Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

ĐỀ ÁN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.41 KB, 74 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐỀ ÁN
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠNG
NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ
HẢI PHỊNG GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Hải Phòng, tháng 11 năm 2017


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................6
ĐỀ ÁN...................................................................................................................7
PHẦN THỨ NHẤT.............................................................................................7
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.....................7
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN...................................................7
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ................................................................................8
III. CĂN CỨ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.............................12
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, MỤC TIÊU NGHIÊN
CỨU VÀ NỘI DUNG, KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN......................12
1. Đối tượng.............................................................................................12
2. Phạm vi đề án......................................................................................12
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................12
4. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................12
5. Nội dung thực hiện..............................................................................13
PHẦN THỨ HAI...............................................................................................13
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2016....................................13


I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2016..........13
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................13
2. Về phát triển các ngành kinh tế...........................................................14
3. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố...........................16
4. Kết cấu hạ tầng....................................................................................17
5. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn..................................19
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
HẢI PHỊNG GIAI ĐOẠN 2011-2016.....................................................20
1. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp............................................20
1.5. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp:. .24
2. Hiện trạng phát triển thương mại.........................................................31
2.5. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển thương mại:. . .35
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG..........................................................................37
1. Những mặt được..................................................................................37
2. Những tồn tại, hạn chế.........................................................................40
3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế........................................................42
2


PHẦN THỨ BA.................................................................................................44
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG
MẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2030.................................................................................................44
I. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CƠNG
NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI HẢI PHỊNG ĐẾN NĂM 2030.............44
1. Dự báo xu hướng tác động của các yếu tố, điều kiện ngoài nước trong
xu thế toàn cầu hoá..................................................................................44
2. Dự báo xu hướng tác động của các yếu tố, điều kiện trong vùng, trong
nước.........................................................................................................45

3. Dự báo xu hướng tác động của các yếu tố, điều kiện bên trong..........47
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
.....................................................................................................................49
1. Về phát triển công nghiệp....................................................................49
2. Về phát triển thương mại.....................................................................50
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN:.........................................................50
1. Định hướng phát triển công nghiệp.....................................................50
2. Định hướng phát triển thương mại......................................................52
Xây dựng, phát triển đội ngũ thương nhân thành phố từng bước lớn
mạnh, tham gia tích cực vào quá trình phát triển nhanh thị trường
trong và ngoài nước. Phát triển nhanh các doanh nghiệp xuất - nhập
khẩu, doanh nghiệp phân phối lớn có phạm vi hoạt động rộng với
nhiều phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng phù hợp
.....................................................................................................................54
IV. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN.................................................................54
1. Mục tiêu tổng quát...............................................................................54
2. Mục tiêu cụ thể....................................................................................55
V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP...............................................................56
1. Rà soát, bổ sung xây dựng mới, nâng cao chất lượng quy hoạch và
quản lý quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại..........................56
2. Đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển công
nghiệp, thương mại..................................................................................56
3. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.........................58
4. Tăng cường hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả và áp
dụng sản xuất sạch hơn; đảm bảo cung ứng điện cho phát triển công
nghiệp, thương mại; bảo vệ môi trường nhằm thực hiện tốt các mục tiêu
chiến lược tăng trưởng xanh....................................................................59
6. Phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................61
7. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành
chính; tăng cường, đổi mới cơng tác xúc tiến, thu hút đầu tư.................62

3


8. Đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, cơ sở công nghiệp nông thôn...............................................63
9. Tăng cường hợp tác quốc tế và liên kết vùng......................................63
10. Giải pháp về nhu cầu vốn đầu tư và các cơ chế, chính sách chủ yếu
hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại thành phố giai đoạn 2017 2020, định hướng đến năm 2030.............................................................64
PHẦN THỨ TƯ.................................................................................................65
TỔ CHỨC THỰC HIỆN..................................................................................65
1. Sở Công Thương....................................................................................65
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư..........................................................................65
3. Sở Tài chính...........................................................................................65
4.Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố.........65
5. Sở Giao thông vận tải............................................................................66
6. Sở Xây dựng...........................................................................................66
7. Sở Tài nguyên và Môi trường...............................................................66
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.................................................66
12. Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng.................................................67
13. Các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, quận.....68
14. Các tổ chức và doanh nghiệp..............................................................68
PHỤ LỤC...........................................................................................................69

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH


Bảo hiểm xã hội

CNH

Cơng nghiệp hóa

DN

Doanh nghiệp

EU

Liên minh Châu Âu

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do

FTA
GTSX

Gía trị sản xuất

HĐH

Hiện đại hóa

HQ


Hải quan

HP
CCN

Hải Phịng
Cụm cơng nghiệp

KCN
KKT
NC
NK

Khu cơng nghiệp
Khu kinh tế
Nghiên cứu
Nhập khẩu

NVL

Ngun vật liệu

SX
SXKD
TP
UBND

Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Thành phố

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Việt Nam đồng

XK
XNK

Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu

HTX

Hợp tác xã

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GRDP Giai đoạn 2011-2016
Bảng 2.2 Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển so với GRDP của Hải Phòng
Bảng 2.3: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu chủ yếu
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010
Bảng 2.6. Cơ cấu ngành công nghiệp chủ lực
Bảng 2.7. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hải Phòng giai đoạn 2011-2016

6



ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Số: 7934 /ĐA-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 10 tháng 11 năm 2017

ĐỀ ÁN
Nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương mại thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030

PHẦN THỨ NHẤT
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Hải Phịng là thành phố cơng nghiệp, đô thị loại I của đất nước, một cực
tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một trọng điểm phát triển kinh
tế biển - đảo; có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh. Giữ vai
trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của thành phố là hai ngành công nghiệp và
thương mại, tỷ trọng GRDP cơng nghiệp – thương mại có xu hướng tăng dần
trong GRDP toàn thành phố, năm 2016, ngành công nghiệp – thương mại chiếm
46% GRDP trên địa bàn.
Giai đoạn 2011 - 2016, công nghiệp tiếp tục phát triển về quy mơ, duy trì
tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu các ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng
hợp lý, hiện đại hóa, thu hút được các dự án sản xuất có quy mơ lớn, có hàm
lượng cơng nghệ cao. Kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp được chú trọng
đầu tư. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại được nâng cấp và phát triển nhanh

theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của
người dân thành phố và các vùng phụ cận. Lực lượng làm thương mại triển
nhanh về số lượng, từng bước nâng chất lượng, với sự tham gia của các thành
phần kinh tế, nhà đầu tư nước ngồi với phương thức kinh doanh đa dạng, linh
hoạt. Cơng tác quản lý nhà nước về thương mại được đổi mới, cơ bản đáp ứng
yêu cầu phát triển trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp và thương mại vẫn còn một số tồn tại hạn
chế: chủ yếu vẫn là đóng góp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Ngành cơng nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vẫn chủ yếu dựa trên nguyên liệu,
linh kiện nhập khẩu là chính; cơng nghiệp hỗ trợ cịn chậm phát triển. Tỷ lệ lấp
đầy các khu công nghiệp đã đưa vào hoạt động còn thấp, tốc độ đổi mới và ứng
dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất công nghiệp cịn chậm. Chất lượng lao
động mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị
trường lao động. Sản xuất cơng nghiệp cịn tiềm ẩn nguy cơ gây ơ nhiễm mơi
trường. Trong khi đó, hoạt động thương mại, xuất khẩu chưa khai thác hết lợi
7


thế thành phố, còn nhiều hạn chế, và phát triển chưa đều giữa các địa bàn, khu
vực; Lực lượng doanh nghiệp hoạt động thương mại phần lớn quy mô vừa và
nhỏ, tiềm lực tài chính yếu; Các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động thương mại phát
triển chưa đồng bộ với yêu cầu phát triển nhanh theo hướng văn minh, hiện đại.
Công tác quản lý nhà nước và điều hành thị trường hàng hố cịn nhiều hạn chế,
nhất là cơng tác quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch, thị trường, giá cả, chất
lượng hàng hóa…
Vì vậy, việc đánh giá thực trạng, làm rõ những tồn tại cũng như lợi thế,
tiềm năng phát triển công nghiệp – thương mại, trên cơ sở đó đề xuất một số
nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp – thương mại trong thời gian tới là
nhiệm vụ quan trọng trong quy trình kế hoạch hóa theo hướng đổi mới.
Từ những mục đích, u cầu nêu trên, việc xây dựng Đề án Nhiệm vụ, giải

pháp phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017
– 2020, định hướng đến năm 2030 là thực sự cần thiết, góp phần xây dựng Hải
Phịng thành thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX “Về
xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”; Kế hoạch số 72-KH/TU ngày 17/3/2014 của Ban Thường vụ
Thành ủy về triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của
Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW
ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX’;
- Nghị định số 89/2017/NĐ-CP ngày 29/7/2017 của Chính phủ Quy định
một số cơ chế, chính sách tài chính – ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải
Phịng; Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý,
phát triển cụm công nghiệp; Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015
của Chính phủ về phát triển cơng nghiệp hỗ trợ;
- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm
2025;
- Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp
hỗ trợ; Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển cơng nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035; Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển cơng nghiệp Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành cơng thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp

8



hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm
2020;
- Quyết định số 347/QĐ-TTg ngày 22/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ
cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao;
- Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;
- Quyết định số 2471/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng chính phủ Phê
duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020; Công văn số 180/TTg-CN ngày 01/02/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung các KCN của thành phố Hải Phòng
tại Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
- Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh;
- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ
V/v phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phịng đến năm 2025

và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 03/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành
phố Hải Phòng đến năm 2025;
- Cơng văn số 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ thống xử lý
nước thải tập trung tại các khu công nghiệp;

9


- Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 08/10/2014 của Bộ Công Thương phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025.
- Quyết định số 2757/QĐ-BCT ngày 31/3/2014 của Bộ Công Thương phê
duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 989/QĐ-BCT ngày 06/3/2012 của Bộ Công Thương phê
duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà
Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ Công Thương phê
duyệt Quy hoạch mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 9428/QĐ-BCT ngày 13/12/2013 của Bộ Công Thương phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm hội chợ triển lãm trên địa bàn cả
nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 6481/2015/QĐ-BCT ngày 26/06/2015 của Bộ Công Thương
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2035;
- Quyết định số 272/QĐ-BCT ngày 12/01/2015 của Bộ Công Thương phê

duyệt đề án “Quy hoạch phát triển thương mại vùng Đồng bằng sông Hồng đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31/12/2010 của Bộ Công Thương phê
duyệt đề án “Quy hoạch kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế
Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét
đến năm 2025;
- Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố Hải Phòng;
- Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/10/2017 của Ban Thường vụ
Thành ủy về phát triển công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến 2030;
- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/9/2012 của Ban Thường vụ Thành ủy
về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến 2020;
Thông báo Kết luận số 279-TB/TU ngày 27/10/2017 của Ban Thường vụ Thành
ủy về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 21/9/2012 của Ban
Thường vụ Thành ủy về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định
hướng đến 2020;

10


- Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 28/5/2008 của Ban Thường vụ Thành ủy
về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020; Kết luận số 06-KL/TU ngày 28/10/2013 của Ban Thường
vụ Thành ủy sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 28/5/2008
của Ban Thường vụ Thành ủy;
- Nghị quyết số 21/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân
dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đổi

mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế thành phố Hải
Phòng, đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đến năm 2020, định hướng
đến năm 2025;
- Quyết định số 1225/QĐ-UBND ngày 01/7/2013 của Ủy ban nhân dân
thành phố Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hải Phịng
giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 2523/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của Ủy ban nhân dân
thành phố về việc ban hành Danh mục các dự án cơng nghiệp khuyến khích đầu
tư, đầu tư có điều kiện và khơng chấp thuận đầu tư trên địa bàn thành phố Hải
Phòng đến năm 2020;
- Quyết định số 3065/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân
thành phố phê duyệt Danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngồi thành
phố Hải Phịng giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1463/QĐ-UBND ngày 03/7/2014 của Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh giai đoạn 2014-2020;
- Kế hoạch hành động số 3625/KH-UBND ngày 26/5/2014 của Ủy ban
nhân dân thành phố về thực hiện Kế hoạch số 72-KH/TU của BTV Thành ủy
triển khai thực hiện Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013 của Bộ Chính trị
khóa XI về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày
05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX;
- Nghị quyết số 143/NQ-HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND thành phố
về Chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2016-2021 của HĐND thành phố khóa
XV; Kế hoạch số 07/KH-HĐND ngày 29/9/2017 của HĐND thành phố về việc
chuẩn bị kỳ họp thứ 6 HĐND thành phố khóa XV nhiệm kỳ 2016-2021.
Quyết định số 2569/QĐ-UBND ngày 03/10/2017 của UBND thành phố
v/v phê duyệt Đề cương Đề án nhiệmvụ, giải pháp phát triển công nghiệp,
thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm
2030:
- Các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp, thương mại có

liên quan đã được phê duyệt;

