Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, GDCD VÀO GIẢNG DẠY ĐOẠN TRÍCH ĐẤT NƯỚC (TRÍCH TRƯỜNG CA “MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG”– NGUYỄN KHOA ĐIỀM) MÔN NGỮ VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.69 KB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
<b>MỤC LỤC </b>


1. Lời giới thiệu ... 3


2. Tên sáng kiến: ... 4


3. Tác giả sáng kiến: ... 4


4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ... 4


5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ... 4


6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ... 4


7. Mô tả bản chất của sáng kiến: ... 4


7.1. Cơ sở sáng kiến: ... 4


<i>7.1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề ... 4 </i>


<i>7.1.2. Cơ sở thực tiễn ... 7 </i>


<i>7.1.3. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ... 8 </i>


* Tích hợp kiến thức mơn Lịch sử trong dạy học đoạn trích Đất Nước của
Nguyễn Khoa Điềm ... 9


* Tích hợp mơn Địa lí trong dạy học văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa
Điềm ... 11



* Tích hợp mơn Giáo dục cơng dân trong dạy học đoạn trích Đất Nước của
Nguyễn Khoa Điềm ... 12


* Tích hợp nội môn trong dạy học văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
... 13


7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến ... 38


8. Những thông tin cần được bảo mật (không): ... 38


9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ... 38


9.1. Với nhà trường: ... 38


9.2. Với giáo viên: ... 38


9.3. Với học sinh: ... 39


10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu ... 39


10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả: ... 39


10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân ... 40


11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu (nếu có): ... 40



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


<b>DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT </b>
1. CNTT: Công nghệ thông tin
2. DH: Dạy học


3. GV: Giáo viên


4. GDCD: Giáo dục công dân
5. HS: Học sinh


6. THPT: Trung học phổ thông
7. SGK: Sách giáo khoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ </b>


<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN </b>


<b>1. Lời giới thiệu </b>


Môn Ngữ văn trước hết là một mơn học thuộc nhóm khoa học xã hội,
điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình
cảm cho học sinh. Mơn Ngữ văn cịn là một mơn học thuộc nhóm cơng cụ. Điều đó
nói lên mối quan hệ giữa Ngữ văn và các môn khác. Học mơn Ngữ văn sẽ có tác
động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần
giúp học tốt môn Ngữ văn. Cho nên tự nó cũng tốt lên u cầu tăng cường tính
thực hành giảm lý thuyết, gắn với đời sống.



Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là mơn học góp phần hình thành nên những kiến
thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho
các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó
cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai.


<b> Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung và </b>
Ngữ văn lớp 12 nói riêng đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy
theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được
quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại.
Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức,
có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức,
đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức
linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập
theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu
bền hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


đoạn trích <i>Đất Nước (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa </i>
Điềm, Ngữ văn 12)”.


<b>2. Tên sáng kiến: </b>


<b>TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MƠN LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, GDCD </b>
<b>VÀO GIẢNG DẠY ĐOẠN TRÍCH </b>


<b> ĐẤT NƯỚC (TRÍCH TRƯỜNG CA “MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG”– </b>
<b>NGUYỄN KHOA ĐIỀM) </b>



<b>MÔN NGỮ VĂN 12 </b>
<b>3. Tác giả sáng kiến: </b>


- Họ và tên: Lê Thị Hải Yến (15/07/1990)


Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Lê Xoay – Thị trấn Vĩnh Tường
-huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc


- Số điện thoại: 091 555 3832 E_mail:
<b>4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: </b>


Lê Thị Hải Yến – Trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc
<b>5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: </b>


- Giảng dạy văn bản đoạn trích Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng
của Nguyễn Khoa Điềm; Ngữ văn lớp 12.


<b>6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử </b>
- Tháng 11 năm 2019.


<b>7. Mô tả bản chất của sáng kiến: </b>
<b>7.1. Cơ sở sáng kiến: </b>


<i><b>7.1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề </b></i>
<i><b>7.1.1.1. Khái niệm tích hợp </b></i>


Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
<i>trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp </i>
<i>có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5


<i>nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau </i>
<i>trong cùng một kế hoạch dạy học”. </i>


Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin
(integer) có nghĩa là “whole” hay “tồn bộ, tồn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các
hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự
hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy.


Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để
chỉ một quan niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con
người phát triển thiếu hài hịa, cân đối. Tích hợp cịn có nghĩa là thành lập một loại
hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn
có.


Trong dạy học các bộ mơn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội
dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ
trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào
những nội dung vốn có của mơn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD
mơi trường, GD an tồn giao thơng trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự
nhiên và xã hội… xây dựng mơn học tích hợp từ các mơn học truyền thống.


Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thơng và trong xây dựng chương trình
mơn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm tích cực về q trình học tập và q trình DH. Đưa tư tưởng sư
phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết.



Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp
trong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức
tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn
học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm
GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ
phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước
trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH
và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh
nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường
sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương
pháp của khối lượng tri thức tồn diện, hài hịa và hợp lí trong giải quyết các tình
huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.


Tích hợp là quan điểm hịa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những
khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy
nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm
những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của q
trình DH các môn học.


Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ
thấp và khác nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với
mơn học chính; tích hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên mơn
học mới.


Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được
GV tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên


mơn” hoặc tích hợp “nội mơn”. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà
trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng.


<i><b>7.1.1.2. Tích hợp trong mơn Ngữ văn </b></i>


Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp khơng chỉ chú trọng
nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm, thao
tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnh đối
tượng học tập, nội dung mơn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực, kĩ
năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất. Giờ học Ngữ văn theo quan
điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp địi hỏi sự tích hợp các kĩ
năng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ khơng phải sự tác
động các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phân
môn”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7


Quan điểm dạy học tích hợp hay dạy cách học, dạy tự đọc, tự học không coi
nhẹ việc cung cấp tri thức cho HS. Vấn đề là phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa
bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển năng lực, tiềm lực
cho HS. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý
thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn vậy, chẳng
những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà
còn cần khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ
nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểu văn bản, vào những tình huống có ý
nghĩa đối với HS, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.


Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được qn
triệt trong tồn bộ mơn học: từ Đọc văn, Tiếng Việt đến Làm văn; quán triệt trong
mọi khâu của quá trình dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập;


tích hợp trong chương trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phương pháp dạy
học của GV và tích hợp trong hoạt động học tập của HS; tích hợp trong các sách
đọc thêm, tham khảo. Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” địi hỏi thực hiện việc
tích cực hố hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm
mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng
lịng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý nghĩa và
như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT mơn Ngữ văn - Bộ
GD&ĐT, năm 2002)./.


<i><b>7.1.2. Cơ sở thực tiễn </b></i>


Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống
giữa các phân mơn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện
kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.


Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của
dạy học hiện đại, là biện pháp để tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh.
Học sinh được rèn luyện thói quen tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống
và lơgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các kiến
thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ năng
thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn
bản một cách hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

8


sự liên kết với nhau trên nhiều mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho
nhau. Phân mơn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức cho phân môn khác và
đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và
năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.



Hình thức tích hợp được các GV vận dụng và hiện đang được đẩy mạnh là
tích hợp liên mơn.


Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học với các kiến thức
của các bộ môn khác, các ngành khoa học, nghệ thuật khác, cũng như các kiến thức
đời sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm
vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.


<i><b>7.1.3. Biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề </b></i>


<i><b>7.1.3.1. Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp mơn Ngữ văn THPT </b></i>
* Xác định đúng nội dung, mục tiêu tích hợp


Để vận dụng phương pháp dạy học tích hợp có hiệu quả, người dạy cần phải
xác định chính xác, đúng đắn mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tích
hợp trong bài dạy.


