Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hoạt động Trải nghiệm sáng tạo - Lớp 2 - Chủ đề 4: Giữ gìn cảnh quan khu dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.13 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỚP 5 – CHỦ ĐỀ 4:</b>


<b>GIỮ GÌN CẢNH QUAN KHU DÂN CƯ</b>
<b>1. MỤC TIÊU</b>


<i>Sau chủ đề này, học sinh:</i>


– Xác định được các việc làm để giữ gìn cảnh quan khu dân cư.


– Tự nguyện tham gia lao động cơng ích, thực hiện được những việc làm để giữ vệ
sinh môi trường khu dân cư.


– Vận động được người thân cùng tham gia giữ gìn cảnh quan, mơi trường khu dân
cư.


<i>Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: </i>
– Năng lực:


+ Năng lực giao tiếp: tự tin trong việc trao đổi, chia sẻ với các bạn, với những
người hàng xóm, tổ trưởng dân phố ở khu dân cư.


+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: xây dựng được kế hoạch cải tạo cảnh
quan khu dân cư, thực hiện được một số hoạt động cải tạo cảnh quan khu dân cư.
– Phẩm chất:


+ Trách nhiệm, thể hiện thông qua những suy nghĩ, cam kết và thực hiện những
hành động cải tạo cảnh quan khu dân cư.


+ Chăm chỉ, thể hiện thông qua việc chủ động thực hiện các hoạt động cải tạo cảnh
quan khu dân cư.



<b>2. CHUẨN BỊ</b>


<b>2.1. Giáo viên: Hình ảnh một số khu du lịch và hình ảnh liên quan đến khu dân cư </b>
và việc giữ gìn cảnh quan khu dân cư (xem chi tiết ở hoạt động khởi động tiết 1 –
2); không gian để học sinh trưng bày poster ở hoạt động 7; một phần quà nhỏ.


<b>2.2. Học sinh: Giấy A3, bút màu, giấy màu, kéo, hồ dán, tranh, ảnh về khu dân cư </b>
nơi mình sống; tìm hiểu trước thơng tin về hoạt động giữ gìn vệ sinh của khu dân
cư nơi mình sống (theo nội dung phiếu điều tra trang 26).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG </b>
<b>3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1 – 2</b>


<i><b>Hoạt động khởi động</b></i>


<i><b>Cách 1: Trò chơi “Cùng đi du lịch”</b></i>


1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Cùng đi du lịch”.
<i>– Chuẩn bị:</i>


+ Giáo viên chuẩn bị 6 hình có 2 mặt (có thể tạo trên phần mềm PowerPoint): mặt
trước là hình ảnh các khu du lịch, mặt sau là hình ảnh liên quan đến khu dân cư và
việc giữ gìn cảnh quan khu dân cư (ví dụ: hình ảnh khu dân cư sạch sẽ; hình ảnh
khu dân cư có nhiều rác thải, hình ảnh các bạn nhỏ cùng vệ sinh đường làng/khu
phố,…). Nếu có điều kiện, giáo viên có thể chụp ảnh khu dân cư ở địa phương
mình để học sinh thấy quen thuộc và tạo sự hào hứng cho học sinh.


+ Các câu hỏi liên quan đến hình ảnh các khu du lịch ở mặt trước. Ví dụ: Tên khu
du lịch, tên địa phương có khu du lịch đó,…



<i>– Cách chơi:</i>


Học sinh chọn 1 hình ảnh khu du lịch mình thích và trả lời câu hỏi tương ứng với
hình ảnh đó. Nếu trả lời đúng, hình ảnh ở mặt sau sẽ được mở ra và học sinh sẽ
được quyền chỉ định người chơi tiếp theo. Nếu trả lời sai, quyền trả lời sẽ thuộc về
bạn khác. Nếu bạn thứ hai trả lời chưa đúng thì hình ảnh ở mặt sau sẽ khơng được
mở ra nữa và người chơi tiếp theo sẽ chuyển sang chọn hình ảnh khác.


2. Sau khi kết thúc trị chơi và các hình ảnh ở mặt sau được mở ra, giáo viên hỏi
học sinh: Các hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ đến hoạt động gì?


3. Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh và giới thiệu vào chủ đề hoạt động.


<i><b>Cách 2:</b></i>


1. Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về những khu dân cư xanh, sạch, đẹp.
2. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>– Theo em, để khu dân cư xanh, sạch, đẹp, em có thể làm những gì?</i>


3. Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh và giới thiệu vào chủ đề hoạt động.


