Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Cấu tạo, ngữ nghĩa các từ, ngữ trong trường từ vựng của ngành đường thủy nội địa (tiếng việt đối chiếu với tiếng anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.35 KB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

CẤU TẠO, NGỮ NGHĨA CÁC TỪ, NGỮ
TRONG TRƯỜNG TỪ VỰNG CỦA
NGÀNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ HẢI HÀ

CẤU TẠO, NGỮ NGHĨA CÁC TỪ, NGỮ
TRONG TRƯỜNG TỪ VỰNG CỦA
NGÀNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ : 60.22.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS. ĐINH LÊ THƯ



TP. HỒ CHÍ MINH - 2009


LỜI CẢM ƠN

Học tập để lĩnh hội tri thức là đích đến của biết bao nhiêu thế hệ
con người, nhưng đi được đến đâu trên con đường khơng ít gian nan
này đâu chỉ phụ thuộc vào người đã lựa chọn nó. Trước hết, con xin gửi
tấm lịng biết ơn đến Mẹ, người đã khơi nguồn cho niềm đam mê học
hỏi của con trong những năm tháng đầu đời. Xin gửi lời cảm ơn đến các
Thầy Cơ đã dìu dắt con từ những ngày thơ ấu đến lúc trưởng thành.
Xin cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã ln động viên,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập để tơi có thể n tâm vừa cơng
tác vừa theo đuổi sự nghiệp bút nghiên.
Xin gửi lời cám ơn đến các Thầy Cơ đã tận tình hướng dẫn chúng
em trong chương trình cao học, các Thầy Cơ trong Hội đồng chấm luận
văn đã dành thời gian đọc, nhận xét và góp ý cho luận văn của em.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đinh
Lê Thư - người đã không quản ngại khó khăn, vất vả để giúp em hồn
thành luận văn này.
“Cơm cha, áo mẹ, chữ thày
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong”.
Xin chân thành gửi lời cám ơn

và lời chúc sức khỏe, lời cầu

mong hạnh phúc đến tất cả.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 07 tháng 08 năm 2009
Tác giả

Nguyễn Thị Hải Hà


MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài ................................................................... 8
Về mặt lý luận ................................................................. 8
Về mặt thực tiễn .............................................................. 9
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................... 10
3. Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu ....................... 13
Mục đích nghiên cứu ...................................................... 13
Phạm vi nghiên cứu ........................................................ 13
Đối tượng nghiên cứu ..................................................... 13
4. Phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu................................... 14
Phương pháp nghiên cứu ................................................ 14
Ngữ liệu nghiên cứu ....................................................... 15
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học ............................................................ 15
5.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................. 15
6. Bố cục luận văn ................................................................... 16
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1

Tiểu dẫn ......................................................................... 19

1.2

Lý thuyết về hình vị


1.2.1

Khái niệm ................................................................. 20

1.2.2

Phân loại .................................................................. 21

1.3

Lý thuyết về từ

2


1.3.1

Khái niệm ................................................................. 21

1.3.2

Phân loại .................................................................. 24
1.3.2.1 Từ đơn .......................................................... 26
1.3.2.2 Từ láy ........................................................... 27
1.3.2.3 Từ ghép ......................................................... 29

1.4

Lý thuyết về ngữ


1.4.1

Khái niệm ................................................................. 33

1.4.2

Phân loại: ................................................................. 36
1.4.2.1 Ngữ danh từ................................................... 37
1.4.2.2 Ngữ động từ .................................................. 38
1.4.2.3 Ngữ tính từ .................................................... 39
1.4.2.4 Ngữ cố định ................................................... 40

1.5

Lý thuyết về trường từ vựng

1.5.1

Khái niệm ................................................................ 41

1.5.2

Phân loại .................................................................. 43
1.5.2.1 Trường nghĩa biểu vật .................................... 43
1.4.2.2 Trường nghĩa biểu niệm ................................. 45
1.4.2.3 Trường nghĩa tu yến tính ................................ 46
1.4.2.4 Trường nghĩa liên tưởng ................................. 46

1.6


Tiểu kết ......................................................................... 47
CHƯƠNG 2

CẤU TẠO CÁC TỪ, NGỮ TRONG M ỘT SỐ TRƯỜNG TỪ VỰNG
CỦA NGÀNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
2.1

Tiểu dẫn ......................................................................... 49

2.2

Cấu tạo từ
3


2.2.1 Từ đơn .................................................................... 51
2.2.1.2 Từ đơn một âm tiết ....................................... 51
2.2.1.2 Từ đơn nhiều âm tiết ..................................... 54
2.2.2 Từ ghép .................................................................. 55
2.2.2.1 Từ ghép hợp nghĩa ........................................ 55
2.2.2.2 Từ ghép phân nghĩa ...................................... 57
2.2.2.3 Từ ghép biệt lập ........................................... 65
2.3

Cấu tạo ngữ
2.3.1 Ngữ danh từ ............................................................ 66
2.3.2 Ngữ động từ ............................................................ 68
2.3.3 Ngữ cố định............................................................. 70

