Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Những kiến thức cơ bản cần nắm vững khi học Luật kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.18 KB, 53 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. PHáP LUậT Về CHủ THể KINH DOANH
1/ doanh nghiệp nhà nước
Câu 1: Khái niêm và phân loại
Câu 2: Bản chất pháp lý của Cty NN
Câu 3: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Cty NN
Câu 4 bản chất pháp lý của TCT NN

3
3
4
5

2/ Công ty
A/ Bản Chất Pháp lý và chế độ pháp lý về vốn và lợi nhuận
B/ Bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số
C/ Thành lập , tổ chức lại, giải thể (chung cho các loại hình)
D/ Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ cty
E/ Bổ sung một số nội dung

6
10
10
12
14

3/ Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể.



16

4/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

17

II. Pháp luật về hợp đồng kinh tế.
2.1. Khái niệm hợp đồng kinh tế
2.2. Ký kết hợp đồng kinh tế
2.3. Thực hiện HĐKT
2.4. HĐKT vô hiệu và xử lý HĐKT vô hiệu
2.5. Trách nhiệm TS do vi phạm HĐKT

19
19
20
21
22

III. Một số nội dung cơ bản của Luật thương mại năm 1997.
3.1. Thương nhân và hành vi thương mại.
3.2. Một số hành vi thương mại cụ thể.
3.3. Một số vấn đề về hợp đồng trong hoạt động thương mại.

23
23
24

IV. PHáP LUậT Về CTRANH

4.1/ Các hành vi hạn chế cạnh tranh
4.2/ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh

25
27

V/ LUậT PHá SảN
1


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

5.1 Khái niệm tình trạng PS
5.2 Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật PS
5.3 Thủ tục phá sản
5.4 Các biện pháp bảo đảm tài sản

29
29
29
33

VI/ pháp luật về giải quyết TRANH CHấP KD
1/Những yêu cầu cơ bản của việc giải quyết tranh chấp kd
2/Thẩm quyền của toà án trong giải quyết tranh chấp kd tại toà án
3/Giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại


34
34
36

I. PHáP LUậT Về CHủ THể KINH DOANH
1/ Doanh nghiệp nhà nước
Câu 1: Khái niêm và phân loại
Khái niệm
DN nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần,
vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức Cty nhà nước, Cty cổ phần, Cty TNHH.
Phân loại:
* Cty nhà nước:
Cty nhà nước là DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý,
đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Cty nhà nước được tổ chức dưới 2 hình
thức
- Cty NN độc lập
- Tổng Cty Nhà Nước có 3 loại:
+ TCT do NN quyết định thành lập và đầu tư.
2


+ TCT do các Cty tự thành lập và đầu tư
+ TCT đầu tư và kd vốn nhà nước
* Cty cổ phần
Là Cty được tổ chức quản lý và hoạt động dưới hình thức Cty CP theo quy định của Luật
DN. Có hai loại
+Cty CP NN là Cty CP có 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước
+Cty CP NN có cổ phần chi phối: là Cty CP mà vốn NN chiếm hơn 51%
* Cty TNHH :
là Cty được tổ chức quản lý và hoạt động dưới hình thức Cty TNHH theo quy định của

Luật DN. Có hai loại:
+ Cty TNHH nhà nước 1 TV là Cty TNHH do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ
+ Cty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên là Cty TNHH trong đó tất cả các thành
viên đều là Cty nhà nước hoặc có thành viên là Cty nhà nước và thành viên khác là tổ
chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn
+ DN có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là DN mà cổ phần hoặc vốn góp của
Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với DN đó.
+ DN có một phần vốn của Nhà nước là DN mà phần vốn góp của Nhà nước trong vốn
điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.
Câu 2: Bản chất pháp lý của Cty NN
DNNN là tổ chức kinh tế được NN thành lập để thực hiện những mục tiêu do NN giao.
DNNN do Nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản trong DN là thuộc sở hữu NN, DN quản
lý, sử dụng tài sản theo quy định của chủ sở hữu là NN.
DNNN có tư cách pháp nhân vì có đầy đủ của pháp nhân theo quy định của Pháp luật.
DNNN là DN chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi
số tài sản do DN quản lý.

