Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu xây dựng công cụ hỗ trợ tính toán mưa lũ thiết kế khu vực trung trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHAN MẠNH HƢNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ TÍNH TỐN
MƢA LŨ THIẾT KẾ KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

PHAN MẠNH HƢNG

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ TÍNH TỐN
MƢA LŨ THIẾT KẾ KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN

1.TS ĐỖ XUÂN KHÁNH
2.TS VŨ THỊ MINH HUỆ



HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Phan Mạnh Hƣng

iii


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô hƣớng dẫn TS Đỗ
Xuân Khánh và TS Vũ Thị Minh Huệ đã tận tình định hƣớng, theo sát tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu và hồn thiện Luận văn.
Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trƣờng Đại học Thuỷ Lợi, Phòng Đào tạo Đại
học và Sau Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ học viên trong quá trình làm
Luận văn. Học viên xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Thuỷ Văn và TNN đã dành
nhiều thời gian cơng sức hỗ trợ tác giả hồn thành Luận văn.
Đồng thời tác giả cũng nhận đƣợc sự động viên và ủng hộ rất lớn về vật chất và tinh
thần từ Sở Nông Nghiệp & PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc, từ gia đình và bạn bè. Từ đáy lịng
mình, học viên xin gửi đến họ những lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Học viên xin trân trọng cám ơn !

iv



MỤC LỤC
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH MƢA LŨ THIẾT
KẾ ...................................................................................................................................4
1.1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN MƢA LŨ THIẾT KẾ ..............................4
1.1.1 Trên thế giới ................................................................................................4
1.1.2 Tại Việt Nam ................................................................................................6
1.2 TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU .....................................................................8
1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên .............................................................................8
1.2.2 Đặc điểm khí tượng, thủy văn....................................................................14
1.3 ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU .................................................................................20
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP TÍNH TỐN MƢA LŨ PHỤC VỤ BÀI TỐN
TÍNH TOÁN LŨ THIẾT KẾ .....................................................................................22
2.1 THU THẬP TÀI LIỆU ĐO MƢA ..............................................................................22
2.2 PHƢƠNG PHÁP TÍNH TỐN CƢỜNG ĐỘ MƢA THỜI ĐOẠN NGẮN THIẾT KẾ ...........26
2.2.1 Lựa chọn hàm phân phối xác suất .............................................................27
2.2.2 Phương pháp vẽ đường tần suất cường độ mưa thiết kế ...........................29
2.3 PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG BỘ CƠNG CỤ HỖ TRỢ TÍNH TỐN MƢA LŨ THIẾT KẾ .30
2.3.1 Phân vùng mưa – Bản đồ đẳng trị mưa ....................................................30
2.3.2 Công thức IDF kinh nghiệm ......................................................................31
2.3.3 Xây dựng công thức tổng quát quan hệ của cường độ mưa với thời kỳ lặp
lại
34
2.3.4 Xây dựng đường cong lũy tích mưa 24 giờ ...............................................37
2.4 KẾT LUẬN CHƢƠNG II ........................................................................................38
CHƢƠNG 3 TÍNH TOÁN THỬ NGHIỆM CHO VÙNG MƢA TRUNG TRUNG
BỘ .................................................................................................................................39
3.1 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐẲNG TRỊ MƢA THIẾT KẾ ....................................................39
3.1.1 Xây dựng bản đồ mưa một ngày lớn nhất thiết kế .....................................39

3.1.2 Xây dựng bản đồ đẳng trị mưa một giờ lớn nhất ứng với tần suất 1% và
10% …………………………………………………………………………………….43
3.1.3 Xây dựng quan hệ cường độ mưa-thời đoạn và thời kỳ lặp lại (IDF) ......49
3.2 THIẾT LẬP CÔNG THỨC IDF TỔNG QT ............................................................53
3.2.1 Lựa chọn cơng thức tính cường độ mưa theo thời đoạn mưa và thời kỳ lặp
lại
……………………………………………………………………………………53
3.2.2 Thiết lập công thức IDF tổng quát ............................................................56
3.3 XÂY DỰNG ĐƢỜNG CONG LŨY TÍCH MƢA 24 GIỜ ...............................................66
3.4 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .........................................................................................67
PHỤ LỤC ..................................................................................................................74

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1 Chế độ bốc hơi một số trạm khu vực Trung Trung Bộ
15
Bảng 2-1 Danh sách và tọa độ các trạm KTTV và đo mƣa
25
Bảng 2-2 Một số hàm phân phối xác suất thƣờng dùng
28
Bảng 2-3 Một số công thức cƣờng độ mƣa
32
Bảng 3-1 Cƣờng độ mƣa một ngày lớn nhất theo các HPPXS
39
Bảng 3-2 Cƣờng độ mƣa một giờ lớn nhất theo các HPPXS
43
Bảng 3-3 Quan hệ cƣờng độ mƣa - thời đoạn mƣa ứng với các thời kỳ lặp lại 200 năm,
100 năm và 50 năm tại một số trạm đo mƣa

50
Bảng 3-4 Tham số của các phƣơng trình IDF của trạm Tun Hóa
54
Bảng 3-5 Bảng giá trị tham số và sai số của 4 cơng thức IDF của cƣờng độ mƣa các
trạm có thời kỳ lặp lại là 100 năm
55
Bảng 3-6 Tỷ lệ
/
của trạm Hiền Lƣơng (Quảng Trị)
57
Bảng 3-7 Mối quan hệ trung bình giữa
/
tại các trạm
57
Bảng 3-8 Bảng tổng hợp
và sai số của các trạm
58
Bảng 3-9 Tỷ lệ

của trạm Huế
59
Bảng 3-10 Tham số của phƣơng trình
tại các trạm và sai số
59
Bảng 3-11 Tổng hợp công thức IDF tổng quát của các trạm
59
Bảng 3-12 Kết quả IDF tính tốn theo PTTS (GEV) và IDF theo công thức tổng quát
62
Bảng 3-13 Phân phối mƣa 24 h lớn nhất tại các trạm (tính theo % lũy tích)
67


vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1-1 Bản đồ phân vùng cƣờng độ mƣa vùng đất liền Việt Nam. Nguồn: [25]
7
Hình 1-2 Bản đồ địa hình khu vực Trung Trung Bộ
9
Hình 1-3 Bản đồ mạng lƣới sông suối khu vực Trung Trung Bộ
13
Hình 1-4 Bản đồ đẳng trị mƣa năm Việt Nam
17
Hình 1-5 Sơ đồ tiếp cận nghiên cứu
20
Hình 2-1 Vị trí trạm đo mƣa tại Quảng Bình
22
Hình 2-1 Hình 2-2 Vị trí trạm đo mƣa tại Quảng Trị
22
Hình 2-3 Vị trí trạm đo mƣa tại Quảng Ngãi
23
Hình 2-4 Vị trí trạm đo mƣa tại Thừa Thiên Huế
24
Hình 2-5 Vị trí trạm đo mƣa tại Quảng Nam
24
Hình 2-5 Vị trí trạm đo mƣa tại Đà Nẵng
25
Hình 2-7 Sơ đồ các bƣớc thiết lập cơng thức IDF tổng qt cho từng phân vùng
37
Hình 3-1 Giá trị cƣờng độ mƣa ngày thiết kế trạm Tun Hóa Quảng Bình với các

HPPXS PIII, Log-PIII, GUM, GEV
40
Hình 3-2 Giá trị cƣờng độ mƣa ngày thiết kế trạm Đơng Hà, Quảng Trị với các
HPPXS PIII, Log-PIII, GUM, GEV
41
Hình 3-3 Bản đồ biến thiên Cv của lƣợng mƣa một ngày lớn nhất khu vực Trung
Trung Bộ
42
Hình 3-4 Bản đồ đẳng trị mƣa 1 ngày max ứng với tần suất 1% (a) và 10% (b) trong
khu vực
43
Hình 3-5 Giá trị cƣờng độ mƣa ngày thiết kế trạm Quảng Ngãi với các HPPXS PIII,
Log-PIII, GUM, GEV
45
Hình 3-6 Giá trị cƣờng độ mƣa ngày thiết kế trạm Tam Kỳ với các HPPXS PIII, LogPIII, GUM, GEV
45
Hình 3-8 Bản đồ đẳng trị mƣa 1 giờ max ứng với tần suất 1% (a) và 10% (b) khu vực
Trung Trung Bộ
47
Hình 3-7 Biến thiên Cv của lƣợng mƣa một giờ lớn nhất khu vực Trung Trung Bộ 48
Hình 3-9 Biểu đồ quan hệ giữa cƣờng độ mƣa 1h lớn nhất và thời kỳ lặp lại của các
trạm đo mƣa thuộc vùng mƣa X tại Quảng Bình
49
Hình 3-10 Biểu đồ quan hệ giữa cƣờng độ mƣa 1h lớn nhất và thời kỳ lặp lại của các
trạm đo mƣa thuộc vùng mƣa XI
51
Hình 3-11 Biểu đồ quan hệ giữa cƣờng độ mƣa 1h lớn nhất và thời kỳ lặp lại của các
trạm đo mƣa thuộc vùng mƣa XII
51
Hình 3-12 a) Cƣờng độ mƣa (60 phút) (GEV) tại Tuyên Hóa. b) Cƣờng độ mƣa thời

đoạn lớn nhất khác nhau và thời kỳ lại tính tốn từ HPPXS GEV tại Tun Hóa
54
Hình 3-13 Đƣờng cong IDF theo cơng thức a) Talbot, b) Bernard, c) Kimijima
55
Hình 3-14 So sánh sai số RMSE của bốn công thức tại a) Huế b) Tun Hóa
55
Hình 3-15 Biểu đồ sai số giữa cƣờng độ mƣa tính theo PPXS và cơng thức tổng qt 61

vii


Hình 3-16 Giá trị cƣờng độ mƣa ứng với tần suất 1% tính theo PPXS và theo cơng
thức tổng qt tại trạm Tun Hóa
Hình 3-17 Giá trị cƣờng độ mƣa ứng với tần suất 1% tính theo PPXS và theo cơng
thức tổng qt tại rạm Quảng Ngãi
Hình 3-17 Đƣờng lũy tích mƣa 24 giờ tại các trạm (có chứa mƣa 6 giờ lớn nhất)
Hình 3-18 Đƣờng lũy tích mƣa 24 giờ tại các trạm (có chứa mƣa 12 giờ lớn nhất)

viii

61
61
66
66


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QPTL C6-77: Quy phạm tính tốn thủy văn thiết kế C6 -77
TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

PTTS

: Phân tích tần suất

HPPXS

: Hàm phân phối xác suất

RMSE

: Sai số quân phƣơng

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay việc tính tốn thủy văn thiết kế vẫn dựa vào Quy phạm Tính tốn các đặc
trƣng thủy văn thiết kế (QPTL-C6-77) đƣợc Bộ Thủy lợi cũ ban hành tháng 09 năm
1977. Quy phạm này quy định sử dụng tính tốn các đặc trƣng thủy văn thiết kế trong
các trƣờng hợp có nhiều tài liệu, ít tài liệu và khơng có tài liệu đo đạc thủy văn với các
phƣơng pháp tính tốn chủ yếu dựa trên các quy phạm tính tốn của Liên Xô (cũ) với
các bảng tra đƣợc xây dựng cho Việt Nam từ Quảng Trị trở ra phía Bắc. Đối với bài
tốn tính tốn lũ thiết kế trong trƣờng hợp khơng có tài liệu chủ yếu là dựa vào cơng
thức kinh nghiệm kết hợp với các bảng tra phân theo vùng mƣa. Các bảng tra đƣợc xây
dựng từ chuỗi số liệu quan trắc ngắn và mật độ trạm đo ít.
Năm 2013, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam 9845 trên cơ
sở tham khảo 22TCVN220-95 về tính tốn các đặc trƣng dịng chảy lũ, các cơng thức

