Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề và đáp án sinh 11 năm học 2018 2019 tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 10 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC 11 - THPT
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi gồm 02 trang)

Câu 1:
a. Trình bày chức năng của màng sinh chất. Người ta đưa tế bào nhân tạo (màng tế bào chỉ
chứa phôtpholipit) vào môi trường chứa ơstrôgen và Na +. Chất nào được vận chuyển qua
màng tế bào? Giải thích.
b. Cho các loại tế bào sau: tế bào tuyến nhờn của da, tế bào bạch cầu, tế bào kẽ tinh hoàn, tế
bào thùy trước tuyến yên. Tế bào nào có lưới nội chất hạt phát triển, tế bào nào có lưới nội
chất trơn phát triển? Giải thích.
Câu 2:
a. Tại sao trong nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn phải trải qua pha tiềm phát? Làm
thế nào có thể rút ngắn thời gian pha tiềm phát?
b. Nêu sự khác nhau giữa virut và vi khuẩn.
Câu 3:
a. Enzim có cấu trúc như thế nào? Enzim xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng bằng cách
nào? Lấy ví dụ chứng minh.
b. Tại đỉnh sinh trưởng của một cây, 2 tế bào vừa hình thành sau nguyên phân diễn ra giai
đoạn sinh trưởng cho đến lúc chúng bước vào kì đầu của lần nguyên phân tiếp theo. Hãy mô
tả các diễn biến trong giai đoạn đó. Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một
số đợt nguyên phân có đồng loạt giống nhau khơng? Vì sao? Biết mọi diễn biến trong các
quá trình này đều bình thường.
Câu 4:
a. Trình bày các đặc điểm về cấu tạo của tế bào khí khổng phù hợp với chức năng điều chỉnh tốc
độ thốt hơi nước ở thực vật. Sự đóng mở khí khổng vào giữa trưa nắng gắt như thế nào? Giải
thích.


b. Nêu vai trị của nitơ đối với thực vật. Có những nguồn nitơ nào trong tự nhiên và nhân tạo
cung cấp cho thực vật?
Câu 5:
a. Ở thực vật C3, enzim Rubisco hoạt động như thế nào trong điều kiện đầy đủ CO 2 và cạn
kiệt CO2?
b. Điểm bù CO2 của thực vật C3 và thực vật C4 khác nhau như thế nào? Giải thích.
c. Có ý kiến cho rằng: “Thực vật làm hỏng khơng khí vào ban đêm”. Với chậu cây xanh và các
dụng cụ cần thiết khác, em hãy thiết kế một thí nghiệm để chứng minh ý kiến trên.
Câu 6:
a. Ở thú ăn thịt, trong dạ dày ln duy trì độ pH thấp nhưng trong miệng và ruột duy trì độ
pH cao. Nêu ý nghĩa của hiện tượng này.
b. Phân tích cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng.
Câu 7:
a. Tại sao những người bị bệnh tiểu đường thì mơ bị tổn thương sẽ khó lành, giảm thể trọng
và có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người bình thường?
b. Vì sao người ta thường đo huyết áp ở cánh tay trái, trong trạng thái nghỉ ngơi?


Câu 8:
a. Giải thích hiện tượng hướng sáng ở thực vật.
b. Trong lúc nơron đang nghỉ ngơi, nếu dùng 1 vi điện cực kích thích với cường độ đủ
ngưỡng vào sợi trục thì xung thần kinh sẽ lan truyền như thế nào? Giải thích.
Câu 9:
a. Trồng một cây ngày ngắn và một cây ngày dài ở cùng một môi trường, trong đó ánh sáng
được chiếu theo một chu kì (trong 24 giờ) như sau: 8 giờ sáng - 8 giờ tối - 1 giờ sáng - 7 giờ
tối. Trong điều kiện này, sự ra hoa sẽ xảy ra ở cây nào? Giải thích. Từ thí nghiệm trên, hãy
cho biết trong thực tế cần chú ý đến những yếu tố nào quyết định sự ra hoa của cây?
b. Trong chu trình phát triển ở sâu bướm, thiếu loại hoocmơn nào thì sự biến đổi sâu thành nhộng
và sau đó thành bướm khơng xảy ra? Giải thích.
Câu 10:

a. Một số lồi cây ngập mặn như cây đước có hiện tượng “sinh con”: hạt nảy mầm thành cây
ngay trên cây mẹ rồi mới rụng xuống cắm vào bùn. Hiện tượng này liên quan đến loại
hoocmơn nào? Giải thích.
b. Theo em, do đâu mà cây lúa nước sâu (cây lúa ngoi) có thể ln ngoi lên trên mặt nước
khi nước lũ tràn về?
c. Khi nhân giống cây bưởi, tại sao người ta thường sử dụng kĩ thuật ghép cành?
………………… Hết …………………
Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh:
………………………


