Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.19 KB, 11 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:</b>
<i><b>1. Kiến thức:</b></i>
- HS nắm được thêm hai thành phần biệt lập: Gọi đáp và phụ chú.
- Hiểu được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu.
<i><b>2. Kĩ năng:</b></i>
- Rèn kĩ năng nhận biết, phân biệt các thành phần phụ chú, gọi đáp. Đặt câu có các
thành phần biệt lập đó.
<i><b>3. Thái độ: </b></i>
- Giáo dục HS ý thức sử dụng hiệu quả các thành phần biệt lập khi đặt câu, viết đoạn văn,
bài văn.
<i><b>4. Định hướng phát triển năng lực:</b></i>
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
<b>II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:</b>
<b> 1. Giới thiệu bài</b>: Tìm hiểu 2 nội dung tiếp theo của thành phần biệt lập.
<b> 2. Nội dung bài dạy:</b>
<i>1/ <b>Nêu các thành phần biệt lập đã học? Tác dụng của các thành phần biệt lập đó? Cho</b></i>
Thành phần tình thái :
Thành phần tình thái được dùng để diễn đạt thái độ của người nói đối với sự việc được
nói đến trong câu.
Ví dụ:
Hơm nay có lẽ trời mưa.
Thành phần cảm thán.
Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ hiện tượng tâm lí của người nói (vui, buồn,
mừng, giận,…)
Ví dụ:
<i>Trời ơi rét quá!</i>
<i> chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như</i>
<b>Sắp xếp theo mức độ tăng dần: </b>
dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
<i><b>Hoạt động 1:</b></i>
<b>I. Thành phần gọi đáp </b>
<b>1. Ví dụ </b>: Đọc các đoạn trích (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân)
a) Này, bác có biết mấy hơm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế khơng?
Ơng Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
- Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
<b>2. Nhận xét:</b>
a) Này: dùng để gọi
b) Thưa ông: dùng để đáp
<b>* Tác dụng:</b>
- Từ <i><b>này</b></i> thiết lập cuộc hội thoại.
- Từ <i><b>Thưa ơng</b></i> duy trì cuộc trò chuyện đang diễn ra giữa những người tham gia hội
thoại.
<b>Hãy xác định các thành phần gọi- đáp trong các ví dụ sau?</b>
<i><b>Ví dụ 1</b></i>:
- Bác ơi, cho cháu hỏi trường THCS Vĩnh Bình ở đâu ạ?
- Cách đây khoảng 100 mét đấy cháu.
<i><b>Ví dụ 2</b></i>
- <i>Này, cậu đang làm gì đấy?</i>
- <i>Bạn đấy à, mình đang học bài</i>
<b>3. Kết luận :</b>
Thành phần gọi - đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp
<i>1/ Tìm hiểu vd ( Sgk )</i>
<i>2/ Nhận xét:</i>
<i>- <b>Này</b>: dùng để gọi,thiết lập cuộc thoại.</i>
<i>- <b>Thưa ông</b>: dùng để đáp, duy trì cuộc thoại</i>
<i><b>Bài tập nhanh : Xác định thành phần gọi đáp trong các ví dụ sau:</b></i>
<i><b>a) Trâu ơi</b></i>, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
<i> ( Ca dao)</i>
<i><b>b) Bẩm,</b></i> có khi đê vỡ…
<i> (Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay )</i>
<i><b>c) Nho</b></i>, bị thương ở chỗ nào? Bị ở đâu <i><b>em?</b></i>
<i> (Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)</i>
<i><b>Hoạt động 2:</b></i>
<b>II. Thành phần phụ chú :</b>
<b>1. Ví dụ (SGK):</b>
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con gái duy nhất của
<i>anh, chưa đầy một tuổi. </i>
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
=> Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh chưa đầy một tuổi.
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
<i> (Nam Cao- Lão Hạc)</i>
<i>=> Lão không hiểu tôi và tôi càng buồn lắm.</i>
<b>2. Nhận xét</b>
- Trong VD (b) có 3 cụm c-v
Riêng cụm c- v <i><b>Tôi nghĩ vậy</b> là cụm c - v chỉ việc diễn ra trong trí của riêng tác </i>
giả.
