Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

ngflis dĩa bánh bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.96 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN NHÂN HỌC HÌNH ẢNH</b>
<b>(Visual Anthropology)</b>


<b>cho HVCH khoa Văn hóa học ĐH KHXH-NV, Tp.HCM t5-2009</b>
<b>Người biên soạn: Dr. Bùi Quang Thắng</b>


<b>Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam</b>
<b>Mở đầu</b>


1. Những hình ảnh đầu tiên mà các nhà nghiên cứu dân tộc học, lịch sử hay khảo cổ học có thể dựa vào đó để suy
đoán hoặc ‘tái dựng” lại đời sống của người nguyên thủy chính là những bức vẽ trên đá, trong hang động hoặc trên
các lăng mộ: Những bức hình miêu tả về những con vật bình thường, những con vật thiêng, những cuộc săn bắn,
những nghi lễ... quả thực đã trở thành những bằng cứ quý giá cho những suy luận và diễn giải khoa học về văn hóa
của các bộ tộc thời xa xưa.


2. Ở những thời kỳ mà người ta chưa phát minh ra máy ảnh, các nhà nghiên cứu dân tộc học (thời ấy chủ yếu là mơ
tả dân tộc chí- ethnography) đã phải sử dụng thêm những kỹ thuật bổ trợ như vẽ, ghi nốt nhạc, ghi đội hình múa...
(thường là họ kết hợp với những chuyên gia ở các lĩnh vực trên) để mô tả lại những chân dung nhân chủng học,
trang phục, những phong tục, nghi lễ hay nghệ thuật dân gian của các tộc người mà họ đã từng đi qua hoặc đến để
nghiên cứu


3. Việc loài người phát minh ra kỹ thuật chụp ảnh và điện ảnh đã ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến những nghiên
cứu khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là dân tộc học và nhân học.


“chụp ảnh chuyển động”- Lúc đầu, chụp ảnh


- Với kỹ thuật quay phim 16 ly người ta chỉ quay được 2 phút/1 cảnh và khơng có âm thanh. Vì vậy, muốn quay
được những bộ phim dân tộc học, người ta thường phải mất vài năm. (chúng ta sẽ được xem một bộ phim thời kỳ
này , đó là “Nanook of the Nord” của Robert Flaherty). Tuy nhiên, thời kỳ này những bộ phim như vậy mới chỉ
được coi là những “minh họa sống động” về những nền văn hóa khác mà người “văn minh” muốn tìm hiểu và
thưởng ngoạn (tìm cái khác lạ, kỳ thú).



4. Đến khi, kỹ thuật làm phim màu và có âm thanh ra đời, đặc biệt là từ khi có kỹ thuật video, ngành nhân học hình
ảnh mới thực sự đổi mới, cả về hình thức lẫn nội dung và quan điểm làm phim. Với kỹ thuật mới này, người ta có
thể quay phim hàng giờ đồng hồ, có thể quay ở những điều kiện thời tiết, ánh sáng khác nhau, có thể ghi đồng bộ cả
hình ảnh lẫn âm thanh, có thể tiến hành những phỏng vấn sâu hoặc những qua sát tham dự... nói chung tất cả những
phương pháp nghiên cứu dân tộc học, nhân học truyền thống đều có thể được “refrest” ở kỹ thuật nghiên cứu này.
Phim nhân học ngày càng trở thành nhánh nghiên cứu nhân học quan trọng khi giới nghiên cứu nhân học ngày càng
coi trọng quan điểm:


+ Những khái quát hóa dân tộc học (theo trường phái thực chứng) tỏ ra lỗi thời (Khơng thể “phiên dịch” nền văn
hóa này sang ngơn ngữ của nền văn hóa khác mà khơng bị sai lệch, mỗi nền văn hóa có một mã văn hóa riêng...)
+ Nhân học khơng chỉ phân tích, diễn giải văn hóa, xã hội của các tộc người (tức khơng chỉ có chức năng thơng tin)
mà cịn phải biết truyền, chia sẻ cho người xem những xúc cảm của những người trong cuộc .


Như vậy, (a). trước hết phim nhân học phải thể hiện được tiếng nói của chủ thể và nhà làm phim- nhà nghiên cứu
phải tham dự vào cuộc sống của cư dân bản địa; (b). Nhà làm phim- nhà nghiên cứu phải hiểu được ngôn ngữ, tâm
lý, phong tục, tập quán của người bản địa hay của đối tượng khảo cứu (thuật ngữ “seat of power”).


