Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp sử dụng đất hiệu quả, bền vững tại một số mô hình sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

LÊ TẤN TÙNG

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT TẬP TRUNG, QUY MƠ LỚN, ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
DDDDDDDDDĐĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------

LÊ TẤN TÙNG

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT
HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG TẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG
ĐẤT TẬP TRUNG, QUY MƠ LỚN, ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
DDDDDDDDDĐĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8850103.01


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Thái Thị Quỳnh Nhƣ
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG

Giáo viên hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

TS. Thái Thị Quỳnh Như

PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

HÀ NỘI - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp
sử dụng đất hiệu quả, bền vững tại một số mơ hình sử dụng đất tập trung, quy
mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi” hồn tồn là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của chính bản thân tơi

và chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào của người khác.
Trong q trình thực hiện luận văn tơi đã thực hiện nghiêm túc quy tắc đạo
đức nghiên cứu. Các kết quả trình bày trong luận văn là sản phẩm nghiên cứu
khảo sát của riêng cá nhân tơi.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các
nội dung khác trong luận văn của mình.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2021

Tác giả luận văn

Lê Tấn Tùng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình, những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá
nhân để tơi hồn thành luận văn Thạc sĩ này.
- Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Thái Thị Quỳnh Nhƣ
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu,
thực hiện luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong khoa Địa Lý
Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã
tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân
huyện Nghĩa Hành, huyện Mộ Đức, phịng Tài ngun và Mơi trường, Văn
phịng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Nghĩa Hành; các phòng ban, đơn vị
của Huyện; Ủy ban nhân dân các xã Hành Dũng, Hành Tín Tây, huyện Nghĩa
Hành; Ủy ban nhân dân xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức đã tạo điều kiện cho
tôi thực hiện luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Giám đốc các
HTX Chăn ni Tân Hịa Phú, HTX măng tây xã Đức Thạnh, Cơng ty TNHH
Khoa học & Cơng Nghệ Nơng Tín đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn.

- Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp; sự
động viên, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình, người thân trong

suốt quá trình tơi học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận văn

Lê Tấn Tùng


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... i
D NH MỤC CHỮ VI T TẮT.................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ .................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3

3.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3

4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3


5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3

a)

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin thứ cấp ......................................... 3

b)

Phương pháp điều tra, thu thập thông tin bằng phiếu xã hội học .................. 4

c)

Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh .................................................... 4

d)

Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................................. 4

6.

Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn ............................................................. 4

Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 5
1.1.

Cơ sở lý luận về tích tụ, tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp ......... 5

1.1.1.


Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 5

1.1.2.

Quyền sử dụng đất nơng nghiệp và vấn đề tích tụ, tập trung đất đai quy mô

lớn

..................................................................................................................... 12

1.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp ..................... 13

1.1.4.

Vai trị, mục đích của việc tích tụ tập trung ruộng đất quy mô lớn, ứng dụng

cao nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ................................................. 16

i


1.2.

Chính sách pháp luật về tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp .............. 17

1.2.1.


Giai đoạn trước năm 1986 ........................................................................... 17

1.2.2.

Giai đoạn từ năm 1986 đến nay ................................................................... 19

1.3.

Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 31

1.3.1.

Kinh nghiệm của nước ngồi trong tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp ....... 31

1.3.2.

Tình hình chung về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp ở nước ta ............... 39

1.3.3.

Khái quát đề án“Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Ngãi, giai

đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” của tỉnh Quảng Ngãi ...................... 42
Chương 2: Thực trạng thực hiện tích tụ, tập trung đất đai quy mơ lớn để phát triển
sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao tại tỉnh Quảng
Ngãi………………………………………………………………………………...E
rror! Bookmark not defined.
2.1.

Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội .............................................................. 43


2.1.1.

Đặc điểm tự nhiên và các nguồn tài nguyên ................................................ 43

2.1.2.

Đặc điểm về kinh tế - xã hội ........................................................................ 51

2.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến sử

dụng đất nơng nghiệp ................................................................................................ 54
2.2.

Tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn ........................... 55

2.2.1.

Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn .................................................................. 55

2.2.2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn ........................................ 55

2.3.

Thực trạng thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để phát triển


sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Quảng Ngãi....................... 58
2.3.1.

Khái quát tình hình dồn điền, đổi thửa, cánh đồng lớn, tích tụ, tập trung

ruộng đất quy mơ lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao
tại tỉnh Quảng Ngãi ................................................................................................... 58

ii


2.3.2.

Phân tích thực trạng tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để phát triển

sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao thông qua tổng hợp phiếu điều tra
xã hội học .................................................................................................................. 66
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mơ hình tập trung ruộng đất quy mô
lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trên địa
bàn………………………………………………………………………….. ........... 75
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ, BỀN
VỮNG TẠI MỘT SỐ MƠ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẬP TRUNG, QUY MÔ LỚN,
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 84
3.1.

Chủ trương phát triển nền nông nghiệp tập trung, quy mô lớn ứng dụng

công nghệ cao của tỉnh Quảng Ngãi: ........................................................................ 84
3.2.