- Hai cụm c - v còn lại diễn đạt việc tác giả kể
- Tôi nghĩ vậy có ý giải thích thêm rằng điều Lão khơng hiểu tôi chưa hẳn đã đúng
nhưng “ tôi ” cho đó là lí do làm cho “tơi càng buồn lắm”).
<b>Xác định thành phần phụ chú trong đoạn văn sau?</b>
- Vậy mày hỏi cô Thông- tên người đàn bà họ nội xa kia- chỗ ở hiện nay của mợ
mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về
<i> (Nguyên Hồng- Trong lòng mẹ )</i>
<i> - Cảnh vật chung quanh tơi đều thay đổi, vì chính lịng tơi đang có sự thay đổi </i>
lớn: Hơm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh- Tôi đi học)
- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
- Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu
ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ
chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
1. Tìm hiểu vd (Sgk)
2. Nhận xét:
<i>- Khi bỏ từ in nghiêng, nội dung các câu vẫn nguyên vẹn ý nghĩa.</i>
<i>- Những từ in nghiêng bổ sung nghĩa cho cụm từ đứng trước nó.</i>
3. Kết luận: Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung
<i>chính của câu. Tp phụ chú thường đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy,2 dấu ngoặc </i>
<i>đơn hoăc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, có khi đặt sau dấu 2 chấm.</i>
<i><b>Hoạt động 3:</b></i>
<b>III. Luyện tập:</b>
<i><b>1. Tìm thành phần gọi - đáp trong đoạn trích, cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào</b></i>
<i><b>được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và đáp là quan hệ gì ?</b></i>
<i>- Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, </i>
khơng có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận địn,
ni mấy tháng cho hồn hồn.
<i>- Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài </i>
húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hơm qua tới giờ cịn gì.
<i> ( Ngô Tất Tố - Tắt đèn ) </i>
<i> - Này: Dùng để gọi </i>
<i> - Vâng: Dùng để đáp</i>
<i> Quan hệ: trên – dưới</i>
<b>1. Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi- đáp đó </b>
<b>hướng đến ai?</b>
<i> Bầu ơi thương lấy bí cùng,</i>
<i>Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn</i>
- Lời gọi – đáp : <i><b>Bầu ơi</b></i>
- Đối tượng : hướng đến nhiều người
<i><b>3.</b></i><b>Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều </b>
<b>gì?</b>
a. Chúng tơi, mọi người <b>- </b><i><b>kể cả anh</b></i>, đều tưởng con bé sẽ đứng n đó thơi.
<i> (Nguyễn Quang Sáng- Chiếc lược ngà )</i>
b. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hịa bình, cơng bằng và cơng
lý. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này <b>- </b><i><b>các thầy cô giáo, các bậc cha</b></i>
<i><b>mẹ, đặc biệt là những người mẹ</b></i> - gánh một trách nhiệm vơ cùng quan trọng, bởi vì cái
thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà
chúng ta để lại cho thế giới ấy.
c. Bước vào thế kỉ mới, muốn “ sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta
sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy
<i> (Vũ Khoan- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)</i>
<i>d. Cô bé nhà bên <b>(có ai ngờ)</b></i>
Cũng vào du kích
Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích
Mắt đen trịn <i><b>(thương thương q đi thơi)</b></i>
<i> (Giang Nam - Quê hương)</i>
<b>4.Thành phần phụ chú ở bài tập 3 liên quan tới từ ngữ nào đứng trước nó?</b>
<i>Gợi ý :</i>
<i>- kể cả anh - mọi người</i>
<i>- các thầy, cô giáo… người mẹ - Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này</i>
<i>- Những người chủ thực sự …thế kỉ tới-lớp trẻ</i>
<i>- có ai ngờ - Tơi</i>
<i>- thương thương quá đi thôi - cô bé nhà bên</i>
<b>5. Viết đoạn văn ngắn </b>
<i><b> </b></i><b>Bài tập 5a</b>: <b>Viết đoạn văn ngắn có thành phần phụ chú</b>
Chúng ta - những ng<i> ư ời chủ thực sự của t ươ ng lai - phải xác định được mình sẽ làm</i>
gì trong cuộc hành trình khi bước vào thế kỉ tới để xứng đáng với truyền thống của ông
cha, để đưa đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu, thanh niên chúng ta
phải biết được nhiệm vụ của mình từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Mỗi thanh niên
phải cố gắng học, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất của mình để trở thành những con người
tồn diện: có đức, có tài. Đất nước đang chờ đợi, tin tưởng và giao trọng trách cho thanh
niên chúng ta.