5. Phim nhân học ngày nay đã mở rộng đối tượng nghiên cứu (khơng chỉ là văn hóa, xã hội của những tộc người ở
xã hội bán khai, ‘man dã” nữa, nó đã hướng đến những vấn đề của cuộc sống đương đại, của những con người, dân
tộc “văn minh”)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Vì vậy, người ta đã thống nhất với nhau một thuật ngữ chính xác hơn: Phim theo khuynh hướng nhân học.
1. Phim nhân học là một nhánh trong thể loại phim tài liệu (documentary film)


Có thể chia thành hai dịng phim lớn:


(1). Fiction- Film: Phim truyện, phim tái diễn lịch sử, phim hoạt hình (là những phim có tính chất nghệ thuật, có hư
cấu)



(2). Non- Fiction Film: Những phim khoa học tự nhiên và tài liệu/ khoa học xã hội (phản ánh những sự kiện, những
nhân vật có thật) như những phim tài liệu/ khoa học thường thức trên TV, những phim dân tộc học, nhân học và các
khoa học xã hội khác


<b>1.1. Những thể loại phim tài liệu:</b>


- Chia theo sự khác biệt về nội dung: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn (dân tộc học, nhân học, khảo
cổ học, văn hóa dân gian, nghệ thuật học...), chân dung, tài liệu chiến trường, tài liệu thời sự, chăn nuôi, nghệ
thuật....


- Chia theo sự khác biệt về ngôn ngữ thể hiện: phim sử dụng ngôn ngữ tổng hợp “điện ảnh trực tiếp”, phim câm,
- Chia theo phương pháp tiếp cận: Etic hay Emic, phim của nhà khoa học hay phim cộng đồng/ bản địa, hay cách
tiếp cận hỗn hợp


<b>1.2. Những thành tố của một bộ phim tài liệu</b>


(1). Hình ảnh tĩnh (bản đồ, tranh, ảnh, biểu đồ, đồ thị)
(2). Hình động (phim, video, phim lưu trữ...)


(3). Âm thanh


- Âm nhạc (nghệ thuật)


- Hiệu ứng âm thanh (tiếng vọng, hiệu quả tiếng động)


- Âm thanh nền tự nhiên (tiếng gió, tiếng mưa, tiêng chim chóc, gà gáy, tiếng động, các thoại thổ ngữ, các âm thanh
từ hiện trường...)


- Âm thanh trộn (từ tự nhiên hay kỹ xảo- remix,)



- Âm thanh nhân tạo (khi không thu được từ hiện trường thực tế)
(4). Văn bản


- Tên phim (Titles)


- Chỉ định địa điểm hoặc tên nhân vật (intertitles)


- Phụ đề (subtitles): chỉ nghĩa đen (literal), phụ đề theo ngôn ngữ tộc người chủ thể của nền văn hóa được quay
phim (emotive), phụ đề chuyển ngữ (dịch tương ứng với nghĩa của nền văn hóa khác)


- Lời bình (thuyết minh): Dìm âm thanh khác đi, chỉ làm nổi tiếng thuyết minh của phim


- Các hình thức hội thoại: phỏng vấn (interview), đối thoại của những người ngang bằng nhau (Conservation), hai
người đối thoại, tranh luận về một chủ đề (Engagemen), tra khảo (internogration) và tự bạch (chủ thể nhìn vào ống
kính, tự nói về mình, tạo sự đồng cảm cho người xem)


<b>2. Phim nhân học là những nhánh của nhân học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

(xem phần phụ lục, mục từ “nhân học” trong sách “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa” do Bùi quang Thắng chủ
biên, có đăng ở trang web này)


<b>2.2. Phim nhân học là gì?</b>
<b>1.2.1. Khái niệm:</b>


Là một nhánh của thể loại phim khoa học/ tài liệu có nội dung là những diễn giải nhân học. Tuy nhiên nó khác với
nhân học (văn bản) ở chỗ: Nó khơng đưa ra bằng cớ bằng những số liệu hay những cứ liệu dưới dạng ngôn ngữ (đã
được các nhà khoa học chuyển thành dạng ngơn ngữ khoa học, trìu tượng) mà dưới dạng tổng hợp- cảm tính từ
những hình ảnh, âm thanh, lời nói.... Phim nhân học cịn có ưu thế ở chỗ: ngồi việc đưa ra những thơng điệp nó
cịn có khả năng truyền cảm (chia sẻ cảm xúc của người trong cuộc cho người xem).



<b>1.2.2. Một vài cột mốc lịch sử của phim nhân học</b>


(1). Felix- Louis Regnault (Khởi thủy)


(2). Robert Flaherty (kinh điển, “Nanook of the Nord”)


(3). Margaret Mead (những đứa trẻ sống trong ba nền văn hóa)
(4). John marshall (The Hunter)


(5). Robert Gardner (chim chết)


(6). Timothy Asch (điện ảnh trực tiếp, “Ax Fight”)


(7). Jean Rouch (Thế giới dưới con mắt của người bản xứ; dân tộc học phản thân?)


