Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI 2 : TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY, CHẤM HỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

LTVC – Tuần 22- SGK Tiếng Việt 3 - tập 2 (trang 26-27)


Bài 2 : Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi


<b>I.Mục đích yêu cầu </b>


<b>A. Mở rộng vốn từ sáng tạo : </b>


- Dựa vào các bài tập đọc và chính tả đã học .Học sinh tìm đươc các từ chỉ trí thức và hoạt động của trí
thức


<b>B. Ôn về dấu phẩy: Đăt đúng các dấu phẩy sau vị trí của trạng ngữ chỉ địa điểm ;Ôn luyện các dấu </b>
chấm và dấu chấm hỏi.


<b>II.Học bài mới </b>
Bài 1:


Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22, em hãy tìm các từ ngữ :
a.Chỉ trí thức.


b.Chỉ hoạt động của trí thức.


Để làm tốt bài tâp này các thực hiện theo các bước sau:


Bước 1:Đọc bài tập 1và xác định bài yêu cầu em làm gì ?


Dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học ở các tuần 21, 22
Em hãy tìm các từ ngữ: .


a.Chỉ trí thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Vậy em hiểu thế nào là trí thức?



<b> Trả lời: Trí thức là người lao động trí óc là những người thường xuyên suy nghĩ, vận dụng tri thức </b>
<b>để tìm tịi nghiên cứu một vấn đề nào đó gồm các nhà khoa học, kỹ sư ... </b>


Bước 2:Nêu tên các bài tập đọc và chính tả đã học tuần 21, 22:


Các bài tập đọc và chính tả đã học tuần 21, 22 là
Ông tổ nghề thêu


Bàn tay cô giáo
Nhà bác học và bà cụ
Ê-đi-xơn


Cái cầu


Một nhà thông thái


Người sáng tác Quốc ca Việt Nam


Bước 3:Tìm từ trong các bài tập đoc và chính tả.


a.Chỉ trí thức. M: bác sĩ
b.Chỉ hoạt động của trí thức. M: nghiên cứu
Bước 4: Các em thực hành làm bài.


Bước 5: Đối chiếu kết quả.



Trả lời các câu hỏi ở bài tập 1 ta được bảng kết quả sau:


Bài 2: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau ?


a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.


b) Trong lớp Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Để làm tốt bài tâp này các thực hiện theo các bước sau:


Bước1:Đọc bài tập 2 và xác định bài yêu cầu em làm gì ?


- Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau?


Bước 2 : Xác đinh dấu phẩy thường được đặt ở vị trí nào trong câu?


 Dấu phẩy thường đứng sau cụm từ chỉ địa điểm, nơi chốn.


<b>Từ chỉ trí thức </b> <b>Từ chỉ hoạt động trí thức </b>


nhà bác học, nhà thông thái,


nhà nghiên cứu, tiến sĩ nghiên cứu khoa học


nhà phát minh, kĩ sư nghiên cứu khoa học, phát minh,
chế tạo máy móc, thiết kế nhà
cửa, cầu cống,...


bác sĩ, dược sĩ chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh
thầy giáo, cô giáo dạy học


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bước 3:Em xác định các từ chỉ địa điểm, nơi chốn trong câu a,b,c,d
a.Ở nhà



b.Trong lớp


c. Hai bên bờ sông


d Trên cánh rừng mới trồng


Bước 4: Các em thực hành làm bài.
<b>Đáp án : </b>


a) Ở nhà , em thường giúp bà xâu kim.


b) Trong lớp , Liên luôn luôn chăm chú nghe giảng.
c) Hai bên bờ sông , những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng , chim chóc lại bay về ríu rít.


Bài 3. Bạn Hoa tập điền dấu câu vào ô trống trong truyện vui dưới đây. Chẳng hiểu vì sao bạn ấy điền
toàn dấu chấm. Theo em, dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai ? Hãy sửa lại những chỗ sai.


<b> </b>

<b>Điện </b>



- Anh ơi

.

người ta làm ra điện để làm gì

.



- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn
dầu để xem vô tuyến

.



Để làm tốt bài tâp này các thực hiện theo các bước sau:


Bước 1:Đọc bài tập 3 và xác định bài yêu cầu em làm gì ?



-Theo em, dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai ?
- Hãy sửa lại những chỗ sai.


Bước 2:- Em hãy đọc bài và cho biết bạn Hoa đã điền mấy dâu chấm.(3 dấu chấm)


- Trong 3 dấu chấm dấu chấm nào dùng đúng, dấu chấm nào dùng sai ?
-Vì sao sai?


Dấu chấm (.) là dấu dùng khi kết thúc một câu khi đủ ý, đủ các thành phần chính hoặc đủ các thành
phần chính và phụ trong câu


Dấu hỏi (?) dùng khi kết thúc một câu hỏi
Bước 3: Xác định dấu câu đúng sai trong bài


-Vậy ở dấu chấm đầu tiên của bạn Hoa điền Anh ơi . Đây đã phải là câu đủ ý hoặc đủ các thành phần
chính và phụ trong câu chưa? (chưa)


Vậy dấu chấm này đúng hay sai (sai)


Ta nên thay dấu chấm bằng dấu gì ? (dấu phẩy)
- Ở dấu chấm thứ 2 của bạn Hoa điền :
Anh ơi,người ta làm ra điện để làm gì .
Vậy dấu chấm này đúng hay sai (sai)
Vì sao sai?


Vì câu :


Anh ơi,người ta làm ra điện để làm gì


Là dạng câu hỏi nên khi kết thúc câu phải là dấu chấm hỏi ( ?)


Ta nên thay dấu chấm bằng dấu gì ? (dấu chấm hỏi)


Ở dấu chấm thứ 3 của bạn Hoa điền :


Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp đèn
dầu để xem vô tuyến .


Vậy dấu chấm này đúng hay sai (đúng)
Vì câu này là một câu có nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Đáp án </b>


Điện


- Anh ơi

,

người ta làm ra điện để làm gì

<b> ?</b>



- Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình phải thắp


đèn dầu để xem vô tuyến

.



<i><b>Em hãy đọc lại truyện vui và cho biết </b></i>
<b>Câu chuyện gây cười ở chỗ nào ? </b>


Tính hài hước truyện là ở câu trả lời của người anh. Loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh
ra vơ tuyến. Phải có điện thì vơ tuyến mới hoạt động. Nhưng người anh lại nói nhầm : Khơng có điện
thì anh em mình thì “thắp đèn dầu để xem vơ tuyến”. Khơng có điện thì làm gì có vơ tuyến.


</div>

<!--links-->

×