11


- Thông báo số 296-TB/TU ngày 09/11/2017 của Thường trực Thành ủy về
về Đề án nhiệm vụ, giải pháp phát triển cơng nghiệp và thương mại thành phố
Hải Phịng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030.
III. CĂN CỨ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Phát triển ngành công nghiệp trong thời kỳ 2011-2016.
- Phát triển ngành thương mại trong thời kỳ 2011-2016.
- Phát triển hệ thống các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp;
hệ thống các cơ sở hạ tầng thương mại: các Trung tâm thương mại, siêu thị; các
kho xăng dầu, kho LPG, trung tâm logistic, kho ngoại quan; các chợ, các cửa
hàng chuyên doanh, các cửa hàng tiện ích,... trên địa bàn thành phố.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP, MỤC TIÊU NGHIÊN
CỨU VÀ NỘI DUNG, KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Đối tượng
Ngành công nghiệp và thương mại là đối tượng chính của đề án, trong đó
tập trung vào nghiên cứu, đánh giá những ngành cơng nghiệp chủ lực, lĩnh vực
thương mại có thế mạnh của Hải Phịng, từ đó xây dựng nhiệm vụ, giải pháp
phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 20172020, định hướng đến năm 2030.
2. Phạm vi đề án
- Về không gian: Hoạt động công nghiệp – thương mại trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng ngành công nghiệp – thương mại giai
đoạn 2011-2016, và định hướng phát triển ngành giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề án được xây dựng theo phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê, phân tích: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp, thương mại. Dựa vào các số liệu
thống kê để phân tích và đánh giá.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng trong tất cả các khâu trong quá trình
xây dựng đề án.
- Phương pháp kế thừa: kế thừa những phân tích đánh giá và kết quả của
các nghiên cứu trước.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Thúc đẩy ngành công nghiệp - thương mại phát triển nhanh, nâng cao tỷ
trọng GRDP của công nghiệp, thương mại trong cơ cấu GRDP của thành phố và
12


góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
- Tạo thêm nhiều việc làm, giải quyết vấn đề xã hội, môi trường…
- Làm căn cứ để lập kế hoạch 5 năm và hàng năm phục vụ công tác quản lý
trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại.
5. Nội dung thực hiện
- Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển cơng nghiệp, thương mại; đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại và hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp,
khu kinh tế, cụm công nghiệp; thu hút đầu tư; dự báo khả năng phát triển công
nghiệp, thương mại thành phố Hải Phòng trong các năm tới … để làm tiền đề
cho việc xây dựng Đề án.
- Xây dựng, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp và thương
mại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 và tổ
chức thực hiện
PHẦN THỨ HAI
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG GIAI ĐOẠN 2011-2016

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2016
Giai đoạn 2011 – 2016, bối cảnh tình hình, quốc tế và trong nước có
những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, trong đó có những khó khăn,
thách thức gay gắt vượt xa so với dự báo. Tình hình thế giới có nhiều diễn biến
rất phức tạp, xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi, kinh tế chậm phục hồi đã
tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và thành
phố nói riêng. Trong nước, kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, kinh tế tăng
trưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Trước diễn biến mới của tình hình, Đảng và Nhà nước đã kịp thời điều chỉnh
mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chể lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Cùng
với cả nước, thành phố bước đầu triển khai tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mơ hình
tăng trưởng đã có những tác động tích cực nhất định đến sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này.
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Giai đoạn 2011-2016, Tổng sản phẩm trong nước (GRDP) đạt tốc độ tăng
trưởng khá, tăng bình qn 10,73%/năm. Quy mơ kinh tế được mở rộng, GRDP
năm 2016 gấp 1,84 lần năm 2010, GRDP bình quân đầu người ước đạt 3.472,6
USD/người, gấp 2,2 lần so với năm 2010. Tỷ trọng GRDP Hải Phòng trong
13


GRDP cả nước từ 2,7% năm 2010 ước tăng lên 3,5% năm 2016 (theo giá so
sánh năm 2010).
Năm 2016 GRDP đạt 105.584 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2015. Cơ cấu
kinh tế thành phố cơ bản được duy trì đúng hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
và phát huy tiềm năng, lợi thế của thành phố. Năm 2016, cơ cấu các ngành dịch
vụ - công nghiệp, xây dựng – nông, lâm, thủy sản tương ứng 56,29% - 37,10% 6,61%; Tỷ trọng GRDP của các nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ
tăng từ 90,5% năm 2011 lên 93,8% năm 2016. GRDP bình quân đầu người (theo
giá hiện hành) ước đạt 3.472,6USD

Bảng 2.1. Diễn biến tăng trưởng kinh tế theo GRDP
Giai đoạn 2011-2016 (Giá so sánh 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

TTBQ
20112016
(%)

57.284,
1

63.615,2


86.147,9

95.123,
0

105.584

10,73

5.731,5

6.028,
2

6.355,
8

6.434,6

6.499,6

2,12

Cơng nghiệp-Xây dựng

21.322,
4

23.451,1


33.281,5

37.824,
43.256,3
4

12,51

Dịch vụ

30.230,
2

34.135,9

46.510,6

50.864,
55.828,1
0

10,76

GRDP theo nhóm
ngành kinh tế

GRDP trên địa bàn
Trong đó:
1
2

3

Nơng, lâm, thủy sản

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2011-2015 và
Báo cáo số 275/BC-UBND ngày 24/11/2016 của UBND thành phố
2. Về phát triển các ngành kinh tế
2.1. Ngành cơng nghiệp - xây dựng:
Nhóm ngành cơng nghiệp - xây dựng duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với
bình quân chung cả nước, bình quân 6 năm (2011 – 2016) GRDP nhóm ngành
này tăng 9,65%/năm. Tốc độ tăng trưởng GRDP ngành cơng nghiệp bình quân
giai đoạn 2011 - 2016 đạt 10,26%/năm; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp
(IIP) năm 2015 tăng 16,52% so với năm 2014; năm 2016 tăng 17,02% so với

14


năm 2015, gấp hơn 1,6 lần so với bình quân chung của cả nước và cao nhất
trong số các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ cấu nội bộ ngành cơng nghiệp có sự thay đổi tích cực theo hướng tập
trung phát triển các ngành cơng nghiệp chủ lực có lợi thế, tiềm năng, công
nghiệp liên quan đến biển và sản xuất hàng xuất khẩu. Đã hình thành một số
ngành sản xuất ứng dụng kỹ thuật cao như: sản xuất máy móc thiết bị điện, điện
tử; dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phịng và máy tính; tăng tỷ
trọng các ngành cơng nghiệp có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng; giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp thâm dụng lao
động. Nhiều dự án đầu tư phát triển công nghiệp quy mô lớn đã và đang được
triển khai như: Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone Việt Nam; Nhà máy sản
xuất dược phẩm và thiết bị y tế Nipro Pharma Việt Nam; Nhà máy xơ sợi tổng
hợp polyeste Đình Vũ; Nhà máy sản xuất máy photocopy của tập đoàn Kyocera

