Câu 46. Mọi hình vi phá rừng trồng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu
thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS).
Nhận định: Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 178, 232, 243 BLHS 2015.
Điều 243 BLHS 2015 liệt kê những hành vi cấu thành Tội hủy hoại rừng. Ngoài ra Khoản
1 Điều 232 BLHS 2015 còn quy định "Người nào thực hiện một trong các hành vi sau
đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 243 Bộ luật này, thì bị phạt ...".
Khoản 1 điều 178 BLHS 2015 quy định "Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản của người khác ...". Như vậy không phải mọi hành vi phá rừng trồng trái phép gây
hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành Tội hủy hoại rừng theo điều 243 BLHS 2015 mà
trong một số trường hợp sẽ cấu thành các tội danh khác như Tội vi phạm các quy định về
khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo điều 232 BLHS 2015 hoặc Tội về sở hữu
theo điều 178 BLHS nếu rừng sản xuất là rừng trồng do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức
được giao thuê tự bỏ vốn đầu tư thì đó là thuộc sở hữu của chủ rừng.
Câu 50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn
vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất
ma túy theo Điều 247 BLHS.
Nhận định: Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 247 BLHS 2015.
"1. Người nào trồng cây thuốc phiện, câu côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà cịn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07
năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp
cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự."
Như vậy, khơng phải mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần
mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất
ma túy mà chỉ những trường hợp được quy định tại điều 247 BLHS 2015 mới cấu thành
Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy.
Câu 52. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận
chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS).
Nhận định: Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 248, 249, 250 BLHS 2015.
Không phải mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận
chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS 2015). Tùy thuộc vào mục đích của hành
vi vận chuyển trái phép chất ma túy thì có thể cấu thành các tội khác như Tội sản xuất,
mua bán trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS 2015) nếu người đó vận chuyển trái phép
chất ma túy nhằm mục đích sản xuất, mua bán hoặc cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất
ma túy (Điều 249 BLHS 2015) nếu người đó vận chuyển trái phép chất ma túy nhằm mục
đích sử dụng.
Câu 56. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma
túy (Điều 252 BLHS).
Nhận định: Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 251, 252 BLHS 2015.
Không phải mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma
túy theo Điều 252 BLHS 2015 mà hành vi chiếm đoạt chất ma túy có thể thuộc thuộc 2
trường hợp sau:
- Hành vi chiếm đoạt chất ma túy để sử dụng khơng nhằm mục đích bán lại cho người
khác thì bị truy cứu với Tội chiếm đoạt chất ma túy theo điều 252 BLHS 2015.
- Hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại cho người khác thì có thể bị
truy cứu dưới với Tội mua bán trái phép chất ma túy theo điều 251 BLHS 2015.
Câu 59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm
HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định
khung tăng nặng "gây bệnh nguy hiểm cho người khác" (điểm g khoản 2 điều 255
BLHS).
Nhận định: Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 148, 255 BLHS 2015.
Khoản 1 điều 148 BLHS 2015 có quy định :"Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý
lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV
của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm."
Như vậy, trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã
nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì ngồi việc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 255
BLHS 2015 mà còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lây truyền HIV cho người
khác theo điều 148 BLHS 2015 chứ khơng phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ
chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng "gây bệnh nguy
hiểm cho người khác" (điểm g khoản 2 điều 255 BLHS).
Câu 61. Mọi trường hợp mua bán trái phép chất gây nghiện, thuốc hướng thần đều
cấu thành Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần (Điều 259 BLHS).
Nhận định: Sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 259 BLHS 2015.
Tại khoản 1 điều 259 BLHS có quy định
"Người nào có trách nhiệm trong việc sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán,
phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam,
kê đơn, bán thuốc, giám định, nghiên cứu chất ma túy, tiền chất, chất ngây nghiện, chất
hướng thần mà thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỉ luật hoặc xử phạt
vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc bị kết án về một trong các tội
phạm về ma túy, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh các chất
có chứa chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất;
b) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, sản xuất, bảo quản chất ma túy, tiền
chất;
c) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, tiền chất;
d) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, tiền chất;
đ) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, tiền chất tại các khu
vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;
e) Chuyển chất ma túy, chất hướng thần hoặc chất ma túy khác cho người không được
phép cất giữ, sử dụng."
Như vậy chủ thể thực hiện Tội vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng chất gây
nghiện, thuốc hướng thần không phải chủ thể thường mà là các chủ thể được quy định rõ
ràng tại khoản 1 điều 259 BLHS 2015 thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 1
điều 259 BLHS 2105. Nên không phải mọi trường hợp mua bán trái phép chất gây
nghiện, thuốc hướng thần đều cấu thành Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS 2015).
