Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Kế hoạch dạy học tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.52 KB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 1</b>



Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
GIÁO DỤC TẬP THỂ


<b>SINH HOẠT THEO CHỦ ĐIỂM: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM</b>
<b>HĐ1: MỜI BẠN ĐẾN THĂM TRƯỜNG TÔI</b>


<b>I.MỤC TIÊU</b>


- Đánh giá hoạt động chung của toàn trường trong tuần. Thấy được ưu điểm, tồn
tại trong tuần.


<b> - Triển khai kế hoạch tuần tới.</b>


- HS biết giới thiệu về trường, về lớp của mình


- HS biết tự hào về mái trường của mình, đồng thời có ý thức giữ gìn và bảo vệ
trường lớp.


<b>II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:</b>


- Các tư liệu về trường , lớp thầy cô giáo về nhà trường.
- Kịch bản: Mời bạn đến thăm trường tôi.


<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>HĐ1. Sinh hoạt dưới cờ </b>


- GV trực đánh giá các hoạt động của trường.


- Cô tổng phụ trách đội và BGH nêu kế hoạch trong tuần tới


<b>HDD2. Sinh hoạt theo chủ đề</b>


<b>* Hoạt động 1: Khởi động</b>


- Trước tuần 1, GV phổ biến để HS nắm được kế hoạch hoạt động; cung cấp cho
HS một số tư liệu về trường, lớp, thầy cô giáo và HS trong trường, yêu cầu HS chuẩn
bị giới thiệu về mái trường, thầy cô, bạn bè.


- HS đọc tư liệu Gv cung cấp, sưu tầm, tìm hiểu thêm các thơng tin có liên quan và
chuẩn bị bài thi hùng biện.


- Đăng kí dự thi với GV.


- Nhóm kịch của các lớp có thể chuẩn bị thêm tiểu phẩm: Mời bạn đến thăm
trường tôi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- GV giới thiệu nội dung và ý nghĩa cuộc thi.
- Giới thiệu BGK.


- Lần lượt giới thiệu các thí sinh lên trình bày. Mỗi bài trình bày khơng q 5
phút. u cầu phải nêu được các nét đặc trưng của lớp mình, các thành tích nổi bật về
từng mặt, tình cảm của các em đối với trường, lớp…


- Cuối mỗi phần trình bày của HS, BGK có thể đặt câu hỏi cho các thí sinh trả lời.
<b>* Hoạt động 3: Thực hành luyện tập</b>


- BGK công bố kết quả.


- Trao giải thưởng cho thí sinh có phần giới thiệu hay nhất.



- GV nhận xét chung và nhắc nhở HS phải biết tự hào về mái trường của mình,
đồng thời có ý thức bảo vệ trường lớp.


Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng:


<b> - Thực hành đóng vai giới thiệu với các bạn </b>


____________________________________
<b>TỐN</b>


<b>ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.</b>
<b> I. MỤC TIÊU:</b>


- Giúp HS: Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số


- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4. Khuyến khích HS làm hết các bài tập trong
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: </b>


Bảng phụ


III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
<b>A. Khởi động: </b>


- Chơi trò chơi “ Xếp hàng theo thứ tự”:


- Mỗi bạn chơi đeo thẻ ghi một số có ba chữ số. Bạn nhóm trưởng lên bảng đứng
trước lớp để các bạn nhìn thấy biển mình đeo và hô: “ Các số sắp thứ tự số lớn đứng
bên trái số bé”, các bạn lần lượt lên bảng xếp thành hàng. Từng bạn tự tìm vị trí đứng
của mình sao cho bạn bạn mang biển số lớn đứng bên trái của bạn mang biển số bé
hơn. Ai đứng không đúng vị trí sẽ bị thua cuộc.



- GV nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- HS quan sát mẫu rồi làm bài thảo luận nhóm đơi


- HS tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS đọc kết quả


- Học sinh tự ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm.


- Cho 1 học sinh đọc kết quả cả lớp theo dõi, đổi vở cho nhau kiểm tra kết quả


Đọc số Viết số


Hai trăm ba mươi mốt 231


Bảy trăm sáu mươi lăm 675


Ba trăm năm mươi tư 354


Ba trăm linh bảy 307


Năm trăm năm mươi lăm 555


Sáu trăm linh một 601


Đọc số Viết số


Bốn trăm linh bốn 404



Chín trăm hai mươi hai 922


Chín trăm linh chín 909


Bảy trăm mười bảy 717


Ba trăm sáu mươi lăm 365


Một trăm mười một 111


Bài 2: HS đọc đề bài rồi hoạt động theo nhóm cho biết dãy số tăng hay giảm mấy
đơn vị.


- Học sinh điền số vào ô trống, sẽ được dãy số:
a. 310, 311, 312, 313, 314, 315, 316, 317, 318, 319.
Các số tăng liên tiếp từ 310 - 319.


b. 400, 399, 398, 397, 396, 395, 394, 393, 392, 391.
Các số giảm liên tiếp từ 400 – 391


- GV theo dõi giúp đỡ HS hòa nhập làm bài.
Bài 3: HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm


Học sinh điều dấu thích hợp (>; =; <) vào ô trống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

765 > 756 205


899 < 900 440 - 40 > 399
400



243 = 200 + 40 + 3
243
- GV cho HS nêu lại cách so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
- Cả lớp làm vào vở, 1 em làm bảng phụ. GV chữa bài.


Bài 4: HS đọc đề rồi tự tìm ra số lớn nhất và bé nhất trong dãy số đã cho.
- HS chỉ ra được số lớn nhất là 762, số bé nhất là 267


Bài 5: Khuyến khích HS làm
- Cho học sinh tự làm vào vở.
- HS đổi chéo vở, kiểm tra kết quả
- Nhận xét, tuyên dương


<b> </b> <b>C. Luyện tập củng cố.</b>


- HS nêu lại kiến thức đã ôn tập.
<b> </b> <b> - GV nhận xét giờ học</b>


- Khen HS làm bài tốt, tư vấn cho HS chưa hoàn thành bài.


<b> </b> <b>D. Hoạt động ứng dụng: </b>


<b> - HS luyện đọc, viết các số có ba chữ số.</b>
- Làm lại các bài tập còn sai.


____________________________________
<b>TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN</b>


<b>CẬU BÉ THÔNG MINH</b>
<b>I. MỤC TIÊU: A.Tập đọc:</b>



- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các
cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Đọc đúng các từ khó: Om sịm, ầm ĩ, xin sữa,..


- Giải nghĩa được các từ mới: Trọng thưởng, om sịm, kinh đơ


- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thơng minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được
các câu hỏi trong SGK)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Ra quyết định: Tìm kiếm các lựa chọn.
+ Giải quyết vấn đề.


- Các PP, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
+ Trình bày ý kiến cá nhân.


+ Đặt câu hỏi. Thảo luận nhóm.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Bảng phụ


- SGK, tranh trong SGK
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>


<b> TẬP ĐỌC</b>


A. Khởi động: GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK TV3, tập 1. Gọi 1 số HS đọc tên
8 chủ điểm ở phần Mục lục sau SGK.


B. Bài mới.



1. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh trong SGK rồi nêu câu hỏi: Bức tranh
vẽ gi? GV giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thơng minh , tài trí,
đáng khâm phục của một bạn nhỏ.


2. Luyện đọc:


a. GV đọc toàn bài 1 lần rồi HD HS đọc đúng giọng của từng đoạn, từng nhân vật
trong bài.


b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
- HS đọc bài theo cá nhân,cặp


- Đọc nối tiếp câu: HS luyện đọc nối tiếp theo câu, GV theo dõi HS đọc và chỉnh
sửa từ HS đọc sai.


+ Kinh đơ: nơi vua và triều đình đóng
+ Om sòm: ầm ĩ, gây náo động


+ Trọng thưởng: tặng cho phần thưởng lớn
+ Bình tĩnh, đuổi đi, xin sữa.


- Đọc từng đoạn trước lớp: GV cho HS xác định đoạn rồi tổ chức đọc nối tiếp theo
tổ. GV chú ý HS đọc đúng giọng từng đoạn, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.