<b>1.2.3. Phim nhân học để làm gì?</b>


- Minh họa các nghiên cứu


- Đưa vào hệ thống giáo dục đại học và phổ thông


- Là một nghiên cứu chỉnh thể (với những quan điểm khác nhau như dân tộc học phản thân, “ không thể phiên dịch
một nền văn hóa”, truyền đạt và chia sẻ cảm xúc tồn vẹn...)


<b>2.3. Hai hướng tiếp cận: (“nói hộ, nói về, nói cùng hay cùng đứng bên nói?”)</b>


- Gián cách (“fly on the wall” ) hay tham dự?
- Emic hay Etic?


- Lời bình (“voice of God ”) hay tiếng nói người trong cuộc?


- Lý trí hay xúc cảm?


<b>2.4. Đơi chút khác biệt giữa phim dân tộc học và nhân học?</b>


(1). Sự kiện được miêu tả / diễn giải có mang tính đương đại hay khơng?
(2). Miêu tả sự kiện hay diễn giải sự kiện? và diễn giải theo kiểu nào?


(3). Bộ phim có đề cập và diễn giải những xung đột hay không? (truyền thống- đương đại, cũ- mới, cá nhân- tập
thể, cộng đồng này –cộng đồng khác, ...)


<b>3. Phương pháp và quy trình làm phim dân tộc học và nhân học? </b>


3.1. Nghiên cứu thực địa
3.2. Hình thành ý tưởng phim
3.3. Quay phim thực địa


3.4. Tiến hành phỏng vấn ( cấu trúc, bán cấu trúc, phi cấu trúc, trò chuyện hay tự 3ạch)
3.5. Dựng phim


3.6. Chiếu phim đã dựng (thô) cho cộng đồng xem và đánh giá
3.7. Quay bổ sung (nếu cần thiết và có thể)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>4. Xem một số phim và thảo luận</b>


<b>4.1.Một số gợi ý khi xem phim nhân học</b>


- Những thay đổi công nghệ- kỹ thuật ảnh hưởng tới cách làm phim? (phim câm, phim đen- trắng, phim 16 ly, và
phim 32 ly, phim màn ảnh rộng, phim video với những kỹ thuật âm thanh, phụ đề, thuyết minh phong phú


- Quan điểm của nhà làm phim?



- Chú ý đến những thành tố cơ bản được phối hợp với nhau như thế nào?
- Thơng tin gì được chuyển tải?


<b>- Cảm xúc nào mà tác giả muốn chia sẻ?</b>
<b>4.2. Những phim cụ thể</b>


(1). Nanook in the Nord (Nanuc ở phương Bắc)của Robert Flaherty
Nội dung:


- Miêu tả cách sinh tồn của người Eskimo


- Trải nghiệm được thể hiện qua các hình ảnh cá nhân ở các thời tiết khác nhau
- Khai thác cách truyền dạy tri thức bản địa của người bản địa


Nhận xét (gợi ý):


- Nhà làm phim chú ý đến những hình ảnh cụ thể, sinh động (trẻ con, động vật) gắn liền với cuộc sống của thổ dân
- Mô tả được sự chống đỡ của con người với sự khắc nghiệt của tự nhiên? Đặc biệt nó bộc lộ được một cảm quan
lãng mạn.


- Nhiều cảnh trong phim được tái dựng?
- Âm nhạc phương Tây được lồng vào?
- Sự tham dự của nhà làm phim?


- Trách nhiệm của nhà làm phim với cộng đồng?
- Phim truyền đạt được thơng điệp và tình cảm gì?


(2). The Hunter (Thợ săn) của John marshall
Nội dung:



Cuộc sống đời thường và kiếm ăn của nguời Cung ở châu Phi (săn bắt, hái lượm, địa lý nhân văn, tri thức bản địa
về săn bắn...)


Nhận xét (gợi ý):


- Nhà làm phim đã sống với cộng đồng người Cung 3 năm


- Những cảnh quay về những cuộc đi săn khác nhau được dựng thành một diễn trình săn bắt
- Ngơn ngữ hình ảnh được tận dụng tốt? (dấu vết động vật? cây cỏ, phân động vật...)


- Phim truyền đạt được thơng điệp và tình cảm gì?
(3). Whose is the song? (Bài dân ca của ai?)
Nội dung:


Nói về những tiếp biến văn hóa và những xung đột sắc tộc thông qua một bài hát cụ thể.
Nhận xét (gợi ý):


- Ý tưởng về bộ phim? cách thể hiện ý tưởng này có gì đặc biệt?
- Phong cách làm phim?


- Những xung đột được miêu tả ở phim là gì? liên hệ với tộc người của bạn?
- Những thông điệp và xúc cảm bạn nhận được qua bộ phim này?


