Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

GIẢI NHẤT TOÀN ĐOÀN HKPĐ HUYỆN BUÔN ĐÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.41 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Về hiện tượng học kém dần của học sinh - </b>


<b>sinh viên và một số giải pháp khắc phục </b>


Thứ Ba, 03-08-2010 CHER


<i><b>ThS. Trịnh Văn Anh</b></i>


<i><b>TT Nghiên cứu Giáo dục Đại học</b></i>


<b>1. Hiện tượng học kém dần của học sinh - sinh viên Việt Nam theo cấp bậc </b>
<b>đào tạo</b>


Thừa hưởng trí thơng minh, tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi ở một dân tộc có
truyền thống hiếu học nên nhìn chung học sinh Việt Nam có khả năng tiếp thu
kiến thức khoa học. Điều này đã được thừa nhận. Tuy nhiên hiện nay đang có
hiện tượng học sinh "trượt dốc" theo cấp bậc đào tạo. Càng ở cấp dưới (cấp tiểu
học) tỷ lệ học sinh giỏi (theo đúng nghĩa) càng nhiều, nhưng khi bước tới thời
trung học, đặc biệt là trung học phổ thơng con số đó rơi rụng rất nhiều. Đơn cử
như, thống kê số liệu kết quả loại học lực học kỳ 1, năm học 2009 - 2010 của Sở
GD-ĐT TP HCM mới đây cho thấy, số học sinh (HS) lớp 9 đạt khá giỏi 57,67%
(ở năm học 2008 - 2009) nhưng khi vào lớp 10 năm học này chỉ còn khoảng
38%, (giảm gần 20%). Đặc biệt, số HS lớp 9 yếu kém ở năm học trước là 9,3%,
khi vào lớp 10 đã tăng lên gần 25% (1)


Đặc biệt nhiều em có thành tích học tập đáng nể thời phổ thơng, đạt điểm cao
trong kì thi tuyển sinh đại học (thậm chí tuyển thẳng đại học vì có thành tích đạt
giải cao trong kì thi học sinh giỏi quốc gia) nhưng khi vào giảng đường đại học
cũng trượt dốc. Nhiều em hụt hẫng, thất vọng, khơng tin vào chính mình khi
thành tích học tập mỗi ngày một sa sút thời sinh viên. Bên cạnh đó, vẫn có
những học sinh thời phổ thông với kết quả học tập chỉ thuộc dạng "tầm tầm bậc
trung" nhưng vào đại học lại gặt hái những thành cơng đáng khích lệ.



Những đứa con ưu tú của ngành giáo dục thì sao? Hàng năm các kì thi Olympic
quốc tế về Tốn học, Vật Lý chúng ta đều đứng ở thứ hạng cao.


Bảng : Số liệu thống kê kết quả thi Olympics Quốc tế
Số huy chương/số dự thi


2007-2008 2008-2009


Toán 6/6 6/6


Lý 5/5 5/5


Hóa 4/4 4/4


Sinh 3/3 4/4


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Mới đây, "chiều ngày 25-7, ơng Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí
và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, cả năm thành viên đội tuyển học
sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế 2010 tại Croatia đều
giảnh được huy chương. Trong đó có một huy chương vàng, ba huy chương bạc
và một huy chương đồng". (2) Nếu cứ phát huy như thế, trên lý thuyết Việt Nam
sẽ có rất nhiều các nhà khoa học tầm cỡ quốc tế, song thực tế chúng ta khơng
may mắn có được điều đấy. Tất nhiên con số khiêm tốn ấy vẫn xuất hiện trong
số những nhân tài thủa học sinh "mang chuông đi đánh xứ người".


Điều gì khiến cho sức học của người Việt Nam càng lên cao càng đuối: thời phổ
thông học rất giỏi, nhưng thường khơng thể duy trì thành tích đó khi đặt chân
vào giảng đường đại học? Điều gì đã làm cho đất nước vốn có truyền thơng hiếu
học, có tới gần 400 trường đại học nhưng lại khơng có một trường nào lọt vào
tốp 200 của châu Á trong năm 2010 này ?(3).



