Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHẦN 3: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI CHỦ ĐỀ: CÁC CUỘC CÁCH ...

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (619.67 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHẦN 3: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI </b>


<b>CHỦ ĐỀ: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN (TỪ GIỮA TK XVI – CUỐI TK XVIII) </b>
<i><b>ND 1: Cách mạng tư sản Anh và Chiến tranh giành độc lập </b></i>


<i><b>của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ </b></i>
<b>I. Cách mạng Hà Lan và CMTS Anh </b>


<b>1. Cách mạng Hà Lan (HS đọc thêm) </b>
<b>2. Cách mạng tư sản Anh </b>


<i><b>a. Tình hình nước Anh trước cách mạng. </b></i>
- Kinh tế:


Đầu TK XVII, nước Anh có nền kinh tế TBCN phát triển nhất Châu Âu.
<b>- Chính trị: </b>


Chế độ phong kiến (đứng đầu Sác-lơ I) ra sức bóc lột nhân dân, kìm hãm sự
p/triển của tư sản và quí tộc mới.


- Xã hội:


+ Tư sản, q tộc mới giàu lên nhanh chóng.
+ Đời sống nhân dân cực khổ.


 Mâu thuẫn giữa tư sản, quí tộc mới với thế lực PK ngày càng gay gắt, biểu hiện:
những cuộc xung đột giữa Quốc hội với nhà vua.


<i><b>b. Cách mạng tư sản Anh. </b></i>


- Nguyên nhân trực tiếp: Cách mạng bùng nổ xoay quanh vấn đề tài chính. Tháng


4/1640, vua Sac-lơ I triệu tập Quốc hội để tăng thuế. Quốc hội (quý tộc mới, tư sản) không đồng
ý và địi kiểm sốt tài chính, qn đội và Giáo hội. Sac-lơ I dùng vũ lực đàn áp nhưng thất bại,
chạy lên phía Bắc tập hợp lực lượng PK chuẩn bị phản công.


- Diễn biến:


<b>Thời gian </b> <b>Sự kiện chủ yếu </b>


8/1642 Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.
1642 - 1648 Nội chiến diễn ra.


1/1649 Sác-lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước Cộng hồ do Crơm-oen
đứng đầu  CM đạt đỉnh cao.


1653- 1658 Tư sản và quý tộc mới, trao cho Crôm-oen tước Bảo hộ công.
Nền độc tài quân sự được thiết lập.


12/1688 Quốc hội đưa Vin-hem Ơ-ran-giơ lên ngơi vua. Chế độ quân
chủ lập hiến được thiết lập.


<i><b>c. Kết quả và ý nghĩa. </b></i>


- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.


- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
 Tính chất: Là cuộc CMTS nhưng khơng triệt để.


Hình thức cách mạng: Nội chiến


<b>II. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ </b>



<b>1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh </b>


- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3
triệu người).


- Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp TBCN ở đây phát triển  Bắc Mĩ trở thành
nơi cạnh tranh đối với nước Anh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 Sự kìm hãm của chính phủ Anh đã làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa,
gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của13 thuộc địa  mâu thuẫn ở trở nên gay gắt  bùng nổ chiến
tranh.


<b>2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ </b>


- Duyên cớ chiến tranh: Năm 1773, nhân dân thuộc địa tấn công cảng Bô-xtơn – sự kiện
chè Bô-xtơn thổi bùng ngọn lửa chiến tranh.


- Diễn biến:


<b>Thời gian </b> <b>Sự kiện chủ yếu </b>


9/1774 Đại hội lục địa lần I (Phi-la-đen-phi-a) yêu cầu vua Anh bãi bỏ
c/sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ.


4/1775 Chiến tranh giữa các thuộc địa với chính quốc bùng nổ.


5/1775 Đại hội lục địa lần II, quyết định thành lập “Quân đội thuộc
địa”, cử Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.



4/7/1776 Thông qua Tuyên ngôn Độc lập  thành lập Hợp chúng quốc
Mĩ (Hoa Kì) (4/7 Quốc khánh của nước Mĩ)
10/1777 Giành thắng lợi ở Xa-ra-tô-ga  tạo nên bước ngoặt của c/tr.


1781 Chiến thắng quyết định ở I-oóc-tao quân Anh đầu hàng.
1782 Chiến tranh kết thúc


<b>3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập </b>
- Kết quả:


+ Tháng 9/ 1783, hòa ước Véc-xai được kí kết , Anh cơng nhận nền độc lập của 13 thuộc
địa ở Bắc Mĩ.


+ Năm 1787, thông qua hiến pháp củng cố vị trí nhà nước Mĩ.
+ Năm 1789, Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của Mĩ.
- Ý nghĩa:


+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
+ Mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mĩ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>BÀI TẬP THỰC HÀNH </b>
<b>Câu 1: Lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh là </b>


A. tư sản và quý tộc phong kiến.
B. quý tộc mới và giai cấp tư sản.
C. giai cấp tư sản và nông dân.
D. giai cấp công nhân.


<b>Câu 2: Mâu thuẫn trong xã hội nước Anh trước khi cách mạng bùng nổ là mâu thuẫn giữa </b>
A. các thế lực quý tộc phong kiến với nông dân.



B. tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động.
C. quý tộc mới và các thế lực phong kiến.


D. các thế lực phong kiến và nhân dân.


<b>Câu 3: Q trình tư sản hóa ở Anh đầu thế kỉ XVII hình thành tầng lớp nào? </b>
A. Lãnh chúa.


B. Tăng lữ.
C. Quý tộc mới.
D. Quý tộc.


<b>Câu 4: Đầu thế kỉ XVII, tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh </b>
vực nào?