<i>(4). Ax Fight (Vụ ẩu đả)</i>
Nội dung


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nhận xét (gợi ý):


- Đây là kiểu làm phim “Điện ảnh trực tiếp”



- Cấu trúc của phim: Sử dụng tư liệu thô để mô tả vụ ẩu đả, diễn giải bằng cách phân tích thân tộc (có lặp lại hình
ảnh minh họa)


- Khơng sử dụng lời bình mà sử dụng các cuộc nói chuyện thật được ghi ở hiên trường
- Quay nhiều góc độ khác nhau, sử dụng zoom


- Thử suy nghĩ xem: Nếu bạn làm phim này bạn có thể có cách lý giải khác? hay có thêm bớt điều gì?
(5). Thầy Đức (Half man half woman)


(6). Rối Tày
(7). Tế thần Hỏa


(8). Cầu mưa của người Drắclai (1)
(9). Cầu mưa của người Drắclai (2)
(10). Lễ hỏa táng của người Chăm


<b>5. Thực hành lập đề cương một phim dân tộc học hay nhân học</b>
<b>về một hiện tượng, một sự kiện ở cộng đồng tộc người của mình</b>


tnthem


Thành Viên


<b>Bài viết:</b> 180


<b>Ngày tham gia:</b> 20 Tháng 10 2007 06:55


<b>Giới tính:</b>


Đầu trang


<b>NHÂN HỌC HÌNH ẢNH: Các video và bài có liên quan trên VHH</b>
gửi bởi <b>tnthem</b> vào ngày 28 Tháng 5 2009 14:38


<b>I</b>


<b>Jean Rouch. </b><i><b>Làm phim dân tộc học</b></i>


... &Itemid=69


<b>Hạo Điệp Tuấn. </b><i><b>Phương thức truyền tải thông tin trong nhân học điện ảnh</b></i>


... &Itemid=69


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

... &Itemid=69


<b>II</b>


<b>Bùi Quang Thắng. </b><i><b>Nhân học</b></i>


... &Itemid=68
<b>Bùi Quang Thắng. </b><i><b>Bản thể luận</b></i>


... &Itemid=69
<b>Bùi Quang Thắng. </b><i><b>Nhân học sinh thái</b></i>


... &Itemid=68
<b>Bùi Quang Thắng. </b><i><b>Văn hóa mơi trường sinh thái</b></i>



... &Itemid=68


<b>III</b>


<i><b>Nanook ở phương Bắc</b></i>


... &Itemid=61
<b>Jean Rouch. </b><i><b>Những người Matres điên (Les Matres Fous)</b></i>


... &Itemid=61


<b>“</b><i><b>Món gà trong thực đơn</b></i><b>” và vai trị của văn hố trong tồn cầu hố</b>
... &Itemid=61


tnthem


Thành Viên


<b>Bài viết:</b> 180


<b>Ngày tham gia:</b> 20 Tháng 10 2007 06:55


<b>Giới tính:</b>
Đầu trang


<b>Re: NHÂN HỌC HÌNH ẢNH</b>


gửi bởi <b>tranlong</b> vào ngày 30 Tháng 5 2009 22:00
Hiểu nhân học hình ảnh như thế nào?



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hiện nay có nhiều cách giải thích về thuật ngữ nhân học. Trong số đó tơi thường ngẫm nghĩ về quan điểm cho rằng
nhân học là khoa học nghiên cứu tất cả các khía cạnh liên quan đến lồi người, đặc biệt là văn hóa nhân loại và sự
phát triển của nhân loại. Theo cách hiểu này thì nhân học liên quan đến nhiều ngành khoa học, vì vậy cái khó là xác
định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của nhân học với các ngành khoa học khác có liên quan. Xung quanh vấn đề
này có nhiều ý kiến khác nhau. Theo tơi biết, một hướng nghiên cứu về nhân học đang được nhiều người biết đến là
nghiên cứu trạng thái nguyên thủy (the nature) của đời sống lồi người, nguồn gốc và đích đến (origin, and destiny)
của lồi người. Và trong q trình nghiên cứu, phương pháp luận trở thành vấn đề được đặc biệt quan tâm và đưa ra
tranh luận. Dù sau cũng khó có thể tách biệt giữa chủ thể và khách thể, giữa hiện thực khách quan và tư duy chủ
quan, giữa thực chứng và phản thực chứng, giữa việc đi tìm kiếm tri thức khách quan về thực tại và tri thức khách
quan tồn tại trong thực tại… Điều đơn giản là mọi lý luận phải được đúc kết từ thực tiễn và thực tiễn là nơi kiểm
nghiệm lý luận. Nếu có sai lệch trong quá trình này thì đó là vấn đề của chủ thể nghiên cứu khoa học.


