Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Giáo án tin học khối 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.46 KB, 103 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TUẦN 04</b> <i> </i>


Ngày 9 tháng 9 năm 2014
<b>CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH</b>


<b>TIẾT 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT </b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


+ Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học ở lớp dưới.


+ Học sinh nhớ được một số kiến thức cơ bản như: máy tính cần phải có
điện mới hoạt động được, máy tính xử lí thơng tin, máy tính giúp người học tập,
nhớ được các bộ phận chính của máy tính ...


+ Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức về môn học mới.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ.</b></i>


(Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


a. Giới thiệu và ghi đầu bài.



b. Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của thầy</b> <b>Hoạt động của trị</b>


Máy tính và em đã biết
1) Máy tính làm việc khi được cung cấp điện. Nó
có khả năng làm việc nhanh, chính xác, liên tục,
giao tiếp thân thiện với con người.


2) Máy tính xử lí tông tin. Các thông tin cơ bản
gồm chữ viết, âm thanh, hình ảnh


3) Máy tính có mặt ở mọi nơi và giúp con người
trong nhiều việc như làm việc, học tập, giải trí,
liên lạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Hoạt động của thầy</b> <b>Hoạt động của trị</b>
4) Một máy tính thường có màn hình, thân máy,


bàn phím và chuột.
Trả lời câu

?



B1. Kể tên năm thiết bị dùng trong gia đình cần
điện để hoạt động.


B2. Kể tên ba thiết bị dùng ở lớp khi hoạt động
phải dùng điện.


B3. Những câu nào dưới đây là đúng.



A. Máy tính có khả năng tính toán nhanh hơn
người.


B. Tivi hoạt động được nhờ có điện.
C. Có thể học tốt tiếng Anh nhờ máy tính
D. Âm thanh là một loại thơng tin.


E. Màn hình hiện kết quả làm việc của máy tính.
F. Có thể học tốt mọi ngoại ngữ nhờ máy tính


+ Trả lời (cá nhân):
B1


B2.


Tất cả các câu đều đúng
B3.


Thực hành
- Chia lớp thành ba nhóm


a. Các nhóm cùng thảo luận ý kiến.


<b>Hãy kể một số hiện tượng em thấy khi máy</b>
<b>tính bị mất điện đột ngột</b>


- Tổng hợp các ý kiến của các nhóm, đưa ra ý
chung


b. Hoạt động. (Các nhóm thu thập thơng tin với


chủ đề ngày khai trường, ngày nhà giáo, quốc tế
thiếu nhi, ngày vì người ngèo, ...)


Nhóm 1: Thu thập thơng tin dạng văn bản
Nhóm 2: Thu thập thơng tin dạng âm thanh
Nhóm 3: Thu thập thơng tin dạng hình ảnh
+ Đánh giá từng nhóm.


- Các nhóm thảo luận rồi
cử đại diện lên phát biểu
ý kiến.


- Ghi ý chính


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Hoạt động của thầy</b> <b>Hoạt động của trò</b>
c. Tổ chức học sinh bốc thăm trả lời câu hỏi


1.Yêu cầu khởi động một phần mềm (Paint, cùng
học tốn 3,...)


2.Trình bày các thao tác để khởi động phần mềm
từ màn hình nền.


3.Giới thiệu một số chức năng của phần mềm đã
học


4.Giới thiệu một sản phẩm của cá nhân nhờ phần
mềm.


+ Đánh giá.



- Bốc thăm trả lời câu
hỏi.


<i><b>4. Củng cố - dặn dị</b></i>


Về nhà ơn lại bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 05</b> <i> </i>


Ngày 16 tháng 9 năm 2014
<b>TIẾT 2: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


+ Giúp học sinh tìm hiểu một số thiết bị bên trong máy tính, sự ra đời của
máy tính


+ Hiểu được một số thiết bị của máy tính, nguyên lý làm việc của máy tính.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ.</b></i>


(Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh)


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<i><b>1. Máy tính xưa và nay:</b></i>
- GV đọc.


- Gọi 3 HS đọc.


- Yêu cầu HS quan sát hình 2 và
3 (SGK- 5).


- GV đặt câu hỏi cho HS.


H: Máy tính đầu tiên ra đời năm
nào?


H : Nó có tên là gì?
H: Nặng bao nhiêu cân?
H:Máy tính ngày nay so với
ngày xưa như thế nào ?


H: Máy tính ngày nay chiếm diện
tích bao nhiêu?


H: Hiện nay có mấy loại máy
tính ?



<i><b>2. GV hướng dẫn bài tập</b>.</i>


Yêu cầu HS làm bài tập trong
(SGK- 4).


* Bài1:


- GV gọi 1 HS chữa bài tập.
- GV nhận xét chốt lại lời giải.
* Bài 2.


- Gọi HS trả lời.


- GV nhận xét và chốt lại lời giải.


1. Máy tính xưa và nay:
- HS nghe.


- HS đọc.


- HS theo dõi và quan sát trong SGK.


- HS trả lời:


+ Ra đời năm 1945.


+ Tên là: ENIAC (đọc là: en-ni-ắc).
+ Nặng 27 tấn.


+ Nhỏ hơn, gọn hơn, tính tốn nhanh


hơn, tiêu tốn ít điện hơn, giá rẻ hơn.


+ Chiếm

½

m2


+ Có nhiều loại - nêu các loại
2. Bài tập :


*/ Bài 1: HS đọc đề bài.
- HS trả lời:


+ Máy tính đầu tiên nặng gấp 1800 lần
so với máy tính để bàn ngày nay.


+ Máy tính đầu tiên chiếm diện tích
rộng gấp 8,35 lần so với máy tính để
bàn ngày nay.


*/ Bài 2: HS đọc đề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

chơi game,...), cơng việc (quản lí hồ
sơ,...).


<i><b>3. Các bộ phận của máy tính</b></i>
- Gọi hs nêu các bộ phận


Gv nhận xét.


H: Bộ phận nào dùng để đưa
thông tin vào?



H: Bộ phận nào dùng để đưa
thông tin ra?


H: Xử lý thông tin đưa vào là bộ
phận nào?


GV giới thiệu mơ hình xử lí thơng
tin:


<i><b>4. GV hướng dẫn bài tập</b></i>


GV hướng dẫn để hs trả lời được
các câu hỏi.


*/ Bài 4:


Khi cần tính tổng của 15 và 23
thơng tin vào là gì, thơng tin ra là
gì ?


*/ Bài 5:


- GV cho HS đọc yêu cầu của đề


<i><b>3. Các bộ phận của máy tính</b></i> làm gì?
- Hs nêu:


- Màn hình (Monitor).
- Bàn phím (Keyboard).
- Chuột (Mouse).



- Thân máy (Case).
- Bàn phím, chuột.


- Màn hình, máy in.


- Thân máy


- HS quan sát và nghe giảng.


4. Bài tập:
Bài 4:


- HS đọc yêu cầu của để.
- HS trả lời:


Thông tin vào là 15 và 23
Thông tin ra là 38


Bài 5: HS đọc yêu cầu đề bài:
- HS làm việc cá nhân.


- HS trả lời:


+ Thông tin vào là: chiều dài, chiều rộng
của hình chữ nhật.


Xử lí (Thân
máy)



Thơng tin vào
(Chuột, bàn
phím).


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

bài.


- GV HD trả lời.
*/ Bài 6:


- GV cho HS đọc yêu cầu của đề
bài.


- GV HD trả lời.
*/ Bài 7:


- GV cho HS đọc yêu cầu của đề
bài.


- GV HD trả lời.


+ Thơng tin ra là: diện tích hình chữ nhật.


Bài 6: HS đọc yêu cầu đề bài:
- HS làm việc cá nhân.


- HS trả lời: Bộ não của em tiếp nhận thông
tin vào là: tiếng trống (hoặc tiếng chuông)
báo giờ học bắt đầu.


Bài 7: HS đọc yêu cầu đề bài:


- HS làm việc cá nhân.


- HS trả lời:


+ Thông tin vào là: điểm thi cuối kì 1.
+ Thơng tin ra là: xếp loại học sinh (gỏi,
khá, trung bình).


<i><b>4. Củng cố- dặn dị:</b></i>
- Nhận xét giờ học
- Về ơn lại bài


<b>TUẦN 06</b> <i> </i>


Ngày 23 tháng 9 năm 2014
<b>TIẾT 3: BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH ĐƯỢC LƯU Ở ĐÂU ?</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Giúp học sinh nắm được nơi cất giữ chương trình máy tính, phân biệt các
thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến nhất.


- Các em nhận biết nhanh.


- Các em có lịng u thích cơng nghệ thơng tin.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>


<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Bộ phận nào dùng để đưa thông tin vào, bộ phận nào dùng để đưa thông
tin ra ?


<sub></sub> HS trả lời <sub></sub> GV cùng HS nhận xét và cho điểm.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>1. Đĩa cứng.</b>


- Cho HS quan sát đĩa cứng.


HD: Những chương trỡnh và thụng
tin quan trọng thường được lưu ở ổ
đĩa cứng. Là thiết bị lưu trữ quan
trọng nhất.


<i><b>*/ Đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ </b></i>
<i><b>flash.</b></i>


HD: Ngoài đĩa cứng, thơng tin cịn
được lưu ở ổ đĩa mềm, đĩa CD, bộ
nhớ flash.



- Yêu cầu HS quan sát các ổ đĩa
trong SGK.


- GV đưa ra ổ đĩa thật và hỏi tên các
ổ đĩa.


- GV nói rõ các chức năng của các
thiết bị lưu trữ: được lắp vào máy
tính để sử dụng hoặc tháo ra khỏi
máy tính dễ dàng thuận tiện.
- Hiện nay thì đĩa mềm ít được sử
dụng hơn mà chủ yếu là đĩa CD,
USB.


<b>!</b>

<b> Cần bảo quản đĩa như thế nào ? </b>


<i><b>1. </b></i>Đĩa cứng.
- HS quan sát.
- HS nghe và ghi:


Đĩa cứng là thiết bị lưu trữ thông tin
quan trọng nhất.


<i><b>2. </b></i>Đĩa mềm, đĩa CD và thiết bị nhớ
flash.


- HS nghe.


- Quan sát các ổ đĩa.



- HS trả lời các ổ đĩa.


- HS nghe và ghi :


Là các thiết bị được lắp vào hoặc
tháo ra khỏi máy tính một cách dễ
dàng, thuận tiện khi sử dụng.


- HS nghe.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

HD yêu cầu HS nghe.


<b>2.</b><i><b>GV hướng dẫn bài tập</b></i>


GV hướng dẫn để HS trả lời được
các câu hỏi.


*/ Bài 1:


- GV cho HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV HD trả lời.


*/ Bài 2:


- GV cho HS đọc yêu cầu của đề bài.


<b>3. Ổ đĩa mềm và đĩa mềm.</b>


<b> Y</b>/cầu hs quan sát máy tính để bàn .
- Chỉ ra ổ đĩa mềm trên máy tính.


- Yêu cầu HS quan sát đĩa mềm hãy
chỉ ra mặt trờn, mặt dưới .


- GV quan sát, nhận xét.


* HD : Đưa đĩa mềm vào máy và
cách lấy đĩa ra.


Gọi một số HS thực hiện lại thao tác đó.
<b>- </b>Yêu cầu HS quan sát sự chuyển
động và đèn báo trên ổ đĩa.


HS nghe.


- Để đĩa mềm, đĩa CD không bị cong
vênh, bị xước hay bám bụi.


- Không để đĩa nơi ẩm hoặc nóng
quá.


3. Bài tâp:
a/ Bài 1:


- HS đọc yêu cầu của để.
- HS trả lời:


+ Đĩa mềm có dạng hình vng,
đường kính khoảng 3.5 inch.
+ Đĩa CD có dạng hình trịn,
b/ Bài 2:



- HS đọc yêu cầu của để.
- HS trả lời:


+ Để đĩa mềm, đĩa CD không bị
cong vênh, bị xước hay bám bụi.
+ Không để đĩa nơi ẩm hoặc nóng
quá.


1. Thực hành với ổ đĩa mềm và đĩa
mềm.


- HS quan sát


- 2 HS lần lượt chỉ ra ổ đĩa mềm trên
thân máy.


- HS chỉ ra mặt trên, mặt dưới .
- HS ở dưới lớp nhận xét.


- HS quan sát .


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>- </b>Gọi HS nhận xét.
<b>4. Ổ đĩa CD và đĩa CD.</b>


- Cho HS quan sát vị trí ổ đĩa CD
trên thân máy tính.


- HD HS các thao tác để mở và đóng
ổ đĩa CD.



- Yêu cầu HS quan sát đĩa CD hóy
chỉ ra mặt trờn, mặt dưới .


- HD HS các thao tác đưa đĩa CD và
lấy đĩa CD ra khỏi ổ đĩa.


Gọi một số HS thực hiện lại thao tác
đó.


<b>5. Thiết bị nhớ flash.</b>


H: Khe cắm thiết bị USB ở vịt rí
nào ?


- GV HD HS cắm USB vào máy tính.
- Gọi 1 số HS lên cắm USB.


- Yêu cầu ở dưới lớp nhận xét.


- HS quan sát và nhận xét<i><b>.</b></i>


2. Thực hành với ổ đĩa CD và đĩa
CD.


- HS quan sát.


- HS chỉ ra mặt trên, mặt dưới .


- HS quan sát các thao tác, sử chuyển


động của ngăn chứa đĩa, sự thay đổi
của đèn tín hiệu.


- HS thực hành các thao tác đưa đĩa
vào và lấy đĩa ra.


3. Thực hành với thiết bị nhớ flash
- HS chỉ vị trí của khe cắm thiết bị
USB.


- HS quan sát.
- 1 vài hs lên cắm.
- HS theo dừi nhận xột
<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Ôn tập lại các thao tác đã thực hành.


- Ôn lại các thao tác tô màu, vẽ đường cong, vẽ đường thẳng.


<b>TUẦN 07</b>


Ngày 30 tháng 9 năm 2014
<b>CHƯƠNG 2: EM TẬP VẼ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Ôn lại kiến thức về phần mềm đồ hoạ Paint đã học trong Cùng học tin
học Quyển 1, như cách khởi động, hộp màu, hộp công cụ, màu vẽ, màu nền.


+ Luyện kỹ năng vẽ, công cụ Tô màu, Vẽ đường thẳng, vẽ đường cong,…
<b>II. Chuẩn bị:</b>



+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>( Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh )
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a/ Ơn tập về cách tô màu.</b>


* Gọi HS nhắc lại một số kiến thức đó
học.


H: Chương trình dùng để vẽ là chương
trình gì?


H: Cách khởi động Paint như thế nào ?


-Yêu cầu HS quan sát hình 10
(SGK-13) để nhớ lại hộp màu, màu vẽ và màu
nền.



- Em chọn màu vẽ bằng cách nháy nút
chuột nào, ở đâu?


- Em chọn màu nền bằng cách nào?
- Em hãy chỉ ra công cụ tô màu trong
hộp công cụ?


1. Tơ màu:


Chương trình dùng để vẽ là Paint.
- Nháy đúp chuột vào biểu tượng Paint


trên màn hình nền .


- Hoặc nhấp chuột vào nút Start /
Program/ Accessories / Paint.
- HS quan sát hình 10 (SGK- 13).
- HS trả lời: Để chọn màu vẽ nháy nút
trái chuột lên một ô màu trong hộp
màu.


- HS trả lời: Để chọn màu vẽ nháy nút
phải chuột lên một ô màu trong hộp
màu.


- HS chỉ ra công cụ tô màu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>H:</b>Chỉ ra công cụ dùng để sao chép
màu:




<b>b/ Vẽ đường thẳng :</b>


H: Trong số các công cụ sau, công cụ
nào dùng để vẽ đường thẳng ?


H: các bươc thực hiện vẽ đường thẳng?


<b>c/ Vẽ đường cong :</b>


H: Trong số các công cụ sau, công cụ
nào dùng để vẽ đường cong ?


- Gọi 1 HS nêu lại cách vẽ đường cong ?
- GV cùng HS nhận xét.


2. Vẽ đường thẳng:


- HS chỉ ra công cụ dùng để vẽ đường


thẳng


- HS trả lời: Chọn công cụ trong
hộp công cụ <sub></sub> Chọn màu vẽ <sub></sub> Chọn nét
vẽ ở phía dưới hộp cơng cụ. <sub></sub>Kéo thả
chuột từ điểm đầu tới điểm cuối của
đường thẳng.


