Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

NGHIÊN CỨU 10 DỊ BẢN TRUYỆN CỔ TÍCH “TẤM CÁM” TẠI BẠC LIÊU DƯỚI GÓC ĐỘ BẢN ĐỊA HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.44 KB, 33 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU 10 DỊ BẢN TRUYỆN
CỔ TÍCH “TẤM CÁM” TẠI BẠC LIÊU
DƯỚI GÓC ĐỘ BẢN ĐỊA HÓA

1


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TỔNG QUAN…………………………………………………………….4
1

Lý do chọn đề tài……………………………………………………….4

2

Mục đích nghiên cứu .………………………………………………….4

3

Lịch sử vấn đề…………………………………………………………..4

4

Đối tượng nghiên cứu …………..……………………………………...5

5



Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 5

NỘI DUNG………………………………………………………………..5
CHƯƠNG 1: 10 dị bản Tấm Cám ở Tỉnh Bạc Liêu .……………...5
1.1. Dị bản Tấm Cám 1 ………………………………..……………..5
1.2. Dị bản Tấm Cám 2 ………………………………..……………..7
1.3. Dị bản Tấm Cám 3 ………………………………..……………..8
1.4. Dị bản Tấm Cám 4 ………………………………..……………..10
1.5. Dị bản Tấm Cám 5 ………………………………..……………..11
1.6. Dị bản Tấm Cám 6 ………………………………..……………..12
1.7. Dị bản Tấm Cám 7 ………………………………..……………..14
1.8. Dị bản Tấm Cám 8 ………………………………..……………..18
1.9. Dị bản Tấm Cám 9 ………………………………..……………..21
1.10. Dị bản Tấm Cám 10 ...……………………………..……………25
CHƯƠNG 2: So sánh các dị bản Tấm Cám ở Bạc Liêu …….………28
2.1. Bảng so sánh các lần hóa thân trong 10 dị bản ở Bạc Liêu ……....28
2.2. Sự khác nhau trong chi tiết, tình huống truyện………..…………..29
CHƯƠNG 3: Lý giải dị bản dưới gốc độ bản địa hóa ...….………….30
2


3.1. Về khái niệm bản địa hóa…….……………………………………30
3.2. Lý giải 10 dị bản Tấm Cám ở Bạc Liêu dưới góc độ bản địa hóa....31
CHƯƠNG 4: Ý nghĩa của 10 dị bản Tấm Cám tại Tỉnh Bạc Liêu nói
riêng và dị bản văn học dân gian nói chung trong đời sống văn hóa…..32
2.1. Ý nghĩa của 10 dị bản Tấm Cám ở Tỉnh Bạc Liêu ………..……....32
2.2. Ý nghĩa của dị bản văn học dân gian nói chung………..…………..32
KẾT LUẬN……..………………………………………………………33
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...34


3


TỔNG QUAN
1.

Lý do chọn đề tài
“Tấm Cám” là một truyện cổ tích thế tục được lưu truyền rộng rãi
trong cộng đồng, trở thành một món ăn tinh thần khơng thể thiếu của nhiều
thế hệ con dân nước Việt từ bao đời nay. “Tấm Cám” đã góp vào kho tàng
văn học dân gian nói riêng và văn hóa dân gian nói chung một tiếng nói
mang đậm bản sắc, thể hiện rõ tâm hồn của con người Việt Nam qua những
đấu tranh, khát vọng và cả ước mơ về cái thiện lành.
Hơn thế, tìm hiểu các dị bản của “Tấm Cám” ở Tỉnh Bạc Liêu là cách
chúng ta đi sâu vào khám phá một khía cạnh quan trọng của văn học, văn
hóa dân gian – tính chất dị bản. Từ đó, thấy được một cách bao quát đời
sống phong phú và phức tạp hơn bao giờ hết của một câu chuyện cổ tích
quen thuộc qua óc tưởng tượng, trí sáng tạo của người bình dân Việt Nam.
Cuối cùng, quan trọng hơn cả là thừa nhận Tấm Cám như một di sản
phi vật thể, trong câu chuyện bảo tồn luôn song hành với sự phát triển không
ngừng của xã hội và các loại hình văn hóa, giải trí đương đại khác.

2.

Mục đích nghiên cứu:
Giới thiệu một số dị bản đặc sắc của truyện “Tấm Cám” ở Tỉnh Bạc
Liêu. Từ đó đi vào so sánh, cũng như lý giải những khác biệt và tương đồng
của các dị bản.
Với mong muốn thổi một làn gió mới vào một truyện cổ tích thế tục

quen thuộc qua góc nhìn dị bản đa sắc màu, từ đó khơi gợi lên nguồn cảm
hứng tìm hiểu, khám phá truyện cổ tích “Tấm Cám” của thế hệ trẻ.
Nghiêm túc góp vào những giải pháp mang tính thực tiễn trong cơng
tác bảo tồn truyện cổ tích địa phương qua góc nhìn dị bản. Có cái nhìn bao
qt về thể loại truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung trong
bối cảnh tồn cầu hóa nhiều thách thức.

3.

Lịch sử vấn đề:
Vì mức độ phổ qt, truyện cổ tích “Tấm Cám” đã trở thành một
mảnh đất nghiên cứu màu mỡ cho nhiều nhà khoa học. Từ những hướng
nghiên cứu chuyên ngành như thi pháp học, ký hiệu học, phê bình nữ quyền
cho đến những hướng nghiên cứu mang tính chất liên ngành như văn hóa –
xã hội học, lý thuyết nghi lễ cũng đã được áp dụng triệt để.
4


Riêng về nghiên cứu dị bản, có các nghiên cứu:
Lê Thị Thanh Vy (2017), Truyện Tấm Cám ở Nam Bộ, Khoa Văn học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tấn Đắc (2013), Về type, motif và tiết truyện Tấm Cám, Nxb.
Thời đại, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hầu (2004), Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, Nxb.
Trẻ, TP.HCM.
Đinh Gia Khánh (1999), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ
tích qua truyện Tấm Cám, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
4.

5.


Đối tượng nghiên cứu:
- 10 dị bản “Tấm Cám” tại Tỉnh Bạc Liêu.
- Đối tượng kể truyện cổ tích Tấm Cám tại tỉnh Bạc Liêu
- Một số dự án phi chính phủ liên quan đến bảo tồn văn hóa dân gian
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát khoa học: Quan sát hiện tượng kể và tiếp
nhận, quá trình lan truyền dị bản Tấm Cám
- Phương pháp điều tra: Khảo sát 14 dị bản Tấm Cám tại Bạc Liêu
để tìm ra các quy luật về motif và các đặc điểm của đối tượng.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Đọc – hiểu 14 dị bản
Tấm Cám ở Tỉnh Bạc Liêu thơng qua lý thuyết motif và bản địa
hóa.
- Phương pháp giả thuyết: Đề xuất phương án hợp lý trong bảo tồn
truyện cổ tích địa phương dưới góc độ dị bản
- Phương pháp lịch sử: Đi tìm nguồn gốc phát sinh dị bản trên cơ sở
đặc điểm của văn học dân gian và tính chất bản địa hóa

NỘI DUNG
1.

10 dị bản Tấm Cám tại Tỉnh Bạc Liêu:
1.1.
Dị bản Tấm Cám 1:
Một gia đình nọ, có hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm vì mẹ mất sớm
nên ở phải với dì ghẻ. Dì ghẻ sinh một đứa con tên là Cám. Cám được mẹ
cưng chiều nên có nhiều thói hư tật xấu, thường hay ức hiếp Tấm. Mỗi lần
như vậy, Tấm thường ra mộ mẹ than thở. Một hơm, có tiên ông đến nói với
nàng rằng:
- Con ráng chịu đựng, tương lai sẽ tốt đẹp và có thần tiên phù hộ.