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 11 - THPT
(Đáp án gồm 04 trang)

Câu
Câu 1

Câu 2

Câu 3

Nội dung
a. - Chức năng của màng sinh chất:
+ Trao đổi chất với mơi trường một cách có chọn lọc.
+ Màng sinh chất có các prơtêin thụ thể thu nhận thơng tin cho tế bào.
+ Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào giúp

các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ”.
- Giải thích:
+ Chỉ có ơstrơgen đi qua lớp phơtpholipit kép vì ơstrơgen có bản chất là lipit.
+ khơng đi qua màng phơtpholipit vì mang điện, khơng tan trong lipit.
b. - Tế bào có lưới nội chất hạt phát triển:
+ Tế bào thùy trước tuyến yên: là nơi tiết ra hoocmôn sinh trưởng (bản chất là
prôtêin).
+ Tế bào bạch cầu: có chức năng tổng hợp kháng thể (bản chất là prơtêin).
- Tế bào có lưới nội chất trơn phát triển:
+ Tế bào tuyến nhờn của da: là nơi tiết ra chất nhờn (bản chất là lipit).
+ Tế bào kẽ tinh hồn: có chức năng tiết ra hoocmơn testơstêrơn là một loại lipit.
a. - Vì vi khuẩn cần thời gian để thích nghi với điều kiện mơi trường và tiết enzim
để chuyển hóa các chất.
- Để rút ngắn thời gian pha tiềm phát ta có thể sử dụng biện pháp sau:
+ Chọn chủng vi khuẩn có hoạt tính mạnh (lấy từ pha log).
+ Chuẩn bị môi trường quen thuộc với vi khuẩn.
b. Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virut:
Vi khuẩn
Virut
Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
Chưa có cấu tạo tế bào.
Tế bào có màng sinh chất, ribơxơm, Gồm lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN)
vùng nhân.
và vỏ prơtêin.
Có thể ni cấy trong môi trường nhân Không thể nuôi cấy trong môi trường
tạo
nhân tạo.
Sống tự dưỡng, hoại dưỡng, kí sinh Sống kí sinh nội bào bắt buộc và gây
gây bệnh, không làm tan tế bào.
bệnh làm tan tế bào.

Có thể chữa bệnh bằng thuốc kháng Thuốc kháng sinh khơng chữa được
sinh.
mà có thể phòng bệnh bằng văcxin.
a. - Cấu trúc của enzim:
+ Enzim có thể có thành phần chỉ là prơtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác
không phải là prôtêin.
+ Enzim có cấu trúc khơng gian bậc 3. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc đặc
biệt chuyên liên kết với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động của enzim. Cấu hình
trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình của cơ chất.
- Enzim xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt
hóa của phản ứng bằng cách tạo ra nhiều phản ứng trung gian.
amilaza
mantaza
- Ví dụ: Tinh bột

mantơzơ

glucơzơ


Câu 4

Câu 5

Câu 6

b. - Giai đoạn đó chính là kì trung gian, gồm 3 pha:
+ Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
+ Pha S: ADN và nhiễm sắc thể nhân đôi.
+ Pha G2: tế bào tổng hợp tất cả những gì cịn lại cần cho quá trình phân bào.

- Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt ngun phân
khơng đồng loạt giống nhau.
Vì song song với phân bào cịn có q trình phân hóa tế bào, hình thành các mơ.
a. - Đặc điểm về cấu tạo của tế bào khí khổng phù hợp với chức năng điều chỉnh tốc độ
thoát hơi nước ở thực vật:
+ Thành tế bào có độ dày, mỏng khác nhau giúp tế bào thay đổi độ cong khi tế bào thay
đổi sức trương nước.
+ Tế bào khí khổng có lục lạp nên cũng quang hợp được để tạo ra đường làm thay đổi
áp suất thẩm thấu của tế bào giúp điều chỉnh hàm lượng nước trong tế bào.
- Vào lúc giữa trưa có nắng gắt, cây mất nước nhiều → cây sản xuất axit abxixic vận
chuyển đến lá làm kênh K+ ở tế bào khí khổng mở → K+ vận chuyển ra khỏi tế bào khí
khổng làm tế bào mất sức trương nước và khí khổng đóng lại để tiết kiệm nước cho cây.
b. - Nitơ có vai trị quan trọng đối với đời sống của cây:
+ Tham gia cấu trúc nên các phân tử: prôtêin, axit nuclêic, côenzim, diệp lục, ATP.
+ Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật qua hoạt động
xúc tác, cung cấp năng lượng, điều tiết trạng thái ngậm nước của keo nguyên sinh.
- Nguồn nitơ: (Thí sinh nêu được 2 ý thì được 0,25 điểm)
+ Khí quyển: do tia lửa điện biến đổi N2 thành
+ Trong đất: phân giải xác sinh vật thành ,
+ Cố định nitơ của vi sinh vật có enzim nitrơgenaza.
+ Bón phân đạm của con người.
a. + Khi đầy đủ CO2: enzim Rubisco xúc tác cho RiDP kết hợp với CO 2 trong chu
trình Canvin, tổng hợp nên đường nhờ ATP và NADPH.
+ Khi cạn kiệt CO2: enzim Rubisco xúc tác cho RiDP kết hợp với O 2 trong hơ hấp
sáng, làm lãng phí sản phẩm quang hợp (giảm lượng đường).
b. Cây C4 có điểm bù CO2 thấp hơn cây C3, vì: cây C4 có 2 loại lục lạp, có nguồn
CO2 dự trữ từ axit malic → quang hợp hiệu quả ngay cả khi khí khổng đóng
(khơng lấy được CO2) nên có điểm bù CO2 thấp.
c. - Vật liệu, dụng cụ: chậu cây xanh, cốc nước vôi trong, chuông thủy tinh lớn, vải
đen (buồng tối), que diêm.

- Tiến hành thí nghiệm: đặt chậu cây xanh và cốc nước vôi trong dưới chuông thủy
tinh úp ngược, lấy vải đen che kín chng (hoặc đặt tất cả trong buồng tối) để vài
giờ.
- Kết quả thí nghiệm:
+ Cốc nước vơi trong có lớp váng khá dày trên mặt.
+ Que diêm đang cháy đưa nhanh vào bên trong chuông → que diêm tắt ngay.
- Kết luận: cây xanh hô hấp sẽ “làm hỏng khơng khí vào ban đêm” vì:
+ Thải ra khí CO2 làm cốc nước vơi trong tạo váng (xuất hiện CaCO3).
+ Hút khí O2 → làm que diêm đang cháy bị tắt.
a. Ở thú ăn thịt, trong dạ dày ln duy trì độ pH thấp nhưng trong miệng và ruột
đều duy trì độ pH cao:
- Tạo mơi trường phù hợp cho sự hoạt động của các enzim đặc trưng ở từng khu
vực.
- Là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.
- Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt vi sinh vật kí sinh.
b. - Cơ tim co bóp khoẻ → có tác dụng đẩy máu.
- Mơ cơ tim là mơ được biệt hố, bao gồm các tế bào cơ tim phân nhánh và nối với


Câu 7

Câu 8

Câu 9

nhau bằng các đĩa nối đặc biệt→ xung thần kinh truyền qua tế bào nhanh, làm cho
cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
- Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài đảm bảo cho các tế bào cơ tim có
một giai đoạn nghỉ nhất định để phục hồi sức co cho nhịp co tiếp theo → hoạt động
suốt đời.