2.4


Đối chiếu Việt – Anh về cấu tạo của các từ, ngữ ngành
ĐTNĐ
2.4.1 Từ đơn ................................................................... 73
2.4.2 Từ ghép và ngũ ........................................................ 74

2.5

Tiểu kết .......................................................................... 77

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG TỪ VỰNG
NGÀNH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
3.1
3.2

Tiểu dẫn ............................................................................. 79
Các trường từ vựng - ngữ nghĩa
3.2.1 Các cơ quan trực thuộc ngành ĐTNĐ ............................. 80
3.2.1.1 Cơ quan cấp nhà nước........................................ 81
3.2.1.2 Cơ quan cấp địa phương..................................... 81
4


3.2.1.3 Các đơn vị hành chính sự nghiệp ........................ 82
3.2.2 Con người hoạt động trong ngành đường thủy nội địa ..... 83
3.2.2.1 Hoạt động tự do................................................. 83
3.2.2.2 Hoạt động tại các cơ quan (nhà nước hoặc tư nhân)84
3.2.2.3 Hoạt động ở cả hai môi trường ........................... 85
3.2.3 Tên gọi và đặc điểm của đườn g thủ y nội địa

3.2.3.1 Các yếu tố bờ ..................................................... 87
3.2.3.2 Hệ thống giao thông ĐTNĐ ................................. 87
3.2.3.3 Dòng chảy.......................................................... 89
3.2.4 Các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến giao thơng
đường thủy nội địa
3.2.4.1 Gió .................................................................... 90
3.2.4.2 Bão ................................................................... 91
3.2.4.3 Mưa .................................................................. 91
3.2.4.4 Lũ..................................................................... 92
3.2.4.5 Sóng ................................................................. 93
3.2.4.6 Nước................................................................. 93
3.2.4.7 Thủy triều ......................................................... 94
3.2.4.8 Phù sa ............................................................... 94
3.2.4.9 Các yếu tố khác ................................................. 95
3.2.5 Tên gọi các phương tiện thủ y nội địa
3.2.5.1 Phương tiện thô sơ ............................................ 96
3.2.5.2 Phương tiện hiện đại ......................................... 97
3.2.5.3 Các phương tiện tác nghiệp trên sông ................. 98
3.2.6 Hệ thống báo hiệu giao thông
5


3.2.6.1 Thiết bị b áo hiệu ................................................ 99
3.2.6.2 Nội dung báo hiệu ........................................... 100
3.2.7 Ngành điều khiển phương tiện
3.2.7.1 Tên gọi chỉ các thành phần chủ yếu của ngành .. 101
3.2.7.2 Ngữ nghĩa ....................................................... 101
3.2.8 Ngành vận hành và sửa chữa máy tàu thủ y
3.2.8.1 Tên gọi chỉ các đối tượng trong ngành má y ....... 102
3.2.8.2 Ngữ nghĩa ....................................................... 102

3.2.9 Ngành xâ y dựng cơng trình thủy
3.2.9.1 Tên gọi chỉ loại ............................................... 104
3.2.9.2 Ngữ nghĩa ....................................................... 102
3.2.10 Ngành Kinh tế vận tải ĐTNĐ
3.2.10.1 Tên gọi chỉ loại ............................................ 106
3.2.10.2 Ngữ nghĩa .................................................... 106
3.3

Đối chiếu Việt – Anh
3.3.1 Những đặc điểm tương đồng ....................................... 109
3.3.2 Những đặc điểm khác biệt .......................................... 110

3.4

Tiểu kết

Kết luận ...........................................................................113
Tài liệu tham khảo và tài liệu trích dẫn
Phụ lục 1
Phụ lục 2

MỘT SỐ QUI ƯỚC VỀ CÁCH TRÌNH BÀY LUẬN VĂN
6


1. Cách viết tắt:
ĐTNĐ

=


Đường thủ y nội địa

ĐTNĐVN

=

Đường thủ y nội địa Việt Nam

GTVT

=

Giao thông vận tải

GTĐTNĐ

=

Giao thông đường thủy nội địa

2. Cách trích dẫn:
Chúng tơi in nghiêng phần trích dẫn nguyên văn, sau đó dùng dấu
[] để ghi nguồn trích dẫn. Trình tự trong dấu này sẽ như sau: [số thứ
tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo; trang trích dẫn].
Ví dụ: Hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. [52;260]
3. Cách ghi các mục từ tiếng Việt và tiếng Anh:
a. Đối với hiện tượng nhiều nghĩa, chúng tôi dùng dấu phảy “,” giữa
các từ, ngữ đó. Phần tiếng Việt in thẳng, phần tiếng Anh in nghiêng.
Ví dụ: Thuyền viên, thu yền nhân, thủ y thủ crewman, sailor
b. Cách ghi lời giải nghĩa: chúng tơi chỉ giải nghĩa đối với các từ ít

được biết đến, hoặc tên gọi của chúng chưa thể hiện điều gì. Đối với
các từ, ngữ mà bản thân tên gọi của chúng đã thể hiện hoặc miêu tả
đầy đủ (ví dụ trên), chúng tơi sẽ khơng giải nghĩa.
Ví dụ: Cạy steer: thao tác lái tàu thu yền chuyển hướng nhanh.