Từ cách hiểu về nhân học như trên, tơi nghĩ rằng nhân học hình ảnh là mơn học cung cấp cho người học những tri
thức về nhân loại thông qua (hoặc bằng) cách sử dụng phương tiện hiện đại để ghi lại hiện thực một cách khách
quan, khoa học theo những chủ đích định trước. Thí dụ: bắt chộp những hoạt động tiêu biểu trong đời sống thường
ngày của lồi người, truy tìm nguồn gốc loài người, ghi lại và giải mã những hoạt động trong q trình đi đến đích
của lồi người. Đó cũng là một hướng để làm phim nhân học. Như vậy, mơn nhân học hình ảnh địi hỏi các chuyên
gia phải có vốn liếng văn hóa (cả về lí luận và thực tiễn) và có kiến thức chung rộng rãi. Nhiệm vụ của mơn nhân
học khơng gì khác ngồi việc cung cấp thơng tin cho xã hội thơng qua kênh nghe nhìn.


Thơng tin có giá trị là thơng tin phản ánh đúng bản thể. Vì vậy giá trị thơng tin khơng hồn tồn do phương thức thu
lượm, tổng hợp mà do ở tính chân thực. Do yêu cầu này mà ở một số trường hợp, để bảo đảm tính chân thực, những
sản phẩm mà các chuyên gia ngành nhân học hình ảnh thực hiện nhưng vẫn cảm thấy chưa an tâm thì cần đưa trả lại
cho đối tượng tương tác để được kiểm nghiệm trước khi cho cơng bố rộng rãi.


Mơn nhân học hình ảnh ở nước ta đang ở giai đoạn tiếp thu và vận dụng các thành quả thế giới, những tư liệu hiện
đang được sử dụng là sản phẩm của người nhiều hơn của ta. Đó là điều tất nhiên. Hướng đến một ngành nhân học
hình ảnh giới thiệu nhân loại thơng qua hình ảnh dân tộc là điều cần thiết và hẳn cũng khơng ít khó khăn. Có một sự
thật là ngay chúng ta cũng muốn được xem, muốn được nghe về cuộc sống "nguyên trạng" của đồng bào ta hiện


nay, muốn biết về cội nguồn dân tộc qua những thước phim được dàn dựng chân thực, khoa học và cần biết cả
những nghi thức vòng đời đúng như các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã từng nghĩ và từng làm. Mong muốn này
có lẽ cũng là đơn đặt hàng cho những chuyên gia ngành nhân học hình ảnh vậy.


<b>NHÂN HỌC LÀ GÌ</b>



<b>A.A. Belik</b>


<b>Nhân học là một lĩnh vực nhận thức khoa học, trong đó nghiên cứu các vấn đề nền tảng của tồn tại con người</b>
<b>trong môi trường tự nhiên và nghệ thuật. Trong khoa học hiện đại có nhiều cách hệ thống hóa khác nhau các bộ</b>
<b>môn của nhân học. Về cơ bản nhân học bao gồm: khảo cổ học, dân tộc chí, dân tộc học, văn học dân gian, ngôn ngữ</b>
<b>học, nhân học hình thể và nhân học xã hội. Tập hợp các bộ môn nhân học này dần dần được mở rộng, trong đó có</b>
<b>thêm nhân học y học (tâm lý học con người, di truyền học), sinh thái học con ngưòi .v.v... </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Dựa trên sự phân định ranh giới giữa các trường phái nghiên cứu, có thể đưa ra cách hệ thống hóa nhân học như sau.
Nhân học triết học tập trung chú ý đến việc nghiên cứu các vấn đề của tồn tại con người trong thế giới tổng thể, tìm lời
đáp cho câu hỏi về bản chất của con người. Nhân học triết học xuất hiện như sự tiếp tục hợp quy luật của việc tìm kiếm các
giải pháp về vấn đề con người trong triết học phương Tây, như một trong các phương án giải quyết nó. “Con người là gì?”
-vấn đề do Kant đặt ra, sau đó được Scheler phát triển, cho rằng tất cả các -vấn đề trung tâm của triết học có thể quy về câu
hỏi: con người là gì và vị trí siêu hình của nó như thế nào trong tổng thể chung của tồn tại, của thế giới và của tạo hóa. Khi
xem xét văn hóa như là sự nhân văn hóa tự nhiên, Scheler nhìn nhiệm vụ của Nhân học triết học, do ông tạo dựng, là ở chỗ
làm sao chỉ ra chính xác rằng mọi thành tựu và công việc đặc thù của con người - ngơn ngữ, lương tâm, cơng cụ, vũ khí, nhà
nước, sự lãnh đạo, các chức năng tạo hình của nghệ thuật, huyền thọai, các ngành nghề, khoa học, lịch sử, xã hội v.v... - đều
bắt nguồn từ cấu trúc chủ yếu của tồn tại con người. Các vấn đề nhân học triết học được Gelen, E. Rotkhaker, M. Landman,
Plessner và nhiều người khác phát triển tiếp.


