Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 131 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI THỊ THOA

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Thị Tám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Hà Nội, ngày


tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thoa

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy cô giáo bộ môn Quy hoạch đất
đai, Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tơi
cịn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS. Đỗ Thị Tám, là người
hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND huyện Giao Thủy, các
phòng ban và nhân dân trong thành phố, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động
viên, tạo mọi điều kiện của gia đình và người thân.
Với tấm lịng chân thành, tơi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, ngày

tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Thị Thoa

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.3.2.


Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu .......................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất ............................................................. 4

2.1.1.

Khái niệm về đất đai và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất.................... 4

2.1.2.

Khái niệm và phân loại quy hoạch sử dụng đất .................................................. 7

2.1.3.

Nhiệm vụ, nội dung và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất .......................... 12

2.1.4.

Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất ..................................... 15

2.1.5.

Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy

hoạch khác ........................................................................................................ 16

2.1.6.

Quy trình của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện .............................................. 18

2.2.

Cơ sở pháp lý về quy hoạch sử dụng đất .......................................................... 18

2.3.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam ......... 19

2.3.1.

Tình hình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên
thế giới .............................................................................................................. 19

2.3.2.

Tình hình nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất của Việt Nam qua các
thời kỳ ............................................................................................................... 23

iii


2.3.3.

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại tỉnh Nam Định................... 25


2.4.

Một số vấn đề cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử
dụng đất ............................................................................................................ 26

2.4.1.

Khái niệm, tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy
hoạch sử dụng đất ............................................................................................. 26

2.4.2.

Bản chất và phân loại tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất ....... 26

2.4.3.

Bản chất và phân loại hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất ........... 29

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 32
3.1.

Địa đıểm nghıên cứu......................................................................................... 32

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 32

3.2.1.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Giao Thủy ................... 32

3.2.2.

Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Giao Thủy .......................... 32

3.2.3.

Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2011-2017 huyện Giao Thủy ............................................................ 33

3.2.4.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phương án
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Giao Thủy ..................................... 33

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 33

3.3.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 34

3.3.3.


Phương pháp đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất..................... 34

3.3.4.

Phương pháp minh họa bằng hình ảnh, bản đồ................................................. 34

Phần 4. Kết quả và thảo luận .................................................................................... 35
4.1.

Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường .................................................. 35

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 35

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội................................................................. 39

4.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tư nhiên, kinh tế, xã hội và mơi trường.............. 44

4.2.

Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Giao Thủy ...... 45

4.2.1.

Tình hình quản lý đất đai huyện Giao Thủy ..................................................... 45


4.2.2.

Tình hình sử dụng và biến động đất đai huyện Giao Thủy .............................. 48

4.3.

Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
huyện Giao Thủy đến giai đoạn 2011-2017 ..................................................... 53

4.3.1.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy đến năm 2020 ............... 53

iv


4.3.2.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2015 theo phương án
quy hoạch sử dụng đất đã duyệt ....................................................................... 56

4.3.3.

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và năm 2017 .................... 64

4.3.4.

Đánh giá việc thực hiện các cơng trình, dự án so với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất sử dụng đất huyện Giao Thủy ....................................................... 75


4.3.5.

Đánh giá chung ................................................................................................. 81

4.4.

Đề xuất một số giáp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất tại huyện Giao Thủy .......................................................................... 86

4.4.1.

Giải pháp về đầu tư ........................................................................................... 86

4.4.2.

Giải pháp về chính sách .................................................................................... 87

4.4.3.

Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................ 88

4.4.4.

Nâng cao chất lượng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ................. 89

4.4.5.

Đánh giá khả năng thực hiện cơng trình, dự án ................................................ 91


4.4.6.

Huy động nguồn vốn ........................................................................................ 91

4.4.7.

Về quản lý quy hoạch, kế hoạch và phổ biến quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất ............................................................................................................ 92

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 94
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 94

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 96
Danh mục phụ lục ........................................................................................................... 98

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KQTH

Kết quả thực hiện

KTXH

Kinh tế xã hội

PAQH

Phương án quy hoạch



Quyết định


QH

Quy hoạch

QHSDĐ

Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

TH

Thực hiện

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Giao Thủy .................................. 49

Bảng 4.2.


Biến động đất đai huyện Giao Thủy giai đoạn 2010 - 2017........................ 52

Bảng 4.3.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy đến năm 2020 .......... 54

Bảng 4.4.