<b>2. Đi tìm nguyên nhân</b>


Nhiều người thừa nhận rằng, một nguyên nhân không nhỏ tác động đến khả
năng tiếp thu tri thức về lâu dài, đuối sức khi học lên cao là dạy cho trẻ biết chữ
quá sớm. Khoa học đã kiểm nghiệm, chỉ nên cho trẻ từ 6 tuổi trở lên mới được
học chữ; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định "không dạy cho trẻ biết chữ
trước khi bước vào lớp một", song có những bậc cha mẹ thấy con mình mới 3, 4
tuổi đã có khả năng ấy nên không ngần ngại đầu tư cho "cục cưng" của mình,
thậm chí cho đó là "thần đồng" cần phải bồi dưỡng sớm. Sau tiết mục nhồi chữ
là bồi bổ với thực đơn như: thực phẩm chức năng, thuốc bổ não, sữa thông
minh... dành cho đứa trẻ non nớt mà chính ra lứa tuổi đó phải được phát triển
một cách tự nhiên. Ở nhà đã vậy, lên trường các cháu lại được cô giáo rèn chữ,
ghép vần phụ đạo thêm cho "cứng cáp". Tuy nhiên, khơng phải phụ huynh nào
cũng có điều kiện lo cho con mình như thế, nên có những trẻ nhỏ khi vào lớp
một không biết chữ đã chịu nhiều áp lực tâm lý tự ti, mặc cảm vì kém chúng bạn,
khó khăn trong tiếp thu kiến thức, bởi cô giáo phải dạy theo số đông học sinh đã
biết chữ. Quả thật, khó cho cả cơ lẫn trị!


Nạn dạy thêm, học thêm, thi cử góp phần làm trầm trọng thêm. Có lẽ, 6 tuổi mà
trở thành "sĩ tử" chỉ có ở Việt Nam, cửa ải này vơ hình chung tập cho bé phải
làm quen với áp lực thi cử ngay từ ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Quá trình
này kéo dài lê thê suốt mười hai năm phổ thông, nạn "dạy ngày không đủ tranh
thủ dạy đêm" kéo theo phụ huynh phải kiếm thật nhiều tiền đầu tư cho con đi
học, rồi học sinh phải quay cuồng điên đầu với "học và thi" như lao vào cuộc
chiến "sống cịn". Thay vì "Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui" (GS Hồ
Ngọc Đại), thì sự thật bây giờ, nhiều đứa trẻ đến trường với một tâm lý nặng nề,
đôi khi cả sợ hãi. Trạng thái tâm lý đó xuất phát bởi áp lực từ những thành tích
học tập, thi cử được "số hố" đến từ 2 phía nhà trường và gia đình, nếu khơng
muốn nói đến cả từ chính Bộ GD và ĐT.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dưỡng sức sau này đi xa, rất xa, đến 60-70 tuổi vẫn cịn tiến thủ" (GS. Hồng
Tụy). Phải chăng chương trình quá nặng, ôm đồm khiến các em kiệt sức ngay
thời phổ thơng là ngun nhân chính cho việc tiếp thu tri thức cũng như khả
năng sáng tạo cho sinh viên sau này?


Cách dạy, cách học, cách thi hiện nay rất khó phát huy khả năng sáng tạo cho
người học. Thời học sinh não phát triển rất mạnh lẽ ra nó phải tự do bay bổng,
tư duy sáng tạo thì lại nhường chỗ cho học thuộc bài vì lối dạy đọc chép của
thầy cơ, từ đó tạo đường mòn cho học sinh tiếp thu theo kiểu "ghi âm tri thức".
Một số sinh viên truyền miệng nhau rằng:" học là một q trình gây mê khơng hồi
sức?". Thật là hài hước! Khi chúng tôi hỏi tại sao lại có khái niệm kì quặc thế?
Họ trả lời rằng "suốt thời sinh viên chúng tôi được thầy đọc cho chép, vào lớp
thầy ru cho ngủ mệt muốn chết, lên cao học tưởng khác, ai ngờ cũng gặp tồn
sư phụ năm xưa của mình, họ chuyển từ "đọc chép" sang "chiếu chép". Câu nói
có hơi quá, song phản ánh phần nào thực trạng học thi hiện nay.


Học chỉ mục đích để đối phó với thi cử, học máy móc góp phần thui chột sự sáng
tạo tự nhiên của sinh viên. Xã hội chuộng bằng cấp nên tấm "giấy thông hành"
này lên ngôi trở thành thước đo cho giá trị con người và cửa ngõ để được tiếp
nhận việc làm. Vì vậy phải đạt điểm "tối đa" bằng mọi cách nhằm sau khi tốt
nghiệp đi "tiếp thị" bản thân với cơ quan, doanh nghiệp là đủ cịn việc học thì
chẳng cần quan tâm đến sáng tạo, sáng chế, phát minh.


