Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai cây chanh tại tỉnh Long An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 32 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>


<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>


<b>TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP </b>



<b>ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI </b>


<b>CÂY CHANH TẠI TỈNH LONG AN </b>



<b>Họ và tên sinh viên: TRỊNH HOÀNG BỬU </b>
<b>Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý </b>


<b>Niên khóa: 2012 – 2016 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI </b>


<b>CÂY CHANH TẠI TỈNH LONG AN </b>



Tác giả


TRỊNH HỒNG BỬU


Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kĩ sư ngành Hệ thống Thông tin Địa lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>LỜI CẢM ƠN </b>



Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện tiểu luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo tận tình của q thầy cơ, các cơ quan, gia đình, bạn bè.
Qua đây, tơi xin gửi lời cám ơn chân thành đến:


- Quý thầy cô Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và


truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập.


- Thầy KS. Nguyễn Duy Liêm đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian học tập, và
hướng dẫn tơi hồn thành tiểu luận tốt nghiệp.


- Gia đình và bạn bè ln động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình học tập, cũng như trong lúc thực hiện đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>TÓM TẮT </b>



Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai cho cây chanh tại tỉnh
Long An” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018.
Mục tiêu của đề tài bao gồm: xây dựng chỉ tiêu phân cấp thích nghi cho cây chanh tại tỉnh
Long An và thành lập bản đồ thích nghi cây chanh trên địa bàn nghiên cứu.


Phương pháp tiếp cận của đề tài là tiến hành thu thập tài liệu, số liệu đất đai, sản
lượng, diện tích, các yếu tố ảnh hưởng tới cây chanh, các dữ liệu bản đồ làm dữ liệu đầu
vào cho quá trình đánh giá. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc khung đánh giá đất đai theo
FAO, tiến hành đánh giá thích nghi tự nhiên cây chanh theo 4 tính chất đất đai bao gồm thổ
nhưỡng, thành phần cơ giới, độ sâu ngập và lượng mưa, cho ra bản đồ thích nghi cây chanh
trên địa bàn tỉnh Long An.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>MỤC LỤC </b>



LỜI CẢM ƠN ... i


TÓM TẮT ... ii


MỤC LỤC...iii



DANH MỤC VIẾT TẮT ...v


DANH MỤC BẢNG BIỂU ... vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH ... vii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU... 1


1.1. Tính c ấp thiết của đề tài ... 1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... 1


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3


2.1. Tổng quan về cây chanh ... 3


2.1.1. Xuất xứ và đặc điểm hình thái ... 3


2.1.2. Yêu cầu sinh thái (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, 2014)
... 3


2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu... 4


2.2.1. Điều kiện tự nhiên ... 4


2.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội... 8


2.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai... 9



CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 11


3.1. Dữ liệu... 11


3.2. Phương pháp... 11


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ... 15


4.1. Xây dựng bản đồ đơn tính phục vụ đánh giá thích nghi cây chanh ... 15


4.1.1. Bản đồ đất ... 15


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

4.1.3. Bản đồ độ sâu ngập... 17


4.1.4. Bản đồ lượng mưa ... 18


4.2. Xây dựng bản đồ thích nghi tự nhiên cây chanh ... 19


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ... 22


5.1. Kết luận ... 22


5.2. Kiến nghị... 22


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>



FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông-Lương Liên hợp
quốc)



GIS Geography Information System (Hệ thống thông tin địa lý)
N Non Suitable (Khơng thích nghi)


S1 High Suitable (Thích nghi cao)