trong tiêu chuẩn này vẫn sử dụng các phƣơng pháp nằm trong QPTL-C6-77 nhƣng có
xét đến khẩu độ cầu, cống phục vụ giao thơng ngồi ra các bảng tra đƣợc cập nhật, bổ
sung cho tất cả các vùng mƣa của Việt Nam.
Trong thực tiễn, việc tính tốn lũ thiết kế vẫn cịn gặp nhiều khó khăn hạn chế, đặc biệt
trong trƣờng hợp ít hoặc khơng có tài liệu đo đạc thủy văn do dựa vào việc tính tốn
mƣa, cƣờng độ mƣa thiết kế trong khi các bản đồ đẳng trị mƣa, các bảng tra tính tốn
nhƣ quan hệ giữa thời gian – cƣờng độ mƣa và tần suất của từng vùng mƣa rào (đƣờng
cong IDF) trong QPTL-C6-77 đƣợc xây dựng từ năm 1977 đã cũ.
Trong QPTL-C6-77 khơng có quy định rõ ràng các bƣớc tính tốn mƣa lũ thiết kế,
chƣa có các biểu đồ phụ trợ tính tốn cho vùng từ Quảng Trị trở vào Nam Bộ. Hiện
nay, mạng lƣới trạm quan trắc mƣa dày, nhiều trạm đo mƣa thời đoạn ngắn là điều
kiện thuận lợi để xây dựng bản đồ đẳng trị và đƣờng cong IDF.
Vì vậy, học viên lựa chọn luận văn với nội dung “Nghiên cứu xây dựng cơng cụ hỗ trợ
tính tốn mƣa lũ thiết kế cho khu vực Trung Trung Bộ”. Luận văn tiến hành lựa chọn
phƣơng pháp tính tốn mƣa lũ thiết kế từ đó xây dựng bổ sung, cập các phụ lục hỗ trợ
tính tốn mƣa, cƣờng độ mƣa thiết kế cho từng phân vùng mƣa là rất cần thiết để phục
1


vụ bài tốn tính tốn lũ thiết kế. Các phụ lục bổ trợ này là cơng cụ quan trọng trong
tính tốn thủy văn, phục vụ tính tốn đỉnh lũ lớn nhất ứng với một tần suất xác định ở
các vùng khơng có hoặc thiếu số liệu đo đạc thủy văn. Kết quả tính tốn mƣa là cơ sở
xác định lƣu lƣợng lũ thiết kế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, mục tiêu của luận văn là nghiên cứu xây
dựng bộ công cụ hỗ trợ tính tốn mƣa lũ thiết kế cho khu vực Trung Trung Bộ.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, luận văn dự kiến có nội dung nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Nghiên cứu lựa chọn hàm phân phối xác suất tính tốn mƣa lũ thiết kế.
- Xây dựng đƣờng đẳng trị thời đoạn ngắn thiết kế cho khu vực Trung Trung Bộ.
- Xây dựng đƣờng cong quan hệ giữa cƣờng độ - thời đoạn và tần suất mƣa (IDF) cho

khu vực Trung Trung Bộ.
- Xây dựng công thức tổng quát quan hệ của cƣờng độ mƣa và chu kỳ lặp lại.
- Lựa chọn mơ hình mƣa đại biểu cho khu vực Trung Trung Bộ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Mƣa lũ thiết kế. Khái niệm mƣa lũ trong luận văn này đƣợc
hiểu là mƣa sinh lũ.
Phạm vi nghiên cứu: Trung trung Bộ, Việt Nam từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp địa lý, thủy văn: phân tích đặc điểm hình thành mƣa lũ và phân

vùng mƣa rào.
Phương pháp phân tích thống kê: tính tốn giá trị mƣa ngày, mƣa thời đoạn ngắn thiết
kế, cƣờng độ mƣa thiết kế ứng với các thời đoạn khác nhau.
Phương pháp sử dụng kỹ thuật viễn thám và GIS: Sử dụng để xây dựng các bản đồ đẳng

2


trị, phân vùng mƣa,... là cơ sở dữ liệu phụ trợ cho các phƣơng pháp tính tốn trong các
trƣờng hợp thiếu hoặc khơng có tài liệu.
5. Cấu trúc luận văn:
Ngồi phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng,
bao gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan về các phƣơng pháp tính mƣa lũ thiết kế. Trong chƣơng này
trình bày tổng quan về bài tốn tính tốn mƣa lũ thiết kế trên thế giới và Việt Nam và
giới thiệu đặc điểm địa lý tự nhiên và khí tƣợng thủy văn của khu vực Trung Trung
Bộ.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp tính mƣa phục vụ bài tốn tính lũ thiết kế. Nội dung chính
của chƣơng này là tổng hợp tình hình thu thập tài liệu; phƣơng pháp luận văn sử dụng
để xác định cƣờng độ mƣa thời đoạn ngắn thiết kế (hàm phân phối xác suất); xây dựng

bản đồ đẳng trị mƣa, thiết lập đƣờng cong IDF và công thức tổng quát quan hệ của
cƣờng độ mƣa và chu kỳ lặp lặp lại và xây dựng đƣờng cong lũy tích mƣa 24 giờ cho
khu vực Trung Trung Bộ.
Chƣơng 3: Tính toán thử nghiệm cho vùng mƣa Trung Trung Bộ. Chƣơng 3 trình bày
kết quả tính tốn cụ thể cho khu vực Trung Trung Bộ. Trong chƣơng này có bản đồ
đẳng trị mƣa ngày, mƣa giờ lớn nhất theo thiết kế của khu vực, đƣờng cong IDF và
công thức tổng quát cho các trạm mƣa đại biểu của từng phân vùng mƣa rào của khu
vực Trung Trung Bộ.

3


CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP TÍNH MƢA LŨ
THIẾT KẾ
1.1 Tổng quan các nghiên cứu tính tốn mƣa lũ thiết kế

