Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tài liệu SKKN Thi Rung Chuông Vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.61 KB, 15 trang )

Trường Tiểu học Thị trấn Châu Thành
Đề tài:
TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
THI RUNG CHUÔNG VÀNG
Người viết : Trần Quốc Thiện
Chức vụ : Giáo viên Tổng phụ trách
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đảng ta và Bác Hồ coi công tác thiếu niên và nhi đồng là sự nghiệp đào
tạo một lớp người mới cho đất nước. Việc giáo dục cho các em là một khoa
học, một nghệ thuật, không nên tùy tiện chủ quan. Bác Hồ nói: “Ngày nay
chúng là nhi đồng, ít năm sau chúng sẽ là công dân, cán bộ. Vì vậy chính
phủ, các đoàn thể và tất cả đồng bào có trách nhiệm giúp sức vào việc giáo
dục nhi đồng.....”.
Quan điểm khoa học đó còn được Bác chỉ rõ qua các gợi ý về phương
pháp giáo dục trẻ em là tạo cho các em: Học mà chơi, chơi mà học. Người
khẳng định giáo dục thiếu nhi là một khoa học, một nghệ thuật. Chính vì thế
Người luôn mong muốn trong tâm hồn các em trong sáng hồn nhiên có được
những ảnh hưởng tốt đẹp để tạo nên một lớp người mới phát triển toàn diện.
Đảng ta từng nhấn mạnh: “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam XHCN
nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”.
Trong trường tiểu học, các em được học tập những kiến thức cơ bản về
tự nhiên, xã hội, được học tập, vui chơi và đặc biệt là tham gia mọi hoạt động
để phát triển về trí, đức, thể, mỹ.Từ đó các em hoàn thiện dần về nhân cách,
biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống
Để đáp ứng yêu cầu đó, song song với hoạt động giáo dục của nhà
trường, tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động như tuyên
truyền, đóng tiểu phẩm, văn nghệ, thi thể thao… trong đó việc tổ chức cho các
em tham gia chương trình thi rung chuộng vàng, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
đã mang lại cho các em niềm ham thích tìm hiểu, học hỏi.
Giáo viên : Trần Quốc Thiện 1


Trường Tiểu học Thị trấn Châu Thành
Chính vì vậy, trong bài viết này tôi muốn đưa ra “Kinh nghiệm tổ chức
chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên lớp bằng hình thức thông qua các trò
chơi tập thể” nhằm khẳng định những kết quả hoạt động tại cơ sở nói riêng,
đồng thời góp thêm một chút kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Đội ngày
một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu:
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt
Nam, là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường. Đội lấy 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng
làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện, phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt
động và vui chơi.
Chính vì vậy việc tạo ra một sân chơi mới lạ, thu hút đông đảo học
sinh tham gia tìm hiểu là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên
tiền phong Hồ Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con
đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ,
giúp các em phát triển toàn diện. Vì vậy việc tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên
lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài giờ lên
lớp thi rung chuông vàng trong trường tiểu học” giúp:
- Tìm ra nội dung, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt
hiệu quả cao nhất, đồng thời phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở
địa phương.
- Thông qua việc tìm hiểu những trò chơi như runh chuông vàng, ô chữ
kỳ diệu về các chủ đề mừng đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam, truyền thống
dân tộc, quân đội, tấm gương anh hùng tiêu biểu, truyền thống Đoàn, Đội…
Từ đó giúp các em có thêm nhiều hiểu biết để xây dựng những tình cảm tốt
đẹp, lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn các thế hệ anh
hùng đã hy sinh thân mình vì Tổ quốc.

