PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHÚ ĐIỀN 2 Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2010-2011
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU
ĐỀ
I-Phần trắc nghiệm:
* Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trà lời đúng trong các câu dưới đây:
Câu hỏi 1:
Những Nghị định,quyết định,công văn có nội dung chỉ đạo việc kèm cập
học sinh yếu, có nguy cơ bỏ học là:
A- Số 42/2010 NĐ-CP
B- Số 162/QĐ-SGDĐT
C- Số 471/PGD&ĐT-CĐGD/LT
D- Số 32/2009/TT-BGDĐT
Câu hỏi 2:
Biện pháp để nắm chính xác đối tượng học sinh yếu kém trong lớp.
A- Khảo sát môn Tiếng Việt
B- Khảo sát môn Toán, TN&XH
C- Khảo sát môn khoa học,lịch sử-địa lí
D- Khảo sát môn Tiếng Việt,Toán
Câu hỏi 3:
Trong một lớp học, những học sinh yếu hỏng các kiến thức không cùng
môn học thì sử dụng hình thức dạy học nào mang lại hiệu quả cao.
A- Một nhóm duy nhất
B- Chia làm hai nhóm
C- Dạy cá thể hóa
D- Học theo cặp
Câu 4:
Bồi dưỡng học sinh yếu, vận dụng phương pháp dạy học như thế nào để
mang lại hiệu quả tối ưu:
A- Phương pháp dạy học truyền thống
B- Phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm
C- Kết hợp giữa phương pháp truyền thống và mới
D-Chọn phương pháp dạy học mới phù hợp với từng đối tượng học sinh
Câu 5:
Khi học sinh bị hỏng nhiều kiến thức thì nên dạy theo phương áng:
A-Dạy các kiến thức mà học sinh bị hỏng
B- Dạy các kiến thức ở lớp đang học
C-Dạy các kiến thức bị hỏng và dạy kiến thức mới tiếp theo
D-Dạy các kiến thức mới sau đó dạy kiến thức bị hỏng
II- Phần tự luận:
Câu 1:
Anh (chị) hãy nêu và phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến học sinh
yếu kém.
Câu 2:
Trình bày những biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém ở cơ quan, đơn vị
Anh (Chị) đang công tác.
PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH PHÚ ĐIỀN 2 Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2010-2011
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU
HƯỚNG DẪN CHẤM
I-Phần trắc nghiệm:
* Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trà lời đúng trong các câu dưới đây:
Câu hỏi 1:
Những Nghị định,quyết định,công văn có nội dung chỉ đạo việc kèm cập
học sinh yếu, có nguy cơ bỏ học là:
A-Số 42/2010 NĐ-CP
B-Số 162/QĐ-SGDĐT
C-Số 471/PGD&ĐT-CĐGD/LT
D-Số 32/2009/TT-BGDĐT
Câu hỏi 2:
Biện pháp để nắm chính xác đối tượng học sinh yếu kém trong lớp.
A-Khảo sát môn Tiếng Việt
B-Khảo sát môn Tiếng Việt,Toán
C-Khảo sát môn khoa học,lịch sử-địa lí
D-Khảo sát môn Toán, TN&XH
Câu hỏi 3:
Trong một lớp học, những học sinh yếu hỏng các kiến thức không cùng
môn học thì sử dụng hình thức dạy học nào mang lại hiệu quả cao.
