Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Hạnh phúc của một tang gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.52 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Trích Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng) I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả Vũ Trọng Phụng (1912-1939) quê nội ở Hƣng Yên. Ông sống và viết văn tại Hà Nội. Sở trƣờng về phóng sự, đƣợc các báo chí thời bấy giờ gọi là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Tác phẩm: - Phóng sự: Cạm bẫy ngƣời (1933), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), v.v… - Tiểu thuyết: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938), v.v… - Kịch: Không một tiếng vang (1931). Vũ Trọng Phụng có tài châm biếm đả kích cái xã hội thực dân phong kiến tƣ sản hết sức bất công, tàn bạo, thối nát… Ông đã sáng tạo ra những nhân vật điển hình bất hủ nhƣ Xuân Tóc Đỏ để chế giễu cái xã hội mà ông gọi là “khốn nạn”, “chó đẻ”. 2. Đoạn trích - Xuất xứ: “Hạnh phúc của một tang gia”, trích toàn bộ chương 15 tiểu thuyết “Số đỏ”, một kiệt tác của Vũ Trọng Phụng, xuất bản năm 1936. - Tóm tắt “Hạnh phúc của một tang gia” Sau 3 ngày ngắc ngoải, cụ cố Tổ hơn 80 tuổi chết thật. Cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, ông phán-mọc-sừng, cậu tú Tân, cô Tuyết… cả bọn con cháu vô cùng sung sướng. Người chết được quan trên khám qua loa đã được khâm liệm, gần một ngày rồi mà chưa phát phục. Sau khi cụ bà đi thu xếp việc cưới chạy tang cho Tuyết không đi đến đâu, Văn Minh hứa là sẽ tìm cách cho Tuyết lấy chồng một cách danh giá thì cụ cố Hồng mới cho phát phục. Bầy con cháu tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma. Bảy giờ sáng hôm sau thì cất đám. Có 2 tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa được thuê giữ trật tự. Tuyết mặc bộ đồ NGÂY THƠ đi mời trầu. Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Có kiệu bát cống, có lợn quay đi lọng, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa. Có lốc bốc xoảng, bu dích và vòng hoa. Khi đám ma đi được 4 phố khi vợ chồng Typn, bà Phó Đoan và mấy người nữa đang lào xào phê bình thái độ của Xuân thì bỗng có 6 chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che 2 lọng xuất hiện. Hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ Mõ, một của Xuân len vào hàng đầu. Cậu tú Tân vội bấm máy. Cụ bà chạy lên, sung sướng vì ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả. Bọn quan khách thì cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau,… Lúc hạ huyệt, cậu tú Tân bắt bẻ từng người một để chụp ảnh. Ông pháp mọc sừng, khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” bí mật dúi vào tay Xuân cái giấy bạc năm đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy… II. Đọc hiểu văn bản 1. Giá trị châm biếm và đả kích cái xã hội thực dân phong kiến tư sản xấu xa, đồi bại và thối nát. - Trong gia đình, ông chết, cha chết - một cái chết làm cho nhiều ngƣời sung sƣớng lắm. Cụ cố Hồng “nhắm nghiền mắt lại mơ màng”… vì cụ chắc thiên hạ “ai cũng phải khen một cái đám ma nhƣ thế, một cái gậy nhƣ thế!”. Ông phán mọc sừng sung sƣớng vì ông ta không ngờ rằng “đôi sừng hƣơu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến thế” nên đã đƣợc cụ cố Hồng - bố vợ - hứa sẽ chia thêm cho con gái và con rể thêm vài nghìn đồng… Văn Minh chồng rất hạnh phúc vì từ nay cái chúc thƣ chia gia tài “sẽ đi vào thời kỳ thực hành”. Cậu tú Tân đƣợc dịp dùng đến mấy cái máy ảnh. Bà Văn Minh sung sƣớng vì cái mốt về những bộ đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen… sẽ đem đến cho những ai có tang “đƣợc hƣởng chút hạnh phúc ở đời”.. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ông Typn chờ mong các báo chí phê bình “những chế tạo của mình” trong cuộc cải cách y phục của Âu hóa… Tuyết thì diện bộ đồ NGÂY THƠ để cho thiên hạ biết rằng “mình chƣa đánh mất cả chữ trinh”, v.v… - Ở ngoài xã hội, hai viên cảnh sát MIN ĐƠ, MIN TOA., giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đƣơng buồn nhƣ nhà buôn vỡ nợ thì đƣợc có đám thuê nên “sung sƣớng cực điểm”. Các quan khách đến đƣa mà, bạn của Tuyết, Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan, những giai thanh gái lịch đƣợc dịp “chim nhau, cƣời tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau…”. Banh thân của cụ cố Hồng đến đƣa đám ma với cái ngực “đầy những huy chƣơng…”, với bộ râu “hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn”… đến để khoe tài, khoe đức, khoe của… Sƣ cụ Tăng Phú thì sung sƣớng vênh váo, ngồi