- Trong tế bào cơ tim có sắc tố miơglơbin có khả năng dự trữ O 2 cung cấp cho hoạt
động của tim khi lượng O2 do máu cung cấp bị thiếu.
a. - Bị tiểu đường → lượng đường trong máu cao → lượng đường vào tế bào ít →
thiếu năng lượng tái tạo lại mô tổn thương → lâu lành.
- Giảm thể trọng vì phải dùng mỡ thay glucơzơ để lấy năng lượng.
- Nếu khơng chữa trị có thể dẫn tới hủy hoại các mạch máu nhỏ và mao mạch.
- Vì bệnh tiểu đường gây hủy hoại mạch máu và dây thần kinh ngoại biên nên
người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người bình thường.
b. - Vì các động mạch lớn ở gần tim, khả năng đàn hồi của thành động mạch có hạn
nên áp lực máu trong các động mạch lớn phụ thuộc nhiều vào nhịp co bóp của tim
→ đo huyết áp ở cánh tay trái sẽ phản ánh chính xác nhất hoạt động của tim, mạch.
- Huyết áp phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của cơ thể. Khi hoạt động mạnh,
huyết áp tăng cao. Vì vậy, đo huyết áp khi cơ thể nghỉ ngơi sẽ phản ánh chính xác
nhất hoạt động tim, mạch.
a. - Hiện tượng hướng sáng ở thực vật.
+ Ngọn cây hướng sáng dương.
+ Rễ cây hướng sáng âm.
- Giải thích:
+ Ở ngọn cây: phía ít ánh sáng có nồng độ auxin cao kích thích sinh trưởng mạnh
làm ngọn cây cong hướng về phía ánh sáng.
+ Ở rễ: phía có ánh sáng có nồng độ auxin thấp kích thích sinh trưởng mạnh làm rễ
mọc cong tránh ánh sáng.
b. Kết quả của kích thích:
- Kích thích vào giữa sợi trục khơng có bao miêlin: xung thần kinh sẽ lan truyền
theo 2 hướng vì nơron thần kinh đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên khơng có vùng trơ
tuyệt đối ngăn cản.
- Kích thích vào sợi trục có bao miêlin:
+ Nếu kích thích vào bao miêlin thì khơng xuất hiện xung thần kinh vì bao miêlin
có tính chất cách điện nên khơng có khả năng hưng phấn.
+ Nếu kích thích vào eo Ranvie thì xung thần kinh sẽ lan truyền theo 2 hướng.

a. - Cây ngày dài sẽ ra hoa.
- Thời gian tối trong TN trên tổng cộng là 15h (trong 24h) nhưng bị ngắt quãng bởi
1h chiếu sáng → thời gian tối < 12h → đêm ngắn → cây ngày dài sẽ ra hoa.
- Cần chú ý đến các yếu tố quyết định sự ra hoa của cây:
+ Thời gian tối quyết định sự ra hoa của cây: cây ngày dài cần đêm ngắn, cây ngày
ngắn cần đêm dài
+ Ánh sáng đỏ có bước sóng 660 nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn, kích
thích sự ra hoa của cây ngày dài
+ Ánh sáng đỏ xa có bước sóng 730 nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày dài, kích
thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
b. - Thiếu hoocmơn ecđixơn thì sự biến đổi sâu thành nhộng và bướm khơng xảy
ra.
- Vì: có 2 loại hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của côn trùng là
ecđixơn và juvenin (ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành
nhộng và bướm; juvenin gây lột xác ở sâu bướm, ức chế biến đổi sâu thành nhộng


Câu 10

và bướm;). Nếu thiếu ecđixơn thì quá trình sinh trưởng, phát triển của sâu chỉ chịu
tác động của juvenin.
a. - Hiện tượng này liên quan đến hoocmôn axit abxixic (AAB).
- Giải thích: AAB có vai trị điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt, chồi, loại
bỏ hiện tượng sinh con. Thiếu AAB → gây hiện tượng “sinh con” của cây.
b. - Tốc độ sinh trưởng thần kì đó là do gibêrelin, auxin và êtilen cùng phối hợp tác
động.
- Gibêrelin đóng vai trị chủ đạo.
c. Ưu điểm của kĩ thuật ghép cành khi nhân giống cây bưởi:
+ Giữ nguyên được tính quý của giống cây ban đầu (quả ngọt, sai quả,…).
+ Hệ số nhân giống cao.

+ Rút ngắn thời gian ra hoa tạo quả.
+ Tăng khả năng chống chịu dựa vào đặc tính của cây làm gốc ghép.

--------------------------- Hết ----------------------------

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC 11 - GDTX
(Đáp án gồm 04 trang)

Câu
Câu 1
(2,5
điểm)

Nội dung
a. - Chức năng của màng sinh chất:
+ Trao đổi chất với mơi trường một cách có chọn lọc.
+ Màng sinh chất có các prơtêin thụ thể thu nhận thơng tin cho tế bào.
+ Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào giúp
các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ”.
- Giải thích:
+ Chỉ có ơstrơgen đi qua lớp phơtpholipit kép vì ơstrơgen có bản chất là lipit.