Những điểm đạt được, những điểm tồn tại, vướng mắc: ............................. 85

3.2.1.

Những điểm đạt được: ................................................................................. 85

3.2.2.

Những khó khăn, tồn tại, hạn chế ................................................................ 86

3.3.

Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả, bền vững tại một số mơ

hình sử dụng đất tập trung, quy mơ lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 89
3.3.1.

Giải pháp về chính sách pháp luật ............................................................... 89

3.3.2.

Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất............................................................ 90

3.3.3.

Giải pháp về tài chính và khoa học, cơng nghệ ........................................... 90

3.3.4.


Giải pháp về tổ chức thực hiện, nguồn nhân lực ......................................... 91

K T LUẬN VÀ KI N NGHỊ................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 96

iii


DANH MỤC CHỮ VI T TẮT
Ký hiệu

Chú giải

UBND

Ủy ban nhân dân

GCN

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

VPĐK

Văn phòng đăng ký đất đai


STNMT

Sở Tài nguyên và Môi trường

SDĐ

Sử dụng đất

THT

Tổ hợp tác

HTX

Hợp tác xã

QLNN

Quản lý nhà nước

CNHNN

Cơng nghiệp hóa nơng nghiệp

SX
SXNN

Sản xuất
Sản xuất nơng nghiệp


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của các nước trên thế giới ............ 32
Bảng 1.2. Số lượng trang trại chăn ni đạt tiêu chí kinh tế trang trại theo Thông tư
27/2011/TTBNNPTNT ............................................................................................. 40
Bảng 1.3. Số lượng các loại hình trang trại năm 2015 của các vùng kinh tế ............ 41
Bảng 2.1: Đặc trưng thủy văn các sơng chính tỉnh Quảng Ngãi ............................... 47
Bảng 2.2: Diện tích các nhóm đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ............................. 51
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế (GDP) theo ngành và lĩnh vực ......................................... 52
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả điều tra về hạn mức và thời hạn sử dụng đất nông
nghiệp, tiếp cận đất đai, chế độ sử dụng đất có phù hợp cho nhu cầu sử dụng đất tập
trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại địa
phương....................................................................................................................... 77
Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả điều tra việc thực hiện các giải pháp về cơ chế, chính
sách đất đai để sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp tại địa phương ........................................................................ 80

v


DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi năm 2018 ................................... 55
Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng dụng đất của tỉnh Quảng Ngãi năm 2018 55
Hình 2.3: Tổng hợp kết quả về Mức độ ảnh hưởng của quy định hiện hành về hạn
mức, thời hạn sử dụng đất .................................................................................... 68

vi



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong q trình thực hiện Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ
về việc giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào
mục đích sản xuất nơng nghiệp, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được về
phát triển sản xuất, thì việc giao đất cho hộ nông dân trong giai đoạn này có một số
hạn chế: gây nên tình trạng manh mún ruộng đất; quy mơ diện tích đất theo hộ thấp
do quỹ đất có hạn mà phải chia bình qn, khó áp dụng máy móc cơ giới hóa, tăng
chi phí sản xuất… Cụ thể,cả nước có 75 triệu thửa đất, bình quân mỗi hộ có 6 - 8
thửa với khoảng 0,3 - 0,5 ha/hộ (Nguyễn Đức, 2008). Dẫn đến tình trạng chung là
hiệu quả sản xuất thấp, hạn chế khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật, ứng dụng các quy trình kỹ thuật đồng nhất của một loại hình canh tác nào
đó trong sản xuất; sản xuất phổ biến thủ cơng, mang tính nhỏ lẻ; vùng sản xuất
chun canh chưa hình thành rõ, cịn xen kẽ, khơng cân đối và vẫn cịn bất hợp lý;
khó khăn về các khâu dịch vụ kỹ thuật, vật tư, tiêu thụ sản phẩm… Những mặt hạn
chế này đến nay vẫn chưa khắc phục được nhiều, làm cản trở đến việc phát triển sản
xuất nông nghiệp quy mô lớn với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Như vậy, để tổ chức và sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách hợp lý, tiết
kiệm, đem lại hiệu quả cao và bền vững thì cần thiết phải đưa ra những biện pháp
phù hợp. Một trong những biện pháp quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn trong giai
đoạn này là giải pháp tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp. Tăng quy mơ diện tích đất
đai là phương thức làm giảm chi phí, tăng sản lượng, giảm giá thành, tăng khả năng
cạnh tranh... giúp người nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Cả về mặt lý
luận và thực tiễn đều khẳng định tích tụ và tập trung đất đai trong nông nghiệp là
một xu thế tất yếu để đưa sản xuất nơng nghiệp lên sản xuất hàng hóa, tập trung có
quy mơ lớn, có liên kết chặt chẽ, có kế hoạch và phân phối lợi ích hài hịa giữa sản
xuất và tiêu thụ nơng sản hàng hóa.Tuy nhiên, khi đất nước bước vào thời kỳ hội
nhập và phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn

thì đất đai manh mún nhỏ lẻ là một trở ngại cho sản xuất, khó áp dụng cơ giới hóa,