trên một chiếc xe vì đã “đánh đổ đƣợng Hội Phật giáo, và nhƣ thế là cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ Mõ vậy”. Còn Xuân tóc Đỏ đến đƣa đám với sự cố ý đến chậm, bằng 2 vòng hoa đồ sộ, 6 chiếc xe có cắm lọng,… hắn đã làm cho Tuyết “liếc mắt đƣa tình cho nó để tỏ ý cám ơn”, làm cho cụ bà sung sƣớng thốt lên: “Ông Đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp phúng viếng đến thế, và đám ma nhƣ kể đã là danh giá nhất tất cả”. Và Xuân sao không sung sƣớng, chỉ một câu nói: “Thƣa ngài, ngài là một ngƣời chồng mọc sừng!” mà đƣợc ông phán-mọc-sừng trả công đến một tờ giấy bạc 5 đồng gấp tƣ “dúi vào tay”… Đúng là “hạnh phúc của một tang gia”, mặc dù lúc hạ huyệt có cụ cố Hồng mếu, ông phán-mọc-sừng khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!”. 2. Nghệ thuật trào phúng bậc thầy: - Một đám ma đƣợc kể và tả nhƣ một đám rƣớc xách với nhiều vai hề già có, trả có, đàn ông, đàn bà… của tầng lớp tƣ sản “Âu hóa” rởm. Tác giả biểu lộ sự khinh bỉ, châm biếm sâu cay. - Các thủ pháp nghệ thuật trào phúng vận dụng sắc sảo tài tình: + Phóng đại: cụ cố Hồng sung sƣớng quá vì chuyện bố chết mà hút liền một chặp 60 điếu thuốc phiện, gắt 1872 lần câu: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. + Đặc tả những bộ râu của các ông bạn của cụ cố Hồng rất hài hƣớc! + Phục bút: Xuân đến đƣa đám muộn, lúc đầu làm cho Tuyết đau khổ “có thể muốn tự tử đƣợc”, lúc hắn đến, Tuyết liếc mắt đƣa tình cho hắn để tỏ ý cảm ơn. Và cụ bà thì thốt lên sung sƣớng “đám ma kể đã là danh giá nhất tất cả!”. + Những vai hề: cậu tú Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng bắt bẻ từng ngƣời “hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lƣng…” để chụp ảnh. Ông phán-mọc-sừng khóc to “Hứt! Hứt! Hứt!” nhƣng lại bí mật giúi vào tay Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tƣ… - Rất sòng phẳng trong việc mua bán “danh lợi”! + Sử dụng tƣơng phản làm nổi bật cái hài, cái rởm, cái đồi bại, thối nát vô luân hãnh diện. Ví dụ, sƣ cụ Tăng Phú, v.v… 3. Nhân vật Xuân tóc đỏ Mỗi dòng văn đều có cảm hứng riêng cho nó. Đối với văn học hiện thực, nhìn chung cảm hứng của nó là sự phủ nhận và phê phán thực tại xã hội thông qua những nhân vật điển hình và đặc sắc. Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm tố cáo hiện thực xã hội độc đáo bằng tiếng cƣời ào ạt, bằng một hình tƣợng “kì dị” mà nổi bật và đại diện trong tác phẩm là nhân vật Xuân Tóc Đỏ. Thông qua Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng cho thấy cái xã hội lúc bấy giờ là “tấn kịch thực sự của con gnƣời giữa những sự giả dối buồn cƣời”. Đó là một tên cơ hội, tiến đƣợc trong xã hội nhờ trò “gian trá bịp bợm”. Xuân Tóc Đỏ thực chất chỉ là một đứa lƣu manh, vô học với lí lịch tối đen nhƣ mực: “Thằng Xuân lấy đầu hè, xó cửa làm nhà; lấy sấu các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm vui. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, bán cao đơn hoàn tán trên xe lửa, chạy rạp hát, và với ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ nhƣ tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nên nó một đứa hoàn toàn vô giáo dục, nhƣng tinh nó quái lắm, thạo đời lắm”.... Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cuộc sống đầu đƣờng xó chợ, những bài học ở vỉa hè, tạo ra một thằng Xuân bụi đời, lƣu manh, tinh quái. Xuân lang thang tự kiếm sống với nhiều nghề nghiệp “rẻ tiền” nên về lâu càng trở nên ranh mãnh hơn. Nhƣng cũng nhờ vào những hoàn cảnh đặc biệt đó, Xuân đã nhập vào thế giới thƣơng lƣu, những kẻ giàu có, từ ông bà Văn Minh, bà phó Đoan, cô Tuyết... nói chung cái xã hội thƣơng lƣu đó là môi trƣờng rất tốt để nuôi dƣỡng những loại ngƣời nhƣ Xuân Tóc Đỏ. Con đƣờng tiến lên của Xuân hoàn toàn là do những cơ may. Có những điều mà đến chính Xuân cũng không ngờ đƣợc. Do bản tính nhanh nhẹn, láu cá, hắn tạo đƣợc chỗ đứng trong gia đình ông bà Văn Minh. Để từ một anh nhặt banh ở sân quần, một gã thổi loa kèn quảng cáo thuốc lậu trở thành sinh viên trƣờng thuốc, một quan đốc- tờ Xuân, một cây hi vọng của giới quân vợt Bắc kì, một vĩ nhan cứu quốc, một bậc thƣợng lƣu của xã hội... Tất cả tuy có đƣợc nhà văn phóng đại, nhƣng cái điều cốt yếu vẫn là sự tố cáo chân thực hiện thực xã hội. Thực vậy, Xuân chỉ là một tên vô lại bằng những ngôn từ thấp hèn cửa miệng: “Mẹ kiếp”, “Nƣớc mẹ gì”... Do biết một tí về nghề thuốc, trong thời gian quảng cáo thuốc lậu, hắn đƣợc Văn Minh giới thiệu là “sinh viên trƣờng thuốc” và hắn chữa khỏi bệnh cho cụ cố Tổ: Bƣớc đầu hắn đã gặp