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU </b>



Bảng 2.1. Diễn biến quy mô chanh tại tỉnh Long An giai đoạn 2000 – 2013 ... 8


Bảng 3.1. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu ... 11


Bảng 3.2. Các tính chất đất đai được chọn đánh giá thích nghi cây chanh... 13


Bảng 3.3. Phân c ấp các tiêu chí trong đánh giá thích nghi cây chanh ... 14


Bảng 4.1. Thống kê diện tích các loại đất tỉnh Long An... 15


Bảng 4.2. Thống kê diện tích theo thành phần cơ giới tỉnh Long An ... 16


Bảng 4.3. Thống kê diện tích theo độ sâu ngập tỉnh Long An ... 17


Bảng 4.4. Thống kê diện tích theo lượng mưa tỉnh Long An ... 18


Bảng 4.5. Thống kê diện tích thích nghi đất đai tỉnh Long An ... 19


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH </b>



Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An ... 4


Hình 3.1. Tiến trình thực hiện... 12



Hình 4.1. Bản đồ loại đất tỉnh Long An ... 16


Hình 4.2. Bản đồ thành phần cơ giới đất tỉnh Long An ... 17


Hình 4.3. Bản đồ độ sâu ngập tỉnh Long An ... 18


Hình 4.4. Bản đồ lượng mưa tỉnh Long An ... 19


Hình 4.5. Bản đồ thích nghi đ ất đai cây chanh theo lớp tỉnh Long An ... 20


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU </b>


<b>1.1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Cây chanh được trồng ở Long An từ những năm 2000, với diện tích ban đầu chỉ
khoảng 45 ha, tương ứng sản lượng 158 tấn. Tuy nhiên, chỉ 5 năm sau, diện tích chanh đã
tăng đột biến từ 45 ha lên gần 1.000 ha, tương ứng sản lượng là 6.279 tấn. Nguyên nhân do
người dân đã thấy được hiệu quả kinh tế của việc trồng chanh so với các cây trồng khác
như lúa, mía hay khóm. Sau đó, từ năm 2005 đến nay diện tích chanh đã tăng lên khoảng
3,5 lần. Tính đến năm 2013, diện tích chanh đã đạt trên 3.500 ha với sản lượng đạt 68.460
tấn, một sản lượng đủ lớn để có thể cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu đi các
nước trên thế giới (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, 2014).


Đánh giá thích nghi đất đai nhằm cung cấp những thông tin về sự thuận lợi và khó
khăn trong việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định về việc sử
dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý đất đai nói riêng một cách hợp
lý. Đánh giá thích nghi đất đai bằng công nghệ GIS đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ
và chứng tỏ được những ưu thế nổi bật so với các phương pháp đánh giá thích nghi thủ
cơng truyền thống.



<i>Vì vậy, đề tài “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai cho cây chanh tại tỉnh Long </i>


<i>An” được thực hiện nhằm góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên đất đai, tránh lãng phí, </i>


đồng thời cũng mang lại nguồn lợi cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.
<b>1.2. Mục tiêu nghiên cứu </b>


Mục tiêu chung của đề tài là ứng dụng GIS xây dựng bản đồ thích nghi đất đai cho
cây chanh. Từ đó, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch và đưa ra những định hướng quy hoạch
phát triển diện tích trồng cây chanh theo hướng hiệu quả hơn tại tỉnh Long An. Chi tiết các
mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>


Về đối tượng nghiên cứu, đề tài này chỉ dừng ở việc đánh giá thích nghi đất đai dựa
trên các yếu tố về đặc điểm tự nhiên cho việc trồng cây chanh trên địa bàn nghiên cứu,
không xem tới các khía cạnh kinh tế xã hội, môi trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>


<b>2.1. Tổng quan về cây chanh </b>


<b>2.1.1. Xuất xứ và đặc điểm hình thái</b>


<i>Chanh thuộc họ cây có múi (Citrus spp.), có tên khoa học là Citrus aurantiifolia hay </i>


<i>Citrus limon có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và được trồng ở Việt Nam từ rất lâu </i>


đời. Do đặc tính thích nghi rộng ở nhiều vùng sinh thái nên chanh được trồng phân tán rộng
khắp các tỉnh thành trong cả nước (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn tỉnh Long An,
2014).



Chanh là một lồi cây nhỏ, cao từ 1-3 m. Thân có gai, lá hình trứng, dài từ 5,5-11 cm,
rộng từ 3,5-6 cm, mép hình răng cưa. Hoa trắng, mọc đơn độc hay từng chùm 2-3 hoa. Vỏ
quả màu xanh, chuyển sang vàng khi chín. Quả chia nhiều múi. Dịch chua. Vỏ quả lá chanh
có nhiều tinh dầu (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, 2014).


