Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án Tự chọn lớp 10 - Luyện tập một số phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.12 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT Quang Trung – GVBM: Trần Kim Lan Tiết 13,14 Ngày dạy: 23/11. CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN. LUYỆN TẬP MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT: TỰ SỰ, MIÊU TẢ A/. MỤC TIÊU: Giúp H hiểu được: - Ôn lại các kiến thức đã học về hai phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả - Biết cách ứng dụng 2 phương pháp này trong khi viết văn. B/.CHUẨN BỊ: * GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học. * HS: SGK, k/thức về phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả. C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp, gợi tìm, đối thoại. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 On định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài dạy 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * HĐ 2 I. Tự sự - Thế nào là tự sự? 1. Định nghĩa: - Nghĩa đầu tiên: Tự sự là kể việc (Tự: thuật lại, sự: việc) - Sau: Không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống. - Vận dụng phương thức biểu đạt tự sự 2. Yêu cầu: cần chú ý những yêu cầu nào? - Phải xây dựng cho câu chuyện của mình một cốt truyện chân thực, hợp lí, hấp dẫn (thường gồm 5 đoạn): - Cốt truyện của văn bản tự sự thường + Trình bày (mở đầu) gồm mấy phần? Đó là những phần nào? + Khai đoạn (Thắt nút) nhiệm vụ của từng phần? + Phát triển + Đỉnh điểm (cao trào) + Kết thúc (mở nút) - Cần phải rất chú trọng đến khâu xây dựng nhân vật. - VB tự sự nhất thiết phải có một tư tưởng chủ đề. - Phải có một ngôi kể thích hợp. - Thế nào là miêu tả? II. Miêu tả 1. Định nghĩa: Dùng ngôn ngữ làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người. - Yêu cầu của miêu tả? 2. Yêu cầu : - Khi vận dụng phương thức miêu tả thì yêu cầu đầu tiên là phải chính xác. - Phải làm nổi bật được những nét riêng của đối tượng. - Miêu tả không có nghĩa là lúc nào cũng phải thật chi li, cụ thể. Có khi chỉ cần tìm đúng những nét tiêu biểu nhất. - Phải biết quan sát kĩ con người và sự vật, biết liên tưởng và tưởng tượng. III. Luyện tập : * HĐ 2 Bài 1: Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Trường THPT Quang Trung – GVBM: Trần Kim Lan - GV đọc bài tập và hướng dẫn HS làm. + Phương thức biểu đạt trong BT1?. + Phương thức biểu đạt trong BT1?. + Xây dựng VB ngắn. Em sẽ sử dụng phương thức biểu đạt nào trong những tình huống sau đây: a. Bố mẹ đi vắng. Có một người khách của bố mẹ đến chơi. Khi bố mẹ về, em tìm cách nói để bố mẹ vẫn có thể nhận ra người khách đó là ai mà không cần phải biết tên tuổi. b. Trên đường đi học về, em được chứng kiến một vụ xô xát. Các chú công an yêu cầu em thuật lại toàn bộ sự việc. Bài 2: Văn bản sau đây sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính? CÁO VÀ GIÀN NHO Cáo kia dù trắng hay đen Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời Đói meo tưởng chết đến nơi Giàn cao trông thấy nho tươi tốt lành Nho chín mọng phơi mình đỏ chót Gã phong lưu nước bọt chảy dài Không với tới gã chê bai Nho xanh chỉ xứng với loài phàm phu Than phiền chẳng ích hơn ru? (La – phông - ten) Bài 3: Em hãy sử dụng phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả trong những tình huống ở BT1 để xây dựng hai VB ngắn.. 4/. Củng cố và luyện tập: - Ôn lại những kiến thức cơ bản về tự sự và miêu tả. 5/. Hướng dẫn H tự học ở nhà : - Tìm hiểu về thể loại ca dao. Chọn một số bài ca dao mà em đã đọc, qua nó đúc kết đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại ca dao. E/. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………. Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×