Chỉ tiêu các phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy đến
năm 2015 ..................................................................................................... 57

Bảng 4.5.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015
huyện Giao Thủy theo quy hoạch sử dụng đất đã duyệt ............................. 58

Bảng 4.6.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện
Giao Thủy đến năm 2015 theo quy hoạch được duyệt ................................ 60

Bảng 4.7.

Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2015 theo
quy hoạch được duyệt huyện Giao Thủy .................................................... 62

Bảng 4.8.

Kết quả thực hiện đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng đến năm 2015

theo quy hoạch được duyệt huyện Giao Thủy............................................. 63

Bảng 4.9.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất
năm 2016 huyện Giao Thủy ........................................................................ 65

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2016 theo
kế hoạch được duyệt huyện Giao Thủy ....................................................... 68
Bảng 4.11. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2017 của huyện
Giao Thủy .................................................................................................... 70
Bảng 4.12. Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đến năm 2017 theo kế
hoạch được duyệt huyện Giao Thủy ........................................................... 74
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện công trình dự án theo quy hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2011-2015 huyện Giao Thủy .............................................................. 75
Bảng 4.14. Cơng trình dự án theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015
phải chuyển sang năm 2016 huyện Giao Thủy ........................................... 76
Bảng 4.15. Cơng trình dự án theo quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy giai
đoạn 2011-2015 bị hủy bỏ ........................................................................... 76
Bảng 4.16. Kết quả thực hiện cơng trình dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm
2016 huyện Giao Thủy ................................................................................ 77
Bảng 4.17. Cơng trình dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 phải chuyển
sang năm 2017 huyện Giao Thủy ................................................................ 77

vii


Bảng 4.18. Kết quả thực hiện cơng trình dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm
2017 huyện Giao Thủy ................................................................................ 78
Bảng 4.19. Cơng trình dự án theo kế hoạch sử dụng đất năm 2017 phải chuyển

sang năm 2018 huyện Giao Thủy ................................................................ 79
Bảng 4.20. Cơng trình dự án theo quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy năm
2017 bị hủy bỏ ............................................................................................. 81

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy năm 2017 ..................................48

Hình 4.2.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy đến năm 2020 .........56

Hình 4.3.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015
huyện Giao Thủy .........................................................................................57

Hình 4.4.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015
huyện Giao Thủy .........................................................................................59

Hình 4.5.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm
2015 huyện Giao Thủy ................................................................................61


Hình 4.6.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2016 của huyện
Giao Thủy ....................................................................................................64

Hình 4.7.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp theo kế hoạch
sử dụng đất năm 2016 huyện Giao Thủy ....................................................66

Hình 4.8.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm
2016 huyện Giao Thủy ................................................................................67

Hình 4.9.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2017 của huyện
Giao Thủy ....................................................................................................69

Hình 4.10. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nơng nghiệp đến năm
2017 của huyện Giao Thủy .........................................................................72
Hình 4.11. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp theo kế
hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện Giao Thủy ...................................73

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Bùi Thị Thoa
Tên luận văn: Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 20112017 huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Giao Thủy.
Nội dung nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Giao Thủy;
Tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Giao Thủy;
Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2011-2017 huyện Giao Thủy;
Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn
huyện Giao Thủy.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu;
Phương pháp xử lý số liệu;
Phương pháp chuyên gia;
Phương pháp so sánh, đánh giá.
Kết quả chính và kết luận
1. Huyện Giao Thuỷ nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng. Huyện
nằm cách thành phố Nam Định 45 km, có đường tỉnh lộ 489, 489B và đường 486 B và
sông Hồng chảy qua. Huyện có 32 km bờ biển, phía Đơng Nam có Vườn quốc gia Xn
Thủy tham gia cơng ước Ramsar là địa danh có tiềm năng du lịch sinh thái lớn. Phía
Tây Nam có khu du lịch bãi tắm biển Quất Lâm. Huyện Giao Thủy có nhiều tiềm năng

để xây dựng phát triển kinh tế đa dạng trên cơ sở tiếp tục ổn định sản xuất nông nghiệp
để đảm bảo an ninh lương thực, nông thôn. Tập trung huy động mọi nguồn lực khai thác
hiệu quả tiềm năng biển, đưa kinh tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng.