Chương trình phổ thơng được dùng cho lựa chọn đại học. Hiện nay, các trường
không thể tự chủ trong tuyển sinh đầu vào, điều này nhiều em vô học trái khoa,
trái nhu cầu đào tạo nên hạn chế phần nào khả năng sáng tạo cho các em. Đơn
cử như, khoa cơng nhệ thơng tin thì cần tuyển Tốn, Lý, Tiếng Anh nhưng họ
vẫn phải theo khối A .



Một điều cần nói thêm nữa rằng, lối học đại học hồn tồn khác thời phổ thơng,
nội dung ngày càng nhiều và khó khơng thể giải quyết mọi thứ trong phạm vi giờ
học trên lớp nên các em phải tự học, tự tìm hiểu, nhiều em đã khơng thể bắt nhịp
kịp dẫn đến hụt hẫng, chán nãn, thiếu kiến thức. Những năm đầu sinh viên
không thể học một cách sáng tạo và khơng thể có kết qủa học cao hơn được do
sự lệch pha trên.


Chính sách của Nhà nước hiện chưa kích thích được sự sáng tạo như: tài chính
cho nghiên cứu khoa học của sinh viên không đủ để họ thực hiện đề tài, chưa
coi trọng ý tưởng của sinh viên, thiếu thốn các phương tiệ nghiên cứu.... (5)
<b>3. Một số giải pháp </b>


<b>- Về giáo dục phổ thông</b>


Từ cấp mầm non đến phổ thông phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc thúc đẩy
các trường dạy học theo phương pháp tích hợp để phát huy tính tích cực học tập
và sáng tạo của học sinh. Cần xây dựng lại chương trình, tăng cường thời gian
nghỉ hè, nghỉ tết, giảm bớt các tiết học để trả lại tuổi thơ cho HS.


Đẩy mạnh quản lý việc các trường mầm non dạy cho trẻ biết chữ trước khi vào
lớp một. Đặc biệt, trẻ em ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp một mà không để cho học
lớơp lá lại cho phép các em học dự thính lớp một là việc làm phản khoa học.
Những em này khả năng học sẽ giảm dần vì các em được trang bị kiến thức quá
sớm so với quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

kênh hình hơn kênh chữ để các em dễ tiếp thu bài học. Thầy cơ có thể dễ dàng
chuyển tải các mục tiêu dạy học đến học sinh.


Các trường cấp 2, 3 ngồi việc cũng cố đội ngũ giáo viên, thì trang bị cơ sở vật
chất là vô cùng quan trọng vì chúng ta muốn cải cách giáo dục, muốn thay đổi


phương pháp giảng dạy thì chúng ta phải thay đổi phương tiện giáo dục, song
không phải cứ ứng dụng và lạm dụng công nghệ thông tin là đổi mới giáo dục và
đổi mới phương pháp giảng dạy, không chỉ bằng cách cải tiến cách giảng bài,
mà còn cải tiến cả tổ chức quá trình giảng dạy: tăng số giờ thực hành, dành thời
gian hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc sách, tham khảo tài liệu, tập thuyết trình,
thảo luận, tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, văn nghệ, ....


Giảm tải chương trình là nhiệm vụ bức thiết của giáo dục hiện nay. Cách làm
này bắt đầu từ mầm non. Chúng ta không thể để tình trạng trẻ nhỏ chưa biết đọc
đã phải lao đầu vào thi cử căng thẳng như kì thi thực thụ. Chính cách làm này
ảnh hưởng khơng nhỏ tâm lý trẻ suốt quãng đời đi học. Trẻ phải được vừa học,
vừa chơi, phát triển tự nhiên chứ khơng thể gị bó. Như vậy các nhà giáo dục
cần phải có chiến lược trong cách soạn giáo khoa tiến giảm giáo trình.


Vấn đề viết sách giáo sách giáo khoa: nên cho phép viết sách giáo khoa tự do,
mỗi người thầy có một giáo trình riêng, Bộ chỉ nên đưa ra khung chương trình
giúp họ định hướng khi biên soạn để dạy cho học sinh. Nếu cho phép điều này
sẽ có những mặt lợi như: sâu sát thực tế vì chỉ có người thầy mới biết học trị
của mình trình độ đến đâu, họ cần gì, bỏ gì cho phù hợp với khả năng tiếp thu;
Thầy tự soạn giáo trình cho mình dạy sẽ biết cách điều chỉnh sao cho bài học
của mình hiệu quả; Nếu bộ giáo trình nào hay, được nhiều người chấp nhận khi
đó học sinh, giáo viên sẽ tự tìm đế mua, sách được tái bản theo nhu cầu người
học.


