Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài giảng Quá là hay!

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.87 KB, 13 trang )

TRƯỜNG THPT THẠCH YÊN
TỔ VĂN-SỬ-ĐỊA-GDCD
Nhóm bộ môn Ngữ văn
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH
NGOẠI KHÓA MÔN NGỮ VĂN – NĂM HỌC 2010 - 2011
(Chủ đề: Văn học dân gian Việt Nam)
A. KHAI MẠC
I. Tuyên bố lý do:
1. Thắng: Xin kính chào các đồng chí lãnh đạo, các thầy cô giáo, chào toàn thể các
em học sinh thân mến!
2. Phương: Chào mừng thầy cô và các em đã đến với chương trình sinh hoạt ngoại
khóa của tổ Văn-Sử-Địa-GDCD với chủ đề Văn học dân gian Việt Nam!
3. Thắng: Bác Phạm Văn Đồng đã nói: Lịch sử của một dân tộc, xét đến cùng
cũng chính là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Dân tộc Việt Nam vốn phong phú về
bản sắc dân tộc và có bề dày hàng nghìn năm lịch sử - đã viết nên những trang lịch
sử tâm hồn cho dân tộc mình một cách hết sức độc đáo, thông qua những sáng tác
văn học.
4. Phương: Thế giới tâm hồn đầy phong phú của dân tộc Việt đã thấm đẫm từ thế
hệ này sang thế hệ khác bằng một phương thức lưu truyền hết sức độc đáo: trong
những lời ru của mẹ, trong những lời kể của bà, trong câu hát đồng dao của trẻ
nhỏ….
5. Thắng: Thông qua hình thức truyền miệng, từ đời này nối tiếp đời khác, người
Việt chúng ta từng bước làm giàu thêm thế giới tâm hồn của chính mình. Và hôm
nay đây, chúng tôi cũng muốn thêm một lần nữa được giới thiệu lại về lịch sử tâm
hồn của dân tộc mình thông qua những sáng tác dân gian.
6. Phương: Chúng tôi cũng hy vọng có thể bồi đắp, gìn giữ ngọn lửa của niềm say
mê văn học, say mê những giá trị văn hóa cổ truyền và khám phá những sắc màu văn
hóa của tất cả các em.
7. Thắng: Hơn thế, buổi sinh hoạt ngoại khóa này còn để bổ sung thêm những
hiểu biết của các em, đặc biệt là học sinh khối 10, có cái nhìn tổng thể về văn học
1


dân gian. Đây cũng là một sân chơi lành mạnh, tạo hứng thú thi đua, học tập tốt cho
các em học sinh. Và là một hoạt động thiết thực để hưởng ứng cuộc vận động “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD & ĐT phát động.
8. Phương: Vì những lí do đó, chúng tôi xin tuyên bố: Khai mạc chương trình
ngoại khóa môn Ngữ văn năm học 2010 – 2011 với chủ đề: Văn học dân gian Việt
Nam.
II. Giới thiệu đại biểu khách:
9. Thắng: Đến dự với buổi ngoại khóa hôm nay chúng tôi rất hân hạnh được giới
thiệu:
- Cô Bùi Thị Thái – Bí thư Chi bộ - HT nhà trường; ( Phương )
- Thầy Nguyễn Việt Hùng – Phó Bí thư Chi bộ - Phó HT nhà trường; ( Thắng )
- Thầy Hoàng Mạnh Tiến – Chủ tịch Công đoàn, TT tổ Toán-Lý-Tin; ( Thắng )
- Thầy Phạm Quang Tuấn – TT tổ Sinh – Ngữ; ( Phương )
- Cô Phạm Thùy Dung – Bí thư Đoàn trường; ( Phương )
- Các thầy cô giáo trong trường; ( Thắng )
- Và đông đảo hơn cả là toàn thể các em học sinh của nhà trường. ( Thắng )
Đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh! ( Phương )
III. Giới thiệu đội chơi:
10. Thắng: Buổi ngoại khóa hôm nay được tổ chức dưới hình thức là một cuộc thi.
Trong cuộc thi này có 3 đội chơi, đó là những đội sau:
- Đội Cô Tấm gồm các đại diện của lớp 10A1;
- Đội Chử Đồng Tử gồm các đại diện đến từ lớp 10A2, 10A3;
- Đội Đam Săn gồm các đại diện tới từ hai lớp – 10A4, 10A5.
IV. Giới thiệu Ban giám khảo:
11. Phương: Thưa các vị khách quý, thưa toàn thể các em học sinh! Để giúp chúng
ta đánh giá được kết quả cuộc thi, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu các thành viên
trong Ban giám khảo:
- Cô Bùi Thị Hương – Nhóm trưởng nhóm Ngữ Văn – Trưởng ban;
- Cô Nguyễn Thị Mùi - Ủy viên;
- Thầy Nguyễn Văn Bắc - Ủy viên.