- Đọc từng đoạn trong nhóm : 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm. Các
nhóm nhận xét nhóm bạn đọc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:



- GV tổ chức cho lớp đọc thầm từng đoạn và trao đổi nội dung bài theo các câu
hỏi trong SGK theo nhóm.


H: Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài? (Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải
<i>nộp một con gà trống biết đẻ trứng). </i>


H: Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua? (Vì gà trống khơng đẻ trứng
<i>được). </i>


- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 3:


H: Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vơ lí? (Cậu nói một chuyện
<i>khiến nhà vua cho là vơ lý "Bố đẻ em bé" từ đó làm cho vua phải thừa nhận: lệnh của</i>
<i>ngài cũng vô lý). </i>


H: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?(Cậu yêu cầu sứ giả về tâu
<i>Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim). </i>


H: Vì sau cậu bé yêu cầu như vậy? (Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải
<i>thực hiện lệnh của vua). </i>


- HS suy nghĩ và thảo luận: Câu chuyện này nói lên điều gì ? (Ca ngợi sự thơng
<i>minh, tài trí của cậu bé).</i>


<b>C. Luyện tập củng cố:</b>


* Luyện đọc lại: GV chọn đoạn 3 trong bài - Đọc mẫu.


- HS phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua ) đọc truyện.
- Tổ chức cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai.



- Bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- 1 HS đọc lại toàn bài.


<b> KỂ CHUYỆN</b>
1. GV nêu nhiệm vụ.


2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của truyện theo tranh.


a. HS quan sát 3 tranh minh hoạ của truyện, nhẩm kể chuyện.


- Giáo viên mời 3 học sinh nối tiếp nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu
chuyện. Nếu học sinh kể lúng túng, giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý.


Tranh 1: Giáo viên hỏi: Quân lính đang làm gì? Thái độ của dân làng ra sao khi nghe
lệnh này? (lo sợ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

b. Mời 3 HS nối tiếp nhau, quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện .


c. Sau mỗi lần một HS kể, cả lớp và GV nhận xét nhanh : vì sao đạt, cách thể hiện nội
dung. Khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.


- Khuyết khích HS về nhà kể lại câu chuyện.
<b> D. Hoạt động ứng dụng.</b>


- Nhận xét tiết học.


- Khuyết khích HS luyện kể lại câu chuyện.


- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe.



____________________________________
Thứ ba, ngày 15 tháng 9 năm 2020


<b>TOÁN</b>


<b> CỘNG TRỪ CÁC SỐ CĨ BA CHỮ SỐ ( KHƠNG NHỚ )</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


- Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (khơng nhớ) và giải tốn có lời văn
về nhiều hơn, ít hơn.


- Bài tập cần làm: 1(cột a,c), 2, 3, 4. Khuyến khích HS làm hết các bài tập còn lại
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


<b> Bảng phụ</b>


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>
<b>A: Khởi động: </b>


<b> - GV đọc cho học sinh các phép tính trừ có ba chữ số không nhớ.HS làm vào</b>
bảng con.


- Nhận xét tư vấn cho học sinh
<b> B. HD Học sinh luyện tập:</b>


Bài 1: Yêu cầu HS tự tính nhẩm : cho HS ghi ngay kết quả vào chỗ chấm)
- HS làm bài vào vở; HS nối tiếp nhau nêu kết quả:


500 + 400 = 900 300 + 40 + 6 = 346


- HS đổi chéo vở KT kết quả.


Bài 2: Yêu cầu HS tự đặt tính, rồi tính kết quả
HS nhắc lại cách thực hiện phép tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

(HS tự đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau )
- 3HS lên bảng chữa bài, nêu lại cách tính.


- GV nhận xét, ghi lời nhận xét vào vở.
Bài 3: HS ơn lại cách giải bài tốn về nhiều hơn.
- 3 HS đọc đề bài, nêu dạng bài toán đã học.


- GV cùng HS tóm tắt bài toán rồi giải:


- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài ở bảng phụ, chữa bài. HS đổi chéo vở KT
kết quả.


Bài 4: HS ơn lại cách giải bài tốn : nhiều hơn
H: bài tốn cho biết gì? Hỏi gì?


H: Để tìm giá tiền một phong bì em phải làm gì?
HS làm vào vở; 1 HS lên bảng chữa bài.


- GV nhận xét, ghi lời nhận xét vào vở.


Bài 5 : Yêu cầu HS lập được các phép tính đúng :
500 + 42 = 542


42 + 500 = 542
542 - 42 = 500


542 - 500 = 42
- HS nêu lại kiến thức đã ôn.


H: Tiết học vừa rồi giúp các em ơn lại nội dung gì.?
- HS tự trả lời nội dung đã học.


<b>C: Hoạt động ứng dụng.</b>


Dặn học sinh luyện cách cộng trừ các số có ba chữ số khơng nhớ và luyện giải
tốn.


__________________________________
<b>TẬP ĐỌC</b>


<b>HAI BÀN TAY EM</b>
<b>I. MỤC TIÊU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Hiểu nội dung: Hai bàn tay em rất đẹp, rất có ích và rất đáng u.(trả lời các câu
hỏi trong SGK; thuộc 2,3 khổ thơ trong bài).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
- Bảng lớp ghi bài thơ


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC </b>
<b>A .Khởi động : </b>


- Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn của câu chuyện: Cậu bé thông minh
- Nhắc lại nội dung của bài.



- GV nhận xét, tư vấn
<b>B. Hình thành kiến thức mới</b>
*. Các hoạt động dạy học
1. Luyện đọc :


a. GV đọc bài thơ. Chú ý HS đọc với giọng vui tươi, dịu dàng, tình cảm.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :


- Đọc từng dòng cá nhân, theo cặp:. GV theo dõi, chỉnh lỗi phát âm.
- GV giúp HS phát âm đúng các từ: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ


- Đọc từng khổ thơ theo nhóm, trước lớp : HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.
- Giúp HS giải nghĩa các từ: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ


- Đọc từng khổ thơ trong nhóm: từng nhóm 2 HS đọc lại tồn bài rồi thi đọc
trước lớp.


- Lớp đọc đồng thanh toàn bài.
C. Thực hành luyện tập


Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- HD HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi:


H: Hai bàn tay của em bé được so sánh với gì ? (Được so sánh với nụ hoa hồng,
<i>những ngón tay xinh xinh như những cánh hoa). Hình ảnh so sánh ở đây đúng và </i>
<i>đẹp. </i>


H: Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào ?(Buổi tối ngủ cùng bé, buổi sáng giúp bé
<i>đánh răng, chải tóc, khi bé học bài tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên </i>


<i>giấy. Những khi một mình bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

H: Bài thơ nói lên điều gì: Hai bàn tay em rất đẹp, rất có ích và rất đáng u.
Hoạt động 2: Học thuộc lòng 2 - 3 đoạn / bài thơ


- HS đọc thuộc lịng từng đoạn thơ : Đọc đồng thanh, xố dần các từ, cụm từ..
- HS thi đọc thuộc lòng 2 - 3 đoạn thơ


<b>D. Hoạt động ứng dụng</b>
<b> - GV nhận xét giờ học</b>


- Tuyên dương HS học thuộc bài tốt.
<b> - Về nhà học thuộc lịng bài thơ.</b>


<i>____________________________________</i>
<b>TIẾNG ANH</b>


<b>CƠ CHUN TRÁCH DẠY</b>
<b>______________________________</b>


<b>TIẾNG ANH</b>


<b>CƠ CHUN TRÁCH DẠY</b>
______________________________


Thứ tư ngày 16 tháng 09 năm 2020
<b>TOÁN</b>


<b>LUYỆN TẬP</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>



- Biết cộng, trừ số có ba chữ số (khơng nhớ). Biết giải bài tốn về “tìm x”, giải
tốn có lời văn (có một phép trừ)


- Bài tập cần làm: 1, 2, 3.
- Giảm tải: Không làm bài tập 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


- Bảng phụ, 4 hình tam giác giống nhau.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>


<b>A. Khởi động: </b>
Giới thiệu bài
<b>B. Thực hành luyện tập:</b>


Bài 1 : Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính ( HS đổi vở để kiểm tra bài ).
- 3 HS lên bảng chữa bài. HS nêu miệng cách thực hiện


a. 432 + 205 617 + 352 52 + 714


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- GV nhận xét tư vấn cho học sinh.
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài 2:


- Cả lớp làm bài vào vở , 2 HS làm ở bảng phụ chữa bài
- HS nêu cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết .


- GV nhận xét, tư vấn.


- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.


Bài 3 : 1 HS lên bảng chữa bài.


( Củng cố cách giải và trình bày giải bài tốn có lời văn )
- 2 HS đọc đề bài. Lớp đọc thầm rồi tóm tắt bài tốn
H: Bài tốn cho biết gì? Hỏi gì?


H: Để tìm được số HS khối 2 ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét.


- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.


Bài 4: GV cho HS quan sát hình trong SGK rồi lấy 4 hình tam giác xếp con cá như
hình minh họa.


- GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- 1 HS lên bảng gài hình. GV nhận xét.
<b>C. Củng cố:</b>


- HS nêu lại kiến thức trong tiết luyện tập.


H: Tiết học vừa rồi giúp các em ơn lại nội dung gì? ( HS luyện cộng trừ các số có ba
<i>chữ số.)</i>


<b>D. Hoạt động ứng dụng:</b>


- Dặn HS luyện cách cộng trừ các số có ba chữ số khơng nhớ và luyện giải toán.
- GV nhận xét tiết học.


- Tuyên dương HS học sinh làm bài tốt.



_________________________________
<b>LUYỆN TỪ VÀ CÂU</b>


<b> ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH.</b>
<b>I. MỤC TIÊU: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2)
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích (BT3)


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


- Bảng lớp ghi nội dung các bài tập.
- VBT. SGK


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HOC: </b>
<b>A. Khởi động: Giới thiệu bài:</b>
<b>B. Hướng dẫn HS luyện tập:</b>


Bài tập 1 : - 2 HS đọc yêu cầu bài tập


- Cả lớp suy nghĩ làm bài vào nháp. Gv theo dõi, giúp đỡ HS còn chậm.
- GV mời 1 HS lên bảng gạch dưới từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ.
Tay em đánh răng


Răng trắng hoa nhài
Tay em chải tóc
Tóc ngời ánh mai.


- GV chốt đáp án đúng: Những từ chỉ sự vật ( tay em, răng, hoa nhài, tóc, ánh


mai )


- HS đọc lại nhữ từ chỉ sự vật có trong đoạn thơ rồi chữa bài vào vở.
Bài tập 2 : 2 HS đọc to yêu cầu bài


GV gợi ý: Hai bàn tay em được so sánh với gì ? ( hoa đầu cành)
- HS tự suy nghĩ làm bài vào vở.


- GV mời 3 HS lên bảng gạch dưới những sự vật đuợc so sánh với nhau .
<i><b>Lời giải đúng. Có thể nêu một số câu hỏi . Ví dụ :</b></i>


H: Vì sao hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành ? (Hai bàn tay em được so
<i>sánh với hoa đầu cành vì hai bàn tay em nhỏ xinh như hoa)</i>


b- Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
c- Cánh diều được so sánh với dấu á.


d- Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.


H: Vì sao dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ? (Vì dấu hỏi cong cong, nở rộng ở
<i>phía trên nhỏ dần chẳng khác gì vành tai).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i> - HS làm bài đổi chéo vở KT</i>


<i> - GV theo dõi giúp đỡ HS hòa nhập làm bài.</i>
Bài tập 3 :


- Một HS đọc yêu cầu bài tập.


- GV khuyến khích HS phát biểu tự do mình thích HS so sánh nào ( không yêu


cầu HS giải thích)


- HS nối tiếp trả lời.
<b>C. Củng cố: </b>


H: Quan sát các vật xung quanh xem có thể so sánh với những gì?
Cho học sinh lấy ví dụ về câu có sự vật so sánh.


Nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
<b>D. Hoạt động ứng dụng:</b>


- Luyện lấy thêm ví dụ câu có sự vật so sánh.
- Xem trước bài mới để tiết sau ta học.


_________________________________
<b>TẬP VIẾT</b>


<b>ÔN CHỮ HOA A</b>
<b> I. MỤC TIÊU</b>


- Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng), viết đúng tên riêng Vừ A Dính(1
dịng) và câu ứng dụng: Anh em ... đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ
ràng, tương đối đều nét và thảng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với
chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC </b>


- Mẫu chữ A, mẫu chữ tên riêng.


- Câu ứng dụng được viết trên dòng kẻ.


- Bảng con, phấn, VTV


<b>III .HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC </b>
<b>A.Khởi động: Giới thiệu bài</b>
<b>B. Bài mới:</b>


<b>Hoạt động 1. Hướng dẫn viết trên bảng con </b>
a. Luyện viết chữ hoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b> - HS tìm các chữ hoa có trong tên riêng :A, V, D.</b>


<b> - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ tập viết từng chữ trên bảng </b>
con. GV nhận xét chữ viết của HS.


b. HS viết từ ứng dụng
- HS đọc từ ứng dụng


- GV giới thiệu về Vừ A Dính là một thiếu niên người dân tộc Hmông, anh dũng
hi sinh trong cuộc kháng chiến chống TD Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng.


- HS nêu độ cao từng con chữ trong bài rồi tập viết trên bảng con .
- GV cùng lơp nhận xét, chỉnh sửa nét sai.


b:Luyện viết câu tục ngữ.
- HS đọc to câu tục ngữ.


- GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngữ : anh em thân thiết, gắn bó với nhau như
chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc nhau.


Anh em như thể tay chân


Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
- HS tập viết trên bảng con : Anh, Rách.


- GV nhận xét, chỉnh sửa.


<b>Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết </b>
- GV nêu yêu cầu : + Viết chữ A một dòng cỡ nhỏ.
+ Viết chử V, D 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Viết tên riêng : 2 dòng.


+ Viết câu tục ngữ : 1 lần với cỡ chữ nhỏ
- HS viết bài vào vỡ, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.


- HS NK viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang VTV 3
- GV nhận xét một số bài , hướng dẫn cách sửa viết đúng..


<b>C. Hoạt động ứng dụng.</b>


- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh luyện viết thêm :
- Luyện viết lại cho đúng các chữ hoa.


_________________________________
LUYỆN TIẾNG VIỆT


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>I. MỤC TIÊU</b>: Giúp HS:


- Biết tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm.


- Biết tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì?; đặt được câu hỏi cho bộ phận
câu được gạch chân.



<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: </b>
Vở Tiếng Việt


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: </b>
<b>A: Khởi động</b>


- GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu tiết học.
<b>B. Hướng dẫn thực hành.</b>


<i><b>Hoạt động 1. Làm bài cá nhân rồi đổi bài cho bạn bên cạnh kiểm tra.</b></i>
Bài 1: Xếp các từ sau vào 3 nhóm thích hợp:


đèn, múa, hồng, cao, tủ, chạy, trườn, đẹp, ti vi, ngoan, mệt, cặp, nhà, reo hò, đỏ
Bài 2: Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?


a) Đàn chim bay về phương nam.
b) Mọi người đập lúa dưới trăng.
c) Ông ngồi đọc báo ngoài sân.


d) Mấy con bồ câu nhặt thóc dưới sân.


Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch chân:
a) Thác nước chảy xiết.


b) Trưa hè, bọn trẻ chúng tơi rủ nhau ra gốc đa hóng mát.
c) Thùy Linh học giỏi lại rất hiền lành.


Bài 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
a) Mái tóc bà em ….



b) Cô giáo rất ….. học sinh.
c) Cánh đồng lúa .….


d) Con đường làng ….. theo dòng mương.


(uốn lượn, bạc trắng, xanh um, yêu thương)


- GV hướng dẫn HS đọc kĩ đề bài, làm bài cá nhân vào vở sau đó chia
sẻ bài theo cặp, nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b>Hoạt động 2. Trưởng ban học tập tổ chức cho HS chữa bài trước lớp.</b></i>


- GV nhận xét bài làm của HS, khen những em có bài làm đúng, nhanh, trình
bày đẹp.


