Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Báo cáo giải pháp thực hiện chuyên đề "Xây dựng chuyên đề XD trường MN lấy trẻ làm trung tâm"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.32 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
<b>TRƯỜNG MẦM NON LIÊN CHÂU</b>


<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>


<i>Liên Châu, ngày tháng 02 năm 2019</i>
<b>BÁO CÁO</b>


<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ</b>
<b>XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM</b>


Chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" được Bộ
GD&ĐT chỉ đạo triển khai thực hiện năm 2016, là một chuyên đề trọng tâm
nhằm xây dựng trường mầm non đáp ứng các yêu cầu về môi trường giáo dục
cũng như việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đảm bảo tất cả trẻ
đều có cơ hội để học tập và vui chơi bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với
nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ với điều kiện thực tế của địa phương.
Qua thực hiện chuyên đề còn nhằm tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động
giáo dục; nâng cao năng lực cho đội ngũ trong xây dựng môi trường và tổ chức
hoạt động CSGD trẻ; tạo cơ hội để đội ngũ học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong
quản lý chỉ đạo, tổ chức thực hiện chuyên đề và nâng cao chất lượng thực hiện
chương trình GDMN; huy động, tạo sự quan tâm, thống nhất của nhà trường,
gia đình và xã hội cùng thực hiện chuyên đề.


Là một trong 6 trường thực hiện điểm chuyên đề ‘‘Xây dựng trường MN
lấy trẻ làm trung tâm” của huyện Yên Lạc, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao về
chun mơn nghiệp vụ của Phịng GD&ĐT n Lạc, sự quan tâm đầu tư cơ sở
vật chất của địa phương. Nhà trường luôn nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của
chuyên đề, luôn chú trọng tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất; xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; bồi dưỡng đội ngũ, chỉ đạo giáo viên


đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ làm
trung tâm; tuyên truyền phối hợp với phụ huynh và cộng đồng để thực hiện tốt
chuyên đề.


Song đồ chơi, dụng cụ học tập, trang thiết bị, tài liệu phụ vụ hoạt động giáo
dục còn chưa phong phú, hiện đại; sân trường mới chưa được lát, quy hoạch,
thiếu cây bóng mát, hoa; có giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện chuyên
đề, chưa mạnh dạn trong việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ
chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; có trên 27% tổng số trẻ là học sinh
mới ra lớp lần đầu tiên nên trẻ còn chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động; đa số
cha mẹ học sinh đi làm ăn xa, phụ huynh chủ yếu là các bậc ơng, bà nên gặp khó
khăn trong việc phối hợp giáo dục trẻ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1. Xây dựng, triển khai kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề:</b>


Việc xây dựng kế hoạch là một việc làm quan trọng không thể thiếu trong
công tác quản lý chỉ đạo, nó đã giúp cho chúng tơi chủ động thực hiện công việc
một cách khoa học để đạt mục tiêu từ những nội dung, giải pháp trong kế hoạch
vạch ra. Nhà trường đã bám sát các văn bản chỉ đạo thực hiện chuyên đề của
Phòng GD như: Công văn số 28/GDĐT-MN ngày 16/01/2017 của Phòng
GD&ĐT Yên Lạc v/v hướng dẫn làm điểm “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm”, Kế hoạch số 111/KH/GDĐT-MN ngày 14/3/2017 của Phòng
GD&ĐT Yên Lạc v/v thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020; nghiên cứu các văn bản của Sở GD, tài
liệu hướng dẫn thực hiện chuyên đề và căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị,
từ đó xây dựng Kế hoạch số 30/KH-MN ngày 28/03/2017 v/v “Xây dựng trường
mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016 - 2020” và kế hoạch thực hiện
chuyên đề trong từng năm học được cụ thể hóa từng tháng, từng tuần. Khi xây
dựng kế hoạch nhà trường luôn chú ý đánh giá một cách khách quan thực trạng
của đơn vị về những mặt mạnh, mặt yếu để đề ra giải pháp thực hiện khả thi. Kế


hoạch được bàn bạc, thống nhất trong Ban Giám hiệu và Hội đồng sư phạm sau
đó hướng dẫn các tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ, của
nhóm, lớp. Sau khi các nhóm, lớp xây dựng kế hoạch thực hiện chun đề của
nhóm, lớp mình sẽ gửi Ban giám hiệu nhà trường duyệt để triển khai thực hiện.