- Mục tiêu:


+ Khắc sâu kiến thức bài học


+ Thể hiện tính liên kết, mối quan hệ hữu cơ của chương trình
+ Rèn luyện kĩ năng tiếp nhận văn học cho HS


- Nội dung:


+ Các nội dung kiến thức có những điểm liên quan, tương đồng với các bài đã học
+ Các nội dung kiến thức cần đến việc sử dụng kiến thức của các bộ môn khác,
phân môn khác để làm phương tiện, công cụ khai thác.



- Nguyên tắc


+ Căn cứ vào mục tiêu cần đạt của tiết học


+ Căn cứ vào nội dung chương trình (các bài học trước hoặc sau bài cần dạy có liên
quan)


- Phương pháp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

9
+ Lựa chọn dữ liệu tích hợp


* Chuẩn bị các dữ liệu để tích hợp


Một trong những yếu tố quyết định thành công của việc vận dụng phương
pháp dạy học tích hợp là việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp (Dữ liệu được hiểu là các
đơn vị kiến thức cần có để tích hợp). Để việc chuẩn bị dữ liệu tích hợp có hiệu quả,
GV cần xác định mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp cụ thể để tích hợp.


* Sử dụng linh hoạt các hình thức tích hợp: Có ba hình thức tích hợp cơ bản sau:
- Tích hợp ngang: Là hình thức tích hợp liên phân môn và là hình thức tích hợp
theo từng thời điểm. Đối với môn Ngữ văn, GV sử dụng tri thức của các phân môn
Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học để giải mã văn bản văn học hoặc ngược lại.
- Tích hợp dọc: Tích hợp theo thể loại, đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học. Mục
đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các bài học có cùng
đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để khắc sâu kiến thức
cho HS, giúp HS nhận ra những điểm giống nhau và khác biệt của các nội dung cần
quan tâm trong bài dạy văn bản văn học.


- Tích hợp liên mơn: Đây là mơ hình giáo dục khá phù hợp với chương trình dạy


học Ngữ văn tại các trường THPT. Để thực hiện tích hợp môn Ngữ văn với các
môn học khác, GV cần có hiểu biết rộng về nội dung các mơn học khác như: Lịch
sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Sinh học, Tiếng Anh… Điều này đòi hỏi GV phải
mở rộng kiến thức, tăng cường trao đổi kiến thức với GV các bộ môn khác.


<i><b>7.1.3.2. Phạm vi kiến thức vận dụng tích hợp liên mơn và biện pháp cụ thể để </b></i>
<i><b>giảng dạy đoạn trích “Đất Nước” </b></i>


Một trong những phương pháp giúp HS hứng thú, say mê học tập văn bản
<i>Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là GV và HS vận dụng kiến thức liên môn và </i>
nội môn vào chiếm lĩnh văn bản một cách phù hợp. Sau đây là một số giải pháp cụ
thể:


<b>* Tích hợp kiến thức môn Lịch sử trong dạy học đoạn trích Đất Nước của </b>
<b>Nguyễn Khoa Điềm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

10


GV dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh và hỏi: Em hãy quan sát hình
ảnh và trình bày những hiểu biết của mình về cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân
dân ta trong những năm 1965 – 1973?


HS quan sát tranh và dùng những hiểu biết về cuộc kháng chiến chống Mĩ
giai đoạn này để trả lời. GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:


+ <i>Sau thất bại của chiến tranh cục bộ, vào đầu năm 1969, Mĩ chuyển sang thực </i>
<i>hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đồng thời mở rộng chiến tranh ra </i>
<i>tồn Đơng Dương. </i>


<i>+ “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới </i>


<i>của Mĩ, được tiến hành bằng qn đội Sài Gịn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa </i>
<i>lực, không quân, hậu cần của Mĩ và vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy nhằm chống nhân </i>
<i>dân ta. Tiến hành “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ tiếp tục thực hiện âm mưu </i>
<i>“Dùng người Việt đánh người Việt” để giảm xương máu người Mĩ trên chiến </i>
<i>trường. </i>


<i>+ Một số hình ảnh về vụ thảm sát ở Mĩ Lai – một tội ác của đế quốc Mĩ trên đất </i>
<i>nước ta giai đoạn 1969-1971 </i>


<i>+ GV thuật lại lời kể của nhà thơ về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để HS hiểu rõ </i>
<i>hơn về đoạn trích đồng thời tạo tâm thế tiếp nhận và định hướng tiếp nhận cho HS: </i>
<i>“Chương V là một chương lớn. Tôi viết chương này trong những ngày mưa triền </i>
<i>miên sau Tết. Đó là thời kì máy bay Mĩ đánh phá dữ dội. B52 giội liên tục, làm cho </i>
<i>mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm và viết, cảm xúc được cộng </i>
<i>hưởng bởi tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa rừng. Có khi viết xong, một trận </i>
<i>bom làm cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp. </i>
<i>Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ có việc tn </i>
<i>chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản dị của chính tơi, về tuổi trẻ và các bạn bè </i>
<i>đang tranh đấu ở trong thành phố. Nên nhân vật của tơi là anh và em. Đó là lời </i>
<i>đằm thắm của một người con trai nói với một người con gái. Chúng tơi, mỗi người </i>
<i>có một số phận khác nhau nhưng đều gắn kết trong một số phận chung là số phận </i>
<i>đất nước. Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh </i>
<i>hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân”. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

11


- Từ biện pháp tích hợp kiến thức Lịch sử vào dạy học bài thơ Tây Tiến của Quang
Dũng, chúng ta thấy rõ hiệu quả bài học như sau:


- Đặt bài thơ trong bối cảnh lịch sử ra đời thì tồn bộ giá trị nội dung, tư tưởng của


tác phẩm mới được bộc lộ một cách đầy đủ và sâu sắc.


- Tích hợp kiến thức Giáo dục cơng dân: Giáo dục học sinh lịng u nước, thái độ
trân trọng, biết ơn trước sự hy sinh, tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của các
thế hệ cha anh đi trước. Từ đó, hướng HS đến những việc làm cụ thể, thiết thực để
tiếp nối truyền thống dân tộc, góp phần dựng xây đất nước giàu đẹp.


- Biện pháp này giúp cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, mở rộng kiến thức
liên môn, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.


Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, GV phải lựa chọn tài liệu phù hợp, đảm
bảo hai tiêu chuẩn: giá trị giáo dục và giá trị văn học. Tài liệu lịch sử không làm
mất đi đặc trưng nội dung văn bản văn học, phân tán sự chú ý của HS vào những
vấn đề đang học.


<b>* Tích hợp mơn Địa lí trong dạy học văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa </b>
<b>Điềm </b>


- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 2. Đoạn 2: Tư tưởng cốt lõi: Đất Nước của
<i><b>Nhân dân. </b></i>Khi phân tích đoạn thơ <i>“Những người vợ nhớ chồng đã góp cho đất </i>
<i>nước những núi Vọng Phu…… Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta”, GV chiếu </i>
hình ảnh về cảnh đẹp non sơng và cung cấp thêm thông tin về các địa danh này. Cụ
thể như sau: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đền Gióng, đền thờ các vua Hùng, núi
Bút, non Nghiên, sông Cửu Long, núi bà Đen, núi Bà Điểm, sơng Ơng Đốc,…
<b>Ý nghĩa: </b>


- Giúp HS có thêm tri thức về các địa danh xuất hiện trong bài thơ. Từ đó
giúp HS hiểu hơn về những sự hóa thân của nhân dân vào dáng hình xứ sở.