Nhân học thần học nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người với thế giới siêu thực, thế giới thần thánh. Đối với
hướng nghiên cứu đó, điều quan trọng là định vị con người thơng qua lăng kính của tư tưởng tơn giáo. Nhân học thần học là
một trong những khuynh hướng của chủ nghĩa hiện đại trong tôn giáo đương đại, trong đó các nhà tư tưởng tơn giáo đặt ra
vấn đề bản chất của con người như một tạo vật hai mặt về bản tính của mình, xem xét các vấn đề tồn tại con người trong thế


giới hiện đại, các quá trình bi kịch trong sự phát triển thiếu vắng tinh thần, xuất phát từ các nguyên tắc nền tảng của học
thuyết Ki tô giáo. Anh em nhà thần học Tin Lành Niebuhr, Tillich, nhà triết học Do Thái giáo Buber, các nhà nhân học Thiên
Chúa giáo Teilhard de Chardin, K. Raner, các nhà thần học Chính giáo, đặc biệt là Phlorenski, A.S. Pozov... là danh sách còn
xa mới đầy đủ các nhà tư tưởng tôn giáo đại diện cho các trường phái khác nhau trong Nhân học thần học. Khi nhấn mạnh ý
nghĩa ngày càng lớn của Nhân học thần học trong hoàn cảnh hiện đại, những người bênh vực nó nhìn thấy sự khác biệt giữa
cách tiếp cận triết học và cách tiếp cận thần học đối với con người ở chỗ thần học (cũng giống như triết học) quan tâm tìm
kiếm lời giải đáp cho câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, nhưng trong việc này thần học đòi hỏi kinh nghiệm của đức tin và,
gắn liền với nó, là kinh nghiệm của cứu rỗi. Nhân học thần học, vì vậy, thường tiếp thu một cách phê phán các thành tựu của
tri thức triết học và khoa học tự nhiên về con người. Nó có đặc tính mở trước các khoa học khác về con người, nhưng các
khoa học kia, cuối cùng, cũng phải mở trước thước đo cao hơn - đó là sự cứu rỗi.


Nhân học văn hóa là lĩnh vực nghiên cứu khoa học đặc biệt, tập trung chú ý đến quá trình tác động qua lại giữa con
người và văn hóa. Lĩnh vực nhận thức này hình thành trong văn hóa châu Âu vào thế kỷ XIX, và định hình xong vào nửa cuối
thế kỷ XIX. Trong giới nghiên cứu nước ngồi có các quan điểm khác nhau đối với việc xác định trường đối tượng của bộ
môn khoa học này. Khái niệm Nhân học văn hóa thường được sử dụng để biểu thị một ngành tương đối hẹp nghiên cứu các
phong tục của con người, nghĩa là các nghiên cứu so sánh văn hóa và cộng đồng, là khoa học về con người nhằm khái quát
hóa tư cách, hành vi của con người và khả năng hiểu được đầy đủ nhất sự đa dạng của loài người v.v... Nhân học văn hóa
tập trung chú ý đến các vấn đề khởi nguyên của con người, với tư cách vừa là người sáng tạo vừa là tạo phẩm của văn hóa
ở phương diện di truyền ngữ văn học và di truyền bản thể học.


Những vấn đề chủ yếu của nghiên cứu Nhân học văn hóa gắn liền với việc hình thành con người như một hiện tượng
văn hóa đặc biệt: sự văn hóa hóa các bản năng cơ bản của con người; sự xuất hiện thể tạng đặc biệt của loài người, kết cấu
cơ thể con người trong mối liên quan với mơi trường văn hóa; cách ứng xử của con người, sự hình thành các chuẩn mực,
các cấm đốn và kiêng kị trong q trình con người hịa nhập vào hệ thống các quan hệ văn hóa xã hội; ảnh hưởng của văn
hóa đến cuộc sống giới tính, gia đình và hơn nhân; tình u như là một hiện tượng văn hóa đặc biệt; sự hình thành thế giới
quan và nhân sinh quan của con người; thần thọai học như một hiện tượng .v.v... Không kém phần quan trọng trong giai
đọan hiện đại là những vấn đề sinh thái học con người và sinh thái học văn hóa, chúng nghiên cứu những quy luật họat động
của các hệ thống văn hóa sinh thái, bởi vì sự hình thành con người với tư cách giá mang văn hóa khơng thể khơng bao hàm
cả việc đánh giá vị trí và vai trị của nó trong việc bảo vệ thiên nhiên và văn hóa trong thời hiện đại.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

N.N. Miklukho-Maklai, D. N. Anuchin, V. G. Bogoraz (Tan) .v.v... Giai đọan phát triển đó của Nhân học văn hóa được gọi là
giai đọan tiến hóa (1860-1895). Nhà nghiên cứu Mỹ G. Stoking cho rằng trước giai đọan tiến hóa là giai đọan dân tộc học
(1800-1860).


