Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

 Bài 2: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (Luyện từ và câu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.8 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Tuần 22 Thứ năm ngày 4 tháng 2 năm 2021
Luyện từ và câu


<b>BÀI 2 : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ </b>
<b>I.Nhận xét (SGK trang 44) </b>


<b>Bài 1(SGK trang 44). Tìm câu ghép trong hai đoạn văn sau và cho biết các vế </b>
<b>câu được nối với nhau bằng những từ nào : </b>


Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm : xanh biếc của
biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng
bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới.


Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn
lịng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là
mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và
tôm he...


Theo THI SẢNH
<i><b>Hướng dẫn: </b></i>


<i><b>Em cần thực hiện các việc sau đây: </b></i>


<b>- Bước 1: Em cần nhớ lại câu ghép là câu như thế nào?(Câu ghép là câu có nhiều </b>
<i>hơn một cụm chủ - vị.) </i>


<b>- Bước 2: Em hãy phân tích cấu tạo chủ ngữ- vị ngữ của từng câu văn trên để tìm câu </b>
ghép có trong đoạn văn.


+ Em tìm chủ ngữ bằng cách nào? (Tìm chủ ngữ bằng câu hỏi Ai?Cái gì?Con gì?)
+ Em tìm vị ngữ bằng cách nào? (Tìm vị ngữ bằng câu hỏi Thế nào? Làm gì?)



<i>Câu ghép là : Tuy bốn mùa là vậy nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng </i>
<i>biệt, hấp dẫn lòng người. </i>


<b>- Bước 3: Em xác định cách nối các vế câu ghép </b>


<i>(Câu ghép này có hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: Tuy ... nhưng.) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Ví dụ: Mặc dù trời mưa to nhưng chúng em vẫn đến lớp đúng giờ. </b>


- Các quan hệ từ biểu thị mối quan hệ tương phản: tuy; mặc dù; Tuy ... nhưng....; Mặc
dù ... nhưng ...; ...


<b>* Như vậy để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế trong câu ghép ta có thể </b>
<b>làm như thế nào ? </b>


<b> </b>


<b>II. Luyện tập </b>


<b>Bài 1 (SGK trang 44). Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau: </b>


a) Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui
tươi, đoàn kết, tiến bộ.


b) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
<b>Gợi ý làm bài: </b>


-Bước 1: Em đọc kĩ từng câu đã cho



-Bước 2: Em phân tích chủ ngữ - vị ngữ trong từng câu.


+ Em tìm chủ ngữ bằng cách nào? (Tìm chủ ngữ bằng câu hỏi Ai?Cái gì?Con gì?)
+ Em tìm vị ngữ bằng cách nào? (Tìm vị ngữ bằng câu hỏi Thế nào? Làm gì?)
-Bước 3: Em làm bài tập này vào vở


<b>Bài 2 (SGK trang 45). Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ </b>
<b>quan hệ tương phản: </b>


a) Tuy hạn hán kéo dài ...


b) ... nhưng các cô vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
<b>Gợi ý làm bài: </b>


<b>- Bước 1: Em đọc kĩ từng vế câu đã cho </b>


-Bước 2: Em tìm một vế câu tương phản về ý nghĩa với vế câu đã cho sẵn.


-Bước 3: Em bổ sung thêm một quan hệ từ thích hợp để ghép cặp với quan hệ từ đã
cho sẵn trong bài.


<b>Ghi nhớ </b>


<i><b>Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa các vế câu ghép, ta có thể nối </b></i>
<i><b>các vế câu bằng: </b></i>


<i><b>+ Một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng,… </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-Bước 4: Em làm bài tập này vào vở



<b>Bài 3 (SGK trang 45). Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu </b>
<b>chuyện vui sau: </b>


<b>Chủ ngữ ở đâu ? </b>
Cô giáo viết lên bảng một câu ghép :


"Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay
vào cịng số 8."


Rồi cơ hỏi :


- Em nào cho cô biết chủ ngữ của câu trên ở đâu ?
Hùng nhanh nhảu :


- Thưa cô, chủ ngữ đang ở trong nhà giam ạ.


PHẠM HẢI LÊ CHÂU
<b>Gợi ý làm bài: </b>


- Bước 1: Làm cách nào em xác định được đó là câu ghép ? (Câu đó phải có từ 2 vế
<i>câu trở lên) </i>


- Bước 2: Em phân tích cấu tạo chủ ngữ - vị ngữ của từng câu ghép vừa tìm được.
+ Em tìm chủ ngữ bằng cách nào?(Tìm chủ ngữ bằng câu hỏi Ai?Cái gì?Con gì? )
+ Em tìm vị ngữ bằng cách nào? (Tìm vị ngữ bằng câu hỏi Thế nào? Làm gì ?)
-Bước 3: Em làm bài tập này vào vở


<b>III. Củng cố - dặn dị: </b>


- Hơm nay em học Luyện từ và câu bài gì? (Bài Nối các vế câu ghép bằng quan hệ


<i>từ) </i>


-Em đọc lại phần ghi nhớ


- Em vận dụng những kiến thức vừa được học trong khi nói và viết câu cho thích hợp
nhé.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>ĐÁP ÁN </b>


<b>Bài 1 (SGK trang 44). Phân tích cấu tạo của các câu ghép sau: </b>


a) Mặc dù giặc Tây / hung tàn // nhưng chúng / không thể ngăn cản các cháu học
CN1 VN1 CN2 VN2


tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.


b) Tuy rét / vẫn kéo dài, // mùa xuân / đã đến bên bờ sông Lương.


CN1 VN1 CN2 VN2


<b>Bài 2 (SGK trang 45). Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép chỉ </b>
<b>quan hệ tương phản: </b>


- Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối vẫn xanh tốt.


- <b>Mặc dù trời nắng gay gắt </b>nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài làm việc trên
ruộng đồng.


<b>Bài 3 (SGK trang 45). Tìm chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu </b>
<b>chuyện vui sau: </b>



<b>Chủ ngữ ở đâu ? </b>


<b>Mặc dù tên cướp / rất hung hăng, gian xảo // nhưng cuối cùng hắn / vẫn phải đưa hai </b>


CN1 VN1 CN2 VN2


</div>

<!--links-->

×