Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Luận văn - Hạch toán chi phí hao hụt trong kinh doanh xăng dầu tại công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.84 KB, 57 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>



MỤC LỤC

Trang



<b>CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...1</b>


1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...1


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...2


1.2.1. Mục tiêu chung...2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể...2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...2


1.3.1. Không gian ...2


1.3.2. Thời gian ...2


1.3.3. Đối tượng nghiên cứu...2


1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...3


<b>CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...4</b>


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN...4


2.1.1. Khái quát chung về hao hụt...4


2.1.2. Phân loại hao hụt...6



2.1.3. Hạch toán chi phí hao hụt...8


2.1.4. Nguyên tắc xác định chi phí hao hụt...12


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...14


<b>CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ...15</b>


3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ...15


3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty ...15


3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty...16


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3.2. KHÁI QUÁT CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠNG TÁC KẾ


TỐN TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ...18


3.2.1. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn của công ty...18


3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận...19


3.2.3. Hệ thống sổ kế tốn...21


3.2.4. Hệ thống thơng tin kế tốn...22


3.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU HIỆN NAY CỦA
CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ...23



3.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA CƠNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ...25


3.4.1. Thuận lợi...25


3.4.2. Khó khăn ...25


3.4.3. Phương hướng phát triển ...26


<b>CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ HAO HỤT TẠI CƠNG </b>
<b>TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ...28</b>


4.1. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ HAO HỤT CÁC NĂM (2005-2007)...28


4.1.1. Phân tích khát qt tình hình chi phí hao hụt (2005 – 2007)...28


4.1.2. Phân tích biến động về lượng hao hụt xăng dầu giai đoạn 2005 – 2007 ...28


4.1.3. Phân tích sự thay đổi giá vốn qua các năm 2005 – 2007 ...30


4.2. PHÂN TÍCH SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA HAO HỤT THỰC TẾ SO VỚI
HAO HỤT LÝ THUYẾT...36


4.3. PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ KIỂM KÊ VÀ HẠCH TOÁN HAO HỤT THỪA
THIẾU THỰC TẾ PHÁT SINH...38


<b>CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT GIẢM HAO HỤT XĂNG DẦU...46</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

5.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HAO HỤT NĂM 2007...48



5.3. GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU CHI PHÍ HAO HỤT XĂNG DẦU...50


<b>CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...52</b>


6.1. KẾT LUẬN...52


6.2. KIẾN NGHỊ...54


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

DANH MỤC BIỂU BẢNG



<b>Số hiệu bảng</b> <b>Trang</b>


Bảng 4.1.1.1. Chi phí hao hụt giai đoạn 2005 – 2007 ...28
Bảng 4.1.1.2. Bảng số liệu lượng hao hụt, chi phí hao hụt quyết tốn


và giá vốn bình qn giai đoạn 2005 – 2007...29
Bảng 4.1.2. Bảng số liệu lượng hao hụt quyết toán giai đoạn 2005 – 2007...30
Bảng 4.1.3. Bảng số liệu giá vốn bình quân các mặt hàng xăng dầu 2005 – 2007...33
Bảng 4.2. Bảng số liệu so sánh hao hụt thực tế với hao hụt định mức 1601


và chi phí hao hụt giai đoạn 2005 – 2007...36
Bảng 4.3.2 Bảng phân tích chênh lệch giữa hao hụt định mức Công ty


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>TĨM TẮT NỘI DUNG</b>



Trong mơi trường cạnh tranh, hội nhập hiện nay việc làm thế nào để
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp
hiện nay. Đồng thời nó cịn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tăng
khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà ngay cả thị trường
nước ngoài. Và để tối đa hoá lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay


của doanh nghiệp là phải kiểm soát và cắt giảm chi phí.


Qua việc đi vào tình hình thực tế của Công ty, em nhận thấy rằng chi phí
hao hụt chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của Cơng ty xăng dầu Tây
Nam Bộ. Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về chi phí này với những nội
dung sau:


- Phần cơ sở lý luận: trình bày những lý luận chung nhất về hao hụt xăng
dầu, các công đoạn hao hụt xăng dầu và phương thức hạch tốn chi phí hao hụt
tại Công ty.


- Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty xăng
dầu Tây Nam Bộ, trình bày khái quát cơ cấu tổ chức, những thuận lợi, khó khăn
và thành quả đạt được của Công ty trong giai đoạn 2005 - 2007.


- Đi sâu vào phân tích về lượng hao hụt và chi phí hao hụt phát sinh ở
Cơng ty, đánh giá những biện pháp Công ty đề ra để tiết giảm chi phí hao hụt.


- Trên cơ sở đánh giá tích cực, mặt tồn tại của chi phí hao hụt, đề ra giải
pháp nhằm tiết kiệm chi phí hao hụt, góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận và
hoạt động kinh doanh có hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Chương 1</b>


<b> GIỚI THIỆU</b>



<b>1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Ngày nay theo xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh
nghiệp Việt Nam đứng trước một thách thức rất lớn cần phải vượt qua. Đó là sự


cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp để có thể duy trì được sự phát triển
bền vững với hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, khi hiện nay nền kinh tế Việt Nam
chuyển sang kinh tế thị trường thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh
nghiệp vẫn là hiệu quả kinh doanh. Để có được hiệu quả kinh doanh tốt doanh
nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quan trọng nhất là chi phí.


Phân tích chi phí là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm
tiết giảm chi phí, có thể khắc phục nhanh chóng những tình huống, những nhân
tố gây bất lợi. Làm được điều đó doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị
trường, có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích
lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động
và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà Nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>
<b>1.2.1. Mục tiêu chung</b>


Phân tích tình hình biến động của chi phí hao hụt trong giai đoạn
2005-2007. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tiết giảm chi phí hao hụt góp phần nâng
cao lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh cho công ty trong tương lai.


<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể</b>


 Mô tả đặc điểm và phương thức quản lý chi phí hao hụt của cơng ty.
 Đánh giá tình hình thực tế của chi phí hao hụt 3 năm (2005 – 2007)
 Phân tích chênh lệch giữa lượng hao hụt thực tế và lý thuyết.


 Đề xuất biện pháp nhằm tiết giảm chi phí hao hụt trong thời gian tới.


<b>1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU</b>



Sử dụng các tài liệu có liên quan, số liệu về chi phí và các báo cáo tiêu thụ
từ nguồn Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ.


Thời gian số liệu thu thập: số liệu thu thập từ năm 2005 đến năm 2007.
Thời gian thực hiện luận văn: từ 11/02/2008 đến 25/04/2008


Do hạn chế về thời gian thực hiện luận văn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
vào chi phí hao hụt xăng dầu của khối kho và khối cửa hàng bán lẻ của công ty
xăng dầu Tây Nam Bộ (không xét đến chi phí hao hụt ở các chi nhánh của trực
thuộc Công ty trong khu vực miền Tây Nam Bộ).


<b>1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU</b>


1. Bộ Thương Mại – Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (1998). Các bảng hiệu
chỉnh, đo tính xăng xầu và khí gas hóa lỏng theo tiêu chuẩn TCVN 6065 -1995/
ASTM-D/ API. 2540/IP. 200, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.


2. Bộ Thương Mại – Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (2002). Chế độ kế tốn áp
dụng tại Tổng Cơng ty xăng dầu Việt Nam, Hà Nội.


3. Kiều Đình Kiểm (1999). Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, NXB Khoa học và
kỹ thuật, Hà Nội.


4. Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (2001). Quy định về quản lý hao hụt xăng
dầu (Ban hành kèm theo Quyết định số 693/XD – QĐ ngày 19 tháng 11 năm
2001), NXB GTVT, Hà Nội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Chương 2</b>



<b> PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP </b>


<b>NGHIÊN CỨU</b>



<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN</b>


<b>2.1.1. Khái quát chung về hao hụt</b>


2.1.1.1. Khái niệm:


<i>Hao hụt là sự giảm mất một phần về vật chất phát sinh trong quá trình </i>


bảo quản, vận chuyển và lưu thơng. Tuỳ theo đặc tính lí, hố của từng loại hàng,
hoặc do ảnh hưởng của các điều kiện khách quan (mưa, gió, lụt, bão, nóng, ẩm,
bốc dỡ, vận chuyển...) nhiều loại hàng giảm trọng lượng, hao mòn, mất mát...
(Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư).


Giảm tỉ lệ hao hụt là một biện pháp quan trọng để giảm giá thành và phí
lưu thơng; là một chỉ tiêu quan trọng mà người quản lí phải phấn đấu thực hiện
bằng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí trong các khâu bảo quản, vận
chuyển và lưu thơng.


<i>Chi phí hao hụt xăng dầu là sự hao phí được thể hiện bằng tiền của hao </i>


hụt xăng dầu phát sinh trong quá trình vận chuyển, bảo quản, tồn trữ… xăng dầu.
Khoản mục chi phí này được hạch tốn vào giá vốn hàng bán (trường hợp xăng
dầu nhập khẩu có phát sinh hao hụt) hoặc đưa vào chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp. Tuy nhiên đến năm 2007, chi phí hao hụt xăng dầu được quy định
hạch toán vào giá vốn hàng bán.


2.1.1.2. Ý nghĩa của phân tích chi phí hao hụt:



Lợi nhuận và chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, khi chi phí
giảm thì lợi nhuận tăng hoặc ngược lại. Do đó, muốn tăng lợi nhuận và tăng lợi
thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải kiểm soát chi phí. Muốn nhận biết lợi thế
hoặc bất lợi trong chi tiêu để chi phí thực tế có thể thấp hơn hoặc cao hơn chi phí
định mức, ta phải tiến hành phân tích sự biến động của chi phí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

chi phí phát sinh trong doanh nghiệp. Do đó, để tăng cường hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp cần phải tiết giảm tối đa chi phí, nhất là chi phí hao hụt. Phân
tích chi phí hao hụt sẽ giúp nhà quản lý tìm được những giải pháp khả thi và
quản lý định mức hao hụt chặt chẽ, phù hợp hơn để chi phí hao hụt thực tế ngày
càng giảm.


2.1.1.3. Một số vấn đề liên quan đến hao hụt xăng dầu:


<i>Hao hụt xăng dầu trong quá trình xuất nhập, vận chuyển, bảo quản gồm </i>


có hao hụt bay hơi, tràn vải, rò rỉ. Xăng dầu bị bay hơi: sản phẩm xăng dầu bị
mất dần phẩm chất. Những thành phần nhẹ trong xăng dầu dần bay hơi, chỉ còn
lại những thành phần nặng sẽ làm cho nhiệt độ sôi đầu của dầu mỏ và các sản
phẩm dầu sáng tăng lên, tỉ trọng tăng do các thành phần cất nặng lên.


Do đặc tính xăng dầu là chất dễ bay hơi, dễ bị tác động bởi nhiệt độ mơi
trường, nên việc đo tính xăng dầu phải được quy về một hệ đo lường chuẩn quốc
tế. Năm 1993, tiêu chuẩn ASTM - D.1250 đã được đưa vào áp dụng trong đo
tính, giao nhận và hạch tốn xăng tại Việt Nam và đến năm 1995 đã chính thức
ban hành thành tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 6065 – 1995. Tổng Công ty xăng
dầu Việt Nam quy định các bảng đo chính thuộc hệ đo Mét như sau:


<b>ĐƠN VỊ ĐO</b> <b>HỆ ĐO MÉT</b>



Chiều dài Mét


Nhiệt độ 0C (Centigrate)


Tỷ trọng Density ở 150C


Dung tích Lít, m3


Khối lượng Tấn, kg


Qua đó, các số liệu xăng dầu thực tế phải được hiệu chỉnh về:


- Thể tích xăng dầu (lít, m3) đo được ở nhiệt độ khác 150C về 150C
(Hệ số VCF)


- Tương quan giữa các đơn vị đo khối lượng và thể tích: Kg/lít ở
150C; Lít ở 150C/tấn; tương ứng với giá trị Density ở 150C (Hệ số WCF).