Câu 3: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Cty NN
3


Quyền của Cty nhà nước đối với vốn và tài sản
Chiếm hữu, quản lý sử dụng và định đoạt, vốn và tài sản của Cty để kd, thực hiện các lợi
ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Cty theo quy định của Luật này và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Quyền kd của Cty nhà nước
+ Chủ động tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kd và bảo đảm kd có
hiệu quả.
+ Đầu tư, mở rộng kd những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; mở rộng quy mô kd
theo khả năng của Cty và nhu cầu của thị trường trong nước và ngồi nước.

+ Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước và ngoài nước và ký kết hợp đồng. Tự
quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ cơng ích và
những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá thì theo mức giá hoặc khung giá do Nhà
nước quy định.
+ Tuyển chọn, thuê, bố trí, sử dụng, đào tạo, kỷ luật, cho thôi việc đối với lao động, lựa
chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với yêu cầu kd và có các quyền khác theo
các quy định của pháp luật về lao động.
Quyền về tài chính của Cty nhà nước
+ Huy động vốn các hình thức khác theo quy định của pháp luật và sử dụng để kd theo
nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không
được làm thay đổi hình thức sở hữu Cty.
+ Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kd của Cty; được sử dụng và quản lý các quỹ
của Cty theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của Cty nhà nước về vốn và tài sản
+ Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước và vốn Cty tự huy động, chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Cty trong phạm vi số tài sản của Cty.
4


+ Người đại diện CSH nhà nước chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác của Cty trong phạm vi số vốn của Nhà nước đầu tư tại Cty.
+ Định kỳ đánh giá lại tài sản của Cty theo quy định của Chính phủ.
Nghĩa vụ trong kd của Cty nhà nước
+

Kd đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ do Cty

thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
+ Đổi mới, hiện đại hố cơng nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả
năng cạnh tranh.

+ Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động,
bảo đảm quyền tham gia quản lý Cty của người lao động quy định tại Mục 3 Chương IV
của Luật này.
Nghĩa vụ về tài chính của Cty nhà nước
+

Kd có lãi, bảo đảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư do đại diện

CSH giao
+ Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kd, chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản,
các quỹ, chế độ hạch tốn kế tốn, kiểm tốn và cơng khai BCTC hàng nămtheo quy định
của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động tài
chính của Cty.
+

Quyền và nghĩa vụ của Cty nhà nước khi tham gia hoạt động cơng ích. Ngồi các

quyền và nghĩa vụ của Cty nhà nước quy định trên khi tham gia hoạt động cơng ích, Cty
nhà nước có các quyền và nghĩa vụ khác theo qui định
(Các bạn tham khảo thêm từ điều 12->20 Luật DNNN/2003 mình chỉ tớm tắt sơ lược)
Câu 4 bản chất pháp lý của TCT NN
Tương tự BCPL Cty NN
(Tham khảo Điều 46+47 LDNNN/2003 )
Tổng Cty nhà nước
5


Là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa các Cty nhà nước, giữa
Cty nhà nước với các DN khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các
đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, thị

trường và các dịch vụ kd khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kd và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành
viên và tồn tổng Cty.
Loại hình tổng Cty nhà nước
1. Tổng Cty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức liên kết và tập hợp
các Cty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một
số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và
chun mơn hố kd của các đơn vị thành viên và tồn tổng Cty.
2. Tổng Cty do các Cty tự đầu tư và thành lập là hình thức liên kết thơng qua đầu tư, góp
vốn của Cty nhà nước quy mơ lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các DN
khác, trong đó Cty nhà nước giữ quyền chi phối DN khác.
3. Tổng Cty đầu tư và kd vốn nhà nước là tổng Cty được thành lập để thực hiện quyền,
nghĩa vụ của CSH đối với các Cty TNHH nhà nước 1 TV chuyển đổi từ các Cty nhà nước
độc lập và các Cty TNHH nhà nước 1 TV do mình thành lập; thực hiện chức năng đầu tư
và kd vốn nhà nước và quyền, nghĩa vụ của CSH đối với cổ phần, vốn góp của Nhà nước
tại các DN đã chuyển đổi sở hữu hoặc hình thức pháp lý từ các Cty nhà nước độc lập.
2/ Công ty
a/