Giáo viên : Trần Quốc Thiện 2
Trường Tiểu học Thị trấn Châu Thành
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đây là đề tài “ Kinh nghiệm tổ chức chương trình sinh hoạt ngoài
giờ lên lớp thi rung chuông vàng trong trường tiểu học” nên tôi tập trung
nghiên cứu toàn thể học sinh trong trường, chủ yếu là học sinh khối 3,4,5
cùng tham gia tìm hiểu trong các giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần hay trong
buổi tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, sự kiện lớn trong năm theo chủ điểm tháng
với các nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.
B – NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Sau thời gian làm tổng phụ trách Đội, tôi đã tìm hiểu để nắm bắt được
yêu cầu về nội dung phưuơng pháp giáo dục, nắm bắt được đặc điểm về tâm
sinh lý lứa tuổi của các em: Hiếu động, dễ nhớ, dễ quên, thích tìm hiểu, khám
phá nhưng cũng chóng nhàm chán, tâm lý thích: “Học mà chơi, chơi mà học”
của các em để đưa ra những nội dung phù hợp trong mỗi chương trình, tạo sự
hấp dẫn, thu hút các em tham gia đồng thời tạo cho các em sự vui vẻ, hoạt bát,
hồn nhiên.
Thông qua cuộc thi Rung chuông vàng, các em phát huy được tính sáng
tạo, tính năng động, tự chủ của mình, được hoà mình vào tập thể, được giao
lưu học tập, được tìm hiểu các kiến thức có nội dung phong phú để từ đó
hướng các em tới những chuẩn mực về đạo đức, những hiểu biết về văn hoá
mà các cấp, ngành làm công tác giáo dục mong muốn.
- Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là một việc làm khoa học và
sáng tạo, đòi hỏi người phụ trách phải kiên nhẫn bền bỉ và thường xuyên trau
dồi kinh nghiệm đóng góp cho khoa học công tác Đội.
- Vậy một liên đội có phong trào Đội phát triển mạnh là do cách tổ chức
hoạt động các trò chơi tập thể thường xuyên có tính sáng tạo, phù hợp với lứa
tuổi và có hiệu quả.
Giáo viên : Trần Quốc Thiện 3

Trường Tiểu học Thị trấn Châu Thành
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trường tiểu học Thị Trấn Châu Thành, Huyện Châu Thành – Trà Vinh
nằm trên địa bàn Thị Trấn. Do vậy phần đông là con em viên chức, con gia
đình kinh doanh. Các em phần lớn đều dễ bảo, có phần mạnh dạn và nhiệt tình
trong hoạt động Đội.
Trường đạt danh hiệu chuẩn quốc gia. Ban giám hiệu nhà trường, công
Đoàn, hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn kịp thời hỗ
trợ quan tâm giúp đỡ hoạt động Đội đạt kết quả.
Trong thời gian làm công tác Tổng phụ trách tôi luôn luôn suy nghĩ, tìm
tòi, học hỏi các bạn đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu hoạt động ngoài
giờ lên lớp sao cho đạt hiệu quả. Thời gian đầu tôi luôn lo lắng phải tổ chức
một giờ sinh hoạt ngoại khoá như thế nào để lôi cuốn, thu hút các em tham gia
nhưng vẫn thật khó. Hết mỗi tuần, giờ chào cờ lại đến, có lúc tôi cảm thấy
“sợ”, “mệt” do thiết kế nội dung chương trình cho các giờ sinh hoạt còn đơn
điệu, thiên về kiểm điểm, giáo huấn, không phù hợp tâm lý học sinh tiểu học.
Do vậy ngay từ đầu năm học tôi xây dựng kế hoạch hoạt động theo đợt
thi đua, tháng, tuần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường. Do sự gợi
ý của Ban giám hiệu tổ chức cuộc thi rung chuông vàng vào đầu tuần sinh
hoạt. Sau thời gian tổ chức, thấy được sự ham học hỏi của các em, tôi mạnh
dạn đề xuất ý kiến Ban giám hiệu tổ chức 2 lần trên tháng. Cho đến bây giờ
tôi hoàn toàn tự tin với nội dung sinh hoạt trong các giờ chào cờ, ngày lễ kỷ
niệm lớn trong năm của mình và đã đạt kết quả rõ rệt.
III – CÁC HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu chung:
Tổ chức cuộc thi rung chuông vàng là một hình thức giáo dục học sinh
ngoài giờ lên lớp đây là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể thiếu
được của người phụ trách. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của phong
trào Đội. Chính vì vậy để tổ chức tốt cuộc thi rung chuông vàng cần :
Giáo viên : Trần Quốc Thiện 4