<b>Hệ số VCF bình quân: là hệ số hiệu thể tích xăng dầu về 15</b>0C ứng với tỷ
trọng bình quân hàng nhập và nhiệt độ bình quân mùa miền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>Hệ số hiệu chỉnh thể tích (Volumn correction factor – VCF): hệ số (tùy </b>


thuộc vào khối lượng riêng và nhiệt độ của dầu) dùng để hiệu chỉnh thể tích dầu
ở điều kiện thực tế về điều kiện chuẩn.


<b>Hệ số hiệu chỉnh tỷ trọng về điều kiện khơng khí (Hệ số WCF): dùng </b>


để hiệu chỉnh thể tích dầu F.O ra khối lượng từ điều kiện chân không về điều


kiện khơng khí.


<b>Định mức hao hụt cơng đoạn: là định mức để quản lý hao hụt trong quá </b>


trình nhập, xuất, tồn chứa, vận chuyển …


<b>Định mức hao hụt tổng hợp được xây dựng trên cơ sở định mức hao hụt </b>


theo từng công đoạn và kế hoạch kinh doanh, tính bằng % trên lượng bình qn
nhập mua, xuất bán trong kỳ kế hoạch.


<b>Quy đổi thể tích xăng dầu đo được về điều kiện nhiệt độ chuẩn ở </b>
<b>150C:</b>


V xăng dầu là thể tích thực tế xăng dầu thực chứa trong bể


<b>Tính tốn chuyển đổi thể tích ra khối lượng (áp dụng cho dầu F.O)</b>


Tính tốn quy đổi V/150<sub>C về đơn vị khối lượng (kg, tấn) theo công thức:</sub>


G, kg = V/150C * WCF


<b>2.1.2. Phân loại hao hụt</b>


<i>a) Hao hụt trong khâu nhập: </i>


Hao hụt khâu nhập tính cho q trình nhập xăng dầu từ phương tiện vận
tải vào bể chứa.


Lượng hao hụt là hiệu số giữa số lượng ghi trên hóa đơn xuất và số thực


nhận tại bể của kho nhập (sau khi đã hao hụt xuất sau lượng kế và hao hụt vận
tải).


<i>b) Hao hụt trong khâu xuất:</i>


Hao hụt xăng dầu khâu xuất được tính từ bể xuất đến phương tiện nhận,
trong đó được chia thành hai công đoạn:


+ Hao hụt xuất từ bể đến lượng kế


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

tiện vận tải là tàu dầu, xà lan tham gia vận chuyển có điểm giao hàng tại cảng
đến (khơng áp dụng cho đường bộ).


Hao hụt xuất từ bể đến phương tiện bằng tổng hao hụt xuất từ bể đến
lượng kế và hao hụt xuất sau lượng kế.


Lượng hao hụt xuất từ bể đến lượng kế là hiệu số giữa số đo thực xuất tại
bể và số thực xuất qua lượng kế.


<i>c) Hao hụt trong khâu vận tải:</i>


Hao hụt trong khâu vận tải (đường thủy, đường bộ và đường sắt) là hao
hụt xảy ra trong quá trình vận tải xăng dầu từ kho, cảng xếp hàng đến kho, cảng
dỡ hàng và được tính bằng % lượng xăng dầu vận tải trên chiều dài 100km. Nếu
khác 100km thì nhân với mức đó với chiều dài vận tải thực tế chia cho 100.


<i>d) Hao hụt xăng dầu trong khâu vận tải bằng đường ống:</i>


Lượng hao hụt xăng dầu trong khâu vận tải bằng đường ống được tính cho
quá trình bơm chuyển xăng dầu từ kho xuất đến kho nhận trên tuyến ống hàn, có


đường kính trong từ 145mm trở lên. Hao hụt này không bao gồm hao hụt khâu
xuất, nhập (quá trình bay hơi ở bể giao nhận) và được phân thành 2 trường hợp:


- Khi đường ống đang vận hành (bơm chuyển)


- Khi đường ống không vận hành (từ 10 ngày trở lên).


Nếu giao nhận khơng qua lượng kế thì lượng hao hụt là hiệu số đo được
<i>tại bể ở kho giao và bể kho nhận. Trong trường hợp này, nếu giao tại bể của kho </i>
nhận thì bên giao sẽ được cộng thêm mức hao hụt chuyển bể.


Nếu giao nhận qua lượng kế thì lượng hao hụt xăng dầu là hiệu số giữa số
lượng thực xuất tại bể kho giao và giá trị thực giao tại lượng kế đặt tại kho nhận.
Trong trường hợp này, bên giao và bên nhận đều được cộng thêm 50% mức hao
hụt chuyển bể.


<i>e) Hao hụt xăng dầu trong khâu tồn chứa: </i>


Hao hụt trong khâu tồn chứa được tính riêng cho từng loại bể (bể trong
hang, ngoài trời, bể trụ đứng, bể trụ nằm, tàu, xà lan khi sử dụng làm bồn chứa
nổi) và theo thời gian tồn chứa.


Lượng hao hụt tồn chứa được phân thành 2 loại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Thực nhận tại bể
1 – Đ.mức hao hụt nhập
- Hao hụt do tồn chứa ngắn ngày hoặc xuất, nhập thường xuyên (những bể
trong 1 tháng có tham gia xuất nhập).


<b>2.1.3. Hạch tốn chi phí hao hụt</b>



Về chế độ quản lý và quyết toán hao hụt xăng dầu phải theo chế độ quy
định hiện hành của Nhà Nước và của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.


- Trường hợp hao hụt thực tế thấp hơn hoặc bằng định mức thì số hao hụt
thực tế được hạch tốn tồn bộ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ


- Trường hợp hao hụt thực tế cao hơn định mức, phần vượt định mức xử
lý theo các quy định của Tổng Công ty theo nguyên tắc sau:


+ Trường hợp vượt định mức được xác định là do nguyên nhân khách
quan thì phần vượt định mức được hạch tốn vào chi phí sản xuất, kinh doanh
trong kỳ;


+ Trường hợp vượt định mức do các nguyên nhân chủ quan thì phần
vượt định mức phải quy rõ trách nhiệm bồi thường vật chất đối với tập thể và cá
nhân.


- Lượng hao hụt được quyết tốn tồn Cơng ty = Tổng lượng hao hụt các
nguồn xăng dầu (kinh doanh, hàng P10, hàng giữ hộ) = Tổng hao hụt của các đơn
vị trực thuộc.


- Quyết toán hao hụt:


+ Thực tế ≤ định mức: quyết tốn tồn bộ vào chi phí kinh doanh trong kỳ
+ Thực tế > định mức: Phần vượt được xử lý như quy định trên.


- Giá hạch tốn chi phí hao hụt: theo giá vốn hàng xuất.


- Giá xử lý bồi thường: không thấp hơn giá bán buôn tại thời điểm phát


sinh thừa thiếu (gồm cả phí xăng dầu và thuế GTGT).


<i><b>Ghi chú:</b></i>


- Thừa thiếu vận chuyển = Vận đơn – Giám định đến.
- Trường hợp nhập bể: giám đinh đến (nội suy) =


<i><b> 2.1.3.1. Kế toán hao hụt khâu nhập khẩu </b></i>


- Khi nhập khẩu xăng dầu, kế tóan căn cứ vào chứng từ hóa đơn thương
mại. ghi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỉ giá (Số chênh lệch tỉ giá hạch tốn lớn hơn tỉ giá
bình qn liên ngân hàng)


Có TK 331 – Phải trả người bán (Tỉ giá hạch tốn)


Có TK 413 – Chênh lệch tỉ giá (Số chênh lệch tỉ giá bình quân liên
ngân hàng lớn hơn tỉ giá hạch toán)


- Căn cứ vào hồ sơ giám định hàng nhập khẩu, kế toán phản ánh giá trị
hàng nhập kho theo số lượng hàng thực tế giám định,ghi:


+ Trường hợp số lượng hàng thực tế giám định nhỏ hơn số lượng hàng
ghi trên hóa đơn thương mại, ghi:


Nợ TK 1561 – Xăng dầu (Giá trị xăng dầu nhập kho theo số lượng thực tế
giám định)


Nợ TK 15611 – Giá hạch toán



Nợ TK 15612 – Chênh lệch giá vốn và giá hạch toán (Số chênh lệch giá vốn
lớn hơn giá hạch toán)


Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý (Số chênh lệch giá trị giữa lượng
hàng thực tế giám định nhỏ hơn lượng hàng ghi trên hóa đơn thương mại)


Có TK 151 – Hàng mua đang đi trên đường


Có TK 15612 – Chênh lệch giá vốn và giá hạch toán (Số chênh lệch
giá vốn nhỏ hơn giá hạch toán)


- Căn cứ vào biên bản xử lý hao hụt xăng dầu khâu nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Số hao hụt được phép)


Nợ TK 1388 – Phải thu khác (Phần hao hụt tổ chức, cá nhân phải bồi
thường)


Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý


+ Trường hợp số lượng hàng thực tế giám định lớn hơn số lượng hàng
chi trên hóa đơn thương mại, ghi:


Nợ TK 1561 – Xăng dầu (Giá trị xăng dầu nhập kho theo số lượng thực tế
giám định)


(Nợ TK 15611 – Giá hạch toán)


(Nợ TK 15612 – Chênh lệch giá vốn và giá hạch toán (Số chênh lệch giá
vốn lớn hơn giá hạch tốn))



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Có TK 15612 – Chênh lệch giá vốn và giá hạch toán (Số chênh lệch
giữa giá vốn nhỏ hơn giá hạch tốn)


Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết (Số chênh lệch giá trị giữa
lượng hàng thực tế giám định lớn hơn lượng hàng ghi trên hóa đơn thương mại)


- Căn cứ vào biên bản xử lý xăng dầu thừa khâu nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết


Có TK 632 – Giá vốn hàng bán


<i><b>2.1.3.2. Kế toán hao hụt thừa, thiếu xăng dầu các khâu nhập, xuất và</b></i>
<i><b>tồn chứa:</b></i>


a) Hạch toán hao hụt xăng dầu


Căn cứ vào chứng từ xuất hao hụt khâu nhập, xuất, tồn chứa hàng tháng
hàng quý, kế toán ghi:


Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Phần hao hụt
trong định mức)


Có TK 156 – Hàng hóa


b) Hạch tốn thừa, thiếu xăng dầu


Căn cứ vào biên bản kiểm kê xăng dầu, kế toán phản ánh giá trị xăng dầu
thừa, thiếu, ghi:



- Giá trị xăng dầu thiếu, ghi:


Nợ TK 1381 –Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 156 – Hàng hóa (1561)
- Giá trị xăng dầu thừa, ghi:


Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561)


Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết
Căn cứ vào biên bản xử lý xăng dầu thiếu, ghi:


+ Trường hợp thiếu do nguyên nhân khách quan, số xăng dầu thiếu
ghi:


Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Trường hợp bù đắp bằng
quỹ khen thưởng phúc lợi)


Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Căn cứ vào biên bản xử lý xăng dầu thừa, ghi:


+ Trường hợp đã hạch toán số hao hụt theo định mức lớn hơn hao hụt
thực tế, thì số chênh lệch ghi:


Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết


Có TK 641 – Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp



+ Trường hợp thừa do nhầm lẫn phải trả đơn vị khác, bù trừ thiếu, ghi:
Nợ TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết


Có TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý


<i><b>2.1.3.3. Kế toán các khoản hao hụt, thừa, thiếu xăng dầu khâu vận tải:</b></i>


Căn cứ vào biên bản giao nhận xăng dầu giữa đơn vị vận tải và thuê vận
tải, kế toán xác định và phản ánh giá trị xăng dầu hao hụt thực tế phát sinh khâu
vận tải, ghi:


Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 1561 – Xăng dầu


Căn cứ vào biên bản quyết toán hao hụt xăng dầu với đơn vị vận tải, kế
toán ghi:


+ Trường hợp hao hụt thực tế nhỏ hơn hoặc bằng hao hụt theo hợp
đồng thì số hao hụt được tính vào chi phí theo hao hụt thực tế:


Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý


+ Trường hợp hao hụt thực tế lớn hơn hao hụt theo hợp đồng thì số hao
hụt được tính vào chi phí theo hợp đồng vận tải, số chênh lệch hao hụt thực tế lớn
hơn hao hụt theo hợp đồng do đơn vị vận tải phải bồi thường:


Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Số hao hụt
theo hợp đồng)



Nợ TK 111, 112, 331 …(Số chênh lệch hao hụt thực tế lớn hơn hao hụt
theo hợp đồng, phải bồi thường)


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i><b>2.1.3.4. Kế toán hao hụt hàng dự trữ quốc gia và quỹ dự trữ quốc gia:</b></i>


Hàng dự trữ quốc gia gồm xăng dầu do Nhà Nước giao cho Tổng Công ty
xăng dầu bảo quản, giữ hộ Nhà Nước và được Nhà Nước thanh toán tiền phí dịch
vụ bảo quản giữ hộ. Tổng Cơng ty không được phép sử dụng và xuất bán hàng
dự trữ quốc gia, chỉ được xuất hàng khi có lệnh (được phép) của Nhà Nước.