Mita; Dự án của Tập đoàn LG Electronic Hàn Quốc; Nhà máy Nhiệt điện Hải
Phịng. Một số sản phẩm cơng nghiệp chủ yếu của thành phố như sản phẩm ống
nhựa, sơn tàu biển, thép xây dựng, xi măng tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh
cao trong nước.
2.2 Ngành thương mại - dịch vụ
Nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GRDP, bình
quân 6 năm 2011 - 2016, GRDP nhóm ngành này ước tăng 10,76%/năm, cao
hơn tốc độ tăng GRDP chung của thành phố. Hải Phòng đã trở thành trung tâm
dịch vụ lớn của vùng Duyên hải Bắc Bộ, GRDP ngành dịch vụ đứng thứ hai
trong Vùng đồng bằng sông Hồng, sau Hà Nội; là đầu mối vận tải lớn nhất của
khu vực phía Bắc về xuất, nhập khẩu hàng container, xăng dầu và các loại hàng
hóa khác đến và đi các nước trong khu vực cũng như trên tồn thế giới. Các dịch
vụ tài chính, ngân hàng tiếp tục được mở rộng và hiện đại hóa. Các dịch vụ mới
như kinh doanh bất động sản, tư vấn, bảo hiểm cho th tài chính, chứng
khốn... tiếp tục có bước phát triển.
Hoạt động thương mại giai đoạn 2011 - 2016 phát triển khá mạnh và toàn
diện, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng
15,97%/năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại từng bước được nâng cấp và
phát triển khá mạnh tạo nên các kênh lưu thông phân phối hàng hóa chủ yếu trên
thị trường nội địa. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2016 đạt trên
20,72 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân 16,88%/năm. Tổng kim ngạch
nhập khẩu ước đạt 21,4 tỷ USD ; tỷ lệ nhập siêu là 3,3% so với tổng kim ngạch
xuất khẩu, giảm mạnh so với giai đoạn 2006 - 2010 với tỷ lệ nhập siêu là 16,3%
so với tổng kim ngạch xuất khẩú.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có chuyển biến tích cực, số lượng doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu tăng nhanh, thị trường xuất khẩu mở rộng với 125
quốc gia và vùng lãnh thổ, không chỉ khu vực ASEAN, Đông Bắc Á, EU mà còn
vươn tới thị trường Hoa Kỳ, Bắc và Nam Mỹ. Mặt hàng xuất khẩu của các
15



doanh nghiệp FDI ngày càng phong phú và đa dạng, có nhiều sản phẩm mới
tham gia xuất khẩu, nhiều sản phẩm cơng nghệ cao thâm nhập được các thị
trường khó tính, địi hỏi khắt khe về mặt chất lượng. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
có chuyển biến tích cực, các sản phẩm hàng điện tử, dây điện và cáp điện tăng
trưởng khá bên cạnh các sản phẩm truyền thống như hàng dệt may, giày dép. Đã
hình thành được 25-30 sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao, như: tàu biển, sản
phẩm cơ khí siêu trường siêu trọng, các chi tiết rô bốt, giày cao cấp, sản phẩm
dệt may, giả da, cáp điện, thuỷ sản đông lạnh, thịt lợn, linh kiện phục vụ sản xuất
ô tô, sản phẩm điện tử…
Dịch vụ cảng biển tiếp tục phát triển mạnh, đóng góp quan trọng trong
phát triền kinh tế thành phố, phát huy vai trị là cửa chính ra biển của các tỉnh
phía Bắc. Hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển không ngừng được nâng cấp mở
rộng; sản lượng hàng hóa qua cảng ước tăng trưởng bình quân 12,72%/năm,
năm 2012 đã đạt 51,5 triệu tấn, so với mục tiêu kế hoạch 5 năm đã về trước 3
năm; năm 2016 ước đạt trên 80 triệu tấn. Dịch vụ vận tải biển phát triển phù hợp
với yêu cầu của thị trường vận tải biển khu vực và quốc tế. Hoạt động dịch vụ
hàng hải được đẩy mạnh, đa dạng về chủng loại và có nhiều thành phần kinh tế
cùng tham gia.
2.3. Ngành nông- lâm - thủy sản
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của nhóm ngành này 3 năm 2011 2013 đạt 4,0%/năm, tốc độ tăng GDP ước đạt 3,46%/năm, trong 2 năm 2014 2015 do gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng chậm lại chỉ đạt tương ứng
là 2,15%/năm và 1,02%/năm, năm 2016 tăng 1,31% so với năm 2015. Cơ cấu
nội bộ nhóm ngành có sự chuyển biến khá tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất
ngành nông, lâm nghiệp giảm từ 75,92% năm 2011 xuống còn 65,46% vào năm
2015, tỷ trọng ngành thủy sản tăng từ 24,08% lên 34,54%. Trong sản xuất nông
nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 54,09% xuống 47,72%,
ngành chăn nuôi tăng từ 44,87% lên 47,3%, dịch vụ nông nghiệp tăng từ 2,65%
lên 5,14%.
3. Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn thành phố
Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 242.904 tỷ

đồng với tốc độ tâng bình qn 4,9%/năm, trong đó thu hải quan 173.930 tỷ
đồng, tăng bình quân 3,8%/năm; thu nội địa 45.689 tỷ đồng, tăng bình quân
13%/năm, đạt kế hoạch đề ra. Quy mô thu ngân sách nhà nước giai đoạn này
tăng 2,1 lần so với giai đoạn 2006 – 2010. Năm 2016, thu ngân sách cả năm ước
đạt 62.640 tỷ đồng; trong đó thu Hải quan 43.240 tỷ đồng (tăng 9,5% so năm
2015), thu nội địa đạt 17.000 tỷ đồng (tăng 32% so năm 2015).
Hàng năm từ nguồn thu nội địa và cân đối ngân sách, thành phố đã dành
phần lớn chi cho đầu tư phát triển, từng bước hoàn thiện hạ tầng cơ sở, tạo điều
kiện cho việc thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp. Tổng chi đầu
16