5


Một hơm, vua có việc đi qua làng Tấm và nhặt được một chiếc giày
rất đẹp. Vua bèn ra lệnh rằng: Đàn bà con gái ở trong nước ai mà ướm vừa
chiếc giày thì sẽ được làm vợ Thái tử. Cả làng nhộn nhịp cho con gái lên
kinh thử giày. Mẹ ghẻ cũng đưa Cám đi nhưng không cho Tấm đi. Tấm xin
mãi dì ghẻ cũng chịu nhưng bà ra điều kiện phải nhật cho hết thùng gạo trộn
với đậu, phải nhặt đậu ra đậu, gạo ra gạo. Sau đó, cịn phải ra sơng gánh
nước đổ đầy hai chum rồi mới được đi. Mẹ con dì ghẻ vừa đi khỏi thì một bà
tiên hiện ra cùng bầy quạ sà xuống nhặt đậu. Xong cơng việc, bà tiên cịn
cho Tấm một chiếc giày rất đẹp. Nói về mẹ con Cám đi thử giày, đã cố hết
sức mà vẫn không vừa nên lịng rất tức tối. Tấm lên kinh vừa thử thì chiếc
giày vừa như in trong chân. Cô rút ra một chiếc nữa thì vua rất kinh ngạc vì
hai chiếc giày cùng một kiểu. Thái tử rất vui và công nhận cơ là vợ sắp cưới.
Sau đó, Tấm về nhà một thời gian để chuẩn bị cho lễ đón dâu. Mẹ con
Cám rất ghen tức bèn lập kế sai Tấm trèo lên bẻ buồng cau để đơm lên bàn
thờ. Tấm vừa trèo đến lưng chừng thì hai mẹ con Cám đốn cây làm cho Tấm
rơi xuống đất chết. Cám thay Tấm làm vợ Thái tử. Tấm chết hóa thành một
con chim. Chim bay vào cung hót suốt ngày. Thái tử rất quý chim, sai người
chăm sóc chu đáo. Cám biết hồn của Tấm biến thành con chim nên tìm cách
giết chim làm thịt. Chỗ chân lông chim mọc lên một bụi măng. Mẹ con Cám
chặt măng ăn. Chỗ bụi măng lại mọc lên cây thị. Cây thị này chỉ có một quả.
Một bà lão nghèo đi qua, trái thị bỗng rơi vào bị của bà. Bà thấy lạ đem về
nhà cất. Khi bà đi vắng, Tấm hiện ra dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng tươm tất
nói chui vào quả thị. Bà lão về thấy mâm cơm để sắn, nhà cửa sạch sẽ mới
sinh nghi. Hơm đó, bà rình thử thì bắt gặp Tấm đang dọn dẹp, bà vội chạy
vào xé vỏ thị ra. Tấm kể lại mọi chuyện và ở luôn với bà lão.
Một hôm, Thái tử đi sắn ngang qua nhà bà lão vào xin nước uống. Bà
lão mời Thái tử ăn trầu, Thái tử nhìn miếng trầu rất ngạc nhiên vì rất giống

miếng trầu mà Tấm đã têm. Thái tử gặng hỏi mãi, cuối cùng bà lão bảo đó là
miếng trầu con gái bà têm. Bà gọi Tấm ra chào Thái tử. Chàng gặp Tấm và
rước nàng về cung. Hai mẹ con Cám bị Thái tử đuổi ra khỏi kinh thành. Trên
đường đi, trời bỗng nổi mưa to gió lớn, hai mẹ con bị sét đánh chết tươi.
(Người kể: Tơ Đồn Trung, 1924, ấp Phước Thạnh I, xã Long Thạnh,
huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 135 – 136)
1.2.

Dị bản Tấm Cám 2:
6


Ngày xửa ngày xưa trong một gia đình nọ có cha con Tấm và mẹ con
Cám sống chung. Một hôm, mẹ kế bảo Tấm và Cám đi bắt cá, ai bắt được
nhiều hơn sẽ được thưởng yếm đỏ. Tấm chăm chỉ nên bắt được nhiều cá
hơn. Còn Cảm ham chơi nên chẳng bắt được gì cả. Thấy Tấm bắt được nhiều
cá, Cám liền gạt Tấm đem trút hết cá trong giỏ của Tấm vào giỏ mình, chỉ
cịn lại một con cá bống. Tấm thấy mất cá nên ngồi khóc, bụt hiện ra liền
dạy cho Tấm cách nuôi bống. Hàng ngày, Tấm cho bống ăn cơm và gọi:
- Bống bống, bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm
hẩm cháo hoa nhà người.
Đến khi bống lớn, nhân lúc Tấm đi chăn trâu ở đồng xa thì mẹ con
Cám ở nhà làm thịt bống. Tấm về không thấy bóng đầu và ngơi khóc. Bụt
hiện lên bày Tấm tìm xương cá chơn, sau ba tháng mười ngày thì được một
đôi giày xinh xắn. Mang giày đi chăn trâu, giày bị ướt, Tấm giặt giày treo
lên sừng trâu, Một con quạ sà xuống cấp mất một chiếc rối đánh rơi xuống
sân đình. Thái tử đi dạo trong vườn thấy chiếc giày liền nhặt mang về và
loan tin: Nếu ai mang vừa chiếc giày thì sẽ được làm vợ Thái tử. Khi nghe
tin đó, mẹ con Cám liền sắm sửa quần áo để đi hội thử giày. Còn Tấm bị mẹ

ghẻ bắt nhặt gạo trộn với đậu xanh riêng ra từng thứ, xong mới được đi. Tấm
ngồi khóc, bụt hiện ra cho đàn chim sẻ đến nhất giúp Tấm. Chim nhặt một
loáng là xong, Tấm liền sửa soạn đi dự hội.
Trong hội thử giày, không ai mang vừa, Tấm vào thử thì vừa như in.
Nàng lấy chiếc mang theo đi vào thì vừa cả đơi. Thấy Tấm được làm vợ vua,
Cám ghen tức nói với mẹ nếu khơng được làm vợ vua thì sẽ tự vẫn. Mẹ Cám
nghe con nói vậy liền bày mưu gọi Tấm về và nói rằng cha Tấm bệnh nặng
thèm cau tươi mà nhà thì khơng ai biết hái. Tấm tưởng thật liền trèo lên hái
cau, hai mẹ con Cám ở dưới chặt cây. Cây đổ, Tấm ngã xuống đất mà chết.
Mụ dì ghẻ liền cho Cám vào cung thay Tấm. Thái tử rất buồn phiền, mặc dù
nhận ra Cám nhưng cũng khơng nói gì. Một hơm, Cám giặt áo cho Thái tử,
Tấm biến thành chim quành quạch nói:
- Te te qnh quạch
Giặt áo chống tao thì giặt cho sạch
Phơi bằng sào chớ phơi hàng rào rách áo chồng tao.
Nghe vậy, Thái tử liền nói:
- Phải vợ ta chui vào tay áo. Khơng phải vợ ta thì tháo chun ra.
7


Nghe vậy, con chim liền chui vào tay áo Thái tử. Chàng làm một cái
lông đẹp để nuôi chim. Từ đó, Thái tử chỉ biết đến chim khơng ngó ngàng
đến Cám. Cám lập kế bắt chim làm thịt. Thái tử về khơng thấy chim liền hỏi
Cám, Cám bảo do có thai thèm thịt chim nên làm thịt ăn rồi. Chỗ đổ lơng
chim mọc lên cây thị chỉ có một trái. Hàng ngày một bà lão xin ăn hay đi
ngang qua, trái thị thường trĩu xuống đùa giỡn với bà. Một hơm, bà nói:
- Hú thị rớt bị bà già,
Nói xong trái thị rớt ngay bị bà, bà đem trái thị về bỏ vào khạp. Từ
ngày có trái thị trong nhà, bà đi xin về đều có cơm lành canh ngọt dọn sẵn,
nhà cửa sạch sẽ. Cứ liên tục như vậy nên bà rình và bắt được Tấm. Tấm

nhận làm con nuôi và sống với bà lão. Một hôm, đến ngày giỗ chồng bà lão,
Tấm nhờ bà sang Thời Thái tử lại nhà, nhưng Thái tử nói với bà:
- Chiếu hết đàng, vàng hết ngõ thì ta mới sang.
Tấm liền hóa phép làm đúng điều kiện của Thái tử. Thái tử đến, bà lão
mang ba miếng trầu ra mời, chàng hỏi ai têm thì bà lão bảo bà têm, Thái tử
nói bà têm thử cho mình coi, Tấm liền hóa thành con ruồi đậu ở tay bà lão,
ruồi đậu ở đâu bà bẻ trầu ở đó. Thấy vậy, Thái tử đuổi ruồi đi thì bà têm
khơng giống nữa. Chàng gặng hỏi, bà lão đành kể lại mọi chuyện. Tấm và
Thái tử gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Thái tử mời bà lão cùng về cung
nhưng bà từ chối. Về cung, mẹ con Cám lo sợ liền đến nhận lỗi cùng Tấm.
Tấm tha lỗi và cho họ về quê. Trên đường về, họ bị sét đánh chết. Từ đó,
Tấm có cuộc sống thật hạnh phúc bên cạnh Thái tử.
(Người kể: Trần Thị Điển, 1932, ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây,
huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.)
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 136 – 138)
1.3.