BảN CHấT PHáP Lý Và CHế Độ PHáP Lý Về VốN Và LợI NHUậN

1/ Công ty hợp danh
Điều 26-29 NĐ 03

6


1. Bản chất pháp lý (Điều 95-98 Luật DN)
Cty đối nhân duy nhất, vốn góp khơng phải là yếu tố chủ yếu, các cá nhân chi phối nhau
về các mặt XH, nghề nghiệp. Chỉ kết nạp những người có cùng nghề nghiệp.
Phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh. Ngồi ra có thể có thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chun mơn, uy tín nghề nghiệp và phải
chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty; (trách nhiệm
vơ hạn)
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số
vốn đã góp vào cơng ty. (trách nhiệm hữu hạn)
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào. Cty k có
2/ CƠNG TY Cổ PHầN
Bản chất pháp lý về mặt hình thức sở hữu
+ Là cty được hình thành trên cơ sở góp vốn của các thành viên (cổ đơng) do vậy hình
thức sở hữu là sở hữu chung, sở hữu hỗn hợp của các cổ đông.
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm
vi số vốn đã góp vào DN;
+ Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế
số lượng tối đa.
+ Cty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kd.
Bản chất pháp lý về vốn
5. Chế độ pháp lý về vốn của Cty cổ phần
Cách góp vốn
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ phần được bán hau vốn được huy động từ người góp vốn sang người sử dụng vốn
thông qua thị trường vốn là thị trường tiền tệ và TTCK(sơ cấp và thứ cấp) dưới hình thức
trái phiếu và cổ phiếutheo quy định của pháp luật về chứng khoán.
7


Chào bán cổ phần
+Người có quyền quyết định giá chào bán cổ phần là hội đồng quản trị cty. Giá chào bán
không được thấp hơn giá thị trờng trừ trường hợp: cổ phần chào bán lần đầu kể từ ngày
thành lập, chào bán cho các cổ đông theo tỷ lệ phần vốn của cổ đông trong Cty, chào bán
cho các nhà môi giới hoặc người bảolãnh.

+Cổ phần đã đợc chào bán hoặc đã đợc chuyển nhợng phải ghi vào sổ đăng ký cổ đơng
và từ thời điểm đó người mua cổ phần hoặc người nhận chuyển nhượng trở thành cổ đơng
của Cty.
Chuyển nhượng vốn
+ Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng chứng khốn của mình cho người khác, trừ
một số trường hợp sau
-Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng trong ba
năm đầu, kể từ ngày Cty đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kd, cổ phần phổ thơng của cổ
đơng sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu đợc sự chấp
thuận của Đại hội đồng cổ đông. Cổ đơng dự định chuyển nhợng cổ phần khơng có quyền
biểu quyết về việc chuyển nhợng các cổ phần đó.
-Cổ phần ưu đãil cho người lao động không được chuyển nhượng trong vịng 3->5
năm(cổ phần đó có ghi tên)
-Cổ phần ưu đãI biểu quyết
Huy động vốn
Cty CP có các cách huy đơng vốn sau
-Vay vốn trên thị trường tài chính
-Huy động vốn của các thành viên
-Giữ lại lãi
-Phát hành chứng khoán: đây là cách huy động được nguồn vốn rất lớn do huy động được
vốn của công chúng
-Cách phát hành
-Phát hành riêng lẻ nội bộ
-Phát hành chứng khốn ra cơng chúng
8


-Cổ phần, trái phiếu của Cty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do
chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí
quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ Cty và phải được thanh toán đủ một

lần.
Mua lại cổ phần
theo hai trường hợp sau
-Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông
1. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định về việc tổ chức lại Cty hoặc thay đổi quyền,
nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ Cty có quyền yêu cầu Cty mua lại cổ phần của
mình. Yêu cầu này phải bằng văn bản và được gửitrong thời hạn mười ngày, kể từ ngày
Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề nói trên.
2. Cty phải mua lại cổ phần với giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy
định tại Điều lệ Cty trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trường hợp không thoả thuận được về giá, thì các bên có quyền u cầu Trọng tài hoặc
Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 64.
-Mua lại cổ phần theo quyết định của Cty
Cty có quyền mua lại khơng q 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc
toàn bộ cổ phần loại khác đã bán theo quy định sau đây:
1. Việc mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại do Đại hội đồng cổ đông
quyết định. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Hội đồng quản trị quyết định.
2. Hội đồng quản trị quyết định giá mua lại cổ phần.
-Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm
mua lại, trừ trường hợp mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của
họ trong Cty. Trong trường hợp này, quyết định mua lại cổ phần của Cty phải được thông
báo đến tất cả cổ đông trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định đó được thơng
qua. Thơng báo phải có tên và trụ sở Cty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại,
giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh tốn, thủ tục và
thời hạn để cổ đơng chào bán cổ phần của họ cho Cty. Cổ đông phải gửi chào bán cổ phần
của mình đến Cty trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo.
9