PHẦN BÀI TẬP
Bài tập 29
Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu nghi vấn. Qua
kiểm tra, công an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd. A
khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ Trung quốc nhưng được đóng gói với nhãn
hiệu Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd. Bên cạnh đó A cịn có hành vi mua bột ngọt có nguồn
gốc từ Trung quốc đem về đóng gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, Aone, Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermenttiom Ind.Co;Ltd…rồi bán ra thị trường tổng
cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng thật là 300 triệu đồng. Theo kết
luận giám định thì bột ngọt Trung quốc có hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức
60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước. Anh (chị) hãy xác định tội danh trong
vụ án nêu trên.
Tội danh mà A đã phạm là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm (Điều
193) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226).
- Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội bn bán hàng giả là phụ
gia thực phẩm:
Dấu hiệu
- Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường
Khách
của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng,
thể
ngồi ra cịn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Đối tượng tác động: Bột ngọt (một loại thực phẩm).
- Hành vi: A đã mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì
rồi bán ra thị trường. Theo kết quả giám định thì bột ngọt Trung Quốc có hàm lượng,
Mặt
định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước nên
khách
theo Điểm b, Khoản 8, Điều 3, NĐ 185/2015/NĐ-CP thì vì tiêu chuẩn chất lượng của
quan
hàng hố phải đạt từ 70% trở lên. Như vậy, A đã có hành vi sản xuất và bn bán hàng
giả.
A đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường (nếu có đủ độ tuổi
Chủ thể
luật định).
Mặt chủ - Lỗi: cố ý trực tiếp.
quan
- Động cơ: vì vụ lợi.
- Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp:
Dấu hiệu
- Khách thể: xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đỡi tượng sở hữu công
Khách
nghiệp của pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.
thể
- Đối tượng tác động: Nhãn hiệu của các hãng Ajinomoto, Miwon, A-one, Thai
Fermentiom Ind.Co;Ltd …
- Hành vi: A đã có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về rồi đóng
Mặt
gói vào bao bì mang các nhãn hiệu Ajinomoto, A-one, Miwon,… (đây là các nhãn hiệu
khách
đã được đăng kí bảo hộ) rồi đem bán ra thị trường với tổng giá trị tương đương với giá
quan
trị hàng thật là 300 triệu đồng. Như vậy, A đã có hành vi sử dụng bất hợp pháp đối với
các đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trên, gây nhẫm lẫn đối với người tiêu dùng.
A đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường (nếu có đủ độ tuổi
Chủ thể
luật định).
Mặt chủ - Lỗi: cố ý trực tiếp.
quan
- Mục đích: vì mục đích kinh doanh (vụ lợi).
Bài tập 32
A có một cửa hàng bán các phụ liệu ngành may có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
do UBND Quận X cấp và được Chi cục Thuế Quận X ấn định mức thuế khoán, doanh thu
nộp thuế hàng tháng. Trong 2 năm, A đã đến Chi cục Thuế Quận X mua 32 quyển hóa
đơn bán hàng. Khi A đang sử dụng quyển hóa đơn cuối cùng thì bị phát hiện hành vi vi
phạm. Trong quá trình kinh doanh nói trên, có nhiều khách hàng đến mua hàng với số
lượng ít nhưng lại u cầu A ghi hóa đơn với số lượng lớn hơn hoặc họ không mua hàng
của A nhưng đã đến nhờ A ghi khống hóa đơn bán hàng. A đồng ý yêu cầu của khách
hàng và mỗi lần ghi khống hóa đơn như vậy, A thu của họ 5% trên tổng số tiền ghi thêm
vào hóa đơn. Bằng cách này, A đã ghi khống tổng cộng 327 hóa đơn với số tiền 1,75 tỷ
đồng, thu lợi bất chính 87,5 triệu đồng. Anh (chị) hãy xác định: Hành vi trên của A có
phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Bài làm:
Tội danh mà A đã phạm là Tội mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước (Điều 203 BLHS 2015).
Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của Tội mua bán trái phép hóa đơn,
chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Dấu hiệu:
-Khách thể:
+Xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước đang lưu thông trên thị trường.
+ Đối tượng tác động: Hóa đơn thu nộp vào ngân sách nhà nước. Cụ thể là hóa đơn bán
hàng hóa.
-Mặt khách quan:
+Hành vi: Mua, bán hóa đơn ghi nội dung khơng chính xác theo quy định của pháp luật:
Trong quá trình kinh doanh, có nhiều khách hàng mua với số lượng ít nhưng A vẫn ghi
hóa đơn với số lượng lớn hơn. Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng khơng có hàng
hóa kèm theo: Nhiều người khơng mua hàng nhưng A vẫn ghi khống hóa đơn bán hàng.