Giai đọan tiếp theo của Nhân học văn hóa gắn liền với họat động của nhà bác học Mỹ Boas và có tên gọi là giai đọan lịch
sử (1895-1925). Boas đứng ra phê phán chủ nghĩa thực chứng. Thuyết hồi nghi phương pháp luận của ơng có ảnh hưởng
lớn đến nhiều nhà nghiên cứu: một số trong họ bắt đầu khước từ các khuôn mẫu của nhận thức khoa học tự nhiên (“chủ
nghĩa thất bại khoa học” của P. Radin và những người khác) và quay sang phương pháp mô tả kinh nghiệm và điền tờ khai
của tương đối luận và chủ nghĩa kinh nghiệm (Herkovits). Vào những năm 20-30 của thế kỷ XX ở Mỹ xuất hiện Nhân học tâm
lý, lúc đầu là tên gọi cho khuynh hướng “văn hóa và cá nhân”. Nó có được sự nổi tiếng rộng rãi nhờ các cuốn sách của M.
Mid, Benedikt, I. Hallouel, G. Dollard, G. Whiting. I. Chaild, G. Honingman, E. Huyz. Mục đích chính của nó là nghiên cứu xem
cá nhân hành động, nhận thức và cảm nhận như thế nào trong các điều kiện môi trường văn hóa khác nhau.


Nhân học sinh học (hay Nhân học tự nhiên) chú trọng đến mặt sinh học của con người như của một loài. Ngày nay Nhân
học sinh học được hiểu không chỉ như một ngành khoa học về các hình dạng cổ xưa nhất của lồi người, về sự tiến hóa của
nó (cịn được gọi là Nhân học khởi nguyên, Nhân học thời cổ), mà thường như ngành cơ thể học, sinh lý học và hình thái học
con người (nghiên cứu về các quy luật sinh trưởng và biến đổi chung trong cấu trúc cơ thể của toàn nhân lọai).


Sau Đại chiến thế giới thứ hai các nhà nghiên cứu chú ý tới phương pháp luận phân tích cấu trúc chức năng, dẫn tới sự
xuất hiện của Nhân học xã hội (Malinovski, Radcliff-Brown và những người khác). Một số học giả cho rằng sự khủng hoảng
của nhân học truyền thống là do sự cộng tác chặt chẽ của các nhà nhân học với chính sách thuộc địa của các nước mẫu
quốc. Viễn cảnh mới của ngành khoa học này nằm ở việc phân tích các phương diện hành vi xã hội của con người ở các thể
chế khác nhau. Nhân học xã hội, như các học giả phương Tây công nhận, đến thay chỗ cho dân tộc học như một lĩnh vực
trung tâm, như “trái tim” của Nhân học văn hóa. Nhân học xã hội nghiên cứu sự hình thành con người với tư cách một tạo vật
xã hội, cũng như nghiên cứu các kết cấu và thiết chế chủ yếu tạo điều kiện cho q trình xã hội hóa con người cùng hàng
lọat vấn đề khác. Những tư tưởng của Nhân học xã hội được Malinovski phát triển, hiểu văn hóa như là tổng hòa các thiết
chế phục vụ cho việc thoả mãn những nhu cầu hàng đầu (sinh lý học và tâm lý học) và hàng thứ hai - là những nhu cầu do
chính văn hóa sinh ra - của con người. Radcliff-Brown khẳng định rằng nhân học hiện đại là nhân học mang tính xã hội học
và mang tính tổng quát về mặt chức năng, đó là khoa học xã hội học so sánh. Nhân học xã hội chú ý tới các q trình tương
tác giữa con người và văn hóa ở giai đọan văn minh (đó cũng là mối quan tâm tới văn hóa đơ thị trong các cơng trình của nhà


nghiên cứu Mỹ R. Redfild, phần nào thể hiện sự thâm nhập của phương pháp luận phân tích cấu trúc chức năng vào Nhân
học văn hóa qua nỗ lực của các nhà xã hội học Durkheim, Parsons).


Vào thời gian sau chiến tranh xuất hiện cách tiếp cận văn hóa sinh thái, là sự kết hợp của “tâm lý học sinh thái”, “địa lý
học sinh thái”, “địa lý học văn hóa”, “sinh thái học con người”. Cách tiếp cận này, được gọi tên là Nhân học sinh thái, giải
thích ảnh hưởng qua lại giữa môi trường tự nhiên và văn hóa. Đại diện của khuynh hướng này là M. Beits, G. Stiuard, M.
Salins, còn ở nước Nga là M.G. Levin, S.P. Tolstov, N.N. Treboksarov v.v...