Trường Tiểu học Thị trấn Châu Thành
- Nội dung các câu hỏi phải đảm bảo đúng với đường lối, quan điểm
của Đảng; Nhà nước, bám sát vào nội dung chương trình sách giáo khoa, khoa
học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối với các em.
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
- Đồ dùng cần thiết phục vụ chương trình phải đảm bảo về mặt thẩm
mỹ, gây ấn tượng đối với các em.
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ gây
mệt mỏi cho các em.
2. Xây dựng kế hoạch chương trình:
Căn cứ vào nội dung chương trình năm học 2010 – 2011: Thiết thực
chào mừng kỷ niệm 65 năm Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam,
1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh, 70 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và chào mừng Đại hội
Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tôi đã xây dựng cuộc
thi rung chuông vàng theo chủ điểm tháng, tuần.
Tháng 9 : tập trung tuyên truyền An toàn giao thông, vì vậy sẽ tổ chức
cuộc Thi rung chuông vàng với tên : “ Cuộc thi an toàn giao thông”
Tháng 10 : Chủ điểm “Chăm ngoan-học giỏi” tổ chức Thi rung chuông
vàng với tên : “Đố vui để học”.
Tháng 11 : “Tôn sư trọng đạo” tổ chức cuộc thi rung chuông vàng cho
học sinh tìm hiểu về lịch sử nhà trường, về thầy cô giáo.
Tháng 12 : Kỷ niệm ngày 22/12 tổ chức cuộc thi rung chuông vàng với
tên “Em là chiến sĩ tí hon”.
Tháng 01&02 tổ chức cuộc thi “Chiếc nón kỳ diệu” tìm hiểu về lịch sử
địa phương, lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
Tháng 3 tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với nội dung tìm hiểu
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tuyên truyền ngày Quốc tế Phụ nữ.
Tháng 4 Tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng tìm hiểu về đất nước,

chào mừng ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Giáo viên : Trần Quốc Thiện 5
Trường Tiểu học Thị trấn Châu Thành
Tháng 5 tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng với nội dung tìm hiểu về
Đội TNTP Hồ Chí Minh, về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
3. Tổ chức thực hiện:
Qua các đợt tập huấn về cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự
tìm tòi học hỏi, kinh nghiệm của bản thân. Đặc biệt là các cuộc thi trên truyền
hình như: “Đường lên đỉnh Olimpia”; “Rung chuông vàng”; “Chiếc nón kỳ
diệu”… tôi tham khảo và tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng cho phù hợp với
Liên đội mình.
3.1. Hình thức: “Rung chuông vàng”
* Mục đích:
Để giúp các em học sinh ôn lại kiến thức của các môn học thì việc tổ
chức cho các em tham gia vào “Rung chuông vàng” là điều cần thiết. Hình
thức này giúp các em ôn lại kiến thức một cách có hệ thống, rèn luyện phản
xạ nhanh, rèn kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm, giúp các em làm quen với
công nghệ thông tin. Thường sử dụng hình thức này hai lần trong tháng.
Ngoài những kiến thức các môn học, tôi còn lồng ghép câu hỏi theo chủ điểm
của tháng như : An toàn giao thông, ngày nhà giáo Việt Nam, các ngày lễ lớn
như thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
thành lập Đảng CSVN, về cuộc đời sự nghiệp Bác Hồ.
3.1.1. Cách thức tổ chức:
Thí sinh là tất cả các em học sinh các khối lớp 2,3,4,5. Mỗi lần thi sẽ là
một khối, các lớp còn lại là khán giả. Các em ngồi xen kẽ nhau trên sàn thi
đấu dùng bảng con để trả lời câu hỏi được trình chiếu trên màn hình. Mỗi câu
hỏi có quy định thời gian. Hết thời gian đồng loạt các thí sinh đưa bảng con
lên. Em nào trả lời sai tự động bước ra khỏi sàn thi đấu. Những em còn lại
tiếp tục phần thi của mình cho đến em cuối cùng còn lại là em chiến thắng hay
là những em trả lời đúng tất cả các câu hỏi của Ban tổ chức đưa ra. Ban giam

khảo là các giáo viên chủ nhiệm khối lớp không dự thi.
Nội dung thi gồm 3 phần :
Giáo viên : Trần Quốc Thiện 6

×