Bài 1: - Từ chỉ sự vật: đèn, tủ, ti vi, cặp, nhà


- Từ chỉ hoạt động: chạy, trườn, reo hò, múa
- Từ chỉ đặc điểm: hồng, cao, đẹp, ngoan, mệt, đỏ
Bài 2: a) Đàn chim bay về phương nam.


b) Mọi người đập lúa dưới trăng.
c) Ơng ngồi đọc báo ngồi sân.


d) Mấy con bồ câu nhặt thóc dưới sân.
Bài 3: a) Thác nước thế nào?


b) Trưa hè, ai rủ nhau ra gốc đa hóng mát?
c) Thùy Linh thế nào?



Bài 4: a) Mái tóc bà em bạc trắng.


b) Cô giáo rất yêu thương học sinh.
c) Cánh đồng lúa xanh um.


d) Con đường làng uốn lượn
<b>C. Hoạt động ứng dụng.</b>


- GV nhận xét tiết học, khen những em làm bài đúng.


____________________________________
Thứ sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2020


<b>TẬP LÀM VĂN </b>


<b> NÓI VỀ ĐỘI TNTP- ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


-Trình bày được một số thơng tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách trong SGK, VBT
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


A. Khởi động: Giới thiệu bài.
B. Bài mới:



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi
đồng và thiếu niên.


- HS trao đổi nhóm 4 để trả lời câu hỏi :


H: Đội thành lập ngày nào? (Ngày 15/05/1941)


H: Những đội viên đầu tiên của Đội là ai? (Kim Đồng, Nông Văn Thàn, Lý
Văn Tịnh, Lý Thị Mỳ, Lý Thị Xậu )


H: Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào? (Đội mang tên Đội TNTP HCM
ngày 30/01/1970)


- Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP.


- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, bình chọn người am hiểu nhất.
Bài 2: HS đọc yêu cầu đề bài rồi đọc mẫu đơn, quan sát hình thức trình bày.
GV gúp HS nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.


+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Địa chỉ gửi đơn : Thư viện


+ Họ tên, ngày sinh ..
+ Nguyện vọng vả lời hứa.
+ Tên và chữ ký của người viết.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc





Xuân Thành, Ngày...tháng...năm 20...
<b>ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH</b>


Kính gửi : Thư viện Trường tiểu học ...
Em tên là : ...


Sinh ngày...tháng...năm... Nam (nữ) : ...
Nơi ở : ...


Học sinh lớp : ... Trường: ...


Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm học ...
Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- GV HD HS làm bài vào vở bài tập, điền những thơng tin cịn thiếu vào dấu 3
chấm. GV giúp đỡ các em còn lúng túng.


- Gọi 3 HS đọc lại mẫu đơn các em đã điền vào.
- GV cùng lớp nhận xét, chỉnh sửa.


<b>C. Luyện tập củng cố:</b>


- Gọi 1 - 2 HS nêu lại hiểu biết của em về Đội TNTP HCM.
- HS nhắc lại các phần trong một lá đơn.


<b>- GV nhận xét tiết học, HS nhớ mẫu đơn gồm những phần nào.?</b>
<b>D. Hoạt động ứng dụng: Luyện viết lại đơn xin đọc sách đầy đủ các phần.</b>




<b>TOÁN</b>
<b>LUYỆN TẬP</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc
hàng trăm)


- Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4. Khuyến khích HS làm thêm bài 5.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>


Bảng phụ


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<b>A. Khởi động : GV đọc cho cả lớp làm vào bảng con:</b>
427 + 263 152 + 384 346 + 60
GV chữa kết quả.


Nhận xét tư vấn, sửa sai cho HS.
<b>B. Luyện tập:</b>


<b> GV nêu yêu cầu. Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3,4. </b>
Bài 1 : Tính:


- HS làm bài a vào bảng con rồi làm bài b, c , d vào vở
- 4 HS lên bảng chữa bài, nêu lại cách làm.


(Củng cố cách thực hiện phép cộng có nhớ 1 lần).


- GV nhận xét, tư vấn


- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Lưu ý HS cách tính.


- HS dưới lớp làm vào vở, đổi chéo vở kiểm tra bài nhau.
- GV theo dõi, giúp đỡ


HS nhìn vào tóm tắt để đọc đề toán.
Gọi 1 HS lên bảng chữa vào bảng phụ.
Bài giải:


Cả 2 buổi bán được số lít là:
315 + 458 = 773 (l)


Đáp số : 773 l.


- GV cùng lớp chữa bài, tư vấn ghi lời nhận xét cho học sinh
- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.


Bài 3: Yêu cầu HS nhẩm.


- Học sinh cho chơi trò chơi. "Tiếp sức" nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính.
( HS đổi chéo vở cho nhau kiểm tra két quả )


Bài 4: Vẽ hình theo mẫu:


- GV HD HS quan sát hình, đếm ơ vng rồi vẽ hình như trong SGK vào vở.
- GV theo dõi, HD thêm cho HS.



- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
<b>C. Củng cố:</b>


- Giáo viên nhận xét tiết học.


- Nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Nhắc lại các bước giải bài tốn có lời văn.


<b>D. Hoạt động ứng dụng:</b>


<b> Dặn học sinh luyện giải các bài tốn có lời văn và thực hiện đúng phép cộng các số</b>
có ba chữ số có nhớ.


________________________________
<b>TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI</b>


<b>NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO ?</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở khơng khí
trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

- Biết được khi hít vào, khí ơ xy có trong khơng khí sẽ thấm vào máu ở phổi để
đi nuôi cơ thể; khi thở ra , khí các-bơ-nic có trong máu được thải ra ngồi qua phổi.


+ KN tìm kiếm và xử lý thơng tin: Quan sát, tổng hợp thông tin khi thỏ bằng
mũi, vệ sinh bằng mũi.


+ Phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà khơng nên thở


bằng miệng.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: </b>
- Các hình trong SGK.
- Vở BT.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<b>A. Khởi động: Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào? có chức năng gì?</b>
- GV nhận xét, tư vấn khen học sinh.


<b>B. Bài mới: Thảo luận nhóm. </b>


GV hướng dẫn hs 2 HS ngồi cùng bàn quan sát bên trong mũi của nhau.
+ Các em nhìn thấy gì bên trong mũi của bạn ?


- Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra ?


- Hằng ngày, dùng khăn sạch lau mũi, em thấy trên khăn có gì ?
- Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng ?


- GV nhận xét, bổ sung: Trong lỗ mũi có nhiều lơng dể cản bớt bụi của khơng
khí khi ta hít vào. Ngồi ra trong mũi có tuyến dịc nhầy cản bớt bụi, diệt khuẩn, tạo
ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm khơng khí hít vào.


<b>*Kết luận : Thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng. Thở bằng mũi hợp vệ sinh,</b>
có lợi cho sức khoẻ.


<b>C. Thực hành: Làm việc với SGK </b>



- HS quan sát hình 4,5,6,7 và thảo luận theo căp .


H: Bức tranh nào thể hiện khơng khí trong lành , bức tranh nào thể hiện khơng
khí có nhiều khói bụi ?


H: GV chỉ định một số HS trình bày kết quả thảo luận .
- Hít thở khơng khí trong lành có lợi gì ?


- Hít thở khơng khí có nhiều khói bụi có hại gì ?
- Các HS trình bày trước lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

* GV kết luận:


Khơng khí trong lành là khơng khí chứa nhiều khí ơ xy, ít khí các – bơ- níc và
khói bụi. Khí ơ xy cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở khơng khí trong
lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Khơng khí chứa nhiều khí các – bơ- níc, khói bụi,
sẽ là khơng khí bị ơ nhiễm. Vì vậy,thở khơng khí bị ơ nhiễm có hại cho sức khỏe.
<b>D. Hoạt động ứng dụng.</b>


Nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt, hoạt động nhóm sội nổi.
Biết thở bằng mũi khơng thở bằng miệng và vệ sinh các bộ phận của cơ quan
hô hấp sạch sẽ.


<i><b>Buổi chiều : Thứ hai ngày 14 tháng 09 năm 2020</b></i>
<b> Tự nhiên xã hội</b>


<b>HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP ( BTNB)</b>
<b>I. MỤC TIÊU. </b>


HS nhận ra được:



- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp. Chỉ đúng vị trí các
bộ phận của cơ quan hơ hấp trên tranh vẽ.


- Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người
ta có thể bị chết.