<i><b>Hoạt động 1: Tìm hiểu cảnh quan, môi trường nơi em sống</b></i>


1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm và thực hiện nhiệm vụ của mục a, hoạt
động 1, trang 25, sách học sinh.


Lưu ý: Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị trước ảnh hoặc tranh vẽ về khu dân
cư ở nhà, khi đến lớp chỉ cần dán ảnh hoặc tơ màu để hồn thiện bức tranh về khu
dân cư.



2. u cầu học sinh làm việc theo nhóm đơi, chia sẻ với bạn bên cạnh về cảnh
quan khu dân cư nơi mình sống. Nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh:


<i>– Cảnh quan nơi em sống như thế nào?</i>


– Em thích/khơng thích điều gì về mơi trường, cảnh quan của khu dân cư em sống?
3. Giáo viên mời một số học sinh giới thiệu trước lớp về cảnh quan khu dân cư nơi
mình sống.


4. Giáo viên tổ chức cho cả lớp cùng trao đổi: Em muốn sống ở một khu dân cư có
<i>cảnh quan, mơi trường như thế nào? Vì sao?</i>


5. Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh và chuyển tiếp sang hoạt động sau.


<i><b>Hoạt động 2: Tìm hiểu về việc giữ gìn vệ sinh chung của khu dân cư</b></i>


1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm nhiệm vụ của hoạt động 2, trang 26, sách
học sinh. Mời một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ theo cách hiểu của mình để kiểm
tra xem các em đã hiểu nhiệm vụ chưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>– Làm thế nào để em biết được đã đến lúc thu gom rác? (có tiếng kẻng thu rác, bác </i>
<i>hàng xóm gọi hoặc theo giờ quy định,...)</i>


<i>– Cách thu gom rác ở khu dân cư của em như thế nào? (bỏ vào xe chở rác; tự bỏ </i>
<i>rác vào ống đổ rác với trường hợp ở chung cư; bỏ rác ở đầu ngõ và cô/chú công </i>
<i>nhân vệ sinh nhặt bỏ vào xe chở rác,...)</i>


<i>– Nhà em cách bao xa với chỗ để thùng rác?</i>



<i>– Tình hình vệ sinh của khu vực để thùng rác/buồng rác ở chung cư em ở như thế</i>
<i>nào?</i>


3. Giáo viên phân nhóm học sinh theo khu dân cư. Những em ở cùng khu vực tập
trung vào cùng một nhóm. Yêu cầu mỗi học sinh chia sẻ thơng tin mà mình điều
tra được với các bạn trong nhóm.


4. Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm lên báo cáo kết quả điều tra về hoạt động
giữ gìn vệ sinh khu dân cư của nhóm mình. Các nhóm khác trao đổi và đặt câu hỏi
làm rõ thêm (nếu có).


5. Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm, đưa ra nhận xét về việc tìm hiểu của
mỗi nhóm và chuyển tiếp sang hoạt động sau.


<i><b>Hoạt động 3: Tìm hiểu về những việc làm để giữ gìn cảnh quan khu dân cư</b></i>


1. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, đọc yêu cầu của hoạt động 3, trang
27, sách học sinh và viết ra những việc mình có thể làm để giữ gìn cảnh quan khu
dân cư.


2. Giáo viên chia lớp thành các nhóm theo khu dân cư như ở hoạt động 2. Tổ chức
cho học sinh chia sẻ trong nhóm về những việc mình có thể làm để giữ gìn cảnh
quan khu dân cư.


Gợi ý: Giáo viên có thể cho học sinh trình bày những việc làm của mình lên “cây
việc làm”:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

– Sau khi trao đổi, thảo luận, những việc được cả nhóm nhất trí sẽ được viết lên lá
cây.



+ Viết mỗi việc nên làm lên một chiếc lá xanh.


+ Viết mỗi việc không nên làm lên một chiếc lá vàng.


3. Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện để trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Yêu
cầu các nhóm khác lắng nghe, trao đổi, đặt câu hỏi với bạn trình bày (nếu có) để
tìm hiểu về những việc làm giữ gìn cảnh quan khu dân cư, cải tạo môi trường.


4. Giáo viên đánh giá, nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, tổng kết các
việc làm để giữ gìn cảnh quan khu dân cư và chuyển tiếp sang hoạt động sau.


<b>Logo Vận dụng – Sáng tạo</b>


<i><b>Hoạt động 4: Lập kế hoạch giữ gìn cảnh quan khu dân cư</b></i>


1. Giáo viên mời một học sinh đọc yêu cầu của mục a, hoạt động 4, trang 27, sách
học sinh cho cả lớp nghe và yêu cầu một vài học sinh nhắc lại xem các em đã hiểu
nhiệm vụ chưa.