<b>2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường giáo dục</b>
<b>lấy trẻ làm trung tâm: </b>


Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc,
giáo dục trẻ nói chung và thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường MN lấy trẻ
làm trung tâm” nói riêng. Ban Giám hiệu nhà trường ln chủ động tích cực
tham mưu với Đảng, chính quyền địa phương quy hoạch sân, vườn, lát sân chơi
phục vụ hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ. Tích cực tham mưu với Phịng Giáo
dục đầu tư đồ dùng, đồ chơi, thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục như: Máy
tính, máy chiếu, đồ chơi vận động... Hàng năm nhà trường mua sắm bổ sung đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động; trang bị nguyên vật liệu, đồ dùng cho các
nhóm, lớp xây dựng mơi trường giáo dục; chỉ đạo giáo viên tăng cường làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo …. Làm các hệ thống biểu bảng, tranh tuyên truyền, vẽ
tranh tường, mua sắm các đồ chơi ngồi trời, mơ hình câu truyện; tạo mơi
trường ngồi trời phong phú, kích thích trẻ hoạt động.


Để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm,
trường Mầm non Liên Châu đã thành lập tổ tư vấn xây dựng MTGD lấy trẻ
làm trung tâm gồm có Ban giám hiệu, tổ trưởng chun mơn, giáo viên có năng
khiếu tạo hình và có sáng tạo để giúp nhà trường quy hoạch các khu vực chơi
ngoài trời; tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên trang trí lớp có tính mở, bố trí
các góc hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

trung tâm từ đó quy hoạch, bố trí các khu vực chơi ngoài trời rõ ràng, phân
khu hợp lý; mỗi khu vực chơi có đồ chơi và phương tiện đặc trưng. Ví dụ: khu


chợ q có các lán, chợ và đồ chơi bán hàng; khu vận động có đồ dùng, đồ chơi
phát triển vận động; khu vườn rau của bé có các đồ dùng, dụng cụ chăm sóc cây
để trẻ được vui chơi và trải nghiệm chăm sóc cây, rau.…; bổ sung đồ dùng, đồ
chơi ngoài trời từ các nguyên vật liệu tự nhiên như: Bàn ghế, cổng chui, bập
bênh,... làm phong phú mơi trường ngồi trời. Việc làm này được giáo viên, phụ
huynh đồng thuận, thống nhất cao mang lại kết quả tốt. Tổ tư vấn cũng hướng
dẫn giáo viên trong việc sắp xếp góc chơi đảm bảo yếu tố tĩnh - động, các góc
có ranh giới rõ ràng, có lối di chuyển thuận tiện; bố trí góc khơng cố định (VD:
Góc thư viện vừa để trẻ xem sách truyện, vừa để trẻ được nghỉ ngơi khi có nhu
cầu); sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu tự nhiên, sản phẩm
hoàn thiện, chưa hoàn thiện gọn gàng, ngăn nắp, vừa tầm với của trẻ để
trẻ dễ tìm, dễ lấy.


Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên tạo mơi trường xã hội tích
cực, kích thích trẻ hoạt động; cô phải tôn trọng, đối xử công bằng, mẫu mực
trước trẻ; đảm bảo nhu cầu hứng thú của trẻ, hiểu, đánh giá đúng thế mạnh của
mỗi trẻ để mỗi đứa trẻ đều có cơ hội thành cơng.


<b>3. Chú trọng bồi dưỡng giáo viên các nội dung xây dựng và sử dụng</b>
<b>môi trường giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục trẻ theo hướng lấy trẻ</b>
<b>làm trung tâm:</b>


Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục
trẻ nên giáo viên phải nắm vững các nội dung xây dựng và sử dụng mơi trường
giáo dục thì thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả. Vì vậy
hàng năm Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo
viên những kiến thức, nội dung liên quan để phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề
như: Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; Tiêu chí
thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm TT trong lập kế hoạch giáo
dục trẻ mẫu giáo, trong tổ chức hoạt động chơi học, tổ chức hoạt động chơi,


trong hợp tác với cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ… thơng qua lớp học bồi
dưỡng hè, qua sinh hoạt chuyên môn, gửi tài liệu, video, giáo án lên website cho
giáo viên tham khảo, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng qua sách, báo, mạng
internet.


Bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành cho giáo viên qua xây dựng tiết
dạy mẫu tại lớp điểm, qua tổ chức Hội thảo chuyên đề để giáo viên rèn luyện
cách lập kế hoạch, thiết kế môi trường trong lớp học và tổ chức hoạt động tại
các nhóm lớp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ngồi lớp học; tăng cường sử dụng sản phẩm của cô và cháu tự làm để tổ chức
các hoạt động nhằm giúp trẻ khắc sâu thêm kiến thức đã học.