- Giáo dục học sinh có thói quen bảo vệ đường thở và cơ quan hơ hấp của mình
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


- Các hình trang 4,5-SGK
- VBT


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC</b>
<b>A. Khởi động:</b>


GV giới thiệu chương trình về Mơn học
<b>B:Bài mới:</b>


Hoạt động 1 : Thực hành cách thở sâu:


* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu
và thở ra hết sức.


Bước 1:Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

H: Vì sao họ thở mạnh, vì sao họ thở bình thường.?


H: Khi thở mạnh và khi thở bình thường thì lồng ngực của người đó như thế nào.?
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của HS



- Bằng suy nghĩ ban đầu về lồng ngực khi thở của họ bằng cách vẽ hoặc viết vào
giấy


- HS làm việc cá nhân, trao đổi theo cặp thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ
- HS trình ý kiến trước lớp.


Khi hít thở sâu thì lồng ngực hóp vào sâu
Khi thở mạnh thì lồng ngực phình to ra


Hít vào, thở ra bình thường thì lồng ngực chỉ rung nhẹ.


Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
H. Khi hít thở sâu thì lồng ngực như thế nào.?


H. Khi thở mạnh ra thì lồng ngực như thế nào.?


H. Hít thở sâ với hít thở bình thường vì sao lồng ngực lại khác nhau.?
H: Chúng ta cần làm gì giải quyết thắc mắc trên.?


- Đọc sách báo, làm thí nghiệm, xem thơng tin trên mạng , hỏi bố mẹ....
- Vậy phương án tối ưu nhất bây giờ thực hành


Bước 4: Tiến hành thực hành để tìm tịi nghiên cứu.


- Nhóm trưởng cho từng bạn thực hành hít vào thật mạnh và thở ra hết sức
- Mô tả lại sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào, thở ra


- Các nhóm thực hành ghi chép vào vở thực hành kết luận vừa tìm được.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức



- Đối chiếu với dự đốn ban đầu


<i><b>Kết luận: Khi hít thở mạnh thì lồng ngực của chúng ta có sự thay đổi..</b></i>
<b>Hoạt động 2: Làm việc với SGK:</b>


- Làm việc theo cặp: HS quan sát H2, 2HS sẽ lần lượt hỏi đáp.Ví dụ:
HS A: Đố bạn biết mũi để làm gì?


HS B: Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ?
HS A: Phổi có chức năng gì?


HS B: Chỉ trên hình 3 đường đi của khơng khí khi ta hít vào và thở ra?
- HS hỏi đá trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và mơi trường bên
ngồi.


- Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi.
- Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí.


- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí .


- Giáo viên yêu cầu một , hai học sinh đọc to mục "Bạn cần biết".
H: Hoạt động thở diễn ra như thê nào?


H: Nếu ta nín thở lâu sẽ như thế nào?


- HDHS nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
- HS nói theo nhóm sau đó gọi các nhóm lên chỉ.


- HS trả lời. GV nhận xét.


<b>C. Hoạt động ứng dụng:</b>


H. Vì sao ta phải bảo vệ đường hơ hấp? Điều gì sẽ xảy ra nếu có dị vật làm tắc đường
hô hấp?


H: Khi dị vật làm tắc đường thở ta phải làm gì ?
- Học thuộc mục: Bạn cần biết


- Xem trước bài mới “Nên thở như thế nào” để tiết sau ta học.
________________________________


<b> Luyện Toán</b>
<b> LUYỆN TẬP </b>
<b>I. MỤC TIÊU: Giúp HS: </b>


<i> </i>- Nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học.
- Nhận biêt hình tam giác


- Giải bài tốn có lời văn


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở L Toán</b>
<b> III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>
<b>Hoạt động 1: Khởi động.</b>


- GV giới thiệu mục tiêu, yêu cầu bài học.
<b>Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập: </b>
*N1 – N2 cùng làm bài tập sau:



<b>Bài 1.</b> Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

c<b>. </b>Số nào chia cho 1 cũng bằng 1.
d. Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.


<b>Bài 2.</b> Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
a. Kết quả của phép tính 72 l – 27 bằng:


A. 45 B. 45l C. 55l D. 55


b. Chu vi hình tứ giác có độ dài bốn cạnh đều bằng 5 cm là:


A. 15cm B. 35cm C. 24cm D. 20cm
c. Kết quả của phép tính 4 x 7 + 5 là:


A. 32 B. 45 C. 33 D. 35


d . Một ngày có mấy giờ?


A. 12 B. 24 C. 18 D. 21


<b>Bài 3.</b> Đặt tính rồi tính:


37 + 18 100 <b>-</b> 63 463 + 524 826 <b>-</b> 301
... ... ... ...
... ... ... ...
... ... ... ...


<b>Bài 4.</b> Tính:


5 x 6 = ... 3 x 7 = ...
15 : 3 =... 40 : 4 =...


3 x 4 + 18 =... 2 x 7 + 19 = ...
5 : 5 x 0 = ... 0 : 5 + 5 = ...
4 x 9 - 18 = ... 5 x 8 : 4 = ...


<b>Bài 5.</b> Tấm vải xanh dài 65 m, tấm vải hoa ngắn hơn tấm vải xanh 28m. Hỏi tấm vải
hoa dài bao nhiêu mét?


<b>Bài 6.</b> Trong hình bên:
Có…..hình tam giác
Có….hình tứ giác


<i><b>Bài dành cho HSNK làm thêm.</b></i>


*Bài 7: Một trường tiểu học có 275 học sinh gái và số học sinh gái có ít hơn số học sinh trai
27em. Hỏi trường tiểu học đó có bao nhiêu học sinh?


Bài giải:
Số học sinh trai là
275 + 27 = 302 ( học sinh )
Trường tiểu học có số học sinh là


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Đáp số: 577 học sinh
- Đổi vở kiểm tra kết quả theo cặp, nhóm.


<b>Hoạt động 4. Tổ chức cho HS chữa bài trước lớp.</b>



- GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh; khen các nhóm, cá nhân làm bài đúng,
nhanh.


<b>Hoạt động 5. Hoạt động ứng dụng</b>
- GV nhận xét tiết học.


- Tuyên dương tinh thần học bài của các em.


_________________________________


<b>Thủ cơng</b>


<b>GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHĨI (Tiết 1)</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.


- Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói đúng qui trình kĩ thuật


- HS khéo tay: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu
thủy cân đối.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>
- Mẫu tàu thuỷ 2 ống khói .
- Tranh qui trình, giấy màu, kéo.
<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:</b>


<b>A. Khởi động: GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét</b>



- GV giới thiệu mẫu, HS nhận xét về đặc điểm, hình dáng.
- Liên hệ thực tế về tác dụng của tàu thuỷ.


<b>B. Hình thành kiến thức mới:</b>
<b> GV hướng dẫn mẫu.</b>


- GV vừa thực hành gấp tàu thủy 2 ống khói vừa HD HS
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vng.


Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và gấp 2 đường dấu giữa hình vng.


- Gấp tờ giấy hình vơng thành 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu
gấp giữa hình vng. Mở tở giấy ra.


- Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ 2 ống khói.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Lật hình 3 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vng vào điểm
O…


- GV chú ý HS miết các đường gấp cho phẳng.
- HS quan sát.


- GV liên hệ với HS tàu thủy ngồi đời.


GV: Tàu thủy chạy trên sơng, biển cần xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu
chạy tàu được thải qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thủy tiết kiệm xăng dầu.


<b>C. Thực hành:</b>


- GV gọi 2 - 3 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp.


- GV theo dõi, HD thêm.


- Cho HS tập gấp tàu thuỷ 2 ống khói bằng giấy.
- GV hướng dẫn thêm.


<b>D. Hoạt động ứng dụng:</b>


- Nhắc lại qui trình gấp tàu thuỷ. Về thực hành lại sản phẩm.
- Chuẩn bị cho tiết sau: Hoàn chỉnh sản phẩm.


__________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 09 năm 2020


<b> Chính tả</b>


<b>CẬU BÉ THƠNG MINH</b>
<b>I. MỤC TIÊU :</b>


- Viết chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; khơng mắc q 5 lỗi trong
bài.