A. Ngoại thương.
B. Nội thương.
C. Nông nghiệp.
D. Công nghiệp.


<b>Câu 5: Đỉnh cao của Cách mạng tư sản Anh gắn với sự kiện nào? </b>
A. Năm 1653, nền độc tài được thiết lập do Crôm-oen đứng đầu.


B. Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ qn chủ lập hiến được xác lập.
C. Sác-lơ I bị xử tử, nước Anh thiết lập nền Cộng hoà.


D. Sác-lơ I tuyên chiến với Quốc hội.


<b>Câu 6: Từ thế kỉ XVII, nền nơng nghiệp Anh có điểm gì nổi bật? </b>


A. Nông nghiệp lạc hậu, manh mún.


B. Nông nghiệp kém phát triển, bị nông phẩm của Pháp cạnh tranh.


C. Phương thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa thâm nhập mạnh vào nông nghiệp.
D. Bắt đầu cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp.


<b>Câu 7: Chế độ độc tài quân sự ở Anh được thiết lập vào năm 1653 là do </b>
A. tư sản và quý tộc mới muốn bảo vệ quyền lợi của mình.


B. Crơm-oen muốn một mình nắm quyền lực.


C. tư sản khơng muốn thiết lập nền Cộng hòa sau cách mạng.
D. Quốc hội muốn cấu kết với thế lực phong kiến cũ.


<b>Câu 8: Ý nào dưới đây không phải là nhiệm vụ của cách mạng tư sản Anh? </b>
A. Lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời ở Anh.


B. Tạo điều kiện cho nước Anh mở rộng xâm chiếm thuộc địa.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.


D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.


<b>Câu 9: Cách mạng tư sản Anh năm 1640 là cuộc nội chiến diễn ra giữa </b>
A. Quốc hội với nhà vua.


B. tư sản với quý tộc mới.
C. nông dân với nhà vua.
D. tư sản với Quốc hội.



<b>Câu 10: Kết cục cuối cùng của Cách mạng tư sản Anh là một cuộc cách mạng tư sản khơng triệt </b>
để vì:


A. Quốc hội tiến hành chính biến.


B. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Anh.
C. nền Cộng hoà được thiết lập ở Anh.
D. nền Độc tài quân sự được thiết lập ở Anh.


<b>Câu 11: Đặc điểm nổi bật của kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ giữa thế kỉ XVIII là </b>
A. các công trường thủ công ra đời ở miền Bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

C. công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. thủ công nghiệp và thương nghiệp rất thịnh đạt.


<b>Câu 12: Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? </b>
A. Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh.


B. Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát.


C. Tạo ra sự phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa.
D. Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc.


<b>Câu 13: Yếu tố nào là cơ bản tạo nên sự hình thành một dân tộc mới trên địa bàn 13 thuộc địa </b>
Anh ở Bắc Mĩ?


A. Sự phân công sản xuất: miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế
công nghiệp.


B. Nhân dân 13 thuộc địa đều là người Anh di cư sang.



C. Thị trường thống nhất dần hình thành, tiếng Anh trở thành ngơn ngữ chính ở 13 thuộc địa
Bắc Mĩ.


D. Nhân dân thuộc địa đều có mâu thuẫn với chính quyền thực dân Anh.
<b>Câu 14: Ngày 4/7/ 1776 trở thành ngày Quốc khánh của nước Mĩ vì </b>
A. là ngày bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa.


B. Đại hội lục địa thông qua Tuyên ngôn độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
C. là ngày cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa giành thắng lợi.
D. là ngày thực dân Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.


<b>Câu 15: Quyền con người và quyền cơng dân được chính thức cơng bố trước tồn thể nhân loại. </b>
Đó là một trong những điểm tiến bộ của


A. Nghị quyết Đại hội lục địa lần II năm 1775.
B. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.


C. Hiến pháp năm 1787.
D. Hoà ước Véc-xai năm 1783.


<b>Câu 16: Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ nửa đầu thế kỉ XVIII là </b>
A. miền Nam phát triển kinh tế công nghiệp.


B. miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.


C. Miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp.
D. Cả hai miền Bắc – Nam đều có các đồn điền, trang trại lớn.


<b>Câu 17: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc </b>


địa


A. dân thuộc địa bị cấm phát triển sản xuất.


B. dân thuộc địa bị cấm khơng được bn bán với nước ngồi.


C. dân thuộc địa bị cấm không được khai hoang những vùng đất ở miền Tây.
D. mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính phủ Anh ngày càng sâu sắc.
<b>Câu 18: Cuộc cách mạng tư sản Bắc Mĩ (1775-1783) diễn ra dưới hình thức nào? </b>
A. Nội chiến.


B. Bạo động của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến.
C. Nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc.
D. Chiến tranh giải phóng dân tộc.


<b>Câu 19: Tiền đề quan trọng nhất dẫn đến cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa </b>
<b>Anh ở Bắc Mĩ là? </b>


A. Bắc Mĩ dần dần hình thành một thị trường thống nhất.


B. Nền kinh tế công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa đã có những bước tiến đáng
kể.


C. Sự hình thành dân tộc và ý thức dân tộc Mĩ, muốn tách khỏi sự lệ thuộc Anh.


D. Chính phủ Anh đã thực hiện mọi biện pháp hà khắc để ngăn cản sự phát triển kinh tế của
thuộc địa.


<b>Câu 20: Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt trong cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 </b>
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ?



A. Chiến thắng Bô-xtơn.
B. Chiến thắng Xa-ra-tô-ga.
C. Chiến thắng I-oóc-tao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

×