<b>2.1.2. Yêu cầu sinh thái (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, </b>
<b>2014) </b>


<b>a) Nhiệt độ </b>


Chanh có thể sống và phát triển ở 13-39ºC, thích hợp nhất từ 23-29ºC, ngừng sinh
trưởng dưới 13ºC và chết ở -5ºC. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của
cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái.


<b>b) Lượng mưa </b>


Cây chanh cần lượng mưa khoảng 1.000-2.000 mm/năm. Ở Long An lượng mưa hàng
năm trung bình là 1.625 mm, nhưng lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, do đó
vườn trồng cây chanh ở đây vào mùa nắng cần phải tưới nước.


<b>c) Thổ nhưỡng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>e) Nước </b>


Cây chanh cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa, kết trái.
Tuy nhiên, cây rất sợ úng nước, nếu trồng ở đất thấp, mực nước ngầm cao và không đào
mương lên líp để trồng dễ đưa đến tình trạng thối rễ. Mặt khác, chanh cũng cần có yêu cầu
về chất lượng nước tưới, lượng muối NaCl tối đa 3 g/lít nước và không được kéo dài hơn
hai tháng.



<b>2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu </b>
<b>2.2.1. Điều kiện tự nhiên </b>


<b>a) Vị trí địa lí </b>


Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Long An là tỉnh nằm
trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí
Minh bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50.


<i><b>Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Về tiếp giáp, phía Đơng giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc
giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và
phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang.


<b>b) Địa hình </b>


Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng phẳng nhưng có xu thế thấp dần từ phía Bắc
- Đơng Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm Cỏ Đông và
Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất của tỉnh Long An
được xếp vào vùng đất ngập nước.


Địa hình nơi này có độ cao biến đổi từ 0,45 m đến 6,5 m, các khu vực đất thấp chiếm
tới 66% diện tích tự nhiên. Địa hình của Long An được chia thành ba dạng chính như sau
(Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, 2014a):


• Vùng bậc thềm phù sa cổ, nằm dọc biên giới Campuchia (thuộc các huyện Tân
Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, TX. Kiến Tường) và giáp tỉnh Tây Ninh, TP. Hồ Chí


Minh (thuộc huyện Đức Hòa và phần diện tích nhỏ Đức Huệ). Đây là vùng địa hình
chuyển tiếp giữa vùng đồi núi Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL, có cao độ trên 2 m.
• Vùng đồng bằng ngập lụt thuộc vùng trũng nhất Đồng Tháp Mười, thuộc các
huyện Thủ Thừa, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng,
TX. Kiến Tường. Đây là vùng bị ngập sâu trong mùa lũ nhưng lại thiếu nước ngọt
trong mùa khơ, cao độ trung bình đến dưới 1m.


• Vùng đồng bằng cửa sơng, từ phía Bắc quốc lộ 1A xuống phía Đơng Nam tỉnh,
thuộc địa bàn TP. Tân An, các huyện Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc và
phía Nam huyện Thủ Thừa, Bến Lức. Đây là vùng địa hình bằng phẳng, ít ngập lũ, có
cao độ 1-2 m.


<b>c) Khí hậu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

• Về nhiệt độ: Nền nhiệt cao và ổn định qua các năm, trung bình từ 26- 28°C, tổng
tích ơn lớn, dao động trung bình nhiều năm từ 9.600- 10.200°C/năm. Nhiệt độ trung
bình giữa các tháng trong năm có sự biến động nhỏ, nhiệt độ cao nhất vào tháng 4,
tháng 5 trong năm.