Vấn đề xây dựng chương trình sách giáo khoa, giáo trình, các mơn học cần gắn
liền với nhu cầu xã hội, nhu cầu hiểu biết kiến thức của người học, tránh tình
trạng ép buộc người học phải học những kiến thức không thực tế và khơng phù
hợp nhu cầu. Đưa các chương trình Giáo dục kỹ năng sống vào trường học từ
bậc mầm non đến Đại học. Một điều nghịch lý bất cập trong giáo dục là chúng ta
cung cấp cho học sinh rất nhiều kiến thức mơn học mang tính chất "hàn lâm"


thiếu tính thực tiễn nhưng lại khơng có mơn nào dạy cho học sinh phải làm gì khi
ta vấp ngã, thất bại trong cuộc sống. Dạy cho học sinh cách phát hiện khả năng
của mình cũng như định hướng nghề nghiệp phù hợp bản thân và nhu cầu xã
hội trong tương lai. Các trường sư phạm cũng nên chú trọng bồi dưỡng các kiến
thức về Giáo dục kỹ năng sống cho giáo sinh để họ có thể giáo dục học sinh.
Đợt đổi mới chương trình và sách giáo khoa năm 2000 đã cho thấy chương trình
này đang quá nặng và cần được thay đổi theo hướng giảm tải. Nên tham khảo
chương trình phổ thông của một số nước như Mỹ, Úc, Canada. Ở cấp tiểu học
nên tập trung vào 1 đến 2 môn và ở trung học cơ sở từ 3 đến 4 mơn thi kiểm tra
có điểm, cịn lại cho học sinh tự chọn một số mơn mang tính chất rèn kỹ năng
cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tốt nghiệp phổ thông và thi tuyển sinh vào Đại học, cách thức đánh giá và kiểm
tra thi cử khiến học sinh lựa chọn ban thi dễ đậu nhiều hơn các ban khác. Xu thế
chung của xã hội đang phát triển là các ngành khối yêu cầu môn tự nhiên, ngoại
ngữ. Thực tế cuộc sống cho thấy cơ hội việc làm và thu nhập đối với ngành
thuộc về lĩnh vực xã hội không cao.


<b>- Về giáo dục đại học</b>


Cần xây dựng chương trình rõ ràng về cách thức đào tạo theo học chế tín chỉ
trong đào tạo đại học, không phải cắt bớt số tiết như chương trình hiện nay để
sinh viên tự học ở nhà mà cần phải có những quy định cụ thể cho sinh viên và
giảng viên trong việc tự học, tự nghiên cứu.


Hiện nay giáo dục đại học có nhiều bất cập, việc đào tạo cần có sự liện thơng
liên kết giữa các trường để hỗ trợ nhau trong giảng dạy và quản lý. Vấn đề dạy
học theo tín chỉ là một bước cải cách đầu tiên giúp sinh viên tự chủ, chủ động,
và phát huy tính sang tạo trong dạy học.



Cần phải đổi mới cách dạy, cách học, cách thi cử. Giáo trình phải ổn định, cập
nhật thực tế, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu hướng phát triển của thế giới.
Không dạy chay, bỏ đọc chép, lý thuyết gắn với thực hành, dạy cho sinh viên có
khả năng tự học, tự nghiên cứu, biết cách độc lập "tác chiến" hay làm việc theo
nhóm.... Chương trình đào tạo gắn với địi hỏi sản xuất, cơng ty cần gì thì dạy
cái đó.


Thay đổi tận gốc rễ từ quan niệm đến phương pháp thực hiện cách thi cử, kiểm
tra đánh giá kết quả học tập và tuyển sinh đại học có một ý nghĩa quyết định đến
cách học. Nếu vẫn duy trì lối thi cử như hiện nay thì đổi mới phương pháp giảng
dạy rất khó khăn, và kiểm định chất lượng chỉ là một việc làm hình thức.


<b>4. Kết luận:</b>


Có nhiều yếu tố bất cập kìm hãm sự sáng tạo trong học tập của học sinh sinh
viên khiến họ đuối sức khi học lên cao. Đổi mới giáo dục cần tiến hành đồng bộ
ở tất cả cấp học nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo cho người học sao
cho, những người bình thường sau khi học xong tự kiếm được cơm ăn, những
người tài năng thì khơng chỉ có khát vọng thành đạt cho bản thân mà cịn có
trách nhiệm với tương lai tổ quốc.


<b>Tài liệu tham khảo</b>


(1) TS. Trương Công Thanh, Tự học để không "trượt dốc", Trung tâm Nghiên
cứu Giáo dục Phổ thông, Viện Nghiên cứu Giáo dục



(2) />


(3)
/>



</div>

<!--links-->

×