- Trải qua thời gian, những địa danh ấy ngày nay trở thành những nơi thu hút


khách du lịch bởi vẻ đẹp tiềm ẩn của nó, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
Vì vậy, việc đưa thêm những thơng tin trên vào bài học, không chỉ làm cho bài học
phong phú, sinh động mà cịn góp phần đưa bài học gắn với thực tế cuộc sống hiện
nay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

12


<b>* Tích hợp mơn Giáo dục cơng dân trong dạy học đoạn trích Đất Nước của </b>
<b>Nguyễn Khoa Điềm </b>


<i><b>- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 2. Đoạn 2: Tư tưởng cốt lõi: Tư tưởng Đất </b></i>
<i><b>Nước của Nhân dân. Khi nói về lí tưởng, khát vọng của người chiến sĩ Tây Tiến, </b></i>
GV tích hợp với Giáo dục công dân Lớp 10 (Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây
<b>dựng và bảo vệ Tổ quốc) </b>


GV chiếu câu hỏi lên bảng: từ sự đóng góp, hy sinh của những con người vơ
<i>danh, bình dị đối với đất nước, em hãy liên hệ đến tinh thần trách nhiệm, lí tưởng </i>
<i>của thế hệ trẻ ngày nay đối với công cuộc bảo vệ đất nước? </i>


GV phát và yêu cầu HS điền câu trả lời vào phiếu học tập mà mình đã chuẩn
bị sẵn. Câu trả lời của HS có thể hướng đến một số nội dung sau:


Bác Hồ đã dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng
<i>nhau giữ lấy nước”. Ngày nay, đất nước đã hoàn toàn thống nhất nhưng chúng ta </i>
vẫn phải luôn cảnh giác, chống lại mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù để bảo vệ Tổ
quốc.


Là những công dân trẻ tuổi yêu nước, thanh niên HS chúng ta có trách nhiệm:


- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. Cảnh giác trước mọi âm


mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái
độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và tồn vẹn
lãnh thổ của đất nước.


- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe


- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc


- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam
anh hùng do nhà trường, địa phương tổ chức.


- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Sống có lí tưởng, hồi bão vì đất nước


<b>Ý nghĩa: </b>


- Việc tích hợp với kiến thức mơn GDCD có vai trò rất lớn trong việc giáo
dục HS về trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua
đó, giúp HS định hướng được mình cần làm gì để mai này góp phần xây dựng và
phát triển đất nước. Đó cũng chính là cách GV giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước
ở các em học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

13


Lưu ý là khi tích hợp với kiến thức GDCD, GV nên để cho HS suy nghĩ và
trình bày quan điểm của mình. Từ đó đi đến những định hướng đúng đắn nhất.
Kiến thức tích hợp ở đây cần tiêu biểu và sát với nội dung bài học.



<b>* Tích hợp nội mơn trong dạy học văn bản Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm </b>
- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục 1. Đoạn 1: Những cảm nhận mới mẻ của tác
<i><b>giả về Đất nước </b></i>


- Khi giảng câu thơ: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn/ Đất Nước
<i>lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” GV chiếu hình ảnh, tích hợp văn </i>
học dân gian (Ngữ văn 6, tập một):


+ Truyện cổ tích Trầu cau: Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị
<i>bản. Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ tư có hai anh em Tân và Lang </i>
<i>rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì khơng cịn chăm sóc đến em như trước </i>
<i>nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục </i>
<i>xuống chết và hóa thành tảng đá vơi. Tân, khơng thấy em về, vì thương em nên </i>
<i>quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá </i>
<i>vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào </i>
<i>thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với </i>
<i>nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy </i>
<i>câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu </i>
<i>tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngơi đền thờ ba người hiện nay là </i>
<i>đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại </i>
<i>phong kiến vẫn có sắc phong tặng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

14


<i>Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh </i>
<i>của Gióng năm xưa. </i>


<i>- Tích hợp văn học dân gian (Ngữ văn 10, tập một): Khi giảng câu thơ Đất Nước là </i>
<i>nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm, </i>GV gợi nhớ cho HS bài ca dao
<i>Khăn thương nhớ ai: </i>



<i>“Khăn thương nhớ ai, </i>
<i>Khăn rơi xuống đất. </i>
<i> Khăn thương nhớ ai, </i>


<i>Khăn vắt lên vai. </i>
<i>Khăn thương nhớ ai, </i>
<i>Khăn chùi nước mắt. </i>
<i>Đèn thương nhớ ai, </i>


<i>Mà đèn không tắt. </i>
<i>Mắt thương nhớ ai, </i>
<i>Mắt ngủ không yên. </i>


<i> Đêm qua em những lo phiền, </i>
<i> Lo vì một nỗi khơng n một bề...” </i>


- Tích hợp văn học dân gian: Khi giảng câu thơ “Đất là nơi chim về/ Nước là nơi
<i>Rồng ở” GV gợi nhắc đến Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên: </i>


<i>Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long </i>
<i>Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và </i>
<i>kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao </i>
<i>phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc </i>
<i>trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên </i>
<i>hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi </i>
<i>người con. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

15



<i>con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là </i>
<i>Hùng Vương. </i>


- Tích hợp với kiến thức văn học hiện đại: Khi giảng các câu thơ: “Em ơi em/ Đất
<i>nước là xương máu của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ/ Phải biết hóa thân cho </i>
<i>dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời”, GV liên hệ đến những câu thơ có </i>
cùng cảm hứng:


<i>Chúng tơi đã đi khơng tiếc đời mình </i>
<i>Nhưng tuổi 20 thì làm sao khơng tiếc </i>
<i>Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 </i>


<i>Thì cịn chi Tố quốc? </i>
<i> (Thanh Thảo) </i>


<i> Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt </i>
<i>Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng </i>
<i>Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết </i>


<i>Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông </i>
<i> (Tố Hữu) </i>


<i>Nguyễn Khoa Điềm có lần tâm sự:“điều may mắn với tôi là được sống trong những </i>
<i>năm tháng hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn”. </i>
- Mục II. Đọc – hiểu văn bản; Mục <i><b>2. Đoạn 2: Tư tưởng cốt lõi: Tư tưởng Đất </b></i>
<i><b>Nước của Nhân dân GV tích hợp với văn học dân gian: </b></i>


+ Giảng những câu thơ: “Những người vợ nhớ chồng cịn góp cho Đất Nước những
<i>núi Vọng Phu….. Những cuộc đời đã hóa núi sơng ta” , GV gợi nhắc đến các câu </i>
chuyện cổ tích: Sự tích núi Vọng Phu, Sự tích hịn Trống Mái,…



+ Các dòng thơ : “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi/ Biết quý công cầm vàng
<i>những ngày lặn lội/ Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài </i>
<i>lâu” được lấy ý từ những câu ca dao quen thuộc: </i>


<i> Yêu em từ thuở trong nôi </i>
<i> Em nằm em ngủ, anh ngồi anh ru. </i>


<i> Cầm vàng mà lội qua sông </i>


<i>Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

16
<b>Ngày soạn: </b>


<b>Ngày giảng: </b>


<b>GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM </b>


<b>Tiết 27: Đọc văn </b>
<b>ĐẤT NƯỚC </b>


<b>(TRÍCH “MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG”) </b>
<i><b> - Nguyễn Khoa Điềm - </b></i>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<i><b>1. Kiến thức: Sau bài này, giúp học sinh hiểu: </b></i>
<i>1.1. Môn Ngữ văn: </i>


- Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn


Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân
dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.


- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận
dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư
tưởng “Đất nước của Nhân dân” .


<i>1.2. Môn Địa lí: </i>


- Nêu được vị trí một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước.
<i>1.3. Môn GDCD: </i>


<i>- Trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. </i>
<i>1.4. Môn Lịch sử </i>


- Hiểu về truyến thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân qua
những chiến công trong lịch sử dựng nước và giữ nước.


<i>1.4. Văn hóa – khoa học </i>


- Vận dụng tích hợp kiến thức nhiều ngành khoa học như: văn hóa, du lịch,...
<i><b>2. Kĩ năng: </b></i>


<i>- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại thơ trữ tình – chính luận. </i>
- Kĩ năng vận dụng kiến thức các mơn Địa lí, Lịch sử, GDCD để chiếm lĩnh tri thức
bài học một cách sâu sắc nhất.