7


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Về mặ t lý luận
Trực thuộc Bộ GTVT, ngành Đường Sông Việt Nam (ĐSVN), na y
đổi tên là ngành ĐTNĐVN, là m ột ngành vận tải tru yền thống ở nước
ta, có khả năng phát triển các thành phần kinh tế rộng rãi và thu hút vốn
đầu tư từ nhiều nguồn. Hệ thống đường thủy nội địa nước ta gồm hơn
hai nghìn ba trăm sáu mươi sông, kênh với tổng chiều dài bốn mươi hai
nghìn ki-lơ-mét. Ngồi ra cịn có các hồ, đầm, phá, hơn ba nghìn hai
trăm ki-lơ-mét bờ biển và hàng nghìn ki-lô-mét đường từ bờ ra hải đảo.
Đã từ lâu, hệ thống vận tải thủ y có một vai trị rất lớn trong việc thông
thương giữa mọi vùng, miền của đất nước, từ thành thị đến nông thôn,
từ miền núi đến hải đảo, đã và đang góp phần tích cực vào việc vận
chuyển hàng hóa và hành khách.
Trường Cao đẳng nghề GTVT của chúng tôi là một trong ba trường
nghiệp vụ trực thuộc Cục ĐTNĐVN. Nhiệm vụ của chúng tôi là đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành. Trước đâ y, chúng tôi chỉ tập trung đào tạo
về chu yên môn cho các chức danh thuyền má y trưởng tàu sông và
nghiệp vụ quản lý đường sông. Những tổ chức và cá nhân hoạt động
trong lĩnh vực này chỉ cần trang bị đầy đủ kiến thức về chu yên môn,
hiểu rõ đặc điểm cụ thể của từng tu yến, luồng trong hệ thống sơng ngịi
mà mình hoạt động là đủ. Trong những năm gần đây, đất nước ta đang

trong quá trình hội nhập với sự phát triển về mọi mặt củ a toàn thế giới,
đặc biệt là về phương diện khoa học kỹ thuật. Chính vì vậ y, việc đưa

8


tiếng nước ngoài (cụ thể là tiếng Anh), vào chương trình học tập của
các khóa học là tất yếu, giúp cho cả giáo viên và học sinh có thể tiếp
cận sâu hơn với sự tiến bộ của nhân loại toàn cầu.
Về mặ t thực tiễn
Trong quá trình giảng dạy bộ mơn tiếng Anh cho các khóa học,
chúng tơi đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu như: Giáo trình Anh Văn cho
các trường trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo qu y
định; chọn lọc những từ ngữ chu yên ngành trong các giáo trình của
chương trình đại học rồi biên soạn lại cho phù hợp với trình độ học sinh
của mình; tìm trong các từ điển của ngành; tìm trên mạng internet,
v.v…Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng chúng tôi th ấy việc tru yền đạt
kiến thức chưa thật hiệu quả. Một mặt, do sự tru yền đạt của chúng tôi
chưa đúng phương pháp. Mặt khác là do học sinh của chúng tôi thuộc
nhiều đối tượng khác nhau: một số em đã có tới năm, bảy năm tiếp xúc
với tiếng Anh, nhưng một số em ở những vùng sâu vùng xa lại chưa
từng tiếp xúc với tiếng Anh bao giờ. Để tạo điều kiện dễ dàng hơn trong
việc lĩnh hội kiến thức của các em, chúng tôi đi đ ến kết luận sẽ chia hệ
thống Anh Văn chu yên ngành theo từng trường từ vựng. Có như vậy,
các em dù đã biết hay chưa biết tiếng Anh đều thấy bài học mới mẻ
nhưng lại dễ nhớ, dễ thuộc và dễ sử dụng. Hơn nữa, giáo viên chúng tô i
cũng đỡ vất vả hơn trong công tác soạn giáo án cũng như tru yền đạt
kiến thức cho các em.
Một lý do nữa là, chúng tơi có ma y m ắn được tiếp xúc với một số
chuyên gia người Bỉ và Hà Lan đang giúp chúng tôi trong một số dự án