Dị bản Tấm Cám 3:

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm là con của vợ cả,
Cám là con vợ lẽ. Hai mẹ con Cám rất ghét Tấm vì thấy Tấm là người siêng
năng, lại đẹp người đẹp nết. Một hôm đi bắt cá, Cám lừa Tấm trút hết cá vào
giỏ của mình, chỉ còn lại một con cá bống mú. Tấm đem về nhà thả vào
giếng, hàng ngày đem cơm ra nuôi bống.
Mụ dì ghẻ biết được bèn bắt cá làm thịt, Tấm thấy vậy chỉ biết khóc,
bỗng nhiên Bụt hiện lên khuyên Tấm hãy lấy xương bỏ vào hũ chôn xuống
8


chân giường. Tấm làm theo và sau đó đào lên thì thấy một đơi hài rất đẹp.

Trong lúc đi chăn trâu, Tấm phơi bài trên sừng trâu, một con quạ bay ngang
cấp mất một chiếc. Qua đem chiếc hài đến thả xuống cung của Hoàng tử.
Thấy chiếc hài đẹp, Hoàng tử liền đem lịng tương tự chủ nhân của nó.
Chàng xin vua cha cho mở hội thử giày để kén vợ. Tấm nghe tin rất muốn đi
nhưng mụ dì ghẻ bắt phải nhặt hết một thủng gạo và mè trộn lẫn thứ nào ra
thứ nấy rồi mới được dự hội. Tấm chưa biết phải làm sao, bỗng nhiên có một
đàn chim bay đến nhất giúp. Xong việc, Tấm liền đi dự hội. Bao người thứ
hai nhưng không ai vừa, đến lượt Tấm thì vừa như in. Hồng tử xin được
cưới nàng làm vợ.
Ghen ghét với Tấm, hai mẹ con Cám bắt cha Tấm phải giả bệnh để
gọi Tấm về hái cau. Khi Tấm ở trên cây, mẹ con Cám thi nhau đốn cây. Cây
ngã, Tấm té xuống đất chết và hóa thành chim quành quạch. Mỗi lần Cám
giặt quần áo cho Hồng tử chim đều cất tiếng hót:
Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch,
Giặt mà khơng sạch tao rạch mặt ra.
Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào,
Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.
Cám thấy vậy liền bắt chim làm thịt và vứt lông đi. Từ chỗ vứt lơng
mọc lên một búp măng. Mỗi lần Hồng tử đi ngang, búp măng lại đung đưa
như đón chào, Hồng tử thấy lạ nên ngày nào cũng đến dạo chơi. Cám biết
chuyện lại cắt búp măng về ăn, vỏ vứt ra ngã ba đường. Chỗ ấy mọc lên một
cây thì chỉ có một quả. Một hơm, có bà lão ăn mày đi ngang, thấy bóng cây
thị râm mát nên vào nghỉ chân. Thấy quả thị tỏa hương thơm bà giơ bị xin
thị rụng vào. Bà vừa dứt lời thì thị rơi ngay vào bị, bà đem thị về nhà bỏ vào
khạp. Mỗi lần bà về nhà thì cơm canh đã được chuẩn bị sẵn. Bà thấy lạ nên
rình xem thì thấy Tấm từ trong quả thị chui ra dọn dẹp nhà cửa. Bà vội chạy
vào xé vỏ thị đi. Từ đó, Tấm ở lại với bà.
Sau đó, Hồng tử tình cờ đi dạo qua vào nhà bà lão nghỉ chân. Bà
màng trâu mời khách, Hoàng tử thấy miếng trầu kém cánh phượng rất đẹp
thì dị hỏi:

- Trầu này ai têm?
Bà trả lời do chính bà têm. Hồng tử khơng tin cứ tra xét mãi cuối
cùng Tấm đành xuất hiện. Hai người gặp lại nhau vui mừng khôn xiết. Tấm
kể lại đầu đi câu chuyện cho Hồng tử nghe, chàng liền rước Tấm về
9


hoàng cung. Tấm xin Hoàng tử tha tội cho mẹ con Cám và cho họ được trở
về nhà. Nhưng trên đường về hai mẹ con Cám bị sét đánh chết.
(Người kể: Trần Thị Điểu, 1932, ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây,
huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 138 – 140)
1.4.

Dị bản Tấm Cám 4:

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là một người hiền
lành, giỏi giang, cịn Cám tính nết xấu xa. Mẹ con Cám khơng ưa gì Tấm
nên bắt Tấm làm đủ mọi việc. Một hơm mụ dì ghẻ sai hai chị em ra ao bắt
cá. Vì siêng năng nên Tấm bắt được nhiều nhưng Cám lại lừa trút hết cá của
Tấm sang giỏ của mình. Tắm nhìn trong giỏ chỉ cịn lại một con cá hú thì bật
khóc rồi đem cá về thả xuống giống ni. Mụ dì ghẻ biết được chờ lúc Tấm
đi ra đồng bắt cá làm thịt ăn, chỉ chừa lại bộ xương. Tấm thấy vậy chỉ biết
khóc, bà tiên hiện ra chỉ cách cho Tấm lấy xương đem chôn xuống chân
giường. Một thời gian sau, Tấm đào lên thì được một đơi hài rất đẹp. Trong
lúc đi chăn trâu, Tấm đem hài để trên sừng trâu. Bỗng nhiên một con quạ
bay qua cấp mất một chiếc, nó thả xuống cung của Hồng tử. Hồng tử thấy
chiếc hài đẹp thì đem lịng tưởng nhớ chủ nhân của nó, chàng xin vua cha
cho mở hội thử hài để tìm vợ. Tấm biết được tin này rất muốn đi nhưng mụ
dì ghẻ bắt phải nhặt một thúng đậu xanh trộn với mè, thứ nào ra thứ nấy rồi

mới được dự hội. Bỗng nhiên có một đàn bồ câu từ trên trời bay xuống nhặt.
Tấm, trong đó có một con ngậm mất một hột đậu xanh, mụ dì ghẻ bắt phải
có hột đậu xanh đó mới cho nàng đi. Tấm đang khơng biết làm sao thì bà
tiên hiện lên bắt chim phải trả lại hột đậu. Thời gian dự hội đã hết, Tấm đến
ngay cung vua xin thử hài. Chân nàng ươm vừa khít, Hồng tử mừng rỡ bảo
Tấm cứ về nhà, chàng sẽ đưa kiệu đến rước nàng về cung. Biết được tin này
mẹ con Cám đem lịng ghen ghét và tìm kế hãm hại Tấm, mụ dì ghẻ bắt
người cha giả bệnh thèm ăn cau để Tấm trèo lên cây hái. Đứng dưới mẹ con
Cám chặt gốc cau, cây đổ Tấm ngã xuống đất mà chết. Tấm biến thành một
bụp măng mọc ở ngã ba đường, mỗi lần Hồng tử dạo chơi đến đó thì bụp
măng trở nên tươi tốt, Hồng tử đi nó lại héo rũ. Thấy lạ, Hoàng tử năng tới
lui hơn. Cám thấy vậy liền chặt măng đem về ăn rồi vứt vỏ đi. Vỏ ấy lại biến
thành một con chim bay vào cung, mỗi lần Cám giặt áo chim đều cất tiếng
hót:
- Giặt áo chống tao thì giặt cho sạch,
10


Giặt mà không sạch tạo vạch mặt ra.
Cám liền bắt chim làm thịt rồi đổ xương và ngã ba đường. Từ chỗ ấy
mọc lên cây thị chỉ có một trái. Có bà lão ăn mày một hơm đi ngang qua,
thấy bóng cây râm mát liền vào nghỉ chân. Đang ngồi, quả thị rụng ngay vào
bị bà, bà đem về cất vào chỗ kín. Mỗi lần về nhà thì cơm canh đã dọn sẵn, bà
lấy làm ngạc nhiên liên theo dõi và bắt được Tấm. Tấm kể cho bà nghe sự
tình và xin bà cho ở lại.
Một hơm Hồng tử đi săn ngang qua nhà bà lão xin vào nghỉ chân.
Nhìn thấy những miếng trầu têm cánh phượng, chàng liên hỏi bà:
- Trấu này ai têm?
Bà lão trả lời:
- Chỉnh tay lão têm.