- Làm đúng bài tập 2 a/ b; điền đúng 10 chữ đó vào ơ trống trong bảng BT3.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : </b>


- Bảng phụ ghi nội dung BT 2b
- Bảng lớp ghi nội dung BT 3.
- VBT, SGK, bảng con.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :</b>



<i><b> 1. Giới thiệu bài : GV đưa ra bức tranh và hỏi: Bức tranh ở bài tập đọc nào?</b></i>
<i>Nội dung bức tranh nói về điều gì?</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- GV hỏi :


H: Đoạn văn này từ bài nào ? (Cậu bé thông minh).
H: Tên bài viết đặt ở vị trí nào ? (Viết giữa trang vở)


H: Đoạn văn có mấy câu ? (3 câu). Cuối mỗi câu có dấu gì ?
H: Lời nói của cậu bé được đặt sau những dấu câu nào?
H: Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
- HS viết vào bảng con : Chỉm sẻ, kim khâu, sắc, xẻ thịt.
<i><b> 3. HS viết bài vào vở. </b></i>


- GV đọc bài cho HS viết vào vở, theo dõi uốn nắn tư thế ngồi, khoảng cách viết. Chú
ý HS viết nắn nót, soát bài.


- Tuyên dương em viết đúng, đẹp.
<i><b> 4. Hướng dẫn làm bài tập chính tả : </b></i>
Bài tập 2:


- GV cho HS đọc yêu cầu bài. HS tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài vào bảng phụ.


- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng.
a- l hoặc n : hạ lệnh, nộp bài, hôm nọ


b- an hay ang: đàng hồng; đàn ơng, sáng loáng .
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài rồi làm vào VBT
- HS lên điền vào bảng lớp



- HS học thuộc thứ tự của 10 chữ và tên chữ theo đúng thứ tự


Số thứ tự Chữ Tên chữ Số thứ tự Chữ Tên chữ


1 a a 6 ch xêhast


2 ă á 7 d dê


3 â ớ 8 đ đê


4 b bê 9 e e


5 c xê 10 ê ê


<b> IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : </b>
- GV nhận xét tiết học.


<b>__________________________________</b>
<b>Đạo đức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Giúp HS biết :


- Biết công lao to lớn của Bác Hồ với đất nước, dân tộc.


- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi với
Bác Hồ.


- Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.



- Giảm tải: GV gợi ý và tạo điều kiện cho HS tập hợp và giới thiệu những tư liệu
sưu tầm được về Bác Hồ.


II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


- Tranh ảnh Bác Hồ, các bài thơ, bài hát về Bác Hồ.
- VBT ĐĐ3.Thẻ màu


III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:


<b>Tiết 1</b>


Hoạt động 1: Khởi động: HS hát tập thể bài hát : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh....
- GV giới thiệu bài học.


Hoạt động 2: Bài mới:
<b> Thảo luận nhóm. </b>


- HS quan sát các bức ảnh trong VBT, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng
ảnh.


- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu một bức ảnh.
+ Ảnh 1: Các em thiếu nhi đến thăm Bác Hồ


+ Ảnh 2: Bác Hồ múa hát cùng các cháu nhi đồng.
+ Ảnh 3: Bác Hồ và em bé.


+ Ảnh 4: Bác Hồ phát kẹo cho các em nhỏ.


- Thảo luận lớp : Em cịn biết gì thêm về Bác Hồ ?



- Kết luận : Tên Bác Hồ hồi nhỏ, ngày sinh của Bác, quê Bác.
<i> Hoạt động 3: Thực hành.</i>


Kể chuyện: Các cháu vào đây với Bác.
- GV kể chuyện 2 lần


- Thảo luận : + Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như
thế nào ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

- GV nhắc HS phải biết thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu
ngoan của Bác.


<b>Hoạt động 4: Hoạt động ứng dụng.</b>
Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy.
- Yêu cầu HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
- Chia nhóm thảo luận.


- Đại diện các nhóm trình bày.
* Hướng dẫn thực hành :


- Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Sưu tầm các bài thơ, tranh ảnh về Bác Hồ


- Dặn HS luôn thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
- Nhận xét, tư vấn tiết học.


_____________________________________________
<b>Thể dục</b>



<b>Bài 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH</b>
<b>TRỊ CHƠI: NHANH LÊN BẠN ƠI</b>
<b>I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh</b>


- Phổ biến một số quy định khi luyện tập.Yêu cầu HS hiểu và thực hiện đúng .
- Giới thiệu chương trình mơn học. Biết được những điểm cơ bản của chương
trình và một số nội quy tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3.


- Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.Yêu cầu tham gia tương đối chủ động vào trò chơi


<b>II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: </b>


- Địa điểm : Sân trường, 1 còi.


III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:


NỘI DUNG ĐL TG PHƯƠNG PHÁP


I/ MỞ ĐẦU


GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu
cầu giờ học.


HS đứng tại chỗ vổ tay và hát.


Phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
Giậm chân ….giậm Đứng lại …
đứng


6p Đội hình



* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

( Học sinh đếm theo nhịp1,2 ; 1,2 nhịp
1 chân trái, nhịp 2 chân phải).


Nhận xét
II. CƠ BẢN:


a. Giới thiệu chương trình TD lớp 3.
Biên chế tổ chức tập luyện, chọn cán
sự bộ môn.


- Lớp trưởng là cán sự bộ mơn TD, có
nhiệm vụ quản lý chung .


- Tổ trưởng tổ chức và quản lý tổ mình
tập luyện.


Nhận xét


b. Phổ biến nội quy học tập.


- Cán sự bộ môn tổ chức tập trung lớp
ngoài sân.


- Trang phục trong giờ học phải đảm


bảo


- Nhận xét chung tinh thần học tập của
học sinh.


c. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi


GV hướng dẫn và tổ chức HS chơi.
Nhận xét


III. KẾT THÚC:


HS đi thường theo nhịp và hát
Hệ thống bài học và nhận nhét giờ
học.


Về nhà tập giậm chân theo nhịp.


2-3l


1-2l


5-6l


2l


29p
8p


11p



9p


6p


Đội hình học tập


* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
* * * * * *
GV


Đội hình trị chơi


Đội hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

__________________________________
Thứ năm ngày 17 tháng 09 năm 2020


Toán


<b>CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN )</b>
<b> I. MỤC TIÊU:</b>


- Biết cách thực hiện phép cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục


hoặc sang hàng trăm)


- Tính được độ dài đường gấp khúc


- Bài tập cần làm: BT1 (cột 1, 2, 3), BT 2 (cột 1, 2, 3), BT 3 (a), BT4. Khuyến
khích HS làm hết các bài tập.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:</b>
Bảng phụ, bảng con.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: </b>
<b> A. Khởi động: </b>


GV giới thiệu tiết học.


<b> B. Hình thành kiến thức bài mới:</b>
HĐ1. Giới thiệu phép cộng : 435+ 127


- GV nêu phép tính : HS cá nhân tự đặt tính, nói cách thực hiện


- Cho HS đặt tính theo cột dọc vào bảng con rồi cho HS tự làm vào bảng con
- GV kiểm tra rồi hướng dẫn HS nhắc lại thực hiện phép tính:


435 * 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ1


+<sub> 127 * 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6. </sub>
562 * 4 cộng 1 bằng 5 viết 5.


* Nhận xét : 5 + 7= 12 (qua 10) viết 2 (đơn vị) ở dưới thẳng cột đơn vị và nhớ
1 sang hàng chục .



- HS nêu miệng lại cách thực hiện .


(Lưu ý nhớ 1 chục vào tổng các chục )
HĐ2. Giới thiệu phép cộng : 256 + 162


- GV tổ chức cho HS tự làm vào bảng con rồi 3 -4 HS nêu lại cách làm.
GV ghi bảng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

418 * 5 cộng 6 bằng 11viết 1 nhớ 1


* 2 cộng 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4


- Lưu ý : Ở hàng đơn vị không nhớ, ở hàng chục có 5 + 6 = 11 viết 1 nhớ 1
(như vậy có nhớ 1 sang hàng trăm )


<b>C. Luyện tập củng cố.</b>
Bài 1,2: Tính:


- Học sinh hoạt động cá nhân làm 2 bài vào bảng con, nêu cách tính.
- HS làm các bài còn lại vào vở. 3 HS lên bảng chữa bài, nêu cách lµm.