• Về nắng: Tổng số giờ nắng trong nhiều năm dao động khoảng 2.200- 2.800 giờ,
trạm Tân An số giờ nắng đo được trong năm luôn thấp hơn trạm Mộc Hóa, sự chênh
lệch này biến thiên ngày càng lớn các năm gần đây (từ năm 2008 trở về đây). Số giờ
nắng trung bình trong ngày dao động từ 6- 7,5 giờ, tháng có số giờ nắng cao nhất
thường vào tháng 3, tháng có số giờ nắng thấp nhất thường vào các tháng mùa mưa.
• Về lượng mưa: tỉnh có lượng mưa trung bình năm khoảng 1.450- 1.750 mm,
mang đặc trưng của vùng Đơng Nam Bộ và có sự phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa
thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, chiếm trên 90% tổng lượng mưa
cả năm. Thời gian mưa nhiều trong năm thường trùng thời gian lũ về, song song đó là
yếu tố địa hình trũng thấp của vùng Đồng Tháp Mười làm cho ngập lụt gia tăng trên
diện rộng.



<b>d) Thủy văn </b>


Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt của tỉnh Long An nối liền với sông Tiền và
hệ thống sông Vàm Cỏ là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng
như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư.


Sông Vàm Cỏ Đông dài trên 200 km, bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh và
vào địa phận Long An bổ sung nước tưới cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và
hạn chế quá trình xâm nhập mặn của tuyến Vàm Cỏ Đông qua cửa sơng Sồi Rạp. Sông
Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua các kênh ngang và nối với sơng Sài Gịn, Đồng
Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra, sông Bến Lức. Phần sông chảy trên địa bàn
Long An dài khoảng 150 km.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35 km,
rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sơng Sồi Rạp và thốt ra biển Đơng.


Sơng Rạch Cát (Sông Cần Giuộc) nằm trong địa phận tỉnh Long An dài 32 km, lưu
lượng nước mùa kiệt nhỏ và chất lượng nước kém do tiếp nhận nguồn nước thải từ khu vực
đơ thị TP. Hồ Chí Minh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.


<b>e) Thổ nhưỡng </b>


Về phương diện địa chất - trầm tích chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc trầm tích
Pleistocene, phần cịn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích Holocene. Phần
lớn đất Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ nên đất
có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố
làm cho đất trở nên chua phèn. Tỉnh Long An có các loại đất chính như sau (Ủy ban Nhân
dân tỉnh Long An, 2014a):



• Nhóm đất phèn: có tổng diện tích là 234.903 ha chiếm 52,29% diện tích đất tự
nhiên, có ở hầu hết các huyện và tập trung diện tích lớn ở khu vực Đồng Tháp Mười.
• Nhóm đất xám: có diện tích 103.553 ha chiếm 23,05% diện tích đất tự nhiên,
phân bố ở các huyện có ranh giới với nước Campuchia, tỉnh Tây Ninh và TP. HCM
gồm huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, TX. Kiến Tường, Mộc Hóa, Đức Huệ, Đức Hịa.
• Nhóm đất phù sa: có diện tích 87.495 ha, chiếm 19,45% diện tích tự nhiên. Phân
bố chủ yếu ở ven sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.


• Nhóm đất mặn: có diện tích 8.765 ha, chiếm 1,95% diện tích đất tự nhiên, phân
bố ở các huyện phía Nam (vùng hạ).


• Các loại đất khác bao gồm đất ao hồ sông suối, đất than bùn phèn và đất cát
giồng có diện tích 14.524 ha chiếm 3,23% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là
đất sông suối ao hồ 14.119 ha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>2.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội </b>
<b>a) Dân cư </b>


Năm 2015, dân số toàn tỉnh là 1,485 triệu người. Mật độ dân số toàn tỉnh là 330
người/km2<sub> (Cục Thống kê tỉnh Long An, 2015). </sub>


<b>b) Kinh tế - xã hội </b>


Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2014 đạt 19.524,6 tỷ đồng (theo giá cố định
1994), tốc độ tăng trưởng 11% (KH 11,5%), bằng với tăng trưởng năm trước nhưng chưa
đạt kế hoạch đề ra; trong đó: khu vực I tăng 3,1% (KH 3,5%); khu vực II tăng 14,7% (KH
15,5%) khu vực III tăng 11,8% (KH 12%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực: khu vực I chiếm tỷ trọng 27,3% giảm 2,8% so với năm 2013; khu vực II chiếm 41,5%
tăng 1,6% so với năm 2013; khu vực III chiếm 31,2% tăng 1,2% so với năm 2013. GDP
bình quân đầu người năm 2014 khoảng 44,5 triệu đồng/người/năm (Ủy ban Nhân dân tỉnh


Long An, 2014).