Giá trị hao hụt hàng dự trữ quốc gia xuất theo định mức quy định:
Nợ TK 418 – Quỹ dự trữ quốc gia


Có TK 158 – Hàng dự trữ quốc gia.


<b>2.1.4. Nguyên tắc xác định chi phí hao hụt</b>


Để xác định chi phí hao hụt, cần xác định về lượng hao hụt và giá vốn do
Tổng công ty giao cho đơn vị:


<i><b>1. Xác định số lượng hao hụt gồm lượng hao hụt theo định mức và hao </b></i>
hụt quy về Lít 150C từ số liệu báo cáo hao hụt thực tế của khối kho và cửa hàng:


 Cân đối số lượng hàng thực nhập theo lít 150C (được tổng hợp
trên hóa đơn nhập kho)


 Cân đối lượng hàng tồn thực tế tại bể theo lít thực tế (dựa theo số
liệu kết quả kiểm kê)



 Cân đối lượng hàng thực xuất theo lít thục tế (được tổng hợp dựa
trên hóa đơn xuất)


 Hệ số VCF sử dụng để làm quyết tốn được lấy theo giá trị bình
qn của các VCF ghi tại hóa đơn nhập trong kỳ quyết tốn


 Cân đối hàng thừa thiếu: Tổng lượng hàng thực xuất + Tồn kho
được quy về lít 150C để so sánh với lượng hàng thực nhập theo chứng từ (sau khi
đã trừ lượng hao hụt theo định mức khoán).


 Xử lý chênh lệch thừa thiếu hàng: do công ty trực tiếp quy định.


<i><b>2. Chi phí hao hụt là tích số giữa số lượng hao hụt với giá thành (giá vốn) </b></i>


Tổng công ty giao cho đơn vị.


Hao hụt được hạch tốn vào chi phí kinh doanh trong các kỳ quyết toán
(3, 6, 9 và 12 tháng) trên cơ sở quyết toán lượng hao hụt xăng dầu theo từng
nguồn hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Đối với nguồn hàng dự trữ quốc gia và hàng giữ hộ: theo hợp đồng thỏa
thuận với từng chủ hàng.


<b>Giá hạch tốn chi phí hao hụt:</b>


Đối với nguồn kinh doanh: theo giá mua nội bộ (giá vốn hàng tồn kho)
Đối với hàng dự trữ quốc gia: theo giá vốn hàng dự trữ quốc gia do Nhà
nước quy định.


- Tập hợp chi phí hao hụt phân bổ trực tiếp vào các phương thức tương


ứng với các công đoạn:


+ Hao hụt liên quan đến quá trình nhập, xuất, tồn chứa hàng tại kho:
thuộc chi phí qua kho.


+ Hao hụt của khối cửa hàng tập hợp vào chi phí bán lẻ


+ Hao hụt trong quá trình vận chuyển: tập hợp phân đoạn cùng với chi
phí vận chuyển liên quan đến từng phương thức.


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


- Phương pháp phỏng vấn: tìm hiểu quy trình hạch tốn chi phí hao hụt
xăng dầu qua việc phỏng vấn các nhân viên phịng kế tốn, phịng kỹ thuật trong
Cơng ty.


- Phương pháp thống kê – thu thập và tổng hợp số liệu: các số liệu được
tập hợp, thu thập từ các báo cáo chi phí, báo cáo tiêu thụ, báo cáo hao hụt từng
công đoạn và báo cáo hao hụt tổng hợp của Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ qua
ba năm 2005, 2006 và 2007, tài liệu của cơ quan thực tập… sau đó tiến hành
thống kê, tổng hợp lại cho có hệ thống để phân tích.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Chương 3</b>



<b>KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ</b>



<b>3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM </b>
<b>BỘ</b>


<b>3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty</b>



- Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một trong những đơn vị trực thuộc
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam - Bộ Thương Mại


- Tên giao dịch quốc tế : Petrolimex TAY NAM BO
- Tên tiếng việt: Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ


- Trụ sở chính: 21 CMT8 - P. Thới Bình - Q. Ninh Kiều – TP. Cần Thơ
- Điện thoại : 071. 821656-765767- 826906 - 823913


- Fax : (071) 822746


- Văn phòng đại diện : 21-23 Hồ Tùng Mậu - Quận I - TP. HCM
- Mã số thuế: 1800158559


- Phạm vi hoạt động: Đồng bằng sông Cửu Long mà chủ yếu là Thành phố
Cần thơ và ba tỉnh: Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu ngồi ra cịn tái xuất qua
Campuchia.


- Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho hàng, bồn bể, đường ống...) do các hãng của tư
bản như hãng Shell, Esso, Caltex để lại với tên gọi ban đầu là Công ty xăng dầu
cấp I khu vực Tây Nam Bộ. Ngày 07/01/1976, Tổng cục vật tư bằng văn bản số
03/VH-KH quyết định thành lập Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ trực
thuộc Công ty xăng dầu Miền Nam (Cty xăng dầu Khu vực II) ngày nay.


- Tháng 7/1977 Tổng Cơng ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐ đổi
tên “Tổng kho xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tổng kho xăng dầu Cần
Thơ” trực thuộc Công ty xăng dầu Khu Vực II.



- Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty xăng dầu Khu vực II ban hành
quyết định số 134/TC đổi tên “Tổng kho xăng dầu Cần Thơ” thành “Xí nghiệp
xăng dầu Hậu Giang”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Công ty xăng dầu Hậu Giang và về trực thuộc Tổng công ty xăng dầu (nay là
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Petrolimex Việt Nam).


- Cùng với việc tách tỉnh Cần thơ thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc
trung ương và tỉnh Hậu giang, ngày 08/12/2003 Bộ Thương Mại đã có quyết định
<b>số 1680/2003/QĐ-BTM đổi tên Công ty xăng dầu Hậu Giang thành Công ty </b>


<b>xăng dầu Tây Nam Bộ từ ngày 01/01/2004 trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu </b>


Việt Nam.


- Từ khi thành lập đến nay Công ty không ngừng lớn mạnh, hiện có 3 chi
nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể
với tổng sức chứa trên 120.000m3/tấn.


<b>3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty</b>


<i><b>3.1.2.1 Chức năng</b></i>


Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Mạng lưới kinh doanh của Công
ty trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh/thành phố (TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và
Bạc Liêu). Bao gồm Văn phịng Cơng ty đặt tại trung tâm Thành phố Cần thơ,
các chi nhánh ở các tỉnh cùng với hệ thống kho bể và các cửa hàng kinh doanh
xăng dầu.



Công ty có chức năng kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu ... đáp
ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu an ninh quốc phòng
và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân cơng. Ngồi mặt hàng chủ
yếu là xăng dầu Công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như:
kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác...), vận tải xăng dầu,
dịch vị hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách
hàng. Bên cạnh đó Cơng ty cịn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang
Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam.


<i><b>3.1.2.2. Nhiệm vụ</b></i>


- Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Miền Tây ngoài ra còn tham gia tái xuất
sang thị trường Campuchia.


<b>- Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp,
đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi
ích cho Cơng ty và xã hội.


- Trong cơng tác kinh doanh tạo ra được nguồn hàng có lợi thế hơn, xây
dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ổn định. Khai thác lợi thế là trung
tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực đồng
bằng sông cửu long. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ thống
đại lý. Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công
nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần vào
cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng bằng Sơng Cửu Long nói
riêng và đất nước nói chung.


<b>3.1.3. Cơ cấu tổ chức cơng ty</b>



<b>HỆ THỐNG </b>
<b>CHXD TRỰC </b>
<b>THUỘC CTY</b>
<b>GIÁM ĐỐC</b>
<b>PHỊNG </b>
<b>KINH </b>
<b>DOANH</b>
<b>PHỊNG KẾ </b>


<b>TỐN</b> <b>PHỊNG KỸ THUẬT</b>


<b>PHỊNG TỔ </b>
<b>CHỨC –</b>
<b>HÀNH </b>
<b>CHÍNH</b>
<b>PHỊNG </b>
<b>THANH </b>
<b>TRA BẢO </b>
<b>VỆ</b>
<b>CHI NHÁNH </b>
<b>XĂNG DẦU </b>
<b>SÓC TRĂNG</b>
<b>CHI NHÁNH </b>
<b>XĂNG DẦU </b>
<b>BẠC LIÊU</b>
<b>CHI NHÁNH </b>
<b>XĂNG DẦU </b>
<b>HẬU GIANG</b>
<b>HỆ THỐNG </b>


<b>CHXD TRỰC </b>
<b>THUỘC CHI </b>
<b>NHÁNH</b>
<b>KHO: CẦN </b>
<b>THƠ, TRÀ </b>
<b>NÓC</b>


<b>P. GIÁM ĐỐC</b>
<b>KINH DOANH</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>Bố trí nhân sự</b>


Tổng số cán bộ cơng nhân viên tại văn phịng Cơng ty là: 94 người.
Trong đó:


- Ban lãnh đạo: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc
- Phịng kinh doanh: 27 người


- Phịng kế tốn: 15 người
- Phòng kỹ thuật: 18 người.


- Phòng tổ chức hành chính: 21 người
- Phịng thanh tra pháp chế: 10 người


<b>3.2. KHÁI QUÁT CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠNG TÁC </b>
<b>KẾ TỐN TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ</b>


<b>3.2.1. Mơ hình tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty</b>


Cơng ty tổ chức bộ máy kế tốn theo hình thức tập trung. Đối với các chi


nhánh ở các tỉnh thì thì tổ chức kế tốn độc lập với Cơng ty.


Sơ đồ bộ máy kế tốn



<b>3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận</b>


<i><b>Bộ phận 1: Kế toán thanh toán (tiền mặt - ngân hàng).</b></i>


- Kiểm tra tính chính xác, hợp lý và hợp lệ của các chứng từ thanh toán để
lập phiếu thu chi theo đúng chế độ của Nhà nước.


Kế tốn trưởng


Phó phịng 1 Phó phịng 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Viết phiếu thu chi quỹ tiền mặt, cuối ngày in sổ chi tiết đối chiếu xác nhận
với thủ quỹ. Kiểm kê định kỳ 6 tháng và cuối năm, kiểm kê đột xuất khi có u
cầu của lãnh đạo.


- Theo dõi thanh tốn các khoản chi tiêu theo đúng chế độ và định mức chi
phí tài chính tại văn phịng Cty.


- Cập nhật các chứng từ ngân hàng đảm bảo yêu cầu kịp thời, chính xác, chi
tiết, cuối ngày in sổ chi tiết đối chiếu với sổ phụ ngân hàng, cuối năm tiến hành
kiểm kê có xác nhận của ngân hàng. Cuối tháng tiến hành đối chiếu tiền chuyển
về Tcty, đặc biệt lưu ý các khoản tiền đang chuyển. Mọi khoản thanh toán qua tài
khoản tiền gửi ngân hàng phải có bản đề nghị của bộ phận nghiệp vụ liên quan
được lãnh đạo ký duyệt mới được lập uỷ nhiệm chi chuyển trả khách hàng, nếu
không có kế hoạch thanh tốn khác thì tồn bộ số dư được chuyển trả cho Tổng
công ty.