<i><b>Bài tập 5 b: </b></i><b>Viết đoạn văn ngắn có thành phần phụ chú và thành phần tình thái.</b>
Truyện Kiều – <i><b>tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du</b></i> – là bức tranh của một
xã hội bất cơng, là tiếng khóc cho số phận con người. Có lẽ, tất cả những đau thương đó đã
được ơng gửi trọn vào :
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng
<b>Bài tập 5c</b>:<b>Viết đoạn văn ngắn có thành phần tình thái và thành phần phụ chú ?</b>
Nguyễn Đình Thi <i><b>(1924 – 2003 ),</b></i> tác giả của tiếng nói văn nghệ. Ông nhận định văn
chương bao giờ cũng mượn ở thực tại, bao giờ cũng kết hợp sự sáng tạo của người nghệ
sĩ<i><b>. Có lẽ</b></i> , như vậy tác phẩm văn nghệ mới đến được rộng rãi quần chúng.
<b>Bài tập 5d</b>: <b>Điền vào chỗ trống các thành phần biệt lập cho phù hợp ?</b>
a) Cô ấy……không được vui.
c) ….., bạn có thể cho mình mượn quyển sách Ngữ văn 9 được khơng?
d) Ơng Hai (…..) là người nông dân yêu làng, yêu nước.
<i><b>Hoạt động 3: Củng cố kiến thức</b></i> <i>:</i>
<i>Thành phần gọi đáp :</i>
<i>1/ Tìm hiểu vd ( Sgk )</i>
<i>2/ Nhận xét:</i>
<i>- Này: dùng để gọi, thiết lập cuộc thoại.</i>
<i>- Thưa ông: dùng để đáp, duy trì cuộc thoại</i>
<i>3/ Kết luận: Thành phần gọi –đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ</i>
<i>giao tiếp.</i>
<i>Thành phần phụ chú:</i>
<i>1. Tìm hiểu vd (Sgk)</i>
<i>2. Nhận xét:</i>
<i>- Khi bỏ từ in nghiêng, nội dung các câu vẫn nguyên vẹn ý nghĩa.</i>
<i>- Những từ in nghiêng bổ sung nghĩa cho cụm từ đứng trước nó.</i>
<i>3. Kết luận: Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung</i>
<i>chính của câu. Tp phụ chú thường đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dấu phẩy,2 dấu ngoặc</i>
<i>đơn hoăc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, có khi đặt sau dấu 2 chấm.</i>
<b>Các thành phần biệt lập</b>
<i>Thành phần TìnhThái</i>
<i>Thành phần cảm thán </i>
<i>Thành phần gọi đáp</i>
<i>Thành phần phụ chú</i>
<b>Hệ thống các nội dung</b>
1. Thành phần tình thái: Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói
đến trong câu.
<i>- VD: Có lẽ, mai tơi sẽ đến cùng anh.</i>
<i>2. Thành phần cảm thán: Dùng để bộc lộ tâm lí người nói.</i>
<i>- VD: Trời ơi, chỉ cịn có năm phút!</i>
3. Thành phần gọi đáp: Dùng để tạo lập và duy trì quan hệ giao tiếp.
<i>- VD: Trâu ơi ta bảo trâu này</i>
4. Thành phần phụ chú: Dùng bổ sung nội dung cho câu
<i>- VD: Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội.</i>
<i><b>Hoạt động 4: </b></i><b>Hướng dẫn học ở nhà</b>
<b> 1. Bài vừa học:</b>
Nắm vững hai thành phần biệt lập vừa học.
Nhận diện 4 thành phần biệt lập đã học qua các văn bản SGK,…
<b>2 Chuẩn bị bài:</b> NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Đọc VB: Tri thức là sức mạnh, thời gian là vàng.
- Tìm hiểu hệ thống câu hỏi
<b>Hoạt động của thầy và trò</b> <b>Nội dung</b>
<b>A.Hoạt động khởi động</b>
- <i>Mục tiêu: </i>Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
<i>- Phương pháp: </i>Đàm thoại , thuyết trình.