1


tiến bộ khoa học kỹ thuật, khó hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Vì vậy,
tích tụ đất nông nghiệp là yêu cầu tất yếu, khách quan trong q trình phát triển sản
xuất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hố.
Để khắc phục một phần tình trạng đất nông nghiệp manh mún, tại các địa
phương trên cả nước đã triển khai thực hiện chương trình dồn điền đổi thửa. Tuy
nhiên, việc thực hiện chương trình này mới chỉ dồn nhiều thửa nhỏ thành thửa lớn,
một hộ có nhiều thửa trở nên ít thửa hơn, nhưng diện tích của hộ khơng thay đổi. Do
đó quy mơ diện tích của các hộ dân vẫn ở mức nhỏ. Với quy mô diện tích nhỏ như
vậy là một rào cản cho các hộ trong việc áp dụng cơ giới hóa và hình thành vùng
sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực tế, trong q trình thực hiện
dồn điền đổi thửa các hộ đã thực hiện tích tụ đất nơng nghiệp thông qua việc thực
hiện các quyền sử dụng đất: chuyển nhượng, cho thuê... Do vậy, chương trình dồn
điền đổi thửa là cơ sở tiền đề cho tích tụ đất nông nghiệp phát triển, giúp các hộ dân
mở rộng diện tích sản xuất nơng nghiệp.
Chủ trương tích tụ và tập trung ruộng đất được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng
kết quả thực hiện chủ trương đó khơng đạt được mục tiêu kỳ vọng. Một trong
những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là ở chỗ thị trường đất nông nghiệp
chưa phát triển. Thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển lại bắt nguồn từ nguyên
nhân bất cập trong chính sách đất nơng nghiệp hiện hành. Chính những bất cập này
đang trở thành một trong những lực cản thúc đẩy liên kết giữa hàng triệu nông dân
cá thể với doanh nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nơng nghiệp
sạch dưới tác động của biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất
giải pháp sử dụng đất hiệu quả, bền vững tại một số mơ hình sử dụng đất tập
trung, quy mơ lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa

bàn tỉnh Quảng Ngãi” để thực hiện. Đề tài này là một phần nghiên cứu của Đề tài
Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn đề xuất mô hình sử dụng đất tập trung, quy
mơ lớn, hiệu quả, bền vững đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam do TS. Thái Thị Quỳnh
Như làm chủ nhiệm.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sử dụng đất và đề xuất một số quy định của pháp luật liên
quan đến sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3. Nội dung nghiên cứu
 Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận và chính sách pháp luật về việc việc
tích tụ, tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp;
 Điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu về tình hình quản lý đất đai, thực
trạng thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất;
 Đánh giá, phân tích thực trạng về tích tụ, tập trung ruộng đất quy mô lớn để
phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Quảng Ngãi;
 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số mơ hình tập trung ruộng đất quy
mơ lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn;
 Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả, bền vững tại một số mơ
hình sử dụng đất tập trung, quy mơ lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: tỉnh Quảng Ngãi
Đối tượng nghiên cứu: một số mơ hình sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

a) Phương pháp điều tra, thu thập thông tin thứ cấp
Được sử dụng để thu thập thông tin, tài liệu, gồm: các chủ trương, chính sách,
các văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu hướng dẫn…các báo cáo và số liệu của
tỉnh Quảng Ngãi về tình hình tích tụ ruộng đất quy mô lớn để phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao trong nơng nghiệp.

3


b) Phương pháp điều tra, thu thập thông tin bằng phiếu xã hội học
Được sử dụng để thu thập các thơng tin, số liệu có liên quan bằng phiếu điều
tra của 30 hộ gia đình, cá nhân tham gia các mơ hình sản xuất nơng nghiệp tập
trung, quy mơ lớn và 03 tổ chức (chủ trang trại, chủ doanh nghiệp, Hợp tác xã, câu
lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp…), 10 cán bộ quản lý đất đai các cấp.
c) Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Dùng để tổng hợp, phân tích, so sánh số liệu sau khi đã thu thập được tồn bộ
tài liệu, số liệu, thơng tin cần thiết và phiếu điều tra từ các phương pháp được tiến
hành trước đó.
d) Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất (kinh tế, xã hội, môi trường) của
một số mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ
cao trên địa bàn nghiên cứu.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
 Tài liệu khoa học tham khảo;
 Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng
đất và sản xuất đất đai tập trung;
 Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương;
 Cấu trúc luận văn: (gồm 3 phần):
 Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
 Chương 2: Thực trạng thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, quy mô lớn để

phát triển sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Quảng Ngãi
 Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả, bền vững tại một số mơ hình
sử dụng đất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi
 Kết luận và kiến nghị