Điểm
0,5
0,5
0,5
0,25



Câu 2
(2,5
điểm)

+ khơng đi qua màng phơtpholipit vì mang điện, khơng tan trong lipit.
b. - Tế bào có lưới nội chất hạt phát triển:
+ Tế bào thùy trước tuyến yên: là nơi tiết ra hoocmôn sinh trưởng (bản chất là
prôtêin).
+ Tế bào bạch cầu: có chức năng tổng hợp kháng thể (bản chất là prơtêin).
- Tế bào có lưới nội chất trơn phát triển:
+ Tế bào tuyến nhờn của da: là nơi tiết ra chất nhờn (bản chất là lipit).
+ Tế bào kẽ tinh hồn: có chức năng tiết ra hoocmơn testơstêrơn là một loại lipit.
a. - Vì vi khuẩn cần thời gian để thích nghi với điều kiện mơi trường và tiết enzim
để chuyển hóa các chất.
- Để rút ngắn thời gian pha tiềm phát ta có thể sử dụng biện pháp sau:
+ Chọn chủng vi khuẩn có hoạt tính mạnh (lấy từ pha log).
+ Chuẩn bị mơi trường quen thuộc với vi khuẩn.
b. Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virut:
Vi khuẩn
Virut
Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
Chưa có cấu tạo tế bào.
Tế bào có màng sinh chất, ribôxôm, Gồm lõi axit nuclêic (ADN hoặc ARN)
vùng nhân.
và vỏ prơtêin.
Có thể ni cấy trong mơi trường nhân Khơng thể nuôi cấy trong môi trường
tạo.
nhân tạo.

Sống tự dưỡng, hoại dưỡng, kí sinh Sống kí sinh nội bào bắt buộc và gây
gây bệnh, không làm tan tế bào.
bệnh làm tan tế bào.
Có thể chữa bệnh bằng thuốc kháng Thuốc kháng sinh khơng chữa được mà
sinh.
có thể phịng bệnh bằng văcxin.

Câu 3
(1,0
điểm)

a. - Cấu trúc của enzim:
+ Enzim có thể có thành phần chỉ là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với chất khác
khơng phải là prơtêin.
+ Enzim có cấu trúc khơng gian bậc 3. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc đặc
biệt chuyên liên kết với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động của enzim. Cấu hình
trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình của cơ chất.
- Enzim xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt
hóa của phản ứng bằng cách tạo ra nhiều phản ứng trung gian.
amilaza
- Ví dụ: Tinh bột

Câu 4
(2,5
điểm)

0,25
0,25

0,25

0,5

0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

mantaza
mantơzơ

glucơzơ

b. - Giai đoạn đó chính là kì trung gian, gồm 3 pha:
+ Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.
+ Pha S: ADN và nhiễm sắc thể nhân đôi.
+ Pha G2: tế bào tổng hợp tất cả những gì cịn lại cần cho q trình phân bào.
- Các tế bào mới được tạo thành từ 2 tế bào trên qua một số đợt nguyên phân
khơng nhất loạt giống nhau.
Vì song song với phân bào cịn có q trình phân hóa tế bào, hình thành các mô.
a. - Đặc điểm về cấu tạo của tế bào khí khổng phù hợp với chức năng điều chỉnh tốc độ
thoát hơi nước ở thực vật:
+ Thành tế bào có độ dày, mỏng khác nhau giúp tế bào thay đổi độ cong khi tế bào thay
đổi sức trương nước.
+ Tế bào khí khổng có lục lạp nên cũng quang hợp được để tạo ra đường làm thay đổi

áp suất thẩm thấu của tế bào giúp điều chỉnh hàm lượng nước trong tế bào.