như: xây dựng phịng mơ phỏng để giảng dạy các lớp thu yền máy
9


trưởng, phát triển trường thành trung tâm dạy nghề của khu vực, v.v...
Khi làm việc chung, họ có hỏi chúng tôi về cơ quan quản lý, về các
ngành nghề đào tạo, về luật và những đặc điểm của GTĐTNĐ Việt Nam.
Họ chỉ biết tới Bộ Giao thông Vận tải mà không biết cơ quan chủ quản
trực tiếp của chúng tôi là Cục ĐTNĐVN. Từ những câu hỏi của họ,
chúng tôi bắt đầu có ý tưởng đưa những điều mà họ cần biết vào chương
trình giảng dạy tiếng Anh chu yên ngành, xâ y dựng các trường từ vựng
và hướng tới xây dựng một bộ từ điển ĐTNĐ, trước hết là Việt - Anh,
và sau sẽ là Anh - Việt, phục vụ được nhiều hơn cho các đối tượng dành
sự quan tâm đến lĩnh vực này. Như vậy, hướng nghiên cứu mà chúng tôi
đặt ra không chỉ là những thuật ngữ, mà là những từ ngữ có liên quan
đến ngành như: tên gọi của các cơ quan trực thuộc, những yếu tố thiên
nhiên ảnh hưởng trực tiếp tới GTĐTNĐ, kể cả những từ, ngữ mới dừng
lại ở mức độ từ vựng nghề nghiệp. Chúng tơi tạm gọi đó là những từ
ngữ chun ngành.
Vì vậ y, chúng tơi đã chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình,
đó là: Cấu tạo, ngữ nghĩa các từ, ngữ trong trường từ vựng của
ngành Đường thủy nội địa (tiếng Việt đối chiếu với tiếng Anh).
2.

Lịch sử vấn đề

Nói đến giao thơng đường thuỷ là nói đến hai phương diện của nó,
đó là đường biển (hàng hải) và đường sông (ĐTNĐ). Hẳn là khi nghe
đến hai tên gọi này, chúng ta thấy ngành hàng hải quan trọng hơn, có
nhiều lợi thế hơn. Nhưng với đặc điểm sơng ngịi Việt Nam mà chúng

tơi đã nêu ở phần lý do chọn đề tài, chúng tôi nhận thấ y hai ngành này

10


có vai trị quan trọng ngang nhau trong cả hai lĩnh vực giao thông và
kinh tế đối với đ ất nước ta.
Đối với các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại học
đang đào tạo các chu yên nghành hàng hải, giáo viên và học sinh, sinh
viên đã có rất nhiều giáo trình tiếng Anh để sử dụng như: English for
Nautical Officer, English for Seafairer,… Từ điển chu yên ngành hàng
hải Anh-Việt, Việt-Anh cũng đã được các nhà xuất bản in ấn và phát
hành rất nhiều, ví dụ như: Từ điển hàng hải của nhà xuất bản Bộ Giao
thông vận tải, nhà xuất bản Đà Nẵng, nhà xuất bản Hải Phòng, v.v...
Những ấn phẩm nà y thường xu yên được chỉnh sửa và cập nhật. Nhìn
chung, dù là giảng dạ y, học tập ha y nghiên cứu, thì ngành hàng hải
cũng có rất nhiều thuận lợi.
Bên cạnh đó, ngành ĐTNĐ chưa có nhiều thuận lợi như vậy.
Chương trình giảng dạy bộ môn tiếng Anh, phần tiếng Anh chuyên
ngành của các trường nghiệp vụ thuộc ngành ĐTNĐ hầu hết là do các
giáo viên tự biên soạn. Giáo viên chúng tôi đã chọn lọc tài liệu từ nhiều
nguồn, như: báo GTVT, tạp chí Cánh Buồm, những tập bài giảng tiếng
Anh của ngành hàng hải, lấy trong từ điển, hoặc tải trên mạng. Đơi khi
chúng tơi tìm được những từ ngữ chu n ngành bằng tiếng Anh, nhưng
có lúc phải chuyển dịch từ tiếng Việt. Gom góp mỗi nơi một chút nên
chương trình đơi khi cịn khập khiễng, chưa có tính đồng bộ. Do đó,
chúng tơi mong muốn có một cuốn từ điển Anh Việt hoặc Việt Anh
dành riêng cho lĩnh vực cơng tác của mình. Trên thị trường chưa có
cuốn từ điển nào như vậy.