<b>c) Thực trạng sản xuất cây chanh tại tỉnh Long An </b>


Sự phát triển quy mô cây chanh ở tỉnh Long An giai đoạn 2000-2013 được thể hiện
qua bảng 2.1.


<i><b>Bảng 2.1. Diễn biến quy mô chanh tại tỉnh Long An giai đoạn 2000 – 2013 </b></i>


Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2013


Diện tích (ha) 45 1.000 3.500


Năng suất (tấn/ha) 3,511 6,279 19,560


Sản lượng (tấn) 158 6.279 68,460


<i>(Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, 2014) </i>


Cây chanh được trồng ở Long An từ những năm 2000, với diện tích ban đầu chỉ
khoảng 45 ha, tương ứng sản lượng 158 tấn chỉ đủ phục vụ nội tiêu. Tuy nhiên, chỉ 05 năm
sau, diện tích chanh đã tăng đột biến từ 45 ha lên gần 1.000 ha, tương ứng sản lượng là
6.279 tấn, đã bắt đầu phục vụ cho xuất khẩu. Điều này do người dân đã thấy được hiệu quả
kinh tế của việc trồng chanh so với các cây trồng khác như lúa, mía hay khóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

lượng đủ lớn để có thể cung cấp cho các thị trường chanh nội địa và xuất khẩu đi các nước
trên thế giới.


<b>2.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá đất đai </b>



Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1960 và đến nay
đã phát triển hoàn chỉnh khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý và cung cấp thông tin
cần thiết để hỗ trợ quá trình thành lập quyết định trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt
là trong lĩnh vực đánh giá đất đai phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, sau đây là
một số nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai tiêu biểu:


• Đề tài “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi đất đai phát triển cây dâu tằm địa bàn
huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” của Trần Xuân Thành (2008). Với mục tiêu tổng quát
của đề tài là sử dụng kỹ thuật phân tích khơng gian trong GIS để đánh giá thích nghi
đất đai cho phát triển cây dâu tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Phương
pháp thực hiện của đề tài là sử dụng phương pháp phân tích khơng gian, phương pháp
phân tích đa tiêu chuẩn kết hợp phương pháp chuyên đề, phương pháp luận đánh giá
thích nghi đất đai theo tiêu chuẩn FAO. Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là xây dựng
mô hình đánh giá thích nghi 04 cấp độ cho phát triển cây dâu tằm trong vùng khơng
gian tồn huyện Lâm Hà.


• Đề tài “Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An”,
của Nguyễn Quỳnh Anh (2011). Mục tiêu đề tài là ứng dụng GIS và ALES xây dựng
bản đồ phân vùng thích nghi đất đai cho phát triển cây mía tại tỉnh Long An. Trên cơ
sở đó, đề xuất, hỗ trợ ra quyết định quy hoạch phát triển diện tích trồng mía theo
hướng thích nghi đất đai trê địa bàn tỉnh. Sử dụng các phương pháp phân loại của
FAO, chồng lớp trong GIS. Kết quả của đề tài là bản đồ thích nghi cây mía trên địa
bàn tình Long An, bản đồ đề xuất trồng mía.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

các loại hình sử dụng đất. Kết quả sau khi thực hiện là bản đồ đề xuất quy hoạch vùng
trồng điều ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>


<b>3.1. Dữ liệu </b>



Dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được mô tả chi tiết ở Bảng 3.1
<i><b>Bảng 3.1. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu </b></i>


STT Dữ liệu Mô tả Nguồn


1 Bản đồ đất tỉnh
Long An


Tỉ lệ: 1: 100.000. Định dạng: Mapinfo
(tab). Thuộc tính mơ tả: thổ nhưỡng,
thành phần cơ giới, độ sâu ngập,
lượng mưa.