4


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về tích tụ, tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a. Khái niệm về đất đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân
tố sinh thái. Với khái niệm này, đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự
nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử
dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: Khí hậu; dáng đất, địa hình; Thổ nhưỡng;
Thủy văn; Thảm thực vật tự nhiên; Cỏ dại trên đồng ruộng; Động vật tự nhiên;
Những biến đổi của đất do hoạt động của con người.
Đất đai (Land): là diện tích đất cụ thể của bề mặt Trái Đất: khí hậu, địa hình,
nước, thổ nhưỡng, trầm tích, sinh vật, hoạt động của con người.
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (landscape ecology), đất đai được coi
là vật mang của hệ sinh thái. Đất đai được định nghĩa đầy đủ như sau: “Một vạt đất
xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính
tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đốn được của sinh
quyển bên trên, bên dưới nó như là: khơng khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy
văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con
người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử
dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai”.
b. Khái niệm đất nông nghiệp

Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai
của Việt Nam được phân loại thành 3 nhóm đất: đất nơng nghiệp, đất phi nơng
nghiệp và đất chưa sử dụng. Trong đó đất nơng nghiệp là đất được sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thủy
sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm: Đất
trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, đất
trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phịng hộ, đất rừng đặc dụng, đất
ni trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để

5


xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình
thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia
cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn ni,
ni trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây
giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Vai trị của đất đai nói chung, đất nơng nghiệp nói riêng là vơ cùng to lớn. Nó
khơng những đóng vai trị là điểm tựa trong ngành sản xuất, là cơ sở cung cấp nuôi
dưỡng cây trồng trong sản xuất nơng nghiệp mà cịn là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sốnglà nơi tạo ra giá trị sản xuất và thu nhập
của các hộ dân. Nếu con người biết cách sử dụng các công thức luân canh cây trồng
phù hợp với từng loại đất sẽ đảm bảo được năng suất cho cây cũng như đảm bảo
được tính bền vững trong q trình sử dụng đất nơng nghiệp.
c. Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn để
sản xuất nơng nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức
của lồi người về mơi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông
nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái
Nguyên tắc sử dụng đất: Tại Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 quy định có 3

nguyên tắc phải đảm bảo khi sử dụng đất: (1) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và đúng mục đích sử dụng đất; (2) Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ mơi trường và
khơng làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh; (3)
Người sử dụng đất thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng
đất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi đó nhu cầu của con người lấy từ
đất ngày càng tăng, mặt khác đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị trưng
dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta phải đáp
ứng được mục tiêu là nâng cao hiệu quả KT-XH trên cơ sở đảm bảo an ninh lương
thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu.
Sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát
triển KT-XH, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm

6


ảnh hướng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo
cho khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất .Do đó, đất nông nghiệp cần
được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”, phải có các quan điểm đúng đắn
theo xu hướng tiến bộ, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện
việc sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ và hợp lý là cần thiết vì:
 Nó sẽ làm tăng nhanh khối lượng nơng sản trên 1 đơn vị diện tích, xây dựng
cơ cấu cây trồng, chế độ bón phân hợp lý, góp phần bảo vệ độ phì đất;
 Là tiền đề để sử dụng có hiệu quả cao các nguồn tài ngun khác, từ đó
nâng cao đời sống của nơng dân;
 Trong cơ chế kinh tế thị trường cần phải xét đến tính quy luật của nó, gắn
với các chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát
triển nền nông nghiệp bền vững.
d. Tích tụ đất đai

Tích tụ đất đai (land accumulation) là một hành vi trong đó chủ thể sở hữu và
sử dụng ruộng đất dung các biện pháp khác nhau như mua, chuyển nhượng và các
biện pháp khác nhằm tăng được quy mơ ruộng đất mà mình sở hữu và sử dụng.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận và quan điểm khác nhau liên quan đến tích tụ
đất đai nhưng tất cả đều có những điểm chung là: 1- Tích tụ đất nông nghiệp làm
tăng quy mô ruộng đất của một chủ sở hữu; 2- Tích tụ đất nơng nghiệp sẽ khắc phục
được tình trạng manh mún đất đai khi tăng quy mơ diện tích canh tác của hộ gia
đình; 3- Hoạt động tích tụ khơng thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao
gồm thị trường chuyển nhượng QSDĐ và thị trường thuê đất; 4- Tích tụ và tập
trung đất đai đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ đất đai gắn trực
tiếp đến sự phân tầng về diện tích đất và mức sống ở khu vực nơng thơn.
Tích tụ đất đai có thể coi là một dạng tích tụ tư bản dưới hình thức hiện vật
trong nơng nghiệp. Tuy nhiên, đặc trưng của tích tụ đất đai trong nơng nghiệp khác
với tích tụ tư bản trong công nghiệp. Do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu khơng
thể thay thế được và có giới hạn, và do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều

7


yếu tố sinh thái, tự nhiên, thời tiết, khí hậu... nên lợi thế kinh tế theo quy mơ có
phần hạn chế. Trong khi tích tụ tư bản trong cơng nghiệp gần như là khơng giới
hạn, hình thành nên những doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn, tận dụng được lợi thế
kinh tế theo quy mơ. Từ đó có thể thấy, cần tính tốn quy mơ tích tụ đất đai phù hợp
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trên thực tế, các mơ hình nơng nghiệp cơng
nghệ cao khơng địi hỏi quy mô ruộng đất quá lớn.Một điểm nữa cũng cần quan
tâm, đó là tích tụ ruộng đất đồng nghĩa với việc một bộ phận nông dân sẽ mất
QSDĐ, đồng nghĩa với việc họ có nguy cơ bị bần cùng hóa rất cao.
Hình thức tích tụ đất đai liên quan đến các mơ hình giúp tăng diện tích ruộng
đất của các hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng QSDĐ nông
nghiệp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế hoặc qua các mơ hình góp vốn bằng quyền sử

dụng đất có chuyển QSDĐ giữa nơng dân với doanh nghiệp.
e. Tập trung đất đai
Tập trung đất đai (land concentration) được hiểu là q trình làm tăng quy mơ
đất đai cho sản xuất kinh doanh hay mục đích nào đó nhưng khơng thay đổi quyền
sở hữu hay quyền sử dụng của các chủ thể sở hữu và sử dụng ruộng đất.
Tập trung ruộng đất có thể được hiểu là “gom” nhiều mảnh đất hiện có thành
mảnh đất, khu đất, cánh đồng có quy mơ lớn, liền vùng, liền thửa, phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, bằng con đường thuê mướn hoặc liên kết
sản xuất, kinh doanh, góp vốn QSDĐ vào doanh nghiệp...
Theo một cách hiểu khác, tập trung ruộng đất là một sự điều chỉnh và sắp xếp
lại các thửa ruộng, thường được áp dụng để hình thành những vùng đất rộng lớn và
hợp lý hơn. Tập trung ruộng đất bên cạnh tạo thuận lợi cho thay đổi phương thức
sản xuất nơng nghiệp cịn có thể được sử dụng để cải thiện kết cấu hạ tầng nơng
thơn và thực hiện các chính sách bảo đảm tính bền vững của mơi trường và nơng
nghiệp.
Từ các cách hiểu trên, có thể đưa ra nhận xét: (i) Tập trung ruộng đất là sự mở
rộng quy mơ diện tích ruộng đất do hợp nhất nhiều thửa đất lại, chủ sở hữu không
thay đổi; (ii) Tập trung ruộng đất cần có sự hỗ trợ của tín dụng; (ii) Tập trung ruộng

8


đất không chỉ đơn giản là phân bổ lại các lô đất để loại bỏ những ảnh hưởng của sự
phân mảnh mà còn gắn liền với cải cách kinh tế và xã hội rộng lớn hơn.
Tổng quát chung về việc tập trung đất nông nghiệp được thực hiện chủ yếu
thông qua 03 cơ chế sau: (i) cơ chế hành chính; (ii) cơ chế dân sự; (iii) cơ chế hỗn
hợp (cả dân sự và hành chính).
- Cơ chế hành chính:
+ Hình thức dồn điền, đổi thửa: Hình thức dồn điền, đổi thửa, hay cịn gọi dồn
thửa đổi điền là hình thức các hộ nông dân đổi ruộng cho nhau nhằm mục đích các

hộ từ chỗ có nhiều mảnh nhỏ nằm phân tán nhiều nơi, dồn vào một số ít mảnh có
diện tích quy mơ lớn hơn. Hình thức này khơng làm tăng quy mô ruộng đất trên hộ,
nhưng làm tăng quy mơ thửa ruộng, góp phần thuận lợi cho cơ giới hố và sản xuất
nơng sản hàng hố.
+ Hình thức th đất nông nghiệp dài hạn: (thời gian theo thỏa thuận nhưng
phải tuân thủ Luật Đất đai) của tổ chức hay của Nhà nước. Hành vi thuê đất để tích
tụ đất nông nghiệp được thực hiện theo cơ chế thị trường và phải theo quy định của
Nhà nước. Giá thuê đất của cá nhân, của tổ chức theo cơ chế thị trường, thuê của
Nhà nước theo đơn giá do Nhà nước quy định.
- Cơ chế dân sự:
+ Hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức thơng qua cơ chế
dân sự trường, các cá nhân, tổ chức nhận mua quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá
nhân khác với mục đích có thêm diện tích đất để bố trí sử dụng đất và tổ chức sản
xuất nơng nghiệp.
+ Hình thức thừa kế đất nơng nghiệp, nhận trao tặng đất nơng nghiệp là hình
thức chuyển đổi quyển sử dụng đất từ người này sang người khác cũng được coi là
hình thức tích tụ đất nơng nghiệp; được thực hiện theo theo các quy định của pháp
luật đất đai và pháp luật dân sự.
+ Hình thức cá nhân thuê đất của cá nhân nhằm tăng quy mơ diện tích đất cho
sản xuất nơng nghiệp. Hình thức th đất ngắn hạn không chuyển quyền sử dụng
đất từ người này sang người khác. Người thuê đất được sử dụng trong một thời hạn
nhất định theo thỏa thuận.