<i><b>Bộ phận 2: Kế tốn cơng nợ (phải thu - phải trả - tạm ứng - khác).</b></i>


- Kế tốn cơng nợ phải trả người cung cấp : theo dõi công nợ người bán
theo từng đối tượng, hố đơn mua hàng hóa, dịch vụ . Đối chiếu hàng nhập thực
tế với các điều khoản hợp đồng ký kết, theo dõi việc thanh toán với khách hàng.
Cuối tháng in bảng kê, sổ chi tiết và lập biên bản đối chiếu xác nhận của khách
hàng.


- Kế tốn cơng nợ phải thu khách hàng : mở thẻ theo dõi công nợ người mua
theo từng đối tượng, hoá đơn bán hàng và việc thanh toán của khách hàng, cửa
hàng đảm bảo định mức theo hợp đồng ký kết (cả mức dư nợ và thời gian nợ);
kiểm tra giá bán và sự phù hợp các nội dung ghi chép trên hoá đơn. Mọi trường
hợp bán nợ vượt định mức và khác giá theo quy định phải có ý kiến phê duyệt
của lãnh đạo Cơng ty mới được giải quyết. Hàng tuần báo cáo nhanh tình hình
cơng nợ cho trưởng phịng. Cuối tháng in bảng kê và sổ chi tiết, lập biên bản đối
chiếu cơng nợ với khách hàng. Tính lãi q hạn thanh tốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Kế tốn cơng nợ khác: Đôn đốc thu hồi kịp thời các khoản tiền phải thu,
phải trả khác đến hạn thanh toán. Theo dõi các khoản công nợ khác theo từng
món, đối chiếu xác nhận vào thời điểm kiểm kê 0:00 giờ ngày 01/01 và 01/07.


<b>Bộ phận 3: Kế toán XDCB, sửa chữa lớn.</b>


- Thực hiện các quy định của Nhà nước, của ngành và công ty trong lĩnh
vực đầu tư XDCB, sửa chữa lớn.


- Phối hợp các phòng nghiệp vụ soạn thảo các hợp đồng kinh tế trong lĩnh
vực XDCB, sửa chữa ..., biên bản nghiệm thu.



- Kiểm tra khối lượng, giá dự tốn và quyết tốn cơng trình.
- Tổng hợp quyết tốn cơng trình.


- Lập các báo cáo đầu tư XDCB, sửa chữa lớn theo quy định của ngành.


<i><b>Bộ phận 4: Kế toán kho hàng (hàng hoá nguyên vật liệu CCDC </b></i>
<i>-TSCĐ)</i>


- Cập nhật trên máy tính phần thực nhập - xuất của chứng từ. Đối với hàng
nhập phải kiểm tra đối chiếu giữa hoá đơn mua hàng với các điều khoản của hợp
đồng ký kết. Đối với hàng xuất phải kiểm tra đối chiếu phương thức xuất, giá
xuất, mã khách của từng hoá đơn đảm bảo đúng quy định.


- Đối chiếu lượng nhập - xuất - tồn trên máy với báo cáo của các kho, cửa
hàng.


- Kiểm tra và quyết toán định mức hao hụt các công đoạn nhập xuất của Cty
và các kho, cửa hàng.


- Lập báo cáo nhập - xuất - tồn tại văn phịng cơng ty (theo từng nguồn,
từng đơn vị) . Lập báo cáo tiêu thụ, tờ khai phí xăng dầu theo quy định.


- Lập báo cáo kiểm kê tồn kho.


- Kế toán tài sản cố định : Hạch toán kết chuyển chi phí đầu tư, tăng giảm
tài sản; tính và trích khấu hao tài sản, cập nhật thẻ vào máy tính, lập hồ sơ thanh
lý tài sản. Lập báo cáo kiểm kê TSCĐ.


<b>Bộ phận 5: Kế tốn chi phí - thanh toán nội bộ.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

phân bổ chi phí chung cho các loại hình SXKD theo tiêu thức doanh thu thuần.
Lập báo cáo phân tích chi phí và tính giá thành (định kỳ, đột xuất) phục vụ việc
điều hành của lãnh đạo cơng ty.


- Kế tốn thanh tốn nội bộ (cơng ty, ngành, tạm ứng): căn cứ giấy báo nợ
(có) và tài liệu kế tốn liên quan; tiến hành kiểm tra tính chính xác, hợp lý và hợp
lệ của hồ sơ thanh tốn; trình lãnh đạo phê duyệt nội dung thanh toán để lập
chứng từ thanh tốn bù trừ cơng nợ.


- Kế tốn các hoạt động khác (cung cấp dịch vụ, các khoản đầu tư, thuê và
cho thuê tài sản hoạt động, nhượng bán tài sản...) phối hợp các phòng nghiệp vụ
soạn thảo và trình ký các hợp đồng kinh tế, lập hóa đơn và tiến hành hạch toán
doanh thu hoạt động dịch vụ, lập đề nghị thanh toán các khoản chi phí phải trả
đến hạn.


- Giúp Kế tốn trưởng khảo sát giá cả thị trường trong việc mua sắm tài sản
và vật tư.


<b>Bộ phận 6: Kho quỹ</b>


- Chịu trách nhiệm quản lý đảm bảo an toàn số lượng tiền mặt, cổ phiếu, trái
phiếu, tín phiếu ... trong quỹ; cũng như trong quá trình thu, vận chuyển và nộp
tiền vào ngân hàng.


- Thực hiện việc thu nộp, chi trả tiền mặt cho các đối tượng có liên quan căn
cứ vào phiếu thu chi đã được ký duyệt; vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển giao lại
chứng từ và tiến hành kiểm tra đối chiếu tồn quỹ với kế toán thanh toán. Phối
hợp với kế toán thanh toán kiểm kê tiền mặt theo quy định (định kỳ hoặc đột
xuất). Chỉ được xuất quỹ tiền mặt nộp ngân hàng khi đã có phiếu chi được ký
duyệt. Chỉ được để tồn quỹ đủ chi theo kế hoạch khi có sự chỉ đạo của lãnh đạo


phịng.


<b>Bộ phận 7: Vi tính</b>


Hồn thành các chương trình ứng dụng tin học trong quản lý kinh doanh tại
đơn vị khi có yêu cầu của các phòng nghiệp vụ.


Bảo quản hệ thống máy tính, có kế hoạch đề xuất ý kiến về việc đầu tư trang
bị máy tính phù hợp và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Ngày 29/11/2002 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã có quyết định số
480/XD-QĐ-HĐQT ban hành “Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng
dầu Việt Nam” áp dụng tại Tổng công ty các đơn vị thành viên của Tổng cơng ty
trong đó có Cơng ty xăng dầu Tây Nam Bộ. “Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng
công ty xăng dầu Việt Nam” là phù hợp với các quy định hiện hành về chế độ kế
toán của nhà nước và yêu cầu quản lý của ngành xăng dầu và đã được Bộ Tài
chính chấp thuận tại công văn số 7108TC/CĐKT ngày 27/06/2002.


<b>3.2.4. Hệ thống thông tin kế toán </b>


<b>a. Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản kế tốn:</b>


Cơng ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế
toán được ban hành kèm theo “Chế độ kế tốn áp dụng tại Tổng cơng ty xăng dầu
Việt Nam” hệ thống tài khoản này phù hợp với các quy định hiện hành về chế độ
kế toán của nhà nước và yêu cầu quản lý của ngành xăng dầu và đã được Bộ Tài
chính chấp thuận tại công văn số 7108TC/CĐKT ngày 27/06/2002.


<b>b. Tổ chức sử dụng hệ thống báo cáo kế tốn:</b>



Cơng ty sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo báo cáo của Bộ Tài Chính.


<b>c. Các phương pháp kế tốn cơ bản tại Cơng ty</b>


- Phương pháp kế tốn hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
BÁO CÁO


KIỂM
TRA


SỐ


BÁO CÁO
QUẢN


TRỊ


BÁO CÁO
TÀI
CHÍNH


BÁO CÁO
NHANH



KẾ
TỐN
TỔNG
HỢP



SỔ
KẾ TỐN


CHI
TIẾT


<b>CHỨNG TỪ KẾ TOÁN</b>


PHIẾU KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GỐC


MẠNG MÁY TÍNH CƠNG TY –
CHƯƠNG TRÌNH PBM


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = giá trị hàng tồn khô đầu kỳ + giá trị hàng
nhập - giá trị hàng xuất.


- Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: sử dụng thẻ kho và thẻ bể
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: áp dụng phương pháp nhập trước
xuất trước (FIFO) để tính giá trị hàng xuất kho.


- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Sử dụng phương pháp khấu hao
theo đường thẳng.


- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Công ty nộp thuế GTGT
theo quy định của nhà nước, sử dụng hoá đơn tự in theo mẫu đã được cục thuế
TP. Cần Thơ cho phép. Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.


Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào


- Tổ chức các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho cơng tác kế


tốn: Cơng ty đã trang bị cho phịng kế tốn phần mềm của ngành xăng dầu
-Petrolimex (PBM --Petrolimex Business Management) và các phần mềm phục vụ
văn phòng (Microsoft Office)


- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: VNĐ


- Niên độ kế tốn của Cơng ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm.


<b>3.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU HIỆN NAY </b>
<b>CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ</b>


Cơng ty đã có mạng lưới bán lẻ rộng khắp gồm 37 cửa hàng trực thuộc và
hơn 140 đại lý, tổng đại lý trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và ba khu vực: Hậu
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.


Hiện nay Cơng ty đang kinh doanh các mặt hàng:
- Các mặt hàng xăng:


+ Xăng Mogas 90 khơng chì
+ Xăng Mogas 92 khơng chì
+ Xăng Mogas 95 khơng chì


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

+ Dầu nhờn truyền thống
+ Dầu nhờn động cơ.
+ Dầu nhờn công nghiệp
+ Mỡ máy.


- Ngồi ra cịn có mặt hàng gas và phụ kiện. Nguồn hàng kinh doanh của
Công ty chủ yếu được nhập trực tiếp từ tàu ngoại và từ nội bộ ngành (từ Công ty


xăng dầu khu vực II).


Thị trường tiêu thụ của Công ty hiện nay khá rộng lớn. Với việc hoàn
thành và đưa vào sử dụng Tổng kho xăng dầu Miền Tây với sức chứa 105.000
m3- tấn, 01 cầu cảng có thể tiếp nhận tàu biển nước ngoài có trọng tải 15.000
DWT và 01 cầu cảng xuất tiếp nhận tàu có trọng tải 1.000 DWT đã giúp cho
Công ty xăng dầu Tây Nam bộ trở thành một Công ty đầu mối tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long đảm bảo nguồn hàng cho các Công ty trong ngành tại các
địa bàn: An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, Trà Vinh.
Song song với việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và chính trị tại địa bàn trong
nước, Cơng ty cịn thực hiện họat động kinh doanh tái xuất sang thị trường
Campuchia và cung ứng xăng dầu cho các tàu biển ra vào các cảng trong khu
vực. Thêm vào đó Cơng ty cịn đảm đương nhiệm vụ dự trữ 15.500 m3- Tấn xăng
dầu cho nguồn dự trữ quốc gia.


Năm 2007, Công ty đạt tổng sản lượng 637.000 m3- tấn, tăng 15% so với
năm 2006. Đạt được sản lượng khá cao như vậy do 2 nguyên nhân chính là nhu
cầu xã hội tăng cao và công ty xây dựng thêm một số cửa hàng. Sản lượng bán
tái xuất tăng nhiều so với năm 2006, tuy nhiên phương thức tái xuất trực tiếp còn
bị gián đoạn và phương thức mua bán phía khách hàng yêu cầu với cơ chế hiện
hành cua Tổng công ty chưa trùng hợp được với nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Các chi nhánh trực thuộc cũng đã tích cực tìm kiếm phát triển thêm mạng
lưới của mình vào năm 2007. Tùy điều kiện cụ thể, từng chi nhánh đã xây dựng
và áp dụng một số chính sách khách hàng, chính sách nội bộ với mục tiêu thúc
đây sản lượng bán. Bên cạnh đó, những yếu tố khách quan như: khan hiếm nguồn
hàng, tăng giá bán cũng góp phần làm sản lượng của chi nhánh tăng so với năm
2006. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức – cán bộ... thực hiện tương đối tốt.