Ƣớc tính lũ thiết kế là nhiệm vụ thiết yếu trong tính tốn thủy văn thiết kế. Theo [1]
[2], có hai nhóm phƣơng pháp tính đƣợc sử dụng tính tốn lũ thiết kế là phƣơng
pháp dựa vào chuỗi đo đạc dòng chảy lũ và phƣơng pháp xác định từ mƣa lũ.
Phƣơng pháp dựa vào chuỗi tài liệu đo lũ chỉ phù hợp với những lƣu vực lớn có số
liệu đo đạc lũ, đối với những lƣu vực vừa và nhỏ khơng có số liệu việc ƣớc tính lũ
thiết kế dựa vào mƣa lũ thiết kế. Đƣờng cong quan hệ giữa cƣờng độ - thời đoạn tần suất (IDF) mƣa, bản đồ phân vùng, bản đồ đẳng trị mƣa thời đoạn ngắn thiết kế
là những công cụ hỗ trợ, làm cơ sở cung cấp nguồn dữ liệu ƣớc tính lũ thiết kế cho
các lƣu vực khơng có tài liệu đo đạc khí tƣợng, thủy văn.
1.1.1 Trên thế giới
Cƣờng độ mƣa là lƣợng mƣa rơi trên một đơn vị thời gian, có tính chất giảm dần theo
thời gian mƣa, để xác định chính xác cƣờng độ mƣa yêu cầu một số lƣợng lớn các
tham số và phụ thuộc vào thời gian. Những thông tin này thƣờng đƣợc biểu diễn thông
qua đƣờng cong IDF. Việc thiết lập đƣờng cong này đƣợc giới thiệu lần đầu bởi
Bernard (1932) [3]. Sau đó các đƣờng cong khác nhau đƣợc xây dựng cho các khu vực

khác nhau trên thế giới. Tại Châu Phi, một số nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống
kê để xây dựng các đƣờng cong IDF, ví dụ tại Congo (Mohymont.B và Demarée.G.R
(2006) và Van de Vyver, H. và Demarée, G. R. (2010) [4]; [5]), tại Nigeria Oyegoke,
S.O and Oyebande.L, (2008) [6]. Theo phƣơng pháp truyền thống, các đƣờng cong
IDF đƣợc xây dựng dựa trên phƣơng pháp thống kê tần suất xảy ra các sự kiện mƣa
cực đoan tối đa hàng năm theo chu kì lặp lại hoặc dựa trên một hàm phân phối xác suất
của các sự kiện này Mohymont. B và Demarée G.R, (2006) [4]. Q trình này có một
vài điểm hạn chế bao gồm việc lựa chọn dạng phân phối và ƣớc lƣợng các tham số cho
mỗi chu kì và yêu cầu để ngoại suy kết quả cho các chu kì khác nhau. Độ chính xác
của các q trình này sẽ bị hạn chế bởi sai số trong lựa chọn hàm phân bố và thiếu khả

4


năng mơ tả một cách rõ ràng tính chất mƣa tại các chu kỳ khác nhau Van Nguyen VT
và Wang H (1996) [7]. Bên cạnh đó phƣơng pháp truyền thống cịn tồn tại những
nhƣợc điểm sau. Ví dụ, với một số lƣợng lớn các tham số tham gia sẽ làm cho nó trở
nên none-parsimonious (khơng có tính chất cặp) theo quan điểm của phƣơng pháp
thống kê ( [8]; [9]; [3]; [10]; [11]; [12]). Phƣơng pháp truyền thống không thể xét đến
tính chất của mƣa cho các chu kì khác nhau và nó chỉ dựa vào giá trị mƣa cực đoan tối
đa hàng năm có sẵn tại khu vực nghiên cứu. Do vậy cần thiết phải thiết lập một mơ
hình có thể mơ tả tính chất của mƣa thơng qua một chuỗi thời gian liên tục bao gồm
việc nội suy ra độ phân giải thời gian khi khơng có dữ liệu quan trắc và để giảm thiểu
số lƣợng của các tham số để tăng độ tin cậy của chúng.
Chính vì vậy, đã xuất hiện một loạt các phƣơng pháp thay thế để xây dựng đƣờng cong
IDF. Ví dụ là phƣơng pháp sử dụng các tính chất phân dạng của mƣa bao gồm việc đề
xuất tỷ lệ bất biến [13] khi mà tính chất tỷ lệ của moment thống kê mƣa tại Nam Phi
trong một khoảng chu kỳ từ 30 phút đến 1440 phút đƣợc đánh giá. Yu P. S và nnk
(2004) [14] sử dụng cơng thức tính IDF vùng dể ƣớc tính hệ số mũ tỉ lệ cho 46 trạm
khơng có số liệu mƣa tại Đài Loan. Mohymont B, Demarée G R (2005) [15] nghiên

cứu sự thay đổi của các tính chất theo tỷ lệ từ 62 trạm mƣa ở Thụy sĩ và Özger, M và
nnk (2010) [16] tập trung nghiên cứu về tính chất tỷ lệ của mƣa tại 43 trạm mƣa ở
Texas. Gần đây, các công thức tỷ lệ đƣợc đề xuất để kéo dài đƣờng cong IDF từ IDF
ngày tới IDF với bƣớc thời gian thấp hơn dựa trên tính chất tỷ lệ. Gupta.V.K (1990)
[17] nghiên cứu khái niêm về tỷ lệ đơn giản và tỷ lệ phức tạp để biểu thị đặc điểm của
cấu trúc xác suất của quá trình mƣa. Koutsoyiannis và Foulfoula-Georgiu (1993) [18]
sử dụng mơ hình tỷ lệ để dự báo để xây dựng phân bố cƣờng độ mƣa theo thời gian.
Menabde et al. (1999) cho rằng dựa trên các tính chất tỷ lệ có đƣợc do kinh nghiệm
quan trắc và một vài giả thiết chung về hàm phân bố tích lũy của cƣờng độ mƣa trung
bình lớn nhất năm có thể xây dựng đƣợc các mối quan hệ IDF đơn giản. De Michele et
al. (2002) [19] phát triển đƣờng cong IDF thiết kế cho các trận bão ở Milan (Italia);
Yu, et al. (2004) [14] phát triển các công thức IDF cho những khu vực khơng có trạm
quan trắc tại Đài loan. Molnar and Burlando (2005) [15] kiểm tra sự thay đổi của hệ số
mũ tỷ lệ tại những khu vực núi Alpine, Thụy sỹ. Nhat, et al. (2007) [20] phát triển mối
quan hệ cho khu vực khơng có quan trắc dựa trên lý thuyết tỷ lệ tại Nhật Bản. Molnar
5