3. Vẽ đường cong



- Công cụ để vẽ đường cong là
- HS trả lời:


- Nhấp chọn công cụ đường cong .
- Chọn nét vẽ.


- Tạo thành một đường thẳng.


- Đưa con trỏ tới vị trí cần uốn điểm
cong của đoạn thẳng đó rồi kéo cong
theo ý muốn.


- Nháy chuột phải để kết thúc.
<b>Thực hành</b>


- HD HS mở một số mẫu tập tơ màu
trên máy tính


rồi tơ màu các mẫu tranh đó.


- GV quan sát HS thực hành đồng thời
HD các em tô màu sao cho đúng với


- HS quan sát rồi mở theo hướng dẫn.
- Thực hiện tô màu tranh theo mẫu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

mẫu có sẵn.


GV nhận xét đánh giá mẫu tơ của từng
nhóm.



* Luyện tập vẽ tranh theo mẫu.
Quan sát mẫu vẽ để vẽ hỡnh 14 -
<b>SGK </b>


- HD cho HS thực hiện thao tác cho
đúng.


- Giải đáp các thắc của HS (nếu có).
GV nhận xét từng bài vẽ.


- HS quan sát mẫu để thực hành.


Sử dụng cỏc cụng cụ vẽ hỡnh theo
mẫu


Khi thực hành HS có vướng mắc.


- HS vẽ xong.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 08</b>


Ngày 07 tháng 10 năm 2014
<b>TIẾT 5: BÀI 2. VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VNG</b>



<b>I. Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- HS biết kết hợp các hình chữ nhật, hình vng với các đoạn thẳng,
đường cong và các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.


- Các em u thích mơn học hơn.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>


- Em hãy cho biết các công cụ dùng để vẽ đường thẳng, đường cong?
<sub></sub> HS trả lời <sub></sub> GV cùng HS nhận xét và cho điểm


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a/ Cách vẽ hình chữ nhật, hình </b>
<i><b>vng.</b></i>



- u cầu HS làm bài tập B1 trong
SGK.


- HD: Sử dụng công cụ vẽ đường thẳng
và cơng cụ vẽ hình vng, hình chữ
nhật làm bài tập B1 trong SGK rồi tự
đưa ra nhận xét về hai công cụ trên.
Công cụ nào dùng thuận tiện và dẽ
dàng hơn, công cụ nào dùng mất nhiều
thời gian và đem lại kết quả khơng
cao?


<i><b>- GV nhận xét:</b></i> Có hai cách vẽ hình
vng và hình chữ nhật:


+ Cách 1: Có thể vẽ bằng cơng cụ vẽ


1.Vẽ hình chữ nhật, hình vng.


- HS đọc yêu cầu của tập B1 trong
SGK.


- HS thực hành theo sự hướng dẫn của
GV.


- HS nhận xét hai cách đã làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

đường thẳng nhưng nó tốn nhiều thời
gian và khơng chính xác.



+ Cách 2: Có thể vẽ bằng cơng cụ vẽ
hình chữ nhật, nhanh hơn và chính xác
hơn.


<b>- GV HD : </b><i>Các bước vẽ hình chữ nhật </i>
<i>hoặc hình vng:</i>


+ Chọn cơng cụ trong hộp cơng cụ.
+ Chọn một kiểu hình chữ nhật ở
phần dưới hộp công cụ.


+ Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo
hướng chéo đến điểm kết thúc.


<b>!</b>

<i><b>Chú ý: </b></i>Trước khi chọn công cụ ,
em có thể:


+ Chọn cơng cụ rồi chọn nét vẽ
cho đường biên.


+ Chọn màu vẽ cho đường biên và màu
nền để tô phần bên trong.


+ Để vẽ hình vng, em nhấn giữ phím
Shift trong khi kéo thả chuột. Chú ý
thả nút chuột trước khi thả phím Shift.
<b>b/ Thực hành</b>


- Yêu cầu HS vẽ chiếc phong bì theo
hình mẫu như hình 26, làm theo hướng


dẫn SGK.


- HS vẽ chiếc tủ lạnh theo mẫu hình
27.


- GV giới thiệu các kiểu vẽ hình chữ
nhật.


- HS lắng nghe.


- HS ghi bài vào vở.


<i>Các bước vẽ hình chữ nhật hoặc hình </i>
<i>vng:</i>


+ Chọn cơng cụ trong hộp cơng cụ.
+ Chọn một kiểu hình chữ nhật ở
phần dưới hộp công cụ.


+ Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu theo
hướng chéo đến điểm kết thúc.


HS lắng nghe.


2. Thực hành.


- HS đọc HD trong phần <b>LUYỆN </b>
<b>TẬP.</b>


- HS thực hành.



- HS quan sát trong hình 28 (SGK –
20).


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- HS thực hành theo bài T2 và T3 trang
20 <sub></sub> so sánh với hình 29.


- GV quan sát và HD HS.
- Giải đáp các thắc mắc của HS.


- HS có vướng mắc.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Ôn tập lại các thao tác đã học để giờ sau thực hành.


<b>TUẦN 09</b>


Ngày 14 tháng 10 năm 2014
<b>TIẾT 6: BÀI 2. VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VNG (TIẾP)</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<b> - </b>HS nắm được kiến thức đó học để làm bài tập thực hành theo mẫu.


- HS biết kết hợp các hình chữ nhật, hình vng với các đoạn thẳng, đường
cong và các nét vẽ thích hợp để tạo được những hình vẽ đơn giản.



- Các em u thích mơn học hơn.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ thực hành.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a/ Tìm hiểu về hình chữ nhật trịn góc.</b>
<i><b>- </b></i>GV gọi HS đọc bài.


<i><b>- </b></i>H : Hình chữ nhật trịn góc là hình như thế
nào ?


1. Hình chữ nhật trịn góc.


- HS đọc bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- H : Công cụ dùng để làm gì?



- H: Cách vẽ hình chữ nhật trịn góc ?


- GV nhận xét và thống nhất: Nó có cách vẽ
tương tự hình chữ nhật.


<b>b/ Thực hành</b>


- Yêu cầu HS sử dụng các công cụ đã được
học để vẽ hình 31 và hình 32 trong SGK
trang 21.






- GV quan sát và HD HS các thao tác cịn
vướng mắc.


- HD HS cách lưu hình vẽ của em.


là hình chữ nhật có bốn góc được
vê trịn.


- HS trả lời : - Dùng cơng cụ
để vẽ hình chữ nhật trịn góc và
hình vng trịn góc.


- HS trả lời :


+ Chọn công cụ trong hộp


công cụ.


+ Chọn một kiểu hình chữ nhật
trịn góc ở phần dưới hộp công cụ.
+ Kéo thả chuột từ điểm bắt đầu
theo hướng chéo đến điểm kết
thúc.


2. Thực hành.


- HS đọc yêu cầu đề bài.


- HS thực hành.


HS có vướng mắc.


- HS quan sát sự HD của GV và
thực hành các thao tác đó.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Ôn tập lại các thao tác đã thực hành.
- Tìm hiểu về cách sao chép hình.


<b>TUẦN 10</b>


Ngày 21 tháng 10 năm 2014
<b>TIẾT 7: BÀI 3. SAO CHÉP HÌNH</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- HS biết tác dụng của việc sao chép một phần hình vẽ thành nhiều phần
giống nhau.


- Thực hiện được thao tác sao chép một phần hình vẽ.
- Các em u thích mơn học hơn.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>


- Em hãy cho biết các công cụ đã học ở bài trước?
<sub></sub> HS trả lời <sub></sub> GV cùng HS nhận xét và cho điểm.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a/ </b>Ơn lại cách chọn một phần hình vẽ.
- u cầu HS làm các bài tập trong
(SGK- 23).



- Gọi HS trả lời.


- GV nhận xét và thống nhất.


1. Nhắc lại cách chọn một phần hình
vẽ.


- HS làm việc cá nhân.


- HS trả lời:


+ B1. Các công cụ dùng để chọn một


phần hình vẽ là: và .


+ B2. Thao tác đúng để chọn một phần
hình vẽ: Kéo thả chuột bao quanh vùng
cần chọn.


+ B3. Các câu đúng là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>b/ Tìm hiểu việc sao chép hình.</b>
- GV gọi HS đọc bài.


- H: Sao chép hình trong phần mềm
Paint có tác dụng gì?


- GV nhận xét và thống nhất.


- H: Ta thực hiện sao chép hình như


thế nào?


<b>c/ Sử dụng biểu tượng “trong suốt’’.</b>
- GV giới thiệu biểu tượng ‘‘trong


suốt’’: .


- GV lấy ví dụ minh họa việc sử dụng


biểu tượng và biểu tượng .
- H: Biểu tượng trong suốt có tác dụng gì?
<i><b>d) Thực hành</b></i>


- Yêu cầu HS tự khởi động máy tính và
chương trình Paint.


- u cầu HS thực hành sao chép hình
trong phần <b>THỰC HÀNH </b>từ T1. tới
T3. trong SGK trang 27.


- GV quan sát và hướng dẫn HS những
thao tác còn yếu.


- GV nhận xét và chấm điểm


. Dùng công cụ để chọn vùng có
dạng tuỳ ý bao quanh vùng cần chọn.
2. Sao chép hình:


- HS đọc bài.



- HS trả lời: Có tác dụng là: Sao chép
một phần hình vẽ thành nhiều phần
giống nhau rất đơn giản và chính xác.
- HS trả lời: Các bước thực hiện:
+ Chọn phần hình vẽ muốn sao chép.
+ Nhấn giữ phím Ctrl và kéo thả phần
đã chọn tới vị trí mới.


+ Nháy chuột ở ngoài vùng chọn để
kết thúc.


3. Sử dụng biểu tượng “trong suốt’’.


- HS quan sát.


- HS trả lời: Nếu nháy chuột chọn biểu


tượng “trong suốt” những phần
được chọn trở thành trong suốt và
không che lấp phần hình nằm dưới
- HS khởi động máy tính và chương
trình Paint.


- HS thực hành sao chép theo mẫu
trong SGK – 27.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Ôn tập lại các thao tác đã thực hành.
- Tìm hiểu cách vẽ hình e-líp, hình tròn.



<b>TUẦN 11</b>


<i>Ngày 28 tháng 10 năm 2014</i>
<b>TIẾT 8: BÀI 4. VẼ HÌNH E-LÍP, HÌNH TRỊN</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- HS biết sử dụng cơng cụ Hình e-líp để vẽ các hình e-líp và hình trịn.
- HS biết kết hợp các hình e-líp, hình trịn với các nét vẽ khác để tạo được
những hình vẽ thực hơn.


- Các em u thích mơn học hơn.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>


Em hãy nêu các bước thực hiện sao chép hình? <sub></sub> HS trả lời <sub></sub> HS cùng GV
nhận xét <sub></sub> GV cho điểm.


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.



+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a/ Tìm hiểu cách vẽ hình e-líp, </b>
<i><b>hình trịn.</b></i>


- Em hãy nêu một vài đồ dùng trong
nhà có dạng hình trịn.


- GV nhận xét <sub></sub> gợi ý cho HS về góc


1. Vẽ hình e-líp, hình trịn.
- Một vài HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

nhìn để HS có khái niệm về hình
elip.


H: Em hãy nêu các bước vẽ hình
chữ nhật, hình vng?


- GV nhận xét và thống nhất: Thao
tác vẽ hình e-líp và hình trịn cũng
tương tự giống hình vng và hình
chữ nhật.


H: Các bứơc thực hiện vẽ hình e-líp,
hình trịn?


H: Trước khi vẽ hình e-líp, hình trịn


em có thể làm những gì?


<b>b/ Tìm hiểu các kiểu vẽ hình e-líp.</b>
H : Em hãy nêu các kiểu vẽ hình
chữ nhật đã học ?


- GV nhận xét và thống nhất :
Tương tự như hình chữ nhật, khi vẽ
hình e-líp em có thể chọn một trong
ba kiểu vẽ hình e-líp như mơ tả ở
hình 48 trong SGK - 29.


<b>c/ Luyện tập.</b>


- Yêu cầu HS vẽ hình minh hoạ Hệ
Mặt Trời theo mẫu như ở hình 49,


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS trả lời: Các bước thực hiện vẽ hình
e-líp, hình trịn :


+ Chọn công cụ trong hộp công cụ.
+ Nháy chuột để chọn một kiểu vẽ hình
e-líp ở phần dưới hộp công cụ.


+ Kéo thả chuột theo hướng chéo tới khi
được hình em muốn rồi thả nút chuột.



<b>!</b>

<i><b>Chú ý: </b></i>Trước khi chọn cơng cụ , em
có thể:


+ Chọn công cụ rồi chọn nét vẽ.


+ Chọn màu vẽ cho đường biên và màu
nền để tô phần bên trong.


+ Để vẽ hình trịn, em nhấn giữ phím Shift
trong khi kéo thả chuột ở bứơc 3. Chú ý thả
nút chuột trước khi thả phím Shift.


2. Các kiểu vẽ hình e-líp.
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


3. Luyện tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

làm theo hướng dẫn SGK.
- GV quan sát và HD HS.
- Giải đáp các thắc mắc của HS.


- HS thực hành và so sánh.
- HS có vướng mắc.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dị:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.



- Học bài trong SGK và vở ghi, nắm vững kiến thức để giờ sau thực hành.


<b>TUẦN 12</b>


Ngày 04 tháng 11 năm 2014
<b>TIẾT 9: BÀI 5. VẼ TỰ DO BẰNG CỌ VẼ, BÚT CHÌ</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<b> </b>

- Học sinh biết sử dụng công cụ cọ vẽ và bút chì để vẽ các hình
dễ hơn.


<b> </b>

- Học sinh có thể vẽ được một số hình từ đơn giản đến phức tạp.
- Các em u thích mơn học hơn.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>


Em hãy nêu các bước thực hiện vẽ hình trịn, hình e líp ? <sub></sub> HS trả lời <sub></sub>
HS cùng GV nhận xét <sub></sub> GV cho điểm.


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>



+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- GV viên treo tranh giới thiệu công cụ
cọ vẽ.


H: Các bứơc thực hiện như thế nào?
- Các bước thực hiện (SGK – 32)
- GV treo tranh giới thiệu nét vẽ.


<b>2. Tìm hiểu cách vẽ bằng bút chì </b> <i><b>.</b></i>
- GV viên treo tranh giới thiệu cơng cụ
bút chì.


H: Các bứơc thực hiện như thế nào?


<b>3. Luyện tập.</b>


- Yêu cầu HS dùng công cụ để vẽ
cây thông theo mẫu như hình 56 trong
SGK trang 33.


- Yêu cầu HS đọc hướng dẫn trước khi
thực hành.


- HD HS thực hành.



- Yêu cầu HS thực hành vẽ hình trong
phần <b>THỰC HÀNH </b>từ T1. tới T3.
trong SGK trang 30 - 31.


- HD HS thực hành :


- HS trả lời :


+, Chọn công cụ trong hộp công
cụ.


+, Chọn màu vẽ.


+, Chọn nét vẽ ở dưới hộp công cụ.


+, Kéo thả chuột để vẽ (con trỏ chuột
dạng dấu cộng ).


2. Vẽ bằng bút chì:
- HS quan sát.
- HS trả lời:


+, Chọn công cụ trong hộp công cụ.
+, Chọn màu vẽ.


+, Kéo thả chuột để vẽ.
3. Luyện tập:


- HS đọc phần <b>Hướng dẫn</b>



- HS thực hành vẽ hình theo mẫu trong
SGK trang 30 - 31.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+, T1.: Dùng các công cụ vẽ hình
con mèo và con gà như hình 57.


+, T2.: Dùng cơng cụ , , ,
… để vẽ bức tranh phong cảnh như
hình 58.


+, T3.: Sử dụng công cụ , ,


, để vẽ bông hoa theo mẫu như
hình 59.


- GV quan sát và hướng dẫn HS những
thao tác còn yếu.


- GV nhận xét và chấm điểm


Vetudo1.bmp.


- HS vẽ bức tranh phong cảnh giống
hình 58 <sub></sub> So sánh với hình mẫu
Vetudo2.bmp


- HS vẽ bơng hoa theo mẫu như hình
59. <sub></sub> So sánh với hình mẫu



Vetudo3.bmp.


- Bình chọn bức tranh nào đẹp nhất ?


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Ôn tập lại các thao tác đã thực hành.