x


Phát triển đồng bộ và chun mơn hóa các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch.
2. Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng nền
nếp. Ranh giới của huyện với các huyện, tỉnh khác đã được xác định rõ ràng, khơng có
tranh chấp. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã bám sát và tuân
thủ quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng bền vững
các nguồn tài nguyên đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ mơi
trường. Tổng diện tích tự nhiên của huyện năm 2017 là 23.775,61 ha trong đó đất nơng
nghiệp là 16.591,02 ha, chiếm 69,78%, đất phi nông nghiệp là 6.421,44 ha, chiếm 27,01
%; đất chưa sử dụng là 763,15 ha, chiếm 3,21 % diện tích đất tự nhiên.
3. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đã duyệt đến năm 2020 tổng diện tích
đất tự nhiên là 25.323,80 ha trong đó đất nơng nghiệp là 17.798,67 ha, đất phi nông
nghiệp là 6.815,74 ha, đất chưa sử dụng cịn 709,39 ha. Diện tích đất tự nhiên tăng lên
do huyện Giao Thủy là huyện ven biển có bãi bồi Cồn Lu, Cồn Ngạn. Hàng năm vùng
ven biển đều được bù đắp phù sa nên diện tích tự nhiên tăng.
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Giao Thủy trong giai đoạn
2011-2015 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đều không đạt theo quy
hoạch được duyệt đặc biệt đối với nhóm đất phi nơng nghiệp trong đó đất nơng nghiệp
thực hiện được là 16.615,64 ha đạt 69,88 %, đất phi nông nghiệp thực hiện được
6.396,77 ha đạt 26,90 %, đất chưa sử dụng thực hiện được 763,20 ha đạt 3,22 %. Kế
hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 thực hiện tương đối tốt. Có một số cơng trình dự án
chưa thực hiện được do thiếu vốn hoặc chưa giải phóng được mặt bằng.
4. Để phương án quy hoạch có tính khả thi cao cần có sự kết hợp của nhiều yếu

tố với các giải pháp chính về cơ chế, chính sách; về nguồn lực và vốn đầu tư; về quản lý
quy hoạch.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Thi Thoa
Thesis title: Assess the implementation of the land use planning to 2020 in Giaothuy
District, Namdinh province
Major: Land Management

Code: 8850103

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- To assess the implementation of the land use planning and the land use plan for
the period 2011-2017 in Giaothuy District, Namdinh province;
- To propose solutions to improve the effectiveness of land use planning
implementation in Giao Thuy District, Namdinh province.
Research contents
- Natural and socio-economic conditions Giaothuy District, Namdinh province;
- The land management and land use in Giaothuy District, Namdinh province;
- Assess the implementation of land use planning, land use plan on the period
2017 - 2020 in Giaothuy District, Namdinh province;
- Propose some solutions to implement the land use planning and land use plan in
Giaothuy District, Namdinh province.
Methods
Method for collecting data;
Method for data analysis;

Method for mapping;
Expert method.
Main findings and conclusions
1. Giao Thuy is located in the extreme south of the Red River Delta. The district
is located 45 km from Nam Dinh city, it has provincial roads 489, 489B and 486 B and
Red river. The district has 32 km of coastline, the southeastern Xuan Thuy National
Park is a Ramsar convention is a place with great ecotourism potential. In the South
West there is Quat Lam beach resort. Giao Thuy district has a lot of potentials for
building diversified development economic on the basis of continuing agricultural
production to ensure food security in rural areas. Focusing on mobilizing all resources
to efficiently exploit the sea potential, making the sea economy a real economic sector.
To develop synchronously and specialize tourism industries and services.

xii


2. The land management in accordance with the land use planning and plans is
becoming more and more regular. The boundaries of the district with other districts and
provinces have been clearly defined, no dispute. Land allocation, land lease and land
use change have been closely followed and land use planning has been complied with.
This will create favorable conditions for the sustainable use of resources while
contributing to economic, social and environmental protection. Total area of the district
in 2017 is 23,775.61 ha, of which agricultural land is 16,591.02 ha, accounting for
69.78%, non-agricultural land is 6,421.44 ha, accounting for 27.01%; Unused land is
763.15 ha, accounting for 3.21% of the land area.
3. Research results show that:
According to the land use planning approved by 2020, the total area of natural
land is 25,323.80 ha, of which agricultural land is 17,798.67 ha, non-agricultural land is
6,815.74 ha, unused land 709.39 ha. The area of natural land increased due to Giao
Thuy district, which is a coastal district of Con Lu alluvial area, Con Ngan. Every year