A-Một nhóm duy nhất
B-Chia làm hai nhóm
C-Dạy cá thể hóa
D-Học theo cặp
Câu 4:
Bồi dưỡng học sinh yếu, vận dụng phương pháp dạy học như thế nào để
mang lại hiệu quả tối ưu:
A-Phương pháp dạy học truyền thống
B-Phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm
C-Kết hợp giữa phương pháp truyền thống và mới
D-Chọn phương pháp dạy học mới phù hợp với từng đối tượng học
sinh
Câu 5:
Khi học sinh bị hỏng nhiều kiến thức thì nên dạy theo phương áng:
A-Dạy các kiến thức bị hỏng và dạy kiến thức mới tiếp theo
B- Dạy các kiến thức ở lớp đang học
C- Dạy các kiến thức mà học sinh bị hỏng
D-Dạy các kiến thức mới sau đó dạy kiến thức bị hỏng
Các ý đúng :
Câu 1: Ý C
Câu 2: ý B
Câu 3: Ý C
Câu 4: Ý D
Câu 5: Ý A
II Phần tự luận:
Câu 1:
Có ba nguyên nhân chính dẫn đến học sinh yếu kém:
- Do hoàn cảnh gia đình
- Do mất căn bản
- Do chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập ( lười học, không chăm chỉ)
Do hoàn cảnh gia đình; gia đình là môi trường giáo dục có ảnh hưởng trực
tiếp đến trẻ. Trước tiên là ảnh hưởng của cha mẹ rất sâu sắc. Vì vậy, giáo
dục gia đình là một “ điểm mạnh “, là một bộ phận quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục trẻ.
Do mất căn bản, hỏng nhiều kiến thức; kiến thức luôn cần có sự xuyên
suốt. Do mất căn bản học sinh khó mà có nền tảng vững chắc để tiếp thu
kiến thức mới.
Do chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập,lười học, không chăm học;
Những học sinh rơi vào tình trạng trên là do: không học bài, làm bài, thường
xuyên bỏ quên tập ở nhà, vừa học vừa chơi, không chú ý nghe giảng bài.....
Câu 2:
Các biện pháp bồi dưỡng học sinh yếu kém
- Khảo sát đầu năm hai môn : Toán và Tiếng Việt ; Để phân loại học sinh
yếu, hỏng kiến thức nào.
- Lập danh sách học sinh yếu, lên kế hoạch, nội dung,phương pháp và hình
thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, thời lượng.
- Gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc học tập của học sinh .Yêu cầu phụ
huynh phối hợp trong việc bồi dưỡng.
- Xây dựng động cơ học tập cho học sinh:
+ Động cơ mang tính xã hội; Học để sau này xây dựng đất nước...
+ Động cơ mang tính cá nhân; Học vì lợi ích riêng cá nhân mình....
+ Động cơ bên trong: xuất phát từ việc học, nghĩa là học để nắm kiến
thức ...vận dụng vào thực tiễn cuộc sống một cách khoa học.
+ Động cơ bên ngoài; Học vì muốn có điểm tốt, thầy cô, cha mẹ vui lòng.
- Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học và nội dung bồi dưỡng:
+ Phương pháp và hình thức dạy học;Giáo viên lựa chọn phương pháp phù
hợp với từng đối tượng học sinh yếu của lớp mình. Nếu học sinh yếu các
kiến thức khác nhau thì phải dạy cá thể hóa.
+Nội dung; Các kiến thức trong trương trình, chuẩn kiến thức, gần gũi với
cuộc sống của các em. Dạy kiến thức các em bị hỏng trước rồi dạy tiếp kiến
thức mà ở khối lớp đang học.
+Thời lượng;Từ khối 1-khối 3 dạy vào tiết BDHS; khối lớp 4-5 dạy trái buổi
2 tiết / tuần và quan tâm các em xuyên suốt trong các giờ dạy trên lớp.
- Nhận xét – đánh giá:
+Kiểm tra thường xuyên việc học của học sinh mỗi ngày nhằm rèn thói quen
học bài và làm bài. Kích thích hoạt động trí tuệ cho các em.
+ Xác nhận sự tiến bộ ở học sinh.
+ Kích thích sự say mê, hứng thú học tập của học sinh.
+ Thúc đẩy hành động theo chuẩn mực.
+ Giúp học sinh tự tin là mình học được, mình có thể giỏi như các bạn...
+ Sửa chữa hành vi sai lệch học sinh.
+ Kèm chế sự bộc phát, tập thói quen chu đáo và cẩn thận.
+Khen ngợi các em dù chỉ đạt một thành công nhỏ.
+ Nhận xét sự tiến bộ các em vào cuối mỗi tuần học.