<i><b>3. Tư duy, thái độ: </b></i>


<i><b>- Bồi dưỡng tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc. </b></i>



- Trân trọng những địa danh lịch sử, danh nhân lịch sử và văn hóa.
- Giáo dục tính cẩn thận, tinh thần say mê học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

17


<i>4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT, hợp tác, </i>
giao tiếp.


<i>4.2. Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp vấn đề, năng lực cảm thụ văn học, năng </i>
lực phân tích ngơn ngữ, năng lực đọc – hiểu văn bản,…


<b>II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>


- GV nêu vấn đề, phát vấn kết hợp với diễn giảng.
- Hoạt động song phương tích cực giữa GV và HS
<b>III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC </b>


- Giáo viên:


+ Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học như SGK, máy
chiếu, tranh ảnh minh họa, giáo án.


+ Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học, dùng máy chiếu để trình chiếu các
tranh ảnh và tài liệu minh họa


+ Các kiến thức về địa lí, lịch sử Việt Nam, GDCD, mĩ thuật,...
- Học sinh:


+ Soạn nội dung bài học



+ Tìm những tác phẩm có cùng tư tưởng chủ đề về hình tượng đất nước trong giai
đoạn 1945-1975.


+ Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu về đất nước trong chiến tranh...
+ Tri thức về địa lí, lịch sử Việt Nam...


<b>IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: </b>
<i><b>1. Tổ chức: </b>(1 phút) </i>


Lớp 12A3: Lớp 12A6:
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: không </b></i>


<i><b>3. Bài mới </b></i>


<i>Đất nước là một đề tài chẳng bao giờ cũ nhưng cũng khơng cịn mới trong </i>
<i>văn học nghệ thuật. Riêng giai đoạn 1945-1975, kho tàng thơ VN đã được tiếp </i>
<i>nhận khá nhiều tác phẩm hay : Đất nước –Nguyễn Đình Thi, Tổ quốc bao giờ đẹp </i>
<i>thế này chăng-Chế Lan Viên, Những người đi tới biển-Thanh Thảo…Tuy vậy, mỗi </i>
<i>nhà thơ lại có một góc nhìn riêng gắn với những quan niệm và những trải nghiệm </i>
<i>riêng của mình về đất nước. Với những trải nghiệm riêng của mình, Nguyễn Khoa </i>
<i>Điềm đã đóng góp một cái nhìn mới về đất nước qua đoạn trích “Đất nước” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

18
<b>HS tìm hiểu chung: </b>


- GV yêu cầu HS trình bày ngắn
gọn những hiểu biết về tác giả
Nguyễn Khoa Điểm



- GV yêu cầu HS tiếp tục dựa
vào phần tiểu dẫn để trình bày
hiểu biết về đoạn trích “Đất
Nước”


- HS dựa vào SGK trình bày
- GV thuật lại lời kể của nhà thơ
về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
để HS hiểu rõ hơn về đoạn trích
đồng thời tạo tâm thế tiếp nhận
và định hướng tiếp nhận cho HS:
“Chương V là một chương lớn.
<i>Tôi viết chương này trong những </i>
<i>ngày mưa triền miên sau Tết. Đó </i>
<i>là thời kì máy bay Mĩ đánh phá </i>
<i>dữ dội. B52 giội liên tục, làm cho </i>
<i>mọi thứ tối tăm mù mịt. Chúng </i>
<i>tôi ngồi trong hầm và viết, cảm </i>
<i>xúc được cộng hưởng bởi tiếng </i>
<i>bom nổ, bởi khói bom và mưa </i>
<i>rừng. Có khi viết xong, một trận </i>
<i>bom làm cho bản thảo bay tung </i>
<i>tóe, lượm lại trang còn trang </i>
<i>mất, lại ngồi viết tiếp. Tôi viết </i>
<i>rất nhanh, như cảm xúc đã dồn </i>
<i>tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ có </i>
<i>việc tn chảy ra thơi. Tơi viết về </i>
<i>những điều giản dị của chính tơi, </i>
<i>về tuổi trẻ và các bạn bè đang </i>
<i>tranh đấu ở trong thành phố. </i>


<i>Nên nhân vật của tôi là anh và </i>
<i>em. Đó là lời đằm thắm của một </i>


<b>1. Tác giả </b>
<i><b>a. Tiểu sử </b></i>


- Sinh ra trong một gia đình trí thức, giàu
truyền thống yêu nước và tinh thần cách
mạng.


- Học tập và trưởng thành trên miền Bắc, tham
gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miền
Nam.


<i><b>b. Phong cách sáng tác </b></i>


- Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén .
- Giọng thơ trữ tình chính luận .
<b>2. Tác phẩm </b>


<i><b>a. Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến </b></i>
khu Trị -Thiên 1971, in lần đầu năm 1974 .
- <i>Tích hợp kiến thức về lịch sử Việt Nam giai </i>
<i>đoạn 1969-1971 khi Mĩ tiến hành chiến lược </i>
<i>“Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt </i>
<i>Nam: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

19
<i>người con trai nói với một người </i>



<i>con gái. Chúng tơi, mỗi người có </i>
<i>một số phận khác nhau nhưng </i>
<i>đều gắn kết trong một số phận </i>
<i>chung là số phận đất nước. Đất </i>
<i>nước với các nhà thơ khác là của </i>
<i>những huyền thoại, của những </i>
<i>anh hùng, nhưng với tôi là của </i>
<i>những con người vô danh, của </i>
<i>nhân dân”. </i>


Nam hóa chiến tranh”, Mĩ tiếp tục thực hiện
âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”
để giảm xương máu người Mĩ trên chiến
trường.


+ Một số hình ảnh về vụ thảm sát ở Mĩ Lai –
một tội ác của đế quốc Mĩ trên đất nước ta giai
đoạn 1969-1971:


<i><b>b. Nội dung: thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm </b></i>
chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ
mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh
chống đế quốc Mĩ xâm lược


<i><b>c. Nghệ thuật: mang đậm phong cách thơ </b></i>
Nguyễn Khoa Điềm.


<b>3. Đoạn trích : </b>


<i><b>a. Vị trí: Trích chương V của trường ca . </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

20


của Nhân dân”.
<i><b>c. Bố cục: Hai phần </b></i>


- Phần I : 42 câu đầu : Những cảm nhận mới
mẻ của tác giả về Đất nước.


- Phần II: 47 câu cuối: Tư tưởng cốt lõi: Đất
nước của Nhân dân.


<b>Hoạt động 2 : GV hướng dẫn </b>
<b>HS đọc hiểu văn bản </b>


- GV gọi HS đọc đoạn trích. GV
nhận xét và hướng dẫn HS cách
đọc: cần đọc bằng giọng tha
thiết, trầm lắng, trang nghiêm
GV giúp HS nắm được trình tự
triển khai mạch suy nghĩ và cảm
xúc của tác giả: đoạn trích là
những suy ngẫm của tác giả về
đất nước, tự đặt ra và trả lời
những câu hỏi: <i>đất nước có từ </i>
<i>bao giờ?, đất nước là gì?, ai đã </i>
<i>làm nên đất nước? </i>


- GV đọc lại 9 câu thơ đầu, HS
lắng nghe và trả lời câu hỏi : chín


câu thơ đầu đã trả lời câu hỏi gì
về đất nước?


- Nguyễn Khoa Điềm đã cảm
nhận về đất nước qua những hình


<b>II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN </b>


<i><b>1. Đoạn 1(42 câu đầu): Đất nước được cảm </b></i>
nhận từ nhiều phương diện lịch sử văn hoá dân
tộc, chiều sâu của không gian, chiều dài của
thời gian.


a) Chín câu đầu : Đất nước có từ bao giờ


- Một đoạn thơ ngắn nhưng gợi dậy biết bao nét
văn hóa và văn học dân gian quen thuộc:


+”ngày xửa ngày xưa” : câu mở đầu các truyện
cổ dân gian


+miếng trầu : gợi nhớ tục ăn trầu của người
Việt và truyện cổ tích Trầu cau cảm động


+trồng tre đánh giặc : truyền thuyết Thánh
gióng đánh giặc ngoại xâm…


+Tóc mẹ thì bới sau đầu : phong tục búi tóc
thành cuộn sau gáy của người dân Việt



+gừng cay muối mặn: gợi nhớ thói quen tâm lí
tình cảm.