2. Chia lớp thành các nhóm theo khu dân cư như hoạt động 2 và 3. Yêu cầu học
sinh làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ của mục a.


Nêu câu hỏi gợi ý học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>– Em sẽ làm những điều đó bằng cách nào? Cần dụng cụ gì?</i>


Lưu ý học sinh cần chú ý đến những việc có thể cần phải xin ý kiến và sự hỗ trợ
của tổ dân phố thì cần ghi rõ người hỗ trợ, phối hợp. Ví dụ: Cải tạo phần đất trống
chỗ để thùng rác thì cần ghi cụ thể những việc cần làm để cải tạo, việc nào cần ai
hỗ trợ,…



2. Dành cho học sinh 5 phút để thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận thành bảng
kế hoạch theo mẫu ở trang 27, sách học sinh.


3. Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm lên chia sẻ trước lớp về kế hoạch hành động
của nhóm mình. u cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.


4. Giáo viên nhận xét, tổng kết, góp ý cho học sinh để hoàn thiện bảng kế hoạch và
yêu cầu học sinh về thực hiện theo kế hoạch đã lập.


5. Giáo viên mời 1 – 2 học sinh đọc nội dung mục c, hoạt động 4, trang 28, sách
học sinh. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đã phân công ở các hoạt động
trước để thực hiện nhiệm vụ này. Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm trình bày cách
nhóm mình thực hiện báo cáo và sự phân cơng nhiệm vụ trong nhóm. Giáo viên có
thể góp ý, điều chỉnh nếu cần thiết. Nêu một số câu hỏi cho học sinh:


<i>– Để có thể báo cáo đầy đủ kết quả thực hiện việc giữ gìn cảnh quan ở khu dân cư,</i>
<i>em cần làm gì?</i>


<i>– Em dự định lựa chọn hình thức báo cáo nào?</i>


<i>– Em dự kiến thời gian làm báo cáo khoảng bao lâu?</i>


Yêu cầu mỗi nhóm ghi hình thức báo cáo mình lựa chọn lên phiếu và nộp lại cho
giáo viên.


6. Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thực hiện kế hoạch theo bảng đã xây dựng ở
mục a, hoạt động 4, trang 27, sách học sinh, sau đó làm báo cáo kết quả.


<b>Chuẩn bị cho tiết học sau</b>



– Hoàn thiện bảng kế hoạch giữ gìn cảnh quan khu dân cư và thực hiện theo kế
hoạch đã lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>Hoạt động 5: Trò chơi “Cùng nhau làm việc”</b></i>


1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Cùng nhau làm việc”.
– Cách chơi:


+ Giáo viên cử ra 1 quản trị.


+ Quản trị hơ: “Mình cùng làm việc”. Cả lớp sẽ hỏi: “Việc gì? Việc gì?”. Quản trị
hơ tên một việc cần làm để giữ gìn vệ sinh khu dân cư. Cả lớp sẽ phải làm động tác
mơ phỏng việc làm đó. Ai làm chậm hoặc làm chưa đúng sẽ bị phạt.


Ví dụ: “Mình cùng nhặt rác”, “Mình đeo khẩu trang”, “Mình cùng tưới cây”,…
2. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh sau trò chơi:


<i>– Các em có thích trị chơi này khơng?</i>


<i>– Theo các em, có thể làm những việc gì để giữ gìn vệ sinh khu dân cư?</i>
3. Giáo viên tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau.


<i><b>Hoạt động 6: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cải tạo, làm đẹp khu dân cư</b></i>


1. Giáo viên tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch cải tạo, làm
đẹp khu dân cư theo hướng dẫn ở mục c, hoạt động 4, trang 28, sách học sinh.


– Nếu học sinh chọn hình thức báo cáo là triển lãm: Giáo viên yêu cầu học sinh
trưng bày tư liệu, ảnh chụp, tranh vẽ về những việc đã làm để cải tạo khu dân cư.


Mời đại diện của nhóm lên giới thiệu về những sản phẩm triển lãm của nhóm
mình.


– Nếu học sinh lựa chọn một trong hai hình thức báo cáo là trình chiếu PowerPoint
kết hợp với thuyết minh bằng lời hoặc báo cáo trên giấy A4 kết hợp với thuyết
minh bằng lời: Giáo viên u cầu đại diện nhóm lên thuyết trình kèm theo slide
trình chiếu hoặc hình ảnh minh chứng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Tiêu chí đánh giá:</i>
* Về nội dung:


– Các bài báo cáo phản ánh đúng việc thực hiện theo bảng kế hoạch đã xây dựng ở
hoạt động 4, trang 27.


