Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 55: Luyện tập về biện pháp tu từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.57 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tiết 55 : LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ I/ Mục đích yêu cầu: - Giúp học sinh củng cố hiểu biết về các biện pháp tu từ: ẩn dụ; nói giảm, nói tránh; nói quá. - Rèn luyện cho học sinh biết vận dụng những kiến thức trên vào việc đọc – hiểu văn bản và làm văn.. II/ Phương pháp: - Quy nạp, đối chiếu so sánh.. III/ Chuẩn bị: - GV : đọc kỹ SGK, TLTK, chuẩn bị giáo án. - HS : đọc SGK, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, nề nếp. 2. Bài mới : Như các anh, chị đã biết ở cấp 2 chúng ta đã được học một số biện pháp tu từ. Bài học hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn cho các anh, chị luyện tập một số biện pháp tu từ đó qua bài học “Luyện tập về biện pháp tu từ”. 1 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. - GV hỏi: thế nào là ẩn dụ tu từ ? (Ẩn dụ tu từ là một biện pháp tu từ để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt) - GV hỏi: trong câu tục ngữ trên “giọt máu đào”, “ao nước lã ” chỉ cái gì ? - GV hỏi: dựa vào đâu mà anh (chị) nói rằng “giọt máu đào” chỉ những người có cùng huyết thống. “Ao nước lã” chỉ những người không có cùng huyết thống ?. - Ngoài ẩn dụ câu tục ngữ trên còn sử dụng biện pháp tu từ nào nữa ?. NỘI DUNG KIẾN THỨC Bài tập 1 : 1. a : Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. - “giọt máu đào” chỉ những người có cùng huyết thống. “Ao nước lã” chỉ những người không có cùng huyết thống. - Dựa vào điểm tương đồng (giống nhau) giữa hai đối tượng. “Giọt máu đào” là giọt máu đỏ tươi, chảy trong mỗi con người làm ta nghĩ đến những người có cùng huyết thống với nhau. Còn “ao nước lã” là khoảng đất trũng có chứa nước, nơi có nhiều người lui tới, làm ta nghĩ đến những người không có cùng huyết thống (người dưng ). - Ngoài ẩn dụ thì câu tục ngữ trên còn sử dụng biện pháp so sánh. So saùnh “một giọt máu đào” với “ao nước lã” để nhắc nhở con người nên biết quý trọng những ngưỡi có cùng huyết thống, dù ít vẫn quý hơn nhiều người dưng. Nên yêu thương người trong nhà rồi mới yêu thương người ngoài.. 2 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 1. b : Phân tích tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao (trang 178 SGK) - GV hỏi: hình ảnh tu từ trong bài - “mận”, “đào”, “vườn hồng” ca dao này được thể hiện qua những từ ngữ nào ? (hình ảnh tu từ là hình ảnh có khả năng gợi sức biểu cảm, nó không có nghĩa trong từ điển mà chỉ có nghĩa trong ngữ cảnh cụ thể) - Những từ ngữ đó chỉ cái gì ? + “ mận ” chỉ người con trai. + “ đào ” chỉ người con gái. + “vườn hồng” chỉ tình hình hôn nhân của người con gái. - GV hỏi: dựa vào đâu mà anh, chị - Dựa vào những nét tương đồng cho là “ mận ” chỉ người con trai, (giống nhau) giữa hai đối tượng: người “ đào ” chỉ người con gái, “ vườn phương Đông quan niệm rằng “trâu đi hồng ” chỉ tình hình hôn nhân của tìm cọc” tức người con trai thường chủ người con gái ? động tỏ tình trước nên “ mận ” chỉ người con trai và “đào” chỉ người con gaùi. Còn vườn hồng là không gian riêng của cô gái làm ta nghĩ đến tình hình hôn nhân của cô gái. - Tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài - Nhờ có ẩn dụ tu từ mà lời ướm hỏi, tỏ ca dao ? tình của chàng trai và lời đối đáp của cô gái đều kín đáo, tế nhị. - GV củng cố biện pháp ẩn dụ qua sơ đồ: tương đồng (đối tượng này là A, đối tượng liên tưởng khác là B. Từ B ta liên tưởng đến A. A không xuất hiện trên bề mặt câu chữ hay lời nói mà A ẩn.Dựa vào nét tương đồng giữa hai đối tượng ta tìm ra A). 