<b> - Tích hợp văn học dân gian (Ngữ văn 6, tập </b>
<i><b>một): </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

21
ảnh nào? Những hình ảnh ấy làm


cho em liên tưởng đến những nét
văn hóa dân gian nào quen
thuộc?


-Nhận xét về cách sử dụng
những chất liệu văn hóa, văn học
dân gian của Nguyễn Khoa
Điềm?


Nhà thơ không chỉ ra một bài
nào cụ thể, khơng trích ngun
văn những câu trọn vẹn mà chỉ
dẫn ra, gợi ra một vài hình ảnh,
từ ngữ tiêu biểu, để từ đó mở ra
cho người đọc những trường liên
tưởng sâu rộng về đời sống dân
tộc qua hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước


- Trong cảm nhận của Nguyễn
Khoa Điềm, đất nước hiện lên


thật đằm thắm, nghĩa tình như
thế nào?


- GV gợi mở : theo em, Nguyễn
Khoa Điềm đã trả lời cho câu hỏi
“đất nước có tự bao giờ như thế
nào? Đâu là điểm mới trong cách
tìm về cội nguồn đất nước của
ông?


- GV trích hai đoạn thơ của
Nguyễn Đình Thi và Chế Lan


<i>sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn </i>
<i>rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang </i>
<i>mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng </i>
<i>đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em </i>
<i>nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả </i>
<i>và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vơi. Vợ </i>
<i>Tân khơng thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm </i>
<i>đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, </i>
<i>biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi </i>
<i>quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên </i>
<i>sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe </i>
<i>thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy </i>
<i>dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng </i>
<i>tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi </i>
<i>đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương </i>
<i>ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) </i>
<i>mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong </i>


<i>tặng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

22
Viên để HS so sánh nhận ra điểm


mới trong cách tiếp cận đất nước
của Nguyễn Khoa Điềm


<i>+ Việt Nam đất nước ta ơi </i>


<i>Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp </i>
<i>hơn </i>


<i>Cánh cò bay lả dập dờn </i>


<i>Mây mờ che đỉnh Trường Sơn </i>
<i>sớm chiều </i>


 cảm nhận đất nước ở những
đường nét hồnh tráng của khơng
gian, với giọng điệu ngợi ca đầy
tự hào


+ Hỡi sông Hồng tiếng hát 4000
<i>năm </i>


<i>Tổ quốc bao giờ đẹp thế này </i>
<i>chăng </i>


<i>Chưa đâu!Và ngay cả trong </i>


<i>những ngày đẹp nhất </i>


<i>Khi Nguyễn Trãi làm thơ và </i>
<i>đánh giặc </i>


<i>Nguyễn Du viết Kiều đất nước </i>
<i>hóa thành văn </i>


<i>Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào </i>
<i>cửa Bắc </i>


<i>Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên </i>
<i>sóng Bạch Đằng. </i>


 Cảm nhận về đất nước qua
những trang sử hào hùng, giọng
điệu hào sảng, hùng tráng


Cả 2 đoạn thơ trên, các tác giả
đã tự tạo ra một khoảng cách
nhất định để chiêm nghiệm về
đất nước, nhìn đất nước ở tầm
vóc kì vĩ, lớn lao


<i>cậu con trai khơi ngơ. Điều kì lạ là tuy đã lên </i>
<i>ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng </i>
<i>biết nói cười. Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, </i>
<i>cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh </i>
<i>giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu </i>
<i>cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà </i>


<i>con phải góp cơm gạo ni cậu. Giặc đến, cậu </i>
<i>bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, </i>
<i>cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. </i>
<i>Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre </i>
<i>bên đường đánh tan quân giặc. Giặc tan, </i>
<i>Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi </i>
<i>bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng </i>
<i>năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, </i>
<i>những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những </i>
<i>dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa. </i>


+ Các câu ca dao: <i>tay bưng đĩa muối chén </i>
<i>gừng/gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau </i>
<i>Muối ba năm muối đang còn mặn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

23
GV so sánh với NKD để thấy :


NKD cảm nhận đất nước ở tầm
gần, quan sát đất nước ở muôn
mặt đời thường để phát hiện ra
một khuôn mặt mới của đất nước
: dung dị, đời thường, thậm chí
có phần lam lũ nhưng cũng
không kém phần cao cả. Đất
nước không ở đâu xa mà là
những gì giản dị, thân thiết trong
cuộc sống hàng ngày của mỗi
con người



<i>Có xa nhau đi nữa ba vạn 6 nghìn ngày mới xa </i>
<i>- Tích hợp kiến thức về văn hóa: </i>


<i>+ Phong tục tập quán: tục búi tóc sau gáy của </i>
<i>phụ nữ Việt, tục ăn trầu </i>


<i>+ Nền văn minh lúa nước: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

24


 Cội nguồn đất nước : đất nước có từ thưở xa
xưa, bắt đầu cùng với sự ra đời của những nét
phong tục rất đẹp : ăn trầu, búi tóc sau đầu…,
lớn lên, trưởng thành cùng với quá trình đấu
tranh chống giặc ngoại xâm


 Cội nguồn đất nước khơng phải được nhìn
từ sự nối tiếp của các triều đại hay các mốc son
lịch sử chói lọi mà được phát hiện từ trong
chiều sâu văn hóa và văn học dân gian-điểm
mới trong cách tìm về cội nguồn đất nước của
Nguyễn Khoa Điềm.


Với những câu thơ trải dài, trầm lắng, giọng
thơ tâm tình, sử dụng rất tài tình và hiệu quả
những chất liệu văn hóa văn học dân gian
Nguyễn Khoa Điềm làm hiện lên một đất nước
trong chiều sâu văn hóa phong tục thật dung dị,
gần gũi.



<i><b>4. Củng cố, dặn dò: </b></i>


- HS nắm nội dung bài học.


- Học thuộc phần I của đoạn trích “Đất Nước”.


- Hoàn thành các câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài.
- Chuẩn bị phần II của đoạn trích.


<i><b>5. Rút kinh nghiệm </b></i>
- Nội dung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

25
<b>Ngày soạn: </b>


<b>Ngày giảng: </b>


<b>Tiết 28: Đọc văn </b>
<b>ĐẤT NƯỚC </b>


<b>(TRÍCH “MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG”) </b>
<i><b> - Nguyễn Khoa Điềm - </b></i>


<b>(tiếp theo) </b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


<i><b>1. Kiến thức: Sau bài này, giúp học sinh hiểu: </b></i>
<i>1.1. Môn Ngữ văn: </i>


- Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cảm nhận của nhà thơ Nguyễn


Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân
dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.


- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận
dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư
tưởng “Đất nước của Nhân dân” .


<i>1.2. Mơn Địa lí: </i>


- Nêu được vị trí một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước.
<i>1.3. Môn GDCD: </i>


<i>- Trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. </i>
<i>1.4. Môn Lịch sử </i>


- Hiểu về truyến thống yêu nước, đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân qua
những chiến công trong lịch sử dựng nước và giữ nước.


<i>1.4. Văn hóa – khoa học </i>


- Vận dụng tích hợp kiến thức nhiều ngành khoa học như: văn hóa, du lịch,...
<i><b>2. Kĩ năng: </b></i>


<i>- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại thơ trữ tình – chính luận. </i>
- Kĩ năng vận dụng kiến thức các mơn Địa lí, Lịch sử, GDCD để chiếm lĩnh tri thức
bài học một cách sâu sắc nhất.