- GV nhận xét, củng cố ở mỗi bài có nhớ hay khơng nhớ.
- GV nhận xét, tư vấn cho HS làm chưa đúng.


- GV nhấn mạnh: Cộng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục).


- 2 HS lên làm bài ở bảng phụ đặt tính rồi tính (củng cố có nhớ sang hàng trăm ).
- Cả lớp nhận xét, giáo viên sửa sai.



- GV chú ý HS khi thực hiện phép tính nhớ cộng thêm vào hàng chục hoặc hàng
trăm.


- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.


Bài 3: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
H: Bài tốn cho biết gì? Hỏi gì?


H: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào ?
- Gọi 1 học sinh lên bảng tính vào bảng phụ


- HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Bài 4: HS hoạt động theo cặp làm bài.
HS đổi chéo vở KT kết quả.
<b>D. Hoạt động ứng dụng:</b>


Nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.


__________________________________
<b> Chính tả </b>
<b>NGHE- VIẾT : CHƠI CHUYỀN</b>
I. MỤC TIÊU:


- Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT2)


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.


- Bảng con, phấn, VBT



III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:


<b>A. Khởi động: 3 học sinh lên bảng viết, học sinh cả lớp viết bảng con.</b>
- Rèn luyện, siêng năng, đàng hoàng.


- GV nhận xét,tư vấn.Sửa sai cho học sinh.
<b>B. Bài mới.</b>


1. Hướng dẫn Nghe - viết


a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:


- Giáo viên đọc 1 lần bài thơ, học sinh đọc lại bài.
- Giúp học sinh nắm nội dung bài:


H: Khổ thơ 1 nói lên điều gì? (Khổ thơ tả các bạn đang chơi chuyền: "Chuyền
chuyền một....", mắt sáng ngời nhìn theo hịn cuội, tay mềm mại vẻ que chuyền).


H: Khổ thơ 2 nói lên điều gì? (Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có
sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy).


- Giúp học sinh nhận xét:


+ Mỗi dịng thơ có mấy chữ ? (3 chữ).


+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?(Viết hoa).


+ Những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép? Vì sao? (Các câu "Chuyền chuyền
một .... Hai, hai đơi" Vì đó là những câu các bạn nói khi chơi trị chơi này).



- Học sinh tập viết chữ khó vào bảng con: que, giữa, dẻo dai.
C. Thực hành luyện tập:


1. Giáo viên đọc bài cho học sinh viết: GV đọc cho HS viết bài, chú ý tư thế ngồi
viết, khoảng cách viết.


GV chấm một số bài, nhận xét lỗi HS hay mắc phải, hướng dẫn học sinh sửa
lỗi.


2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
- Giáo viên nêu yêu cầu BT2


- Học sinh làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ
- GV cùng lớp chốt kết quả đúng


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

- Bài tập 3 : Tìm các từ:


- GV đọc gợi ý - HS viết các từ tìm được vào bảng con.
- GV cùng lớp nhận xét, chốt két quả đúng


Lời giải: a- lành - nổi - liềm
b. ngang - hạn hán - đàn.
<b>D. Hoạt động ứng dụng:</b>


- Nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.


- NHắc những em còn viết sai lỗi chính tả , độ cao chữ viết, về nhà luyện viết
lại cho đúng



___________________________________
<b>Thể dục</b>


<b>ÔN MỘT SỐ KĨ NĂNG ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ.</b>
<b>TRỊ CHƠI “NHĨM BA, NHÓM BẢY”.</b>
<b>I.MỤC TIÊU </b>


<b> - Biết cách tập hợp hàng ngang, hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng </b>
nghiêm, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.


<b> - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.</b>
<b>II.ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN </b>


- Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi .


<b>III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP </b>


Phần Nội dung Định


lượn
g


Thời
gian


Phương pháp tổ
chức


Mở
đầu



- Lớp trưởng tập hợp lớp, báo
cáo .


- GV phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .


- HS điểm số, báo cáo.
- Khởi động các khớp


- Chơi trò chơi: làm theo hiệu
lệnh

1-2lần

1-2lần
1-2
phút
1-2
phút


HS tập hợp theo đội
hình 3 hàng dọc


Cơ bản - Ơn tập hợp hàng dọc , dóng

3-4lần


8 - 10
phút



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

hàng , quay trái, phải, đứng
nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn
hàng, cách chào, báo cáo.
+ GV nêu tên động tác, làm
mẫu .


+ Dùng khẩu lệnh hô cho HS
tập . GV kiểm tra uốn nắn
động tác cho HS.


+ Chia nhóm, tổ để tập luyện .
+ Tổ chức thi đua giữa các
nhóm .


- Chơi trị chơi : “Nhóm ba,
<i><b>nhóm bảy”</b></i>


+ GV nêu tên trị chơi, nhắc
lại cách chơi, cho chơi thử.
+ Tiến hành cho HS chơi .


3-4
lần

3-4lần
8 –
10phút
6 – 8
phút



HS luyện tập theo tổ


HS chơi thử
HS chơi trò chơi


Kết
thúc


- Đứng thành vòng tròn , vỗ
tay và hát .


- GVcùng HS hệ thống bài -
Nhận xét tiết học .


1-2
lần
1 phút
2-3
phút
1 phút


HS tập hợp theo đội
hình 3 hàng dọc


___________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 09 năm 2020
<b> TỰ HỌC</b>


<b> ÔN LUYỆN</b>


<b>I. MỤC TIÊU </b>


- Giúp hs hồn thành các mơn học.


- Luyện tập thêm mơn tốn cho các em đã hoàn thành bài buổi sáng.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>


Bảng phụ


<b>III . CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP </b>
<b>A: Khởi động</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Hồn thành các mơn học buổi sáng:


- Nhóm trưởng kiểm tra, hướng dẫn các bạn chưa hoàn thành các nội dung học
tập: bài tập toán, tiếng việt, tự nhiên và xã hội.


- Các học sinh chưa hoàn thành tự hoàn thành các nội dung học tập.
- Các học sinh cịn lại làm bài tập Tốn sau:


<i><b>Bài 1: Viết số thích hợp vào ơ trống:</b></i>
a.


890 891


b.


990 992


<i><b>Bài 2:</b></i> Điền dấu ( >; < ; = )



254 …254 786 … 867
567 …100 + 60 + 7 888 …. 800 + 80
505 …500 + 50 400 + 40 + 4 … 440


<i><b>Bài 3:</b></i> Khối lớp Ba có 156 học sinh. Khối lớp Hai nhiều hơn khối lớp Ba 23 học sinh. Hỏi
khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh?


Bài giải:
Khối lớp Hai có số HS là:
156 + 23 = 179( Học sinh)
Đáp số: 179 Học sinh.


<i><b>Bài 4*: Tìm số có ba chữ số biết chữ số hàng trăm gấp đôi chữ số hàng chục, chữ số</b></i>
hàng chục gấp ba lần chữ số hàng đơn vị.


<i><b> Hướng dẫn giải:</b></i>


- Nếu chữ số hàng đơn vị là 1 thì hàng chữ số hàng chục là 3 chữ số hàng trăm là
6.


- Nếu chữ số hàng đơn vị là 2 thì chữ số hàng chục là 6 chư số hàng trăm là
12( Không đúng với yêu cầu đề bài)


- Vậy số đó là: 631


- GV theo dõi, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
<b>C: Hoạt động ứng dụng</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

___________________________________
<b>GIÁO DỤC TẬP THỂ</b>


<b>SINH HOẠT LỚP- ATGT: BÀI 1GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.( T1)</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- HS Ban cán sự lớp đánh giá, tự nhận xét tuần 1
- Rèn luyện khả năng tự quản


- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với tập
thể.


- GV phổ biến kế hoạch tuần 2


- Qua bài rèn cho HS kĩ năng làm tốt những công việc phù hợp với lứa tuổi của
mình để tự phục vụ cho bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt và giúp đỡ những
người xung quanh.


- Giáo dục các em có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện tốt công việc và làm việc
khoa học.


- Biết một số điều trong luật giao thông đường bộ.
- Có ý thức chấp hành tốt luật giao thơng đường bộ.