<b>3.4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG </b>


<b>HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ</b>


<b>3.4.1. Thuận lợi</b>


Uy tín của Cơng ty ở khu vực cùng danh tiếng lâu đời của Petrolimex
-Công ty được thành lập ngay sau ngày Miền nam giải phóng, điều này đã tạo nên
nét văn hóa riêng trong kinh doanh của Cơng ty nói riêng và của Petrolimex nói
chung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Là thành viên của Tổng công ty
xăng dầu Việt Nam – Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt
Nam nên nguồn hàng luôn được đảm bảo về số lượng và chất lượng.


Công ty nằm ở trung tâm thành phố Cần thơ là trung tâm của đồng bằng
sông Cửu Long nên rất thuận lợi cho quan hên giao dịch mua bán xăng dầu. Về
mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, Tổng kho Miền Tây là một kho xăng dầu lớn và hiện
đại nhất tại khu vực và rất thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy cũng như
đường bộ.


Bên cạnh đó, Cơng ty cịn có đội ngũ lao động có trình độ chun môn
cao, nhiều kinh nghiệm, lao động lành nghề được đào tạo chuyên sâu, có tinh
thần trách nhiệm và nhiệt tình trong cơng việc xem lợi ích Cơng ty gắn liền với
lợi ích cá nhân. Hơn nữa, Công ty đã thiết lập được hệ thống cửa hàng bán lẻ
được trải rộng khắp các địa bàn ở khu vực phía Nam. Các cửa hàng được trang bị
nhiều cột bơm mới, hiện đại, chính xác và an tồn.


<b>3.4.2. Khó khăn</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

khai và ưu tiên sử dụng các nguồn nhiên liệu, năng lượng thay thế rẻ tiền hơn
như: than, khí, trấu,...


Một số khách hàng lớn như điện, xi măng, hải quân thay đổi về loại hình


doanh nghiệp, hoặc phương thức mua hàng ...làm phát sinh thêm các yêu cầu mới
khó khăn hơn trong việc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác.


Tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn kinh doanh của công ty ngày
càng phức tạp hơn. Nhiều đầu mối nhập khẩu trực tiếp đã có mặt tại Cần Thơ với
hệ thống kho cảng hiện đại, khả năng cạnh tranh cao như: Saigonpetro, Công ty
liên doanh dầu khí Mekong-Petro Mekong, Cơng ty dầu khí Đồng tháp, Vinapco,
PDC Vũng Tàu, Petimex Đồng Tháp…Ngồi ra, cịn có một số doanh nghiệp tại
TP Hồ Chí Minh chào bán F.O (Mazout) tại thị trường Miền Tây với giá rất thấp
đã gây áp lực lớn đối với công ty trong hoạt động bán buôn F.O – vốn là măng
hoạt động tương đối ổn định và là thế mạnh của công ty từ trước đến nay.


Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ chính thức ban hành quyết định thu
hồi hai khu đất: kho Cần Thơ và kho Cái Răng, do đó cơng ty phải xây dựng và
tổ chức triển khai phương án di dời liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động
của công ty.


Tốc độ phát triển mạng lưới bán lẻ của tư nhân khá nhanh, phương thức
bán hàng linh hoạt (bán tận nơi, thanh toán chậm, hậu mãi…) vì chất lượng
khơng đúng tiêu chuẩn, khơng đủ hàng. Trong khi đó Cơng ty là doanh nghiệp
nhà nước luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định làm cho sức cạnh tranh ở
khu vực bán lẻ giảm sút.


<b>3.4.3. Phương hướng phát triển </b>


Tình hình thị trường xăng dầu thế giới và trong nước ngày càng chuyển
biến phức tạp khó lường. Những ngòi nổ chiến tranh, nội chiến tại các khu vực
nhạy cảm như Trung Đông, Đông Á luôn luôn trong tình trạng căng thẳng và tác
động đến thị trường xăng dầu hàng ngày.



Do đó, việc đưa ra mục tiêu và phương hướng phấn đấu cho tương lai là điều
rất cần thiết. Chính vì vậy, Cơng ty đã đề ra kế hoạch cho năm 2008 như sau:


<b>- Phấn đấu giữ thị phần khoảng 30% trên địa bàn được phân công, tăng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Tăng cường hiệu quả khai thác Tổng kho xăng dầu Miền Tây, tiếp tục
tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển mạng lưới bán lẻ.


- Khai thác tốt nguồn lực nội tại của công ty, đảm bảo việc làm và ổn định
đời sống công nhân viên.


- Thực hiện tốt việc chống tham nhũng, chương trình thực hành tiết kiệm
chống lãng phí.


<b>Với các chỉ tiêu cụ thể:</b>


Tổng sản lượng thực hiện: 644.300 m3- tấn
Trong đó :


+ Bán buôn trực tiếp : 57.500 m3- tấn
+ Bán qua đại lý, tổng đại lý : 116.300m3- tấn


+ Bán lẻ : 58.800m3- tấn


+ Bán tái xuất : 135.000 m3<sub>- tấn</sub>


+ Bán nội bộ ngành : 236.700 m3- tấn
+ Di chuyển nội bộ ngành : 40.000 m3- tấn


<b>Với các biện pháp chính:</b>



- Tổ chức bộ phận tiếp thị, chăm sóc khách hàng, xây dựng và áp dụng cơ
chơ bán hàng linh động về giá bán, chi phí giao dịch, quyền lợi trực tiếp cho
người bán hàng. Xây dựng và công bố chương trình khuyến mại khách hàng cho
cả năm.


- Tăng cường gặp gỡ, thăm hỏi cấp lãnh đạo công ty, kết hợp với việc
nghiên cứu áp dụng chính sách mạnh hơn để thiết lập và củng cố quan hệ hợp tác
với các khách hàng hộ công nghiệp lớn.


- Tăng cường chất lượng công tác hạch tốn và phân tích tài chính ở cả văn
phịng cơng ty và các chi nhánh, đảm bảo các thơng tin tài chính đạt u cầu kịp
thời, đặt biệt là đảm bảo độ tin cậy cao, làm căn cứ cho việc ban hành các quyết
định kinh doanh hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>Chương 4</b>



PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ HAO HỤT


TẠI CƠNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ



<b>4.1. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ HAO HỤT CÁC NĂM (2005 –</b>
<b>2007)</b>


4.1.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHI PHÍ HAO HỤT (2005 – 2007)
Phân tích biến động chi phí là so sánh chi phí thực tế và chi phí định mức
để xác định biến động (chênh lệch) chi phí, sau đó tìm ngun nhân ảnh hưởng
đến sự biến động và đề xuất biện pháp thực hiện cho kỳ sau nhằm tiết kiệm chi
phí. Chi phí thực tế có thể cao hoặc thấp hơn chi phí định mức, do đó muốn tiết
kiệm chi phí cần phải:



- Nhận biết những lợi thế làm giảm chi phí để tận dụng tiếp tục.
- Nhận biết những bất lợi tàm tăng chi phí để có biện pháp khắc phục
- Đưa ra mức định mức mới phù hợp hơn.


Tình hình chi phí hao hụt của Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ giai đoạn từ
2005 – 2007 thể hiện qua bảng sau:


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm 2005</b> <b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b>
Chi phí hao hụt 10.468.530.274 10.112.109.966 17.781.835.423


Tổng chi phí của DN 40.690.844.138 48.222.240.999 67.939.227.949


Tỷ lệ chi phí hao hụt trên tổng chi phí 25,73 % 20,97 % 26,17 %


Nguồn số liệu: Phụ biểu xuất hàng hóa và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P. Kế toán)


<b>Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta nhận thấy chi phí hao hụt chiếm tỷ trọng </b>


khá lớn (từ khoảng 21% đến hơn 26%) tổng chi phí của doanh nghiệp trong ba
năm gần đây. Năm 2007, xét về số tuyệt đối, chi phí hao hụt tăng đột biến lên
đến 17.781.835.423 đồng (so với hai năm 2005 và 2006). Để có nhận xét cụ thể
hơn, ta xem xét bảng phân tích sau:


<b>Bảng 4.1.1.1. Chi phí hao hụt giai đoạn 2005 – 2007 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<i>Nguồn: Phịng Kế tốn và Phịng kỹ thuật</i>


- Năm 2006, chi phí hao hụt giảm 3,40 % tương ứng với 356.420.308 đồng so với năm 2005. Việc giảm là do:
o Lượng hao hụt năm 2006 so với năm 2005 giảm 334.052 (Lít 150C, kg) tương ứng với tỷ lệ giảm là 18,17%



o Giá vốn bình quân Tổng công ty giao năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.027 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,04%


- Sang năm 2007, chi phí hao hụt tăng vọt lên đến 75,85 % tương ứng với số tiền là 7.669.725.457 đồng so với năm 2006. Nguyên nhân
chi phí hao hụt tăng nhiều như thế là do lượng hao hụt xăng dầu và cả giá vốn đều tăng. Cụ thể là:


o Lượng hao hụt các mặt hàng năm 2007 tăng đến 214.519 (Lít 150C, kg) ứng với tỷ lệ tăng 14,26%
o Giá vốn bình quân năm 2007 cũng tăng mạnh khoảng 53,9 % so với năm 2006, ứng với 3.623 đồng.


Nhìn chung, mức chi phí hao hụt thấp nhất trong các năm là chi phí của năm 2006. Nguyên nhân sự giảm chi phí vào năm 2006 và tăng vọt
chi phí hao hụt vào năm 2007 sẽ sẽ được phân tích sâu hơn ở phần tiếp theo. Qua bảng số liệu trên, ta cũng nhận thấy giá vốn không do
Công ty quyết định mà bị động từ mức giao của Tổng công ty và thường xuyên biến động (có khi đến 2 mức giá trong một tháng), do đó ta
chỉ xem xét giá vốn bình qn khi phân tích biến động về giá.


<b>Chênh lệch năm 2005 so </b>
<b>với năm 2006</b>


<b>Chênh lệch năm 2006 </b>
<b>so với năm 2007</b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm 2005</b> <b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b>


Số tiền (Đồng) Tỷ lệ Số tiền (Đồng) Tỷ lệ
Chi phí hao hụt 10.468.530.274 10.112.109.966 17.781.835.423 -356.420.308 -3,40 % 7.669.725.457 75,85%
Lượng hao hụt tất cả


các mặt hàng ( Lít


150C, kg ) 1.838.681 1.504.629 1.719.148 -334.052 -18,17 % 214.519 14,26%


Giá vốn bình quân các


mặt hàng Tổng công ty


giao cho Công ty 5.694 6.721 10.343 1.027 18,04 % 3.623 53,90%


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

4.1.2. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VỀ LƯỢNG HAO HỤT XĂNG DẦU GIAI ĐOẠN 2005 – 2007


<b>Chênh lệch năm 2006 so với năm 2005</b> <b>Chênh lệch năm 2007 so với năm 2006</b>
<b>Mặt hàng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007</b>


Lượng Tỷ lệ ( % ) Lượng Tỷ lệ ( % )


XĂNG 431.693 514.147 587.812 82.454 19,10 73.665 14,33


M95 12.425 46.223 45.797 33.798 272,02 (426) (0,92)


M92 175.583 395.418 542.015 219.835 125,20 146.597 37,07


M90 243.685 72.506 - (171.179) (70,25) -


-K.O 35.247 49.786 96.318 14.539 41,25 46.532 93,46


D.O 632.308 613.316 562.986 (18.992) (3,00) (50.330) (8,21)


F.O 739.433 327.380 472.032 (412.053) (55,73) 144.652 44,18


<b>TỔNG</b> <b>1.838.681</b> <b>1.504.629</b> <b>1.719.148</b> <b>(334.052)</b> <b>(18,17)</b> <b>214.519 </b> <b>14,26 </b>
<i>Nguồn số liệu: Phòng kỹ thuật Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ</i>


Ghi chú: Mặt hàng xăng 90 khơng có số liệu vào năm 2007 vì Cơng ty đã ngừng mua bán mặt hàng này.
<b>Bảng 4.1.2. Bảng số liệu lượng hao hụt quyết toán giai đoạn 2005 – 2007 </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Nhận xét:


Qua bảng số liệu ta thấy:


<b>Chênh lệch lượng hao hụt năm 2006 giảm so với năm 2005 là </b>
<b>334.052 (Lít 150C, kg ) tương ứng với 18,17% do:</b>


o Lượng hao hụt của mặt hàng xăng 95, xăng 92 và K.O tăng 268.172
(Lít 150<sub>C)</sub>


o Tuy nhiên, lượng hao hụt của mặt hàng xăng 90, D.O và F.O lại giảm
một lượng lớn là 602.224 (Lít 150C, kg)


Nguyên nhân của sự chênh lệch:


(xem phụ lục số liệu biểu hao hụt công đoạn trang 53)


- Đối với xăng 95: hao hụt năm 2006 tăng do hao hụt các công đoạn
đều tăng (trừ cơng đoạn chuyển bể giảm rất ít): 28.911 (Lít 150C)


- Đối với mặt hàng K.O: hao hụt năm 2006 tăng là do hao hụt công
đoạn vận chuyển tăng 24.450 (Lít 150C)


- Đối với xăng 92: hao hụt năm 2006 tăng là do hao hụt các công
đoạn đều tăng với tổng lượng tăng là 211.445 (Lít 150C), trừ cơng đoạn súc
rửa lượng hao hụt giảm 3.029 (Lít 150C)


- Đối với mặt hàng D.O: hao hụt năm 2006 giảm là do hao hụt các
công đoạn: vận chuyển, nhập, súc rửa và chuyển bể đều giảm với lượng


giảm là 63.482 (Lít 150C). Trong khi đó, hao hụt cơng đoạn xuất và tồn
chứa chỉ tăng lượng thấp 14.633 (Lít 150C)


- Đối với mặt hàng F.O: hao hụt năm 2006 giảm là do hao hụt công
đoạn nhập và vận chuyển giảm 5.142 kg.


<b>Chênh lệch lượng hao hụt năm 2007 tăng so với năm 2006 là 214.519 </b>
<b>(Lít 150C, kg ) tương ứng với 14,26% do:</b>


o Lượng hao hụt của mặt hàng xăng 92, K.O và F.O tăng một lượng là
337.381(Lít 150C, kg )


o Lượng hao hụt của mặt hàng xăng 90 không có vì cơng ty khơng
kinh doanh mặt hàng này nữa. Tuy nhiên đã giúp tiết giảm khoảng hao hụt cho
mặt hàng này so với năm 2006 là 72.056 (Lít 150C)


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

(xem phụ lục số liệu biểu hao hụt công đoạn trang 53)


- Đối với xăng 92: hao hụt năm 2007 tăng do hao hụt các công đoạn
đều tăng với tổng lượng tăng: 28.911(Lít 150C), trừ công đoạn tồn chứa
giảm 16.470 (Lít 150C).


- Đối với mặt hàng K.O: hao hụt năm 2007 tăng là do hao hụt các công
đoạn tăng: 87.326 (Lít 150<sub>C), trừ cơng đoạn vận chuyển giảm một lượng là </sub>


24.297 (Lít 150C)


- Đối với xăng F.O: hao hụt năm 2007 tăng là do hao hụt công đoạn
nhập và xuất tăng với tổng lượng tăng là 129.516 kg, trong đó, cơng đoạn
nhập tăng rất cao: 127.289 kg; các công đoạn khác lượng hao hụt giảm


lượng ít: 9.119 kg.


- Đối với mặt hàng D.O: hao hụt năm 2007 giảm là do hao hụt các
công đoạn: vận chuyển, xuất, chuyển bể và tồn chứa đều giảm với lượng
giảm là 103.580 (Lít 150C). Trong khi đó, hao hụt công đoạn nhập và súc
rửa chỉ tăng 95.686 (Lít 150C).


- Đối với xăng 95: hao hụt năm 2007 giảm do hao hụt các công đoạn
đều giảm với lượng là 2.658 (Lít 150C). Trong khi đó hao hụt chuyển bể chỉ
tăng 458 (Lít 150C).


Nguyên nhân chính của việc lượng xăng dầu năm 2006 giảm là do: Tổng
kho xăng dầu Miền Tây đã hoàn thành giai đoạn 2 và đưa vào sử dụng với công
suất tối đa. Chính nhờ cơng nghệ hiện đại và được đầu tư bể chứa mới nên đã tiết
kiệm lượng hao hụt đáng kể cho Công ty trong năm này.


Tuy nhiên, năm 2007 lượng hao hụt lại tăng lên hơn 200.000 (Lít 15, kg)
là do hai nguyên nhân khách quan: Tổng kho xăng dầu Miền Tây bắt đầu tiếp
nhận những chuyến tàu ngoại làm lượng hao hụt khâu nhập tăng lên. Đồng thời,
UBND thành phố yêu cầu phải di dời các kho Cần Thơ, Cái Răng và Bình Thủy
nên Cơng ty phải vét hàng ở các kho này. Lượng hao hụt tăng chủ yếu là do hao
hụt công đoạn súc vét và chuyển bể tăng đột biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>Nguồn số liệu: Phịng Kế tốn Cơng ty xăng dầu Tây Nam Bộ</i>


4.1.3. PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI GIÁ VỐN GIAI ĐOẠN 2005 – 2007


<b>Chênh lệch năm 2006 so với </b>


<b>năm 2005</b> <b>Chênh lệch năm 2007so với năm 2006</b>


<b> MẶT HÀNG NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007</b>


Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%)


M95 6.450 8.192 11.789 1.742 27,01 3.597 43,91


M92 6.896 8.104 13.211 1.208 17,52 5.107 63,02


M90 6.881 7.925 - 1.044 15,17 -


-K.O 4.800 6.403 10.345 1.603 33,40 3.942 61,56


D.O 4.934 5.500 10.322 566 11,47 4.822 87,67


F.O 4.200 4.200 6.050 - - 1.850 44,05


<b>Giá vốn</b>


<b> bình quân</b> <b>5.694</b> <b>6.721</b> <b>10.343</b> 1.027 18,04 3.623 53,90






Ghi chú: Mặt hàng xăng 90 khơng có số liệu vào năm 2007 vì Cơng ty đã ngừng mua bán mặt hàng này.
<b>Bảng 4.1.3. Bảng số liệu giá vốn bình quân các mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2005 – 2007 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Nhận xét:


Nhìn chung, giá vốn bình quân của các mặt hàng đều tăng trong giai đoạn


từ 2005 – 2007. Cụ thể:


<i><b> Chênh lệch giá vốn năm 2006 so với năm 2005 như sau:</b></i>


- Xăng 95 có giá tăng cao nhất trong các mặt hàng xăng dầu khoảng
1.742 đồng/lít, tuy nhiên mặt hàng K.O lại đứng đầu về tỷ lệ tăng giá (33,4%)


- Mặt hàng F.O giữ nguyên mức giá vốn là 4.200 đồng/kg qua 2 năm
2005 và 2006.


<i><b> Chênh lệch giá vốn bình quân năm 2007 so với năm 2006 như sau: </b></i>
- Xăng 92 có mức tăng giá cao nhất so với các mặt hàng xăng dầu
khoảng 5.107 đồng/lít (tương ứng với 63,02% về tỷ lệ tăng).


- Tỷ lệ tăng giá vốn của mặt hàng D.O tăng rất cao so với năm 2006 xấp
xỉ đạt 87,67%.


- Giá vốn bình quân của tất cả các mặt hàng xăng dầu năm 2007 tăng
đến 3.623 đồng/(lít, kg) tương ứng với 53,90% về tỷ lệ tăng.


<i>Việc tăng giá vốn của các mặt hàng xăng dầu đều do Tổng công ty quyết </i>


định và giao mức giá đó về cho các đơn vị cơ sở. Tuy nhiên, mục tiêu của
Petrolimex là muốn giá xăng chạy dần lên tiệm cận với mặt bằng giá quốc tế, sau
đó tăng giảm giá theo lộ trình của thế giới. Nguyên nhân chung của việc tăng giá
hàng năm, đó là:


- Việt Nam là nước phải nhập khẩu 100% sản phẩm xăng dầu, dĩ nhiên
sự gia tăng giá xăng dầu trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự gia tăng liên
tục của giá xăng dầu tại thị trường Việt Nam.



- Ngồi ra, để tránh tình trạng pha lẫn xăng dầu dẫn đến giảm chất lượng
xăng dầu, Petrolimex phải tốn một khoản chi phí pha màu chuẩn và các khoản
chi phí khác … nên cũng là nguyên nhân phải tăng giá vốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

dụng mức thuế chung 15% thay cho mức thuế cũ là 10%. Chính nguyên nhân này
đã làm cho giá vốn bình quân các mặt hàng xăng dầu năm 2007 tăng đến 53,9 %.


 <i><b>Những nguyên nhân làm lượng hao hụt tăng:</b></i>


- Về công tác kỹ thuật: do tình trạng bể chứa xuống cấp, cơng nghệ đã
cũ dẫn đến hao hụt lớn, có đáy bể bị lũng như bể R11 phải dằn nước đáy do yêu
cầu đáp ứng sức chứa.


- Về lưu chuyển hàng hóa: tiến độ nhập chưa được hợp lý dẫn đến nhiều
lúc phải vét bồn nổi tạo hao hụt quá lớn.


 <i><b>Những nguyên nhân làm lượng hao hụt giảm:</b></i>


- Hao hụt thực tế giảm trong công ty so với định mức Tổng công ty là
kết quả của công tác đầu tư hiện đại hóa kho bể và các bến xuất.


- Đối với khối cửa hàng bán lẻ: Công ty khoán gọn hao hụt tổng hợp các
khâu. Thực tế lượng hao hụt tại các cửa hàng luôn ổn định.


- Đối với Tổng kho XD Miền Tây: do được đầu tư các trang thiết bị hiện
đại (thiết bị xuất bán tự động hóa, trang bị mái phao) cho các bể chứa xăng nên
các công đoạn hao hụt tại Tổng kho Xăng dầu Miền Tây giảm đáng kể so với
định mức công đoạn Tổng cơng ty giao.



<i>Nhận xét chung về biến động chi phí hao hụt giai đoạn 2005 – 2007:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

4.2. PHÂN TÍCH SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA HAO HỤT THỰC TẾ SO VỚI HAO HỤT LÝ THUYẾT


<b>Mặt hàng</b> <b>HHĐM Lượng </b>
<b>(L150<sub>C, kg)</sub></b>


<b>Lượng </b>
<b>HHTT</b>
<b>(L150<sub>C, kg)</sub></b>


<b>Giá vốn* </b>
<b>(đồng/Lít </b>
<b>150<sub>C, kg)</sub></b>


<b>Chi phí </b>


<b>HHĐM</b> <b>Chi phí HHTT</b>


<b>Chi phí</b>
<b>tiết kiệm</b>


<b>Chênh lệch lượng </b>
<b>(L150C,kg) và tỷ lệ </b>


<b>chi phí (%)</b>
<b>Năm 2005</b>


XĂNG CÁC LOẠI 569.237 467.922 6.742 3.837.985.600 3.154.886.098 683.099.502 101.315 L 17,80 %
KO 40.636 32.588 4.800 195.052.800 156.422.400 38.630.400 8.048 L 19,81 %


DO 1.101.184 646.795 4.934 5.433.241.856 3.191.286.530 2.241.955.326 454.389 L 41,26 %
FO 793.402 722.661 4.200 3.332.288.400 3.035.176.200 297.112.200 70.741 kg 8,92 %
<b>Tổng</b> <b>2.504.459</b> <b>1.869.966</b> <b>5.694 12.759.987.419</b> <b>9.514.713.298</b> <b>3.245.274.121</b> <b>634.493 25,43 %</b>


<b>Năm 2006</b>


XĂNG CÁC LOẠI 577.761 534.903 8.074 4.664.649.727 4.318.628.521 346.021.206 42.858 L 7,42 %
KO 74.970 32.880 6.403 480.032.910 210.530.640 269.502.270 42.090 L 56,14 %
DO 1.134.374 589.361 5.500 6.239.057.000 3.241.485.500 2.997.571.500 545.013 L 48,05%
FO 374.206 312.554 4.200 1.571.665.200 1.312.726.800 258.938.400 61.652 kg 16,48 %
<b>Tổng</b> <b>2.161.311</b> <b>1.469.698</b> <b>6.721 12.615.343.894</b> <b>8.711.274.482</b> <b>3.904.069.412</b> <b>691.613 30,95 %</b>