Hồng tử khơng tin, chàng bắt bà ngồi têm cho chàng coi, Tấm hóa
thành con ruồi đậu trên tay bà giúp bà têm trầu. Hoàng tử thấy vậy xua ruồi
đi, bỗng nhiên con ruối hóa thành cơ Tấm. Hồng tử nhận ra người thử hài
năm xưa và bảo Tấm kể lại. Thấu hiểu mọi chuyện, chàng liền đưa Tấm trở
về cung. Cám bị đuổi khỏi cung, dọc đường về bị sét đánh chết. Hoàng tử sai
người lấy xác Cám làm mắm gởi về cho mụ dì ghẻ. Mụ ta ăn hết hủ mắm
mới nhận ra đó là mắm con mình. Mụ tức tối đến cung kiện. Tấm trả lời đã
tha cho Cảm và cho về quê rồi. Mụ đi ghẻ không biết là đành phải ra về, trên
đường về cũng bị sét đánh chết.
(Người kể: Huỳnh Thị An, 1936, ấp Chịm Xồi, xã Hiệp Thành, Thị
xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 140 – 142)
1.5.

Dị bản Tấm Cám 5:

Ngày xưa, có một cơ gái tên là Tấm, mẹ qua đời sớm cha lấy vợ khác
sinh ra người em tên là Cám. Người cha bị bệnh, mẹ ghẻ thường hay đánh
Tâm và chuyện gì cũng bắt Tấm làm. Có lúc Tấm phân bì tại sao Cám khơng
làm thì mụ lại chửi:
- Đồ con ghẻ thì phải làm cơng việc cho tao.
Tấm thường phải đi mị cá, bữa nào mà không được mu lại chửi và
đánh đập. Một bữa, Tấm bắt được con cá vàng và đào hố nuối. mỗi lần gọi
cá lên ăn Tấm lại nói:
11


- Cá vàng ơi! cá vàng ơi! Lên ăn cơm tấm cá vàng, Đừng ăn cơm thừa
canh cặn.
Một lần Tấm đi làm, mẹ con Cám ở nhà ra hố nước bắt chước gọi y

lời Tấm. Cá bơi lên mặt nước, Cám liền lấy rổ xúc, đem về làm thịt ăn rồi đổ
xương ra một gốc cây. Tấm về không thấy cá, biết Cám đã làm thịt thì rất tức
giận nhưng khơng làm gì được.
Một hơm, dì ghẻ bảo Tấm leo lên cây cau hái cau, ở dưới mụ chặt cây
làm Tấm ngã xuống đìa chết. Tấm biến thành con gà kêu cục ta cục tác suốt
ngày. Mẹ con Cám tức quá bắt gà làm thịt rồi để xương vào gốc cây thị, cây
thị liền ra trái. Một bà lão đi đi bán ngang qua thấy trái thị gần chín liên hái
về bỏ vào khạp dú. Hàng ngày bà đi bán chè, bữa nào về cũng thấy nhà cửa
sạch sẽ, cơm canh nấu sẵn. Một hơm, bà rình thấy quả thị biến thành người
quét nhà, nấu cơm xong lại biến thành con ruồi.
Một hơm, Hồng tử lại nhà bảo bà têm trầu cho mình ăn, con ruồi liền
đậu lên tay bà, bà têm trầu rất đẹp. Hoàng tử thấy vậy đuổi con ruồi thì bà
têm trầu khác hẳn và khơng đẹp nữa. Khơng vừa bụng, Hồng tử liền bắt bà
về cung, con ruồi thấy vậy cũng bay theo bà rồi biến thành một cơ gái xinh
đẹp. Hồng tử nhận ra nàng là Tấm liền cưới làm vợ. Về cung, Tấm không
trả thù mẹ con Cám mà còn cất nhà và cho họ tiền. Từ đó, mẹ con Cám
khơng cịn ghen tị, hành hạ Tấm nữa và họ sống với nhau như mẹ con.
(Người kể: Nguyễn Hữu Chí 1988, ấp Vĩnh Điền, xã Long Điền
Đông, huyện Long Điền, tỉnh Bạc Liêu.)
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 142 – 143)
1.6.

Dị bản Tấm Cám 6:

Ngày xưa, có một người đàn ơng góa vợ có một cơ con gái tên là Tấm.
Ơng lấy thêm người vợ kế, bà có đứa con riêng tên là Cám. Theo lẽ thường
thì con ơng sẽ làm chị, con bà làm em, nhưng Cám một mực không chịu nên
mụ dì ghẻ nghĩ ra cách cho cả hai đứa đi xúc tép để phân thứ bậc, đứa nào
xúc được nhiều hơn thì làm chị. Tấm vốn siêng năng nên chẳng bao lâu đã
xúc đẩy giỏ tép. Cám mải chơi nên xúc được rất ít. Nó nghĩ ra một kế liền

bảo Tấm:
- Chị Tám ơi ở đằng kia có một cây đang trổ hoa rất đẹp, chị hãy đến
hái về cho cha mẹ đi.
12


Tấm nghe lời Cám đi hái hoa. Trong lúc đó, Cám trút sạch giỏ tép của
Tấm và về trước. Thế là, Cám được làm chị và lấy tên Tấm, ngược lại Tấm
phải làm em và mang tên Cám.
Lúc bấy giờ, nhà vua đang kén vợ cho Hoàng tử và ra lệnh cho các cơ
gái khắp vùng phải đến cho Hồng tử chọn lựa. Bao nhiêu người đẹp lũ lượt
kéo đến nhưng Thái tử vẫn khơng tìm được người vừa ý. Mụ dì ghẻ cũng
cho người con riêng (bấy giờ mang tên Tấm) đến thử. Cảm thấy vậy xin
được đi nhưng mụ dì ghẻ khơng cho, mụ bảo Cám giã hết mấy thùng gạo rồi
mới được đi, thế nhưng khi Cám giã xong mụ lại trộn lẫn một thúng nếp và
một thúng đầu với nhau buộc Cám phải tách riêng cho mụ. Ngồi nhặt mãi
mà vẫn không xong, Cám buồn quá khóc, Bụt hiện lên hỏi:
- Vì sao con khóc?
Cảm kể lại đầu đuôi sự việc, Bụt liền sai một đàn chim sa xuống nhất
giúp Cám. Trong lúc nhặt một con chim đã ăn mất ba hạt đậu, sợ gì ghẻ đánh
Cám lại khóc. Bụt thấy thế bên bảo chim nhả lại ba hạt đậu cho Cám. Xong
việc, mụ dì ghẻ vẫn không cho Cám di, mụ lại bắt Cảm ra đồng cuốc đất,
cuốc được một lúc thì Thái tử đi chơi ngang đó.Thấy Cám xinh đẹp, Thái tử
ghé lại trị chuyện. Cám sợ dì ghẻ mắng nên khơng dám trị chuyện với Thái
tử. Nàng cố ý đuổi Thái tử đi nhưng chàng vẫn đứng lại bắt chuyện. Thấy
vậy, Cám hỏi Thái tử có biết làm cơng việc đồng áng khơng, Thái tử thật thà
trả lời mình khơng biết làm gì cả. Nghe vậy, Cám liền đuổi Thái tử đi, Thái
tử lại bảo gia đình chàng khá giả nên khơng cần làm lụng vất vả. Cám hỏi
tên, chàng bảo mình vốn quen được gọi là Thái tử chứ không biết tên gì.
Thấy vậy, Cám đề nghị được đặt tên cho chàng là Mai, Thái tử vui vẻ đồng ý

và hỏi tên nàng. Cám trả lời trước đây tên của mình là Tấm nhưng sau này bị
đổi lại thành Cám. Nói chuyện một lúc, Thái tử xin cáo từ ra về đúng lúc áo
của Cám bị rách do vướng vào một cành cây làm nàng vấp ngã. Một chiếc
giày rơi ra khỏi chân nàng, Thái tử nhặt lấy, Cám xin lại nhưng chàng không
cho. Chàng ra điều kiện nếu nàng đến tham dự cuộc thi về sắc đẹp do nhà
vua tổ chức thì chàng sẽ trả lại chiếc giày.
Mấy hơm sau, nhiều người vẫn tiếp tục kéo đến cung điện dự thi
nhưng khơng ai vừa lịng Thái tử. Lúc này, Cám đến dự thi trong bộ trang
phục mốc thếch, lam lủ thì bị qn lính đuổi đi. Cám liền nói Thái tử đã hứa
hẹn cùng cô, nghe vậy mọi người hỏi Cám tên Thái tử là gì. Cám trả lời
chàng tên Mai và kể lại câu chuyện giữa nàng và Thái tử. Nàng xin được ở
13