– Nêu rõ những điều nhóm mình đã làm được, những điều chưa làm được; đánh
giá của mọi người ở khu dân cư sau khi nhóm thực hiện việc làm giữ gìn cảnh
quan khu dân cư.


– Nêu rõ những khó khăn, thuận lợi mình đã gặp, những điều mình học được trong
khi thực hiện kế hoạch.


* Về hình thức:


– Với hình thức báo cáo là triển lãm:


+ Tư liệu, ảnh chụp, tranh vẽ,… minh chứng cho việc làm được trưng bày đẹp mắt;
+ Có phần giới thiệu cho từng hình ảnh minh chứng được trưng bày trong triển
lãm;


+ Lời giới thiệu hấp dẫn, lôi cuốn.



– Với hình thức báo cáo là trình chiếu kết hợp thuyết minh bằng lời:
+ Bản trình chiếu trên PowerPoint đẹp mắt;


+ Có sử dụng hình ảnh, video minh chứng cho việc làm;
+ Lời thuyết minh cho bài trình chiếu hấp dẫn, lơi cuốn.


– Với hình thức báo cáo trên giấy A4 kết hợp thuyết minh bằng lời:
+ Bài báo cáo trên giấy A4 được trình bày, trang trí đẹp mắt;


+ Sử dụng nhiều hình ảnh, tranh vẽ minh chứng cho việc làm
+ Có lời chú thích đầy đủ cho các bức ảnh trong báo cáo
+ Lời thuyết minh cho bài báo cáo hấp dẫn, lôi cuốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>Hoạt động 7: Cuộc thi “Nhà thiết kế tài ba”</b></i>


1. Giáo viên tổ chức cho học sinh thi thiết kế poster tuyên truyền về việc giữ gìn,
bảo vệ cảnh quan khu dân cư nơi mình sống.


<i>Cách thực hiện:</i>


– Chia lớp thành các nhóm theo khu dân cư như ở các hoạt động trước.


– Yêu cầu mỗi nhóm tự xây dựng ý tưởng và thiết kế một tờ poster tuyên truyền về
việc giữ gìn, bảo vệ cảnh quan khu dân cư nơi mình sinh sống trên giấy A3 trong
thời gian 20 phút.


2. Giáo viên mời đại diện Ban phụ huynh hoặc giáo viên dạy Mĩ thuật cùng làm
giám khảo.



3. Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của mình để ban giám khảo
chấm điểm.


<i>Tiêu chí đánh giá:</i>


– Nội dung poster rõ ràng, thơng điệp tuyên truyền trên poster ngắn gọn, gây được
ấn tượng mạnh với người xem;


– Cách trình bày sáng tạo, hấp dẫn, sử dụng hình ảnh, màu sắc hài hồ, hỗ trợ tốt
cho việc truyền tải thông điệp tuyên truyền.


4. Giáo viên cho học sinh đi tham quan và chia sẻ cảm xúc sau khi tham quan: Em
<i>thích poster nào nhất? Tại sao?</i>


5. Giáo viên trao phần thưởng cho poster đoạt giải và cho học sinh trao đổi thêm:
<i>Em dự định sẽ dán poster tuyên truyền này ở đâu? Tại sao em lại lựa chọn như </i>
<i>vậy?</i>


6. Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động, động viên, khen ngợi học sinh.


<i><b>Hoạt động 8: Đánh giá</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

2. Giáo viên yêu cầu học sinh xin ý kiến nhận xét của người dân trong khu dân cư
về việc mình tham gia hoạt động vào bảng ở mục b, hoạt động 5, trang 29, sách
học sinh và nộp lại cho giáo viên vào tiết sau.


3. Giáo viên ghi nhận xét vào mục c, hoạt động 5, trang 29, sách học sinh.


<b>Thư gửi phụ huynh:</b>



Giáo viên sử dụng thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình học sinh trong
những nội dung sau:


1. Hỗ trợ học sinh trong việc tìm kiếm thơng tin, tranh, ảnh về vấn đề vệ sinh, môi
trường ở khu dân cư.


2. Phụ huynh tiếp tục quan sát, hỗ trợ con trong việc thực hiện kế hoạch hành động
mà em đã xây dựng.


3. Hỗ trợ, lắng nghe, góp ý cho con trong việc hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện
kế hoạch giữ gìn cảnh quan khu dân cư.


</div>

<!--links-->

×