Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.44 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chương II : CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NS : 01 – 10 - 2016 Bài 7 : TẾ BÀO NHÂN SƠ NG: 03 – 10 - 2016 I. Mục tiêu bài học: Tiết : 7 1. Kiến thức :Sau khi học xong bài này, học sinh cần : - Nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ. - Giải thích được tế bào nhân sơ với kích thước sẽ có lợi gì? - Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát , hoạt động nhóm giải thích . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : -GV: Chuẩn bị sơ đồ Hình 7.1 và hình 7.2 SGK Sinh học 10 phóng to. - HS: Xem trước bài mới . III. Tiến trình bài giảng : 1.Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15/) Ma trận Mức độ Câu hỏi. Nhận biết 50% 1. Thông hiểu 30% 2. Vận dụng 20% 3. ĐỀ Câu 1 : Trình bày cấu trúc của ADN ?(5đ) Câu 2 : Phân biệt đơn phân cấu trúc nên ADN và ARN ? (3đ) Câu 3 : Một gen gồm 3000 (nu) .Hãy tính chiều dài của gen ? (2đ) ĐÁP ÁN Câu 1 : Trình bày cấu trúc của ADN: ( 5đ) - Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần: + Đường Pentôzơ (C5H10O4). + nhóm Phôtphat (H3PO4) + Bazơ Nitơ : A, T, G, X. - Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ. - Gen là một đoạn phân tử ADN, trong đó trình tự nuclêôtit trên ADN qui định cho một sản phẩm nhất định (Prôtêin hay ARN). * Cấu trúc không gian của ADN: - Trong không gian, ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit. - Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng như một thang dây xoắn. Trong đó, bậc thang là các bazơ nitơ, tay vịn là các phân tử đường và nhóm phôtphat. - Liên kết Hiđrô là liên kết yếu, mang đặc điểm vừa linh động, vừa bền vững. Câu 2 : Phân biệt đơn phân cấu trúc nên ADN và ARN ( 3đ) ADN. ARN. - Có 4 loại bazơnitơ : A , T , G , X. - Có 4 loại bazơnitơ : A , U , G , X. - Đường đêôxiribôzơ (C5H10O4 ). - Đường ribôzơ (C5H10O5 ). Câu 3 : Chiều dài của gen : l = N.3,4 = 3000.3,4 = 5100 (Ao) = 510 (nm) ( 2đ) 2 2 3.Bài mới :. Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của GV và HS -GV nêu câu hỏi, gọi HS trả lời. - Hãy nêu đặc điểm của tế bào nhân sơ ?. *Kích thước nhỏ đem lại lợi ích gì cho tế bào nhân sơ ? - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Hãy nêu các thành phần chính cấu tạo nên tế bào nhân sơ ?. Hoạt động GV chia nhóm học sinh Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện. Nhóm 1, 2 Câu hỏi : Cấu tạo và chức năng của thành tế bào , màng sinh chất ? * Thực hiện lệnh phần II.1 Nhóm 3, 4 Câu hỏi : Cấu tạo và chức năng của tế bào chất và vùng nhân ? *Tại sao gọi là tế bào nhân sơ ? -GV nhận xét, đánh giá. -GV yêu cầu nhóm còn lại dán kết quả lên bảng. -GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.. Nội dung bài ghi I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ : - Chưa có nhân hoàn chỉnh. - Chưa có hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. - kích thước nhỏ, khoảng từ 1- 5µm. Kích thước tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn, giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh. II. Cấu tạo tế bào nhân sơ : Gồm : màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân. 1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi : * Thành tế bào : - Cấu tạo : chủ yếu từ peptiđôglican. - Chức năng : quy định hình dạng tế bào vi khuẩn. * Màng sinh chất : - Cấu tạo : gồm 1 lớp prôtêin và 2 lớp photpholipit. - Chức năng : Bảo vệ khối sinh chất bên trong tế bào. Một số tế bào vi khuẩn còn có vỏ nhầy để bảo vệ tế bào. * Roi : giúp vi khuẩn di chuyển. * Lông : Giúp các vi khuẩn gây bệnh dễ bám vào bề mặt tế bào vật chủ. 2. Tế bào chất : - Cấu tạo : Gồm bào tương, ribôxôm và một số cấu trúc khác. Ribôxôm được cấu tạo từ prôtêin và rARN, là nơi tổng hợp nên prôtêin cho tế bào. 3. Vùng nhân: - Không được bao bọc bởi các lớp màng, chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng. - Một số vi khuẩn còn chứa Plasmit trong tế bào chất, đây là cấu trúc ADN dạng vòng có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn.. 4.Củng cố : Câu 1. Cấu trúc nào sau đây thuộc loại tế bào nhân sơ ? a. Virut b. Tế bào thực vật c. Tế bào động vật d. Vi khuẩn Câu 2. Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là : a. Màng sinh chất , tế bào chất , vùng nhân b. Tế bào chất, vùng nhân , các bào quan c. Màng sinh chất , các bào quan , vùng nhân d. Nhân phân hoá , các bào quan , màng sinh chất Câu 3. Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn ? a. Màng sinh chất B Vỏ nhày C. Mạng lưới nội chất d. Lông roi Câu 4. Trong tế bào vi khuẩn nguyên liệu di truyền là ADN có ở : a. Màng sinh chất và màng ngăn b. Màng sinh chất và nhân c. Tế bào chất và vùng nhân d. Màng nhân và tế bào chất Câu 5. Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn a. Xenlulôzơ B. Peptiđôglican C. Kitin d. Silic 5.Hướng dẫn về nhà : - Học thuộc bài đã học , Xem mục : Em có biết. - Đọc trước bài 8 trang 36, SGK Sinh học 10. Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Kiểm tra 15/ Sinh 10 cơ bản Ma trận Mức độ câu. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng. 50%. 30%. 20%. ĐỀ Câu 1 : Trình bày cấu trúc của ADN ?(5đ) Câu 2 : Phân biệt đơn phân cấu trúc nên ADN và ARN ? (3đ) Câu 3 : Một gen gồm 3000 (nu) .Hãy tính chiều dài của gen ? (2đ) ĐÁP ÁN Câu 1 : Trình bày cấu trúc của ADN: ( 5đ) - Phân tử ADN có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit có cấu tạo gồm 3 thành phần: + Đường Pentôzơ (C5H10O4). + nhóm Phôtphat (H3PO4) + Bazơ Nitơ : A, T, G, X. - Có 4 loại nuclêôtit tương ứng với 4 loại bazơ nitơ. - Gen là một đoạn phân tử ADN, trong đó trình tự nuclêôtit trên ADN qui định cho một sản phẩm nhất định (Prôtêin hay ARN). * Cấu trúc không gian của ADN: - Trong không gian, ADN gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết Hiđrô giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit. - Hai chuỗi pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng như một thang dây xoắn. Trong đó, bậc thang là các bazơ nitơ, tay vịn là các phân tử đường và nhóm phôtphat. - Liên kết Hiđrô là liên kết yếu, mang đặc điểm vừa linh động, vừa bền vững. Câu 2 : Phân biệt đơn phân cấu trúc nên ADN và ARN ( 3đ) ADN. ARN. - Có 4 loại bazơnitơ : A , T , G , X. - Có 4 loại bazơnitơ : A , U , G , X. - Đường đêôxiribôzơ (C5H10O4 ). - Đường ribôzơ (C5H10O5 ). Câu 3 : Chiều dài của gen : l = N.3,4 = 3000.3,4 = 5100 (Ao) = 510 (nm) ( 2đ) 2 2 _______________________________. Lop10.com.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>