- Đối với cổ phần loại khác, nếu Điều lệ Cty khơng quy định hoặc Cty và cổ đơng có liên

quan khơng có thoả thuận khác, thì giá mua lại khơng được thấp hơn giá thị trường.Điều
65.
-Điều kiện thanh tốn và xử lý các cổ phần được mua lại
+ Cty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo quy định trên
nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, Cty vẫn bảo đảm thanh toán đủ
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác và tất cả các cổ phần được mua lại trên được
coi là cổ phần chưa bán trong số cổ phần được quyền chào bán.
+ Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế
toán của Cty giảm hơn 10%, thì Cty phải thơng báo điều đó cho tất cả chủ nợ biết trong
thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết cổ phần mua lại. Điều 66.
+Trường hợp việc thanh toán cổ phần mua lại trái với quy định trên thì tất cả cổ đơng phải
hồn trả cho Cty số tiền hoặc tài sản khác đã nhận; trường hợp có cổ đơng khơng hồn trả
được cho Cty thì cổ đơng đó và thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách
nhiệm về nợ của Cty. Điều 68
Phân chia lợi nhuận
1. Cty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đơng khi Cty kinh doanh có lãi, đã hồn thành
nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và ngay khi
trả hết số cổ tức đã định, Cty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác đến hạn phải trả.
2. Hội đồng quản trị phải lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức
được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất ba mươi ngày trước
mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi đến tất cả cổ đông chậm nhất
mười lăm ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải ghi rõ tên Cty, tên, địa chỉ
của cổ đông, số cổ phần từng loại của cổ đông, mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng
số cổ tức mà cổ đơng đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức.
3. Cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập
danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức, thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức
từ Cty. Điều 67.
10



3/ CÔNG TY TNHH 2 THàNH VIÊN
1>Bản chất pháp lý
1. Cty TNHH là DN, trong đó:
a) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN
trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN;
b) Là Cty đối vốn
c) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
2. Cty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.
b) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định Luật DN;
3. Cty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh
2/Chế độ pháp lý về vốn và lợi nhuận
- Cty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu. Vốn được nhận trực tiếp từ CSH.
Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp có thành viên
khơng góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp được coi là nợ của
thành viên đó đối với Cty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát
sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
- Chủ sở hữu Cty không được trực tiếp rút một phần hoặc tồn bộ số vốn đã góp vào Cty.
Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán
phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của
họ trong Cty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là
thành viên nếu các thành viên còn lại của Cty khơng mua hoặc khơng mua hết.
-Mua lại phần vốn góp: Thành viên có quyền yêu cầu Cty mua lại phần vốn góp của
mình, nếu thành viên đó bỏ phiếu chống hoặc phản đối bằng văn bản đối với quyết định
của Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:
a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ Cty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên;
b) Tổ chức lại Cty;
c) Các trường hợp khác quy định tại Điều lệ Cty.

11


Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến Cty trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định về các vấn đề quy định tại các điểm a, b
và c trên.Khi đó, nếu khơng thoả thuận được về giá, thì Cty phải mua lại phần vốn góp
của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại
Điều lệ Cty trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.Việc thanh toán
chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, Cty vẫn bảo
đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. (Điều 31)/LDN.
-Cty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách:
a) Tăng vốn góp của thành viên(vốn góp thêm được phân chia cho từng thành viên tương
ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của Cty. Nếu có thành viên khơng góp
thêm vốn, thì phần vốn góp đó được chia cho thành viên khác theo tỷ lệ phần vốn góp
tương ứng);
b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của Cty;
c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
- Theo quyết định của Hội đồng thành viên, Cty có thể giảm vốn điều lệ bằng cách:
a) Hồn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ
của Cty( nếu ngay sau khi hoàn trả cho thành viên, Cty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác);
b) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của Cty.
(Điều 43.)
Phân chia lợi nhuận
Cty TNHH chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi Cty kinh doanh có lãi, đã hồn
thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và
ngay sau khi chia lợi nhuận Cty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản
khác đã đến hạn trả.(Điều 44.)
-Thu hồi phần vốn góp đã hoàn trả hoặc lợi nhuận đã chia
Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3