and Burlando (2008) [21] nghiên cứu sự khác biệt của các tính chất tỷ lệ từ 62 trạm
mƣa tại Thụy Sỹ. Acar, et al. (2008) [22] sử dụng mơ hình nhận thức nhiều lớp mạng
trí tuệ nhân tạo để đánh giá các đƣờng quan hệ IDF với thời đoạn ngắn. Ceresseti
(2011) [23] dựa trên quan điểm phân dạng để phân loại tính chất các đƣờng cong IDF
tại Pháp. Tính chất tỷ lệ về các trận mƣa cực đoan vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu tại cộng
hòa Bennin. Mục tiêu của Ceresseti là i) xác định tính chất tỷ lệ của các trận mƣa cực
đoan tại thung lũng Oueme ii) thiết lập trạng thái tỷ lệ của moment…..iii) xây dựng
các đƣờng cong IDF cho các trận mƣa thời đoạn ngắn từ mƣa ngày sử dụng phƣợng
pháp tỷ lệ và so sánh với phƣơng pháp kinh nghiệm.
1.1.2 Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1960, dạng công thức lý luận đã đƣợc nghiên cứu và
phát triển để sử dụng tính tốn lũ thiết kế trong trƣờng hợp khơng có tài liệu đo đạc

dịng chảy lũ, tiêu biểu là cơng thức cƣờng độ giới hạn với giả thiết tần suất lũ trùng
với tần suất mƣa. Trong công thức này, lƣu lƣợng đỉnh lũ thiết kế đƣợc tính tốn thơng
qua cƣờng độ mƣa trung bình thời đoạn lớn nhất thiết kế.
Trong thực tế cƣờng độ mƣa và lƣợng mƣa thiết kế đƣợc tính theo hai loại phƣơng
pháp sau: (i) Phƣơng pháp giải tích: xây dựng công thức kinh nghiệm đƣợc phân vùng
theo lãnh thổ và sử dụng các cơng thức này trong tính tốn thiết kế; (ii) Phƣơng pháp
đồ giải: phân tích quan hệ giữa mƣa thời đoạn ngắn với mƣa ngày để xây dựng các
đƣờng cong triết giảm mƣa. Hiện nay trong tính mƣa thiết kế theo Quy phạm tính tốn
các đặc trƣng thủy văn thiết kế (QP C6-77) của Việt Nam đã sử dụng đƣờng cong triết
giảm mƣa  TP ~ T do A-lếch-xây-ep đề nghị [24] và chia Việt Nam ra thành 15 phân
vùng mƣa rào.
Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, đề tài nghiên cứu “Xây dựng tập số liệu đặc
trƣng và tập atlat thủy văn sông ngịi Việt Nam” thuộc chƣơng trình nghiên cứu cấp
nhà nƣớc mang mã số 42A “Đánh giá điều kiện thiên nhiên và KTTV phục vụ sản xuất
và quốc phòng, trọng tâm là phục vụ nông nghiệp” trên cơ sở số liệu quan trắc mƣa tự
ghi và đo mƣa bằng thùng trong thời kỳ quan trắc tính đến năm 1980 đã đƣa ra số liệu
mƣa ngày lớn nhất ứng với các tần suất 1%, 5%, 10%, 20% và 50% tại 121 trạm đo

6


mƣa trên phạm vi cả nƣớc và cƣờng độ mƣa trung bình, lớn nhất trung bình thời đoạn
(10, 30, 60, 90, 120, 240, 480, 720, 1440 phút) tại 83 trạm đo mƣa trên phạm vi cả
nƣớc [25]. Nghiên cứu này đã phân chia Việt Nam thành 18 vùng mƣa Bản đồ phân
vùng cƣờng độ mƣa vùng đất liền Việt Nam. Nguồn: với các cơng thức tính cƣờng độ
mƣa lớn nhất trung bình thời đoạn cho từng vùng và hiện đang đƣợc sử dụng phổ biến
ở Việt Nam.

Hình 1-1 Bản đồ phân vùng cƣờng độ mƣa vùng đất liền Việt Nam. Nguồn: [25]
7



Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu IDF tiếp tục đƣợc nghiên cứu cho một số
khu vực ở Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng [26] đã tiến hành xây dựng
đƣờng cong IDF cho 8 trạm khí tƣợng tại miền Bắc Việt Nam, nghiên cứu của Lê
Minh Nhật và nnk [27] đã nghiên cứu, tính tốn và đƣa ra cơng thức tính IDF cho một
số trạm thuộc khu vực đồng bằng sơng Hồng.
Ngồi các cơng thức tính tốn IDF đƣợc áp dụng ở trong nƣớc, các công thức tính
đƣợc sử dụng phổ biến ở nƣớc ngồi cũng có thể áp dụng vào Việt Nam trên cơ sở của
Thông tƣ số 40/2009/TT-BXD ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng và Quy
định việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nƣớc ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt
Nam. Trong Điều 6 của Thông tƣ đã quy định “Người quyết định đầu tư xem xét, quyết
định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài cho các hoạt động
xây dựng do mình quản lý”.
Tóm lại, IDF là công cụ đƣợc sử dụng phổ biến tại các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ
Việt Nam phục vụ tính tốn thủy văn thiết kế đặc biệt là dịng chảy lũ thiết kế đối với
các cơng trình thủy lợi, tiêu thốt nƣớc, giao thơng và các cơng trình liên quan đến tài
nguyên nƣớc (cống, kênh, hồ, đập …). IDF thƣờng đƣợc biểu diễn ở ba dạng: dạng
bảng tra (ở quy phạm C6-77), dạng bản đồ phân bố mƣa (hoặc tham số công thức IDF
theo từng vùng mƣa, bản đồ phân vùng cƣờng độ mƣa), dạng cơng thức tính cƣờng độ
mƣa. Ở các nƣớc tiên tiến trên thế giới có nguồn tài liệu đo mƣa tự ghi thời đoạn ngắn
chất lƣợng tốt, IDF thƣờng xuyên đƣợc nghiên cứu cập nhật để nâng cao độ tin cậy và
thống nhất. Ở Việt Nam IDF đƣợc xây dựng dƣới dạng bảng tra, bản đồ phân vùng
mƣa rào và công thức ID (biểu diễn quan hệ giữa cƣờng độ mƣa và thời gian duy trì
mƣa). Đƣờng cong triết giảm mƣa đƣợc trình bày trong QP C6-77 đƣợc thực hiện từ
nguồn số liệu ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ từ những năm 1970, gần đây có đƣợc cập
nhật bổ sung tuy nhiên chủ yếu chỉ mới thực hiện cho một số thành phố lớn nhƣ Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh …
1.2


Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý

8


Khu vực Trung Trung Bộ bao gồm các tỉnh ven biển Miền Trung từ Bắc vào Nam gồm
các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi, dân số
tồn vùng khoảng 7 triệu dân. Vùng có vị trí địa lý quan trọng, rất thuận lợi để phát
triển kinh tế.