lại để gặp Thái tử, dẫu ra sao nàng cũng cam lòng. Sau cùng Thái tử xuất
hiện, nhưng Cám ăn mặc quá xốc xếch nên Thái tử không nhận ra, Cám bèn
nhắc lại chuyện cũ, Thái tử hỏi nàng có vật gì làm chứng, nàng kể lại chuyện
cái áo bị rách và nói Thái tử đã cầm chiếc giày của nàng. Thái tử liền mang
chiếc giày ra bảo Cấm ướm thử, chàng nói:
- Nếu nàng mang vừa chiếc giày này thì nàng chính là cơ gái mà ta
hứa hẹn trước kia.
Nghe thế, Cám bèn rút chiếc giày còn lại của mình ra và mang cả hai
chiếc vào thì quả nhiên vừa in, Thái tử thấy thế bèn xin vua cha lấy nàng làm
vợ và đưa nàng về cung sinh sống.
(Người kể: Võ Văn Hanh, 1915, ấp Huy Điền, xã Long Điền Tây,
huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 143 – 145)
1.7.

Dị bản Tấm Cám 7:


Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm là chị, Cám là em.
Mẹ Tấm chết từ khi Tấm còn nhỏ. Cám được sung sướng còn Tấm phải làm
lụng vất vả. Một hơm, mụ dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một chiếc
giỏ và bảo đi bắt tơm cá. Tấm vốn chịu thương chịu khó nên bắt được đẩy
giỏ con Cám lười biếng chỉ tìm chỗ ngủ. Chiều về Cám chẳng bắt được con
nào, vốn là người xảo quyệt nên Cám nói với Tấm:
- Chị trèo hái giúp em bông hoa lài với.
Chiều ý em Tấm trèo lên hái, ở dưới Cám trút hết tôm cá của Tấm vào
giỏ mình rồi về trước. Tấm xuống khơng thấy cá tép đầu nên ngồi khóc. Bụt
hiện lên hỏi:
- Vì sao con khóc?
Tấm kể lại sự tình Bụt lại nói:
- Con xem trong giỏ cịn con nào khơng. Tầm nhìn vào thì thấy cịn
một con cá bống mú.
Bụt bảo:
- Con về thả bống xuống giếng, ngày cho ăn ba bữa, khi cho ăn gọi:
Bống bống bang bang
14


Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. .
Tấm cảm ơn Bụt rồi về nhà. Thấy Tấm có con cá bống mụ dì ghẻ địi
làm thịt ăn nhưng Tấm khơng cho. Sau đó, Tấm mang cả thả xuống giếng
ngày ngày bớt phần cơm của mình cho bống. Thấy lạ, mụ dì ghẻ sai Cám đi
rình thì thấy hết mọi chuyện, hai mẹ con liền lập mưu bắt bống ăn thịt. Một
hơm, dì ghẻ nói với Tấm:
- Hơm nay con đi chăn trâu đồng xa, chớ chọn đồng gần làng bắt mất
trâu.

Tấm nghe lời đi chăn trâu thật xa, ở nhà mẹ con Cám bắt bống làm
thịt rồi giấu xương vào đống trấu. Tấm về khơng thấy bóng đâu buồn q
ngồi khóc. Bụt hiện lên hỏi:
- Vì sao con khóc?
Tấm kể lại cho Bụt nghe, Bụt liền nói:
- Con tìm xương bống bỏ vào cái lọ chôn dưới chân giường con nằm,
ba tháng mười ngày sau đào lên sẽ được một đôi giày.
Tấm cảm ơn bụt rồi đi tìm xương nhưng tìm mãi chẳng thấy. Bỗng
nhiên một con gà kêu:
- Cục ta cục tác cho ta nắm thóc, ta bởi xương cho.
Tấm cho gà thóc, gà tìm được xương. Tấm làm theo lời Bụt và một
trăm ngày sau đào lên được một đôi giày rất đẹp. Tấm quý đôi giày lắm, đi
đâu cũng mang theo. Một hôm đi chăn trâu trượt chân làm ướt mất đôi giày,
Tấm liền máng lên sừng trâu phơi. Một con quạ bay qua cấp mất một chiếc
và thả xuống sân nhà một người thợ săn. Thấy chiếc giày đẹp nghĩ đây là
duyên số nên anh nói: Ai ướm vừa chiếc giày anh sẽ lấy người đó làm vợ.
Vì nhà anh giàu có nhất vùng lại là người tài giỏi, đẹp trai nên có rất
nhiều cơ gái đến thử giày. Tấm không biết đây là cuộc kén vợ nên xin đi ghé
tới xin lại đơi giày. Dì ghẻ tưởng Tấm cũng muốn thử giày nên mắng nhiếc
đủ điều rồi trộn một thúng đậu với một thúng mè bắt Tấm nhặt cho bằng hết.
Tủi thân, Tấm ngồi khóc. Bụt lại hiện lên hỏi sự tình và cho một đàn
bồ câu xuống nhất giúp Tấm. Xong việc, Tấm liền chạy đến nơi thử giày, lúc
này mọi người có mặt đều thử hết nhưng khơng ai vừa. Tấm thử thì vừa như
15


in và lấy trong người ra một chiếc giày mang vào thì y như một đơi. Thấy
Tấm đi vừa đơi giày lại là người xinh đẹp dịu dàng thì chàng thợ săn mừng
lắm. Cha chàng liên hẹn ngày tới nước Tấm và làm lễ cưới.
Tấm về nhà, mụ dì ghẻ nói:

- Mày đi có ba ngày mà cha mày bệnh sắp chết rồi.
Mụ có âm mưu từ trước nên trải bánh phồng tôm xuống dưới chiếu để
cha Tấm nằm lên. Mỗi lần ơng trở mình lại có tiếng kêu răng rắc như gãy
xương. Tâm không biết tưởng cha gãy xương thật nên rất lo lắng. Dì ghẻ sai
Tấm lên hái cau cho cha ăn đỡ bệnh, Tấm leo lên cây cau thì ở dưới mụ chặt
gốc cây, cây đổ làm Tấm ngã xuống mà chết. Hai mẹ con Cám lôi xác Tấm
đi chôn. Biết chuyện, cha của Tấm uất ức mà chết.
Đúng hẹn chàng thợ săn tới trước Tấm về làm vợ thì dì ghẻ mang
Cám ra thay. Tấm chết hóa thành con chim hồnh hoạch, mỗi khi thấy Cám
giặt áo chim lại kêu:
- Hoành hoạch, hoành hoạch
Giặt áo chống tao thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào, tao cào mặt ra.
Thấy Con chim lạ bắt khơng được thì mọi người rất ngạc nhiên.
Chuyện tới tai anh thợ săn, chàng liền ra xem và gọi:
- Hồnh hoạch có phải vợ anh chui vào tay áo, khơng phải vợ anh thì
tháo trở ra.
Chim liền chui vào tay áo. Anh qúy con chim lắm, làm cho nó hẳn
một chiếc lồng rất đẹp. Ngày ngày, anh chỉ chơi đùa với chim, Cám thấy vậy
tức lắm. Một hôm, nhân dịp chồng đi săn, Cám giết chim làm thịt ăn. Chàng
thợ săn về không thấy chim mới hỏi Cám liền trả lời:
- Tơi có mang thèm thịt nên giết ăn rồi.
Chàng biết Cám nói dối vì từ khi Cám về nhà chồng chưa một lần ân
ái. Biết vậy nhưng chàng cũng khơng nói gì chỉ buồn bã ra bờ sông ngồi.
Nơi Cám đổ lông chim mọc lên một cây măng. Thấy chàng thợ săn, cây
măng liền mọc cao lên, mềm mại như nói chuyện với chàng, khi chàng về,
cây mang lại hạ thấp xuống. Cám thấy chồng ngày nào cũng ra bờ sơng thì
sinh nghi nên theo trình. Thấy chồng vui đùa với cây măng thì tức lắm. Một
16