coastal areas are compensated for silt so natural area increases.
The results of land use planning of Giao Thuy district in 2011-2015 show that
most land use planning indicators do not meet the approved plan specifically for nonagricultural land. Agricultural land was 16,615.64 ha, accounting for 69.88%, nonagricultural land was 6,396.77 ha, reaching 26.90%, unused land was 763.20 ha
reaching 3.22%. Land use planning in 2016 and 2017 were implemented quitely well.
However, there are some projects that have not been implemented due to lack of capital
or have not been cleared.
4. For a highly feasible planning approach, there should be a combination of
many factors with the main solutions of the mechanism and policies; resources and
investment capital; on planning management.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sự chuyển dịch
kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp đã và đang gây áp lực lớn đối với đất đai. Kinh nghiệm thực tiễn cùng với
đổi mới tư duy và nhận thức đã trả lại cho đất đai giá trị đích thực vốn có của nó
là tài ngun quốc gia vô cùng quý giá, là bộ phận hợp thành của môi trường
sống, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế, là địa bàn phân bố khu dân
cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Mặt khác việc sử
dụng đất đai hợp lý liên quan chặt chẽ tới hoạt động của từng ngành và từng lĩnh
vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống của từng người dân cũng như
vận mệnh của cả quốc gia.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Đất
đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch
và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả nhất. Nhà nước
giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài” (Quốc Hội nước
CHXHCNVN, 2013a).

Luật Đất đai năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 tại Chương
II, Điều 22 quy định: quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong 15
nội dung quản lý Nhà nước về Đất Đai. Tại Chương IV, Luật đất đai năm 2013
quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện với 16 điều, từ Điều
35 đến Điều 51. Trong đó: Điều 35, 36, 37, 40 đã quy định nguyên tắc, hệ thống
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quốc gia, tỉnh, huyện, quốc phòng, an ninh;
Điều 42, 43, 44, 45, 48 quy định trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tuy vậy trong quá trình quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch vẫn cịn
nhiều tồn tại hạn chế như: việc cơng khai quy hoạch, quản lý quy hoạch còn chưa
được chú trọng, công tác điều tra cơ bản, công tác dự báo còn hạn chế nên một số
phương án quy hoạch chưa phù hợp, chất lượng thấp. Việc bố trí quỹ đất cho các
thành phần kinh tế không sát với nhu cầu, vì vậy dẫn đến tình trạng một số nơi

1


(quy hoạch không khả thi, quy hoạch treo), một số nơi lại phải điều chỉnh bổ
sung nhiều lần, công tác kiểm tra giám sát có lúc cịn bng lỏng, việc vi phạm
quy hoạch xảy ra nhiều nơi gây bức xúc trong nhân dân ở một số địa phương.
Giao Thủy là một huyện thuần nơng nằm ở phía Nam của tỉnh Nam Định.
Những năm qua, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ nền kinh tế của huyện theo
hướng sản xuất hàng hoá, nhu cầu về đất cho các ngành, lĩnh vực sản xuất ngày
càng gia tăng và đặt ra nhiều vấn đề phức tạp, gây áp lực lớn lên nguồn tài
nguyên đất. Chính sự phát triển nhanh của các hoạt động sản xuất công nghiệp,
dịch vụ đã gây ra những áp lực khơng nhỏ tới quỹ đất có hạn trên địa bàn huyện.
Do vậy, lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một vấn đề hết sức cần thiết và
giữ một vai trị đặc biệt quan trọng khơng chỉ trước mắt mà cả lâu dài, nó giúp

cho các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài
nguyên đất đai, đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng
nơng thơn mới.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ
(2011 - 2015) huyện Giao Thủy được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết
định số 971/QĐ - UBND ngày 17 tháng 6 năm 2013. Tuy nhiên, từ khi được phê
duyệt đến nay thì việc tổ chức thực hiện quy hoạch vẫn chưa được đánh giá đúng
mức và chưa có những nghiên cứu, đánh giá để rút kinh nghiệm toàn diện và đầy
đủ cho việc thực hiện tiếp theo.
Việc đánh giá kết quả thực hiện phương án QHSDĐ đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 2011-2015; kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017; phân tích,
đánh giá những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong quá trình thực hiện
quy hoạch và kiến nghị các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao tính khả thi của
phương án QHSDĐ là rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình
hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định ” nhằm góp phần nâng cao tính khả thi của phương án quy
hoạch sử dụng đất là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu đã được duyệt trong phương án
QHSDĐ đến năm 2020; kế hoạch sử dụng đất năm 2016, 2017 huyện Giao Thủy,