Điều 43 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 44 của
Luật này, thì tất cả thành viên phải hoàn trả cho Cty số tiền, tài sản khác đã nhận hoặc
12


phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ tương đương với phần vốn đã giảm hoặc
lợi nhuận đã chia tương ứng với phần vốn góp. Điều 45.
4/CƠNG TY TNHH 1 THàNH VIÊN
1/Bản chất pháp lý(Đ46+48LDN/1999)
1. Cty TNHH 1 TV là DN do một tổ chức làm CSH (sau đây gọi là CSH Cty); CSH chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn
điều lệ của DN.
2. CSH Cty có quyền chuyển nhượng tồn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của Cty cho tổ
chức, cá nhân khác.
4. Cty TNHH 1 TV có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
5. Là cty đối vốn
2/Chế độ pháp lý về vốn và lợi nhuận
- Cty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu. Vốn được nhận trực tiếp từ CSH.
- Chủ sở hữu Cty không được trực tiếp rút một phần hoặc tồn bộ số vốn đã góp vào Cty.
- Chủ sở hữu Cty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
- Chủ sở hữu Cty không được rút lợi nhuận của Cty khi Cty khơng thanh tốn đủ các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.
Điều 50. Tăng, giảm vốn điều lệ
Cty TNHH 1 TV có thể tăng, giảm vốn điều lệ bằng cách:
1. Tăng, giảm vốn góp của chủ sở hữu Cty;
2. Điều chỉnh mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản của Cty.
b/Bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số
Quyền của cổ đông phổ thông trong cty CP

1. Cổ đơng phổ thơng có quyền:
13


a) Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông;
mỗi cổ phần phổ thơng có một phiếu biểu quyết;
b) Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của
từng cổ đông trong Cty;
d) Khi Cty giải thể, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp
vốn vào Cty, sau khi Cty đã thanh tốn cho chủ nợ và cổ đơng loại khác;
đ) Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ Cty.
2. Cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên
tục ít nhất sáu tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ Cty, có quyền:
a) Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt (nếu có);
b) u cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
c) Xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đơng có quyền dự họp Đại hội đồng
cổ đông;
d) Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ Cty. (Điều 53.)
Quyền của thành viên trong cty TNHH 2 TV trở lên
1. Thành viên Cty TNHH có quyền:
a) Được chia lợi nhuận sau khi Cty đã nộp thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật tương ứng với phần vốn góp vào Cty;
b) Tham dự họp Hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn
đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
c) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp;
d) Xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế tốn, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác
của Cty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này;
đ) Được chia giá trị tài sản còn lại của Cty tương ứng với phần vốn góp khi Cty giải thể
hoặc phá sản;

e) Được ưu tiên góp thêm vốn vào Cty khi Cty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp;
g) Khởi kiện Giám đốc (Tổng giám đốc) tại Tồ án khi Giám đốc (Tổng giám đốc) khơng
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó;
14


h) Các quyền khác quy định tại Luật này và Điều lệ Cty.
2. Thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn
do Điều lệ Cty quy định có quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết
những vấn đề thuộc thẩm quyền.
(CSH Cty TNHH 1 TV(Điều 14.NĐ03/2000)
C/ Thành lập , tổ chức lại, giải thể (chung cho các loại hình)
+ Ký hợp đồng phục vụ cho việc thành lập Cty
+ Lập và nộp hồ sơ đăng ký kd (đơn đăng ký kd, điều lệ Cty, danh sách thành viên góp
vốn; xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với những Cty kd những
ngành nghề pháp luật địi hỏi có vốn pháp định; bản sao chứng chỉ hành nghề...)
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký kd : Phòng đăng ký kd cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kd cho DN trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các
điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kd không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kd;
b) Tên DN được đặt đúng theo quy định
c) Hồ sơ đăng ký kd hợp lệ theo quy định
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký kd theo quy định.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kd, DN được khắc dấu và có quyền sử dụng
con dấu của mình.
+ Cơng bố nội dung đăng ký kd
a/Tổ chức lại các Cty CP: (Từ điều105 –110 Luật DN)
Chia doanh nghiệp: thành một số công ty cùng loại.
+ Thực hiện các thủ tục chia Cty và Tiến hành đăng ký kinh doanh Cty mới

+ Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại. Các công
ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao
động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia.
15


Tách doanh nghiệp : Chuyển 1 phần tài sản của Cty hiện có thành lập 1 hoặc 1 số Cty
cùng loại; chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách
mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
+ Thực hiện các thủ tục tách công ty & đăng ký kinh doanh Cty mới
+ Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới
chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bị tách.
Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có
thể hợp nhất thành một cơng ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển tồn bộ
tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt
tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
+ Thực hiện các thủ tục hợp nhất công ty & đăng ký kinh doanh
+ Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Công ty hợp nhất
được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh
toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số Cty cùng loại có thể sáp nhập vào một cơng ty
khác bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty
nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
+ Thực hiện các thủ tục sáp nhập công ty & đăng ký kinh doanh
+ Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích
hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các
nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Chuyển đổi công ty : chuyển đổi DN từ hình thức này sang hình thức khác
+ Thực hiện các thủ tục sáp nhập công ty & đăng ký kinh doanh

+ Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại. Công ty chuyển
đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa
thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi.
16


Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
+ Chủ sở hữu công ty chuyển một phần vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác. Kể từ ngày
đăng ký thay đổi quy định tại khoản này, công ty được quản lý và hoạt động theo các quy
định về Cty TNHH có từ hai thành viên trở lên.
+ Chủ sở hữu cơng ty chuyển tồn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân, kể từ ngày hoàn thành
thủ tục chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty phải yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh xố
tên cơng ty trong sổ đăng ký kinh doanh và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký kinh
doanh theo hình thức doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này. Người nhận
chuyển nhượng tiếp nhận tất cả các nghĩa vụ, được hưởng tất cả các quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng ty trách nhiệm hữu hạn, trừ trường hợp chủ sở hữu công ty, người nhận
chuyển nhượng và chủ nợ của cơng ty có thoả thuận khác.
c/ Giải thể DN: (Từ điều111 –112 Luật DN)
Trong các trường hợp sau:
1. Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ mà khơng có quyết định gia hạn.
2. Theo quyết định của: chủ DN -> DN tư nhân;
tất cả các thành viên hợp danh -> Cty hợp danh;
Hội đồng thành viên, chủ sở hữu cty -> cty TNHH;
Đại hội đồng cổ đông -> cty cổ phần.
3. Cty khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục.
4. Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp
1.

Quyết định giải thể DN phải có các nội dung chủ yếu sau đây:


a) Tên, trụ sở doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ (không quá 6 tháng,
kể từ ngày thông qua quyết định giải thể);
17


d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Thành lập tổ thanh lý tài sản;
e) Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của DN.
2.

Quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan ban ngành liên quan trong vòng 7

ngày sau khi có QĐ (cq đăng ký kinh doanh, chủ nợ, người lao động ..... ) và được niêm
yết công khai tại trụ sở chính của DN; đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày trung
ương trong ba số liên tiếp.
3.

Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.

4. Tổ thanh lý phải gửi hồ sơ về giải thể DN đến cơ quan đăng kýKD trong 7 ngày, kể từ
ngày thanh toán hết nợ của DN
- Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về giải thể DN, cơ quan đăng ký
kinh doanh phải xoá tên DN trong sổ đăng ký kinh doanh.
5.