3 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bài tập 2 - GV hỏi thế nào là nói giảm, nói tránh? (Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự) - GV gọi HS đọc yêu cầu trong SGK. - GV hỏi: các câu thơ trong bài tập 2 nói về việc gì ? -GV hỏi: từ nào nói về cái chết ? - GV hỏi : cơ sở nào anh , chị cho là các từ ngữ trên nói về cái chết của Dương Khuê ?. - Nói về cái chết của Dương Khuê.. - “thôi”, “về”, “lên tiên”, “chẳng ở” - Các từ ngữ này là những từ đồng nghĩa lâm thời (nghĩa chỉ tồn tại trong văn cảnh) với từ “chết”. Cụ thể: + “chết”: không tồn tại nữa, trái nghĩa với “sống”. + “thôi”: ngừng hẳn, không tiếp tục làm việc nữa. + “về”: di chuyển trở lại chỗ cũ.Người xưa quan niệm “sống ở, thác về ”. + “lên tiên”: không ở cõi trần gian mà về với thế giới của thần tiên. + “chẳng ở”: ra đi, không trú ngụ nữa. - Tại sao tác giả không nói trực - Tác giả không nói trực tiếp về cái tiếp? chết của Dương Khuê mà dùng những từ, cụm từ trên để tránh gây cảm giác đau buồn trong lòng nhà thơ. Đồng thời, thể hiện lòng kính trọng, thương tiếc về sự ra đi đột ngột của bạn mình. - GV hỏi: tác giả đã sử dụng biện - Biện pháp nói giaûm, noùi traùnh. pháp tu từ gì trong các câu thơ trên?. 4 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài tập 3 : - GV hỏi: thế nào là biện pháp nói quá ? (Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của đối tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm). - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3 ( trang 178 SGK ). - GV hỏi: những từ ngữ nào sử dụng - “tát biển Đông cũng cạn ” biện pháp nói quá ? - GV hỏi: tác dụng của biện pháp - Nó nhằm nhấn mạnh vai trò của sự nói quá trong câu tục ngữ trên ? thuận hòa, chung sức đồng lòng của vợ chồng thì sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. - GV nói: Để tránh việc nhầm lẫn - Ẩn dụ và hoán dụ : + Giống nhau : giữa ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ, Đều là một biện pháp tu từ dùng anh-chị so sánh những điểm giống để gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng và khác nhau giữa chúng? tên sự vật hiện tượng khác và chỉ có một vế xuất hiện. Đều là phép chuyển nghĩa lâm thời. Vì khi tách khỏi ngữ cảnh cụ thể thì nó không còn mang nghĩa tu từ nữa. + Khác nhau : Ẩn dụ - Liên tưởng tương đồng (giống nhau) - Có tính chủ quan do con người tạo ra.. Hoán dụ - Liên tưởng tương cận (gần gũi). - Có tính khách quan do con người nhận thức và phản ánh lại.. 5 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>  Lưu ý: Để tìm biện pháp tu từ của một văn bản : - Tìm hình ảnh có chứa biện pháp tu từ. - Phân tích và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó trong văn bản. Bài tập về nhà : Phân tích taùc duïng cuûa biện pháp tu từ - GV yêu cầu học sinh về nhà làm được sử dụng trong các câu sau : các bài tập còn lại. - GV cho bài tập để học sinh tự thực hành ở nhà.. “ Em tưởng giếng nước sâu Em nối sợi gầu dài Ai ngờ giếng nước cạn Em tiếc hoài sợi dây”. (ca dao ) - “Ôi người Cha đôi mắt mẹ hiền sao!” (Sáng tháng Năm – Tố Hữu). - “Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm” (Trích “Nghe chim kể chuyện trên đồi chốt” – Hoàng Nhuận Cầm). 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà : 3.1 Củng cố : - Nắm được các biện pháp tu từ đã luyện tập. - Liên hệ so sánh với các biện pháp tu từ khác. 3.2 Hướng dẫn về nhà : - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK và các bài tập làm thêm ở nhà.. 6 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM GIỜ HỌC : ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................. GV hướng dẫn :. Quy Nhơn, ngày 29 tháng 09 năm 2009 SV soạn :. Ngô Văn Thuyền. 7 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×