Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

BÀI 20 : CÙNG VUI CHƠI (TUẦN 28)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.64 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tuần 28: TẬP ĐỌC </b>


<b> CÙNG VUI CHƠI </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Các em mở SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 / tr. 83-84 </b>
<b>Bài đọc: CÙNG VUI CHƠI </b>


Ngày đẹp lắm bạn ơi!
Nắng vàng trải khắp nơi
Chim ca trong bóng lá
Ra sân ta cùng chơi.
Quả cầu giấy xanh xanh
Qua chân tôi chân anh
Bay lên rồi lộn xuống


Dạo từng vòng quanh quanh.


Anh nhìn cho tinh mắt
Tơi đá thật dẻo chân
Cho cầu bay trên sân
Đừng để rơi xuống đất.
Trong nắng vàng tươi mát
Cùng chơi cho khỏe người
Tiếng cười xen tiếng hát
Chơi vui, học càng vui.
TẬP ĐỌC 3, 1980


- <b>Quả cầu giấy</b>: đồ chơi gồm một đế nhỏ hình trịn, trên mặt cắm lơng chim hoặc
một túm giấy mỏng, dùng để đá, chuyền qua chuyền lại cho nhau.


<b>I. </b> <b>Mục đích , yêu cầu: </b>



<b>1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng </b>


- Chú ý các từ ngữ:<i>đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên, lộn </i>


<i>xuống, xanh xanh, vòng quanh... </i>


<b>2. Rèn kỹ năng đọc hiểu: </b>Hiểu nội dung bài thơ: Các bạn học sinh chơi
đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo
chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao để có
sức khỏe, để vui chơi và học tốt hơn.


<b>3. Học thuộc lòng bài thơ </b>
<b>II. </b> <b>Bài mới: </b>


<b>1. Luyện đọc </b>


a ) Đọc diễn cảm bài thơ:


Đọc với giọng nhẹ nhàng, thoải mái vui tươi, tưởng chừng như em nhỏ đá cầu
vừa chăm chú vừa nhìn theo quả cầu vừa hồn nhiên đọc bài thơ. Nhấn giọng các từ
ngữ: <i>đẹp lắm, xanh xanh, tinh mắt, dẻo chân, học càng vui... </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

-Lần 3: Đọc cả 4 khổ thơ. Học sinh chú ý cách ngắt nhịp giữa các dòng thơ:


<i>Ngày đẹp lắm / bạn ơi!/ </i>
<i>Nắng vàng trải khắp nơi/ </i>
<i>Chim ca trong bóng lá/ </i>
<i>Ra sân /ta cùng chơi.// </i>


<i>Quả cầu giấy xanh xanh/ </i>


<i>Qua chân tôi,/ chân anh// </i>
<i>Bay lên/ rồi lộn xuống// </i>


<i>Dạo từng vòng quanh quanh.// </i>


-Lần 4: Đọc lại toàn bài thơ.


<b> Quả cầu giấy </b>
<b>2. Tìm hiểu bài: </b>


- <b>Các em đọc thầm bài thơ trả lời các câu hỏi : </b>


Em đọc khổ thơ 2 và chú ý những câu thơ tả hoạt động của các bạn học sinh.


<b>Câu 1</b>: <b>Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh ?</b>(<i>Bài thơ tả cảnh các bạn học sinh </i>


<i>cùng chơi đá cầu.)</i>


Em hãy đọc khổ thơ 2 và 3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>(Học sinh chơi rất vui nên trong sân chơi có "tiếng cười xen tiếng hát" và họ chơi </i>
<i>rất khéo léo: </i>


<i>Quả cầu giấy xanh xanh </i>
<i>Qua chân tôi, chân anh </i>
<i>Bay lên rồi lộn xuống </i>
<i>Đi từng vòng quanh quanh. </i>


<i>Với những bàn chân dẻo, họ đá liên tục làm cho quả cầu bay vòng quanh sân, từ </i>
<i>chân này sang chân khác, khơng bị rơi xuống đất.) </i>



<b>Câu 3</b>


<b>Vì sao nói "Chơi vui, học càng vui"? Em suy nghĩ về việc chơi vui có tác dụng </b>
<i><b>gì đối với việc học: </b></i>


<i>(Nói chơi vui, học càng vui vì trị chơi giúp cho học sinh thêm nhanh nhẹn, khéo </i>
<i>léo, làm tăng cường sức khoẻ và tinh thần thêm thoải mái. Chính nhờ vậy mà khi </i>
<i>vào học họ càng phấn khởi, hăng say làm việc, học tập hơn.) </i>


<b>Nội dung: </b>


Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh
mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao để có sức
khỏe, để vui chơi và học tốt hơn


<b>3. Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài thơ. </b>


- Học sinh đọc lại nhiều lần và học thuộc lòng bài thơ .
4. <b>Củng cố, dặn dò: </b>


- <b>Giáo dục kỹ năng sống: Bài thơ này cho các em thấy được điều </b>
<i><b>gì bổ ích và lý thú? Bài thơ khuyên các em điều gì?(</b>Bài thơ đã </i>


<i>cho chúng ta như được cùng tham dự trò chơi và sự khéo léo của </i>
<i>các bạn học sinh khi chơi đá cầu. Qua bài thơ cũng khuyên các </i>
<i>bạn học sinh trong giờ ra chơi hãy cùng nhau chơi các trị chơi bổ </i>
<i>ích và lý thú như: đá cầu, nhảy dây, bắn bi, chơi ô quan... khi đó </i>
<i>các em sẽ cảm thấy vui hơn, khỏe hơn và sau khi chơi vui vẻ xong </i>



<i>các em vào học sẽ thấy học tập tốt và hiệu quả hơn</i>).


- Các em hãy học thuộc lòng cả bài thơ.


</div>

<!--links-->

×