2


tỉnh Nam Định từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ
chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định.
- Kế hoạch sử dụng đất năm 2016, năm 2017.
- Thực tiễn việc thực hiện các chỉ tiêu QHSDĐ được duyệt theo thời gian
và không gian tại huyện Giao Thủy.
- Các văn bản, các tài liệu liên quan đến lập và thực hiện QHSDĐ, kế
hoạch sử dụng đất huyện Giao Thủy giai đoạn 2011-2017 huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi ranh giới hành chính
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Về thời gian: số liệu thống kê về đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội lấy trong giai đoạn 2005 - 2017; hiện trạng sử dụng đất lấy trong năm 2017.
Kết quả thực hiện phương án QHSDĐ được tính đến 31/12/2017.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc ra quyết định sử dụng đất hiệu quả, qua đó góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn huyện Giao Thủy,
kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối, qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý sử dụng
đất đai trên địa bàn huyện Giao Thủy.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về đất đai và những yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai

Đất đai là tài nguyên vơ cùng q giá của mọi quốc gia vì “ Mặc cho
những tiến bộ khoa học – kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa
vào đất”, Đất đai là cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân, là tư
liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, là một trong những
yếu tố sản xuất quan trọng nhất và là địa bàn phân bố dân cư. Ngoài ra đất đai
được dùng hầu hết vào các ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống. Theo từng
ngành sản xuất, từng lĩnh vực của đời sống, đất đai được phân thành các loại
khác nhau và gọi tên theo ngành và lĩnh vực sử dụng của chúng.
“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định có vị trí, hình thể, diện tích với
những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa
hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, thảm thực vật, các tính chất lý hố tính...),
tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch - đây là quá trình nghiên cứu,
lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề
xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Đất đai là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của con người. Trong
cuộc sống đất đai là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Con người sống,
sinh hoạt, tiến hành sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội trực tiếp hoặc gián
tiếp và vô số những hoạt động khác đều nhờ vào đất đai. Trong công nghiệp, đất
đai chỉ là nơi làm nhà xưởng. Trong nơng nghiệp thì đất đai là tư liện sản xuất
chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Đất đai được gọi là tư liệu sản xuất
đặc biệt vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đất đai là đối
tượng lao động vì đất đai chịu sự tác động của con người như cày, xới để có mơi
trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì nó phát huy tác
dụng như một cơng cụ lao động. Con người dùng đất đai để trồng cấy và chăn
ni. Vì vậy, khơng có đất đai thì khơng có sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Mục tiêu của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất là phát huy tối đa tiềm
năng đất đai nhằm đạt hiệu quả KTXH, môi trường và sự phát triển bền vững. Vì


4


vậy, phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất vừa bị chi phối bởi các điều
kiện quy luật sinh thái tự nhiên vừa bị chi phối bởi các điều kiện quy luật kinh tế
- xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc
sử dụng đất bao gồm (Lê Quang Trí, 2005):
- Nhân tố điều kiện tự nhiên: có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất,
do vậy khi sử dụng đất đai, ngồi bề mặt khơng gian cần chú ý đến việc thích
ứng với các điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như của các yếu
tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, bức xạ, độ ẩm, yếu tố địa hình, thổ
nhưỡng, xói mịn... để xác định yếu tố hạn chế hay tích cực cho việc sử dụng đất.
Trong điều kiện tự nhiên khí hậu là yếu tố hàng đầu tác động đến việc sử dụng
đất đai, sau đó là điều kiện đất đai và các yếu tố khác.
Yếu tố khí hậu là một thành phần rất quan trọng của hệ sinh thái đồng
ruộng, cung cấp năng lượng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, mang
lại năng suất cho cây trồng. Tổng tích ơn nhiệt, nhiệt độ bình quân, sự chênh lệch
nhiệt độ về thời gian và không gian, sự chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp,
sai khác về độ ẩm trong ngày, giữa các mùa trong năm hay các khu vực khác
nhau... có ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật
nuôi... Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu dài hay ngắn cũng có tác
dụng nhất định tới sinh trưởng, phát triển và quang hợp của cây trồng. Chế độ
nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là
vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng vàphát triển. Lượng mưa, lượng bốc hơi có ý
nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm của đất cùng khả năng đảm bảo
cung cấp nướccho sự sinh trưởng của động và thực vật.
Điều kiện đất đai: sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt
nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mịn...
thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, ảnh hưởng tới sản xuất và
phân bổ các ngành nông, lâm nghiệp. Địa hình là yếu tố phức tạp ảnh hưởng đến