tư phát triển từ ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2016 đạt 20.032 tỷ đồng;
chiếm 31,3% trong tổng chi cân đối ngân sách thành phố trong giai đoạn này.
4. Kết cấu hạ tầng
So với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ, Hải Phòng là thành phố đứng thứ hai
sau Hà Nội có điều kiện thuận lợi cơ bản về cơ sở hạ tầng cho phát triển công
nghiệp theo hướng hiện đại.
- Về cảng biển: Cảng Hải Phòng là cảng lớn nhất Miền Bắc, một trong
những cảng quan trọng nhất của cả nước và là cảng có quan hệ với nhiều nước
trên thế giới. Đây là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại 1A), gồm các
khu bến chính: Khu bến trên sơng Cấm, khu bến Đình Vũ (bao gồm cả Nam
Đình Vũ); khu bến Lạch Huyện; các bến cảng Nam Đồ Sơn, Bạch Long Vĩ; các
bến phao, khu neo chuyển tải, trong đó:
+ Khu bến trên sơng Cấm: Là khu bến cảng tổng hợp có bến chuyên dụng,
cho tàu trọng tải từ 5.000 tấn đến 10.000 tấn;
+ Khu bến Đình Vũ (bao gồm cả Nam Đình Vũ): Là khu bến tổng hợp,
container trên tuyến biển gần, có bến chuyên dùng, tiếp nhận tàu trọng tải đến
20.000 tấn;
+ Khu bến Lạch Huyện: Là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng tổng

hợp, container, kết hợp làm cảng trung chuyển quốc tế. Dự kiến khi đi vào hoạt
động sẽ đón được tàu 50.000 DWT đầy tải và 100.000 DWT giảm tải
- Về đường bộ: So với các địa phương khác trong Vùng Đồng bằng sông
Hồng, hệ thống giao thông đường bộ của Hải Phòng tương đối phát triển.
+ Đường bộ đối ngoại:
Hải Phịng có hệ thống giao thơng đường bộ tương đối hoàn chỉnh bao
gồm: 3 tuyến quốc lộ (QL5, QL10, QL37) với tổng chiều dài đoạn qua Hải Phòng
dài 108,1km và tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa bàn Hải
Phòng dài 33km đã đưa vào sử dụng cuối năm 2015. Tuyến đường cao tốc Hải
Phòng – Hạ Long chiều dài tuyến 25km đang được triển khai xây dựng, dự kiến
hoàn thành trong năm 2018. Dự án nâng cấp QL10 đoạn Quán Toan – Cầu Nghìn
dài 30,55km đang được thực hiện nâng cấp mở rộng thành đường cấp II dự kiến
hoàn thành trong năm 2018. Đồng thời, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quy
hoạch phát triển đường cao tốc ven biển, trong đó dự án đường cao tốc ven biển
đã được khởi công tháng 5/2017, đây là điểm nhấn quan trọng, tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội thành phố trong những năm tới.
Tuyến đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện chiều dài tuyến 15,63km nối
đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với khu cảng Cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện là
cơng trình vượt biển dài nhất Việt Nam và của Đông Nam Á đã khởi công từ
tháng 02/2014, dự kiến hoàn thành trong năm 2017. Dự án đường trục giao thông

17


kết nối Khu cơng nghiệp Đình Vũ với Khu cơng nghiệp Nam Đình Vũ đã hồn
thành giai đoạn 1, dự kiến mở rộng giai đoạn 2 trong thời gian tới.
+ Đường bộ đối nội:
Gồm hệ thống các đường tỉnh lộ: 203, 208, 212, 220, 351, 352, 353, 354,
355, 356, 359, 360, 361, 363, 402 với tổng chiều dài gần 250km và hệ thống các
đường huyện, xã, đường đô thị...

Hệ thống giao thông kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công
nghiệp cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận tải của phát triển công nghiệp, đang
từng bước được đầu tư hồn thiện, hệ thống giao thơng trong và ngoài hàng rào
đã và đang được đầu tư theo hướng đồng bộ. Thành phố đang triển khai hàng loạt
các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp như: Dự
án đường trục giao thơng kết nối khu cơng nghiệp Đình Vũ với khu cơng nghiệp
Nam Đình Vũ; Dự án đầu tư xây dựng tuyến đê biển Nam Đình Vũ; Dự án xây
dựng trục chính giao thơng Khu đơ thị và cơng nghiệp Bến Rừng; Dự án đầu tư
xây dựng tuyến đường vành đai 3 (đoạn phía Tây Khu đơ thị và công nghiệp Bến
Rừng); Dự án đường Tân Vũ – Lạch Huyện.
- Về đường sắt: Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội khổ 1.000mm được
nối tiếp với các tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lào Cai - Vân Nam (Trung quốc),
Hà Nội - Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc) và với đường sắt Bắc - Nam.
- Về đường hàng khơng: Hải Phịng có 2 sân bay: Sân bay quốc tế Cát Bi
và sân bay Kiến An (chuyên dùng cho quân sự)
+ Sân bay quốc tế Cát Bi: Vào năm 2014, sân bay đã được đầu tư, nâng
cấp cải tạo đường băng có thể đón được các loại máy bay cỡ lớn như B747, B777,
A330 và trở thành sân bay dự bị đầy đủ cho Sân bay quốc tế Nội Bài, chính thức
được nâng cấp trở thành Cảng hàng khơng quốc tế, cho phép đón chuyến bay
quốc tế từ ngày 12/05/2016. Tổng số đường bay thường xuyên đang khai thác của
các hãng là 10 đường bay, kết nối Hải Phịng với các trung tâm kinh tế, văn hóa
du lịch của Việt Nam và châu Á gồm 8 tuyến bay nội địa: TP. Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Nha Trang, Bn Ma Thuột, Phú Quốc, Đà Lạt, Pleiku, Đồng Hới và 2
tuyến bay quốc tế: Seoul (Hàn Quốc) và Bangkok (Thái Lan) với gần 50
lượt/ngày. Năm 2015, sản lượng vận chuyển hành khách của Cảng hàng không
là 1,22 triệu hành khách, tăng 41% so với năm 2014. Sản lượng vận chuyển
hàng hóa là 6.100 tấn, tăng 1,67% so với năm 2014.
+ Sân bay Kiến An: chuyên dùng cho quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý.
- Về nguồn điện:
+ Nguồn cấp phát điện:

Thành phố Hải Phịng hiện có 1200MW cơng suất đặt từ các nhà máy
nhiệt điện Hải Phòng 1&2 (4x300MW) đặt tại xã Tam Hưng, huyện Thủy
Nguyên, đấu nối lên cấp 220kW giải phóng cơng suất qua các ĐZ 220kV NĐ
18