- Tìm hiểu cách vẽ tự do bằng cọ vẽ, bút chì.
<b>TUẦN 13</b>


Ngày 11 tháng 11 năm 2014
<b>TIẾT 10: BÀI 6. THỰC HÀNH TỔNG HỢP</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<b> </b> -HS nắm được kiến thức đó học để làm bài tập thực hành theo mẫu.


- HS biết kết hợp các hình e-líp, hình trịn với các nét vẽ và các công cụ khác
để tạo được những hình vẽ theo mẫu.


- Các em u thích mơn học hơn.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>



<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ thực hành.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>1. Giảng bài. </b>


Trứơc khi vẽ, em hãy quan sát thật kỹ
hình mẫu (hoặc vật mẫu) để xác định:
- Hình sẽ có những nét vẽ cơ bản nào?
- Sử dụng cơng cụ gì của Paint để vẽ
những nét đó?


- Dùng màu nào để tơ?


- Các phần nào có thể sao chép được?
<b>2. Hướng dẫn học sinh luyện tập.</b>
- Yêu cầu HS vẽ tranh theo mẫu như
Hình 62 trong SGK – 35 phần Luyện
tập.


H: Khi quan sát hình ngơi nhà ven
đường em có nhận gì?


-GV HD và u cầu HS thực hiện thao
tác cho đúng.



- Nhắc nhở HS sử dụng màu tô cho
đúng mẫu.


-GV quan sát và nhận xét từng mẫu vẽ.


- HS lắng nghe và suy nghĩ về các câu
hỏi.


- HS trả lời:


Quan sát hình ngơi nhà ven đường
(Hình 62) em có thể nhận xét:


+, Hình vẽ gồm : tường nhà, mái nhà,
cửa sổ, cửa chính, con đường, cây và
đường chân trời.


+, Có thể dùng công cụ để vẽ tường
nhà, cửa ra vào và cửa sổ.


+, Công cụ có thể dùng để vẽ mái
nhà và con đường. Đường chân trời và


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

-Quan sát các bước vẽ của HS , nhắc
nhở HS sử dụng các nét vẽ cho phù
hợp đồng thời sửa những nhóm sử
dụng sai nét vẽ.


- GV kiểm tra từng mẫu vẽ của HS.


- Giải đáp các thắc của HS (nếu có).
GV nhận xét từng bài vẽ.


.


+, Sử dụng màu hợp lí để tơ màu cho
bức tranh.


- HS tiến hành vẽ tranh theo mẫu.
- Khi thực hành HS có vướng mắc.
- HS vẽ xong.


- HS nghe.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Ôn tập lại tất cả các thao tác đã thực hành.


<b>TUẦN 14</b>


Ngày 18 tháng 11 năm 2014
<b>TIẾT 11: BÀI 6. THỰC HÀNH TỔNG HỢP (TIẾP)</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<b> - </b>HS nắm được kiến thức đó học để làm bài tập thực hành theo mẫu.
- Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ cho HS khi vẽ tranh và tô màu.


- Các em có lịng u thích mơn học.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


- Yêu cầu HS tự khởi động máy tính và
chương trình Paint.


- u cầu HS thực hành vẽ hình trong
phần <b>THỰC HÀNH </b>từ T1., T2. và T4.
trong SGK trang 37 - 38.


- HD HS thực hành:


+, T1.: Dùng các công cụ hay


hoặc và vẽ bông hoa theo mẫu
ở hình 65.



+, T2.: Dùng cơng cụ , hay


hoặc và để vẽ con chim
như hình 66.


-GV HD và yêu cầu HS thực hiện thao
tác cho đúng.


- Nhắc nhở HS sử dụng màu tô cho
đúng mẫu.


-GV quan sát và nhận xét từng mẫu vẽ.
-Quan sát các bước vẽ của HS , nhắc
nhở HS sử dụng các nét vẽ cho phù
hợp đồng thời sửa những nhóm sử
dụng sai nét vẽ.


- GV kiểm tra từng mẫu vẽ của HS.
+, T4.: Yêu cầu mở tệp


Saochephinh6.bmp và sao chép một


- HS khởi động máy tính và chương
trình Paint.


- HS thực hành vẽ hình theo mẫu trong
SGK trang 37- 38.


- HS vẽ bông hoa theo mẫu như hình
65. <sub></sub> So sánh với hình mẫu



Thuchanh2.bmp.


- HS vẽ con chim giống hình 66 <sub></sub> So
sánh với hình mẫu Thuchanh3.bmp


- HS tiến hành vẽ tranh theo mẫu.


- HS vẽ xong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

quả táo thành nhiều quả táo theo mẫu ở
hình 68.


- Giải đáp các thắc của HS (nếu có).


chép một quả táo thành nhiều quả táo
theo mẫu ở hình 68.


*, Mở tệp Saochephinh6.bmp thực
hiện các thao tác sau:


+, Chọn File/ Chọn Open… xuất
hiện hộp thoại Open/ Chọn tệp
Saochephinh6/ Chọn Open.


*, Thực hiện các thao tác sao chép.
- Khi thực hành HS có vướng mắc.
<i><b>4. Củng cố - Dặn dị:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.



- Ôn tập và củng cố tất cả các thao tác đã thực hành.
- Tìm hiểu : Vì sao phải tập gõ 10 ngón ?


<b> </b>


<b> TUẦN 15</b>


<i>Ngày 25 tháng 11 năm 2014</i>
<b>CHƯƠNG III: EM TẬP GÕ 10 NGĨN</b>


<b>TIẾT 12: BÀI 1. VÌ SAO PHẢI TẬP GÕ 10 NGÓN ?</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh biết ý nghĩa cần thiết của việc gõ 10 ngón. Ơn lại một số kiến thức
đã học như: tư thế ngồi, cách đặt tay lên bàn phím máy tính, quy tắc gõ phím.
- Rèn luyện cho các em có tính kiên trì, nhanh nhẹn, khéo léo trong việc đánh
văn bản.


<b> -</b> Các em có lịng u thích môn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.



+ Hoạt động dạy học:


<b> </b>

<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>
<b>1.Giảng bài.</b>


- GV đọc bài.
- Gọi HS đọc lại.


H: Gõ phím bằng 10 ngón có lợi gì?
- GV nhận xét và thống nhất: Gõ phím
bằng 10 ngón có lợi là: gõ nhanh và
chính xác nên tiết kiệm được nhiều
thời gian và công sức.


H:Để gõ bàn phím bằng 10 ngón, em
cần phải luyện tập như thế nào?


- GV nhận xét và thống nhất: Để gõ
bàn phím bằng 10 ngón, em cần phải
luyện tập nhiều và khơng được nản chí.
<b>2.</b> GV hướng dẫn.


Ơn lại :


*/ Tư thế ngồi :
- Gọi HS đọc bài.


H: Khi làm việc với máy tính em cần
ngồi với tư thế như thế nào ?



- GV nhận xét và thống nhất: Khi làm
việc với máy tính em cần ngồi thẳng.
Màn hình để ngang tầm mắt nhìn.
Khơng ngồi nghiêng, khơng ngửa hay
cúi đầu. Hai bàn tay thả lỏng, đặt
ngang bàn phím.


1. Gõ phím bằng 10 ngón tay có lợi gì?
- HS nghe.


- HS đọc.
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.
- HS ghi bài.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.
- HS ghi nhớ.


2. Nhắc lại
a, Tư thế ngồi
- HS đọc bài.
- HS trả lời.


HS khác nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

*/ Bàn phím:
- Gọi HS đọc bài



H: Khu vực chính của bàn phím máy
tính có mấy hàng phím?


H: Phím cách (phím spacse), phím
Shift, phím Enter được dùng để làm gì?
- GV nhận xét.


*/ Cách đặt tay:
- Gọi HS đọc bài.


H: Cách đặt tay lên bàn phím như thế
nào?


- GV nhận xét.
*/ Quy tắc gõ phím:
- Gọi HS đọc bài.


H: Khi gõ phím ta phải tuân theo quy
tắc nào?


- Yêu cầu HS quan sát hình 69 trong
SGK trang 40.


- H : Quan sát hình 69, em hãy cho biết
ngón áp út phải gõ những phím nào ?
- GV nhận xét câu trả lời.


b, Bàn phím
- HS đọc bài.


- HS trả lời.


HS khác nhận xét.


- HS nghe và ghi nhớ
c, Cách đặt tay


- HS đọc bài.
- HS trả lời.


HS khác nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ
d, Quy tắc gõ phím
- HS đọc bài.
- HS trả lời.


HS khác nhận xét.
- HS quan sát hình 69.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài, nắm vững kiến thức.


- Tìm hiểu : Phần mềm luyện gõ bàn phím Mario.



<i><b> TUẦN 15</b></i>


Ngày 02 tháng 12 năm 2014
<b>TIẾT 13: BÀI 1. VÌ SAO PHẢI TẬP GÕ 10 NGÓN ? (TIẾP)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Giúp học sinh tìm hiểu thêm về phần mềm luyện gõ bàn phím Mario.
- Rèn luyện thêm cho các em có tính kiên trì, nhanh nhẹn, khéo léo trong
việc đánh văn bản.


<b> -</b> Các em có lịng u thích mơn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ thực hành.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>1.</b><i><b>Giảng bài.</b></i>


*/ Khởi động phần mềm



H: Cách khởi động phần mềm Mario từ
màn hình nền?


- Các Menu <b>Student</b> và <b>Lesson</b>s dùng
để làm gì?


- Giới thiệu cho các em các mức luyện
tập từ dễ tới khó tướng ứng với mỗi
bài tập.


*/ Đăng kí học sinh mới.


- Để tập gõ với phần mềm Mario, em
cần ghi tên vào danh sách học sinh.
Các bước thực hiện như sau :


1. Nháy chuột để chọn <b>Student</b><sub></sub><b>New</b>
2. Gõ tên tại ô <b>New Student Name.</b>
3. Nháy chuột tại nút <b>DONE</b> để kết


1. Phần mềm Mario
a, Khởi động phần mềm


- HS trả lời: Nháy đúp chuột lên biểu


tượng .


- HS khác nhận xét.
- HS trả lời



- HS nghe.


b, Đăng kí học sinh mới.


- HS nghe và ghi nhớ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

thúc.


- HS quan sát hình 72 trong SGK trang
42.


- Khi đã có tên trong danh sách, để bắt
đầu tập gõ em cần thực hiện :


1. Nháy chuột để chọn <b>Student</b><sub></sub><b>Load.</b>
2. Nháy chuột vào tên của mình
(H.73).


3. Nháy chuột tại nút <b>DONE.</b>
*/ Tập gõ


Để tập gõ với toàn bộ bàn phím, em
làm như sau:


1. Nháy chuột tại mục <b>Lession </b> <b>All </b>
<b>Keyboard</b> để tập gõ toàn bộ bàn phím.
2. Nháy chuột vào khung tranh số 1,
mức ngồi trời.



3. Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên
đường đi của Mario.


*/ Thoát khỏi phần mềm.


H : Để thoát khởi phần mềm Mario em
làm thế nào?


- GV nhận xét.


<b>* </b><i>GV hướng dẫn thực hành.</i>


- Yêu cầu HS khởi động phần mềm
Mario, đăng kí học sinh mới, tập gõ
toan bộ bàn phím.


- Quan sát HS thực hành.


- HS quan sát hình 73 trong SGK trang
43.


c, Tập gõ


- HS nghe và ghi nhớ.


- HS quan sát hình 74 trong SGK trang
43.


d, Thốt khỏi phần mềm.



- HS trả lời: Nháy chuột tại ô <b>MENU</b>
để quay về màn hình chính.


Cách 1: Nháy chuột tại mục <b>File</b> <sub></sub>
<b>Quit.</b>


Cách 2: Nhấn phím <b>Q</b>.
2. Thực hành:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- u cầu thốt khởi phần mềm bằng 2
cách đã biết.


- Tập gõ bàn phím máy tính với Mario.
- HS thoat khởi phần mềm.


<i><b> </b></i>
<i><b>4. Củng cố -Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Về nhà học bài, nắm vững kiến thức và tập gõ các từ đơn giản với Mario


<b>TUẦN 17</b>


Ngày 09 tháng 12 năm 2014
<b>TIẾT 14: BÀI 2. GÕ TỪ ĐƠN GIẢN</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh hiểu được khái niệm từ trong khi gõ văn bản và nắm được các


nguyên tắc để gõ 1 từ.


<b> </b>-Học sinh bước đầu hiểu và có kỹ năng gõ các từ đơn giản bao gồm 2 hoặc
3 chữ cái.


<b> - </b>Học sinh thao tác được với phần mềm Mario để thực hiện bài luyện tập
mức 2 ở hàng phím cơ sỏ


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ thực hành.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a.</b><i><b>Giảng bài.</b></i>
*/ Gõ từ
- GV đọc bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Gọi HS đọc bài.



H: Em hiểu thế nào là từ?


H: Các từ đơn giản là từ như thế nào?
H: Các từ được cách nhau bởi dấu gì?
H: Để gõ một từ em phải gõ như thế nào?
H: Khi gõ xong một từ em phải có những
thao tác nào?


- GV nhận xét.


*/ Tập gõ từ đơn giản với hàng phím cơ sở.
Để tập gõ từ đơn giản (mức 2) với hàng
phím cơ sở, em làm thế nào ?


- GV nhận xét và thống nhất :


1. Nháy chuột tại mục <b>Lession </b> <b>Home Row </b>
<b>Only </b>để tập gõ tồn bộ bàn phím.


2. Nháy chuột vào khung tranh số 2, mức
dưới nước.


3. Lần lượt gõ các phím xuất hiện trên
đường đi của Mario.


<b>b. </b> GV hướng dẫn thực hành.


- Yêu cầu HS khởi động phầm mềm Mario
và tập gõ các từ đơn giản ở hàng phím cơ


sở.


- Uốn nắn tư thế ngồi, cách đặt tay lên bàn
phím của HS.


- Yêu cầu HS thực hành từ phần T1. đến T3.
trong SGK trang 45.


- Chú ý: + Khi muốn gõ từ thuộc hàng phím
cơ sở và hàng phím trên (Chọn Lessons -->


- HS trả lời :


+,Từ gồm một hoặc nhiều chữ
cái.


+, Các từ đơn giản là những từ
gồm một, hai hoắc ba chữ cái.
+, Các từ được cách nhau bởi
dấu cách.


+, Khi gõ xong một từ em phải
gõ phím cách nếu muốn gõ từ tiếp
theo và đưa các ngón tay trở về
hàng phím cơ sở.


- HS khác nhận xét.


2. Tập gõ từ đơn giản với hàng
phím cơ sở.



- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS nghe và ghi nhớ.
3. Thực hành:


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Add Top Row)


+ Khi muốn gõ từ thuộc hàng phím đã học
và hàng phím dưới (Lessons --> Add
Bottom Row).


+ Khi muốn gõ từ thuộc hàng phím đã học
và hàng phím số (Lessons --> Add
Numbers).


+Khi học gõ từng chữ riêng biệt, gõ xong một
chữ thì đưa ngón tay về hàng phím cơ sở ngay,
cịn khi gõ 1 từ thì chỉ khi gõ xong một từ mới
đưa ngón tay về hàng phím cơ sở.


+Gõ xong một từ phải gõ phím cách.
- Quan sát HS thực hành.


- Khi yêu cầu WPM=5 là đạt yêu cầu.


- Uốn ắn những HS cịn đặt tay sai trên hàng
phím cơ sở và cách gõ trên bàn phím.



- u cầu thốt khởi phần mềm bằng 2 cách
đã biết.


- Tập gõ bàn phím máy tính từ
phần T1. đến T3. trong SGK trang
45 với Mario.


- HS lắng nghe và ghi nhớ.


HS thực hành.


- HS nhận xét xem có bao nhiêu
bạn là đạt yêu cầu.


- HS thoát khỏi phần mềm.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Luyện gõ bàn phím với phần mềm Mario.


<b>TUẦN 18</b>


Ngày 16 tháng 12 năm 2014
<b>TIẾT 15: KIỂM TRA CUỐI KÌ 1</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Đánh giá kết quả học tập của HS trong học kì 1.



- Học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành để làm bài kiểm tra.
- Học sinh nghiêm túc làm bài .


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Nội dung</b></i>


<b>Đề bài</b>


Câu 1: Em hãy khởi động phần mềm Paint và vẽ hình dưới đây.