<i><b>3. Tư duy, thái độ: </b></i>


<i><b>- Bồi dưỡng tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc. </b></i>



- Trân trọng những địa danh lịch sử, danh nhân lịch sử và văn hóa.
- Giáo dục tính cẩn thận, tinh thần say mê học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

26


<i>4.1. Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT, hợp tác, </i>
giao tiếp.


<i>4.2. Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp vấn đề, năng lực cảm thụ văn học, năng </i>
lực phân tích ngơn ngữ, năng lực đọc – hiểu văn bản,…


<b>II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>


- GV nêu vấn đề, phát vấn kết hợp với diễn giảng.
- Hoạt động song phương tích cực giữa GV và HS
<b>III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC </b>


- Giáo viên:


+ Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học như SGK, máy
chiếu, tranh ảnh minh họa, giáo án.


+ Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học, dùng máy chiếu để trình chiếu các
tranh ảnh và tài liệu minh họa


+ Các kiến thức về địa lí, lịch sử Việt Nam, GDCD, mĩ thuật,...
- Học sinh:


+ Soạn nội dung bài học



+ Tìm những tác phẩm có cùng tư tưởng chủ đề về hình tượng đất nước trong giai
đoạn 1945-1975.


+ Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu về đất nước trong chiến tranh...
+ Tri thức về địa lí, lịch sử Việt Nam...


<b>IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: </b>
<i><b>1. Tổ chức: </b>(1 phút) </i>


Lớp 12A3: Lớp 12A6:
<i><b>2. Kiểm tra bài cũ: </b></i>


<i>Phân tích 9 dịng thơ đầu trong trích đoạn Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm </i>
<i>và nhận xét về cách cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước. </i>


<i><b>3. Bài mới </b></i>


<b>Hoạt động của thầy và trò </b> <b>Kiến thức cần đạt </b>
<b>Hoạt động 1 : GV hướng dẫn </b>


<b>HS ơn tập kiến thức bài cũ </b>


<b>I- TÌM HIỂU CHUNG </b>
<b>1. Tác giả : </b>


<b>2. Tác phẩm: </b>
<b>3. Đoạn trích </b>
<b>Hoạt động 2 : GV hướng dẫn </b>



<b>HS đọc hiểu văn bản </b>


<b>II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

27
- GV dẫn dắt : tiếp tục mạch trữ


tình-chính luận, sau khi tìm về
cội nguồn đất nước, nhà thơ tiếp
tục khám phá đất nước ở những
phương diện nào?


Nhà thơ đã khám phá đất nước ở
phương diện không gian địa lí
và thời gian lịch sử


- Ở chiều rộng không gian, tác
giả đã định nghĩa về đất nước
như thế nào?


Em có ấn tượng nhất với câu thơ
nào trong đoạn thơ trên. Bình
câu thơ đó


Đất nước là nơi em đánh rơi
chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
 câu thơ gợi nhớ bài ca dao
Khăn thương nhớ ai với chiếc
khăn nhung nhớ của những cô
gái muôn thưở



Khăn thương nhớ ai-khăn rơi
xuống đất-khăn thương nhớ
ai-khăn vắt lên vai…


Đất nước gần gũi quá, thân
thương q, hịa hợp cùng với
tình yêu và ở trong tình yêu của
em và anh. Khi em nhớ anh thì
dường như cả đất nước dường
như cũng sống trong nỗi nhớ
thầm


cảm nhận từ nhiều phương diện lịch sử
văn hố dân tộc, chiều sâu của khơng gian,
chiều dài của thời gian.


a) Chín câu đầu


b) 28 câu tiếp : đất nước là gì?
* Phương diện khơng gian địa lí
- Đất là nơi anh đến trường
<i> Nước là nơi em tắm </i>


<i> Đất nước là nơi ta hò hẹn </i>


<i> Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn </i>
<i>trong nỗi nhớ thầm </i>


<i><b>- Tích hợp văn học dân gian (Ngữ văn </b></i>


<i><b>10, tập một): câu thơ gợi nhớ bài ca dao </b></i>
<i><b>Khăn thương nhớ ai </b></i>


<i>“Khăn thương nhớ ai, </i>
<i>Khăn rơi xuống đất. </i>
<i> Khăn thương nhớ ai, </i>


<i>Khăn vắt lên vai. </i>
<i>Khăn thương nhớ ai, </i>
<i>Khăn chùi nước mắt. </i>
<i>Đèn thương nhớ ai, </i>


<i>Mà đèn không tắt. </i>
<i>Mắt thương nhớ ai, </i>
<i>Mắt ngủ không yên. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

28
- Nhận xét về điểm mới của


Nguyễn Khoa Điềm trong cách
cảm nhận không gian đất nước
Trong cách nhìn về khơng gian
đất nước, Nguyễn Khoa Điềm
đã phát hiện ra bên cạnh khơng
gian kì vĩ lớn lao là không gian
riêng tư, không gian đời thường
rất đỗi bình dị, thân quen.


- GV dẫn dắt : không chỉ nhìn
đất nước ở phương diện khơng


gian địa lí, Nguyễn Khoa Điềm
cịn khám phá đất nước ở thời
gian lịch sử


- Nhà thơ đã cảm nhận về đất
nước trong thời gian lịch sử như
thế nào?


- GV yêu cầu HS nhận xét
chung về nét độc đáo trong cách
định nghĩa đất nước của Nguyễn
Khoa Điềm?


Tác giả đã định nghĩa về đất
nước một cách thật độc đáo,
dùng kiểu câu định nghĩa, có ý
nghĩa giảng giải, giải thích để
làm rõ nghĩa đất nước : <i>Đất </i>
<i>là…Nước là… </i>


Tác giả đã tách hai thành tố đất
và nước ra mà định nghĩa, rồi lại
hợp nhất trong một chỉnh thể
thống nhất, hài hòa. Cứ thế, tách
ra rồi hợp lại, hợp lại rồi tách ra,


lứa : là con đường đến trường, là bến sơng,
là nơi hị hẹn, tương tư của đôi lứa yêu
nhau…



- Đất là nơi con chim phượng hoàng…
<i>Nước là nơi con cá ngư ông… </i>


<i>Đất nước là nơi dân mình đồn tụ </i>


 Đất nước là khơng gian mênh mông với
rừng vàng biển bạc, là không gian sinh tồn
của bao thế hệ người Việt


 Đất nước được cảm nhận ở chiều rộng
không gian với sự song hành của không
gian riêng tư và không gian gắn với sự
sinh tồn của cộng đồng, gợi hình tượng đất
nước như là sự thống nhất giữa cái chung
với cái riêng, cộng đồng và cá nhân


* Phương diện thời gian lịch sử
- Đất là nơi chim về


<i> Nước là nơi Rồng ở… </i>


 Đất nước trong quá khứ thiêng liêng,
hào hùng gắn liền với huyền thoại, truyền
thuyết


- Tích hợp văn học dân gian: Câu thơ gợi
<i><b>nhắc đến Truyền thuyết Con Rồng cháu </b></i>
<i><b>Tiên </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

29


Đất nước hiện ra vừa cụ thể,


riêng tư, , vừa lớn lao, cao cả
Mạch thơ tâm tự, tâm tình đã
thâu nạp cả những chi tiết rất
đỗi đời thường : “Lạc Long
Quân và Âu Cơ-Đẻ ra đồng bào
ta trong bọc trứng…”


- GV yêu cầu HS đánh giá cảm
nhận của Nguyễn Khoa Điềm về
đất nước


- GV dẫn dắt : từ những cảm
nhận về đất nước, mạch thơ trữ
tình - chính luận đã dẫn đến suy
tư về trách nhiệm của mỗi cá
nhân đối với đất nước


- Có người cho rằng, những câu
thơ trên là những lời giáo huấn
của Nguyễn Khoa Điềm đối với
chúng ta. Quan điểm của em
như thế nào? (đoạn thơ trên có
nói những lời to tát, có khoa
trương, áp đặt cho người nghe
không)