Phân viện Quy
hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp miền
Nam


2 Bản đồ hành
chính tỉnh Long
An


Tỉ lệ: 1: 100.000. Định dạng: Mapinfo
(tab). Thuộc tính mơ tả: Ranh giới
hành chính các huyện.


Sở Mơi trường và
Tài nguyên tỉnh
Long An



3 Yêu cầu sinh
thái cây chanh


Yêu cầu sinh thái cây chanh bao gồm:
nhiệt độ, lượng mưa, thổ nhưỡng, ánh
sáng, nước.


Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông
thôn tỉnh Long An
(2014)


4 Yêu cầu sử dụng
đất với cây cam,
quýt, bưởi.


Yêu cầu sinh thái cây chanh bao gồm:
nhiệt độ, lượng mưa, thổ nhưỡng, ánh
sáng, nước.


Bộ Khoa học và
Công nghệ (2010)


5 Yêu cầu sử dụng
đất với cây
chanh


Aruleba Joseph
Olusegun và
Ayodele Olufemi


Julius, 2015


<b>3.2. Phương pháp </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>Hình 3.1. Tiến trình thực hiện </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Yêu cầu sinh thái cây chanh được sử dụng làm cơ sở xác định các tính chất đất đai
được đánh giá. Xác định các nhân tố chỉ tiêu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của
cây chanh dựa trên điều kiện khu vực nghiên cứu.


Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của khu vực, yêu cầu sinh thái, các tính chất đánh giá
được lựa chọn bao gồm loại đất, thành phần cơ giới, lượng mưa, độ sâu ngập. Các tính chất
đất đai này sau đó được phân cấp thích nghi theo thang phân loại của FAO.


<i><b>Bảng 3.2. Các tính chất đất đai được chọn đánh giá thích nghi cây chanh </b></i>


STT Tính chất Các tiêu chuẩn phân cấp Mã số


1 Thổ nhưỡng


Đất cát giồng S1


Đất mặn ít và trung bình S2


Đất mặn nhiều S3


Đất phèn nông S4


Đất phèn sâu S5



Đất phèn sâu, mặn S6
Đất phù sa không được bồi thường xuyên, chua S7
Đất than bùn, phèn S8
Đất xám trên phù sa cổ S9
2 Thành phần cơ giới


Thịt trung bình T1


Thịt nặng T2


Sét T3


3 Độ sâu ngập (cm)


< 30 De1


30 - 50 De2


50 - 100 De3


> 100 De4


4 Lượng mưa
(mm)


1200-1400 R1


1400-1600 R2


1600-1800 R3



Vì khu vực nghiên cứu có nhiệt độ khơng khí trung bình năm trong khoảng 25 – 37o<sub>C, </sub>
hoàn toàn thích nghi cho cây chanh phát triển nên không đưa vào bảng phân cấp thích nghi
(Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, 2014).


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i><b>Bảng 3.3. Phân cấp các tiêu chí trong đánh giá thích nghi cây chanh </b></i>


Chất lượng và đặc
điểm đất đai


Phân cấp thích nghi
Thích


nghi cao
(S1)


Thích nghi trung
bình (S2)


Thích nghi
kém (S3)


Khơng thích
nghi (N)


Tổng lượng mưa
trung bình năm (mm)


R3 R1, R2



Loại đất S7 S9 S1, S2, S3, S4,


S5, S6, S8


Thành phần cơ giới T1 T2 T3


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN </b>


<b>4.1. Xây dựng bản đồ đơn tính phục vụ đánh giá thích nghi cây chanh </b>
<b>4.1.1. Bản đồ đất </b>


Nhìn chung khu vực tỉnh Long An đất đai khá đa dạng, trong đó đất phèn sâu chiếm
tỷ lệ cao nhất với 32,61%, tiếp đó là đất xám trên phù sa cổ với 26,04% và chiếm tỉ lệ thấp
nhất 0,03% là đất cát giồng.