9


+ Hình thức nơng dân góp đất vào doanh nghiệp thơng qua hình thức góp vốn
bằng giá trị quyền sử vào một doanh nghiệp. Hình thức này là quyền sử dụng đất
được quy ra thành tiền, đất góp vào doanh nghiệp quy ra thành tiền, để góp vào
doanh nghiệp dạng góp cổ phần. Doanh nghiệp tổ chức sử dụng đất trong thời hạn

thỏa thuận nhưng quyền sử dụng đất vẫn thuộc về người dân. Người nơng dân góp
vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất khi đó trở thành cổ đông, trở thành công nhân
của doanh nghiệp, được lao động và hưởng lương, được hưởng lợi nhuận từ sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi khơng muốn tham gia góp cổ phần với
doanh nghiệp, nơng dân có quyền địi lại mảnh đất của mình theo thỏa thuận trong
hợp đồng.
- Cơ chế hỗn hợp:
+ Hình thức góp đất vào các HTX, các tổ hợp tác là hình thức các hộ nơng dân
góp đất vào các HTX, các tổ hợp tác để tăng quy mơ sản xuất. Người góp đất vào
HTX, tổ hợp tác được tham gia sản xuất, hưởng công lao động và lợi nhuận tùy theo
mức đóng góp của mình.
+ Hình thức vận động nhiều hộ có đất trong 1 vùng để cùng sản xuất một loại
nông sản theo hướng dẫn của 1 tổ chức, 1 doanh nghiệp: Đây là hình thức nhiều hộ
nơng dân có ruộng đất “liền đồng, cùng trà, khác chủ”, cùng sản xuất một loại nông
sản, cùng kỹ thuật canh tác theo hướng dẫn, yêu cầu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp nhận thu mua và tiêu thụ sản phẩm.
Điểm giống nhau của hai khái niểm trên là đều là q trình tăng quy mơ diện
tích đất đai phục vụ mục đich kinh tế nhất đinh. Tuy nhiên chúng có điểm khác
nhau cơ bản, tích tụ và tập trung đất đai được thể hiện qua hai tiêu chí: (i) về việc
chuyển giao quyền sử dụng đất và (ii) về tính ổn định của chủ thể có quyền sử dụng
đất. Về việc chuyển giao quyền sử dụng đất, tích tụ đất đai là quá trình nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất để sở hữu đất đai ở quy mô lớn hơn, còn tập trung đất
đai là liên kết nhiều mảnh đất của nhiều chủ sở hữu khác nhau lại thành mảnh đất
lớn hơn. Do đó, tích tụ đất đai làm thay đổi chủ thể có quyền sử dụng đất từ nhiều
người thành một người duy nhất, còn tập trung đất đai thì quyền sử dụng đất của các
chủ hộ vẫn khơng thay đổi. Về tính ổn định của chủ thể có quyền sử dụng đất, tích

10



tụ đất đai giúp người tích tụ có quyền sử dụng đất lâu dài nên sẽ yên tâm hơn khi
tập trung đầu tư và phát triển nơng nghiệp vì có đủ quyền năng của chủ sở hữu,
nhưng sẽ làm phát sinh bài toán về xã hội và dân cư khi một bộ phận nông dân sẽ
mất quyền sử dụng đất do ơng cha để lại. Đó cũng là một trong những nguyên nhân
khiến nhà nước phải ban hành các chính sách và pháp luật về hạn điền để hạn chế
tình trạng nêu trên. Việc phân biệt rõ tích tụ và tập trung đất đai giúp nhà nước có
những chính sách phù hợp hơn để phục vụ sản xuất NN. Như vậy, tích tụ và tập
trung ruộng đất khác nhau từ cách thức tiến hành, quyền tài sản (ở đây là QSDĐ) và
một số tác động xã hội như cách thức duy trì thu nhập, việc làm của người nơng dân
sau tích tụ và tập trung ruộng đất cũng khác. Tuy nhiên, về mặt kinh tế, mục tiêu
cuối cùng vẫn là tạo ra một diện tích đất đai quy mơ lớn để có thể ứng dụng cơng
nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp để đạt được hiệu quả cao hơn.
f. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao
Theo Luật Công nghệ Cao (2008): “Cơng nghệ cao là cơng nghệ có hàm lượng
cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, được tích hợp từ thành tựu
khoa học và cơng nghệ hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội,
giá trị gia tăng, thân thiện với mơi trường, có vai trị quan trọng đối với việc hình
thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hố ngành SX, dịch vụ hiện có.
Theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào
sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nơng nghiệp (cơ giới hóa các khâu của q
trình sản xuất), tự động hóa, cơng nghệ thơng tin, công nghệ vật liệu mới, công
nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật ni có năng suất và chất lượng
cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên
cơ sở canh tác hữu cơ.
Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Là vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung, ứng dụng thành tựu của nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông
nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nơng sản hàng hóa và hàng
hóa xuất khẩu chiến lược dựa trên các kết quả chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống
vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi


11


đạt hiệu quả cao; sử dụng các loại vật tư, máy móc, thiết bị hiện đại trong nơng
nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ CNC trong sản xuất
nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, khái niệm "công nghệ cao" hình thành, sử dụng rộng rãi là
sự kết hợp và ứng dụng các công nghệ trên để nâng cao hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng hàng hóa, thỏa mãn
nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt là đảm bảo sự phát triển nông nghiệp
bền vững.
1.1.2. Quyền sử dụng đất nơng nghiệp và vấn đề tích tụ, tập trung đất đai
quy mơ lớn
Ðể tích tụ ruộng đất phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, quy mô lớn, cần
tiếp tục đổi mới, hồn thiện chính sách, pháp luật về đất đai. Trong đó, tập trung
nâng cao hiệu quả quản lý, có quy định phù hợp về hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, nhằm vừa nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp, vừa bảo đảm quyền lợi của nông dân…
Quyền lợi của nông dân được đặt lên hàng đầu. Khi thực hiện tích tụ ruộng
đất, vấn đề quan trọng nhất là cần bảo đảm quyền lợi cho người nơng dân. Thực tế
nước ta hiện nay có một tỷ lệ khá lớn người lao động và dân cư sống phụ thuộc vào
nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ mạnh để thu hút lao động ra
khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Do vậy, việc chuyển nhượng, thu hồi ruộng đất của
nông dân để giao cho các doanh nghiệp phát triển nơng nghiệp hàng hóa lớn, cơng
nghệ cao cần được xem xét trong mọi điều kiện cụ thể, nhằm bảo đảm ổn định, thỏa
đáng lợi ích của nơng dân. Tích tụ ruộng đất dưới bất kỳ hình thức nào cũng nhằm
tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, qua đó tăng thu nhập cho
người sản xuất nơng nghiệp, góp phần tích lũy xã hội.
Tuy nhiên, đi cùng với đó, nếu chính sách khơng tốt sẽ tạo ra sự mất cân bằng

thu nhập xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu, nghèo. Những người nơng dân đi làm thuê
có thể bị bần cùng hóa do mất tư liệu sản xuất, tạo ra gánh nặng cho xã hội. Do đó,
việc xây dựng khung pháp lý cần phù hợp, minh bạch cho các hình thức tích tụ
ruộng đất, cần loại bỏ tình trạng tích tụ và sử dụng ruộng đất theo hình thức đầu cơ,

12


"phát canh thu tô". Hiện nay, người nông dân cũng đã ý thức được việc sản xuất
nông nghiệp dựa trên diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ sẽ khơng hiệu quả, dẫn tới lợi
nhuận thu lại không cao. Bản thân người nông dân rất mong muốn được phối hợp,
hợp tác cùng các doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị và tăng cường đầu ra
cho sản phẩm. Nhưng họ cũng ln mong muốn quyền lợi của mình được bảo đảm
thơng qua sự bảo vệ bằng cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp
Hiện nay, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp tồn tại một số yếu tố hạn chế trong
quá trình thực hiện của các hộ dân tại địa phương, bao gồm các yếu tố sau: tập trung
đất nơng nghiệp bao gồm: Chính sách pháp luật của Nhà nước, thị trường, điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, phong tục tập quán. Cụ thể:
a. Chủ trương, chính sách của Nhà nước:
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến đất nông nghiệp
được thể hiện cụ thể như sau: Luật đất đai, Luật HTX, các chính sách thuế, chính
sách ruộng đất, chính sách bảo hộ sản phẩm, trợ giá sản phẩm, đào tạo lao động,
chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm… Chính sách, pháp luật là yếu tố thúc
đẩy hoặc cản trở hạn chế quá trình tập trung, tích tụ đất nơng nghiệp. Đây là yếu tố
đóng vai trị quan trọng trong việc tích tụ, tập trung đất đai, nó là yếu tố thúc đẩy
hoặc ngược lại là yếu tố cản trở quá trình tập trung tích tụ đất nơng nghiệp. Cụ thể,
trước Luật đất đai năm 1993 khi chính sách của Nhà nước chưa cho phép chuyển
nhượng (mua bán) đất đai thì khơng có thị trường đất đai hợp pháp. Thời gian này
vẫn diễn ra hoạt động mua bán đất đai nhưng chỉ hoạt động dưới dạng thị trường

“ngầm“. Do vậy các giao dịch này là bất hợp pháp và có thể xuất hiện nhiều rủi ro.
Thể chế hóa chính sách đất đai của Đảng, hệ thống pháp luật đất đai từng bước
được hoàn thiện. Trên cơ sở khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, từng
bước mở rộng các quyền của người sử dụng đất, quy định các QSDĐ được tham gia
thị trường bất động sản.
Mở rộng thời hạn sử dụng đất từ 20 năm đối với đất trồng cây hằng năm, 50
năm đối với đất trồng cây lâu năm lên 50 năm đối với các loại đất trồng cây hằng

