Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tài liệu Top 10 tin khoa hoc 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.07 KB, 9 trang )

Top 10 tin khoa học "hot" nhất năm 2010

11/12/2010 16:00

(TNO) Tạp chí khoa học danh tiếng của Mỹ National Geographic vừa thống kê 10 tin tức khoa học được
độc giả quan tâm nhiều nhất trong năm 2010.
Có thể nhận thấy phần lớn các tin tức được nhiều người đọc nhất trong năm nay thuộc về mảng sinh vật
học, trong đó có sự phát hiện nhiều loài sinh vật hết sức kỳ lạ.
10. Động đất biến đổi trục trái đất, thay đổi thời gian
Trận động đất xảy ra vào ngày 27.2 tại Chile mạnh đến nỗi nó đã xô lệch trục Trái đất và rút ngắn thời gian
của ngày, một tiết lộ của NASA gây chấn động đến nỗi tin tức này lọt vào danh sách 10 tin khoa học được
truy cập nhiều nhất trong năm nay.
Chính xác thì trận động đất mạnh đến 8,8 độ Richter ngày đó đã làm trục trái đất nghiêng đi 8cm và ngày bị
rút ngắn vào khoảng 1,26 phần triệu giây, theo tính toán dựa vào mô hình máy tính của NASA. Điều này do
cơn địa chấn làm đảo lộn sự phân bố khối lượng đất đá khổng lồ trên bề mặt quả đất, dẫn đến vòng quay
trái đất bị thay đổi. Và vì vòng quay xác định thời gian của một ngày nên kết quả là ngày đã ngắn lại.
Trận động đất Chile cũng dịch chuyển thành phố
Conception đi khoảng 3m về hướng tây - Ảnh:
Wired
9. Dấu vết của "các cấu trúc" bên ngoài vũ trụ
"Dòng chảy tối" không phải là chuyện tưởng tượng, theo nghiên cứu hồi tháng 3 của nhóm chuyên gia do
nhà vật lý học thiên thể Alexander Kashlinsky tại Trung tâm Bay không gian Goddard của NASA ở Maryland
(Mỹ) dẫn đầu.
Vào năm 2008, cũng chính nhóm trên đã phát hiện tình trạng hàng trăm cụm ngân hà chảy về cùng một
hướng với tốc độ 3,6 triệu km/giờ. Những mô hình phân bố khối lượng của vũ trụ hiện nay không thể giải
thích cơ chế đằng sau chuyển động bí mật này. Do đó các chuyên gia đưa ra một ý kiến gây tranh cãi rằng
những cụm ngân hà đó đang bị kéo tuột đi bởi lực hút của vật chất tồn tại bên ngoài vũ trụ mà chúng ta đã
biết.
Đến nay, cuộc nghiên cứu của nhóm này tìm được các chứng cứ khẳng định xu hướng trên, theo đó dòng
chảy tối ăn sâu vào vũ trụ hơn người ta vẫn tưởng: kéo dài đến ít nhất 2,5 tỉ năm cách Trái đất.
Hình ảnh ghi nhận giả thuyết dòng chảy tối của


NASA - Ảnh: NASA
8. Thằn lằn tiến hóa để sinh con
Trong một tình huống hết sức hiếm hoi, sự tiến hóa đã được ghi nhận ngay tức thời. Hồi đầu tháng 9,
National Geographic đăng tải nghiên cứu cho thấy một loài thằn lằn ở Úc đang từ bỏ thói quen đẻ trứng để
đẻ con. Dọc theo vùng đất thấp duyên hải ấm áp ở New South Wales, loài thằn lằn 3 ngón bụng vàng tại
đây đẻ trứng để duy trì nòi giống. Tuy nhiên, các cá thể cùng loài cư ngụ tại khu vực vùng núi cao với khí
hậu lạnh hơn lại sinh con thay vì đẻ trứng.
Thằn lằn cái đang mang trứng trong cơ thể - Ảnh: N.O
7. Những hình thù tiết lộ thế giới đã mất tại Amazon
Hàng trăm hình tròn, hình vuông và những dạng hình học khác từng bị che giấu bởi rừng rậm Amazon là
dấu vết cho thấy sự tồn tại của một xã hội cổ đại chưa được biết đến tại đây, theo một nghiên cứu được
công bố vào tháng 1 năm nay.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh tại khu vực thượng nguồn lưu vực sông Amazon từ năm 1999 đã cho thấy hơn
200 hình thù nằm rải rác trong khu vực kéo dài hơn 250km. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học
liên bang Para (Brazil) ước tính những cấu trúc tương tự vẫn đang hiện diện đâu đó tại Amazon, với số
lượng lớn gấp 10 lần so với cái đã được phát hiện.

Hình thù bí ẩn tại Amazon - Ảnh: N.O
6. Hố đen chứa vũ trụ
Giống như một phần của búp bê Nga rỗng ruột Matryoshka, vũ trụ của chúng ta có thể ẩn náu bên trong
một hố đen. Và về phần mình, hố đen này thuộc về một vũ trụ lớn hơn. Cứ như vậy, toàn bộ các hố đen
được phát hiện cho đến nay trong vũ trụ của chúng ta, từ nhỏ đến siêu lớn, có thể là cánh cửa thông tới
những thực thể vũ trụ khác.
Còn theo một nghiên cứu gần đây, hố đen thật ra là đường hầm nối hai vũ trụ, một dạng của hố giun. Vật
chất mà hố đen hút vào không sụp đổ như từng dự đoán, mà chúng sẽ được phun ra ở một đầu khác của
hố đen này, theo lý thuyết trên.
Lý thuyết mới cho rằng mỗi hố đen đều chứa một
vũ trụ - Ảnh: NASA
5. Phát hiện dơi Yoda và các sinh vật hiếm khác
Loài dơi ăn quả có mũi vòi voi là một trong 200 loài được tìm thấy tại Papua New Guinea vào năm 2009.

Sinh vật này được đặt biệt danh là dơi Yoda vì có khuôn mặt khá giống nhân vật Yoda trong loạt phim
Chiến tranh giữa các vì sao. Tổng cộng, thông qua những chuyến đi khám phá các rặng núi Nakanai và
Muller tại quốc gia, các nhà khoa học đã xác định thêm 24 loài ếch mới, 2 loài động vật có vú và gần 100
loài côn trùng chưa từng được ghi nhận trước đây.

×