- HSHN biết tham gia đánh giá các hoạt động với các bạn, có ý thức thực hiện
luật giao thơng đường bộ.


<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC</b>
Tranh SGK ATGT



<b>II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:</b>
<b>A.Sinh hoạt lớp</b>


<i><b> * Hoạt động 1: Sơ kết tuần 1</b></i>


1. Các tổ tổng kết tình hình của tổ trong tuần qua.
* Tổ trưởng tổ 1:


- Học tập:


+ Không làm bài về nhà; quyên vở:
+ Tích cực phát biểu trong giờ học:
- Nề nếp:


+ Đi chậm, nói chuyện riêng nhiều: ... nói chuyện riêng
- Vệ sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

* Tổ trưởng tổ 2:
- Học tập:


+ Không làm bài; quyên vở:


+ Tích cực phát biểu trong giờ học:
- Nề nếp:


+ Đi chậm, nói chuyện riêng nhiều:
- Vệ sinh:


+ Vệ sinh cá nhân còn bẩn:
* Tổ trưởng tổ 3:



- Học tập:


+ Không làm bài : Làm bài cịn chậm:
+ Tích cực phát biểu trong giờ học:
- Nề nếp:


+ Đi chậm, nói chuyện riêng nhiều : khơng có
- Vệ sinh:


+ Vệ sinh cá nhân cịn bẩn: Khơng có
2. Lớp trưởng tổng kết.


- Học tập:
- Nề nếp:
- Vệ sinh:


- Phát huy ưu điểm tuần qua:
+ Thực hiện thi đua giữa các tổ.
3. Giáo viên tổng kết.


- GV nhận xét chung về tình hình học tập , nề nếp, vệ sinh của lớp trong tuần qua.
+ Nề nếp lớp: HS đã bắt đầu có ý thức giữ trật tự trong giờ học. Tuy nhiên, một số
bạn còn làm mất trật tự như các bạn đã nêu.


+ Vệ sinh, trực nhật: Một số bạn chưa biết giữ vệ sinh cá nhân như... ; mặc
đồng phục chưa đúng quy định: ... Nhiều em chưa có ý thức trực nhật, GV còn phải
nhắc nhở nhiều.


+ Học tập: Nhiều em có ý thức học tốt: ...Bên cạnh đó một số em chưa


có ý thức học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Tiếp tục duy trì ổn định nền nếp trong nhà trường đề ra.


- Thực hiện mọi nề nếp của lớp đề ra.Hô hát 5 điều Bác Hồ dạy, chủ đề năm
học nghiêm túc.


- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.


- Vệ sinh khu vực được phân công kịp thời, sạch sẽ.
- Trồng và chăm sóc các bồn hoa Đội quy định
- Phối hợp với Đội tập múa tập thể thành thạo.
<b>B. ATGT: Giao thông đường bộ.</b>


Giới thiệu bài: Tiết học hơm nay ta học bài An tồn giao thơng đường bộ
<b>Hoạt động 1: Tìm hiểu về giao thơng địa phương em</b>


- HS thảo luận nhóm 2.:Nêu đặc điểm từ nhà em đến trường.
H: Khi đi bộ em đi phần nào của đường.


<b>Hoạt động 2: Tìm hiểu qua sách tranh ảnh</b>
- HS quan sát hình trong tài liệu và TLCH:
H: Kể tên các loại đường bộ mà em biết?


H: Đường quốc lộ có đặc điểm gì.?
H: Đường tỉnh lộ có đặc điểm gì.?


H: Khi đi trên đường bộ em cần chú ý đặc điểm gì.?
H: Em đã thực hiện luật ATGT như thế nào.?



- HS xung phong phong kể, GV và lớp nhận xét, tuyên dương những HS thực
hiện tốt luật GT đường bộ.


C. Hoạt động ứng dụng:


<b> - Có ý thức tự quản, tham gia tích cực các hoạt động của lớp.</b>
- Dặn học sinh tốt luật GT đường bộ.


____________________________________
<b>GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP</b>


<b>NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP</b>
<b>I. MỤC TIÊU:</b>


- Nắm được các nội quy quy định trong trường học đối với học sinh.
- Biết thực hiện đúng, thường xuyên các nội quy quy định trên.
<b>II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:</b>


<b>HĐ1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ -YC tiết học.</b>
<b>HĐ2. Nội quy trường.</b>


H: Các em đến trường để làm gì?


H: Để học tập tốt chúng ta cần làm những việc gì?


- HS thảo luận nhóm đơi, trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu nội quy trường học.



<b>1. Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. Hăng hái phát biểu ý kiến. Học thuộc bài,</b>
làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.


<b>2. Giữ gìn sách giáo khoa, bàn ghế và các tài sản khác của lớp, của trường. Giữ gìn </b>
đồ dùng của mình, của bạn. Khơng viết, vẽ lên sách vở, bàn ghế, lên tường. Không
trèo cây bẻ cành, hái hoa nơi công cộng.


<b>3. Luôn sạch sẽ, chỉnh tề khi đến lớp, đến trường. Tích cực tập thể dục hàng ngày. </b>
Khơng uống nước lã.


<b>4. Đồn kết giúp đỡ bạn. Khơng nói tục, chửi thề. Khơng gây gổ đánh nhau. Biết cảm</b>
ơn và xin lỗi.


<b>5. Không được sử dụng chất nổ, chất gây cháy, các loại chất độc hại,...viết vẽ bậy, ăn </b>
quà vặt trong trường, lớp.


<b>6. Thật thà trong học tập, trong sinh hoạt, không dối trá.</b>


<b>7. Vứt rác đúng nơi quy đinh, không vứt rác trong ngăn bàn, hành lang, cầu thang, </b>
sân trường,... Không ném rác và các đồ vật từ trên gác xuống sân trường, qua cửa sổ.
<b>8. Tự chủ, tự tin, tìm tịi, sáng tạo.</b>


<b>9. Kính trọng, vâng lời thầy cơ giáo, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi. Chào hỏi, nói </b>
năng lễ phép với mọi người.


<b>10. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động và rèn luyện của thầy cô giáo, </b>
của nhà trường và của Đội.


<b>HĐ3. Nội quy lớp</b>



- GV nêu: Vừa rồi các em đã được học các nội quy trường học. Để thực hiện tốt
nội quy của trường, các em cần thực hiện tốt các quy định của lớp học. Vậy nội quy
của lớp có những điều nào, cơ cùng các em cùng thảo luận và xây dựng nhé.


- HS thảo luận nhóm 2, nêu những điều các em cần làm tốt khi đến trường, đến
lớp.


- Đại diện các nhóm phát biểu.


- GV nhận xét, nêu nội quy lớp. Gọi 3 - 4 em đọc lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

2. Học thuộc bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Luôn giúp đỡ bạn trong học tập
và sinh hoạt, hăng hái phát biểu ý kiến.


3. Có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập theo quy định. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học
tập của cá nhân, bảo vệ tài sản của lớp, của trường và nơi công cộng.


4. Luôn sạch sẽ, gọn gàng khi đến lớp, đến trường. Tích cực tập thể dục hàng ngày.
Khơng uống nước lã.


5. Đồn kết giúp đỡ bạn. Khơng nói tục, chửi thề. Khơng gây gổ đánh nhau. Biết cảm
ơn và xin lỗi.


6. Giữ gìn vệ sinh lớp học sạch sẽ, ngăn nắp. Vứt rác đúng nơi quy định, không vứt
rác trong ngăn bàn, hành lang... Không ném rác và các đồ vật từ trên gác xuống sân
trường, qua cửa sổ. Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định. Khố vịi nước sau khi sử
dụng xong.


7. Kính trọng, vâng lời thầy cơ giáo, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi. Chào hỏi, nói
năng lễ phép với mọi người.



8. Tự chủ, tự tin, tìm tịi, sáng tạo.


9. Xếp hàng khi ra vào lớp: Không chen lấn, xô đẩy nhau.
<b>HĐ3. Hoạt động ứng dụng</b>


<b> - GV cho HS liên hệ bản thân đã thực hiện tốt nội quy nào, nội quy nào thực hiện </b>
chưa tốt, hướng khắc phục trong năm học mới.


</div>

<!--links-->

×