nhiều yếu tố khác nhau. Ở vùng đồi núi, địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến
phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu xây dựng hệ thống đồng
ruộng để thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá. Đối với ngành phi nơng nghiệp, địa hình
quyết định những thuận lợi hay khó khăn của việc thi cơng cơng trình hay khả
năng lưu thơng hàng hố, gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng và quy mô sản xuất.
- Nhân tố kinh tế xã hội: điều kiện KTH bao gồm các yếu tố: điều kiện
dân số và lao động, điều kiện vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất xã hội,

5


trình độ quản lý và tổ chức sản xuất, sự phát triển của khoa học và ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật, chế độ kinh tế, xã hội.
Các điều kiện tự nhiên của đất đai là cơ sở cho phép xác định khả năng
thích ứng về phương thức sử dụng đất; còn phương hướng sử dụng đất được
quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất
định. Việc sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con
người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có; quyết định bởi tính hợp
lý, tính khả thi về kỹ thuật và mức độ đáp ứng của chúng...; quyết định bởi nhu
cầu thị trường.
Trên thực tế điều kiện tự nhiên của mỗi vùng thì ít có sự khác biệt nhưng
hiệu quả sử dụng đất thì có sự khác biệt lớn, nguyên nhân chủ yếu là do các điều
kiện kinh tế, xã hội: vốn, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng... quyết định; với điều
kiện tự nhiên đồng nhất nhưng vùng nào có kinh tế phát triển, vốn đầu tư lớn,
nhận thức và trình độ của người lao động cao thì sử dụng có hiệu quả.
Trình độ phát triển KTXH khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác
nhau. Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì hiệu quả sử dụng đất cũng
được nâng lên. Nhờ có thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến mà chúng ta có
những nghiên cứu về lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao, phù hợp với điều
kiện sinh thái của từng vùng, chế tạo ra máy móc, công cụ sản xuất theo công

nghệ tiên tiến... tạo điều kiện nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững.
Từ những lý luận trên cho thấy, các điều kiện kinh tế - xã hội có tác động
khơng nhỏ tới sử dụng đất đai, thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sử dụng đất
hiệu quả của con người. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật
kinh tế - xã hội để nghiên cứu, xử lý mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh
tế - xã hội trong sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã
hội,xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế
tàinguyên của đất đai để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích đất đai
cóhạn sẽ mang lại hiệu quả sử dụng đấtđai cao và bền vững.
- Nhân tố không gian: Trong thực tế, đất đai là điều kiện không gian đảm
bảo hoạt động của bất kỳ ngành sản xuất nào (nông nghiệp, công nghiệp, xây
dựng, khai thác khống sản...). Tính khơng gian của đất đai bao gồm: vị trí địa lý,
địa hình, hình dạng, diện tích. Đất đai phải khai thác tại chỗ nên sự thừa thãi của

6


nơi này không thể sử dụng để đáp ứng sự thiếu đất ở địa phương khác. Do đó,
khơng gian là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc sử dụng đất.
Sự bất biến của tổng diện tích đất đai không chỉ hạn chế khả năng mở
rộng không gian sử dụng mà còn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai.
Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đia theo loại, số lượng được sử
dụng căn sức sản xuất của đất và yêu cầu của xã hội nhằm đảm bảo nâng cao lực
tải của đất.
Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựng, nhà
xưởng, giao thông... mặt bằng không gian và vị trí của đất đai có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng và giá trị kinh tế cao. Như vậy nhân tố khơng gian ảnh hưởng tới q
trình sử dụng đất, nó sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả sử dụng đất.
Mỗi nhân tố giữ vị trí và tác động khác nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên

là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ
thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm
chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất; điều kiện xã hội tạo ra khả
năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất.
Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế-xã hội để nghiên
cứu, xử lý các mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội trong lĩnh
vực sử dụng đất đai.
Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính vĩnh cửu, cố định vị trí khi sử
dụng và số lượng khơng thể vượt phạm vi quy mơ hiện có. Sự bất biến của tổng
diện tích đất đai khơng chỉ hạn chế khả năng mở rộng khơng gian sử dụng đất, mà
cịn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai. Điều này quyết định việc điều
chỉnh cơ cấu đất đai theo loại, số lượng được sử dụng căn cứ sức sản xuất của đất
và yêu cầu sản xuất của xã hội nhằm đảm bảo nâng cao năng lực tải của đất đai.
2.1.2. Khái niệm và phân loại quy hoạch sử dụng đất
2.1.2.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Xét trên phương diện mục đích của quy hoạch sử dụng đất, tổ chức nông
lương thế giới (FAO-Food and agriculture Organization) đã khẳng định: “Quy
hoạch sử dụng đất thực chất phải là hệ thống đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội
và kinh tế theo cách để giúp đỡ và động viên người sử dụng đất lựa chọn phương
án sử dụng đất làm tăng năng suất, sử dụng bền vững đồng thời đáp ứng nhu cầu
của xã hội. Người nông dân và những người sử dụng đất đai khác nên tham gia

7


vào các hoạt động trong QHSDĐ, vì họ có kiến thức thực tế, có sự kiểm nghiệm
so sánh giữa nhu cầu phát triển thực tiễn với lý thuyết phát triến bền vững"
(FAO, 1993).
Về mặt bản chất quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã
hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Trong đó:

- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai;
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra,
khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...;
- Tính pháp chế: Xác lập tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất
theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai đúng pháp luật.
QHSDĐĐ thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử - xã hội, tính khống chế vĩ
mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng
của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân (Võ Tử Can, 2001;
Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Theo Điều 3, Luật đất đai năm 2013 Quy hoạch sử dụng đất là việc phân
bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi
khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh
vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng
thời gian xác định. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng
đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất (Quốc hội nước
CHXHCNVN, 2013).
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bố và tái phân bố quỹ đất nhằm đáp
ứng mục tiêu phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trên cơ
sở tiềm năng đất đai và nhu cầu SDĐ trong giới hạn không gian và thời gian xác
định. QHSDĐ là công cụ quan trọng của người quản lý và người SDĐ. Đối với
Nhà nước, đó là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai. Đối với
người SDĐ đó là cơ sở pháp lý để chuyển đổi mục đích SDĐ hiệu quả. Vì vậy
QHSDĐ khơng đơn thuần là một hoạt động kinh tế - kỹ thuật mà còn là một hoạt
động quản lý có ý nghĩa kinh tế, chính trị, thể hiện ý chí của nhà nước về phát
triển trong tương lai; là hệ thống các giải pháp để quản lý tài nguyên đất đai (Tôn
Gia Huyên và cs., 2011).
Về góc độ kỹ thuật, QHSDĐ là việc tổ chức SDĐ cho những mục tiêu

8



KTXH định trước của một vùng lãnh thổ. Với vốn đất đai và lao động xác định,
phải sắp xếp sao cho đạt được sự phát triển như mong muốn và chỉ ra được sự
phối hợp SDĐ của các địa phương để đảm bảo sự đồng bộ trong phát triển. Dưới
góc độ kinh tế, QHSDĐ là q trình tối đa hóa giá trị của bất đất. Vì vậy, việc
SDĐ được quyết định trên cơ sở các động lực của thị trường, nên QHSDĐ cũng
là một sản phẩm của cơ chế thị trường. Yêu cầu đặt ra là mỗi thửa đất cần phải
được sử dụng sao cho có giá trị lớn nhất mà không gây ra sự giảm giá đồng loạt
cho những thửa đất còn lại trong vùng, đồng thời làm cho tổng giá trị đất đai
trong vùng được tăng cao. Về góc độ xã hội, QHSDĐ đảm bảo cân bằng nhu cầu
đất đai cho các nhóm lợi ích, cân bằng giữa nhu cầu sản xuất với đời sống của cộng
đồng dân cư và nhu cầu của tồn xã hội. Dưới góc độ pháp lý, lập và thực hiện
QHSDĐ là quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước và thực hiện dân chủ
hóa trong quản lý đất đai. Các quy định pháp luật về lập, xét duyệt và tổ chức
thực hiện QHSDĐ trở thành công cụ quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển
đồng bộ, ổn định và an tồn (Tơn Gia Hun và cs., 2011). Vì vậy QHSDĐ cịn
cần có một thể chế chặt chẽ, hợp lý và lành mạnh; huy động được mọi nguồn lực
và hài hồ lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa cục bộ và tổng thể...
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất là quá trình hình thành các
quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi
ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất
đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao
hiệu quả sản xuất của xã hội, kết hợp với bảo vệ đất và môi trường.
Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất
được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết của mình; xác lập sự ổn định về mặt pháp
lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở tiến hành cấp đất và đầu
tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh,