Câu 2: Em hãy khởi động phần mềm Word soạn thảo bài thơ sau:
Con Mèo mà trèo cây cau


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<b>TUẦN 19</b>


Ngày 23 tháng 12 năm 2014
<b>TIẾT 15: BÀI 3. SỬ DỤNG PHÍM SHIFT</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh nắm được chức năng và cách nhấn giữ phím Shift bằng ngón tay út
trong khi tập gõ bằng 10 ngón.


- Biết gõ các phím chữ In hoa khi dùng phím Shift.


<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Ngón út của tay trái và tay phải dùng để gõ những phím
nào? <sub></sub> HS trả lời <sub></sub> HS cùng GV nhận xét <sub></sub> GV cho điểm.


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b><i><b>Giảng bài.</b></i>
<i><b>*/ Tìm hiểu về phím Shift:</b></i>
- GV đọc bài.


- Gọi HS đọc lại.


H: Vị trí của phím Shift ở đâu?


- GV nhận xét và thống nhất: Hai phím



1. Cách gõ.
- HS nghe.
- HS đọc bài.
- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Shift nằm ở hai đầu của hàng phím
dưới.


H: Ngón tay nào dùng để gõ phím
Shift?


H: Phím Shift được dùng để làm gì?
- GV nhận xét và thống nhất: Mỗi
ngón tay nhấn giữ 1 phím này để gõ 1
chữ in hoa hoặc các ký tự trên của
phím có 2 ký hiệu ví dụ: A, B, C, hay
các ký hiệu !, @, #, $, %,...


*/ <i><b>Cách gõ:</b></i>
- Gọi HS đọc lại.


H: Em hãy cho biết cách gõ phím
Shift?


- GV nhận xét và thống nhất: Ngón út
vươn ra nhấn giữ phím Shift, đồng thời
gõ phím chính.


Nếu cần gõ phím chính bằng tay phải


thì ngón tay trái nhấn giữ phím Shift,
và ngược lại. Gọi là gõ tổ hợp phím.
Chú ý : Nếu gõ nhiều chữ in hoa liền
nhau bằng 1 hay nhấn giữ phím shift
cho đến khi gõ xong các phím này.
H: Để gõ phím Q, em làm thế nào?
<b>b. Hoạt động 2:</b> GV hướng dẫn .
-Yêu cầu HS khởi động máy tính và
khởi động phần mềm Word.


- Yêu cầu HS tập gõ các S, G, M, Q,
%, *, ^, $ , @.


- HS nghe và ghi nhớ.


- HS trả lời: Đó là ngón tay út.
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS nghe và ghi nhớ.


- HS đọc bài.
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS nghe và ghi nhớ.


- Em gõ tổ hợp phím: Shift+Q.



2. Thực hành


- HS chạy máy tính và khởi động phần
mềm Word.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- HD HS các thao tác còn yếu.
- Giải đáp các thắc mắc của HS.
- Yêu cầu HS đóng chương trình
Word.


HS đóng chương trình :


Nháy chuột vào dấu nằm bên trên
góc phải màn hình.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dị:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 20</b>


Ngày 30 tháng 12 năm 2014
<b>TIẾT 17: BÀI 4. ÔN LUYỆN GÕ</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


<b> </b>- Ôn luyện cách gõ và các kỹ năng gõ các hàng phím cơ sở, hàng phím trên,
hàng phím dưới, hàng phím số.



- Học sinh thực hiện được các thao tác luyện gõ với phần mềm Word để
thực hiện các bài thực hành.


<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b><i><b>Giảng bài.</b></i>


Ơn lại các kiến thức đã học về các


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

hàng phím cơ bản và cách đặt tay lên
bàn phím.


<b> </b>*/ Cách đặt tay trên bàn phím:



H: Chúng ta đặt tay lên bàn phím như
thế nào?


- GV nhận xét và thống nhất: Các
<i>ngón tay ln đặt lên các phím xuất</i>
<i>phát ở hàng phím cơ sở.Hay đặt ngón</i>
<i>trỏ trái của tay trái lên phím F , các</i>
<i>ngón cịn lại đặt lên các phím </i>A S D
<i>đặt ngón trỏ phải lên phím J , các</i>
<i>ngón cịn lại đặt lên các phím K L ;</i>
.


*/ Cách gõ:


H: Em hãy nêu lại cách gõ các hàng
phím đã học?


- GV nhận xét và thống nhất: Các
<i>ngón tay sẽ vươn ra để gõ các phím</i>
<i>hàng trên, hàng phím số. Đối với hàng</i>
<i>phím dưới, các ngón tay sẽ đưa xuống</i>
<i>để gõ.</i>


<b>b. Hoạt động 2:</b><i><b>GV hướng dẫn.</b></i>
-Yêu cầu HS khởi động máy tính và
khởi động phần mềm Word.


- Yêu cầu HS tập gõ theo mẫu như
trong SGK trang 49 phần <b>THỰC </b>


<b>HÀNH</b> từ T1. đến T4.


- HD HS các thao tác còn yếu.
- Giải đáp các thắc mắc của HS.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ.


- HS ghi bài.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ.


- HS ghi bài.
2. Thực hành:


- HS chạy máy tính và khởi động phần
mềm Word.


- HS khi có vướng mắc.
- HS thực hành xong.
HS đóng chương trình :


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- u cầu HS đóng chương trình
Word.



<i><b>4. Củng cố - Dặn dị:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 21</b>


Ngày 06 tháng 01 năm 2015
<b>CHƯƠNG 4: HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH</b>


<b>TIẾT 18: BÀI 1. HỌC TOÁN CÙNG PHẦN MỀM CÙNG HỌC TOÁN 4</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh biết được các chức năng và ý nghĩa của phần mềm cùng học toán 4.
- Học sinh hiểu các nút lệnh và cách làm bài.


<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Em hãy kể tên các phần mềm mà em đã được học? <sub></sub> HS trả
lời <sub></sub> GV và HS nhận xét <sub></sub> GV cho điểm


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>



+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b> <i><b>Giới thiệu phần</b></i>
<i><b>mềm.</b></i>


- GV đọc bài.
- Gọi HS đọc lại.


H: Phần mềm Cùng học tốn 4
(Learning Math) dùng để làm gì?


1. Giới thiệu phần mềm:
- HS nghe.


- HS đọc bài.
- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- GV nhận xét và thống nhất: Là phần
mềm giúp em học, làm bài tập và ôn
luyện các phép tốn lớp 4. Em có thể
dùng phần mềm để học hay làm bài tập
ở lớp .


Ngoài ra, phần mềm còn giúp em luyện
các thao tác sử dụng chuột và bàn
phím.



- Gọi HS nhắc lại.


<b>b. Hoạt động 2:</b><i><b>Khởi động.</b></i>


- Giới thiệu cho các em về biểu tượng
của phần mềm.


- Cách khởi động phần mềm Cùng học
tốn 4 từ màn hình nền tương tự như
các phần mềm đã học.


- Giới thiệu cho các em biết về màn
<i>hình khởi động và màn hình chính.</i>
- u cầu quan sát hình 82 và 83 trong
SGK trang 52.


<b>c. Hoạt động 3: </b> <i><b>Luyện tập:.</b></i>


- GV giới thiệu cho các em về màn
<i>hình luyện tập.</i>


<i>- Yêu cầu HS quan sát hình 84 trong </i>
SGK trang 53.


- Giới thiệu với các em về các nút lệnh.







- HS nghe và ghi nhớ.
- HS ghi bài.


- HS nhắc lại.
2. Khởi động:
- HS nghe.
- HS mô tả lại.


Nháy đúp chuột lên biểu tượng
của phần mềm.


- HS lắng nghe và quan sát.


3. Luyện tập:


- HS nghe và quan sát hình 84.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Tìm hiểu : Một số dạng tốn cơ bản ở lớp 4.




<b>TUẦN 22</b>


Ngày 13 tháng 01 năm 2015
<b>TIẾT 19: BÀI 2. KHÁM PHÁ RỪNG NHIỆT ĐỚI</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>



- Học sinh biết được các chức năng và ý nghĩa của phần mềm khám phá rừng
nhiệt đới. Thông qua phần mềm học sinh biết thêm về một số loài động vật sống
trong rừng, đặc điểm sinh sống của những loài vật này. Thơng qua phần mềm
học sinh có thái độ u thiên nhiên, quý trọng và bảo vệ môi trường, bảo vệ các
loài động thực vật quý hiếm.


- Học sinh hiểu các nút lệnh và cách chơi.
<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.
+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b><i><b>Giới thiệu phần </b></i>
<i><b>mềm.</b></i>


- GV đọc bài.
- Gọi HS đọc lại.



1. Giới thiệu phần mềm:
- HS nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

H: Phần mềm Khám phá rừng nhiệt
đới là phần mềm như thế nào?


- GV nhận xét và thống nhất: Khám
<i>phá rừng nhiệt đới là phần mềm đơn</i>
giản, hấp dẫn và thú vị. Em sẽ được
làm quen với một khu rừng nhiệt đới
có nhiều cây cối và con vật đáng yêu.
Nhiệm vụ của em là đưa các con vật
trong rừng vào đúng chỗ trước khi
trời sáng để chúng có thể ngủ yên qua
đêm.


Phần mềm còn giúp em luyện tập
thao tác sử dụng chuột.


- Gọi HS nhắc lại.


<b>b. Hoạt động 2:</b><i><b>Khởi động.</b></i>


- Giới thiệu cho các em về biểu tượng
của phần mềm.


- Cách khởi động phần mềm Khám
phá rừng nhiệt đới từ màn hình nền
tương tự như các phần mềm đã học.
- Giới thiệu cho các em biết về màn


<i>hình khởi động và màn hình chính.</i>
- u cầu quan sát hình 87 và hình 88
trong SGK trang 57 - 58.


<b>c. Hoạt động 3: </b> Cách chơi<i><b>:</b></i>


- GV giới thiệu: Để bắt đầu chơi em
nháy chuột vào dòng chữ <b>Play a</b>
<b>game</b> để bắt đầu lượt chơi. Chờ một
lát em sẽ thấy xuất hiện 2 mức chơi :


- HS khác nhận xét.


- HS nghe và ghi nhớ.
- HS ghi bài.


- HS nhắc lại.


2. Khởi động:
- HS nghe.
- HS mô tả lại


Nháy đúp chuột lên biểu tượng
của phần mềm.


- HS lắng nghe và quan sát.


3. Cách chơi<b>:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Easy (dễ) và Hard (khó).


- Gọi HS đọc bài.


H: Màn hình chính có những gì?
- Gọi HS nêu.


- GV nhận xét và thống nhất : Giữa
màn hình chính là khu rừng nhiệt đới
với 3 tầng sinh thái, thấp nhất là mặt
đất, tầng trung và tầng cao. Ban đầu
em sẽ thấy khu rừng vắng vẻ, em phải
đưa các con vật khác vào đúng vị trí
trong rừng.


+ Ở góc dưới bên phải sẽ xuất hiện
lần lượt các con vật. Em cần giúp
chúng tìm chỗ ngủ qua đêm an tồn
trước khi trời sáng.


+ Có một ơ nhỏ cho em biết thời
gian. Ban đêm sẽ là một vầng Trăng
khuyết. Khi mặt trời lên cao tức là
đêm qua đi và chời đã sáng. Thời gian
không nhiều em phải nhanh chóng
hồn thành cơng việc.


H :Em cần thực hiện những thao tác
đưa con vật vào đúng chỗ của nó ?
- Gọi HS nêu.


- GV nhận xét và thống nhất :



+ Nháy chuột lên hình con vật ở góc
dưới bên phải màn hình. Nếu thao tác
này chính xác thì sau khi nháy chuột,


- HS đọc bài.
- HS nêu.


- HS đọc bài.
- HS nêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

hình con vật sẽ được gắn dính với con
trỏ chuột.


+ Di chuyển chuột lên vị trí đích và
nháy chuột lần thứ hai. Nếu vị trí nào
đúng, con vật sẽ được vào vị trí đúng,
ngược lại nếu vị trí sai, hình con vật
sẽ quay trở lại vị trí xuất phát và phải
thao tác lại từ đầu.


+ Để thoát khỏi phần mềm em hãy
nháy chuột vào chữ <b>EXIT</b> ở màn hình
khởi động.


<b>d. Hoạt động 4: </b> <i><b>Làm quen với các</b></i>
<i><b>con vật trong rừng:</b></i>


- Yêu cầu HS quan sát các con vật
trong SGK trang 60.



- Kể tên các con vật có trong khu
rừng ?


- Qua phần mềm này em rút ra được ý
nghĩa gì ?


<i><b>e. Thực hành</b></i>


- Yêu cầu HS khởi động máy tính và
khởi động phần mềm .


- GV HD và giải đáp các thắc mắc
của HS .


- Yêu cầu HS thốt khỏi chương
trình, tắt máy an toàn.


4. Làm quen với các con vật trong rừng


- HS quan sát các con vật trong SGK
trang 60.


- HS làm việc cá nhân.
- HS kể tên.


5. Thực hành


HS khởi động máy tính và khởi động
phần mềm .



- HS chia thành các nhóm.
- Giữa các nhóm thi đua nhau.
- Bình chọn nhóm chơi giỏi nhất.


- HS tự thốt khỏi chương trình và thốt
máy tính an tồn.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i><b> </b></i>


<b>TUẦN 23</b>


Ngày 20 tháng 01 năm 2015
<b>TIẾT 20: BÀI 3. TẬP THỂ THAO VỚI TRÒ CHƠI GOLF</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh biết được quy tắc chơi Golf với phần mềm và có thể thao tác
thành thạo để chơi trò chơi này.


- Học sinh hiểu được ý nghĩa giáo dục của trị chơi Golf, trong đó việc rèn
luyện tư duy logic và sáng tạo cũng như sự khéo léo của đơi tay.


<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.



<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ thực hành.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b><i><b>Giới thiệu phần </b></i>
<i><b>mềm.</b></i>


- GV đọc bài.
- Gọi HS đọc lại.


H: Em biết gì về môn thể thao Golf?
H: Phần mềm Golf sẽ giúp em những
việc gì?


- GV nhận xét và thống nhất: <i><b>Golf</b></i> là


1. Giới thiệu phần mềm:
- HS nghe.


- HS đọc bài.
- HS trả lời.



- HS khác nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

phần mềm đơn giản, dễ hiểu, giúp em
hiểu cách chơi và luật chơi của môn
thể thao này


Phần mềm còn giúp em luyện tập
thao tác sử dụng chuột.


- Gọi HS nhắc lại.


<b>b. Hoạt động 2:</b><i><b>Khởi động.</b></i>


- Giới thiệu cho các em về biểu tượng
của phần mềm.


- Cách khởi động phần mềm Golf từ
màn hình nền tương tự như các phần
mềm đã học.


- Giới thiệu cho các em biết về màn
<i>hình khởi động.</i>


- Yêu cầu quan sát hình 92 vàhình 93
trong SGK trang 62 - 63.


<b>c. Hoạt động 3: </b> Cách chơi<i><b>:</b></i>


- GV giới thiệu: Để bắt đầu chơi, em


nháy chuột vào nút tương ứng với số
người chơi (1 Player hoặc 2 Player, 3
Player, 4 Player).


- Gọi HS đọc bài.


H: Em hãy nêu nhiệm vụ của người?
- Gọi HS nêu.


- GV nhận xét và thống nhất : Nhiệm
vụ của người chơi là phải đánh bóng
trúng vào các lỗ. Có tất cả chín lỗ,
mỗi lỗ tương ứng với một địa hình
khác nhau. Em cần đánh bóng trúng


- HS ghi bài.


- HS nhắc lại.
2. Khởi động:
- HS nghe.
- HS mô tả lại


Nháy đúp chuột lên biểu tượng
của phần mềm.


- HS lắng nghe và quan sát.


3. Cách chơi<b>:</b>
- HS nghe.



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

lỗ với số lần đánh bóng càng ít càng
tốt.


H: Làm thế nào để em có thể đưa
bóng vào lỗ?


- Gọi HS nêu.


- GV nhận xét và thống nhất: Khi di
chuyển chuột, em sẽ thấy một đoạn
thẳng nối từ vị trí quả bóng đến vị trí
con trỏ chuột. Nháy chuột để đánh
bóng. Hướng đánh bóng chính là
hướng đoạn thẳng nối quả bóng với
con trỏ chuột.