Hải Phịng – Đồng Hịa, NĐ Hải Phịng – Đình Vũ và trạm 220kV NĐ Hải
Phòng (2x125MVA) nằm trong nhà máy. Nhiệt điện Hải Phòng 1&2 sản xuất
được gần 7 tỷ kWh điện mỗi năm, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng và hỗ trợ cấp điện cho một số tỉnh khu vực Nam
Đồng bằng sơng Hồng (Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình)
Ngồi ra thành phố Hải Phịng cịn được cấp điện từ một số nguồn điện
khác như: Nhà máy phát điện khu công nghiệp Nomura công suất (9 x 6,2 MW)
cấp cho khu cơng nghiệp Nomura.
+ Về lưới điện:
Hải Phịng có gần 341km đường dây 220kV trên địa bàn thành phố hoặc
liên kết với lưới điện các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình; có 425km
đường dây 110kV, 1018km đường dây 35kV, 720km đường dây 22kV, 423km
đường dây 10kV, 102km đường dây 6kV và 3717km đường dây điện hạ áp.
Trên địa bàn thành phố hiện có 4 trạm biến áp 220/110kV cấp điện cho
lưới 110kV của thành phố với tổng cơng suất là 1250MVA bao gồm các trạm:
Đồng Hịa, Vật Cách, Đình Vũ và NĐ Hải Phịng. Đến cuối năm 2016, tổng số
trạm 110kV cấp điện cho thành phố là 30 trạm với tổng cơng suất là
1981,5MVA. Trong đó có có 08 trạm biến áp của khách hàng với tổng công suất
459,5MVA phục vụ các phụ tải công nghiệp, 01 trạm biến áp tự dùng của nhà
máy NĐ Hải Phòng với cơng suất 50MVA chủ yếu đóng vai trị dự phịng. Cón
lại là các trạm biến áp do Điện lực Hải Phịng quản lý với tổng cơng suất
1472MVA.
- Về cấp nước cho cơng nghiệp:
Hải Phịng hiện có 07 nhà máy cấp nước: Nhà máy nước An Dương, Cầu
Nguyện, Vật Cách, Đồ Sơn, Minh Đức, Vĩnh Bảo, Cái Giá với tổng công suất

176.000 m3/ngày đêm và một số cơ sở cấp nước nhỏ ở các điểm dân cư tập
trung. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước mặt. Thành phố đang tập trung đầu
tư để bảo vệ nguồn nước mặt, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng hệ thống cấp
nước sạch để đáp ứng nhu cầu dân sinh và phát triển cơng nghiệp.
5. Tình hình đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn
Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2011-2015 theo giá hiện
hành đạt 171.182 tỷ đồng, bằng 15,79% GRDP. Năm 2016, tổng vốn đầu tư toàn
xã hội đạt khoảng 56.125,5 tỷ đồng, tăng 14,91% so với năm 2015.
Trong giai đoạn 2011-2015, việc huy động vốn của các tổ chức doanh nghiệp
từ ngân hàng và vốn trong dân cư gặp nhiều khó khăn do những khó khăn của nền
kinh tế. Tốc độ tăng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố, tính theo giá so sánh năm
2010, chỉ tăng bình quân 3,77%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, vốn đầu
tư của khu vực nhà nước tăng 5,36%/năm, đặc biệt vốn đầu tư của khu vực có vốn
FDI tăng tới 23,25%/năm, ngược lại vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đã giảm
nhanh vào các năm 2010-2013 và mới chỉ phục hồi từ năm 2014, nên trong cả giai
19


đoạn 2011 – 2015 đã giảm bình quân - 4,24%/năm. Trong năm 2016, tính đến
31/10/2016, trên địa bàn thành phố có 15 dự án được cấp mới, 02 dự án điều chỉnh
tăng vốn, tổng số vốn thu hút đạt 7.683,2 tỷ đồng. Trong đó, thu hút vốn đầu tư nước
ngồi đạt 2.757,28 triệu USD, tăng 228,5% so với cùng kỳ. Một số cơng ty đóng
góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của thành phố có thể kể đến như: dự án
mới của công ty TNHH Thép Dongbu Việt Nam; cơng ty LGE; ngồi ra cơng ty
TNHH Fuji Xerox, Công ty TNHH Công nghiệp Aurora, Regina Meracal cũng mở
rộng qui mơ sản xuất
Hình 2.1: Vốn đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2011 - 2015

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải phòng 2015)
Đồng thời với tốc độ tăng vốn đầu tư thấp, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển

so với GRDP trên địa bàn thành phố Hải Phịng cũng có xu hướng giảm rõ rệt từ
55,3% năm 2010 xuống còn 41,9% năm 2014 và 38,1% năm 2015 và có dấu
hiệu tăng trở lại vào năm 2016, đạt 53,15%.
Bảng 2.2 Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển so với GRDP của Hải Phòng
STT

2010

2012

2013

2014

2015

2016

1

Vốn đầu tư xã hội/GRDP

55,3% 43,5% 41,9% 38,8% 38,1% 53,15%

2

Tốc độ tăng GRDP

11,0%


8,1%

7,2%

3

Hệ số ICOR

5,0

5,4

5,9

8,9% 10,2%
4,4

11%

3,7

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải phòng 2015)
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
HẢI PHỊNG GIAI ĐOẠN 2011-2016
1. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp
1.1. Về số cơ sở sản xuất công nghiệp:
Tổng số cơ sở công nghiệp từ 11.885 cơ sở năm 2011 giảm xuống cịn
11.300 cơ sở năm 2016. Trong đó, giảm nhiều nhất ở ngành khai khống. Tuy
nhiên, số lượng doanh nghiệp có xu hướng tăng, từ 1.482 doanh nghiệp năm
2011 lên 1.750 doanh nghiệp năm 2016, tăng bình quân 6,08%/năm.

20


1.2. Lực lượng lao động công nghiệp và phát triển nguồn nhân lực phục
vụ phát triển công nghiệp:
1.2.1. Lực lượng lao động công nghiệp:
Lực lượng lao động công nghiệp năm 2011 là 189.382 người, tăng lên
231.450 năm 2016, tăng trưởng bình qn 4,45%/năm. Trong đó, lao động tập
trung phần lớn trong ngành dệt may – da giầy, đóng tàu, thép, cơ khí chế tạo,
cao su và plastic, chế biến thực phẩm, đồ uống, hóa chất…
1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp:
- Hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn:
Trên địa bàn thành phố có 46 cơ sở dạy nghề (Gồm 11 Trường cao đẳng
nghề, 10 Trường Trung cấp nghề, 11 Trung tâm dạy nghề, 14 Trung tâm Dạy
nghề và Giáo dục thường xuyên thuộc các quận, huyện) và 13 cơ sở khác có
tham gia dạy nghề, trong đó có 03 trường cao đẳng nghề được phê duyệt là
trường nghề chất lượng cao, đảm bảo dạy một số nghề trọng điểm quốc tế và
khu vực ASEAN. Số nghề đào tạo hiện nay lên đến hơn 100 nghề, trong đó có
59 nghề được phê duyệt là nghề trọng điểm quốc gia, khu vực ASEAN và quốc
tế, góp phần cho việc phát triển các ngành cơng nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Tình hình, chất lượng đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo.
Quy mô tuyển sinh đào tạo nghề tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2006
tuyển sinh dạy nghề chỉ đạt trên 19.000 học viên, đến năm 2016, tuyển sinh học
nghề đạt 48.500 học viên, tăng 2,5 lần, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 45%
lên 76%, trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề tăng từ 27% lên 54% ở các năm tương
đương.
Thành phố đã triển khai nhiều chương trình, đề án đào tạo, nâng cao chất
lượng lao động như: Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Hải
Phịng đến năm 2020” (Đào tạo trung bình 25.000 lao động nơng thơn/năm,
trong đó khoảng 3.000 lao động nơng thơn/năm được hỗ trợ kinh phí đào tạo