văn hoá – xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo
gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút
nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp (đặc biệt là diện tích trồng lúa và
đất lâm nghiệp có rừng); Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn

9


chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến
những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và hậu quả khó
lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phịng ở từng địa phương, đặc
biệt là trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
Trong xã hội, đất đai có nhiều chức năng sử dụng, vì thế ln ln tồn tại
mâu thuẫn giữa một bên là môi trường cần sử dụng đúng và bền vững. Ngay
trong việc sử dụng đất vì lợi ích kinh tế, xã hội cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn;
giữa mục đích sử dụng này với mục đích sử dụng khác, giữa lợi ích của giai cấp
này với lợi ích của giai cấp khác, giữa các chủ sử dụng đất với nhau… Để điều
hịa các lợi ích và giải quyết các mâu thuẫn giữa chúng cần phải có một cơng cụ
điều chỉnh mang tính chất quốc gia, đó là quy hoạch sử dụng đất.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập QHKHSDĐ có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều
kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển KTXH của mỗi
vùng lãnh thổ, QHSDD được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành
trên địa bàn; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về
đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo
an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hóa-xã hội.
2.1.2.2. Phân loại quy hoạch sử dụng đất đai
Đối với nước ta, Luật đất đai 2013 đã quy định rõ ở điều 36 chương IV:

Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành (Quốc hội
nước CHXHCNVN, 2013a).
* Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính: Mục đích chung của
quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính bao gồm:
Đáp ứng nhu cầu đất đai cho hiện tại và cho tương lai một cách tiết kiệm,
khoa học hợp lý và có hiệu quả để phát triển ngành kinh tế quốc dân.
Cụ thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất của các ngành và các đơn vị
hành chính cấp cao hơn.
Làm căn cứ, cơ sở để các ngành cùng cấp và các đơn vị hành chính cấp
dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất của ngành và địa phương mình.
Làm cơ sở để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm (căn cứ để giao đất, thu
hồi đất theo thẩm quyền được quy định trong luật đất đai).

10


Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất
theo lãnh thổ hành chính có những dạng sau:
(1) Quy hoạch sử dụng đất đai quốc gia
Quy hoạch sử dụng đất đai quốc gia là chỗ dựa của quy hoạch sử dụng đất
đai cấp tỉnh, nó được xây dựng căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế
hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội, trong đó xác định phương hướng, mục
tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hoà quan hệ sử dụng đất giữa
các ngành, các tỉnh và các huyệntrực thuộc Trung ương; đề xuất các chính sách,
biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng, bảo vệ và nâng cao hệ số sử dụng đất,
điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện quy hoạch.
(2) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh xây dựng căn cứ vào quy hoạch sử
dụng đất đai toàn quốc và quy hoạch vùng. Cụ thể hoá các chỉ tiêu chủ yếu của
quy hoạch toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi tỉnh mình. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất đai

cấp tỉnh gồm:
Xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu sử dụng đất toàn tỉnh.
Điều tra nhu cầu sử dụng đất của các ngành, xử lý mối quan hệ giữa khai thác sử
dụng, cải tạo và bảo vệ đất;
Đề xuất định hướng, cơ cấu các chỉ tiêu và phân bố sử dụng đất của tỉnh,
cũng như các biện pháp để thực hiện quy hoạch.
(3) Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện
Xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh
nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính nguồn tài
nguyên đất mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể
khác của huyện (điều hoà quan hệ sử dụng đất trong phát triển xây dựng, đô thị
và phát triển nông lâm nghiệp); đề xuất các chỉ tiêu và phân bổ sử dụng các loại
đất; xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với quy hoạch ngành và xã
phường trên phạm vi của huyện. Nội dung cụ thể quy hoạch sử dụng đất đai cấp
huyện như sau:
- Định hướng sử dụng đất 10 năm;

11


×