đƣợc vận đỏ: chẳng những đƣợc tiếng mà còn đƣợc tình. Ngƣời đầu tiên mê cụ Xuân là cô Tuyết (tình nguyện trực đêm với “quan đốc-tờ”) và một loạt ngƣời khác dần dần chú ý và cũng thấy mê nó. Sự tình cờ màu nhiệm càng làm thanh thế của Xuân to lên trong gia đình của Văn Minh, từ đó “sự ngu độn của nó đƣợc ngƣời ta cho là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn, nên nó càng đƣợc yêu mến hơn”. Bà phó Đoan cũng đã có tình với nó và cho nó là ngƣời có học thức, ông phán mọc sừng cũng xem nó là ngƣơi đứng đắn... Cuộc đời Xuân Tóc Đỏ hết gặp vận may này đến vận may khác. Sự “huyên thuyên” của hắn khi chữa bệnh cho cụ cố làm mọi ngƣời kinh ngạc, nhƣng hắn đã chinh phục đƣợc họ. Ở nhân vật này xuất hiện nhiều điều bất ngờ nhƣng lại phù hợp với lô-gíc nội tại. Tính cách luôn có những mặt trƣớc sau không hể thay đổi. Bản chất của một tên lƣu manh, mở miệng ra là cứ “mẹ kiếp”, “nƣớc mẹ gì”. Sự khôn ranh không phải do học hành mà do sự bắt chƣớc, che đậy, đối phó với mọi tình huống. Nào hắn có biết làm thơ đâu mà cũng đƣợc tôn là “Xuân Tóc Đỏ thi sĩ”, thực chất hắn chỉ thuộc bài thơ “thuốc cảm, nhức đầu” của những tiệm thuốc giao cho hắn đi bán dạo! Trên sân khấu cuộc đời xô bồ hỗn độn hắn sắm rất nhiều vai hài kịch. “Nhƣng đôi khi, giữa lúc đang múa may khóc cƣời trên sân khấu, hắn bỗng nhớ đến thân phận hèn mọn của mình và gần nhƣ sững đi trong chốc lát, trong cái giây phút quan trọng đó, hắn hiện nguyên hình là một thàng Xuân hạ lƣu, vô học” (Phan Cự Đệ). Chẳng hạn lúc Xuân Tóc Đỏ “ƣỡn ngực” nói to trƣớc vợ chồng ông Phán và trƣớc mặt cả nhà Văn Minh: “Thƣa ngài, ngài là ngƣời chồng mọc sừng!”. Tình cảnh bi đát xảy ra: Ông Phán dây thép ôm lấy ngực ngã quỵ xuống đất, cụ Tổ cũng nấc một cái to, ngã xuống giƣờng”... Trong lúc bối rối nguy ngập này, Xuân Tóc Đỏ thú tội và chỉ biết chạy thẳng một mạch nhƣ kẻ cắp: “Thƣa cụ, quả con vô học, xƣa nay nhặt banh quần hạ lƣu, không biết thuốc ạ!”. Nhƣng rõ là số hắn quá đỏ: hắn không bị xem thƣờng mà còn đƣợc trọng vọng! Cái chết của cụ Tổ càng làm ngƣời ta nể phục hắn. Đám tang cụ cố trƣớc đó không hề có mặt hắn, nhƣng trên đƣờng mai táng rộn rịp bỗng có sự xuất hiện lạ lùng của chiếc xe tang mà trên đó có Xuân và mấy vị sƣ chùa bà Đanh ngồi chễm chệ. Chính sự xuất hiện này đã làm cho đám tang ngày càng sang trọng, thƣợng lƣu. Thân chủ của cụ Tổ càng thấy khâm phục Xuân bởi Xuân đã góp phần làm lừng danh “đám tang lớn nhất từ trƣớc đến nay”. Nhƣng đó là một sự thật mỉa mai, lố bịch, phũ phàng, tàn nhẫn. Bởi chính nó đã gây ra cái chết cho cụ Tổ. Tình cảm gì cái thằng Xuân, sự xuất hiện của nó một lần nữa tô đậm con ngƣời đểu cáng, vô lƣơng tâm của Xuân, và của cả cái xã hội văn minh “chó đểu”. Đó là hiện thực, hiện thực toát lên bằng cái nhìn châm biếm và tiếng cƣời ồ ạt. Nó không phải là tiếng khóc, là nƣớc mắt nhƣ “Đám tang lão Gôriô” (Lão Gôriô – Ban Zắc ). Xuân Tóc đỏ thấy rõ vị trí của mình trong xã hội, hắn ngày càng nhận rõ muốn tạo đƣợc thanh thế và uy tín thì phải xem thƣờng mọi ngƣời ! Hắn càng làm bộ, giả dối bao nhiêu thì lại đƣợc kính trọng bấy nhiêu... Dù làm ra vẻ kiểu cách nhƣng bản chất của nhân vật này vẫn là lố bịch, kệch cỡm. Thái độ của hắn mỗi lần đƣợc tiếp xúc với mọi ngƣời chỉ là sự đòi hỏi kiểu cách : “Rất hân hạnh”...và hết sức lố bịch khi hắn đứng trƣớc quần chúng: “Hỡi quần chúng, mi không hiểu gì, mi oán ta. Ta vẫn yêu quý mi, mặc lòng mi chẳng rõ lòng ta. Thôi giải tán đi !” Thực chất của Xuân Tóc Đỏ là nhƣ vậy. Tác giả xây dựng thành công nhân vật này bằng bút pháp châm biếm sâu sắc, bằng tiếng cƣời tung hê vào mặt xã hội “Âu hoá” kệch cỡm. Xuân Tóc Đỏ không chỉ là tính cách chủa một cá nhân mà là sự tổng hợp các loại ngƣời trong xã hội thối tha ấy. Những kẻ luôn vỗ ngực tự coi mình là văn minh là những cải cách thực chất bọn họ là những bầy hề sống thƣợng lƣu, thác loạn. Chỉ trong xã hội … thì những kẻ nhƣ Xuân Tóc Đỏ mới có “vai trò quan trọng” đứng trên thiên hạ làm xã hội điên đảo, mục nát.. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Xuân Tóc Đỏ là hình tƣợng độc đáo trong tiểu thuyết hoạt kê đọc nhất vô nhị của văn học hiện thực 1930 – 1945. Thông qua những chuỗi cƣời mà Vũ Trọng Phụng lên án gay gắt cái xã hội đồi bại đê tiện thời ông sống. Tiếng cƣời ấy đồng thời cũng là tiếng chửi thẳng vào bọn ngƣời học đòi làm quý tộc, làm tƣ sản nhƣng ngu độn, chỉ biết sống vì đồng tiền mà quên đi nhân phẩm. Có thể nói tác phẩm là tấm gƣơng phản chiếu những góc cạnh sâu sắc điển hình của mọi xã hội. Thẩm Tâm Vy Sưu Tầm. Vũ Trọng Phụng. Tiến Dũng, Diễn Viên Đóng Vai Xuân Tóc Đỏ. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Tìm thấy ngày sinh Vũ Trọng Phụng qua lá số của Xuân tóc đỏ tintuconline.vietnamnet.vn - 09:41 08-11-2009 Nhân buổi hội thảo “Vũ Trọng Phụng trong tiến trình Văn học Việt Nam”, cũng là buổi lễ kỉ niệm 97 năm ngày mất của nhà văn yểu mệnh, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con ngƣời đã hé lộ những mối liên hệ cực kỳ thú vị giữa Vũ Trọng Phụng và nhân vật Xuân tóc đỏ. PV có cuộc cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu Giác Hải để thấy rõ hơn đƣợc khám phá thú vị này. Sự trùng hợp giữa cuộc đời Vũ Trọng Phụng và Xuân tóc đỏ. Nhà nghiên cứu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người Nguyễn Phúc Giác Hải. - Việc ông biết về tử vi khiến ông tìm hiểu Vũ Trọng Phụng theo phƣơng pháp này hay chính từ các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã thôi thúc ông khám phá nhà văn tài hoa này theo hƣớng đó? - Tôi biết Vũ Trọng Phụng khi tôi còn là cậu bé 13 tuổi đi theo bố làm việc ở cơ quan và đƣợc đọc cuốn “Số đỏ” in bằng giấy gió. Tôi là ngƣời Hà Nội. Đọc “Số đỏ” tôi thấy cả một Hà Nội hiện ra trƣớc mắt. Ít nhà văn nào tả Hà Nội sinh động đƣợc nhƣ Vũ Trọng Phụng. Đặc biệt là nhân vật “ma cà bông” Xuân tóc đỏ. Từ yêu thích đó, tôi đọc tác phẩm của Vũ Trọng Phụng rất kĩ và thấy truyện của Vũ Trọng Phụng có rất nhiều hình ảnh của những thầy tử vi, nhiều những câu phú đoán... điều đó gây ấn tƣợng rất sâu đậm trong tôi. Tuy nhiên, việc lƣu ý đó không dẫn tôi đến với mối liên hệ về ngày sinh của Vũ Trọng Phụng và Xuân Tóc đỏ. Cho đến tận những năm 1974, khi bắt đầu nghiên cứu tử vi và đƣợc gặp gỡ con gái nhà văn Vũ Trọng Phụng, thì tôi đƣợc thấy giấy khai sinh của Vũ Trọng Phụng. Điều lạ là ngày tháng trên giấy khai sinh, ngày 20/10/1913 đó lại không khớp với năm sinh âm của ông, tức năm Tý - 1912 (sở dĩ điều này có thể biết chắc là vì ngày bé Vũ Trọng Phụng đƣợc gọi là Tý do sinh vào năm Nhâm Tý). Tôi cho rằng ắt hẳn phải có điều gì khúc mắc ở đây vì cho đến tận năm 1920, ông chú của Vũ Trọng Phụng là Vũ Văn Ba mới đi làm giấy khai sinh cho ông. Ta có thể tin rằng ngày sinh trong giấy khai sinh của ông không chuẩn xác vì mẹ ông vốn là một cô gái làng Mọc, đâu có biết đến ngày “tây” (dƣơng lịch) và ngƣời làm khai sinh cho ông tức ông Vũ Văn Ba cũng chƣa có lịch Vạn niên để tra ngày dƣơng lịch nên tôi giả thuyết ông chú này áng chừng Vũ Trọng Phụng sinh tháng 10 âm nên đổi sang tháng 10 dƣơng, sinh năm Tý nên khai bớt một tuổi để lấy tuổi đi học. Lúc đó, tôi bỗng nhớ đến đoạn mở đầu truyện “Số đỏ”, đọc thấy thầy tử vi có xem quẻ cho Xuân tóc đỏ. Xuân tóc đỏ có khai sinh ngày 15/10 và đã đƣợc 25 tuổi. Thời điểm viết “Số đỏ” Vũ Trọng Phụng cũng 25 tuổi. Từ đó, tôi bắt đầu đào sâu vào suy nghĩ của mình và tìm ra đƣợc nhiều điều thú vị, không chỉ là ngày sinh mà còn nhiều tƣơng đồng về số phận của “hai ngƣời”. Nhà văn Vũ Trọng Phụng - Cụ thể là tƣơng đồng gì, thƣa ông?. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Nhƣ đã nói ở trên, Xuân tóc đỏ khai rằng mình đã 25 tuổi, đó cũng là lúc Vũ Trọng Phụng 25 tuổi. Nhƣ vậy, Xuân tóc đỏ sinh vào năm 1912, đúng năm Nhâm Tý, trùng khớp với năm sinh âm của Vũ Trọng Phụng, chứ không phải là năm Quý Sửu (1913) nhƣ trong giấy khai sinh của nhà văn có ghi. Từ đó có thể đặt ra câu hỏi là liệu ngày sinh của Xuân tóc đỏ có phải chính là ngày sinh của Vũ Trọng Phụng hay không? Tôi đã trả lời đƣợc câu hỏi đó nhờ vào lá số mà ông thầy số đã gia cho Xuân tóc đỏ. Cụ thể nhƣ sau: “Ông thầy số phán rằng: Tuần triệt đƣơng đầu, kiếp không than mệnh Âm dƣơng tuần triệt tại tiền Mẹ cha ắt hẳn chơi tiên thủa nào Nếu nói đúng giờ thì số này phải mồ côi sớm. Xuân tóc đỏ reo lên: Đúng đúng!” Cha Vũ Trọng Phụng cũng mất sớm, sau khi ông ra đời không lâu. Đó là sự trùng khớp thứ nhất. Tiếp theo thầy tử vi phán cho Xuân tóc đỏ là: “Thủa thiếu thời thì cậu vất vả lắm!”