11


Ngành GTVT có du y nhất một cơng trình nghiên cứu về vấn đề này,
đó là cuốn Từ điển thuật ngữ đường thủy nội địa (có chu yển chú thuật
ngữ sang tiếng Anh), do tiến sĩ Ngô Xuân Sơn chủ biên, Nxb GTVT,
2002.
Cuốn từ điển nà y được sự đóng góp cơng sức, trí tuệ của nhiều
chun viên và kỹ sư đầu ngành, trong đó có nhiều ý kiến xây dựng của
Vụ Khoa học Công nghệ Bộ GTVT. Chủ nhiệm đề tài là TS.Ngơ Xn
Sơn, lúc đó đang giữ cương vị Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam.
Đây là một cơng trình khoa học kỷ niệm mười năm tái lập Cụ c. Từ đó
đến na y, cơng trình nà y chưa một lần hiệu đính và cũng chưa có đối thủ
cạnh tranh. Về mặt hình thức, cuốn từ điển được trình bà y tương đối
đẹp, gọn nhẹ, có thể làm cuốn cẩm nang bỏ túi. Các từ, ngữ trong cuốn
từ điển này được biên soạn theo thứ tự của bảng chữ cái, có nhiều mục
từ như từ, ngữ và những thành ngữ liên quan, nhưng nhiều mục từ chưa
tìm được những thuật ngữ tiếng Anh tương đương.
Về nội dung, gần 4000 danh mục trong từ điển đề cập đến nhiều lĩnh
vực như thủ y động học, thủ y tĩnh học, thiên văn, thủy văn, luật pháp,
tài nguyên, môi trường, địa chất, vật liệu, đóng tàu, xây d ựng bến cảng,
v.v…, cịn phần từ vựng thực dùng trong ngành thì khơng nhiều, ch ỉ
chiếm khoảng 30% số lượng mục từ đã cung cấp. Có những từ chỉ mang
tính chất giải thích chứ chưa thực sự là thuật ngữ.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi thấ y những lĩnh vực mà người học
quan tâm không quá rộng như vậy, nên muốn giới hạn lại số lượng từ và
chia theo từng ngành học, trong đó có những phần cơ bản dành cho tất
cả các ngành.
12



Như vậ y có thể nói, việc nghiên cứu các từ, ngữ của ngành ĐTNĐ
theo trường từ vựng là chưa có. Đây vừa là điểm thuận lợi, vừa là điểm
khó khăn cho chúng tôi khi thực hiện luận văn này. Thuận lợi là vì
chúng tơi sẽ khơng sợ bị những lỗi trùng lặp của những đề tài trước.
Khó khăn vì chúng tơi sẽ khơng có nhiều tư liệu để tham khảo khi thực
hiện luận văn.
3.

Mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích trước hết của chúng tôi kh i nghiên cứu đề tài này là tìm ra

các từ, ngữ có nét nghĩa chung để sắp xếp theo từng trường từ vựng, sau
đó sẽ cố gắng tìm phần từ ngữ tiếng Anh tương đương với từng mục từ
tiếng Việt, nếu tránh được hình thức dùng ngơn ngữ để giải thích thì
càng tốt. Khi tập hợp xong các trường từ vựng, chúng tơi sẽ tiến hành
phân tích đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của các đơn vị theo
từng trường từ vựng, đối chiếu với tiếng Anh để tìm ra sự tương đồng
và khác biệt. Từ kết quả đó, chúng tơi sẽ dễ dàng hơn trong việc tru yền
đạt kiến thức cho người học, và các em cũng thuận lợi hơn trong hoạt
động lĩnh hội kiến thức bằng cả hai ngôn ngữ.
Phạm vi nghiên cứu
Chúng tơi nghiên cứu các từ, ngữ có tần suất xuất hiện cao trong
ngành ĐTNĐ, cả trong giảng dạ y, học tập, lao động sản xuất và nghiên
cứu khoa học. Như vậ y, câu hoặc những từ, ngữ xuất hiện quá ít trong
quá trình khảo sát như từ láy, từ ghép biệt lập và từ (ngữ) viết tắt, ngữ
tính từ, v.v…, không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài nà y. Đặc

13



điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của các từ, ngữ sẽ được chúng tô i
khảo sát và phân tích theo từng trường.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tơi là các từ, ngữ có thể có mặt
trong các trường từ vựng được sử dụng nhiều trong ngành ĐTNĐ, đặc
biệt là trong công tác giảng dạy, học tập của các trường đào tạo nhân
lực cho ngành. Từ các tập hợp từ này, chúng tôi đặt chúng vào trong các
trường từ vựng để nghiên cứu về những đặc điểm cấu tạo chung, những
nét khu biệt về ngữ nghĩa mà chúng thể hiện.
4.

Phương pháp và ngữ liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
-

Phương pháp khảo sát để nhận diện đối tượng nghiên cứu của đề tài

(các từ, ngữ mang tính chu yên ngành).
-

Phương pháp thống kê, miêu tả: trước hết là để tìm ra số lượng các

từ, ngữ có mặt trong một trường từ vựng lớn, đó là trường từ vựng
chuyên ngành ĐTNĐ, sau đó miêu tả hình thức của chúng (từ đơn, từ
ghép hay ngữ).

-

Phương pháp phân tích: dựa vào những nét nghĩa chung để phân chia

các từ, ngữ trong trường lớn ra thành từng trường nhỏ, vận dụng phương
pháp phân tích thành tố để tìm ra những nét nghĩa tiêu biểu của từng
trường.