<i><b>Bảng 4.1. Thống kê diện tích các loại đất tỉnh Long An </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<i><b>Hình 4.1. Bản đồ loại đất tỉnh Long An </b></i>
<b>4.1.2. Bản đồ thành phần cơ giới </b>


Thành phần cơ giới là tỉ lệ tương đối phần trăm các cấp hạt cơ giới khác nhau trong
đất, là yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất do đó có ảnh hưởng quan trọng đến cây trồng
cũng như chế độ canh tác. Mỗi loại cây thích hợp với một thành phần khác nhau. Thành
phần cơ giới trên địa bàn tỉnh được chia làm 3 cấp, trong đó sét chiếm tỷ lệ nhiều nhất là
60,10%, thịt trung bình chiếm 26,06% và thấp nhất là thịt nặng với tỉ lệ là 13,83%.


<i><b>Bảng 4.2. Thống kê diện tích theo thành phần cơ giới tỉnh Long An </b></i>


STT Mã số Thành phần cơ giới Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 T1 Thịt trung bình <sub>101.926,92 </sub> <sub>26,06 </sub>
2 T2 Thịt nặng <sub>54.107,41 </sub> <sub>13,83 </sub>



3 T3 Sét <sub>235.076,18 </sub> <sub>60,10 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>Hình 4.2. Bản đồ thành phần cơ giới đất tỉnh Long An </b></i>
<b>4.1.3. Bản đồ độ sâu ngập </b>


Độ sâu ngập trên địa bàn tỉnh Long An được chia làm 4 cấp: < 30; 30-50; 50-100; <
100. Trong đó độ sâu ngập > 100 chiếm ưu thế với 54,51%, tiếp đến là độ sâu ngập 50-100
chiếm 24,06%, độ sâu ngập <30 chiếm 14,92%, độ sâu ngập 30-50 có tỉ lệ thấp nhất là
6,51%.


<i><b>Bảng 4.3. Thống kê diện tích theo độ sâu ngập tỉnh Long An </b></i>


STT Mã số Độ sâu (cm) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)


1 De1 < 30 <sub>58.391,13 </sub> <sub>14,92 </sub>


2 De2 30 - 50 <sub>25.481,64 </sub> <sub>6,51 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<i><b>Hình 4.3. Bản đồ độ sâu ngập tỉnh Long An </b></i>
<b>4.1.4. Bản đồ lượng mưa </b>


Tỉnh Long An có lượng mưa khá lớn và được chia làm 3 cấp độ. Trong đó, lượng mưa
từ 1200-1400 chiếm tỉ lệ cao nhất với 61,85%, lượng mưa 1600-1800 chiếm 20,77% và
1400-1600 chiếm 17,39%.


<i><b>Bảng 4.4. Thống kê diện tích theo lượng mưa tỉnh Long An </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i><b>Hình 4.4. Bản đồ lượng mưa tỉnh Long An </b></i>
<b>4.2. Xây dựng bản đồ thích nghi tự nhiên cây chanh </b>



Dựa vào Bảng 4.5, cho thấy khơng có diện tích khu vực thích nghi cao (S1) và thích
nghi trung bình (S2). Phần lớn diện tích khu vực nằm ở mức khơng thích nghi (N) với diện
tích khoảng 350.329,13 ha (89,57%), thích nghi kém (S3) chiếm khoảng 40.781,38 ha
(10,43%).