Trường hợp DN bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký KD, DN phải giải thể trong thời


hạn 6 tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
D/Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ cty
(Đọc thêm trong luật DN và NĐ 03)
a/ Tổ chức quản lý nội bộ công ty Hợp danh(Điều 29 NĐ 03)
Cơ cấu tổ chức quản lý cty hợp danh do các thành viên hợp danh thoả thuận trong Điều lệ
cty
Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
Hội đồng thành viên (HĐTV) gồm tất cả thành viên hợp danh, là CQ quyết định cao nhất
của cty.
Hội đồng thành viên quyết định tất cả các hoạt động của công ty. Khi biểu quyết, mỗi
thành viên hợp danh chỉ có một phiếu.
Các vấn đề phải được tất cả các thành viên hợp danh có quyền biểu quyết chấp thuận
quyết định:
a) Cử giám đốc công ty;
b) Tiếp nhận thành viên;
18


c) Khai trừ thành viên hợp danh;
d) Bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty;
e) Hợp đồng của cty với thành viên hợp danh, người có liên quan của thành viên hợp
danh.
Các quyết định của HĐTV phải được ghi vào sổ biên bản và lưu giữ
Các thành viên hợp danh phân công đảm nhiệm quản lý và kiểm soát hoạt động của cty
Thành viên hợp danh chủ động thực hiện công việc được phân công nhằm đạt được mục
tiêu của công ty; đại diện cho công ty trong đàm phán ký kết hợp đồng thực hiện các công
việc được giao; đại diện cho cty trước pháp luật và cơ quan nhà nước trong phạm vi công
việc được phân công.
Giám đốc công ty hợp danh có nhiệm vụ:

a) Phân cơng, điều hồ và phối hợp công việc của các thành viên hợp danh;
b) Điều hành công việc trong công ty;
c) Thực hiện công việc khác theo uỷ quyền của các thành viên hợp danh.
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp danh
Thành viên hợp danh có quyền quản lý cơng ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân
danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty.
Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ
công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công
ty.
Thành viên công ty hợp danh có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
và Điều lệ công ty.
b Tổ chức quản lý nội bộ trong Cty CP: (Điều 69->91 Luật DN)
Cơ cấu tổ chức quản lý Cty cổ phần
Cty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám
đốc); đối với Cty cổ phần có trên mười một cổ đơng phải có Ban kiểm soát. (Điều
69/LDN)
19


é?i h?i d?ng c? dụng (éHéCé): g?m t?t c? c? dụng cú quy?n bi?u quy?t, là co quan quy?t
d?nh cao nh?t
H?i d?ng qu?n tr? do éHéCé b?u ra, là co quan qu?n lý Cty, ch?u trỏch nhi?m t?p th?
Ch? t?ch HéQT do HéQT b?u ra; ch? t?ch HéQT khụng cú quy?n Qé mà ph?i bi?u quy?t
Giỏm d?c: Do HéQT b? nhi?m, là ngu?i di?u hành ho?t d?ng hàng ngày c?a Cty, là ngu?i
d?i di?n cho phỏp lu?t, cú quy?n quy?t d?nh
Ban ki?m soỏt b?t bu?c ph?i cú trong tru?ng h?p DN cú trờn 11 c? dụng, thành viờn BKS
g?m t? 3 d?n 5 thành viờn, trong dú ớt nh?t ph?i cú 1 thành viờn cú chuyờn mụn v? k?
toỏn tài chớnh. Ban ki?m soỏt do HéCé ch? d?nh và tru?ng BKS ph?i là c? dụng. Thành
viờn c?a HéQT và Ban ki?m soỏt là d?c l?p v?i nhau.
Cơ cấu tổ chức quản lý Cty TNHH 1 TV

_Cty TNHH 1 TV được tổ chức theo một trong hai mơ hình
+ Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) gọi là mơ hình Hội đồng quản trị
+Chủ tịch Cty và Giám đốc (Tổng giám đốc) gọi là mơ hình Chủ tịch
Trong trường hợp quy mô kinh doanh lớn, ngành, nghề kinh doanh đa dạng, thì lựa chọn
mơ hình Hội đồng quản trị.(Đ17+18NĐ03)
_ Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc của Chủ
tịch Cty và Giám đốc (Tổng giám đốc) do CSH Cty quyết định và quy định trong Điều lệ
Cty. CSH Cty không được uỷ quyền cho Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc)
hoặc Chủ tịch Cty và Giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của CSH(Điều
16./NĐ03)
Cơ cấu tổ chức quản lý Cty TNHH 2 TV trở lên
Cty TNHH có từ hai thành viên trở lên phải có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng
thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc). Cty TNHH có trên mười 1 TV phải có Ban kiểm
sốt. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do
Điều lệ Cty quy định. Điều 34/LDN
E/ Bổ sung một số nội dung
Đặc điểm cổ phiếu(bổ sung)
20



×