Một trong những khuynh hướng chủ đạo của chủ nghĩa cấu trúc trong nhân học là Nhân học nhận thức (Gudenaf, F.
Launsberi, Kh. Konkhlin, S. Bruner .v.v...) có mục đích làm bộc lộ và so sánh “các phạm trù nhận thức” ở các nền văn hóa
khác nhau. Khuynh hướng này xuất hiện vào giữa những năm 50 tại Mỹ trong khi phát triển các phương pháp phân tích hình
thức ngữ nghĩa. Nó được định hình xong vào giữa những năm 60. Cốt lõi của Nhân học nhận thức là quan niệm về văn hóa
như một hệ thống các biểu tượng, như một phương thức đặc thù của con người trong nhận thức, tổ chức và kết cấu hiện
thực xung quanh. Trong ngôn ngữ, theo ý kiến của những người ủng hộ Nhân học nhận thức, thể hiện tất cả các phạm trù
nhận thức thuộc về nền tảng của tư duy con người và tạo nên bản chất của văn hóa. Những phạm trù đó khơng thuộc về tư
duy con người một cách nội tại; chúng được con người tiếp thu trong q trình văn hóa hóa. Đối tượng chính của các nghiên
cứu nhân học nhận thức là các hệ thống phân lọai và họat động khác nhau trong các nền văn hóa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

ở chỗ các nhà nhân học bị khép kín trong thế giới kỳ lạ của quá khứ chưa có văn tự, như trong một chiếc hầm trú ẩn, cách xa
với những vấn đề nóng bỏng của thời hiện đại. Ơng hiểu Văn hóa học như là nền tảng lý luận chung và nền tảng phương
pháp luận cho các nghiên cứu nhân học, và là một khả năng mới cho giai đọan phát triển tiếp theo và hiện đại hóa của Nhân
học văn hóa. Sự tiến triển của Nhân học văn hóa cịn càng phức tạp thêm bởi sự xuất hiện của những khuynh hướng
phương pháp luận thoả hiệp, gắn liền với ảnh hưởng của học thuyết Freud đến Nhân học văn hóa Mỹ (Kardiner và trường
phái Nghiên cứu văn hóa và cá nhân của ông), với cố gắng của Evans-Pritchard nhằm diễn đạt lại phương pháp luận cấu
trúc-chức năng thành các thuật ngữ về “ý nghĩa” của các yếu tố văn hóa, và ý định của ơng kết hợp nhân học với lịch sử.


Trong thời gian sau chiến tranh, bắt đầu chiếm ưu thế trong nhân học là các khuynh hướng chú trọng đến việc hiểu ý
nghĩa của các nền văn hóa “khác” và đưa vào Nhân học các phương pháp của ngôn ngữ học (ngôn ngữ học cấu trúc của F.
de Saussure, nghiên cứu nền của N. Trubetski và R. Jakobson), đi đôi với việc tạo dựng trên cơ sở này các phương pháp
phân tích hình thức về các hiện tượng văn hóa đặc biệt.



Trong khoa học xuất hiện nhiều dạng khác nhau của Nhân học biểu tượng (Levi Strauss, E. Leach, V. Terner v.v...). Nhân
học diễn giải của Geertz là một ví dụ về sự tổng hợp giữa Nhân học văn hóa với diễn giảng học (Gadamer, Ricoeur), với triết
học phân tích ngơn ngữ (G. Rail, Wittgenstein), với triết học các hình thái biểu tượng (S. Langer), và với nghiên cứu văn học
(K. Biork). Nhân học diễn giải về phần mình ảnh hưởng đến sự hình thành các khuynh hướng như Nhân học phê bình văn
hóa (G. Markus, M. Fiser, G.Klifford) và Dân tộc học thực nghiệm (M. Agar, Gi. Lofland, E. Huyz), chúng dành sự chú ý đặc
biệt đến một bình diện gây nhiều tranh cãi là kiến thức nhân học (kiến thức được diễn giải không chỉ như sự phản ánh của
nhà nghiên cứu về một nền văn hóa “khác”, mà như cuộc đối thọai giữa chúng) và tìm kiếm các phương thức mỹ từ học
tương đồng, để nhà nghiên cứu truyền đạt kinh nghiệm cá nhân về sự hiểu biết nền văn hóa khác.


A.A. Belik - L.P. Voronkova
(Từ Thị Loan dịch từ Bách khoa thư Văn hóa học thế kỷ XX, Sant-Peterburg, 1998)


</div>

<!--links-->
Khảo sát địa chất bồn trũng Cửu Long
  • 63
  • 862
  • 3
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×