- Gọi HS nêu quy tắc chơi.
- - GV nhận xét và thống nhất:


+ Em phải đánh bóng vào các lỗ
được đánh số từ 1 đến 9. Sau khi
đánh trúng một lỗ, phần mềm cho biết
kết quả chơi và em nháy chuột để
chuyển sang lỗ tiếp theo.


+ Em cần chú ý đến các cảnh vật
trên sân như hàng rào đá, hồ nước...


Bóng khơng thể đi qua hàng rào
đá. Để bóng qua được hồ nước,


em phải đánh mạnh.


+ Nếu muốn chơi lại từ đầu của lượt
chơi, em nháy chuột lên bảng chọn
<i><b>Game\ Re-Start Current Game.</b></i>
+ Nếu muốn chơi lượt mới bấm <b>F2</b>
hoặc nháy chuột chọn <i><b>Game\ New.</b></i>


- HS nêu.


- HS lắng nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>d. Hoạt động 4: </b> <i><b>Kết quả và thoát</b></i>
<i><b>khỏi phần mềm:</b></i>


- GV giới thiệu màn hình kết quả.
- GV giới thiệu cách khỏi phần mềm.
<b>e. Thực hành</b>


- Yêu cầu HS khởi động máy tính và


khởi động phần mềm Golf .
- GV HD và giải đáp các thắc mắc
của HS .


- Hướng dẫn HS yếu những thao tác
yếu.


- Quan sát HS thực hành.



- Yêu cầu HS thốt khỏi chương
trình, tắt máy an tồn.


5. Thốt khỏi phần mềm.


Để thốt khỏi phần mềm em bấm tổ hợp
phím <i><b>Alt+F4</b></i> hoặc nháy chuột vào nút


e. Thực hành


HS khởi động máy tính và khởi động
phần mềm .


- HS chia thành các nhóm.


- Giữa các nhóm thi đua nhau chơi.


- Bình chọn nhóm chơi giỏi nhất.
- HS tự thốt khỏi chương trình và tắt
máy tính an tồn.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dị:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 24</b>


Ngày 27 tháng 01 năm 2015
<b>CHƯƠNG 5: EM TẬP SOẠN THẢO</b>



<b>TIẾT 21: BÀI 1. NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh ôn lại những kiến thức đã học trong Cùng học tin học- quyển 1 về
phần mềm soạn thảo Word và một số đối tượng trên cửa sổ của Word. Ôn lại
cách gõ chữ việt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Em hãy cho biết phần mềm nào đã học được dùng để soạn
thảo văn bản ? <sub></sub> HS trả lời <sub></sub> HS và GV nhận xét <sub></sub> GV cho điểm.


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b><i><b>Ơn tập khởi động </b></i>
<i><b>phần mềm soạn thảo.</b></i>



<b> </b> GV cho HS làm các bài tập trong
SGK trang 67 – 68. Đồng thời nhắc
lại các kiến thức cũ.


- Gọi HS làm bài tập 1, bài tập 2, bài
tập 3 trong SGK trang 67 - 68.


- Quan sát HS làm bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm.
Nhắc lại:


+, Biểu tượng Word là: .
+, Để khởi động Word ta có các
cách là:


> Cách 1: Nháy đúp lên biểu tượng
từ màn hình nền.


> Cách 2: Nháy <sub></sub>




> Cách 3: Nháy chuột lên biểu


1. Khởi động phần mềm soạn thảo
- HS lên bảng làm bài tập.


- HS làm việc cá nhân.


- HS nhận xét bài làm của bạn.



- HS nghe và ghi nhớ.


2. Soạn thảo:


- HS lên bảng làm bài tập.
- HS làm việc cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

tượng Word


<b>b. Hoạt động 2:</b><i><b>Chức năng của </b></i>
<i><b>phím Shift, Delete và Backspace </b></i>
<i><b>(</b><b></b><b>) .</b></i>


- Gọi HS làm bài tập 4, bài tập 5
trong SGK trang 68.


- Quan sát HS làm bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm.
Nhắc lại:


+, Ta cịn dung phím Caps Lock để
tạo chữ hoa. Nhưng em cần chú ý:
Khi gõ chữ Việt có dấu, em dùng
phím Caps Lock thì khơng tạo ra
đựoc chữ in hoa mà phải dùng đến
Font in hoa.


+, Phím Shift ngồi được dùng để
tạo chữ hoa cịn được dùng để tạo kí


tự trên và tổ hợp phím, hay trong khi
chọn các đối tượng liền nhau,…
Ví dụ: Để xóa hết các nét vẽ trên
Paint, ta dùng tổ hợp phím: Shift +
Ctrl + N.


+, Phím Delete và Backspace (<sub></sub>)
dùng để xóa 1 hay nhiều kí tự bên
phải và bên trái con trỏ.


<b>c. Hoạt động 3:</b> Gõ chữ Viêt.
- Gọi HS làm bài tập 6, bài tập 7
trong SGK trang 69.


- Quan sát HS làm bài tập.


- HS nghe và ghi nhớ.


3. Gõ chữ Việt:


- HS lên bảng làm bài tập.
- HS làm việc cá nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- GV nhận xét và cho điểm.
Nhắc lại:


Để gõ chữ Gõ kiểu
Telex


Gõ kiểu


Vni


ă aw a8


â aa a6


ê ee e6


ô oo o6


ơ ow o7


ư uw u7


đ dd d9


- HS nghe và ghi nhớ.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
<i><b> </b></i>
<b>TUẦN 25</b>


Ngày 3 tháng 02 năm 2015
<b>TIẾT 22: BÀI 2. CĂN LỀ</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>



- Học sinh biết căn lề đoạn văn bản bằng các nút lệnh trên thanh công cụ
Formatting.


- Học sinh hiểu được cách căn lề đoạn văn bản.
<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ học..
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b><i><b>Giảng bài.</b></i>


- GV giói thệu các nút lệnh căn lề.


- Yêu cầu HS quan sát hình 100 trang 70
trong SGK.


H: Em hãy cho biết có mấy nút lệnh dùng
để căn lề?



- GV nhận xét và thống nhất: Có 4 nút
lệnh căn lề. Đó là:


+, Nút lệnh căn thẳng lề trái (Align
Left).


+ Nút lệnh căn thẳng lề phải (Align
Right)


+, Nút lệnh căn giữa (Center)
+, Nút lệnh căn thẳng cả hai lề
(Justify)


Tất cả các nút lệnh đều ở trên thanh cơng
cụ Formatting.


- u cầu HS quan sát hình 101 trang 70 trong
SGK


- GV giới thiệu cách mở thanh công cụ
Formatting.


Cách 1:Vào menu <sub></sub>Nháy <sub></sub>
Nháy chuột .


Cách 2: Nháy nút phải chuột lên một
khoảng trắng trên thanh công cụ <sub></sub> Chọn
- GV hướng dẫn các bước căn lề.



1. Căn lề:


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS lắng nghe và ghi nhớ.


- HS chú ý.


HS nêu.


2. Thực hành:


HS khởi động máy tính và phần mềm
Word theo các cách đã học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

H: Em hãy nêu các bước thực hiện căn lề
đoạn văn ?


- GV thống nhất : Các bước thực hiện:
Bước 1: Nháy chuột vào đoạn văn bản
cần căn lề.


Bước 2: Nháy chuột lên một trong bốn
nút lệnh


<b>b. Hoạt động 2:</b><i><b>Hướng dẫn HS thực </b></i>
<i><b>hành.</b></i>



- Yêu cầu HS khởi động máy tính và phần
mềm Word theo các cách đã học.


- HD lại các nút lệnh căn lề.


- Yêu cầu gõ đoạn thơ sau và tập căn lề
bằng các nút lệnh đã học.


Mình về với Bác đường xuôi


Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời.


Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường.
Nhớ Người những sáng tinh sương


Ung dung yên ngựa trên đường suối reo…
Nhớ chân Người bước lên đèo


Người đi, rừng núi trơng theo bóng Người


- GV HD và yêu cầu HS thực hiện các
thao tác cho đúng.


- Cho HS thi đua thực hành giữa các
nhóm.


- GV quan sát và nhận xét từng bài thực
hành.



- GV kiểm tra và nhận xét từng bài thực
hành của HS.


- HS thực hành.


- Khi HS có vướng mắc.


- HS thực hành xong.


- Bình chọn xem nhóm nào thực hành
nhanh nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

- Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm Word và
tắt máy an toàn.


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
<i><b> </b></i>


<b>TUẦN 26</b>


Ngày 10 tháng 02 năm 2015
<b>TIẾT 23: BÀI 3. CỠ CHỮ VÀ PHÔNG CHỮ</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh biết định dạng đoạn văn bản theo cỡ chữ và phông chữ.
- Học sinh hiểu được cách định dạng cỡ chữ và phông chữ.



<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ học..
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1: Chọn cỡ chữ:</b>


- GV giới thiệu nút lệnh cỡ chữ (Font size)
trên thanh Formatting.


Cỡ chữ


- Yêu cầu HS quan sát hình 103 trong
SGK trang 72.


1. Chọn cỡ chữ :



- HS nghe và quan sát hình 103.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

H: HS nêu các bứơc thực hiện định dạng
cỡ chữ ?


- GV thống nhất: Các bứơc thực hiện:
Bước 1: Nháy chuột ở mũi tên bên
phải ô . Một danh sách cỡ chữ hiện ra.
Bước 2: Nháy chuột lên cỡ chữ em muốn
chọn.


!

Chú ý:


+, Khi soạn thảo văn bản, cỡ chữ thường
dùng là: 14.


+, Dùng tổ hợp phím Ctrl+[ để giảm đi 1
đơn vị cỡ chữ, Ctrl+] để tăng 1 đơn vị cỡ
chữ.


<b>b. Hoạt động 2: Chọn phông chữ</b>


- GV giới thiệu nút lệnh Phông chữ (Font)
trên thanh Formatting.


Phông chữ


- Yêu cầu HS quan sát hình 104 trong
SGK trang 74.



H: HS nêu các bứơc thực hiện định dạng
phông chữ ?


- GV thống nhất: Các bứơc thực hiện:
Bước 1: Nháy chuột ở mũi tên bên phải ô


. Một danh sách phông chữ hiện ra.
Bước 2: Nháy chuột lên phông chữ em
muốn chọn.


!

Chú ý: Khi soạn thảo văn bản:


+, Nếu ta chọn bảng mã Unicode dựng


- HS lắng nghe và ghi bài.


- HS nghe chú ý.


2. Chọn phông chữ:


- HS nghe và quan sát hình 104.


- HS nêu.


- HS lắng nghe và ghi bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

sẵn thì Font thường dùng là:


+, Nếu ta chọn bảng mã TCVN3- ABC


thì Font thường dùng là:


- Nhắc nhở:


+, Em phải chọn Font Size và Font trước
khi soạn thảo văn bản.


+, Em có thể kéo thả ô vuông nhỏ ở
bên phải để thấy các cỡ chữ và phông chữ.
<b>Thực hành</b>


- Yêu cầu HS khởi động máy tính và phần
mềm Word theo các cách đã học.


- Yêu cầu HS <b>LUYỆN TẬP</b> trong SGK
trang 73 và trang 75.


. Yêu cầu gõ bài thơ dưới đây với tên bài
thơ có cỡ chữ lớn hơn và căn giữa.


Mèo con đi học



Hôm nay trời nắng chanhg chang
Mèo con đi học chẳng mang cái gì.


Chỉ mang một cái bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con


<i>Theo Phạm Thị Vàng Anh</i>
Yêu cầu gõ bài thơ dưới đây với tên bài thơ


có cỡ chữ lớn hơn và phông chữ khác với
phông chữ của các câu thơ.


Mẹ ốm



Mọi hơm mẹ thích vui chơi
Hơm nay mẹ chẳng nói cười được đâu


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Lá trầu khô giữa cơi trầu


Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.
<i>Theo Trần Đăng Khoa</i>
- GV HD và yêu cầu HS thực hiện các thao
tác cho đúng.


- Nhắc nhở: Sử dụng Font Size, Font và kiểu
căn lề cho đúng.


- HD các em sử dụng các tổ hợp phím
trong khi soạn thảo : Ctrl+], Ctrl +[ để
giảm, tăng cỡ chữ .


- Cho HS thi đua thực hành giữa các
nhóm.


- GV quan sát và nhận xét từng bài thực
hành.


- GV kiểm tra và nhận xét từng bài thực
hành của HS.



- Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm


4. Củng cố - Dặn dò:


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Học bài và thực hành tập chọn cỡ chữ và phông chữ khác nhau.


<b>TUẦN 27</b>


Ngày 24 tháng 2 năm 2015
<b>TIẾT 24: BÀI 4. THAY ĐỔI CỠ CHỮ VÀ PHÔNG CHỮ</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ học..
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.



+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1: Chọn văn bản:</b>
- GV giới thiệu cách chọn văn bản.
- GV lấy ví dụ : Giả sử gõ câu:


Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây
trắng lơ xơ đuổi nhau trên cao. Nền trời
xanh vời vợi.


H: Làm thế nào để ta có chọn được từ: “mùa
hạ”.


- GV hướng dẫn:


+, Đưa con trỏ chuột đến trước chữ <b>m.</b>
<b> +, </b>Kéo thả chuột từ chữ <b>m </b> đến chữ <b>ạ.</b>
H: HS nêu các bứơc thực hiện chọn văn
bản?


- GV thống nhất: Các bứơc thực hiện:


Bước 1: Nháy chuột để đưa con trỏ chuột
đến vị trí đầu (hoặc vị trí cuối) của phần văn
bản.


Bước 2: Kéo thả chuột từ vị trí đầu (hoặc
vị trí cuối) đến vị trí cuối (Hoặc vị trí đầu)



1. Chọn văn bản :


- HS quan sát tranh.
HS lắng nghe.


- HS nêu.


- HS khác nhận xét.


- HS lắng nghe và ghi bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

của phần văn bản đó.
- Gọi HS nhắc lại.


!

Chú ý: Em cịn có thể chọn một phần văn bản
bằng cách:


Bước 1: Nháy chuột để đưa con trỏ chuột
đến vị trí đầu (hoặc vị trí cuối) của phần văn
bản.


Bước 2: Nhấn giữ phím Shift và nháy
chuột ở vị trí cuối (vị trí đầu).


<b>b. Hoạt động 2: Thay đổi cỡ chữ</b>


- GV giới thiệu: Để từ ‘mùa hạ’ to hơn thì ta
làm thế nào ?



- Yêu cầu HS quan sát hình 107 trong SGK
trang 77.


- GV hướng dẫn.


HS nêu các bứơc thực hiện định dạng lại cỡ
chữ ?


- GV thống nhất: Các bứơc thực hiện:
Bước 1: Chọn phần văn bản cần thay đổi
cỡ chữ.


Bước 2: Nháy chuột ở mũi tên ô cỡ chữ.
Bước 3: Nháy chuột để chọn cỡ chữ em
muốn.


- Gọi HS nhắc lại.


<b>c. Hoạt động 3: Thay đổi phông chữ</b>
- GV giới thiệu: Để từ ‘mùa hạ’ trở thành
‘MÙA HẠ’ thì ta làm thế nào ?


- Yêu cầu HS quan sát hình 108 trong SGK
trang 79.


2. Thay đổi cỡ chữ:


- HS nghe và quan sát hình 107.
- HS nêu.



- HS khác nhận xét.


- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS nhắc lại.


3. Thay đổi phông chữ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

- GV hướng dẫn.


HS nêu các bứơc thực hiện định dạng lại
phông chữ ?


- GV thống nhất: Các bứơc thực hiện:
Bước 1: Chọn phần văn bản cần thay đổi
cỡ chữ.


Bước 2: Mở danh sách phông chữ bằng
cách nháy chuột ở mũi tên ô cỡ chữ.
Bước 3: Nháy chuột để chọn phông chữ
em muốn.


- Gọi HS nêu lại các kiến thức đã học trong
giờ


-Yêu cầu HS <b>THỰC HÀNH</b> trong SGK
trang 80.


- HS nêu.


- HS khác nhận xét.



- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS nhắc lại.


- HS nêu lại
HS thực hành


<i><b>4. Củng cố - Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Học bài và thực hành tập chọn cỡ chữ và phông chữ khác nhau.


<b>TUẦN 28</b>


Ngày 3 tháng 3 năm 2015
<b>TIẾT 25: BÀI 5. SAO CHÉP VĂN BẢN</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh biết tác dụng của việc sao chép, cách sao chép văn bản và cách lưu
văn bản.


- Học sinh hiểu tác dụng của việc sao chép, cách sao chép văn bản và cách
lưu văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.