<b>4. Chỉ đạo xây dựng mơ hình điểm thực hiện chuyên đề:</b>


Để giúp giáo viên khỏi lúng túng trong việc thực hiện chuyên đề, nhà
trường chỉ đạo xây dựng mơ hình điểm thực hiện chun đề tại 2 lớp 5 tuổi A1, 4
tuổi A5, 3 tuổi A1. Các lớp được chọn thực hiện điểm chuyên đề có giáo viên
cốt cán là các tổ trưởng chun mơn, có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác chăm
sóc, giáo dục trẻ, có kiến thức, kĩ năng sư phạm tốt, đã được tập huấn thực hiện
chuyên đề XDTMNLTLTT do Sở GD, Phòng GD tổ chức.


Lớp thực hiện điểm sẽ được nhà trường tập trung đầu tư cơ sở vật chất,
hướng dẫn, góp ý xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chuyên đề. Qua thực
hiện chuyên đề tại lớp điểm, giáo viên được học tập, rút kinh nghiệm cách xây
dựng và khai thác các nội dung giáo dục từ môi trường trong và ngoài lớp học,
tăng cường sử dụng sản phẩm của cô và cháu tự làm để tổ chức các hoạt động;
được học tập cách tổ chức các tiết dạy thực hành áp dụng quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm TT trong hoạt động chơi, hoạt động học.... Từ đó giúp giáo viên có
nhiều cơ hội trong việc trao đổi, giao lưu, học tập rút kinh nghiệm về cách thức


xây dựng mơi trường trong lớp, mơi trường ngồi lớp học cũng như tổ chức
thực hiện nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đánh giá việc tổ chức các
hoạt động lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ theo từng độ tuổi đảm bảo đúng nội
dung, phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ.


Nhà trường cùng thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ lớp điểm thực hiện
chuyên đề để thống nhất nội dung thực hiện, phát huy những ưu điểm, nhân rộng
cho các nhóm, lớp trong tồn trường học tập, đồng thời rút kinh nghiệm những
mặt cịn hạn chế.


<b>5. Cơng tác tun truyền và xã hội hóa thực hiện chun đề:</b>


Cơng tác tun truyền luôn được nhà trường chú trọng và tổ chức thực
hiện thường xuyên. Tuyên truyền đến cộng đồng, xã hội và phụ huynh về mục
đích, nội dung của chuyên đề, các điều kiện để thực hiện chuyên đề và đã đẩy
mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều việc làm cụ thể như: Phối hợp với phụ
huynh sưu tập nguyên vật liệu làm ĐDĐC, xây dựng môi trường GD ở các
nhóm lớp, xây dựng mơi trường ngồi lớp học Xanh - Sạch - Đẹp, an toàn và
thân thiện; hướng dẫn phụ huynh phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà như cho
trẻ đọc lại các bài thơ, kể chuyện, hát múa cho gia đình nghe để trẻ thêm mạnh
dan; tuyên truyền để phụ huynh iểu trẻ cần được tôn trọng, động viên đúng mức
để trẻ tự tin phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hỗ trợ của cha mẹ trẻ về CSVC, trang thiết bị và các loại dụng cụ để xây dựng
sân chơi, xây dựng các bảng tuyên truyền về một số nội dung của chuyên đề và
các kiến thức liên quan để cùng chăm lo chăm sóc giáo dục các cháu...vv.


Công tác tuyên truyền đã tạo được sức mạnh từ phụ huynh, cộng đồng,
huy động nguồn lực để xây dựng môi trường giáo dục, cảnh quan sư phạm, ủng
hộ kinh phí, đóng góp ngày cơng sơn sửa đồ chơi ngoài trời, cải tạo sân vườn,


làm thêm được nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ hoạt động vui chơi, học
tập của trẻ.


Công tác xã hội hóa được đẩy mạnh góp phần nâng cao chất lượng
chuyên đề, quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng, đặc biệt với cha mẹ trẻ được
cải thiện, gần gũi và thực sự tạo được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực vào hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường cũng đã huy động nguồn lực từ phụ
huynh, cộng đồng ủng hộ kinh phí, nguyên vật liệu giúp nhà trường vệ sinh môi
trường, sơn sửa đồ dùng đồ chơi, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo…. xây dựng cảnh
quan môi trường sư phạm. Vận động các tổ chức đoàn thể ở địa phương, các cá
nhân và phụ huynh ủng hộ cây xanh, ngày công để trồng cây bóng mát, hoa
trong vườn trường.