hôm người thợ săn đi vắng, Cám liền chặt măng ăn. Khi về, chàng hỏi thì
Cám lại nói như lần trước. Cám đổ vỏ măng ở ngã ba đường nơi ấy mọc lên
một cây thị. Cây xanh tốt ra nhiều hoa nhưng chỉ có một quả. Một hơm, có
bà lão ăn xin nghỉ trưa ở gốc cây. Ngửi thấy hương thơm bà ngửa mắt nhìn
lên thì thấy một trái thị rất to và đẹp, bà nói:
- Thị ơi thị rớt bị bà
Bà để bà ngửi bởi bà không con.
Trái thị liền rớt xuống bị, bà lão mang về để trong hũ gạo. Nhà nghèo
mà cũng sắp tới ngày giỗ chồng nên bà phải đi ăn xin. Bà đi khỏi nhà, Tấm
chui ra dọn dẹp, cơm nước giúp bà. Về tới nhà, bà lão ngạc nhiên khơng biết
ai đã giúp mình. Một hôm, bà cũng đi nhưng nửa đường quay lại rình, bà
thấy từ trong trái thị bước ra một cơ gái xinh đẹp. Mừng rỡ, bà chạy lại ôm
chầm cô gái và xé tan vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà và coi bà như mẹ. Tới
ngày giỗ chồng bà lão, Tấm bảo bà đi mời chàng thợ săn sang giúp mình. Ở
nhà, nàng têm ba miếng trầu cánh phượng. Chàng thợ săn tới nhà thấy miếng
trầu têm rất đẹp nên hỏi bà lão:
- Trầu này ai têm?
Bà lão nói chính tay mình têm, chàng khơng tin bảo bà tên lại cho
mình xem. Tấm liền biến thành con ruồi giúp bà. Ruồi đậu ở đâu bà gấp trầu
theo chiều đó, Chàng thợ săn biết nên tới miếng trần thứ ba chàng đuổi con
ruổi đi thì bà khơng têm được nữa. Chàng dọa sẽ đi kiện bà nếu khơng nói ra
sự thật vì trong vùng có qui định sẽ phạt nặng những ai nói dối. Trong lúc bà
lão đang lo lắng thì Tấm bước ra kẽ lại đầu đi câu chuyện và xin chàng tha
cho bà lão. Gặp lại Tấm chàng mừng lắm cho người nước nàng và bà lão về
nhà. Đến nhà, Cám nhận ra Tấm và thấy nàng xinh đẹp hơn xưa mới hỏi:
- Chị Tấm ơi, sao chị đẹp thế? Chị có cách gì chỉ cho em với.
Tấm trả lời:
- Cái đó khó gì, muốn đẹp như chị em hãy bắc một chảo nước sôi rồi
nhảy vào.

Cám tưởng thật, liền đun nước sôi nhảy vào và chết nhăn răng. Tấm
lấy xác Cám làm mắm gửi về cho mụ dì ghẻ. Mụ mừng lắm, tưởng quà của
con gửi biếu liền mang ra ăn. Bữa ăn nào cũng có con quạ tới kêu:
- Quạ láo láo
17


Mẹ ăn thịt con
Giòn nghe khác khảo.
Mụ tức lắm cầm que đuổi qua rồi nói:
- Con rể tao hắn săn được nhiều hươu nai làm mắm gửi cho tao chứ
thịt người sao ăn được.
Một hơm, hũ mắm cạn, mu nhìn vào thấy cái đầu lâu thì hiểu ra con
mình đã chết. Sợ quá, mụ cũng lẫn ra chết theo.
(Người kể: Huỳnh Thị Sâm, 1966, ấp An Điền, xã Long Điền Đông,
huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu).
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 145 – 149)
1.8.

Dị bản Tấm Cám 8:

Ngày xưa có hai vợ chồng nọ sinh được một đứa con gái đặt tên là
Cám. Vợ mất, ông cưới vợ kế, người vợ này có đứa con gái riêng là Tấm.
Cũng như bao người đàn bà khác, người mẹ ghẻ chăm sóc lo lắng cho con
riêng, đối xử độc ác hắt hủi con chồng.
Tấm và Cám cùng lứa tuổi không biết ai chị, ai em, người mẹ kế bèn
đưa ra giải pháp, hai đứa cùng đi xúc cá, đứa nào xúc được nhiều sẽ được
làm chị. Cám ra sức xúc thật nhiều còn Tấm chỉ mải chơi. Đến chiều, thấy
Cám được nhiều cá, Tấm liền gạt Cám đi gội đầu để trút hết giỏ cá của Cám,
vì thế Tấm được làm chị, Cám phải làm em. Gội đầu xong, Cám thấy giỏ

mình trống khơng thì khóc nức nở. Bụt hiện lên chỉ cho Cám con cá bống
mú cịn sót lại trong giỏ và bảo đem về nuôi, mỗi bữa đem cơm kêu cá bống
lên ăn. Nhưng chỉ vài hôm sau, mẹ con Tấm phát hiện và bày kế giết bống.
Một hôm, chờ cho Cám đi chăn trâu, họ đem cơm ra gọi như Cám gọi. Bống
nổi lên, họ liền bắt làm thịt. Chăn trâu về, Cám mang cơm cho bống ăn
nhưng gọi mãi chỉ thấy vũng nước nổi lên đỏ ngầu mà khơng thấy bống đâu.
Cám ngồi khóc, Bụt lại hiện lên hỏi và bảo Cám tìm xương bống chơn vào
bốn góc chân giường. Cám nghe theo lời dặn nhưng cũng khơng tìm thấy
xương. Một con gà gần đó bỗng gáy:
-Ịóo
Cho mình hột thóc
Mình chỉ xương cho.

18


Cám liền cho gà nắm thóc, gà ăn xong đến đống rác bởi xương. Cám
nhặt lấy bỏ vào bốn cái hũ đem chôn dưới chân giường.
Đến ngày kinh đô mở hội, dân chúng ai cũng được phép dự, Mẹ con
Tấm cũng đi, Cám xin đi theo mụ dì ghẻ khơng cho. Mụ trộn gạo với đậu bắt
Cám ở nhà nhặt. Cám lại khóc, Bụt hiện lên khuyên:
- Con đừng khóc nữa.
Bụt sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp Cám nhưng Cám lại khóc, Bụt lại
hiện lên hỏi, Cám thưa:
- Con khơng có áo đẹp để dự hội.
Làm theo lời Bụt, Cám đào bốn hũ xương chơn ngày trước lên thì thấy
có quần áo đẹp và có cả xe ngựa nữa. Đi lễ hội trở về, Cám cất hết quần áo
chỉ mang đôi giày đi coi trâu. Chẳng may đôi giày rớt xuống sình, Cám nhặt
lên giặt sạch rồi mang lên sừng trâu phơi. Con quạ bay qua cấp mất một
chiếc thả vào vườn trong cung vua. Hoàng tử thấy chiếc giày xinh đẹp bèn

cho mở hội thử giày với điều kiện ai mang vừa sẽ được làm vợ chàng. Nhiều
người con gái đua nhau đến thử giày, mãi khi Cám đến thì cuộc thi mới kết
thúc vì Cám mang rất vừa vặn. Hoàng tử giữ Cám ở lại cùng tổ chức lễ cưới
xong mới cho về thăm nhà. Mẹ ghẻ thấy Cám được làm vợ hồng tử thì tức
lắm, mụ bắt Cám trèo hái cau rồi ở dưới đốn gốc cho Cám ngã chết. Sau đó,
Tấm giả dạng Cám vào hồng cung thay Cám. Hồn Cám hóa thành con chim
hồnh hoạch, thấy Tấm giặt áo cho chồng mình liền kêu:
- Te te hồnh hoạch
Giặt áo chống tao
Thì giặt cho sạch
Phơi áo chồng tao
Thì phơi bằng sào
Chớ phơi bờ rào
Rách áo chống tao.
Hoàng tử thấy lạ cất tiếng gọi:
- Te te hồnh hoạch
Có phải vợ tao
Chui vào tay áo.
Dứt lời chim bay vào tay áo, hoàng tử đặt chim vào lồng sơn son thép
vàng. Mẹ con Tấm lại bàn nhau đập đầu chim làm thịt ăn.
19