HS thảo luận nhóm, phản bác ý
kiến trên



Những câu thơ không phải
những lời giáo huấn mà là
những lời tâm tình nhắn nhủ
đầm ấm,tha thiết, được bật lên
từ những cảm xúc mãnh liệt


<i>lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang </i>
<i>năm mươi người con. </i>


<i> Người con trưởng theo Âu Cơ, được </i>
<i>lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, </i>
<i>đóng đơ ở đất Phong Châu, đặt tên nước </i>
<i>là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền </i>
<i>ngơi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha </i>
<i>truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy </i>
<i>hiệu là Hùng Vương. </i>


<i>- Trong anh và em hôm nay đều có một </i>
<i>phần đất nước… </i>


 Đất nước trong hiện tại : có ngay trong
mỗi con người. Trong vịng tay lớn gắn bó
đồn kết của anh và em, của mọi người,
đất nước sẽ trở nên hài hòa, lớn lao


- Mai này con ta lớn lên
<i>Con sẽ mang đất nước đi xa </i>


 hình dung về đất nước trong tương lai


sẽ tươi đẹp, trường tồn


 Nhà thơ đã nhìn đất nước suốt chiều dài
thời gian từ quá khứ đến hiện tại và tương
lai để làm hiện lên một đất nước vừa
thiêng liêng, hào hùng, vừa gần gũi; nhà
thơ cũng gửi gắm niềm tin vào triển vọng
sáng tươi của đất nước


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

30
trong trái tim.Trong hoàn cảnh


đất nước đang đau thương bởi
chiến tranh thì những vần thơ ấy
càng có sức lay động sâu xa,
khơi dậy trong mỗi người ngọn
lửa yêu thương, chiến đấu, hi
sinh


Phần I của trích đoạn thực sự là
một tiếng nói trữ tình sâu lắng
bộc lộ những nhận thức mới mẻ
về đất nước


cảm hứng chung của đề tài đất nước thời
kì chống Mĩ:


<i>- Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình </i>
<i>Nhưng tuổi 20 thì làm sao khơng tiếc </i>
<i>Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 </i>



<i>Thì cịn chi Tố quốc? </i>


(Thanh Thảo)
<i>- Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt </i>
<i>Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng </i>
<i>Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết </i>


<i>Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông </i>
<i> (Tố Hữu) </i>


Nguyễn Khoa Điềm có lần tâm sự: “điều
<i>may mắn với tôi là được sống trong những </i>
<i>năm tháng hào hùng của dân tộc để hiểu </i>
<i>nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn”. </i>
 Như vậy, đất nước được cảm nhận trên
nhiều bình diện : chiều sâu văn hóa phong
tục, khơng gian, thời gian, ở bình diện nào,
tác giả cũng khám phá mới mẻ, độc đáo :
đất nước được cảm nhận trong sự thống
nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá
nhân với cộng đồng, giữa cái hàng ngày
bình dị với cái muôn đời vững bền


*4 câu cuối : suy tư về trách nhiệm đối với
đất nước


- <i>Em ơi em đất nước là máu xương của </i>
<i>mình </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

31


sinh cho đất nước


<i><b>- Tích hợp với môn Giáo dục công dân </b></i>
<i><b>10: </b></i>


<b>Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây </b>
<b>dựng và bảo vệ tổ quốc </b>


- Khái niệm: lòng yêu nước: là tình yêu
quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng
đem hết khả năng của mình phục vụ lợi
ích cho Tổ quốc.


- Lịng u nước bắt nguồn từ:


+ Tình yêu cha mẹ, anh chị em và mọi
người xung quanh.


+ Tình u q hương.
+ Lịng tự hào dân tộc


- Truyền thống yêu nước cua dân tộc Việt
Nam:


+ Là truyền thống cao quý và thiêng liêng.
+ Là cội nguồn của các giá trị truyền
thống khác.



+ Được hình thành từ trong các cuộc đấu
tranh chống giặc và trong lao động sản
xuất.


- Lòng yêu nước được thể hiện:


+ Tình cảm gắn bó với quê hương đất
nước


+ Tình thương yêu đối với đồng bào,
giống nòi, dân tộc


+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng.


+ Đồn kết, kiên cường bất khuất chống
giặc


+ Cần cù và sáng tạo trong lao động.
- Học sinh cần phải:


+ Giữ gìn, phát huy truyền thống yêu nước
của dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

32
- Phần sau của đoạn thơ tập


trung làm nổi bật tư tưởng ĐN
của nhân dân. Tư tưởng ấy đã
quy tụ mọi cách nhìn nhận và
đưa đến những phát hiện và mới


của tác gỉa về địa lí lịch sử và
văn hố của ĐN ntn ?


+ Tg đã cảm nhận đất nước qua
những địa danh , thắng cảnh nào
?


+ Những địa danh gắn với cái gì
, của ai ?


học tập, lao động và cuộc sống.


<i><b>2. Đoạn 2 (47 câu cuối): Tư tưởng cốt </b></i>
<i><b>lõi: Đất Nước của Nhân dân </b></i>


<i>* Nhân dân làm nên dáng hình đất nước </i>
+ Tình nghĩa thuỷ chung thắm thiết (
núi Vọng Phu, hòn Trống Mái )


+ Sức mạnh bất khuất (Truyện Thánh
Gióng)


+ Cội nguồn thiêng liêng (hướng về đất
Tổ Hùng Vương)


+ Truyền thống hiếu học (Cách cảm
nhận về núi Bút non Nghiên)


+ Hình ảnh đất nước tươi đẹp (Cách
nhìn dân dã về núi con Cóc, con Gà, dịng


sơng)


- Tích hợp kiến thức văn học dân gian, địa
lí:


+ Sự tích núi Vọng Phu


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

33
+ Vì sao khi nói về bốn nghìn


năm lịch sử của Đất Nước, tác
giả không điểm tên các triều đại
cùng bao nhân vật anh hùng
trong sử sách? Đối tượng mà
tác giả muốn nhắc đến là ai? Vì
sao tác giả lại nhắc đến họ? ( Họ
là những con người như thế
nào?)


- Khi nói về truyền thống của
nhân dân tác giả đã chọn những
yếu tố văn học dân gian nào để
làm sáng tỏ? Đó là những truyền
thống gì?


- Hãy nêu những ví dụ cụ thể và
nhận xét về cách sử dụng chất
liệu văn hoá dân gian của tác
giả? Vì sao có thể nói chất liệu
văn hố dân gian ở đoạn này gợi



Trống Mái ở Sầm Sơn: là do "những
người vợ nhớ chồng" hoặc những "cặp vợ
chồng yêu nhau" mà "góp cho", "góp
thêm", làm đẹp thêm, tơ điểm cho Đất
Nước.


+ Chín mươi chín" núi con Voi đã quần tụ
ở vùng đất tổ, chung sức chung lịng "góp
<i>mình dựng đất tổ Hùng Vương" </i>


<i>+ Rồng "nằm im" từ bao đời nay mà quê </i>
<i>hương có "dịng sơng xanh thẳm" cho </i>
<i>nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh </i>
<i>mông biển lúa bốn mùa. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

34
ấn tượng vừa quen thuộc vừa


mới lạ?


Sơng Ơng Đốc


<i> Chùa Bà Điểm </i>


<i> Núi Bà Đen </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

35


hiện mới mẻ, tinh tế: những cảnh quan


thiên nhiên chính là sự hóa thân của nhân
dân, làm nên dáng hình của xứ sở, đất
nước.


<i>* Nhân dân làm nên lịch sử: khi nghĩ về </i>
bồn nghìn năm lịch sử, nhà thơnhấn mạnh
đến những con người vô danh- Họ âm
thầm cống hiến và hi sinh.