<b>5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá và tạo động lực để giáo viên thực</b>
<b>hiện tốt chuyên đề.</b>


Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chuyên đề cụ thể
theo tháng và tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch, đánh giá nghiêm túc việc
giáo viên thực hiện chuyên đề của giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường tăng
cường công tác kiểm tra đột xuất môi trường giáo dục tại các nhóm, lớp; việc
khai thác mơi trường giáo dục, tổ chức hoạt động học, hoạt động chơi của giáo
viên để đánh giá, phân tích những ưu điểm giúp GV phát huy và phát hiện, điều
chỉnh kịp thời những tồn tại để GV khắc phục và sửa chữa, khuyến khích, gợi ý
giáo viên mạnh dạn đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục trẻ, thay đổi cách
nhìn, đánh giá trẻ giúp họ thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt hơn.


Qua kiểm tra để Ban giám hiệu nhìn lại quá trình quản lý, chỉ đạo thực
hiện chun đề, từ đó điều chỉnh những nội dung, biện pháp sao cho phù hợp
với thực tế của đơn vị.



Ngoài tăng cường, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề, nhà trường
luôn chú ý đến việc tạo động lực cho giáo viên, điều này giúp tăng mức độ hài
lòng, niềm tin để giáo viên sẽ nỗ lực hơn trong thực hiện công việc. Thơng qua
việc tạo mơi trường làm việc tích cực, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo môi
trường thuận lợi cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo của bản thân; ghi
nhận, đánh giá công bằng, công khai, dân chủ đối với thành tích của giáo viên,
khen thưởng xứng đáng cho giáo viên đạt giải cao trong các hội thi XDMTGD
lấy trẻ làm TT, giáo viên giỏi... tuyên dương giáo viên thực hiện tốt chuyên đề
trong các cuộc họp để tạo động lực cho giáo viên và nhân rộng điển hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>Với những giải pháp nhà trường chỉ đạo thực hiện chuyên đề đã đạt</b></i>
<i><b>được những kết quả như sau: </b></i>


- Về cơ sở vật chất, môi trường giáo dục: Quy hoạch và lát sân chơi, xây
bồn hoa trước nhà học 3 tầng; xây dựng khu chơi với cát nước, vui chơi giao
thông, chợ quê, vườn cổ tích, vườn rau của bé…; mua mơ hình 4 câu chuyện,
200m2 <sub>cỏ nhân tạo, 3 bể chơi cát nước; vẽ trên 1000m</sub>2<sub> tranh tường; làm hệ</sub>


thống biểu bảng, tranh tuyên truyền; làm được 60 bộ đồ chơi ngồi trời, hàng
nghìn đồ dùng, đồ chơi ở các góc; sơn, sửa các loại đồ dùng, đồ chơi; trồng thêm
15 cây bóng mát, nhiều loại cây hoa…. Tổng kinh phí trên 500 triệu đồng (trong
đó phụ huynh ủng hộ 18 triệu và 56 ngày công). Hội thi “Xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” nhà trường đạt giải Nhất cấp huyện, đạt giải nhì cấp
tỉnh.


- Về chất lượng đội ngũ giáo viên: 100% GV xây dựng và khai thác hiệu
quả môi trường giáo dục, trong đó xếp loại khá, tốt 89,7% tăng 16,7% so với
đầu năm.


- Về chất lượng HS: Trên 90% trẻ mạnh dạn, tự tin, thích thú tham gia vào


hoạt động; chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên có 96,8% trẻ đạt các mục tiêu
giáo dục tăng 16,8% so với đầu năm.


- Về phụ huynh: Đa số phụ huynh đã nhận thức được mục tiêu, nội dung
của chuyên đề và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường,
ln quan tâm ủng hộ và phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, giáo dục
trẻ. Phụ huynh đã quan tâm ủng hộ nhà trường về ngày cơng, kinh phí và nhiều
ngun vật liệu để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi tạo môi trường
giáo dục Xanh - Sạch – Đẹp, an toàn, phong phú cho trẻ hoạt động.


Trong 2 năm học qua nhà trường luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục
tồn diện, được Phịng GD&ĐT n Lạc xếp thứ Nhất bậc học GDMN, được
UBND tỉnh Vĩnh Phúctặng danh hiệu TTLĐXS.


<i>Trên đây là báo cáo một số giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề “Xây</i>
<i>dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm”. Trường mầm non Liên Châu trân trọng báo</i>
cáo./.


<b>TM. NHÀ TRƯỜNG</b>
<b>HIỆU TRƯỞNG</b>


<b>Trần Thị Yên</b>
<b> </b>


</div>

<!--links-->

×