. Vũ Trọng Phụng cũng có tuổi thiếu niên vất vả nhƣ thế, sớm phải ở nhờ nhà ngƣời chú đã làm giấy khai sinh cho mình, cũng nhƣ Xuân tóc đỏ hồi bé đã đƣợc ông bác cƣu mang. Khi Xuân tóc đỏ hỏi ông thầy số: “Sau này có giàu không, hay chỉ có danh hão?” Ông thầy số gật gù mà nói: “Giàu thì không giàu nhƣng cũng phong lƣu”. Đó cũng chính là cuộc đời của Vũ Trọng Phụng vậy. Ông đƣợc nhiều ngƣời biết đến và sống cuộc đời phóng túng nhƣng cũng không mấy khi có tiền trong túi. Nếu đúng ngày tháng này của Xuân tóc đỏ mà lập lá số thì Tuần triệt đóng ở cung Mệnh của Xuân. Đó là dấu hiệu của một ngƣời bạc mệnh. Vũ Trọng Phụng qua đời năm 27 tuổi cũng là ngắn mệnh vậy. Tuy nhiên, những sự tƣơng đồng trên không nói lên đƣợc nhiều, nó chỉ có thể chút dây dƣa trong tính cách mà Vũ Trọng Phụng muốn gửi gắm vào Xuân tóc đỏ mà thôi. Điều quan trọng nằm ở câu này: Khốc Hƣ tí ngọ cƣ quan Tiếng tăm dậy khắp giang san một thì. Khốc và Hƣ ở đây chính là hai ngôi sao trong tử vi. Lá số của Xuân tóc đỏ cho thấy hai ngôi sao này nằm chung ở cung Quan Lộc. Điều này khiến cho tiếng tăm của Xuân nổi khắp giang san một thì. Điều này cũng đúng với cuộc đời Vũ Trọng Phụng vậy. Tiếng tăm của ông sớm đƣợc mọi ngƣời biết đến khi mới hai mấy tuổi đầu. Tuy nhiên, điều đó vẫn chƣa thể khiến khẳng định rằng ngày sinh của Xuân tóc đỏ chính là ngày sinh của Vũ Trọng Phụng. Hai chữ Thiên Hƣ cũng gợi cho tôi nhiều suy nghĩ vì đó chính là bút danh Vũ Trọng Phụng. Bí mật từ bút danh Thiên Hƣ - Bút danh đó khiến ông khẳng định đƣợc điều gì? - Theo một nghiên cứu của một tác giả ngƣời Mỹ, Peter Zinoman, ông đã tìm thấy nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phọng với bút hiệu là Thiên Hƣ nhƣ phóng sự “Cạm bẫy ngƣời”, phóng sự dài “Hải phòng 1934, Bệnh lao chữa bằng mồm hay là thầy lang bất hủ”, Truyện vui “Sao mày không vỡ nắp ơi”... Chỉ có ngƣời biết tử vi mới thấy đƣợc mối liên hệ giữa Vũ Trọng Phụng và Xuân tóc đỏ qua bút danh này. Thiên Hƣ là một ngôi sao trong khoa Tử vi Phƣơng Đông. Nghĩa của Thiên Hƣ là chỗ hƣ không ở trên Trời. Thiên Khốc là tiếng nhạc Trời, Khốc còn có nghĩa là khóc khi nó đứng một mình nhƣng khi Hƣ và Khốc đi với nhau thì danh tiếng nhƣ phú đoán trên. Một ngƣời hiểu biết về tử vi thƣờng lấy một sao đẹp nhất trong lá số của mình làm bút danh. Đọc các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, ta sẽ thấy ông thƣờng dùng tử vi để dẫn dắt câu chuyện của mình và ông viết một cách say mê nhƣ ông thật lòng tin tƣởng vào khoa lý số này vậy. Đặc biệt trong “Số đỏ”, cảnh Xuân tóc đỏ xem tử vi là yếu tố dẫn dắt cho toàn bộ câu chuyện. Vũ Trọng Phụng cũng đã dành một đoạn rất dài trong “Giông tố” để viết về tử vi thông qua trao đổi giữa hai nhân vật: ông già Hải Vân và Nghị Hách. Từ đây, tôi khẳng định, “Khốc Hƣ” trong lá số của Xuân tóc đỏ không chỉ là cái đột nhiên Vũ Trọng Phụng muốn nhân vật này gánh vác. Ông đã gửi gắm cả một phần của mình vào nhân vật lớn nhất đời ông.. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chân dung Vũ Trọng Phụng qua mắt của Họa Sĩ Chóe (Đinh Hiển Chí). Bản tử vi của Xuân tóc đỏ. - Còn tƣơng đồng nào khác về hai “nhân vật” này ngoài ngày sinh và số phận? - Đó là nhân dạng giữa hai ngƣời. Xuân tóc đỏ đƣợc Vũ Trọng Phụng mô tả nhƣ sau: Cái trán lép, quai hàm to, cái nhân trung dài và hai cái tai đầy đặn. Nhìn kĩ vào các tấm ảnh và chân dung mà các họa sĩ đã kí họa về Vũ Trọng Phụng, đều thấy một Vũ Trọng Phụng có cái trán không cao, nhân trung dài, tai đầy đặn và đặc biệt là quai hàm rất to mà họa sỹ nào cũng chú ý (từ ký họa của Côn Sinh cho đến ký họa của Sĩ Ngọc, Vân Len, Mạnh Quỳnh và Lan Khai). Nhà văn Vũ Ngọc Phan đã từng viết về Vũ Trọng Phụng: “Miệng anh có quai ở hai bên đầu mép, hơi giống miệng Nguyễn Công Hoan, mũi to nhƣ một trái mận, hàm vuông, tỏ ra cƣơng nghị”. Nhà văn Lan Khai thì tả: “Màu da mai mái và đôi quai hàm vuông thƣớc thợ. Mái tóc rễ tre rẽ lệch vƣơn tua tủa xuống cái trán không cao”. Hơn nữa, xét về mặt nhân vật, Xuân tóc đỏ không phải là kẻ xấu. Y thành đạt nhờ may mắn và nhờ sự rởm đời của ngƣời khác nhƣng nếu không có tài đánh banh nhất định, may mắn cũng không thể mỉm cƣời với y. Cũng vậy, cuộc đời Vũ Trọng Phụng cũng đi lên từ một con ngƣời bình dân, không đƣợc học nhiều nhƣng nhờ tài viết mà nổi tiếng. Việc tử vi có nói đƣợc số phận con ngƣời hay không, không phải là vấn đề ở đây. Có một điều rõ ràng là Vũ Trọng Phụng đã gửi gắm một phần con ngƣời mình vào nhân vật Xuân tóc đỏ. Từ những phân tích nhƣ trên, theo tôi ngày sinh thực của Vũ Trọng Phụng chính là ngày 15/10 năm Nhâm Tý, tức ngày 23/11/1912, vào giờ Dậu ============= Nhà văn Vũ Trọng Phụng từng bị gọi ra tòa trong một vụ án văn chương tienphong.vn. Sau khi tờ Ngọ báo xuất hiện truyện ngắn dài 3 kỳ Thủ đoạn của Vũ Trọng Phụng, “bỗng một hôm, Vũ Trọng Phụng nhận đƣợc trát tòa đòi, truy tố về tội “chửi phong hóa”.. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1/ Sự việc này xảy ra hầu nhƣ ở ngay đầu đời văn của Vũ Trọng Phụng. Ngƣời nhắc đến sự việc này hồi năm 1957 ở Hà Nội là Thiều Quang. Trong Tập san phê bình , một ấn phẩm tƣ nhân, tác giả đồng thời là ngƣời xuất bản ấn phẩm này, dành riêng một số đặc biệt cho đề tài: Vũ Trọng Phụng, đời sống và con ngƣời. Toàn bộ 24 trang ruột của số này chỉ đăng bài viết của chính Thiều Quang: Chút ít tài liệu về Vũ Trọng Phụng. Một trong những chi tiết tƣ liệu ấy là việc Vũ Trọng Phụng từng bị gọi ra hầu tòa. Thiều Quang kể rằng khoảng năm 1930, khi bƣớc chân vào đời bằng việc xin vào làm ở nhà in IDEO (Viễn Đông ấn quán, Hà Nội), ông (Thiều Quang) gặp Vũ Trọng Phụng đang làm việc ở đấy, hai ngƣời cùng tuổi nên dần dần thân nhau. Quang thấy Phụng không chỉ yên vị với nghề “cạo giấy” mà còn chăm chỉ tự học bằng cách đọc và dịch văn học Pháp, từ các tác gia cổ điển đến cận hiện đại. Quang thấy dƣờng nhƣ Phụng “tìm đƣợc sự đồng điệu, đồng cảm, đồng tình” trong thứ mà Thiều Quang gọi là “văn chƣơng chửi đời”, tức là văn chƣơng tả chân Pháp thời cực thịnh, của Flaubert và Maupassant. “Mấy chuyện dịch liền: Kẻ vô nghề nghiệp, Ngƣời lang thang,v.v… xuất hiện lần đầu trên tờ Ngọ báo với tên ký giả: Vũ Trọng Phụng”. Rồi Vũ Trọng Phụng không đăng văn dịch nữa, chuẩn bị sáng tác. ít lâu sau trên tờ Ngọ báo xuất hiện truyện ngắn Thủ đoạn của Vũ Trọng Phụng đăng liền ba số “trong đó anh tả một ông sếp ta chịu “dâm sự” với một ông sếp tây, để củng cố địa vị, để đƣợc chóng tăng lƣơng, để đƣợc hống hách với mọi ngƣời và cũng để đƣợc tạo cơ hội làm tiền”… Sau đó, “bỗng một hôm, Vũ Trọng Phụng nhận đƣợc trát tòa đòi, truy tố về tội “chửi phong hóa” (outrage aux bonnes moeurs)”. Phụng đƣa Thiều Quang xem tờ trát và còn cho xem cả bài cãi dự định sẽ đọc trƣớc tòa. Phụng đem bài cãi ấy đến sở đánh máy làm nhiều bản, ngƣời sếp của Phụng đƣợc dịp liền đi báo sếp tây và thế là Phụng bị đuổi việc. Nhƣng rốt cuộc bài cãi ấy không cần cho hồ sơ vụ án. Quan tòa chỉ hỏi những điều cần biết vẻn vẹn có 5 phút để chuyển sang vụ khác(1)... 2/ Các năm từ 2000-2003, tôi chú ý tìm tòi mảng viết đầu đời văn Vũ Trọng Phụng, trong đó tìm thấy truyện ngắn Thủ đoạn đăng 3 kỳ Ngọ báo đầu năm 1931 mà Thiều Quang từng nhắc đến. Tìm đọc kỹ hơn những tin tức thời sự ở một số tờ báo đƣơng thời, tôi thấy sự kiện Vũ Trọng Phụng bị gọi ra tòa là có thực. Đầu tháng 3/1932, một ngƣời tên là Nguyễn Văn Thìn bị gọi ra tòa trừng trị, Vũ Trọng Phụng cũng bị gọi ra tòa trong vụ này với tƣ cách tòng phạm. Không thấy báo đăng tin phiên sơ thẩm vụ ấy ở tòa Trừng trị, nhƣng cuối tháng 3/1932 thì có tin báo đăng việc xử phúc thẩm vụ án Nguyễn Văn Thìn ở tòa Thƣợng thẩm. Đây là bản tin của Ngọ báo: “Tiếng chuông tại tòa Thƣợng thẩm Sáng hôm nay tòa Thƣợng thẩm họp do quan Morché làm Chánh án, các ông Verron, Rozé làm Tham thẩm, ông Joyeux ngồi ghế biện lý, ngoài những vụ trộm cƣớp, tòa đã đem phúc thẩm lại vụ án “Tiếng chuông” mà tòa Trừng trị đã kết án Nguyễn Văn Thìn 6 ngày tù, 50f phạt; M. Vũ Trọng Phụng 50f . Sau khi hỏi xong các bị cáo nhân, tòa tuyên án cho M. Phụng đƣợc hƣởng án treo, còn y án Nguyễn Văn Thìn. Thế là vụ án “Tiếng chuông” kết liễu ở trong 6 ngày tù, 50f phạt tại tòa Thƣợng thẩm sáng hôm nay”.(2) Ở Sài Gòn, nhật báo Trung lập đƣa tin này muộn hơn một tuần: “Một cái gƣơng sáng cho những ông văn sĩ hay viết càn Vì tập văn Tiếng chuông, Nguyễn Văn Thìn phải bị án tù và tiền phạt HANOI.-Tòa Thƣợng thẩm nhóm sáng hôm 22 Mars, do quan Chánh án Morché chủ tọa. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Ngoài những việc trộm cƣớp ra, Tòa có phiên lại một cái án “văn chƣơng”. Nguyễn Văn Thìn, là ngƣời đứng xuất bản tập “Tiếng chuông”, bị truy tố là vì đã cho đăng trong tập ấy một bài của Võ Trọng Phụng, làm thơ ký cho một nhà buôn, công kích một ông Nghị mà xét ra bài ấy có tính cách làm bại hoại phong hóa, và vì đã xuất bản tập “Tiếng chuông” nhƣ thể tạp chí mà không xin phép trƣớc. Võ Trọng Phụng là tác giả bài ấy, cũng bị truy tố. Trƣớc đây Tòa án Trừng trị đã kết án: Nguyễn Văn Thìn sáu ngày tù và năm mƣơi quan tiền phạt; Võ Trọng Phụng năm mƣơi quan tiền phạt. Nay Tòa Thƣợng thẩm y án Nguyễn Văn Thìn; còn cho Võ Trọng Phụng đƣợc hƣởng án treo. Thế là kết liễu một cái án “văn chƣơng”. (3) Hai bản “tin tòa án” đƣơng thời nhƣ trên cho thấy việc Vũ Trọng Phụng bị gọi ra tòa là việc hoàn toàn có thật. Điều luật mà nhà văn trẻ này vi phạm là “tội tổn thƣơng phong hóa” (outrage aux bonnes moeurs)... Việc xác định sự kiện Vũ Trọng Phụng bị gọi ra tòa năm 1932, thiết nghĩ là cần thiết để thấy rằng từ rất sớm, chủ trƣơng văn chƣơng tả chân của nhà văn trẻ đã khiến ông gặp phản ứng mạnh từ xã hội đƣơng thời; ông