0,25

0,25
0,25


Câu 5
(1,5
điểm)

Câu 6
(1,5
điểm)

Câu 7
(1,0
điểm)

- Vào lúc giữa trưa có nắng gắt, cây mất nước nhiều → cây sản xuất axit abxixic vận
chuyển đến lá làm kênh K+ ở tế bào khí khổng mở → K+ vận chuyển ra khỏi tế bào khí
khổng làm tế bào mất sức trương nước và khí khổng đóng lại để tiết kiệm nước cho cây.
b. - Nitơ có vai trị quan trọng đối với đời sống của cây:
+ Tham gia cấu trúc nên các phân tử: prôtêin, axit nuclêic, côenzim, diệp lục, ATP.
+ Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật qua hoạt động
xúc tác, cung cấp năng lượng, điều tiết trạng thái ngậm nước của keo nguyên sinh.
- Nguồn nitơ:
+ Khí quyển: do tia lửa điện biến đổi N2 thành
+ Trong đất: phân giải xác sinh vật thành ,

+ Cố định nitơ của vi sinh vật có enzim nitrơgenaza.
+ Bón phân đạm của con người.
(Thí sinh nêu được 1 ý thì được 0,25 điểm)
a. + Khi đầy đủ CO2: enzim Rubisco xúc tác cho RiDP kết hợp với CO 2 trong chu
trình Canvin, tổng hợp nên đường nhờ ATP và NADPH.
+ Khi cạn kiệt CO2: enzim Rubisco xúc tác cho RiDP kết hợp với O 2 trong hơ hấp
sáng, làm lãng phí sản phẩm quang hợp (giảm lượng đường).
b. Cây C4 có điểm bù CO2 thấp hơn cây C3, vì: cây C4 có 2 loại lục lạp, có nguồn
CO2 dự trữ từ axit malic → quang hợp hiệu quả ngay cả khi khí khổng đóng
(khơng lấy được CO2) nên có điểm bù CO2 thấp.
c. - Vật liệu, dụng cụ: chậu cây xanh, cốc nước vôi trong, chuông thủy tinh lớn, vải
đen (buồng tối), que diêm.
- Tiến hành thí nghiệm: đặt chậu cây xanh và cốc nước vơi trong dưới chuông thủy
tinh úp ngược, lấy vải đen che kín chng (hoặc đặt tất cả trong buồng tối) để vài
giờ.
- Kết quả thí nghiệm:
+ Cốc nước vơi trong có lớp váng khá dày trên mặt.
+ Que diêm đang cháy đưa nhanh vào bên trong chuông → que diêm tắt ngay.
- Kết luận: thực vật hô hấp sẽ “làm hỏng khơng khí vào ban đêm” vì:
+ Thải ra khí CO2 làm cốc nước vôi trong tạo váng (xuất hiện CaCO3).
+ Hút khí O2 → làm que diêm đang cháy bị tắt.
a. Ở thú ăn thịt, trong dạ dày luôn duy trì độ pH thấp nhưng trong miệng và ruột
đều duy trì độ pH cao:
- Tạo mơi trường phù hợp cho sự hoạt động của các enzim đặc trưng ở từng khu
vực.
- Là tín hiệu cho sự điều hịa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.
- Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt vi sinh vật kí sinh.
b. - Cơ tim co bóp khoẻ → có tác dụng đẩy máu.
- Mô cơ tim là mô được biệt hoá, bao gồm các tế bào cơ tim phân nhánh và nối với
nhau bằng các đĩa nối đặc biệt→ xung thần kinh truyền qua tế bào nhanh, làm cho

cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
- Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài đảm bảo cho các tế bào cơ tim có
một giai đoạn nghỉ nhất định để phục hồi sức co cho nhịp co tiếp theo → hoạt động
suốt đời.
- Trong tế bào cơ tim có sắc tố miơglơbin có khả năng dự trữ O 2 cung cấp cho hoạt
động của cơ tim khi lượng O2 do máu cung cấp bị thiếu.
a. - Bị tiểu đường → lượng đường trong máu cao → lượng đường vào tế bào ít →
thiếu năng lượng tái tạo lại mô tổn thương → lâu lành.
- Giảm thể trọng vì phải dùng mỡ thay glucôzơ để lấy năng lượng.