<i>- Thời gian: 5p</i>
<b>+ </b><i><b>Ổn định tổ chức:………Vắng :……… </b></i>
<b>+ </b><i><b>Kiểm tra bài cũ: </b>Thế nào là thành phần tình thái và thành phần cảm thán?Ví dụ?</i>
<b>+ </b><i><b>Giới thiệu bài mới: </b></i>
<i>- Điều chỉnh: </i>………
<b>B.Hình thành kiến thức mới.</b>
<b>Hoạt động 1: </b><i><b>HDHS tìm hiểu về thành phần gọi-đáp:</b></i>
- <i>Mục tiêu: Nắm được các thành phần biệt lập</i>
<i>- Phương pháp: </i>Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
<i>- Thời gian: 10p</i>
<i>- Điều chỉnh:</i>...
<b>GV: </b>Yêu cầu HS theo dõi ví dụ SGK/31.
<b>?</b><i>Những từ ngữ in đậm trên từ ngữ nào để gọi, từ </i>
<i>ngữ nào dùng để đáp?</i>
<b>HS:</b> ( Trả lời )
<b>GV:</b> Nhận xét, bổ sung.
<b>?</b><i>Những từ ngữ trên có tham gia diễn đạt nghĩa </i>
<i>sự việc của câu không?Tại sao?</i>
<b>I. Thành phần tình thái:</b>
<b> 1.Ví dụ: ( SGK/31)</b>
<b> </b>
- <b>Này</b> Gọi
- <b>Thưa ông</b> Đáp
<b> 2. Nhận xét:</b>
<b>HS: </b>( Là thành phần biệt lập )
<b>GV: </b>Nhận xét.
<b>?</b><i>Từ ngữ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ </i>
<i>nào dùng để duy trì cuộc thoại?</i>
<b>HS:</b> ( Này- Tạo lập: Mở đầu cuộc giao tiếp.
Thưa ông- Duy trì: Hợp tác trong hội thoại. )
<b>GV:</b> Chốt lại.
việc của câu Tạo lập hoặc duy trì quan hệ
giao tiếp.
<b>Hoạt động 2: </b><i><b>HDHS tìm hiểu về thành phần phụ chú:</b></i>
<i>- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm về thành phần phụ chú</i>
<i>- Phương pháp:Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.</i>
<i>- Thời gian: 10p</i>
<i>- Điều chỉnh:</i>...
<b>GV:</b> Yêu cầu HS đọc ví dụ
( SGK/31,32 ).
<b>? </b><i>Từ ngữ in đậm có đặc điểm gì? </i>
<b>HS:</b> ( Trả lời )
<b>GV:? </b><i>Nếu lược bỏ từ ngữ in đậm thì nghĩa sự </i>
<i>việc của mỗi câu có thay đổi gì khơng?</i>
<b>HS:</b> ( - Khơng thay đổi
- Đây là thành phần biệt lập được viết thêm
vào, không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu. )
<b>GV:</b> Nhận xét.
<b>?</b><i>Các từ ngữ in đậm trên dùng để làm gì?</i>
<b>HS:</b> ( - Câu a: Chú thích cho cụm từ “ Đứa con
gái đầu lòng”
- Câu b: Chú thích cho điều suy nghĩ của
nhân vật tôi hoặc điều suy nghĩ của Lão Hạc )
<b>GV: </b>Nhận xét.
Gọi HS đọc ghi nhớ 2 ( SGK/32 )
<b>HS:</b> Đọc ghi nhớ.
<b>II. Thành phần phụ chú: </b>
<b> 1. Ví dụ:</b> <b> ( SGK/31, 32)</b>
<b> a. </b>-Và cũng là đứa con gái duy nhất
<b> b. </b>- Tôi nghĩ vậy.
<b> 2. Nhận xét:</b>
- Đặc điểm: Đặt giữa hai dấu gạch ngang, 2
dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn, sau dấu hai chấm
hoặc giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy.
- Công dụng: Bổ sung một số chi tiết cho nội
dung chính của câu.
* <b>Ghi nhớ:( SGK/32 )</b>