<b>Năm 2007</b>


XĂNG CÁC LOẠI 776.587 587.812 12.500 9.707.337.500 7.347.650.000 2.359.687.500 188.775 L 24,31 %
KO 101.076 96.318 10.345 1.045.631.220 996.409.710 49.221.510 4.758 L 4,71 %
DO 1.010.873 562.986 10.322 10.434.231.106 5.811.141.492 4.623.089.614 447.887 L 44,31 %
FO 510.366 472.032 6.050 3.087.714.300 2.855.793.600 231.920.700 38.334 kg 7,51 %
<b>Tổng</b> <b>2.398.902</b> <b>1.719.148</b> <b>10.343 24.765.133.695</b> <b>17.363.805.800</b> <b>7.401.327.895</b> <b>679.754 29,89 %</b>


<i>Nguồn: Phịng Kế tốn và Phịng kỹ thuật</i>


Ghi chú: (* ) giá vốn bình quân các mặt hàng xăng dầu


<b>Bảng 4.2. Bảng số liệu so sánh hao hụt thực tế với hao hụt định mức 1601 và chi phí hao hụt giai đoạn 2005 – 2007</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

Nhận xét:


<i><b>Xét về lượng hao hụt giai đoạn 2005 – 2007, ta thấy:</b></i>



Lượng hao hụt thực tế luôn nhỏ hơn lượng hao hụt định mức Tổng Công
ty cho phép (Định mức 1601), cụ thể:


 Năm 2005, lượng hao hụt thực tế thấp hơn lượng hao hụt định
mức Tổng Cty giao 634.493 (Lít 150<sub>C, kg) tương ứng với 3.245.274.121 đồng </sub>


chi phí.


 Năm 2006, lượng hao hụt thực tế thấp hơn lượng hao hụt định
mức Tổng Cty giao 691.613 (Lít 150C, kg) tương ứng với 3.904.069.412 đồng
chi phí.


 Năm 2007, lượng hao hụt thực tế thấp hơn lượng hao hụt định
mức Tổng Cty giao 679.754 (Lít 150C, kg) tương ứng với 7.401.327.895 đồng
chi phí.


<i><b>Xét về chi phí hao hụt giai đoạn 2005 – 2007, ta thấy:</b></i>


So với định mức 1601 do Tổng công ty giao, lượng hao hụt thực tế tiết
giảm đi rất nhiều, ngun nhân vì Cơng ty xăng dầu Tây Nam Bộ quy định mức
định mức tiết giảm 10% so với định mức 1601 để tiết giảm chi phí hao hụt; đồng
thời cũng để theo dõi và quản lý sát sao, phù hợp hơn tình hình hao hụt của đơn
vị. Kết quả là chi phí hao hụt Cơng ty tiết giảm liên tục so với mức giao của
Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, cụ thể:


 Năm 2005, chi phí hao hụt thực tế thấp hơn chi phí hao hụt định
mức Tổng công ty giao 3.245.274.121 đồng tương ứng với 25,43% trên chi phí
hao hụt cho phép của Tổng cơng ty.


 Năm 2006, chi phí hao hụt thực tế thấp hơn chi phí hao hụt định


mức Tổng công ty giao 3.904.069.412 đồng tương ứng với 30,95% trên chi phí
hao hụt cho phép của Tổng cơng ty.


 Tương tự, chi phí hao hụt thực tế năm 2007 thấp hơn chi phí hao
hụt định mức Tổng công ty giao 7.401.327.895 đồng tương ứng với 29,89% trên
chi phí hao hụt cho phép của Tổng cơng ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>4.3. PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ KIỂM KÊ VÀ HẠCH TOÁN HAO HỤT </b>
<b>THỪA THIẾU THỰC TẾ PHÁT SINH</b>


4.3.1. PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ KIỂM KÊ


- Thời điểm kiểm kê: theo quy định của Công ty định kỳ sáu tháng. Và
kiểm kê đột xuất vào các thời điểm bàn giao, tăng giảm giá …


- Định kỳ trước thời điểm kiểm kê, phải xuất hao hụt theo định mức từng
công đoạn, từng mặt hàng để rút tồn kho sổ sách. Đồng thời, kiểm kê thực tế
nhằm xác định lượng hàng chênh lệch giữa tồn kho sổ sách và tồn kiểm kê thực
tế. Căn cứ vào kết quả sau khi kiểm kê, các bộ phận chức năng có trách nhiệm
lập thủ tục nhập thừa, xuất thiếu, bảo đảm sao cho tồn kho cuối kỳ trên sổ sách
kế toán bằng tồn kho thực tế tại thời điểm kiểm kê.


- Chế độ trách nhiệm đối với hàng thừa thiếu: Đoàn kiểm kê phối hợp
cùng các phòng ban chức năng xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan là
tăng giảm chi phí hao hụt, nguyên nhân phát sinh hàng thừa thiếu và kiến nghị xử
lý như sau:


 Nếu thiếu do nguyên nhân chủ quan và thuộc trách nhiệm của tập
thể thì phải bồi thường 100 % số lượng hàng thiếu tại thời điểm kiểm kê với mức
giá do Giám đốc Công ty quyết định, nhưng không thấp hơn giá bán buôn tại thời


điểm kiểm kê.


 Nếu thiếu do nguyên nhân khách quan thì kế tốn hạch tốn tăng
chi phí hao hụt giá trị hàng thiếu theo giá mua nội bộ (giá vốn hàng tồn kho) tại
thời điểm kiểm kê.


 Nếu thừa sẽ được hạch toán giảm phí hao hụt giá trị hàng thừa theo
giá mua nội bộ (giá vốn hàng tồn kho) tại thời điểm kiểm kê.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

4.3.2. HẠCH TỐN CHI PHÍ HAO HỤT THỪA THIẾU THỰC TẾ PHÁT SINH
Bảng số liệu 4.3.2 cho thấy chênh lệch giữa hao hụt thực tế và hao hụt
định mức Cơng ty cho phép. Từ đó, nếu lượng hao hụt chênh lệch các công đoạn
của từng mặt hàng là số dương chứng tỏ hao hụt thực tế lớn hơn hao hụt định
mức (hao hụt thiếu). Kế toán phải ghi tăng chi phí (nếu đó là do nguyên nhân
khách quan) hoặc phạt các đơn vị cơ sở (nếu đó là nguyên nhân chủ quan); ngược
lại, nếu lượng hao hụt chênh lệch các công đoạn là số âm (trong ngoặc đơn)
chứng tỏ hao hụt thực tế nhỏ hơn hao hụt định mức (hao hụt thừa) và Công ty sẽ
ghi giảm chi phí và xét mức khen thưởng phù hợp.


<b>Phương pháp hạch toán chi phí hao hụt thừa thiếu phát sinh được </b>
<b>quy định như sau:</b>


 Đối với khối kho


Kho sẽ được xét khen thưởng khi kết quả bù trừ giá trị hao hụt thừa thiếu
của các mặt hàng là hao hụt thừa. Lượng thừa của từng mặt hàng sẽ được nhân
với giá bán buôn (tại thời điểm xử lý kiểm kê) và Kho sẽ được hưởng 30% giá trị
đó.


Nếu kết quả bù trừ giá trị hao hụt thừa thiếu của các mặt hàng là hao hụt


thiếu thì xét do nguyên nhân khách quan hay chủ quan để xét phạt như đã nêu ở
phần phương thức xử lý kiểm kê.


 Đối với khối Cửa hàng


Nếu kết quả bù trừ giá trị hao hụt thừa thiếu của các mặt hàng là hao hụt
thừa, Cửa hàng sẽ được xét thưởng như Khối Kho. Tuy nhiên mức thưởng sẽ là
100% giá trị của lượng thừa nhân với giá bán lẻ theo từng mặt hàng. Nếu kết quả
bù trừ giá trị hao hụt thừa thiếu của các mặt hàng là hao hụt thiếu xét phạt như đã
nêu ở phần phương thức xử lý kiểm kê.


 Đối với hao hụt vận chuyển


Khi Công ty thuê phương tiện vận tải bên ngoài theo phương thức đấu
thầu, mọi quy định về thưởng phạt trong phát sinh hao hụt thừa thiếu hàng sẽ
được ghi nhận trong phụ lục hợp đồng vận chuyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>ĐỊNH MỨC CÔNG TY HAO HỤT THỰC TẾ</b>
<b>NĂM</b>


<b>LOẠI HÀNG CÔNG ĐOẠN</b>


Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%)


<b>CHÊNH LỆCH </b>


<b>LƯỢNG</b> <b>Ghi chú</b>


<b>2005</b> Xăng các loại Vận chuyển 14.466 20.053 5.587* * Bồi thường theo HĐVC
Nhập 108.189 0,240 104.412 0,220 (3.777)



Xuất 89.297 0,144 107.006 0,174 17.709
Súc rửa 1.672 0,010 7.315 0,046 5.643
Chuyển bể 1.756 0,116 5.277 0,196 3.521
Tồn chứa 152.601 0,141 160.147 0,144 7.546


<b>TỔNG</b> <b>367.981</b> <b>404.210</b> <b>36.229</b> <b>Hao hụt thiếu</b>


Diezel (D.O) Vận chuyển 957 42.161 41.204* * Bồi thường theo HĐVC
Nhập 349.657 0,162 335.426 0,155 (14.231)


Xuất 169.349 0,076 145.990 0,065 (23.359)
Súc rửa 1.041 0,005 25.111 0,131 24.070
Chuyển bể 13.189 0,064 13.502 0,066 313
Tồn chứa 47.539 0,018 34.028 0,013 (13.511)


<b>TỔNG</b> <b>581.732</b> <b>596.218</b> <b>14.486</b> <b>Hao hụt thiếu</b>


Dầu lửa (K.O) Vận chuyển 2.329 2.329 0
Nhập 15.659 0,261 15.659 0,261 0
Xuất 9.128 0,140 8.565 0,131 (563)
Tồn chứa 3.058 0,025 962 0,008 (2.096)


<b>TỔNG</b> <b>30.174</b> <b>27.515</b> <b>(2.659)</b> <b>Hao hụt thừa</b>


Mazut (F.O) Vận chuyển 3.950 3.950 0
Nhập 31.686 0,156 31.636 0,155 (50)
Xuất 3.814 0,040 (11.709) 0,061 (15.523)
Chuyển bể 545 0,050 542 0,050 (3)
Tồn chứa 995 0,003 (199) 0,001 (1.194)



<b>TỔNG</b> <b>40.990</b> <b>24.220</b> <b>(16.770)</b> <b>Hao hụt thừa</b>


<b>Bảng 4.3.2. Bảng phân tích chênh lệch giữa hao hụt định mức Công ty và hao hụt thực tế theo từng công đoạn 2005 – 2007</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>ĐỊNH MỨC CÔNG TY HAO HỤT THỰC TẾ</b>
<b>NĂM LOẠI HÀNG CÔNG ĐOẠN</b>


Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%)


<b>CHÊNH LỆCH </b>


<b>LƯỢNG</b> <b>Ghi chú</b>


<b>2006</b> Xăng các loại Vận chuyển 15.612 15.612
-Nhập 230.816 0,289 231.722 0,298 906
Xuất 102.676 0,201 116.383 0,346 13.707
Súc rửa 2.463 0,011 18.219 0,032 15.756
Chuyển bể 2.902 0,147 4.353 0,259 1.451
Tồn chứa 70.367 0,114 91.806 0,134 21.439


<b>TỔNG</b> <b>424.836</b> <b>478.095</b> <b>53.259</b> <b>Hao hụt thiếu</b>


Diezel (D.O) Vận chuyển 1.730 32.010 30.280* * Bồi thường theo HĐVC
Nhập 343.251 0,150 312.971 0,150 (30.280)