<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ học..
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.
+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a. Hoạt động 1: Vì sao chúng ta lại sao chép </b>
<i><b>văn bản:</b></i>


- GV lấy một vài ví dụ văn bản có những từ và
câu giống nhau lặp lại nhiều lần.


- GV nêu: Việc sao chép văn bản giúp em soạn
thảo nhanh hơn.


- Gọi HS nêu lại.


<b>b. Hoạt động 2: Các bước thực hiện</b>


- GV giới thiệu nút lệnh Sao và Dán để sao chép
văn bản.


- Yêu cầu HS quan sát hình 109 (SGK - 82).
- GV nêu các bước thực hiện sao chép văn bản.


Bước 1: Chọn phần văn bản cần sao chép.


Bước 2: Nháy chuột ở nút Sao (hoặc dùng tổ hợp
phím Ctrl+C)


để đưa nội dung vào bộ nhớ của máy tính.
Bước 3: Đặt con trỏ soạn thảo tại nơi cần sao chép.
Bước 4: Nháy chuột vào nút Dán (hoặc dùng
tổ hợp phím Ctrl+V) để dán vào.


1. Tác dụng của việc sao chép:
- HS lắng nghe.


- HS nhắc lại.


2. Các bước thực hiện


- HS nghe và quan sát hình 109.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

- Gọi HS nhắc lại.


<b>c. Hoạt động 3: Đọc thêm : ‘Lưu văn bản’</b>
- GV đọc 1 lần.


- Gọi HS đọc lại.


- GV HD HS cách lưu văn bản.


Bước 1 : Nháy chuột ở nút lưu . Một hộp
thoại được mở ra.



Bước 2: Gõ tên văn bản trong ô File name.
Bước 3: Nháy nút trên hộp thoại để
lưu.


- Gọi HS nhắc lại.


- Yêu cầu HS khởi động máy tính và phần mềm
Word.


- Yêu cầu HS <b>LUYỆN TẬP</b> trong SGK trang 83.
-Yêu cầu HS <b>THỰC HÀNH</b> trong SGK trang 83.
- GV HD và yêu cầu HS thực hiện các thao tác
cho đúng.


- Yêu cầu đọc phần Hướng dẫn


- Nhắc nhở: > Sử dụng các nút lệnh Sao và
Dán để sao chép nhanh hơn.


- Cho HS thi đua thực hành giữa các nhóm.
- GV quan sát và nhận xét từng bài thực hành.
- GV kiểm tra và nhận xét từng bài thực hành của
HS.


- GV hướng dẫn HS lưu văn bản vừa soạn thảo.


!

Chú ý: Để lưu lại ta có thể dùng tổ hợp phím
Ctrl +S (Hoặc vào menu File\ Save), tiếp theo ta
làm theo các bước đã biết.


- HS nhắc lại


3. Đọc thêm : Lưu văn bản.
- HS nghe.


- HS đọc lại.


- HS lắng nghe và ghi bài.


- HS nhắc lại


- HS khởi động máy tính và phần
mềm Word.


- HS luyện tập.


- HS chú ý quan sát.
- Khi HS có vướng mắc.


- HS thực hành xong.


- Bình chọn xem nhóm nào thực
hành nhanh nhất.


- HS thao tác thực hành lại.
- HS nghe và quan sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm Word và tắt
máy an tồn.



<i><b>4. Củng cố – dặn dị:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 29</b>


<i>Ngày 10 tháng 3 năm 2015</i>
<b>TIẾT 26: BÀI 6. TRÌNH BÀY CHỮ ĐẬM, NGHIÊNG</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh biết dùng nút lệnh , để trình bày chữ đậm, nghiêng.
- Học sinh hiểu cách trình bày chữ đậm, nghiêng.


<b>-</b> Các em có lịng u thích mơn học.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ học..
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.



+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1: Làm thế nào để ta có </b>
<i><b>trình bày được chữ đậm, nghiêng:</b></i>


- GV giới nêu một vài ví dụ văn bản khác
nhau có các kiểu trình bày chữ khác nhau.
- Yêu cầu HS quan sát hình 111 SGK trang
86.


- GV giới thiệu các nút lệnh tạo chữ đậm,


1. Làm thế nào để ta có trình bày được
chữ đậm, nghiêng:


- HS lắng nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

nghiêng.


- GV nêu các bước thực hiện:


Bước 1: Chọn phần văn bản muốn trình
bày.


Bước 2: Nháy nút lệnh để tạo chữ đậm
hoặc nháy nút lệnh để tạo chữ nghiêng.
- GV gọi HS nêu lại.



!

Chú ý: Nếu không chọn văn bản mà em
nháy nút (hoặc ) thì văn bản được gõ
vào từ vị trí con trỏ soạn thảo sẽ là chữ đậm
(hoặc nghiêng).


- Gọi HS nhắc lại.


<b> Hoạt động 2 : Giới thiệu một số tổ hợp </b>
<i><b>phím :</b></i>


- GV giới thiệu một số tổ hợp phím :
+, Tạo chữ đậm: Ctrl + B.


+, Tạo chữ nghiêng: Ctrl + I.
+, Tạo chữ gạch chân: Ctrl + U.


+, Tạo chữ đậm , nghiêng, gạch chân: Ctrl
+ B + I + U.


+, Tạo chữ đậm, nghiêng: Ctrl + B + I.
H: Để tạo chữ đậm và gạch chân ta dùng tổ
hợp phím nào?


- GV nhận xét.


- Yêu cầu HS khởi động máy tính và phần
mềm Word.


- Yêu cầu HS <b>LUYỆN TẬP</b> trong SGK
trang 87.



-Yêu cầu HS <b>THỰC HÀNH</b> trong SGK


- HS nghe và ghi bài.


- HS nhắc lại.


2. Một số nút lệnh sử dụng khi trình bày
kiểu chữ :


- HS chú ý và ghi bài.


- HS trả lời.


- HS chú ý nghe


- HS khởi động máy tính và phần mềm
Word.


- HS luyện tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

trang 88.


- GV HD và yêu cầu HS thực hiện các thao
tác cho đúng.


- Yêu cầu đọc phần Hướng dẫn


- Nhắc nhở: > Sử dụng các nút lệnh , ,
hoặc sử dụng các tổ hợp phím tắt.



- Cho HS thi đua thực hành giữa các nhóm.
- GV quan sát và nhận xét từng bài thực hành.
- GV kiểm tra và nhận xét từng bài thực hành
của HS.


- Yêu cầu HS lưu văn bản mình vừa soạn thảo.
- GV hướng dẫn HS lưu văn bản vừa soạn
thảo.


- Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm Word và
tắt máy an tồn.


- Khi HS có vướng mắc.


- HS thực hành xong.


- Bình chọn xem nhóm nào thực hành
nhanh nhất.


- HS lưu văn bản vừa soạn thảo.


- HS thốt khỏi phần mềm Word và tắt
máy an tồn.


<i><b>4. Củng cố – dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
<b>TUẦN 30</b>



<i>Ngày 17 tháng 3 năm 2015</i>
<b>TIẾT 27: BÀI 7. THỰC HÀNH TỔNG HỢP</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học để thực hành theo mẫu.
- Rèn luyện kỹ năng soạn thảo văn bản, rèn tính tỉ mỉ, chú ý quan sát.
<b>-</b> Các em có lịng u thích môn học.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ học..
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.
+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


- Yêu cầu HS khởi động máy tính và phần mềm
Word.


-Yêu cầu HS <b>THỰC HÀNH</b> bài T1. trong SGK
trang



- GV HD và yêu cầu HS thực hiện các thao tác cho
đúng.


- Nhắc nhở: > Sử dụng các nút lệnh , , hoặc
sử dụng các tổ hợp phím tắt, chọn nút căn thẳng lề
trái.


- Cho HS thi đua thực hành giữa các nhóm.
- GV quan sát và nhận xét từng bài thực hành.
- GV kiểm tra và nhận xét từng bài thực hành của
HS.


- Yêu cầu HS lưu văn bản mình vừa soạn thảo.
-Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở bài T2. trong
SGK trang 90.


- GV nhận xét và thống nhất:


+, Để chuyển chữ đậm thành chữ thường: Ta
nháy chuột lên nút lệnh 1 lần.


+, Để chuyển chữ thường thành chữ nghiêng: Ta
nháy chuột lên nút lệnh 1 lần.


<b> +, </b>Có. Nháy chuột lên nút , 1 lần.


- Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm Word và tắt


- HS khởi động máy tính


và phần mềm Word.


- HS luyện tập.


- HS chú ý quan sát.


- Khi HS có vướng mắc.
- HS thực hành xong.


- Bình chọn xem nhóm nào
thực hành nhanh nhất.
- HS lưu văn bản.


- HS nghe và thưc hiện lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

máy an tồn.


<i><b>4. Củng cố – Dặn dị:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 30</b>


<i>Ngày 24 tháng 3 năm 2015</i>
<b>CHƯƠNG 6: THẾ GIỚI LOGO CỦA EM</b>


<b>TIẾT 28: BÀI 1. BƯỚC ĐẦU LÀM QUEN VỚI LOGO</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>



- Học sinh biết biểu tượng phần mềm, các câu lệnh đơn giản.


- Nhận biết màn hình chính, cửa sổ lệnh, ngăn chứa các lệnh đã viết, biểu
tượng của chú Rùa trên màn hình.


- Các em u thích mơn học hơn.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


a. Hoạt động 1: <i><b>Tìm hiểu về Logo</b></i>
- GV giới thiệu về phần mềm.
- Gọi HS đọc bài.


H: Logo là là phần mềm như thế nào?
- GV nêu lại:Logo là phần mềm máy



1. Logo và chú Rùa
- HS đọc bài.


- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

tính giúp các em vừa học vừa chơi một
cách bổ ích. Em sẽ học viết các dịng
lệnh để điều khiển một chú Rùa đi trên
màn hình.


H: Chú Rùa dùng vật gì để ghi lại dấu
vết của mình.


H: Cùng Rùa hoạt động trong thế giới
Logo, em cịn có thể ra lệnh cho Rùa
làm những việc gì?


- GV nhận xét.


<b>b. Hoạt động 2: Tại sao nhân vật Logo</b>
<i><b>lại là Rùa?</b></i>


- Gọi HS đọc bài.


H: Em hãy mô tả rô-bốt đầu tiên?


H: Trong phần mềm Logo, con trỏ Rùa
có dạng hình gì?


- GV nhận xét.



<b>c. Hoạt động 3: Màn hình làm việc của</b>
<i><b>Logo</b></i>


- GV giới thiệu biểu tượng của Logo


- GV giới thiệu màn hình làm việc.
- Gọi HS đọc bài.


H: Màn hình làm việc của Logo có mấy
phần? Đó là những phần nào?


- GV nhận xét và kết luận: Màn hình
làm việc của Logo có 2 phần: màn hình
chính và cửa sổ lệnh.


- HS lắng nghe.


2. Tại sao nhân vật của Logo lại là Rùa
- HS đọc bài.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


3. Màn hình làm việc của Logo


- HS quan sát.


- HS đọc bài.


- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

H: Em hãy cho biết ở màn hình chính có
gì?


- GV nhận xét và kết luận: là nơi Rùa di
chuyển và để lại vết chân trên đó. Các
bạn nhỏ gọi đó là sân chơi của Rùa.
H: Em hãy cho biết ở cửa sổ lệnh được
dùng để làm gì?


- GV nhận xét và kết luận: Nằm ở phía
dưới và được chia làm hai ngăn : Ngăn
ghi lại các lệnh đã viết trong phiên làm
việc và ngăn để gõ lệnh.


<b>d. Hoạt động 4:Những lệnh đầu tiên </b>
<i><b>của Logo</b></i>


- GV giới thiệu một số lệnh của Logo.


Lệnh Rùa làm


Home Rùa về vị trí xuất phát
CS Rùa về vị trí xuất phát.
Xóa tồn bộ sân chơi
FD n Rùa đi về phía trước n


bước



RT k Rùa quay phải k độ


- GV nêu: Sau khi gõ xong 1 lệnh em
hãy nhần phím Enter để trao lệnh đó cho
Rùa. Rùa sẽ thực hiện theo lệnh của em


?

Bài tập: Em hãy điền các ơ cịn trong
bảng trên để mô tả công việc của Rùa.
- GV HD và nhận xét.


- Yêu cầu HS làm bài thực hành T2.
trong SGK trang 95.


- HS lắng nghe và ghi bài.


4. Những lệnh đầu tiên của Logo


- HS lắng nghe.


- HS ghi bài.


- HS lắng nghe.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

- GV quan sát và hướng dẫn HS viết
lệnh.


- GV nhận xét và thống nhất: các lệnh
em phải gõ là:


FD 50 RT 90 FD 100 RT 90 FD 50 RT


90 FD100


- GV hướng dẫn:


+, Để thay đổi nét của bút vẽ, em làm
như sau : chọn lệnh Set <sub></sub> PenSize… rồi
em chọn nét vẽ mới.


+, Để thay đổi màu của bút vẽ, em làm
như sau : chọn lệnh Set <sub></sub> PenColor… rồi
em chọn màu vẽ mới.


+, Để thoát khỏi Logo em dùng lệnh
<b>Bye</b>.


- Yêu cầu HS làm bài thực hành T5.
trong SGK trang 96.


- Cho HS thi đua thực hành giữa các
nhóm.


- GV nhận xét bài thực hành của HS.
- Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm
Logo bằng lệnh đã học.


- HS thực hành.


- HS quan sát.


- HS làm bài thực hành T5. trong SGK


trang 96.


- HS thoát khỏi phần mềm Logo.


<i><b>4. Củng cố – Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 31</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>TIẾT 29: BÀI 2. THÊM MỘT SỐ LỆNH LOGO</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh biết được tên đầy đủ, cách viết tắt và chức năng của từng lệnh.
- Học sinh biết cách quy tắc gõ lệnh.


- Các em u thích mơn học hơn.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Em hãy kể tên các lệnh em đã học và chức năng của từng
lệnh ?<sub></sub> HS trả lời. <sub></sub> HS và GV nhận xét. <sub></sub> GV cho điểm.


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>



+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1 : Các lệnh đã biết.</b>
- Gọi một vài HS nêu các lệnh trong
Logo đã học


- GV nhận xét và thống nhất :


Lệnh đầy đủ Viết
tắt


Hành động của
Rùa


Home Rùa về vị trí xuất
phát


ClearScreen CS


Rùa về vị trí xuất
phát và xóa tồn


bộ sân chơi
ForwarD n FD n Rùa đi về phía



trước n bước
RighT k RT k Rùa quay phải k


1. Các lệnh đã biết.
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

độ
- GV nêu : Khi gõ lệnh em cần chú ý
như sau :


<b> +, </b>Một số lệnh chỉ có phần chữ (Home,
CS). Phần chữ trong lệnh khơng phân
biệt chữ hoa hay chữ thường.


+, Một số lệnh có cả phần chữ và phần
số, giữa phần chữ và phần số phải có
dấu cách.


+, Có thể viết đầy đủ hoặc viết tắt lệnh
đều được.


+, Có thể viết nhiều lệnh trên một
dòng, lệnh sau cách lệnh trước một dấu
cách.


<b>b. Hoạt động 2 : Các lệnh mới </b>
- GV nêu các lệnh mới trong Logo.



Lệnh đầy
đủ


Viết


tắt Hành động của Rùa


BacK n


BK


n Rùa lùi lại sau n
bước


LefT LT k Rùa quay sang trái
K độ


PenUp PU Nhấc bút Rùa ko
vẽ nữa
PenDowm PD Hạ bút Rùa lại vẽ


HideTurtle HT Rùa ẩn mình
ShowTurtl ST Rùa hiện hình


- HS ghi bài.


2. Các lệnh mới


- HS nêu chức năng của từng lệnh.



- HS ghi bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

e


Clean


Xóa màn hình,
Rùa vẫn ở vị trí


hiện tại.


Bye Thốt khỏi phần


mềm Logo


<b>c. Hoạt động 3 : Bài tập </b>


- Yêu cầu HS làm bài tập 1 và 2Trong
SGK trang 98.


- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- GV nhận xét và chữa bài:


Bài 1 : Dòng lênh được viết đúng là :
Fd 100 CS FD 100 RT 60
FD 100 RT 60


FD 100 FD 50


Bài 2 : Các dòng lệnh sai cần sửa lại


là :


FD 100 FD 100 RT 50
FD 100 RT 60 CS FD 100 RT 60
FD 100 CS FD 100 RT 60
- Yêu cầu HS làm bài thực hành T1.,
T2., T3. T4., T5. trong SGK 99 – 100.
Y/C HS thoát máy an toàn


3. Bài tập :


- HS làm bài tập 1 và 2 trong SGK trang
98.


- HS lên bảng làm bài tập.


HS thực hành


HS thoát máy an tồn
<i><b>4. Củng cố – Dặn dị:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>TUẦN 32</b>


<i>Ngày 7 tháng 4 năm 2015</i>
<b>TIẾT 30: BÀI 3. SỬ DỤNG CÂU LỆNH LẶP</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Học sinh biết được chức năng, cú pháp của lệnh lặp Repeat và lệnh chờ
Wait.



- Học sinh có khả năng vận dụng nhanh vào bài tập.
- Các em u thích mơn học hơn.


<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Em hãy cho biết chức năng của các lệnh PU, PD, HT, ST,
CS, Clean ? ?<sub></sub> HS trả lời. <sub></sub> HS và GV nhận xét. <sub></sub> GV cho điểm.


<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


+ Hoạt động dạy học:


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1 : Câu lệnh lặp :</b>
- GV lấy một ví dụ bài tập sử dụng
nhiều lệnh lặp. Để vẽ một hình chữ
nhật em phải viết lệnh :


FD 50 RT 90 FD 100 RT 90 FD 50
RT 90 FD 100



H : Em thấy lệnh FD 100, FD 50, RT
90 lặp lại mấy lần ?


- GV hướng dẫn các em sử dụng lệnh
lặp Repeat. Logo có cách giúp các em


1. Câu lệnh lặp
- HS chú ý quan sát..


- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

viết lệnh ngắn gọn và nhanh nhất.
Bảy lệnh trên sẽ được thay thế bởi
câu lệnh :


Repeat 2 [FD 50 RT 90 FD 100 RT 90]
H : Lệnh lặp dùng để làm gì ?


- GV nhận xét.


- Gọi HS nêu cấu trúc của lệnh lặp.
- GV thống nhất : Repeat n [ ]
H: Tham số n, cặp dấu [ ] dùng để
làm gì? Giữa Repeat và n phải có dấu
gì ?


- Gọi HS đọc chú ý.


<b>b. Hoạt động 2 : Sử dụng câu lệnh </b>


<i><b>Wait:</b></i>


- Gọi HS đọc bài.


H: Lệnh Wait được dùng để làm gì?
- GV nhận xét.


- GV lấy ví dụ về lệnh Wait : Wait 120
- Giải thích lệnh Wait.


<b>c. Hoạt động 3 : Bài tập:</b>


- Yêu cầu HS làm bài tập trong SGK
trang 102, 103.


- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 1 và
bài tập 2, bài tập 3.


- GV nhận xét, chấm bài, và chữa bài.
Bài 1 : Những câu lệnh được viết
đúng là:


Repeat 4 [FD 100 RT 90]
REPEAT 4 [FD 100 RT 90]


- HS nêu cấu trúc của lệnh lặp.
- HS khác nêu lại.


- HS đọc bài.
- HS khác đọc lại


- HS ghi bài.


2. Sử dụng câu lệnh Wait :
- HS đọc bài.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS chú ý nghe.


3. Bài tập


- HS làm việc cá nhân.
- 3 HS lên bảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

REPEAT 4[FD 100 RT 90]
Bài 2: Các câu lệnh cần sửa lại là:
REPEAT 4 [FD 100 RT 90]
Bài 3 : Điền vào chỗ trống:


a) Vẽ hình vng:4 100 90
b) Vẽ hình chữ nhật: 90 100 50
Vẽ hình tam giác:100 3


- HS chú ý.


<i><b>4. Củng cố – Dặn dò:</b></i>


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.


<b>TUẦN 33</b>


<i>Ngày 14 tháng 4 năm 2015</i>
<b>TIẾT 31: ÔN TẬP CUỐI KÌ 2</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Hệ thống lại những kiến thức đã học trong học kì II.


- Học sinh nắm vững các kiến thức đã học để thực hành trên các phần mềm đã
học.


- Học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong thực hành.
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.


<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Kiểm tra bài cũ. </b></i>Xen lẫn trong giờ.
<i><b>3. Dạy bài mới:</b></i>


+ Giới thiệu và ghi đầu bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>
<b>a. Hoạt động 1 : Ôn tập</b>



- Gọi HS nêu lại các lệnh đã được học
trong Logo


- GV nhận xét.


<b>b. Hoạt động 2 : Bài tập:</b>


- Yêu cầu HS làm bài thực hành T1.,
T3., T5. trong SGK 105 – 106.


- Gọi 3 hS lên bảng làm bài tập 1, 3, 5.
- GV nhận xét và chữa bài.


Bài 1:


A B


HOME Dấu Rùa


FD n Quay phải k độ


PU Hạ bút


RT k Nhấc bút
HT Tiến n bước về


trước


PD Về vị trí xuất phát



Bài 3 : Điền từ thích hợp vào chỗ
trống :


a) Home d) ẩn mình
b) CS (ClearScreen) e) vẽ
c) hình tam giác


Bài 5:


ClearScreen


Rùa đi về phía trước n bước
RT k


BacK n
LT k
PD


Rùa hiện hình


- HS nêu lại.


- HA khác nhận xét.
- HS lên bảng làm.


- HS khác nhận xét.


- HS khởi động máy tính và phần mềm
Logo.



- HS thực hành trên máy tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Lệnh chờ


Thoát khỏi phần mềm Logo
<b>c. Hoạt động 3 : Thực hành:</b>


- Yêu cầu HS khởi động máy tính và
phần mềm Logo.


- Yêu cầu HS làm bài thực hành T2.,
T4., trong SGK 105 – 106.


- GV quan sát và hướng dẫn cho HS
thực hành.


- Nhắc nhở:


+, Em gõ đúng cấu trúc của lệnh.
+, Nếu muốn nhập lại một dịng
lệnhđã có trong ngăn chứa các lệnh đã
viết, em chỉ cần nháy chuột vào dịng
lệnh đó.


+, Cần quan sát tỉ mỉ các hành động
của Rùa.


- Cho HS thi đua nhau làm bài tập.
- GV nhận xét, chấm bài và chữa bài


cho các nhóm.


- Yêu cầu HS tắt máy an tồn và thốt
khỏi phần mềm Logo.


HS thực hành


- HS tắt máy an tồn và thốt khỏi
phần mềm Logo.


<i><b>4. Củng cố – Dặn dò:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>TUẦN 34</b>


<i>Ngày 21 tháng 4 năm 2014</i>
<b>TIẾT 32: KIỂM TRA CUỐI KÌ 2</b>


<b>I. Mục tiêu:</b>


- Đánh giá kết quả học tập của HS trong năm học.


- Học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành để làm bài kiểm
tra.


- Học sinh nghiêm túc làm bài .
<b>II. Chuẩn bị:</b>


+ Giáo viên: SGK, giáo án, máy tính.
+ Học sinh : SGK, vở viết, bút.



<b>III. Các hoạt động dạy học</b><i>.</i>
<i><b>1. Ổn định tổ chức. </b></i>


<i><b>2. Nội dung</b></i>


<b>Đề bài</b>


<b>Câu 1 : Sử dụng phần mềm MS Words soạn thảo đoạn văn bản dưới đây theo </b>
<b>mẫu:</b>


Ngày mùa vui



</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

yêu thương. Ngày mùa rộn ràng nơi nơi. Có đau vui nào vui hơn. Nhịp nhàng
những bước chân. Vang ngân tiếng reo cười. Ai gánh lúa về sân phơi nắng tươi
cho màu thóc vàng. Hội mùa rộn ràng quê hương ấm no chan hòa yêu thương.
Ngày mùa rộn ràng nơi nơi. Có đau vui nào vui hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

TUẦN:

<b>36</b>

<i><b> Thứ sáu, ngày 14 tháng 5 năm 2009</b></i>


<i><b> Sáng: Lớp 4A1, 4A2, 4B Chiều: Lớp 5A1, 5A2, </b></i>
<i><b>5B. </b></i>


<b>CHƯƠNG 7: EM HỌC NHẠC </b>


<b>Tiết 63: Bài 1. Làm quen với Encore</b>



<b>I. Mục đích – Yêu cầu:</b>


- Giúp HS tìm hiểu về phần mềm Encore và những khả năng của Encore hỗ
trợ học nhạc như: mở nhạc, nghe nhạc, tập đọc nhạc, tập hát.



- Học sinh biết dùng Phần mềm Encore để mở và nghe các bản nhạc có sẵn
trong máy.


- Các em được học khả năng sử dụng máy tính và áp dụng để học mơn nghệ
thuật là môn hát nhạc. Các em yêu thích mơn học hơn.


<b>II. Đồ dùng dạy - học:</b>


<b> </b>1. Giáo viên: Giáo án + SGK + Phòng máy.<b> </b>
2. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.


<b>III. Các hoạt động dạy và học</b>:
<b> </b>1. Ổn định tổ chức: <i>Hát.</i>


2. Kiểm tra: H : Em nêu tên các phần mềm giúp em học và giải trí? <sub></sub> HS trả lời.




HS và GV nhận xét. <sub></sub> GV cho điểm..
3. Bài mới:


a, Giới thiệu + Ghi đầu bài.


b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1 : Giảng bài :</b>
*/ Giới thiệu:



</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

- Gọi HS đọc bài.


H : Phần mềm Encore giúp gì cho
em ?


- GV nhận xét và chốt : Encore là
phần mềm hỗ trợ cho việc học nhạc,
với phần mềm Encore em có thể:
+, Mở bản nhạc và nghe nhạc.
+, Tập đọc nhạc


+, Tập hát


+, Tập đánh đàn qua bàn phím máy
tính nhờ hình ảnh đàn óc gan hiện
trên màn hình.


*/ Khởi động


- GV giới thiệu biểu tưởng của phần


mềm Encore .


H : Để khởi động Encore em làm thế
nào ?


- GV giới thiệu màn hình chính của
Encore.


- HS trả lời.



- HS khác nhận xét.


- HS nghe và ghi bài.


2. Khởi động
- HS nghe.
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS nghe và quan sát.


3. Mở bản nhạc


- HS nêu cách mở bản nhạc.
- HS nêu lại.


4. Chơi bản nhạc:
- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

*/ Mở bản nhạc có sẵn:


H : Làm thế nào em có thể mở một
văn bản đã lưu ?


- Gọi HS nêu cách mở bản nhạc.
- GV nêu lại.


*/ Chơi bản nhạc:



H : Để chơi một bản nhạc em làm thế
nào ?


- GV nhận xét và nêu.


!. Chú ý: Muốn dừng chơi nhạc, em
nhấn phím cách một lần nữa.


<b>b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thực </b>
<i><b>hành.</b></i>


- Yêu cầu HS thực hành mở và chơi
bản nhạc.


- Yêu cầu HS thoát khỏi Encore.


- HS nghe.


5. Thực hành


- HS thực hành mở và chơi bản nhạc.
- HS thốt khỏi Encore


4. Củng cố – Dặn dị:


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Ôn lại kiến thức đã học và tìm hiểu Bài 2: Học nhạc với Encore.



<i><b>Thứ sáu, ngày 15 tháng 05 năm 2009</b></i>
<i><b> Chiều: Lớp 5A1, 5A2, 5B</b></i>
<i><b>Chiều: 4BA1, 4A2, 4B (</b>Thứ hai, ngày 18 tháng 5 năm 2009</i><b>) </b>


<b>Tiết 64: Bài 2. Học nhạc với Encore</b>



<b>I. Mục đích – Yêu cầu:</b>


- Giúp học sinh nhận biết được một số khái niệm cơ bản của âm nhạc như:
khng nhạc, khóa sol, cao độ thơng qua các kí hiệu âm nhạc trên màn hình và
nghe nhạc từ loa máy tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

- Các em u thích mơn học hơn.


<b>II. Đồ dùng dạy - học:</b>


<b> </b>1. Giáo viên: Giáo án + SGK + Phòng máy.<b> </b>
2. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.


<b>III. Các hoạt động dạy và học</b>:
<b> </b>1. Ổn định tổ chức: <i>Hát.</i>


2. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
3. Bài mới:


a, Giới thiệu + Ghi đầu bài.


b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>



a. Hoạt động 1 : Khuông nhạc và khóa
sol


*/ Khng nhạc


- Em hãy cho biết thế nào là một
khuông nhạc ?


- GV nhận xét và nêu lại :Năm dòng
kẻ song song cách đều nhau và bốn
khe tạo nên một khuông nhạc.


H: Em thấy nốt nhạc đựơc viết ở vị trí
nào?


- GV nhận xét.
*/ Khoa sol


H: Em thấy vị trí của khóa sol nằm ở
đâu trên khuông nhạc?


- GV nhận xét và nêu: Khố sol được
ghi ở đầu mỗi khng nhạc.


H: Khóa sol được dùng để làm gì?


1. Khng nhạc và khóa sol
- HS trả lời.



- HS khác nhận xét.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

- GV nhận xét và thống nhất: Khoá sol
xác định tên các nốt nhạc ghi ở dòng
thứ hai từ dưới lên là nốt sol, từ đó xác
định được 7 nốt nhạc cơ bản trên
khuông nhạc.


- Gọi HS nhắc lại.


<b>b. Hoạt động 2 : Cao độ của nốt </b>
<i><b>nhạc</b></i>


H : Em hiểu thế nào về cao độ của nốt
nhạc ?


- GV nhận xét và thống nhất: Mức độ
trầm bổng trên khuông nhạc gọi là cao
độ của nốt nhạc.



- Gọi HS nhắc lại.


- HS nghe và ghi nhớ.


- HS nhắc lại.


2. Cao độ của nốt nhạc
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.
- HS nghe và ghi nhớ.


- HS nhắc lại.


4. Củng cố – Dặn dò:


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Ôn lại kiến thức đã học và đọc trước nội dung các thực hành trong SGK -
111, 112.


<i><b>TUẦN: </b></i>

<i>37</i>

<i><b>Thứ hai, ngày 18 tháng 05 năm </b></i>


<i><b>2009</b></i>


<i><b> Chiều: Lớp 4A, 4B</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>Tiết 65: Bài 2. Học nhạc với Encore (Tiếp)</b>



<b>I. Mục đích – Yêu cầu:</b>



- Với sự hỗ trợ của phần mềm Encore rèn luyện cho học sinh nhận biết được
một số khái niệm cơ bản của âm nhạc như: khng nhạc, khóa sol, cao độ thơng
qua các kí hiệu âm nhạc trên màn hình và nghe nhạc từ loa máy tính.


- Học sinh biết mở, chơi, hát và tập đọc các bản nhạc trên đó.
- Các em u thích mơn học hơn, thực hành nghiêm túc.


<b>II. Đồ dùng dạy - học:</b>


<b> </b>1. Giáo viên: Giáo án + SGK + Phòng máy.<b> </b>
2. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.


<b>III. Các hoạt động dạy và học</b>:
<b> </b>1. Ổn định tổ chức: <i>Hát.</i>
2. Kiểm tra: Xen lẫn trong giờ.
3. Bài mới:


a, Giới thiệu + Ghi đầu bài.


b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


- u cầu HS khởi động máy tính và
phần mềm Encore.


- Yêu cầu HS làm bài thực hành T1.,
T2., T3. T4., T5., T6. trong SGK 111
– 112.



- GV quan sát và hướng dẫn cho HS
thực hành.


- Nhắc nhở: HS cách mở và chơi bản
nhạc.


+, Mở bản nhạc: Các bước thực hiện:
> Nháy chuột lên mục file để mở


- HS khởi động máy tính và phần mềm
Encore.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

bảng chọn


> Nháy chuột vào Open
> Tìm thư mục nhạc tiểu học
> Nháy đúp chuột lên tệp mới mở
+, Chơi bản nhạc : Để chơi bản nhạc
đang mở em bấm phím Cách hoặc
nháy chuột lên nút lệnh .


- Cho HS thi đua chơi.


- GV nhận xét, chấm bài và chữa bài
cho các nhóm.


- u cầu HS tắt máy an tồn và thốt
khỏi phần mềm Encore.



-HS thi đua nhau chơi.


- HS tắt máy an tồn và thốt khỏi
phần mềm Encore.