2
V. Giới thiệu các cổ động viên:
12. Thắng: Trong bất cứ cuộc thi nào, có một thành phần rất đông đảo, rất sôi
động, đó là các cổ động viên. Các cổ động viên đến từ lớp 10A1 đang ở đâu hãy cổ
vũ lên nào!
13. Phương: Các cổ động viên trung thành của đội Chử Đồng Tử hãy thể hiện tinh
thần của mình đi nào!
14. Thắng: Cuối cùng là cổ động viên của đội mang tên chàng tù trưởng Đam Săn,
các bạn ở đâu…, ở đâu?
15. Phương: Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động
viên sẽ góp phần quan trọng vào sự thành công của buổi ngoại khóa ngày hôm nay.
VI. Giới thiệu các phần thi:
16. Thắng: Thưa các quý vị và các em học sinh, như đã nói ở trên, buổi ngoại
khóa sẽ được tổ chức dưới hình thức là một cuộc thi. Cuộc thi với chủ đề “Văn học
dân gian Việt Nam. Các đội chơi phải trải qua 4 phần thi: Phần thi thứ nhất là phần
Tự giới thiệu; Trong phần thi này các đội sẽ lần lượt lên giới thiệu về đội của mình.
17. Phương: Phần thi thứ 2: Nhớ nhanh đoán tài.
18. Thắng: Phần thi thứ 3: Đuổi hình bắt chữ.
19. Phương: Phần thi thứ 4: Cảm thụ tác phẩm dân gian.
20. Thắng: Phần thi thứ 5 – phần thi cuối cùng: Tài năng.
B. CÁC PHẦN THI.
I. Phần thi thứ nhất – Tự giới thiệu:
1. Phương: Sau đây chúng ta sẽ cùng đến với phần thi đầu tiên là phần thi Tự giới
thiệu.
2. Thắng: Mỗi đội sẽ có 3 phút để tự giới thiệu về đội của mình. Nếu quá 15 giây
sẽ bị trừ đi 3 điểm. Tổng điểm của phần thi này là 20 điểm.
3. Phương: Xin hội thi hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để cổ vũ cho đội thi
đầu tiên – đội Chử Đồng Tử.
4. Thắng: Xin chúc mừng đội Chử Đồng Tử đã hoàn thành phần thi của mình. Và
tiếp theo, 3 phút dành cho đội Cô Tấm.

3
5. Phương: Xin chúc mừng đội Cô Tấm đã hoàn thành xong phần thi của mình.
Các cổ động viên của đội Đam Săn hãy cổ vũ lên đi, vì ngay sau đây là phần tự giới
thiệu của đội Đam Săn.
6. Thắng: Xin cảm ơn và chúc mừng các đội thi đã hoàn thành xong phần thi thứ
nhất.
7. Phương: Qua phần thi thứ nhất các đội thi đã tự giới thiệu về các thành viên
trong đội mình và các bạn đã nêu được ý nghĩa cơ bản của hội thi ngày hôm nay.
8. Thắng: Một điều tôi thấy rất thú vị trong phần thi này là các đội đã rất thong
minh trong việc sử dụng các hình thức diễn xướng VHDG như: vè, hát ca dao… rất
hay!
9. Phương: Trong lúc chờ đợi BGK đánh giá cho điểm các đội, xin mời quý vị đại
biểu thưởng thức một tiết mục văn nghệ đến từ chi đoàn …………………………….
……………………………………………………………………...…………………
10. Thắng: Chắc hẳn chúng ta đang rất hồi hộp muốn biết điểm mà BGK cho các
đội thi như thế nào!
11. Phương: Chúng tôi không dám để quý vị và các bạn đợi lâu nữa. Điểm của các
đội ở phần thi này như sau:
- Đội Cô Tấm …. điểm;
- Đội Chử Đồng Tử …… điểm;
- Đội Đam Săn: ….. điểm.
II. Phần thi thứ hai - Nhớ nhanh đoán tài:
12. Thắng: Xin chào mừng quý vị và các bạn đến với phần thi thứ hai – phần thi
Nhớ nhanh đoán tài.
13. Phương: Quý vị và các em học sinh thân mến! Ở phần thi này sẽ có 12 câu hỏi
kèm theo các phương án trả lời (A,B,C,D). Đội nào chọn được phương án đúng sẽ
được 5 điểm, đội nào chọn phương án sai hoặc không chọn được phương án nào thì
không được điểm.
4
14. Thắng: Sau đây là câu hỏi thứ nhất: Hệ thống văn học dân gian bao gồm mấy

thể loại?
A. 8 C. 12
B. 10 D. 14
15. Phương: RÊt nhiÒu ph¬ng ¸n tr¶ lêi kh¸c nhau vµ ®¸p ¸n cña chóng t«i lµ C . Xin
chóc mõng .. ®éi. Vµ sau ®©y lµ … c©u hái sè 2: Hình ảnh “bến” trong ca dao
thường tượng trưng cho điều gì?
A. Người đi C. Người về.
B. Kẻ ở. D. Không cho điều gì cả.
16. Thắng: §¸p ¸n B là đáp án chính xác. C©u 3: Trong các tác phẩm sau, tác
phẩm nào không thuộc thể loại sử thi?
A. Đẻ đất, đẻ nước C. Tiễn dặn người yêu
B. Đăm săn D. Ramayana
17. Phương: §¸p ¸n B là đáp án chính xác. C©u 4: Câu tục ngữ nào phù hợp với
nội dung truyện “Tam đại con gà”?
A. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ; C. Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại
B. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. D. Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ.
18. Thắng: §¸p ¸n D là đáp án chính xác. C©u 5: Ca dao thường sử dụng thể thơ
nào trong các thể thơ sau?
A. Lục bát. C . Song thất lục bát.
B. Ngũ ngôn. D. Thất ngôn.
19. Phương: §¸p ¸n A là đáp án chính xác. C©u 6: Ý nghĩa quan trọng nhất của
truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trong Thủy” là gì?
A. Tình cảm cha con. C. Bài học dựng nước.
B. Tình nghĩa vợ chồng. D. Bài học giữ nước.
20. Thắng: §¸p ¸n D là đáp án chính xác. C©u 7: Loại nhân vật trữ tình nào
xuất hiện phổ biến trong các bài ca dao than thân?
A. Người lính. C. Người phụ nữ.
B. Người nông dân. D. Người lao động.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×