14


-

Phương pháp so sánh - đối chiếu: tìm ra sự tương đồng và khác biệt

của từ vựng chuyên ngành giữa tiếng Anh và tiếng Việt về cả hai
phương diện: cấu tạo và ngữ nghĩa.
Sau khi tiến hành so sánh và đối chiếu, chúng tôi sẽ hệ thống lại
những vấn đề đã đặt ra trong đề tài, xem xét mức độ của những vấn đề
đã giải qu yết và tìm ra hướng nghiên cứu mới.
Ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu dựa vào cuốn Từ điển
thuật ngữ đường thủy nội địa do Tiến sĩ Ngô Xuân Sơn chủ biên; văn
bản Luật giao thông đường thuỷ nội địa số 23/2004/QH11 (có phiên bản
tiếng Anh). Ngồi ra, chúng tôi cũng dựa trên một số văn bản và trang
WEB của ngành, một số bản hợp đồng kinh tế của U ỷ ban Sông Mê
Kông (một u ỷ ban thuộc Liên Hiệp Quốc chuyên nghiên cứu và khai
thác đường sông), các tạp chí GTVT và tạp chí Cánh Buồm, v.v…
Chúng tôi nhận thấy nguồn ngữ liệu được sử dụng cho luận văn
chưa nhiều, chưa phong phú, mới chỉ đáp ứng được những nhiệm vụ đặt

ra trong khuôn khổ của luận văn này. Hướng tiếp theo, chúng tôi sẽ đầu
tư thời gian, cơng sức và trí tuệ nhiều h ơn nữa để có thể cống hiến một
cơng trình khoa học thiết thực cho ngành về khía cạnh ngơn ngữ.
5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
Chúng tôi thực sự may mắn khi được kế thừa những quan điểm,

những khái niệm từ các cơng trình nghiên cứu của nhiều nhà ngơn ngữ
học nổi tiếng trong và ngồi nước. Ch úng tôi sẽ cố gắng hệ thống lại
một số những quan điểm và khái niệm đó với h y vọng sẽ đóng góp thêm
15


vào hệ thống ngơn ngữ một nhóm từ ngữ chun ngành cịn ít được biết
tới trong xã hội.
Ý nghĩa thực tiễn
Chúng tôi cũng mong đợi kết quả nghiên cứu của đề tài nà y sẽ đáp
ứng được yêu cầu của người dạy, người học và cả những đối tượng có
quan tâm đến lĩnh vực GTĐTNĐ (chẳng hạn như các chu yên gia ngườ i
Bỉ và người Hà Lan mà chúng tôi đ ã giới thiệu ở mục lý do chọn đề tài).
Khi đã lập được các trường từ vựng với cả hai thứ tiếng rồi, chúng tô i
sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn, ghi chép sổ tay để tập hợp thêm tư liệu
cho đến khi đủ điều kiện để xâ y dựng một bộ từ điển ĐTNĐ Anh - Việt
và Việt - Anh. Nếu đạt được đến kết quả này, chúng tơi sẽ đóng góp
được cho bộ mơn tiếng Anh của trườn g nói riêng và ngành ĐTNĐVN
nói chung, một cơng trình khoa học khơng chỉ phục vụ cho giảng dạ y
mà cho cả những hoạt động thủy nghiệp khác nữa.
6.


Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn luận, luận văn gồm nội dung chính với ba

chương:
Chương 1: đưa ra hệ thống những khái niệm về hình vị, về từ,
ngữ và trường từ vựng. Trong hệ thống này, chúng tôi sẽ lựa chọn
những quan điểm, những khái niệm mà chúng tôi sử dụng để triển khai
luận văn của mình. Trên cơ sở những khái niệm được nêu, chúng tôi sẽ
xác định tiêu chí phân loại và tiến hành phân loại các đối tượng.
Chương 2: nhận diện, phân tích các từ, ngữ thuộc các trường về
đặc điểm cấu tạo. Giải qu yết vấn đề từ đơn, chúng tôi sẽ tiến hành nhận
diện theo số lượng hình vị cấu tạo nên các từ đó, rồi sau đó chia thành
16


từng lớp nhỏ hơn với tiêu chí từ loại. Với từ ghép, chúng tơi cũng dựa
vào số lượng hình vị tạo từ và những nét nghĩa của các hình vị đó. Về
phương diện ngữ, chúng tơi nhận diện bằng cách xác định từ trung tâm
và ngữ nghĩa của các từ cấu tạo nên ngữ. Từ những kết quả đó, chúng
tơi sẽ tiến hành so sánh, đ ối chiếu tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng. Đây là một trong hai
chương trọng tâm của luận văn. Trong chương này, chúng tôi đ ã cụ thể
hoá những quan điểm về mặt lý thu yết được nêu ra trong chương một.
Chương 3: chúng tôi tiếp tục sử dụng kết quả tập hợp và phân
chia các trường từ vựng ngữ nghĩa như ở chương hai. Sau khi phân tích
các thành tố trong từng trường, chúng tôi sẽ liệt kê và diễn giải những
đặc điểm ngữ nghĩa tiêu biểu của các trường đó. Sau cùng, chúng tơi sử
dụng những nét nghĩa đã tìm ra làm tiêu chí để so sánh hai ngơn ngữ
Việt và Anh. Ở phần nà y, kết quả thu được từ phương pháp so sánh tu y