0,25

0,5
0,5
1,0

0,5

0,5
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25


0,25
0,25


Câu 8
(3,0
điểm)

Câu 9
(1,5
điểm)

Câu 10
(3,0
điểm)

- Nếu khơng chữa trị có thể dẫn tới hủy hoại các mạch máu nhỏ và mao mạch.
- Vì bệnh tiểu đường gây hủy hoại mạch máu và dây thần kinh ngoại biên nên
người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ tim gấp 2 lần so với người bình thường.
b. - Vì các động mạch lớn ở gần tim, khả năng đàn hồi của thành động mạch có hạn
nên áp lực máu trong các động mạch lớn phụ thuộc nhiều vào nhịp co bóp của tim
→ đo huyết áp ở cánh tay trái sẽ phản ánh chính xác nhất hoạt động của tim, mạch.
- Huyết áp phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của cơ thể. Khi hoạt động mạnh,
huyết áp tăng cao. Vì vậy, đo huyết áp khi cơ thể nghỉ ngơi sẽ phản ánh chính xác
nhất hoạt động tim, mạch.
a. - Hiện tượng hướng sáng ở thực vật.
+ Ngọn cây hướng sáng dương.

0,25


+ Rễ cây hướng sáng âm.
- Giải thích:
+ Ở ngọn cây: phía ít ánh sáng có nồng độ auxin cao kích thích sinh trưởng mạnh
làm ngọn cây cong hướng về phía ánh sáng.
+ Ở rễ: phía có ánh sáng có nồng độ auxin thấp kích thích sinh trưởng mạnh làm rễ
mọc cong tránh ánh sáng.
b. Kết quả của kích thích:
- Kích thích vào giữa sợi trục khơng có bao miêlin: xung thần kinh sẽ lan truyền
theo 2 hướng vì nơron thần kinh đang ở trạng thái nghỉ ngơi nên khơng có vùng trơ
tuyệt đối ngăn cản.
- Kích thích vào sợi trục có bao miêlin:
+ Nếu kích thích vào bao miêlin thì khơng xuất hiện xung thần kinh vì bao miêlin
có tính chất cách điện nên khơng có khả năng hưng phấn.
+ Nếu kích thích vào eo Ranvie thì xung thần kinh sẽ lan truyền theo 2 hướng.
a. - Cây ngày dài sẽ ra hoa.
- Thời gian tối trong thí nghiệm trên tổng cộng là 15h (trong 24h) nhưng bị ngắt
quãng bởi 1h chiếu sáng → thời gian tối < 12h → đêm ngắn → cây ngày dài sẽ ra
hoa.
- Cần chú ý đến các yếu tố quyết định sự ra hoa của cây:
+ Thời gian tối quyết định sự ra hoa của cây: cây ngày dài cần đêm ngắn, cây ngày
ngắn cần đêm dài
+ Ánh sáng đỏ có bước sóng 660 nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn, kích
thích sự ra hoa của cây ngày dài
+ Ánh sáng đỏ xa có bước sóng 730 nm, ức chế sự ra hoa của cây ngày dài, kích
thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
b. - Thiếu hoocmơn ecđixơn thì sự biến đổi sâu thành nhộng và sau đó thành bướm
khơng xảy ra.
- Vì: có 2 loại hoocmơn ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của côn trùng là
ecđixơn và juvenin (ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành
nhộng và bướm; juvenin gây lột xác ở sâu bướm, ức chế biến đổi sâu thành nhộng

và bướm;). Nếu thiếu ecđixơn thì quá trình sinh trưởng, phát triển của sâu chỉ chịu
tác động của juvenin.
a. - Hiện tượng này liên quan đến hoocmơn axit abxixic (AAB).

0,5

- Giải thích: AAB có vai trò điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt, chồi, loại
bỏ hiện tượng sinh con. Thiếu AAB → gây hiện tượng “sinh con” của cây.
b. - Tốc độ sinh trưởng thần kì đó là do gibêrelin, auxin và êtilen cùng phối hợp tác
động.
- Gibêrelin đóng vai trị chủ đạo.

0,25
0,25

0,5

0,5
0,5
0,5

0,25
0,25
0,25

0,25

0,5
0,5


0,25
0,25
0,25
0,25


c. Ưu điểm của kĩ thuật ghép cành khi nhân giống cây bưởi:
+ Giữ nguyên được tính quý của giống cây ban đầu (quả ngọt, sai quả,…).
+ Hệ số nhân giống cao.
+ Rút ngắn thời gian ra hoa tạo quả.
+ Tăng khả năng chống chịu dựa vào đặc tính của cây làm gốc ghép.

--------------------------- Hết ----------------------------

0,5
0,5
0,5
0,5



×