theo Đề án, tỷ lệ lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề phi nơng nghiệp
chiếm 70%, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt 85%); Dự án ’’Đổi mới và Phát
triển dạy nghề”; Đề án thí điểm đào tạo tiếng Nhật (góp phần đào tạo đội ngũ
lao động có tay nghề, có kỹ năng mềm phù hợp để phục vụ cho các doanh
nghiệp của Nhật Bản trên địa bàn thành phố); Thường xuyên tổ chức Hội giảng
giáo viên dạy nghề, Hội thi tay nghề, Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố.
- Những mơ hình gắn kết hiệu quả giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
công nghiệp sử dụng lao động:
Hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều hình thức hợp tác giữa các
doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề, bao gồm các nội dung về trao đổi, cung cấp
nguồn lực giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp; trao đổi thông tin giữa cơ sở
21


dạy nghề và doanh nghiệp; hỗ trợ của doanh nghiệp với sinh viên học nghề; hợp
đồng đào tạo cho lao động của doanh nghiệp... ; Trong đó, việc đưa sinh viên
đến thực tập tại doanh nghiệp là hình thức được thực hiện thường xuyên, phổ
biến nhất đối với các trường nghề. Một số doanh nghiệp như Công ty TNHH
MTV Cơ khí Dun Hải, Cơng ty Cổ phần LILAMA 69-2; Cơng ty Cổ phần
năng lượng Hịa Phát...đã có những hoạt động hợp tác với cơ sở dạy nghề như
tiếp nhận sinh viên, giáo viên dạy nghề thăm quan tìm hiểu về doanh nghiệp,
thực tập, cung cấp thông tin tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp, thông tin phản hồi
chất lượng sinh viên tốt nghiệp; hợp tác xây dựng kế hoạch đào tạo; tham gia
xây dựng chương trình đào tạo... Trong các kỳ thi tốt nghiệp dành cho sinh viên
hệ đào tạo cao đẳng nghề, các trường cao đẳng nghề đã phối hợp tốt với các
doanh nghiệp, mời cán bộ kỹ thuật tham gia, hỏi thi, sát hạch thực tế. Sau khi tốt
nghiệp hệ cao đẳng nghề, khoảng 75% sinh viên tốt nghiệp được các doanh
nghiệp tuyển dụng.
- Kết quả thực hiện công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong đào tạo

lao động.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo lao động trong thời gian qua chủ
yếu được thực hiện qua các hoạt động như: Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy
nghề (thụ hưởng sự hỗ trợ từ các Dự án nước ngoài, các dự án phi chính phủ,
vay vốn ưu đãi từ ngân hàng châu Á ADB); Đào tạo bồi dưỡng giáo viên (Cán
bộ quản lý các trường nghề chất lượng cao, giáo viên dạy nghề các nghề trọng
điểm được cử đi đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm dạy nghề,
nâng cao nghiệp vụ tại Hàn Quốc, Nhật, Đức, Hàn Quốc và Maylaysia...);
Chuyển giao công nghệ (bước đầu đã sử dụng giáo trình dạy nghề của Malaysia,
chương trình dạy nghề trọng điểm quốc tế của Úc tại một số trường dạy nghề
trên địa bàn).
Cơng tác xã hội hóa trong đào tạo lao động ngày càng được nhân rộng. Đã
có nhiều tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư dạy nghề thông qua mơ hình xã hội
hóa như: Trường cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng, trường cao đẳng nghề
Bắc Nam, trường cao đẳng nghề Duyên Hải, Trung tâm dạy nghề Thăng Long...,
tập trung đào tạo một số nghề phục vụ phát triển cơng nghiệp; Ngồi ra, các cơ
sở khác cũng đã tiếp cận với việc dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.
- Việc hình thành thị trường lao động có quản lý đáp ứng yêu cầu về lao
động cho phát triển công nghiệp.
Các kênh giao dịch trên thị trường lao động đang dần hình thành. Hệ
thống các đơn vị giới thiệu việc làm đã được sắp xếp, kiện toàn lại. Thành phố
hiện có 9 đơn vị đăng ký hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm, gồm: 3 trung
tâm giới thiệu việc làm và 6 đơn vị khác (doanh nghiệp, trường dạy nghề) có
đăng ký hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm. Hệ thống dịch vụ việc làm mới
được hình thành và phân bổ chưa rộng khắp, chưa được đảm bảo trang bị vật
chất cần thiết và đội ngũ cán bộ chưa đồng bộ. Chưa có hệ thống thơng tin về thị
22


trường lao động một cách đầy đủ và đồng bộ, được cập nhật theo thời gian và có

các dự báo làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá các đặc trưng và biến động
của quan hệ cung-cầu sức lao động để phục vụ cho cơng tác kế hoạch hóa đào
tạo chung cho toàn bộ hệ thống cũng như từng cơ sở đào tạo, nhằm đáp ứng
ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.
1.3. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp:
- Kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ các nhà đầu tư
trong nước:
Trong 06 năm, thành phố đã thu hút được trên 120 dự án phát triển công
nghiệp với tổng mức đầu tư khoảng 30.000 tỷ đồng; Đặc biệt năm 2017 thành
phố đã thu hút được Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast của Tập Vingroup trên
diện tích 335ha tại Đảo Cát Hải với tổng mức đầu tư 35.000 tỷ đồng. Phần lớn
là các dự án đầu tư trong lĩnh vực truyền thống của Hải Phòng như: sản xuất xi
măng, thép, da giày, dệt may, gia công lắp ráp linh phụ kiện...
- Kết quả thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp từ các nhà đầu tư
nước ngoài:
Giai đoạn 2011-2016, số vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp đạt
9,59 tỷ USD (223 dự án cấp mới đạt 7,41 tỷ USD, 175 dự án điều chỉnh tăng
vốn đạt 2,17 tỷ USD). Đặc biệt, Hải Phòng đã thu hút các dự án sản xuất sản
phẩm có hàm lượng kỹ thuật, cơng nghệ cao như máy móc thiết bị điện, điện tử;
dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác; thiết bị văn phịng và máy tính... (dự án LG
Electronics, Nippro pharma, Kyocera, Fuji Xerox, LG Display … ), góp phần
quan trọng đối với sự phát triển và tái cơ cấu công nghiệp của thành phố.
Bảng 2.3: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2011-2016
Đơn vị tính: Triệu USD
Dự án cấp mới
Năm
Số dự án