khơng đáng kể vì phải đảm bảo tính tương trong dịch thuật, nhưng dù ít
hay nhiều cũng là một yếu tố giúp cho luận văn của chúng tơi tiến đến
gần hơn với mục đích của đề tài.
Kết luận: trước khi khẳng định lại những đóng góp của đề tài đối
với khoa học và thực tiễn, chúng tôi đưa ra những nhận xét về các từ,
ngữ trong những nguồn ngữ liệu mà chúng tôi mà chúng tôi đ ã nghiên
cứu, khảo sát. Đồng thời, chúng tôi cũng nêu một số phương hướng cho
những cơng trình nghiên cứu sau.
Tài liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo: chúng tơi sẽ liệt kê tất
cả các ngữ liệu mà chúng tôi đã nghiên cứu khi triển khai luận văn này.
Có những tài liệu đã được khai thác và đưa vào luận văn, nhưng cũng có
17


những tài liệu chỉ dừng lại ở góc độ tên gọi, vì qua khảo cứu, chúng tơi
thấy khơng phục vụ cho đề tài của mình.
Phần phụ lục: 18 trang, gồm 2 phần.
Phụ lục 1: sổ tay ghi chép Thuật ngữ ĐTNĐ
Phụ lục 2: Bảng đối chiếu các thuật ngữ tiếng Anh trong từ điển
thuật ngữ ĐTNĐ và Văn bản lu ật ĐTNĐ

18


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CƠ SỞ
1.1 Tiểu dẫn
Cho đến nay, kể cả trên thế giới và trong nước đã có rất nhiều
những cơng trình nổi tiếng của nhiều nhà khoa học nghiên cứu về lĩnh

vực ngôn ngữ. Chúng ta không thể quên những tên tuổi đã đi vào lịch sử
của ngành ngôn ngữ học như: Ferdernand De Saussure, Bloomfield L,
Chomsky N, Hallid ay,... Ở Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều nhà
ngơn ngữ mà tên tuổi của họ luôn là những ngọn đuốc sáng dẫn đường
cho những thế hệ quan tâm đến lĩnh vực ngôn ngữ học nước nhà như:
Ngu yễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Cao Xn Hạo, Hồng Phê, Hồng Văn
Hành, Ngu yễn Đình Hịe, Cù Đình Tú, Ngu yễn Đức Dân, Hồng Dân, Hồ
Lê …v.v. Trong luận văn này, chúng tôi xin được dựa trên những cơ sở
lý luận về từ, ngữ và trường từ vựng mà các học giả nổi tiếng đã dà y
công nghiên cứu.
Về từ, ngữ, chúng tôi sẽ vận dụng quan điểm của các nhà ngôn ngữ
học như: Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu, Lưu Vân Lăng, Ngu yễn Tài
Cẩn, v.v… Về trường từ vựng, chúng tôi tâm đắc với những nghiên cứu
của học giả Đỗ Hữu Châu và Ngu yễn Đức Tồn, Ngu yễn thiện Giáp.
Trong phần lý thuyết nà y, chúng tôi xin chia ra làm hai phần chính, đó
là lý thuyết về từ, ngữ và lý thu yết về trường từ vựng. Mặc dù không
phải là đối tượng mà đề tài luận văn chúng tôi đang kh ảo sát, nhưng

19


chúng tơi sẽ điểm qua lý thu yết về hình vị, vì đó là cơ sở để chúng tơi
thực hiện q trình phân tích cấu tạo từ, ngữ ở chương hai.
1.2 Lý thuyết về hình vị
1.2.1 Khái niệm
Cũng như từ, ngữ, hình vị là đối tượng được các nhà ngơn ngữ
học quan tâm nghiên cứu rất nhiều. Các định nghĩa về hình vị dù chưa
thật thống nhất, nhưng phần lớn đã có điểm chung. Sau đây là một số
trong những định nghĩa đó:
Hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa. Đó là bộ phận nhỏ

nhất tạo nên từ. [52;260]
Hình vị là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất có thể làm thành từ
hay bộ phận của từ. Theo E.Nida [11;65]
Hình vị là những hình thức ngữ âm cố định, bất biến, nhỏ nhất
(hay tối giản) với dạng chuẩn tối thiểu là một âm tiết tự thân có nghĩa
(nghĩa miêu tả hay nghĩa tương liên) có thể chịu tác động của các
phương thức tạo từ để tạo ra từ. [13;347]
A mo rpheme is the smallest meaningful unit in a language (hình
vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa trong một ngơn ngữ).
Theo Richard, Platt & Weber [67;9]
Hình vị là hình thái (mang ý nghĩa) lặp đi lặp lại. nó khơng thể
lại được phân chia thành những hình thái (mang ý nghĩa) nhỏ hơn. Từ
đây rút ra kết luận rằng, cái từ mà ta không thể phân chia được nữa,
hay là formant, là một hình vị.
Theo L. Bloomfield [14;36]

20


Các định nghĩa trên đây đã giúp chúng ta nhận biết về hình vị với
ba đặc điểm chính như sau:
-

Là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.