Xét về yếu tố hạn chế, dựa vào Bảng 4.6, có thể thấy thổ nhưỡng, thành phần cơ giới,
độ sâu ngập là nguyên nhân làm giảm mức độ thích nghi của cây chanh tại tỉnh Long An.
<i><b>Bảng 4.5. Thống kê diện tích thích nghi đất đai cây chanh theo lớp tỉnh Long An </b></i>


STT Mức thích nghi Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)


1 S1 <sub>0,00 </sub> <sub>0,00 </sub>


2 S2 <sub>0,00 </sub> <sub>0,00 </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<i><b>Bảng 4.6. Thống kê diện tích thích nghi đất đai cây chanh theo lớp phụ tỉnh Long An </b></i>


STT Mức thích nghi lớp Mức thích nghi lớp phụ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1


N


N/De 61.145,54 15,63


2 N/S 30.180,48 7,72


3 N/S,De 23.926,93 6,12


4 N/S,T 51.461,32 13,16



5 N/S,T,De 113.179,61 28,94


6 N/T 55.622,98 14,22


7 N/T,De 14.812,26 3,79


8


S3 S3/S 15.306,96 3,91


9 S3/S,De 25.474,42 6,51


Tổng 391.110,51 100,00


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30></div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ </b>


<b>5.1. Kết luận </b>


Nghiên cứu đã phân vùng thích nghi trồng chanh trên địa bàn tỉnh Long An dựa trên
các tính chất đất đai bao gồm thổ nhưỡng, thành phần cơ giới, độ sâu ngập và lượng mưa.
Kết quả đã xây dựng bản đồ thích nghi cho cây chanh ở tỉnh Long An với các mức độ S3
(Thích nghi kém) và N (Khơng thích nghi). Khi đó tỉ lệ thích nghi của S3 là 10,43% và N
là 89,57% . Kết quả nghiên cứu này là thơng tin hữu ích để đánh giá về mặt tự nhiên vùng
đất thích hợp trồng cây chanh trên địa bàn tỉnh Long An.


<b>5.2. Kiến nghị </b>


Bên cạnh những kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế. Để
phát triển và hoàn thiện, nghiên cứu cần tiếp tục triển khai các công việc sau:



• Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên đề tài tập trung chủ yếu vào phương pháp.
Vì vậy, những dữ liệu được sử dụng trong xây dựng bản đồ thích nghi cây chanh cần
tiếp tục được hoàn chỉnh để có thể đạt được mức độ chính xác theo yêu cầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<b>Tiếng Việt </b>


• Bộ Khoa học và Công nghệ, 2010. Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 8409:2010)
• Cổng thông tin điện tử Long An, 2014a. Địa hình – thổ nhưỡng tỉnh Long An.
Địa chỉ: <


30&CategoryId=%u0110i%u1ec1u+ki%u1ec7n+t%u1ef1+nhi%u00ean%2c+l%u1e
cbch+s%u1eed&InitialTabId=Ribbon.Read>. [Truy cập ngày 20/4/2018]


• Cổng thơng tin điện tử Long An, 2014b. Khí hậu tỉnh Long An. Địa chỉ:


< />


0110i%u1ec1u+ki%u1ec7n+t%u1ef1+nhi%u00ean%2c+l%u1ecbch+s%u1eed&Initi
alTabId=Ribbon.Read>. [Truy cập ngày 20/4/2018]


• Cục Thống kê tỉnh Long An. 2014. Niên giám thống kê tỉnh Long An.
• Cục Thống kê tỉnh Long An. 2015. Niên giám thống kê tỉnh Long An.


• Nguyễn Kim Lợi, 2006. Ứng dụng GIS trong quản lý bền vững tài nguyên thiên
nhiên. NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 198 trang.


• Nguyễn Kim Lợi, Lê Cảnh Định và Trần Thống Nhất, 2009. Hệ thống thông tin
địa lý nâng cao. NXB Nơng Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.



• Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An. 2014. Đề án sản xuất và
tiêu thụ chanh thương phẩm tỉnh Long An.


• Sở Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An. 2016. Kết quả thống kê
sản lượng nông sản năm 2015.


• Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, 2014. Báo cáo ngày 19/11/2014. V/v thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội năm 2015.


<b> Tiếng Anh </b>


</div>

<!--links-->
ứNG DụNG GIS ĐáNH GIá THíCH HợP ĐấT ĐAI PHụC Vụ SảN XUấT NÔNG NGHIệP HUYệN SƠN ĐộNG - TỉNH BắC GIANG
  • 9
  • 522
  • 2
  • ×