<i>* Nhân dân làm nên những giá trị văn hóa </i>
<i>tinh thần của đất nước: những con người </i>
vơ danh bình dị ấy đã giữ gìn và truyền lại
cho các thế hệ sau những giá trị văn hóa,
văn minh tinh thần và vật chất của đất
nước


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

36


- Nền văn minh lúa nước
- Những tên xã tên làng


- Họ là nững người dựng xây, giữ gìn và
bảo vệ đất nước.


<i>*Tư tưởng cốt lõi và tụ điểm là Đất Nước </i>
<i>của nhân dân : Vì Đất Nước là của nhân </i>
dân nên Đất Nước là của ca dao thần thoại
- Đây là một định nghĩa giản dị mà độc
đáo.



- Tác giả chọn 3 dẫn chứng để nói về
truyền thống của nhân dân :


+ Say đắm trong tình yêu (Yêu em từ
thuở trong nôi).


+ Biết quý trọng tình nghĩa (Biết q
cơng...)


+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu
(biết trồng tre ...)


<i>- <b>Tích hợp văn học dân gian: Các dòng </b></i>
thơ được lấy ý từ những câu ca dao quen
thuộc:


<i>+ Yêu em từ thuở trong nôi </i>


<i>Em nằm em ngủ, anh ngồi anh ru. </i>
<i>+ Cầm vàng mà lội qua sông </i>


<i>Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng. </i>
=> Sự phát hiện thú vị và độc đáo của tác
gỉa về Đất Nước trên các phương diện địa
lí, lịch sử, văn hố với nhiều ý nghĩa mới :
Muôn vàn vẻ đẹp của Đất Nước đều là kết
tinh của bao công sức và khát vọng của
nhân dân, của những con người vơ danh,
bình dị.



<b>III. Tổng kết </b>
<i><b>1. Nội dung : </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

37


kết tinh bao công sức và khát vọng của
nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất
nước.


<i><b>2. Nghệ thuật: </b></i>


- Thể thơ tự do phóng túng.


- Sử dụng chất liệu văn hoá dân gian.
- Giọng thơ trữ tình - chính luận .
<i><b>4. Củng cố, dặn dò </b></i>


- Về tiểu sử và phong cách sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm.
- Vị trí và hồn cảnh sáng tác của văn bản .


- Cách cảm nhận đất nước vừa cụ thể vừa độc đáo của tác giả ở phương diện thời
gian, không gian và văn hố.


- HS học thuộc đoạn trích, nắm nội dung cơ bản.
- Chuẩn bị bài sau: Đất nước (Nguyễn Đình Thi).
<i><b>5. Rút kinh nghiệm </b></i>


- Nội dung:
- Phương pháp:
- Phương tiện:



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

38
<i><b>7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến </b></i>


- Sáng kiến đã được áp dụng trong thực tế giảng dạy tại các lớp 12A3, 12A6 (105
học sinh) và đã đạt được hiệu quả nhất định.


- Đa số học sinh đều cảm thấy hứng thú, tích cực tham gia chuẩn bị, tìm hiểu bài
trước khi đến lớp .


- Tiết học sẽ tăng thêm hiệu quả khi kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo
hiệu ứng cho các hình ảnh, bản đồ,…


- Nội dung tích hợp này có thể áp dụng đối với các tiết luyện tập, thực hành hoặc
các giờ ôn tập-củng cố, khơng chỉ riêng mơn Ngữ văn mà cịn đối với các mơn học
khác như Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Vật lí, Hóa học,…


<b>8. Những thơng tin cần được bảo mật (không): </b>
<b>9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: </b>
<i><b>9.1. Với nhà trường: </b></i>


<i><b>- </b></i>Nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: phịng học máy chiếu, máy
tính để giáo viên triển khai nội dung bài học sinh động, tiết kiệm thời gian.


<i><b>9.2. Với giáo viên: </b></i>


- Thiết kế, lựa chọn nội dung tích hợp phải có mục đích học tập, gắn với bài học và
gây hứng thú để thu hút sự tham gia của học sinh. Các kiến thức liên môn đưa ra
không q khó, khơng làm mất nhiều thời gian tổ chức, gần gũi với lứa tuổi học
sinh THPT.



- Đảm bảo thực hiện theo trình tự sau:


+ Giáo viên giới thiệu, gợi ý các nội dung tích hợp trong bài học.
+ Giao nhiệm vụ cho nhóm HS hoặc đến từng HS (nếu cần thiết).
+ Tổ chức dạy học theo nội dung đã chuẩn bị.


+ Nhận xét kết quả giờ học (người học nhận được gì sau khi tham gia tiết học Ngữ
văn có tích hợp kiến thức mơn Địa lí, Lich sử, GDCD).


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

39


- Ngoài ra trong q trình tổ chức giờ học theo hướng tích hợp liên môn, giáo viên
cần tạo điều kiện cho tất cả học sinh trong lớp được tham gia.


<i><b>9.3. Với học sinh: </b></i>


- Cần đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến nội dung bài
học.


- Chủ động, tích cực tham gia hoạt động xây dựng bài.


<b>10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng </b>
<b>kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp </b>
<b>dụng sáng kiến lần đầu </b>


<i><b>10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng </b></i>
<i><b>kiến theo ý kiến của tác giả: </b></i>


- Về phía học sinh :



+ Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận văn bản nhiều hơn. Buộc các em
phải tìm tịi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả.


+ Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ
học văn.


+ Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho
các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vơ bổ ngồi giờ học.


- Về phía giáo viên :


+ Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo
án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy người
học làm trung tâm”.


+ Đầu tư nghiên cứu kiến thức liên mơn có liên quan để cùng hợp tác với học
sinh giúp các em chiếm lĩnh nội dung bài học.


+ Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt
trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh tri thức; mặt
khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin
liên quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

40


<i><b>10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng </b></i>
<i><b>kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân </b></i>


<b>11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng </b>


<b>sáng kiến lần đầu (nếu có): </b>


<b>Số </b>
<b>TT </b>


<b>Tên tổ </b>
<b>chức/cá nhân </b>


<b>Địa chỉ </b> <b>Phạm vi/Lĩnh vực </b>


<b>áp dụng sáng kiến </b>
1 Nguyễn Thị


Thùy Dung


Trường THPT Lê Xoay -
Thị trấn Vĩnh Tường,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Phúc


Giảng dạy môn Ngữ văn tại
lớp 12A2


2 Nguyễn Thị


Nga


Trường THPT Lê Xoay -
Thị trấn Vĩnh Tường,
huyện Vĩnh Tường, tỉnh


Vĩnh Phúc


Giảng dạy môn Ngữ văn tại
lớp 12A7


<i>..., ngày...tháng...năm... </i>
Thủ trưởng đơn vị


<i>Vĩnh Tường, ngày 5 tháng 2 năm 2020 </i>
Tác giả sáng kiến


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

41


<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Nguyễn Đức Ân (1996), Một số vấn đề về dạy học giảng văn, ĐHQG TPHCM,
Trường ĐHSP.


2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong
<i>quá trình dạy học, NXB Hà Nội, Hà Nội. </i>


3. Nguyễn Lăng Bình (chủ biên) (2010), <i>Dạy và học tích cực – Một số phương </i>
<i>pháp và kĩ thuật dạy học (Dự án Việt – Bỉ), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội </i>


4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Ngữ văn 12(tập 1), NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), <i>Sách giáo viên Ngữ văn 12(tập 1), NXB Giáo </i>
dục, Hà Nội.


6. Trần Bá Hoành (2007), <i>Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách </i>
<i>giáo khoa, NXB ĐHSP, Hà Nội. </i>



7. Nguyễn Thành Kính (2009), “Dạy học hợp tác và vấn đề xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”, Tạp chí giáo dục (218), tr 19-20.


8. />073.pdf


9.



10.


11.


</div>

<!--links-->
Tích hợp kiến thức lên môn trong giảng dạy
  • 23
  • 664
  • 1
  • ×