-

Khơng thể phân chia.

-


Có chức năng tạo từ.

1.2.2 Phân loại
Hiện nay, có hai hướng phân loại hình vị trong tiếng Việt. Hầu
hết các nhà Việt ngữ học dựa vào đặc trưng tuyến tính để phân loại hình
vị thành hình vị tự do và hình vị hạn chế.
Hướng thứ hai dựa vào chức năng ngữ nghĩa (tiêu biểu là học giả
Đỗ Hữu Châu), cũng chia hình vị ra làm hai loại, đó là hình vị sơ cấp và
hình vị thứ cấp.
Dù dùng tiêu chí nào đ ể phân loại đi nữa, thì chức năng quan trọng của
hình vị vẫn là chức năng tạo từ, và đó là điều mà chúng tôi thực sự quan
tâm trong đề tài này.
1.3 Lý thuyết về từ
1.3.1 Khái niệm
Từ rất lâu trong lịch sử ngôn ngữ học, người ta đã nghiên cứu về
từ và các bình diện của nó. Hàng trăm định nghĩa về từ đã được đưa ra,
nhưng hầu như chưa có một định nghĩa nào dành được sự tán thành
tu yệt đối của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi xin thống kê lại một số
định nghĩa trong các công trình nghiên cứu đó.
Từ mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc phải
chấp nhận, một cái gì đó có địa vị trung tâm trong cơ thể ngôn ngữ.
Theo Ferdinand de Saussure [37;4]
21


Từ là kết quả của sự kết nạp một ý nghĩa nhất định với một tổ hợp
các âm tố nhất định, có thể có một cơng dụng ngữ pháp nhất định.
Theo A.Meillet [37;6]
Từ là “hình thái tự do nhỏ nhất”, mà “hình thái tự do” là “bất kì

hình thái nào có thể xuất hiện với tính cách một phát ngơn” khác với
hình thái ràng buộc vốn “khơng thể nói riêng mơt mình”.
Theo L. Bloomfield [37;7]
Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng.
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình
thức. [53;60-61]
Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu.
Từ có nghĩa hồn chỉnh và cấu tạo ổn định.
Từ là đơn vị đặc biệt quan trọng khi xét tới mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và tư duy. [74;22]
Từ là những đơn vị của ngơn ngữ có thể tự mình làm thành ngữ
đoạn trong câu hay tham gia vào ngữ đoạn với tư cách một phụ ngữ
hoặc nối liền hay ngăn cách các ngữ đoạn ấy. [3;16]
Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách khỏi các đơn vị
khác của lời nói để để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn
chỉnh về ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và cấu tạo, [44;31]
Đỗ Hữu Châu, khi nghiên cứu về từ trong hệ thống ngôn ngữ, ông đã
tổng quát lại các quan điểm đã và đang tồn tại trong lịch sử ngôn ngữ
học như sau:

22


Theo Ju.X.Maxlov, “từ là đơn vị nhỏ nhất tương đối độc lập của
ngơn ngữ”. Ơng đã tổng kết những cách hiểu khác nhau của nhiều nhà
nghiên cứu về “tính độc lập của từ” với hai ý chính:
+ Độc lập về vị trí, có khả năng tha y đổi vị trí trong câu; không
thể bị tách ra và bị chen vào giữa bằng các từ khác.
+ Độc lập cú pháp, có khả năng một mình làm thành câu tối giản
và khả năng có thể đảm nhận các thành phần câu khác nhau.

Tính độc lập tương đối của từ lớn hơn tính độc lập của các hình vị thể
hiện một cách nhất quán ở sự vắng mặt trong từ đường ranh giới nghiêm
ngặt giữa các từ.
Cũng có nhà khoa học tuy khơng phủ định khái niệm từ, nhưng cho rằng
khó lịng tìm một định nghĩa từ chung cho tất cả ngôn ngữ. Một số nhà
nghiên cứu loại bỏ từ như là một đơn vị ngơn ngữ cần thiết trong các
cơng trình miêu tả ngôn ngữ.
Từ bị xem nhẹ trong chủ nghĩa miêu tả Mỹ, trong ngữ pháp tạo
sinh và ngữ nghĩa tạo sinh. Khái niệm thành tố của cấu trúc câu cũng
giống như khái niệm hình vị. Từ khơng phải là một đơn vị tồn tại độc
lập mà chỉ là kết quả cải biến của các thành tố (hình vị) của cấu trúc cú
pháp.
Các nhà ngơn ngữ học người Nga thì chưa bao giờ xem nhẹ từ. Họ coi
từ là đơn vị quan trọng bậc nhất của ngôn ngữ và là một đơn vị nhiều
mặt.
Viện sĩ V.V.Vinogradov viết: “với tư cách là tên gọi, với tư cách dẫn
xuất sự vật, từ là một vật thể văn hóa- lịch sử”.
(Dẫn theo Đỗ Hữu Châu tu yển tập, 2005)
23


×