Hồng tử thấy mất chim, hỏi Tấm. Tấm bảo mình có thai thèm thịt
chim nên đã làm thịt ăn mất rồi. Chỗ vứt lông chim mọc lên một bụp măng.
Tấm cũng lại chặt măng ăn. Chỗ vứt vỏ măng lại mọc lên một cây thị cao
lớn, có một trái duy nhất. Một ngày nọ, một bà già ăn xin đi ngang qua ngồi
nghỉ mát dưới gốc cây, thấy trái thì ngon quá không biết làm sao bèn cất
tiếng bảo:
- Trái thị rơi bị bà

Bà để bà ngửi chứ bà không ăn.
Quả nhiên trái thị rơi xuống, bà mang về cất trong khạp gạo. Từ đó,
mỗi ngày đi xin về, bà đều thấy nhà cửa sạch sẽ, những món ăn ngon được
dọn sẵn. Một hơm, bà mình thấy một cơ gái đẹp đang nấu nướng bèn ôm
chầm lấy rồi giấu vỏ thị đi. Từ đó, hai người sống với nhau như mẹ con.
Một lần, hồng tử có dịp đi ngang qua nhà bà lão ghé vào xin nước
uống. Bà têm trầu mời chàng, Cám hóa thành ruồi đậu trên ngón tay chỉ dẫn
bà. Thấy miếng trầu giống hệt Cám têm ngày trước, hồng tử sinh nghỉ đuổi
con ruồi đi thì bà têm khác hẳn.
Chàng dò hỏi mãi, bà lão đành khai sự thật, thế là vợ chồng Cám gặp
nhau. Hoàng tử đưa nàng về cung, Tấm thấy Cám xinh đẹp hơn xưa bèn hỏi
tại sao, Cám trả lời nhờ dội nước sôi nên mới đẹp như vậy. Tấm liền làm
theo và chết. Cám lấy thịt Tấm làm mắm gửi về cho dì ghẻ, Thấy mụ dì ghẻ
ăn và cứ tấm tắc khen ngon, con quạ trên cây liền kêu:
- Mẹ ăn thịt con mà cịn khen ngon.
Mụ tức q đuổi nó đi nhưng trong lịng cũng sinh nghi bàn vơ trong
nhà xới hũ mắm lên. Mẹ thấy đầu con gái mình thì uất hận lẫn ra chết.
(Người kể: Dự Bá Tú, 1924, ấp Thạnh Trị, xã Long Điền, huyện Đông
Hải, tỉnh Bạc Liêu.)
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 150 – 152)
1.9.

Dị bản Tấm Cám 9:

Gia đình nọ có hai người con gái cùng tuổi giống hệt nhau, đứa tên
Cám là con riêng của bà, đứa tên Tấm là con riêng của ông. Một hôm, bà mẹ
bảo hai đứa đi xúc cá, đứa nào xúc được nhiều cá hơn thì được làm chị, xúc
ít cá thì làm em. Tấm thì siêng năng lo xúc cá, cịn Cám thì lười chỉ lo chơi.
Đến khi về, Tấm được đẩy giỏ cịn Cám thì không được con nào. Cám
20



không biết làm sao nên khi đi ngang qua con suối thấy bơng sứ trắng mọc rất
đẹp liền nói:
- Kìa kìa bơng sứ ngậm sương
Đố ai qua đặng ta nhường chế hai
Tấm nghe vậy bèn bơi qua bẻ bông sứ, Cám ở bên này trút hết cá
trong giỏ Tấm sang giỏ mình rồi về trước. Tấm trở về khơng thấy cá mới
ngồi khóc, bỗng một ơng tiên trên trời hiện ra hỏi tại sao lại khóc. Tấm kê
đầu đi sự việc, tiên ơng thương tình nói:
- Con đừng khóc nữa, hãy đem con cá trong giỏ về nuôi.
Tấm xem lại trong giỏ thì thấy cịn con cá bống mú, nàng đem con cá
về thả xuống ao. Mỗi bữa Tấm được ăn ba chén cơm lại dành nửa chén cho
bống. Một hơm, Cám rình thấy Tấm cho cá ăn nên canh khi Tấm đi chăn
trâu ở đồng xa thì xách cơm ra cho cá ăn và cũng gọi như Tấm:
- Cơm trắng cá lên, cơm thừa cá lặn.
Nghe gọi con cá nổi lên, Cám liền bắt cá đem về làm thịt ăn quăng
xương ra ngoài đồng trâu.
Tấm về ra cho cá ăn, gọi hồi mà chẳng thấy cá nổi lên, nhìn thấy ở
mé ao có dính máu biết cá đã bị giết nên ngồi khóc nức nở. Tiên ơng lại hiện
ra bảo Tấm hãy kiếm bốn cái chỉnh bỏ xương cá vào đem chơn ở bốn góc
giường. Sau một trăm ngày thì đào lên, sẽ có đủ đồ cần dùng. Tấm nghe vậy,
nên khơng khóc nữa mà về nhà kiếm xương cá nhưng kiếm hồi khơng thấy.
Tấm lại ngồi khóc. Có con gà đứng gần đó gáy:
- Ị ó o...
Cho ta ba hột lúa ta chỉ xương cho.
Tấm liền hốt lúa cho gà ăn, ăn xong gà bới trấu lên, quả nhiên thấy
xương cá nằm lẫn trong đó. Tấm nhặt xương bỏ vào chỉnh đem đi chôn. Đủ
ba tháng mười ngày đào lên thì thấy có đủ quần áo, giày dép.
Tấm mừng quá liền mang đôi giày vào rồi đi chăn trâu. Đơi giày bị

dính sình, Tấm cởi ra giặt rồi máng lên sừng trâu phơi. Một con quạ bay
ngang cắp mất một chiếc mang đi. Con quạ bay lại vườn Thái tử bỏ chiếc
giày xuống đó. Thái tử ra vườn thấy chiếc giày xinh xắn đem vào cung cất.
Thái tử chưa có vợ nên xin vua cha cho mở hội kén vợ, ai mang vừa chiếc
21


giày thì sẽ làm vợ Thái tử. Vua đồng ý cho Thái tử mở hội. Mọi người đều lo
sắm sửa để đi chơi hội, Tấm về năn nỉ dì ghẻ cho đi nhưng mẹ mắng:
- Con ta như vàng như ngọc mới đi dự hội, cái đồ chăn trâu như mày
mà đi làm gì.
Tấm năn nỉ mãi, cuối cùng bà cũng cho đi nhưng với điều kiện Tấm
phải nhặt hết ba chén gạo, mè và đậu trộn lẫn, thứ nào ra thứ nấy. Tấm cũng
kiên nhẫn ngồi lượm, vừa lượm vừa khóc. Trời cho một bầy chim cu xuống
lượm giúp Tấm. Xong việc, Tấm mặc quần áo đẹp đi dự hội. Đến nơi thì hội
đã tan, Tấm phải năn nỉ mãi người giữ cửa mới cho vào thử giày. Tấm mang
giấy vừa khít chân. Thái tử hỏi tại sao mang vừa chiếc giầy này, Tấm nói là
mình cũng có một chiếc giống y chiếc này rồi đem ra cho Thái tử xem. Thái
tử thấy hai chiếc giấy giống hệt nhau bèn tâu với vua cha cho cưới Tấm làm
vợ. Vua ưng thuận và bảo Tấm về nhà trước Thái tử sẽ đem kiệu lại rước
nàng. Tấm về kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Hai mẹ con Cám nghe vậy
bèn bày mưu giết Tấm, mụ dì ghẻ nướng bánh tráng rồi để dưới chiếu chỗ
cha Tấm nằm. Ông nằm ngủ lăn qua lăn lại có tiếng kêu lốp rốp, Tấm về
tưởng cha bị bệnh nặng, mụ dì ghẻ bảo:
-

Cha con thèm cau tươi nhưng bị bệnh không thể ra bẻ được mà nhà
không ai biết trèo.

