quan khó khăn để tiếp tục đến trường .
Trên đây là kế hoạch phòng chống tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng của
trường THCS và Tiểu học Hiệp Thạnh .
Rất mong quý đại biểu các ban ngành hữu quan đóng góp , xây dựng để tìm ra
biện pháp tối ưu nhất nhằm giúp cho việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học một
cách có hiệu quả nhất .
TM. BAN CHỈ ĐẠO PCGD XÃ HIỆP
THẠNH
PHÓ BAN