Hình 1-2 Bản đồ địa hình khu vực Trung Trung Bộ
9


Điểm cực Bắc (thuộc Quảng Bình) có tọa độ 180 05’12” vĩ độ Bắc. Điểm cực Tây
(thuộc Quảng Bình) có tọa độ 1050 36’55” Kinh Đông. Điểm cực Nam (thuộc Quảng
Ngãi) có tọa độ 15o 25’ vĩ độ Bắc. Điểm cực Đơng (thuộc Quảng Ngãi) có tọa độ 109o
04’ kinh Đơng. Khu vực này là dải đất hẹp có địa hình dốc có đƣờng bờ biển dài, phía
bắc là dãy Hồnh Sơn ngăn cách với Hà Tĩnh, phía nam giáp với tỉnh Bình Định, Tây
Nam giáp áp với tỉnh Gia Lai, phía Tây giáp với Lào và tỉnh Kom Tum.

1.2.1.2 Đặc điểm địa hình
Khu vực Trung Trung Bộ là khu vực giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng
ven biển và núi thấp, có chiều ngang theo hƣớng Đơng - Tây (trung bình 40 - 50km),
hẹp hơn so với xung quanh. Hệ thống sơng ngịi trong khu vực ngắn, dốc, có đƣờng bờ
biển dài, thềm lục địa hẹp.
Quảng Bình, có địa hình khá phức tạp, phía bắc của tỉnh đƣợc ngăn cách với Hà Tĩnh

bởi dãy Hoành Sơn; phía tây bị án ngữ bởi dãy Trƣờng Sơn với những khối núi đồ sộ,
có những ngọn núi cao trên 1000 m. Các khối núi cao và dốc ở phía tây, một ít đồi núi
thấp cùng với dải đồng bằng hẹp chạy dọc theo các lƣu vực sông và bờ biển. Phân bố
hệ thống núi theo hƣớng Tây Bắc – Đơng Nam, thấp dần từ tây sang đơng, có nhiều
đồi núi đa dạng bát úp cao trên dƣới 300 m xen kẽ với đồng bằng làm cho địa hình
chia cắt tƣơng đối mạnh. Nối tiếp phía đơng của dải đồng bằng hẹp là những cồn cát
chạy dọc theo bờ biển, có nơi lấn sâu vào 5-6 km, có nhiều cồn cát cao trên 40 m.
Quảng Bình có hệ thống sơng suối khá lớn với mật độ 0,8 – 1,1 km/km2. Có năm sơng
chính bao gồm sơng Rn, sơng Gianh, sơng Lý Hịa, sơng Dinh và sơng Nhật Lệ. Có
khoảng 123 hồ chứa tự nhiên và nhân tạo với dung tích ƣớc tỉnh 343 triệu m3.
Quảng Trị chủ yếu nằm ở phần đơng của dãy Trƣờng Sơn có đƣờng biên giới chung
với Lào dài 206 km thuộc đất liền và có đƣờng bờ biển dài 75 km. Ðịa hình tỉnh đa
dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng và cồn cát ven biển chạy dọc theo hƣớng từ tây bắc
xuống đông nam. Địa hình bao gồm nhiều loại địa hình nhƣng phần lớn lãnh thổ nằm
ở phía đơng của dãy Trƣờng Sơn, chỉ có một phần của huyện Hƣớng Hố nằm ở sƣờn
tây. Ở phía tây là vùng núi cao rồi hạ xuống vùng đồi và núi thấp với tổng diện tích
khoảng 81% diện tích tồn lãnh thổ, tiếp theo vùng đồi và núi thấp là vùng đồng bằng
chiếm 11,5% diện tích và phía đơng là vùng cồn cát ven biển. Rừng núi trải dài theo
10


chiều dọc của tỉnh, với độ cao phổ biến từ 200-800 m, có nơi trên 1000 m nhƣ đỉnh
Voi Mẹp (1701 m), đỉnh Ba Lê (1102 m) nằm trên đỉnh Trƣờng Sơn, tổng diện tích
khoảng 169900 ha (chiếm 37%). Chính những đỉnh núi cao này tạo nên đƣờng phân
nƣớc giữa các sơng ở sƣờn phía đơng và phía tây của dãy Trƣờng Sơn nhƣ các hệ
thống sông Bến Hải, sông Thạch Hãn, sơng Ơ Lâu với các sơng nhánh của sơng Xê
Pơn.
Xét về vị trí, địa hình hiện tại lãnh thổ Thừa Thiên Huế đƣợc xem nhƣ là tận cùng
phía Nam của dãy núi trung bình Trƣờng Sơn Bắc, phát triển theo hƣớng Tây Bắc –
Đơng Nam. Đến phía Nam tỉnh, kiến trúc và định hƣớng Tây Bắc – Đông Nam của

dãy Trƣờng Sơn Bắc hoàn toàn bị biến đổi do khối núi trung bình á vĩ tuyến đâm
ngang ra biển Bạch Mã - Hải Vân xuất hiện đột ngột. Đặc trƣng chung về địa hình của
dãy Trƣờng Sơn Bắc là sƣờn phía Tây thoải, thấp dần về phía sơng Mêkơng, cịn sƣờn
phía Đơng khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gị đồi và
tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đơng, trong đó
khoảng 75,% tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm
phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.
Địa hình Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân
với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập
trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp
xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao
khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và
có ý nghĩa bảo vệ môi trƣờng sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngịi ngắn và
dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng
đất thấp chịu ảnh hƣởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
Địa hình Quảng Nam rất phức tạp, phía tây bắc của tỉnh đƣợc ngăn cách với tỉnh
Thừa Thiên - Huế bởi những núi cao trên 1000m trong dãy Bạch Mã; phía tây bị án
ngữ bởi những khối núi đồ sộ, nhƣ đỉnh Lum Heo cao 2045m, phía tây nam có đỉnh
Ngọc Linh cao 2598 m làm ranh giới với tỉnh KonTum. Các khối núi cao và dốc ở
phía tây, một ít đồi thấp cùng với dải đồng bằng hẹp chạy dọc theo các lƣu vực sông
11