Tấm nghe vậy mới xin đi bẻ cầu cho cha ăn. Tấm trèo lên cây, ở dưới

hai mẹ con Cám lấy cây thọc làm Tấm té xuống đất mà chết và hóa thành
con chim vàng anh.
Thái tử đem kiệu đến rước, Cám liền đi thay Tấm. Về tới cung, Thái
tử nhận ra vợ không phải là Tấm thì khơng thường xun tới chỗ vợ nữa.
Lúc nào Cám giặt quần áo con chim vàng anh cũng bay qua hót:
- Giặt áo chống tao thì giặt cho sạch
Phơi đồ bằng sào đừng phơi hàng rào
Rách áo chồng tao,
Thái tử nghe chim hót vậy mới nói với chim:
- Nếu phải vợ ta thì chui vào tay áo
Khơng phải vợ ta thì vạch áo mà ra.
Thái tử vừa nói xong con chim chui ngay vào tay áo, Chàng đem bỏ
vào lồng nuôi, ngày ngày chơi với chim và cấm không cho ai lại gần lồng
22


chim. Cảm thấy Thái tử bỏ bê mình đi chơi với chim thì ghen tức vơ cùng.
Nhân lúc Thái tử đi vắng, Cám liền bắt chim làm thịt. Thái tử về hỏi thì Cám
nói:
- Tơi có chửa thèm ăn thịt chim nên làm thịt rồi.
Thái tử rất giận và bảo:
- Ai ăn ở với người mà người có chửa?
Thái tử hỏi Cám vứt lông ở đâu, Cảm bảo ở ngã ba đường. Thái tử
liễn ra chỗ đó thì thấy một cây thị, trên cây thị chỉ có một trái duy nhất. Thấy
Thái tử quả thị liền thòng xuống cho Thái tử vuốt ve. Chàng đi thì quả thì rút
lên cao khơng cho ai đụng vào.
Một hơm, có một bà lão bán quán đi ngang, thấy trái thị bền bà há
miệng chiếc bị ra và nói:
- Thị ơi thị rơi bị bà.
Trái thị liên rớt ngay vào bị, bà đem về nhà cất kỹ đợi ngày chín sẽ

đem ra ăn. Hàng ngày bà đi vắng, Tấm từ trái thị bước ra quét dọn nhà cửa,
bày sẵn cơm nước. Bà lão rất ngạc nhiên, một lần bà đi nửa đường thì quay
về rình ở cửa. Quả nhiên, bà nhìn thấy Tấm đang làm mọi việc trong nhà. Bà
chạy vào ôm lấy nàng và xé nát vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà như mẹ con.
Thái tử khơng cịn thấy trái thị nữa thì rất buồn, chàng thường rời
cung đi săn bắn. Một hơm, trong lúc đi săn vì trời q nắng nên Thái tử ra
lệnh cho quân vào quán bà lão nghỉ mát. Bà mời trầu Thái tử. Thấy trầu têm
rất kéo Thái tử liền hỏi bà:
- Trầu này ai têm?
|Bà sợ lộ con gái nên nói dối mình têm. Thái tử bảo bà têm thử cho
mình coi, bà khơng biết làm sao nên vào bảo Tấm.Tấm nói bà đừng lo, nàng
sẽ hóa thành con ruồi đậu vào tay bà. Ruồi đậu ở đâu thì bà bẻ trầu ở đấy.
Trong lúc têm, thái tử thấy bà lão ln ngó theo con ruồi liền chụp con ruồi
lại thì bà khơng têm được nữa. Thái tử bảo:
- Nhà bà hẳn có con gái hay con dâu hãy gọi ra đây.
Bà lão sợ quá đành nói sự thật và gọi Tấm ra chào Thái tử. Thái tử
nhận ra vợ liền cho đem kiệu rước nàng về cung. Cám thấy Tấm trở về lại
trắng đẹp hơn xưa mới hỏi:
23


- Chị ơi, sao chị lại trắng đẹp như vậy?
Tấm trả lời:
- Có khó gì đâu, chỉ bắc chảo nước sơi nhảy vào thì sẽ được.
Cám nghe lời đun nước sơi lên nhưng khơng dám nhảy vào một mình
vì sợ chết nên rủ Tấm:
- Chị hãy nhảy vào nước sôi với em nhé!
Tấm đồng ý cả hai cùng nhảy vào, Cám chết nhăn răng cịn Tấm thì
được tiền bồng lên nên không bị sao. Tấm cho quân lấy xác Cám làm mắm
gửi về cho mụ dì ghẻ. Ngày nào mụ cũng lấy mắm ra ăn và khen ngon. Lần

nào mụ ăn cũng có con qua bay qua và kêu:
- Quạ ló ló, ăn thịt con dè có phước.
Bà lấy đá ném con quạ và chửi:
- Mắm con tao gửi về tao ăn, chứ ăn mồ tổ cha mày sao mà mày kêu?
Nhưng ăn đến gần hết hũ mắm, mụ thấy cái đầu con mình nên ngã lăn
ra chết.
(Người kể: Mai Hữu Hồi, 1920, ấp Cây Giang, xã Long Điền, huyện
Đơng Hải, tỉnh Bạc Liêu.)
(Khoa Ngữ văn và Báo chí, 2005: 153 – 157)
1.10.

Dị bản Tấm Cám 10:

Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng nọ sống hạnh phúc trong một
căn nhà nhỏ cùng với một đứa con gái tên là Tấm. Chẳng bao lâu mẹ Tấm
mất sớm, nên cha lấy vợ hai, người này cũng có một đứa con riêng tên là
Cám. Tấm càng lớn càng xinh đẹp còn Cám trơng rất xấu xí, nên hai mẹ con
Cám ln tỏ ra ganh ghét và tìm nhiều cách hãm hại Tấm. Hàng ngày Tấm
phải làm việc quần quật từ sáng đến tối mịt. Mọi việc nấu cơm, làm rẫy,
chăn trâu, Tấm đều phải làm hết nếu khơng sẽ bị dì ghẻ mắng là lười. Ngược
lại Cảm lại rong chơi suốt ngày, khơng làm bất cứ việc gì. Tấm làm việc mệt
nhọc, vất vả nhưng chỉ được ăn cơm thừa canh cặn, tơi phải ngủ dưới bếp,
cịn mẹ con Cám thì ăn tồn những món ngon vật lạ, mặc quần áo đẹp và
ngủ trên những chiếc giường sang trọng.

24


Một hơm, dì ghẻ sai Tấm và Cám ra đồng bắt tép, nếu ai bắt được
nhiều sẽ được thưởng cái yếm đỏ. Tấm chăm chỉ nên một lúc sau giỏ tép đã

đầy, cịn Cám thì chỉ lo rong chơi, hái hoa bắt bướm nên khi thấy Tấm bắt
đẩy giỏ tép mà giỏ mình chưa có con nào bên nói với Tấm:
- Chị Tấm ơi, đầu chị lấm bùn chị gội cho sạch kẻo về mẹ mắng.
Nghe nói thế Tấm liền xuống ao tắm gội cho sạch sẽ, trong lúc đó
Cám đổ hết giỏ tép của Tấm vào giỏ của mình và đi về trước. Khi lên bờ
thấy giỏ tép của mình khơng cịn mà chỉ cịn sót lại một con cá bống, Tấm
ngồi khóc hu hu. Bụt hiện lên hỏi:
- Tại sao con khóc? Tấm mới kể hết sự tình, Bụt nói với Tấm:
- Con hãy đem con cá bống trong giỏ về nuôi, hàng ngày hãy bớt cho
cá bống một chén cơm, trước khi cho ăn hãy gọi:
- Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chờ ăn cơm
hẩm cháo hoa nhà người.
Nói xong bụt biến mất. Tấm về nhà thả bống xuống giếng nuôi, hàng
ngày giấu một chén cơm mang cho bống và gọi bống như bụt đã dặn. Mẹ
con Cám thấy hàng ngày Tấm đem cơm ra giếng nên sinh nghỉ rình thử và
nghe được cấu gọi của Tấm.
Hơm sau, dì ghẻ sai Tấm ra đồng chăn trâu và dặn:
- Chăn trâu con nhớ chăn đồng xa, chớ chăn đồng gần làng bắt mất
trâu.
Ở nhà mẹ con Cám gọi bống như Tấm gọi, khi bống nổi lên thì bắt
làm thịt. Về nhà, như mọi ngày đến bữa cơm gọi bống lên, nhưng Tấm gọi
mãi mà khơng thấy bống đâu, một lúc sau có một cục máu nổi lên. Tấm biết
bống bị giết nên ngồi khóc, Bụt lại hiện lên hỏi:
- Tại sao con khóc?
Tấm kể hết đầu đi câu chuyện. Bụt liền nói rằng:
- Con hãy tìm hết xương cá bống rồi đem chơn ở bốn chân giường.
Tấm nghe lời bụt, tìm xương cá bống khắp nơi nhưng không thấy, một
con gà mái thấy vậy mới nói với Tấm rằng:
- Cục ta các tác
25



×