Vốn đầu



Dự án điều chỉnh tăng
Số dự án

Vốn đầu tư

Tổng vốn
thu hút

2011

29

610,94

27

335,53

946,47

2012

34

1.106,66

24

111,64


1.218,30

2013

27

1.846,11

27

767,96

2.614,07

2014

49

774,90

40

260,90

1.035,80

2015

50


618,36

23

256,58

874,94

2016

34

2.457,66

34

439,22

2.896,88

23


Dự án cấp mới
Năm
Số dự án
Tổng số

223


Vốn đầu

7.414,63

Dự án điều chỉnh tăng
Số dự án
175

Vốn đầu tư

Tổng vốn
thu hút

2.171,83

9.586,45

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2016)
1.4. Nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ trong sản xuất công
nghiệp:
Các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp thành phố
đã hỗ trợ cho việc tiếp thu các cơng nghệ chuyển giao từ nước ngồi thơng qua
các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm.
Một số đơn vị sản xuất đã tạo ra được các sản phẩm mới hoặc nâng cấp
sản phẩm truyền thống, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước hoặc khu
vực, thay thế hàng nhập ngoại như sơn tầu biển cao cấp theo công nghệ Nhật
Bản, sơn chống cháy, sơn tấm lợp cao cấp; Sơn giao thông phản quang; Sơn gỗ
hệ nước gốc nhựa PUD; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị phân ly dầu nước
bằng phương pháp điện từ trường, hệ thống quản lý nước dằn tàu, hệ thống

chống ăn mịn điện hóa cho tàu biển… Nhiều đề tài, dự án tập trung nghiên cứu
ứng dụng sản xuất những sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, vật liệu nano
mangan oxit - cát thạch anh phục vụ xử lý nước sinh hoạt… Trong lĩnh vực cơ
khí, điện tử, tự động hóa: đã triển khai nghiên cứu và sản xuất thành công máy
sản xuất gạch terazzo tự động; Máy nong ống tự động; Nghiên cứu chế tạo máy
cắt CNC 3 trục thử nghiệm trong chế tác sản phẩm mỹ nghệ, nghiên cứu ứng
dụng cơng nghệ tự động hóa cải tiến thiết bị thử độ bền kéo, nén.
Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị giai đoạn 2011 – 2016 đạt trung bình
7,93%/năm. Tốc độ đổi mới cơng nghệ, thiết bị giai đoạn này thấp hơn so với
giai đoạn 2006 – 2011 (10,76%/năm); điều này phản ánh hiện trạng chung của
nền kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2016 là giai đoạn khó khăn trong đầu tư phát
triển.
Tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công
nghiệp tăng từ 20,52% năm 2011 lên 28,56% năm 2016.
1.5. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp:
1.5.1. Đầu tư phát triển hạ tầng và thu hút các dự án đầu tư tại các Khu
kinh tế, khu công nghiệp:
Trên địa bàn thành phố hiện có 17 khu cơng nghiệp, với tổng diện tích đất
khoảng 8.920 ha (bao gồm cả các Khu công nghiệp hiện nay thuộc phạm vi quy
hoạch Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải).

24


Trong số 17 khu cơng nghiệp trên địa bàn, có 12 khu cơng nghiệp đã có
chủ đầu tư thực hiện, 13 khu công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết,
có 09 khu cơng nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng với tổng diện tích đất cơng
nghiệp có thể cho thuê là 3.322,17 ha; Tuy nhiên, chỉ có 06 khu cơng nghiệp có
doanh nghiệp thứ cấp đang hoạt động, với diện tích đất cơng nghiệp có thể cho
th là 1.638,18 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 58,5%%. Hiện nay, Dự án đầu tư xây dựng

và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Cảng cửa ngõ quốc tế Hải
Phịng tại Đảo Cát Hải với quy mơ 520ha đã được khởi công.
Hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường
thủy) cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận tải của phát triển công nghiệp, việc
kết nối giao thông với các khu công nghiệp đang từng bước được đầu tư hồn
thiện, hệ thống giao thơng trong và ngoài hàng rào đã và đang được đầu tư theo
hướng đồng bộ.
Tính lũy kế đến ngày 31/12/2016, trong các khu cơng nghiệp và Khu kinh
tế Đình Vũ - Cát Hải tại Hải Phịng có 227 dự án có vốn đầu tư nước ngồi cịn
hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 10,76 tỷ USD; 105 dự án có vốn đầu tư
trong nước cịn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 55.600,3 tỷ đồng.
- Đến cuối năm 2016, tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp, dự
án trong các khu công nghiệp, khu kinh tế khoảng 77.349 người (75.984 người
lao động Việt Nam và 1.365 người lao động nước ngoài); Số doanh nghiệp trong
các khu công nghiệp, khu kinh tế là 219 doanh nghiệp (176 doanh nghiệp FDI và
43 doanh nghiệp trong nước).
1.5.2. Đầu tư phát triển hạ tầng và thu hút các dự án đầu tư tại các cụm
công nghiệp
Trên địa bàn thành phố hiện có 06 cụm cơng nghiệp đã và đang triển khai
thực hiện. Trong đó: 5 cụm cơng nghiệp (Qn Trữ, Vĩnh Niệm, An Lão, Tàu
thủy An Hồng, Tân Liên) đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, với
tổng vốn đầu tư thực hiện lũy kế đến năm 2016 đạt 161,26 tỷ đồng, diện tích đất
cơng nghiệp đã cho thuê là 123,7 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 90,37%; có 65 dự án đang
hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 4.476,83 tỷ đồng, sử dụng khoảng 11.830
lao động. Cụm công nghiệp thị trấn Tiên Lãng đã có Quyết định thành lập,
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, đang lựa chọn nhà thầu thi công hạ tầng cụm
công nghiệp (dự kiến khởi công xây dựng cụm cơng nghiệp vào cuối năm 2017);
Ngồi ra, Dự án đầu tư xây dựng hại tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo) đang được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng
lập Báo cáo xin chủ trương đầu tư và thực hiện các công tác chuẩn bị đầu tư.

1.6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế ngành công nghiệp:
1.6.1. Về kết quả thực hiện các chỉ tiêu chung:
Trong điều kiện tình hình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất cơng
nghiệp của Hải Phịng vẫn duy trì tăng trưởng. GRDP cơng nghiệp chiếm tỷ
25


×