và bờ biển. Phân bố hệ thống núi theo hƣớng tây bắc - đông nam, thấp dần từ tây sang
đông. Một số thành phố, huyện nhƣ: Tam Kỳ, Tiên Phƣớc có nhiều đồi núi dạng bát úp
cao trên dƣới 300m xen kẽ với đồng bằng làm cho địa hình bị chia cắt ra từng mảnh.
Nối tiếp về phía đơng của dải đồng bằng hẹp là những cồn cát chạy dọc bờ biển, có nơi
lấn sâu vào 7 - 8km, có nhiều cồn cát cao trên 10m.
Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải Trung Trung Bộ với đặc điểm chung là núi lấn sát

biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía đơng đến địa
hình miền núi cao ở phía tây. Miền núi chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên tồn tỉnh,
đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 1/4 diện tích tự nhiên. Cấu tạo địa hình Quảng Ngãi gồm
các thành tạo đá biến chất, đá magma xâm nhập, phun trào và các thành tạo trầm tích
có tuổi từ tiền Cambri đến Đệ tứ. Giống nhƣ các tỉnh miền Trung khác, địa hình
Quảng Ngãi nhìn chung có dạng đẳng thƣớc và đƣợc chia thành 4 vùng rõ rệt: vùng
rừng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển.
1.2.1.3 Mạng lưới sông suối
Khu vực Trung Trung Bộ có hệ thống sơng suối dày đặc nằm trong nhiều lƣu vực sông
nhƣ là: sông Gianh – Nhật Lệ, sông Thạch Hãn, sông Hƣơng, sông Vu Gia – Thu Bồn
và sông Trà Khúc. Các sông khu vực này đều có đặc điểm chung là địa hình sông ngắn
dốc, thời gian tập trung nƣớc nhanh. Mùa mƣa, mùa lũ trên các sông thay đổi chậm
dần từ Bắc vào Nam.
Một số hệ thống sông lớn theo hƣớng Bắc vào Nam khu vực Trung Trung Bộ có kể
đến ba hệ thống sơng lớn trong chín hệ thống sơng lớn của cả nƣớc là:
Hệ thống sơng Hƣơng có dạng hình nan quạt với diện tích lƣu vực 2.830 km2, chiều
dài sơng 104 km. Hệ thống sơng Hƣơng có 3 nhánh sơng chính: Sơng Bồ, sơng Hữu
Trạch và sơng Tả Trạch (dịng chính). Các nhánh sơng chính này đều bắt nguồn từ khu
vực núi trung bình thuộc huyện A Lƣới, Nam Đơng chảy vào phá Tam Giang. Theo
đặc điểm hình thái dịng chính của hệ thống sơng Hƣơng có thể tách thành hai đoạn
sông: đoạn chảy qua đồi núi và đoạn sông chảy qua đồng bằng duyên hải. Đoạn sông
chảy qua đồi núi thƣờng có đáy sơng dốc, nhiều thác ghềnh, khơng bị ảnh hƣởng triều.
Ngồi các nhánh sơng tự nhiên, cịn có các sơng đào nối sơng Hƣơng với sơng Bồ, nối

12


sông Hƣơng với đầm Cầu Hai, nối sông Bồ với phá Tam Giang.

Hình 1-3 Bản đồ mạng lƣới sơng suối khu vực Trung Trung Bộ

Hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia đƣợc bắt nguồn từ vùng núi cao sƣờn phía Đơng
của dãy Trƣờng Sơn. Vùng núi lịng sơng hẹp, uốn khúc nhiều, bờ sông dốc đứng,

13


sơng có nhiều ghềnh thác. Hệ thống có hai dịng chính sơng Thu Bồn và sơng Vu Gia
tạo thành. Thƣợng lƣu sông Thu Bồn đƣợc gọi là sông Tranh hay sông Tĩnh Gia, bắt
nguồn từ vùng núi cao trên 2.000m ở sƣờn đông nam dãy Ngọc Linh chảy theo hƣớng
gần bắc nam qua các huyện Trà My, Tiên Phƣớc, Hiệp Đức và Quế Sơn, rồi chảy qua
Giao Thuỷ vào vùng đồng bằng qua các huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Quế
Sơn, đổ ra biển tại cửa Đại. Lƣu vực sông Vũ Gia - Thu Bồn.
Hệ thống sông Trà Khúc có diện tích lƣu vực khoảng 3.240 km2, là sơng lớn có
lƣợng nƣớc dồi dào nhất so với các sơng khác trong tồn tỉnh. Ở thƣợng nguồn sơng
có 03 nguồn chính sơng Re từ vùng Giá Vực phía Tây huyện Ba Tơ; sông Rinh (Đắk
Rinh) từ vùng Đông Kon Tum và huyện Sơn Tây, với các suối lớn, nhỏ hợp nƣớc với
nhau chảy theo hƣớng Tây- Đông, một nguồn nƣớc rất quan trọng của sông Rinh là
sông Tang; sông Xà Lị (Đắk Sêlơ) bắt nguồn từ Tây Nam huyện Sơn Hà giáp với
huyện Sơn Tây, chảy theo hƣớng Tây Nam- Đơng Bắc. Sơng Trà Khúc có độ dài
khoảng 135km, trong đó có khoảng 1/3 chiều dài sơng chảy qua vùng núi và rừng rậm,
có độ cao 200 ÷ 1.000m, phần cịn lại chảy qua vùng đồng bằng.
1.2.2 Đặc điểm khí tượng, thủy văn
Khu vực Trung Trung Bộ là vùng duyên hải miền Trung đƣợc cấu tạo bởi một dải đất
nằm giữa dãy Trƣờng Sơn về phía Bắc, vùng cao Nguyên Nam Trung Bộ về phía
Nam, và Biển Đơng. Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trƣờng Sơn vƣơn ra đến
tận biển nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Khu vực này có hai vùng khí hậu
khác nhau Bắc Trƣờng Sơn và Nam Trƣờng Sơn.
Phía Bắc bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế là vùng Bắc đèo Hải
Vân đơi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khơ nóng do gió phơn tây nam gây
nên. Về mùa đơng, do hình thế vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hƣớng Tây Bắc Đơng Nam, đón trực diện với hƣớng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa

Đơng Bắc. Lại bị hệ dãy núi Trƣờng Sơn tƣơng đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha Kẻ Bàng) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hƣớng gió
mùa Đơng Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hƣởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa
Đông Bắc mang đến và thƣờng kèm theo mƣa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế)
do gió mùa thổi theo đúng hƣớng Đông Bắc mang theo hơi nƣớc từ biển vào, hơi khác
14


biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đơng. Gió mùa Đơng Bắc thổi
đến đây thƣờng bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hƣởng tới các vùng
phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan
qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trƣờng Sơn thì bị trút hết mƣa xuống sƣờn Tây
Trƣờng Sơn nhƣng vẫn tiếp tục vƣợt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do
khơng cịn hơi nƣớc nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khơ nóng (có khi > 40°C,
độ ẩm chỉ cịn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.
Phía Nam bao gồm các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi là vùng đồng bằng
ven biển Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân tƣơng tự nhƣ phía bắc đèo Hải vân, tuy
nhiên nhiệt độ có cao hơn và thỉnh thoảng có những đợt lạnh mùa đông tuy không dài,
ảnh hƣởng của gió Tây khơ nóng khơng lớn nhƣ ở Bắc Trung Bộ Một đặc điểm quan
trọng của miền khí hậu này là mùa mƣa và mùa khô không cùng lúc với mùa mƣa và
khơ của hai miến khí hậu cịn lại. Mùa hè, trong khi cả nƣớc có lƣợng mƣa lớn nhất,
thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khơ nhất. Các tỉnh này nằm trong một vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trƣng chủ yếu nhƣ nhiệt độ cao, khí hậu nóng ẩm,
cƣờng độ ánh sáng mạnh, lƣợng mƣa nhiều và tập trung vào một số tháng trong năm,
do vậy hàng năm thƣờng xuyên xảy ra hạn hán và mƣa bão, gây thiệt hại rất lớn về
ngƣời và của. Tổng nhiệt hàng năm từ 8500- 90000C, tổng bức xạ đạt 100- 160
kcal/cm2 , tăng dần từ Bắc vào Nam, tổng số giờ nắng khoảng 2000- 3000 giờ/năm.
1.2.2.1 Chế độ bốc hơi
Khả năng bốc hơi phụ thuộc vào yếu tố khí hậu: nhiệt độ khơng khí, nắng, gió, độ
ẩm... Khả năng bốc hơi vùng nghiên cứu khoảng 800 – 1.300 mm, vùng núi bốc hơi ít
khoảng 680 – 900 mm, vùng đồng bằng ven biển bốc hơi nhiều hơn khoảng 880 1.300mm. Khả năng bốc hơi nhiều thƣờng xảy ra vào các tháng ít mƣa, nhiều nắng,

nhiệt độ cao và tốc độ gió lớn, khả năng bốc hơi nhỏ thì ngƣợc lại.
Bảng 1-1 Chế độ bốc hơi một số trạm khu vực Trung Trung Bộ
Trạm

Tháng
VI
VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

I

II

III

IV

V


Đồng Hới

60

44

53

73

125

169

194

152

86

78

77

72

1183

Đông Hà


54

47

66

91

147

212

237

194

95

65

60

57

1325

15


Trạm


Huế
Đà Nẵng
Tam Kỳ
Quảng Ngãi

I

II

III

IV

V

42
67
45
55

39
65
48
58

58
77
64
77


78
85
83
90

109
106
106
106

Tháng
VI
VII

VIII

IX

X

XI

XII

127
123
119
104


123
112
109
98

74
85
71
71

53
72
51
60

45
66
45
53

38
61
39
50

140
126
123
108


Năm

927
1045
902
930

1.2.2.2 Chế độ mưa
Do đặc điểm địa hình, khu vực Trung Trung Bộ có dãy Trƣờng Sơn chia cắt nên khu
vực này có tâm mƣa Bạch Mã thuộc Huế và lƣợng mƣa biến đổi theo không gian về
hai phía Bắc, Nam. Mùa mƣa thực sự kéo dài từ tháng IX đến tháng XII nhƣng bắt đầu
từ tháng VIII, lƣợng mƣa đã tăng nhanh đáng kể.
Phía bắc đèo Hải Vân, lƣợng mƣa có xu hƣớng tăng dần từ Tây sang Đơng và từ Nam
ra Bắc. Là vùng có lƣợng mƣa thuộc loại tƣơng đối phong phú, lƣợng mƣa trung bình
nhiều năm 1900 ÷ 3600 mm. Lƣợng mƣa có xu hƣớng tăng dần từ Tây sang Đông và
từ Nam ra Bắc. Lƣu vực sơng Hƣơng có chế độ mƣa biến động mạnh nhất. Nam Đông
cách Thƣợng Nhật 7km, nhƣng chênh lệch lƣợng mƣa năm đến trên 500mm. Mƣa ở
lƣu vực sông Hƣơng cũng chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa ít mƣa. Lƣợng
mƣa bình qn năm ở đây tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam mà trung
tâm mƣa lớn nhất là sƣờn Bạch Mã. Trung bình 1 năm có 200 đến 220 ngày có mƣa ở
vùng miền núi và 150- 160 ngày có mƣa ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên số ngày có mƣa
cũng phân bố khơng đều trong các tháng từ tháng I đến tháng IX có số ngày mƣa ít
nhất và từ tháng X đến tháng XII có số ngày mƣa nhiều nhất, có năm mƣa liên tục cả
tháng.
Phía Nam đèo Hải Vân, về mùa hạ, trong khi mùa mƣa đang diễn ra trong phạm vi cả
nƣớc thì các tỉnh Trung Bộ do hiệu ứng phơn phía sƣờn khuất gió (phía Đơng Trƣờng
Sơn) đang là mùa khơ kéo dài với những ngày thời tiết khơ nóng, đặc biệt ở vùng đồng
bằng ven biển và các thung lũng dƣới thấp. Bên cạnh đó vùng núi phía Tây có dịu mát
hơn do ảnh hƣởng một phần mùa mƣa của Tây Nguyên. Lƣợng mƣa hàng năm vùng
nghiên cứu từ 2000  4000 mm và phân bố nhƣ sau: Từ 3.000  4.000 mm ở vùng núi

cao nhƣ Trà My, Tiên Phƣớc, Trà Bồng. Từ 2.500  3.000 mm ở vùng núi trung bình

16


×