13


năm và đất trồng cây lâu năm (Luật Đất đai năm 2013). Mở rộng hạn mức nhận
chuyển QSDĐ từ gấp 2 lần (Nghị quyết số 1126/2007/NQ-UBTVQH11, ngày 21-62007), lên 10 lần.
b. Thị trường:
Yếu tố thị trường là yếu tố khá quan trọng của q trình tích tụ, tập trung đất
đai. Thị trường thúc đẩy quá trình chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ lẻ
sang sản xuất hàng hóa, sản xuất tập trung với quy mơ lớn. Muốn có sản xuất hàng
hóa tập trung thì buộc phải tích tụ đất đai thành các trang trại, hoặc là tập trung đất
đai trong các liên kết trong sản xuất. Vì vậy, thị trường là một trong những yếu tố tác
động mạnh đến q trình tích tụ, tập trung đất đai.
c. Điều kiện tự nhiên:
Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất nông nghiệp,
bao gồm các yếu tố chính như: vị trí địa lý, điều kiện thời tiết khí hậu, thổ nhưỡng
và điều kiện địa hình. Đặc biệt, khi tích tụ, tập trung đất nơng nghiệp để sản xuất
quy mơ lớn thì điều kiện tiên quyết phải có những nghiên cứu, phân tích, đánh giá
rất sâu sắc về các yếu tố điều kiện tự nhiên của vùng, chất lượng đất cũng như các
đặc điểm của đất, địa hình của từng vùng miền thì mới có thể tổ chức sản xuất có
hiệu quả.
d. Về điều kiện kinh tế - xã hội:
Sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp không chỉ chiếm một phần đất

nông nghiệp, mà còn tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, thu hút lao động từ
nông nghiệp, làm cho nhiều hộ có quyền sử dụng đất nhưng khơng cịn nhu cầu sử
dụng, là điều kiện cần thiết để các hộ này chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho
người khác.
Sản xuất phát triển, kinh tế tăng trưởng, thu nhập của nông dân ngày càng cao
là điều kiện quan trọng, không chỉ nâng cao về nhận thức mà cịn giúp họ có tiền
vốn để mua thêm đất, tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.
e. Khoa học kỹ thuật:
Các yếu tố về kỹ thuật canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học - cơng nghệ cũng
có tác động đến tích tụ, tập trung đất nông nghiệp.

14


Trình độ kỹ thuật canh tác, cơng nghệ sản xuất càng tiến bộ thì thường địi hỏi
quy mơ diện tích lớn hơn.
f. Phong tục tập quán và thói quen sản xuất
Tích tụ đất nơng nghiệp được thực hiện và phát triển cần phải có sự tương hỗ
giữa các hộ có nhu cầu tích tụ đất nơng nghiệp (muốn tăng diện tích sản xuất) và
những hộ khơng cịn nhu cầu sử dụng đất (muốn chuyển nhượng hoặc cho thuê
quyền sử dụng đất). Hiện nay, do thói quen canh tác với quy mô nhỏ lẻ nên các hộ
rất ngại tiếp cận với sản xuất quy mơ lớn và sử dụng máy móc, áp dụng cơ giới hóa.
Bên cạnh đó, các hộ nơng dân không muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông
nghiệp cho người khác vì các lý do sau: 1) Quy mơ đất nơng nghiệp nhỏ, mỗi gia
đình đều đủ lao động để đảm đương công việc đồng áng nhằm tự cung cấp lương
thực cho hộ; 2) Giá đất nông nghiệp thấp nên chuyển nhượng không thu hút hết
lượng lao động dư thừa ở nơng thơn, thậm chí nhiều lao động thất nghiệp ở thành
thị quay về làm ruộng.
g. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp và nguy cơ rủi ro trong q trình sản xuất
nơng nghiệp:

Tích tụ đất đai làm gia tăng diện tích canh tác trên nơng hộ với mục đích gia
tăng lợi nhuận tổng cộng. Hay nói một cách khác, q trình tích tụ, tập trung ruộng
đất đã tạo ra quy mô lớn hơn cho đơn vị sản xuất, nhiều mơ hình trang trại và cánh
đồng mẫu lớn hình thành.Trên thực thế, khi quy mơ diện tích tăng lên, việc sản xuất
thuận lợi hơn nhưng hiệu quả sản xuất mang lại khơng cao bởi chưa có liên kết
trong tiêu thụ và bảo quản sản phẩm dẫn đến tình trạng mất mùa được giá và được
mùa mất giá. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất cịn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào
như: giống, phân bón, chăm sóc, mùa vụ, rủi ro (do thiên tai, dịch bệnh). Yếu tố rủi
ro ở đây có thể là do khách quan hoặc chủ quan, có thể con người ứng phó được
hoặc khơng ứng phó được nhưng nó cũng ảnh hưởng phần nào đến q trình sản
xuất nơng nghiệp của các hộ.
h. Chính sách khác:

15


×