4. Củng cố – Dặn dò:


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Ôn lại kiến thức đã học và đọc trước nội dung bài 3 trong SGK trang 113.
<i><b>Thứ ba, ngày 19 tháng 05 năm 2009</b></i>
<i><b> Sáng: Lớp 5A2, 5A1 Chiều</b></i>


<i><b>5B.</b></i>


<i><b>Chiều: 4A, 4B (</b>Thứ tư, ngày 20 tháng 05 năm 2009<b>)</b></i>


<b>Tiết 66: Bài 3. Học nhạc với Encore (Tiếp)</b>



<b>I. Mục đích – Yêu cầu:</b>


- Học sinh nhận biết và củng cố khái niệm trường độ và cường độ của nốt
nhạc và nhịp phách. Giúp học sinh ôn tập, củng cố và nẵm vững hơn những kiến
thức âm nhạc đã được học trong sách giáo khoa âm nhạc.


- Dùng phần mềm Encore phát âm những nốt nhạc cho học sinh cảm nhận và
phân biệt được thời gian ngân dài và độ to nhỏ của nốt nhạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b>II. Đồ dùng dạy - học:</b>



<b> </b>1. Giáo viên: Giáo án + SGK + Phòng máy.<b> </b>
2. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.


<b>III. Các hoạt động dạy và học</b>:
<b> </b>1. Ổn định tổ chức: <i>Hát.</i>


2. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
3. Bài mới:


a, Giới thiệu + Ghi đầu bài.


b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b><i><b>Giảng bài.</b></i>
*/ Trường độ của nốt nhạc:


H: Em có biết trường độ của nốt nhạc
là gì?


- GV nhận xét và chốt lại: Thời gian
ngân dài của nốt nhạc trong bản nhạc
gọi là trường độ của nốt nhạc đó.
+, Lấy thời gian ngân dài của nốt tròn
làm đơn vị đo cường độ.


H: Em hãy cho biết độ dài của các nốt
trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc
kép?



- GV nhận xét và kết luận: Ta có :
+, Nốt trắng có trường độ = nửa nốt
trịn


+, Nốt đen có trường độ = nửa nốt
trắng


+,Nốt móc đơn có trường độ= nửa


1. Trường độ của nốt nhạc:
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS lắng nghe và ghi bài.


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS lắng nghe và ghi bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

nốt đen


+, Nốt móc kép có trường độ= nửa
nốt móc đơn.


- Yêu cầu HS quan sát hình 122 trong
SGK trang 113.



- Khi hát hay đọc nhạc, em cần đọc
đúng cao độ và trường độ của từng
nốt nhạc.


*/ Nhịp và phách


H : Em hiểu thế nào là nhịp và
phách ?


- GV nhận xét và thống nhất.


+, Những vạch đứng chia khuông
nhạc thành nhiều ô nhịp được gọi là
vạch nhịp.


+, Mỗi nhịp được chia thành nhiều
phách.


+, Số chỉ nhịp nằm ở đầu mỗi
khuông nhạc, có dạng thập phân
nhưng khơng có dấu gạch ngang.
+, Số trên cho biết số phách trong
nhịp


+, Số dưới cho biết trường độ của
mỗi pháchbằng bao nhiêu trường độ
của nốt trịn.


- GV lấy ví dụ .



! Chú ý : Nhịp <b>2 <sub>4 có hai phách :</sub></b>
phách đầu là mạnh, phách htứ hai là
phách nhẹ.


2. Nhịp và phách:
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS lắng nghe và ghi bài.


2. Thực hành:


- HS thực hành đọc bản nhạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Phách mạnh hát to, phách nhẹ hát
nhẹ hơn.


<b>b. Hoạt động 2:</b><i><b>GV hướng dẫn.</b></i>
- HD HS thực hành đọc bản nhạc.
- Yêu cầu HS hát và đọc bản nhạc
Chiếc khăn tay trong SGK trang 115.
4. Củng cố – Dặn dò:


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Ôn lại kiến thức đã học và đọc trước nội dung Bài 4trong SGK trang 113.
<i><b>Thứ ba, ngày 19 tháng 05 năm 2009</b></i>
<i><b>Sáng: Lớp 5A1</b></i>


<i><b> Chiều: Lớp 4B,4B. (</b>Thứ tư, ngày 20 tháng 05 năm 2009<b>)</b></i>


<i><b> Sáng 5B Chiều 5A2 (</b>Thứ năm, ngày 21 tháng 05 năm </i>
<i>2009<b>)</b></i>


<b>Tiết 67: Bài 4. Sinh hoạt tập thể với Encore</b>



<b>I. Mục đích – Yêu cầu:</b>


- Giúp học sinh tự đánh đàn c gan bằng chuột hoặc bàn phím máy tính.
- Hướng dẫn học sinh dùng Encore để hỗ trợ buổi sinh hoạt tập thể, tập hát và
biểu diễn văn nghệ.


- Các em u thích mơn học hơn.


<b>II. Đồ dùng dạy - học:</b>


<b> </b>1. Giáo viên: Giáo án + SGK + Phòng máy.<b> </b>
2. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.


<b>III. Các hoạt động dạy và học</b>:
<b> </b>1. Ổn định tổ chức: <i>Hát.</i>
2. Kiểm tra: Xen lẫn trong giờ.
3. Bài mới:


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trò</b>


<b>a. Hoạt động 1:</b><i><b>Giảng bài.</b></i>



*/ Đánh đàn với bàn phím máy tính.
- Gọi HS đọc bài.


H: Em hãy nêu các bước thực hiện ?
- Gọi HS khác nhắc lại.


- GV nhắc lại:


Bước 1: Khởi động phần mềm Encore
Bước 2: Nháy chuột lên mục Windows
rồi chọn KeyBoard.


Bước 3: Em có thể dùng chuột hoặc bàn
phím để chơi đàn.


*/ Sinh hoạt tập thể:


- GV nêu: Trong cá buổi sinh hoạt tập thể
hay tập hát mà khơng có đàn oóc-gan,
ghi-ta,… để dệm, em có thể dùng Encore mở
nhạc để đệm cho bài hát.


<b>b. Hoạt động 2:</b><i><b>GV hướng dẫn.</b></i>


- Yêu cầu HS mở bài ‘Lí cây xanh’ và bài
‘Reo vang bình minh ’ để nghe và hát
theo.


1. Đánh đàn với bàn phím máy tính


- HS đọc bài.


- HS nêu.
- HS nhắc lại.


2. Sinh hoạt tập thể:
- Lớp chú ý nghe.


3. Thực hành:


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

- Yêu cầu cả lớp sinh hoạt hát nhạc với
phần mềm Encore


4. Củng cố – Dặn dò:


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.
- Ôn lại các kiến thức đã học trong học kì II.


<i><b>Thứ ba, ngày 19 tháng 05 năm 2009</b></i>
<i><b> Sáng: Lớp 5A1</b></i>
<i><b>Sáng: 5B Chiều 5A2 (</b>Thứ năm, ngày 21 tháng 05 năm 2009<b>)</b></i>


<i><b>Chiều: Lớp 4A, 4B.(</b>Thứ sáu, ngày 22 tháng 05 năm 2009<b>) </b></i>


<b>Tiết 68: Ơn tập học kì II</b>



<b>I. Mục đích – u cầu:</b>


- Hệ thống lại những kiến thức đã học trong học kì II.
- Học sinh nắm vững các kiến thức đã học.



- Học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong khi học.


<b>II. Đồ dùng dạy - học:</b>


<b> </b>1. Giáo viên: Giáo án + SGK+ Phòng máy.<b> </b>
2. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b> </b>1. Ổn định tổ chức: <i>Hát.</i>
2. Kiểm tra : Xem lẫn trong giờ.
3. Bài mới:


a, Giới thiệu + Ghi đầu bài.


b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


<b>a. Hoạt động 1 : Ôn tập</b>


H: Em hãy kể tên các phần mềm đã
học trong học kì I và học kì II ? Mỗi
phần mềm đó được dùng để làm gì ?
H: Trong phần mềm Word có những
nút lệnh nào dùng để căn lề?


H : Để thay đổi cỡ chữ và phông chữ
em làm thế nào?



H: Để trình bày chữ đậm (hoặc chữ
nghiêng, chữ gạch chân) em làm thế
nào?


H: Em hãy nêu các tổ hợp phím dùng
trong phần mềm Word?


- GV nhận xét và chốt lại.


+, Trong phần mềm Word có 4 nút
lệnh dùng để căn lề, đó là :


+, Để thay đổi cỡ chữ và phông chữ,
em làm như sau:


> Bước 1: Chọn văn bản mà em muốn
thay đổi.


> Bước 2: Nháy chuột lên mũi tên bên
phải ô cỡ chữ (hoặc ơ phơng chữ ).


1. Ơn tập
- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.


- HS lắng nghe và ghi nhớ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

> Bước 3: Nháy chuột để chọn một cỡ
chữ hoặc phông chữ trong danh sách.


+, Trong phần mềm Word có rất nhiều
tổ hợp phím như: Ctrl C, Ctrl Z, Ctrl V,
Ctrl S, Ctrl B, Ctrl U, Ctrl I, Ctrl L,
Ctrl R, Ctrl E, Ctrl Y, Ctrl [, Ctrl ],…
H: Em hãy nêu các lệnh sử dụng trong
phần mềm Logo? Mỗi lệnh đó được
dùng để làm gì?


- GV nhận xét và thống nhất.
<b>b. Hoạt động 2 : Luyện tập</b>


- Yêu cầu HS làm một số bài tập do
GV ra đề.


Bài 1 : Em hãy viết theo kiểu Telex để
được đoạn thơ theo mẫu sau:


Trong đầm gì đẹp bằng sen


Lá xanh bơng trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh


Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài 2 : Theo em với bài cac dao trên,
em chọn kểu căn lề nào là thích hợp ?


- HS trả lời.


- HS khác nhận xét.



- HS lắng nghe và ghi nhớ.


- HS ghi bài.


2. Luyện tập


- HS làm một số bài tập.


3. Củng cố – Dặn dò:


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


- Ôn lại các kiến thức đã học trong học kì II để giờ sau thực hành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<b>Tiết 69: Ôn tập học kì II (Tiếp)</b>



<b>I. Mục đích – u cầu:</b>


- Hệ thống lại những kiến thức đã học trong học kì II.


- Học sinh nắm vững các kiến thức đã học để thực hành trên các phần mềm đã
học.


- Học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong thực hành.


<b>II. Đồ dùng dạy - học:</b>


<b> </b>1. Giáo viên: Giáo án + SGK+ Phòng máy.<b> </b>
2. Học sinh: SGK + Vở ghi + Đồ dùng học tập.



<b>III. Các hoạt động dạy và học</b>:
<b> </b>1. Ổn định tổ chức: <i>Hát.</i>
2. Kiểm tra : Xem lẫn trong giờ.
3. Bài mới:


a, Giới thiệu + Ghi đầu bài.


b, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.


<b>Hoạt động của Thầy</b> <b>Hoạt động của Trị</b>


- u cầu HS khởi động máy tính và
phần mềm Word.


-Yêu cầu HS <b>THỰC HÀNH</b> theo mẫu:


Ngày mùa vui



Ngoài đồng lúa chín thơm. Con chim
hót trong vườn. Nơ nức trên đường vui
thay bõ công bao ngày mong chờ. Hội
mùa rộn ràng quê hương ấm no chan
hòa yêu thương. Ngày mùa rộn ràng
nơi nơi. Có đau vui nào vui hơn. Nhịp
nhàng những bước chân. Vang ngân


- HS khởi động máy tính và phần mềm
Word.



- HS luyện tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

tiếng reo cười. Ai gánh lúa về sân phơi
nắng tươi cho màu thóc vàng. Hội mùa
rộn ràng quê hương ấm no chan hịa
u thương. Ngày mùa rộn ràng nơi
nơi. Có đau vui nào vui hơn.


<i>(<b>Dân ca Thái</b>. Lời mới: Hoàng Lân)</i>


- GV HD và yêu cầu HS thực hiện các
thao tác cho đúng.


- Nhắc nhở: > Sử dụng các nút lệnh ,
, hoặc sử dụng các tổ hợp phím tắt,
chọn nút căn thẳng lề trái, chọn đúng
cỡ chữ và phông chữ.


- Cho HS thi đua thực hành giữa các
nhóm.


- GV quan sát và nhận xét từng bài
thực hành.


- GV kiểm tra và nhận xét từng bài
thực hành của HS.


- Yêu cầu HS lưu văn bản mình vừa
soạn thảo.



- Yêu cầu HS thoát khỏi phần mềm
Word và tắt máy an tồn.


- Khi HS có vướng mắc.
- HS thực hành xong.


- Bình chọn xem nhóm nào thực hành
nhanh nhất.


- HS lưu văn bản.


- HS thoát khỏi phần mềm Word và tắt
máy an toàn.


4. Củng cố – Dặn dò:


- Hệ thống kiến thức & nhận xét giờ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<i><b>Thứ năm, ngày 21 tháng 05 năm 2009</b></i>
<i><b>Sáng: Lớp 5A1 Chiều: 5B</b></i>


<i><b>Sáng: 4A, 4B Chiều: 5A2 (</b>Thứ hai, ngày 25 tháng 5 năm 2009<b>)</b></i>


<b>Tiết 70: Kiểm tra học kì II </b>



<b>I. Mục đích – Yêu cầu:</b>


- Đánh giá kết quả học tập của HS trong quá trình học tập.


- Học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng thực hành để làm bài kiểm


tra.


- Học sinh nghiêm túc làm bài .
<b>II. Nội dung : </b>


Đề bài:


Câu 1: Hãy điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…)trong các câu sau:
a, Nhấn phím Delete để xóa một chữ ……… con trỏ soạn thảo.
<b> </b> b, Nhấn phím Backspace để xóa một chữ ……… con trỏ soạn thảo.
Câu 2: Hãy điền các chữ em cần gõ để có cụm từ tương ứng (chỉ điền theo kiểu
Telex):


Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào


………
……


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

………
…..


Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt


………
……


Giữ gìn vệ sinh thật tốt


………
……



Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm


………
……


Hồ Chí Minh


………
……


Câu 3 : Em hãy cho biết tên của các nút lệnh căn lề dưới đây:
………..


……….


………..
……….


Câu 4: Em hãy nêu các bước thực hiện thay đổi cỡ chữ:


………
………
………
………
………


Câu 5: Em hãy nêu các tổ hợp phím:
a, Dùng để sao chép văn bản:



</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

b, Dùng để trình bày chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân:
………


………
……


Câu 6: Chỉnh sửa lại các dòng lếnhau đây để được câu lệnh đúng:
a, FD 120,. b, FD 50RT60


………
……


c, CS Fd 100 RT90 d, FD 10 LT90


………
……


<b>III. Đáp án và thang điểm</b>
<b> </b>1. Đáp án:


Câu 1:


a, bên phải
b, bên trái
Câu 2:


Yeeu Toor quoocs, yeeu ddoongf baof
Hocj taapj toots, lao ddoongj toots
DDoanf keets toots, kyr luaatj toots
Giuwx ginf veej sinh thaatj toots



Khieem toons, thaatj thaf, dungx camr.
(Hoof Chis Minh)
Câu 3:


Căn lề giữa Căn thẳng lề phải
Căn thẳng lề trái Căn thẳng cả hai lề
Câu 4:


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Bước 3 : Nháy chuột để chọn cỡ chữ mà em muốn.
Câu 5 :


a, Dùng để sao chép văn bản: Ctrl C, Ctrl V


b, Dùng để trình bày chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch chân: Ctrl B, Ctrl I,
Ctrl U


Câu 6:


a, FD 120 b, FD 50 RT 60
c, CS Fd 100 RT 90 d, FD 10 RT 90
2. Thang điểm: Tổng điểm cả bài là : 10 điểm.


Câu 1 :0,5 điểm. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu 2: 2,5 điểm. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 3: 2 điểm. Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu 4: 2 điểm.


+, Trả lời đúng bước 1 được 1 điểm.



+, 2 bước còn lại: mỗi bước được 0,5 điểm.
Câu 5: 2 điểm. Mỗi phần a, b được 1 điểm.
Câu 6: 1 điểm. Mỗi phần đúng được 0,25 điểm.


<b>IV. Nhận xét – Dăn dò: </b>


- Nhận xét và đánh giá giờ kiểm tra.


- Về nhà ôn lại các kiến thức đã học trong chương trình Tin học.






</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×