sớm phải mang tiếng là viết văn khiêu dâm có lẽ từ vụ án này, và với nhà phê bình Thái Phỉ, ông sẽ có va chạm về quan niệm rõ rệt và mạnh mẽ hơn trong những năm về sau. 3/ Tuy vậy, ta vẫn chƣa thật rõ tác phẩm nào của Vũ Trọng Phụng đã khiến ông bị can án. Theo lời kể của Thiều Quang (1957) thì có vẻ nhƣ đó là truyện ngắn T hủ đoạn đăng 3 kỳ Ngọ báo (25/1/1931; 26&27/1/1931; 28/1/1931). Đọc trực tiếp vào văn bản truyện ngắn mà trong diễn biến có mô tả một cảnh tình dục đồng giới (homosexualle) này, ta sẽ thấy rằng dù Thiều Quang có nhớ lầm một vài tình tiết, nhƣng ông không mấy lầm lẫn mà cũng không quá phóng đại khi nhớ lại dƣ luận bên ngoài (“dƣ luận bên ngoài sôi nổi; có ngƣời tìm đọc Vũ Trọng Phụng, có ngƣời sợ không dám đọc Vũ Trọng Phụng”) và thái độ của những ngƣời cùng sở (“ngƣời ta làm ra thản nhiên bình thƣờng nhƣ không biết đến, nhƣng vẫn có những con mắt đƣa ngang nhìn Vũ Trọng Phụng, nhìn để cảnh giác cũng có, nhìn để lấy làm quái cũng có”) sau khi truyện ngắn này xuất hiện trên báo. Đặt trong tình thế đƣơng thời, dù xét dƣới quan niệm về tục và dâm của công luận ngƣời Việt hay xét theo quy phạm luật pháp của chính quốc có giá trị áp dụng cho các thuộc địa về “tội tổn thƣơng phong hóa” nhƣ đã nêu trên, thì truyện ngắn Thủ đoạn nếu bị đem truy tố cũng không có gì là khó hiểu. Nhƣng xem kỹ hai bản tin tòa án dẫn trên, quan tòa cho rằng bài văn của họ Vũ “công kích một ông Nghị”, thì đó có vẻ không phải là truyện ngắn Thủ đoạn ; ông sếp nghiện cả tình dục khác giới lẫn tình dục đồng giới ở truyện này chỉ là ông chủ hãng buôn, chƣa bén mảng đến nghị trƣờng; quan tòa thực dân hẳn không suy luận quá xa ra ngoài văn cảnh câu chuyện. Vả chăng, nếu tác giả truyện ngắn đó là Vũ Trọng Phụng bị truy tố thì tại sao ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc đăng tải lần đầu truyện ngắn đó là chủ nhiệm Ngọ báo Bùi Xuân Học lại không thấy bị hề hấn gì? Đành rằng tin tòa án cho biết ấn phẩm đăng bài văn của họ Vũ là tờ Tiếng chuông, nhƣng nếu Tiếng chuông bị truy tố vì đăng Thủ đoạn thì vì sao Ngọ báo từng đăng Thủ đoạn lại vô can? Có phải vì tập Tiếng chuông in không giấy phép nên nhân thể bị quan tòa soi mói thêm và thấy trong đó có một truyện phạm tội “tổn thƣơng phong hóa”? Hoặc nữa, thay vì Thủ đoạn , phải chăng tờ Tiếng chuông đã đăng một bài khác của Vũ Trọng Phụng? Ngƣời viết bài này đã lƣu ý tìm văn bản và dƣ luận đƣơng thời về ấn phẩm có tên Tiếng chuông. Hiện tôi đã tìm đƣợc 2 số của ấn phẩm này, lại cũng tìm đƣợc một số tin tức và phản ứng của báo chí về nó.... Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Trong bài mục hai số Tiếng chuông trên không thấy tên tác giả Vũ Trọng Phụng. Vậy mà phán xét của quan tòa trong vụ án lại dứt khoát khẳng định họ Vũ có bài phạm tội “tổn thƣơng phong hóa” in trong ấn phẩm Tiếng chuông của Nguyễn Văn Thìn. Đến đây có hai khả năng: 1/ Số Tiếng chuông có in bài của Vũ đã bị tòa tịch thu và tiêu hủy; điều này không thấy nói đến trong bản tin tòa án mà ta đã biết, nhƣng đây là quy định của luật pháp đƣơng thời, tuy vậy chừng nào chƣa đọc đƣợc hồ sơ vụ này (mà chuyện “đọc đƣợc” này chỉ còn rất ít khả năng cho nhà nghiên cứu hiện nay) thì đây vẫn chỉ là điều phỏng đoán; và trong phỏng đoán theo hƣớng này thì có thể số Tiếng chuông đó đã đăng truyện Thủ đoạn của họ Vũ chẳng hạn. 2/ Bài văn gây án của Vũ nằm trong 2 số Tiếng chuông hiện còn; trong khả năng này bài đó đƣợc ký một bút danh khác mà khi bị thẩm vấn thì Nguyễn Văn Thìn đã khai cho Vũ Trọng Phụng và tác giả này không chối cãi sự can dự đó của mình. Giả định nhƣ vậy rồi, lại phải xem bài nào có thể là bài đã bị tòa cáo giác là “công kích một ông Nghị” và “có tính cách làm bại hoại phong hóa”? Căn cứ vào bài vở trong hai số Tiếng chuông kể trên, có lẽ bài Con hay bố?? ở số 1, ngƣời viết ký tên Ống Ảnh, là trƣờng hợp duy nhất có cả hai dấu hiệu nêu trong bản án. Đây là một truyện ngắn, kể về gia đình “cụ” Toàn, biệt danh “Đèn Giời”, thủ chỉ làng Tri Xá, có ba con trai là ông Phán, ông Nghị, ông Hàn. “Cụ” hồi hƣu, vợ đã chết, không có ngƣời đấm bóp nên ba ông con bàn nhau cƣới nàng hầu cho bố, nhƣng toan tính sao đó nên cuối cùng theo kế ông Nghị, bề ngoài là thuê ngƣời ở mà bề trong bố vẫn có ngƣời đấm bóp. Thế là trong nhà có một cô ngƣời ở xinh xắn. “Cụ” bắt cô này làm nàng hầu thật sự, nhƣng rồi có khi nửa đêm chợt thức giấc, “cụ” lại thấy cô này đang ngủ với ai đó ở giƣờng bên, nhìn kỹ thì ra ông Nghị. “Cụ” bỗng hiểu tại sao thằng con không cƣới nàng hầu cho bố: nó thuê cô