Và thu của họ 5% trên tổng số tiền ghi thêm vào hoá đơn. Số tiền đã thu lợi bất chính
87,5 triệu đồng.
+Mối quan hệ nhân quả: hành vi của A là nguyên nhân dẫn đến sự thiệt hại về chế độ
quản lý nhà nước đối với các loại hoá đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
-Chủ thể:A đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm này – chủ thể thường
-Mặt chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp
Bài tập 36
A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên cạnh
bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ để chiếm
đất trồng keo lai. Theo ước tính ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hại cho nhà nước
gần 300 triệu đồng.
Theo anh (chị) A có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Trả lời: A có phạm tội.
- Tội danh của A là Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản ( Điều 232 BLHS 2015 )
- Khách thể:
+ Khách thể: Trật tự quản lý kinh tế
+ Đối tượng tác động: Rừng sản xuất tự nhiên cạnh bản Khe Dây, do UBND xã Trường
Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã thuê người chặt phá rừng để chiếm đất trồng keo lai
+Hậu quả:
Thiệt hại về tài sản: rừng sản xuất bị phá hủy
Thiệt hại phi vật chất: A đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 300 triệu đồng
- Chủ thể: Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: cố ý
+ Động cá nhân
+ Mục đích: thu lợi bất chính
Bài tập 39
Cơ quan CSĐT Công an quận X đã bắt quả tang A đang vận chuyển bằng xe máy một bộ
xương hổ đựng trong một túi nilon màu đen trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội. Qua giám định kết luận: bộ xương thu được là xương hổ, trọng lượng 15kg, tên
khoa học Panthera, thuộc nhóm 1B, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, bị nghiêm cấm săn
bắt, buôn bán, sử dụng vào mục đích thương mại.
Theo anh (chị), hành vi của A phạm tội hay khơng? Nếu có phạm tội gì?Tại sao?
Trả lời:
Theo em hành vi của A là phạm tôi.
Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Tại vì qua giám định kết luận: bộ xương thu được là xương hổ, trọng lượng 15kg, tên
khoa học Panthera, thuộc nhóm 1B, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, bị nghiêm cấm săn bắt,
bn bán, sử dụng vào mục đích thương mại.
Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 244 BLHS 2015.
Bài tập 46
A 17 tuổi bị bắt quả tang đang mang trong người 3 tép heroin với trọng lượng 0,155g.
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A trong các tình huống sau:
a. A là con nghiện nên mua về cho cá nhân sử dụng
b. A mua giùm cho người bạn là B đang lên cơn nghiện nhờ mua
c. A đang mang đến cho người mua do mẹ A sai.
Trả lời:
Câu a: A là con nghiện nên mua để sử dụng
1. Khách thể
Khách thể của tội phạm là chế độ quản lý của Nhà nước về việc sản xuất, cất giữ, vận
chuyển, trao đổi phương tiện hoặc dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng chất ma
túy. Đối tượng tác động của tội phạm này là phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất
hoặc sử dụng chất ma túy.
2. Hành vi khách quan
Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây:
- Chỉ huy, phân công, điều hành các hoạt động đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể
người khác;
- Chỉ huy, phân công, điều hành việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương
tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sử dụng chất ma
túy.
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây theo sự chỉ huy, phân cơng, điều hành
của người khác thì bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy: đưa
trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác; cung cấp trái phép chất ma túy cho người
khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; chuẩn bị chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào
(mua, xin, tàng trữ, sản xuất…) nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác;
chuẩn bị địa điểm (thuê địa điểm, mượn địa điểm, sử dụng địa điểm khơng thuộc quyền
chiếm hữu của mình hoặc đang do mình quản lý để làm nơi đưa trái phép chất ma túy vào
cơ thể người khác); chuẩn bị dụng cụ, phương tiện dùng vào việc sử dụng trái phép chất
ma túy dưới bất kỳ hình thức nào (mua, xin, tàng trữ…) nhằm sử dụng để đưa trái phép
chất ma túy vào cơ thể người khác; tìm người sử dụng chất ma túy để đưa trái phép chất
ma túy vào cơ thể của họ.
3. Yếu tố lỗi: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.
Câu b: A mua giùm cho B là con nghiện nhờ mua giúp
-Mặt khách quan: Đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy: Mặt khách quan thể hiện
qua hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.
Phương pháp vận chuyển chất ma túy rất đa dạng: Qua đường bưu điện, đường không,
đường sắt, đường bộ, đường thủy và bằng các phương tiện khác nhau như xe ô tô, máy
bay, tàu thủy…hoặc không có phương tiện như đi bộ mang, vác chất ma túy…
-Khách thể:
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất
ma túy.
-Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực hiện tội phạm nêu trên với lỗi cố ý;
-Chủ thể:
Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên ngươi tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong
các hành vi mua bán trái phép chất ma túy (nêu ở mục c của khái niệm của tội này) đều bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
A phạm phải tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 250 BLHS và tội
mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 BLHS.
Câu c: A mang đến cho người mua do mẹ sai.
Trong trường hợp này sẽ liên quan đến hai trường hợp là A biết đó là ma túy và A vận
chuyển nó giúp mẹ và trường hợp hai là A khơng biết.
Trường hợp 1: A biết đó là ma túy và A đang vận chuyễn giúp mẹ thì A sẽ phạm phải tội
mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 BLHS. Và tội vận chuyển trái phép
chất ma túy quy định tại Điều 250 BLHS.
Trường hợp 2: A khơng biết đó là chất ma túy và A chỉ vận chuyển giúp mẹ thì trường
hợp này A phạm phải tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 250 BLHS
Bài tập 47
A thuê cửa hàng để bán vật liệu xây dựng. Cơ quan công an bắt quả tang B đang sử
dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng của A.
Hãy xác định tội danh đối trong các tình huống sau:
a) B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng của mình
để hút heroin.
b)A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A để lấy
heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàng của mình.
c) A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng của A để
cùng sử dụng.
Trả lời:
a) B là bạn của A. Vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng của
mình để hút heroin.
A phạm Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256).
- Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng chất ma túy,
ngồi ra cịn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Đối tượng tác động: chất ma túy, tính mạng của người sử dụng ma túy.
- Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
- Mặt khách quan:
+Hành vi: A đã có hành vi nhiều lần chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy của B,
vì nể bạn nên thỉnh thoảng A đã đồng ý cho B vào cửa hàng của mình để hút heroin. A đã
để mặc cho B nhiều lần sử dụng trái phép chất ma túy trong cửa hàng.
-Mặt chủ quan:
+Lỗi: Cố ý trực tiếp. A nhận thức rõ hành vi của mìnhlà trái pháp luật, thấy trước được
hậu quả của hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.
Hành vi của B: hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của B sẽ không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản
1 Điều 21 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013. Theo đó,
người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền
từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
b) A mua giùm cho B 0,2 gam heroin để B sử dụng. Khi B đến cửa hàng của A để lấy
heroin thì lên cơn nghiện nên A đã cho B sử dụng heroin ngay tại cửa hàng của
mình.
A phạm Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250) và Tội chứa chấp việc sử dụng
trái phép chất ma túy (Điều 256).
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250).
-Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
-Đối tượng tác động: chất ma túy.
-Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
-Mặt khách quan:
+Hành vi: A mua giùm B 0,2gam heroin để cho B sử dụng. A đã vận chuyển ma túy từ
chỗ mua đến cho B.
-Mặt chủ quan:
+Lỗi cố ý trực tiếp.
+Mục đích: Vận chuyển đến cho B sử dụng.
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256).
-Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng chất ma túy,
ngồi ra cịn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
-Đối tượng tác động: chất ma túy, tính mạng của người sử dụng ma túy.
-Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
-Mặt khách quan:
+Hành vi: A đã có hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy của B. A đã cho
B mượn cửa hàng để sử dụng ma túy khi thấy B lên cơn nghiện.
-Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Vì A nhận thức rõ hành vi của mình là trái với pháp
luật, thấy trước được hậu quả của hành vi chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
nhưng vẫn thực hiện.
B phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249).
-Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
-Đối tượng tác động: 0,2 gam heroin.
-Chủ thể: B có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
-Mặt khách quan:
Hành vi: B cất giấu 0,2 gam heroin nhằm mục đích sử dụng cho cá nhân.
- Mặt chủ quan:
+Lỗi cố ý trực tiếp. Vì B nhận thức rõ hành vi của mình là trái với pháp luật, thấy trước
được hậu quả của hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.
+Mục đích: sử dụng cho chính mình
c) A và B đều nghiện ma túy. A đã mua 0,2 gam heroin và rủ B đến cửa hàng của A
để cùng sử dụng.
A phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249).
-Khách thể: Xâm phạm đến các quy định của nhà nước về quản lý các chất ma túy.
-Đối tượng tác động: 0,2 gam heroin.
-Chủ thể: A có NLTNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
-Mặt khách quan:
+Hành vi: A mua 0,2 gam heroin cất giấu nhằm mục đích rủ B cùng sử dụng.
-Mặt chủ quan:
+Lỗi cố ý trực tiếp.
+Mục đích: cất giấu sử dụng.
Trong tình huống này, B khơng phạm tội vì khơng xác định được số gam heroin B sử
dụng.