này làm con ở “để nó giở thủ đoạn… công ty với bố”! Ba tháng sau cô này có chửa; bố con cật vấn “mày chửa với ai?” nhƣng cả “cụ”, cả ông Nghị, cả cô ta không ai có thể trả lời rõ ra đƣợc; mấy bà con dâu can hai bố con: “dù nó chửa với thầy hay với con thầy thì cũng là máu mủ họ Lê nhà ta…” và đƣa ra giải pháp: bảo cô ta nếu bị giới chức làng xã cật vấn thì cứ khai trót ngủ với một ngƣời trên tỉnh, rồi vì chuyện đó mà cô làm xấu mặt nhà này nên bị đuổi đi, nhƣng nhà này sẽ ngầm giúp cho mẹ con cô một cái vốn để đƣợc mẹ tròn con vuông… Về nội dung, câu chuyện vô luân trong nhà “cụ” Toàn mà kẻ chủ trò là ông Nghị con trai “cụ”, nếu quan tòa soi đến, chắc hẳn nó sẽ bị coi là can tội “tổn thƣơng phong hóa”, nhất là xét theo quan niệm của ngƣời Việt, thời đó và cả thời nay. Dụng ý châm biếm cái thƣơng luân bại lý của giới nhà giàu thôn quê trong truyện sẽ bị các quan tòa bỏ xuống hàng sau; họ sẽ trƣớc hết chú ý đến tình tiết vô luân trong câu chuyện. Về dấu ấn ngƣời viết, nếu đọc kỹ truyện này ta sẽ phân vân: nó có thể là thuộc ngòi bút Vũ Trọng Phụng, nhƣng cũng có thể không phải của ông. Nhất là ở trƣờng hợp này, tác giả truyện ký một cái tên rành rành là Ống Ảnh. Trừ chủ ấn phẩm Tiếng chuông Nguyễn Văn Thìn, khó có ai biết Ống Ảnh là ai. Luôn thể xin nêu nhận xét: loại ấn phẩm nhƣ tờ này có một đặc điểm là hầu hết nội dung bên trong đều thuộc cùng một ngƣời viết, mà ngƣời viết thƣờng đồng thời cũng là ngƣời đứng tên xin giấy phép và xin mua giấy in. Đó là kiểu “tự xuất bản” đã cắm rễ khá sâu trên đất Hà Nội. Chẳng hạn, Đại đồng thƣ xã của Trƣơng Tửu cuối những năm 1930 hay Tập san phê bình của Thiều Quang năm 1957 cũng vẫn thuộc cái kiểu “làm một mình từ A đến Z” nhƣ thế. Theo lề lối ấy thì hầu hết những bài có trong 2 số Tiếng chuông nói trên đều là của Kim Long Nguyễn Văn Thìn. Sự thực có lẽ là nhƣ vậy. Nhƣng văn viết truyện trong Con hay bố?? hình nhƣ chất lƣợng văn miêu tả kể chuyện khá hơn so với các bài khác. Song, khó có ngƣời giám định nào dám cả quyết truyện này chắc chắn là sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Kết quả tìm tòi nhƣ trên hẳn chƣa thể thỏa mãn những ai quan tâm tới nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đối với ngƣời viết bài này cũng vậy. Hà Nội, 15/8/2005 Lại Nguyên Ân (1) Thiều Quang, Chút ít tài liệu về Vũ Trọng Phụng /Tập san phê bình. Số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, đời sống và con ngƣời, Hà Nội, tháng 10/1957, tr.3-4. (2) Ngọ báo, 23 Mars 1932. (3) Trung lập, 29 Mars 1932. ================================== Bình Minh vào vai nhà văn Vũ Trọng Phụng Đẹp, chững chạc, pha nét trong sáng lẫn chân thành, sự góp mặt của siêu mẫu Bình Minh trong vai nhà văn Vũ Trọng Phụng, vở"Kỹ nghệ lấy Tây", khiến khán giả sân khấu kịch Phú Nhuận vừa bất ngờ vừa thích thú.. Khoảng đầu tháng 9, tin siêu mẫu Bình Minh lần đầu tham gia sân khấu kịch đã râm ran trong giới nghệ sĩ. Với lợi thế ngoại hình và thâm niên trong nghề ngƣời mẫu, Bình Minh từng thử sức ở lĩnh vực ca hát và đóng phim. Thế nhƣng, với kịch nghệ, anh là cái tên hoàn toàn mới mẻ, vì thế tin này gây nhiều tò mò. Bình Minh trong vai nhà văn Vũ Trọng Phụng. Phong cách lịch lãm, nai nịt gọn ghẽ, nhà văn - nhà báo dấn thân vào đất Thị Cầu để tìm hiểu về cuộc đời của những ngƣời phụ nữ Việt lấy chồng Tây. Trong hai đêm 27-28/12, sân khấu kịch Phú Nhuận công diễn vở Kỹ nghệ lấy Tây (tác giả Lê Chí Trung dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đạo diễn Hồng Vân - Minh Hoàng). Bình Minh xuất hiện đĩnh đạc trong vai nhà văn - nhà báo Vũ Trọng Phụng, ngƣời vì muốn có những tƣ liệu thực tế cho thiên phóng sự của mình đã dấn thân vào đất Thị Cầu, một nơi tập trung đông phụ nữ Việt lấy chồng Tây (còn gọi là me Tây). Vở diễn quy tụ một"dàn sao"nhƣ: NSƢT Hồng Vân, diễn viên Lan Phƣơng , nghệ sĩ Minh Nhí, Thúy Nga, nghệ sĩ Xuân Hƣơng, Trịnh Kim Chi , Mai Phƣơng... Vai Vũ Trọng Phụng xuyên suốt của vở diễn, là sợi dây kết nối các tuyến nhân vật lại với nhau. Lần xuất hiện đầu tiên, có thể nói đây là vai diễn"nặng ký"với Bình Minh. Dù còn đôi chỗ hơi khớp, diễn xuất của siêu mẫu đƣợc khán giả cổ vũ rất nhiệt tình. Đặc biệt, với ngoại hình đẹp, giọng nói tốt, Bình Minh hứa hẹn trở thành một gƣơng mặt làm sáng sân khấu TP HCM. Vở kịch"Kỹ nghệ lấy Tây"có khá nhiều cảnh nóng.. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bình Minh trong lần đầu thử sức trên sân khấu kịch. Lop11.com. Hạnh Phúc Của Một Tang Gia -12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

×