Xuất 173.381 0,076 152.359 0,061 (21.022)
Chuyển bể 10.624 0,067 7.737 0,049 (2.887)
Tồn chứa 42.338 0,017 42.292 0,017 (46)



<b>TỔNG</b> <b>571.324</b> <b>547.369</b> <b>(23.955)</b> <b>Hao hụt thừa</b>


Dầu lửa (K.O) Vận chuyển 4.746 26.779 22.033* * Bồi thường theo HĐVC
Nhập 19.111 0,261 (2.864) 0,155 (21.975)


Xuất 16.286 0,140 2.730 0,023 (13.556)
Tồn chứa 3.847 0,025 439 0,003 (3.408)


<b>TỔNG</b> <b>43.990</b> <b>27.084</b> <b>(16.906)</b> <b>Hao hụt thừa</b>


Mazut (F.O) Vận chuyển 3.377 3.273 (104)
Nhập 27.067 0,156 27.171 0,155 104
Xuất 3.790 0,020 (11.576) 0,061 (15.366)
Chuyển bể 447 0,050 639 0,072 192
Tồn chứa 1.453 0,003 1.801 0,004 348


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>ĐỊNH MỨC CÔNG TY HAO HỤT THỰC TẾ</b>
<b>NĂM</b> <b>LOẠI HÀNG</b> <b>CÔNG ĐOẠN</b>


Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%)


<b>CHÊNH LỆCH </b>


<b>LƯỢNG</b> <b>Ghi chú</b>


<b>2007 Xăng các loại</b> Vận chuyển 16.033 16.547 514* * Bồi thường theo HĐVC


Nhập 310.557 0,295 311.097 0,298 540
Xuất 150.907 0,201 135.888 0,290 (15.019)
Súc rửa 3.608 0,071 6.232 0,152 2.624


Chuyển bể 11.519 0,100 8.016 0,095 (3.503)
Tồn chứa 58.610 0,111 46.426 0,124 (12.184)


<b>TỔNG</b> <b>551.234</b> <b>524.206</b> <b>(27.028)</b> <b>Hao hụt thừa</b>


Diezel (D.O) Vận chuyển 3.004 3.004
-Nhập 359.396 0,174 359.396 0,174
-Xuất 128.058 0,068 106.217 0,056 (21.841)
Súc rửa 8.840 0,035 49.261 0,195 40.421
Chuyển bể 3.703 0,062 2.206 0,037 (1.497)
Tồn chứa 34.284 0,016 19.391 0,009 (14.893)


<b>TỔNG</b> <b>537.285</b> <b>539.475</b> <b>2.190</b> <b>Hao hụt thiếu</b>


Dầu lửa (K.O) Vận chuyển 2.482 2.482
-Nhập 60.334 0,294 60.287 0,294 (47)
Xuất 20.423 0,105 15.936 0,082 (4.487)
Súc rửa 622 0,032 2.688 0,139 2.066
Chuyển bể 717 0,100 717 0,080
-Tồn chứa 7.635 0,020 8.003 0,021 368


<b>TỔNG</b> <b>92.213</b> <b>90.113</b> <b>(2.100)</b> <b>Hao hụt thừa</b>


Mazut (F.O) Vận chuyển 2.052 2.052
-Nhập 154.398 0,329 154.460 62
Xuất 7.576 0,025 (9.349) (16.925)
Chuyển bể 191 0,050 31 (160)
Tồn chứa 3.533 0,004 (5.489) (9.022)


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>- Năm 2005, mặt hàng D.O có cơng đoạn vận chuyển phát sinh hao hụt </b>


thiếu, Công ty xử lý bằng việc yêu cầu chủ phương tiện vận tải bồi thường theo
quy định trong hợp đồng vận tải và hạch toán:


Nợ TK 1381 - Giá trị của phần hao hụt thiếu chờ xử lý (căn cứ vào biên
bản kiểm kê)


Có TK 1561 - Giá trị của phần hao hụt thiếu chờ xử lý
Nợ TK 641 - Giá trị phần hao hụt theo hợp đồng vận chuyển


Nợ TK 111, 112 - Giá trị của phần hao hụt chênh lệch lớn hơn hao hụt
theo hợp đồng bắt chủ phương tiện bồi thường.


Có TK 1381 - Giá trị của phần hao hụt thiếu đã xử lý (hao hụt thực
tế)


- Năm 2005, xăng các loại có cơng đoạn vận chuyển phát sinh hao hụt
thiếu, nhưng căn cứ vào biên bản quyết toán với đơn vị vận tải, mức hao hụt thực
tế nhỏ hơn hao hụt theo hợp đồng , kế toán ghi nhận tăng chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp:


Nợ TK 1381 - Giá trị của phần hao hụt thiếu chờ xử lý (căn cứ vào biên
bản kiểm kê)


Có TK 1561 - Giá trị của phần hao hụt thiếu chờ xử lý
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp


Có TK 1381 – Giá trị của phần hao hụt thiếu đã xử lý


<b>- Năm 2006, mặt hàng K.O có hao hụt thừa thì lượng thừa sẽ được hạch </b>
toán như sau:



Nợ TK 1561- Giá trị hàng K.O thừa chờ giải quyết


Có TK 3381- Giá trị hàng K.O thừa chờ giải quyết (căn cứ vào biên
bản kiểm kê)


Nợ TK 3381- Giá trị hàng K.O thừa đã giải quyết
Có TK 641- Giá trị hàng K.O thừa đã giải quyết


<b>- Năm 2007, phương thức hạch toán kiểm kê hàng hóa của Cơng ty có </b>
một số thay đổi như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Nợ TK 156 - Giá trị phần hao hụt thừa chờ xử lý
Có TK 3381- Giá trị phần hao hụt thừa chờ xử lý
- Hàng thiếu được xuất kho theo giá vốn:


Nợ TK 1381- Giá trị phần hao hụt thiếu chờ xử lý
Có TK 156 - Giá trị phần hao hụt thiếu chờ xử lý
2. Trường hợp xác định rõ nguyên nhân thừa, thiếu:


- Hàng thừa (hao hụt thực tế < hao hụt định mức): kế toán xuất giảm
hao hụt (ghi số âm) theo giá vốn


Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 156 – Hàng hóa


- Hàng thừa (thực tế không phát sinh hao hụt): kế toán nhập kho
hàng hóa theo giá vốn mua cuối kỳ


Nợ TK 156 – Hàng hóa



Có TK 711 – Thu nhập khác


- Hàng thiếu (hao hụt thực tế > hao hụt định mức): kế toán tiến hành
xuất bổ sung hao hụt theo giá vốn


Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 156 – Hàng hóa


3. Xử lý thưởng phạt được theo dõi trên tài khoản phải thu khác (TK
1388)


- Chi tiền thưởng cho từng đơn vị:
Nợ TK 1388 – Phải thu khác


Có TK 111 – Tiền mặt
- Thu tiền bồi thường từ từng đơn vị:


Nợ TK 111 – Tiền mặt thu do đơn vị cơ sở bồi thường
Có TK 1388 – Phải thu khác


- Xử lý bù trừ:


Nếu thưởng, kế tốn ghi:


Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Có TK 1388 – Phải thu khác


Nếu phạt, kế tốn ghi:



</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Có TK 711 – Thu nhập khác


Năm 2007, việc thay đổi phương thức hạch tốn có ưu điểm:


Việc đưa chi phí hao hụt vào tài khoản giá vốn hàng bán (TK 632) mang
tính thuyết phục và hợp lý hơn. Bởi vì trước đây cơng ty hạch tốn ở tài khoản
chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (TK 641) chưa phản ánh đúng bản chất
của chi phí hao hụt.


Hao hụt xăng dầu (tăng hoặc giảm) là hiện tượng tự nhiên, con người
không trực tiếp nhìn thấy được và cũng khơng phải do chủ quan con người tạo
nên. Còn tài khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp với chức năng phản
ánh các chi phí ngồi sản xuất, thực tế có phát sinh trong q trình tiêu thụ hàng
hóa và quản lý chung của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Chương 5</b>



MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT GIẢM HAO HỤT


XĂNG DẦU



<b>5.1. THỰC TRẠNG HAO HỤT XĂNG DẦU GIAI ĐOẠN 2005 – 2007</b>


Trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007, công ty đã thực hiện một khối
lượng rất lớn trên tất cả các lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật
nói riêng. Điều này được thể hiện trong kết quả của công tác quản lý hao hụt
xăng dầu giai đoạn 2005 – 2007.


Những tiến bộ lớn trong công tác quản lý hao hụt được thể hiện qua bảng
thống kê sau:



<b>Năm 2005</b> <b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b>


<b>Hao hụt </b>


Lượng <sub>(nghìn đồng)</sub>Chi phí Lượng <sub>(nghìn đồng)</sub>Chi phí Lượng <sub>(nghìn đồng)</sub>Chi phí


<b>ĐM </b>


<b>Tcty</b> 2.504.459 12.759.987 2.161.311 12.615.343 2.398.902 24.765.133
<b>Thực </b>


<b>hiện</b> 1.869.966 9.514.713 1.469.698 8.711.274 1.719.148 17.363.805


<i>Nguồn: Phòng Kế tốn và Phịng kỹ thuật</i>


Từ bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả quản lý hao hụt của Công ty
giai đoạn 2005 – 2007 đều giảm so với định mức Tổng công ty giao. Đạt được
kết quả như trên là do:


- Việc quản lý hao hụt tại các đơn vị cơ sở được theo dõi sát sao. Chất
lượng quản lý được nâng cao một bước ở các đơn vị cơ sở.


- Thực hiện đầy đủ quy định tác nghiệp như cập nhật số liệu trong quá
trình đo tính, giao nhận, tồn chứa và báo cáo về các phịng ban theo quy định.


- Cơng ty tiến hành xây dựng Tổng kho XD Miền Tây và đầu tư một
loạt các thiết bị hiện đại như cột bơm, lưu lượng kế, nhiệt kế điện tử…


- Công ty đã cải tạo và thay đổi công nghệ xuất nhập XD theo xu
hướng khép kín, đầu tư mái phao cho các bể chứa xăng tại Tổng kho XD Miền


Tây, kho XD Bình Thủy.


<b>Bảng 5.1. Bảng tổng hợp lượng hao hụt và chi phí hao hụt xăng dầu giai đoạn 2005 – 2007 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

- Công tác tổ chức giao nhận được chuẩn hóa chuyển đổi từ phương
thức giao nhận tại phương tiện sang phương thức giao nhận tại bể của các kho.


- Công tác xuất hàng đường thủy cũng được chuyển đổi giao hàng
bằng barem phương tiện sang phương thức xuất bán XD đường thủy bằng lưu
lượng kế.


Đến nay, việc xây dựng Tổng kho xăng dầu Miền Tây đã hoàn thành và
đưa vào hoạt động với sức chứa lên đến 105.000m3. Hiện nay, Tổng kho xăng
dầu Miền Tây đã trở thành đầu mối tiếp nhận các mặt hàng nhập khẩu của Tcty,
thỏa mãn nhu cầu kinh doanh của các công ty trong ngành ở khu vực Tây Nam
Bộ.


Tổng kho sau khi hoàn thành giai đoạn 1 đã tiếp nhận trực tiếp tàu ngoại
mặt hàng dầu D.O, M92. Với hệ thống công nghệ xuất nhập theo hướng khép
kín; quản lý xuất hàng, đo nhiệt độ tại bến xuất thủy, xuất bộ bằng hệ thống bán
tự động; đầu tư mái phao cho các bể chứa xăng tại Tổng kho XDMT, kho XD
Bình Thủy… đã giảm được lượng hao hụt đáng kể.


Đồng thời, tại Khối kho và Khối cửa hàng, công tác tổ chức giao nhận đã
được chuẩn hóa: chuyển đổi từ phương thức giao nhận tại phương tiện sang
phương thức giao nhận tại bể của các kho. Công tác xuất hàng đường thủy cũng
được chuyển đổi từ giao hàng bằng barem phương tiện sang phương thức xuất
bán XD bằng lưu lượng kế.


Ngồi ra, về phương thức vận chuyển hàng hóa, hiện tại Cơng ty vừa có


đội vận tải nội bộ vừa thuê ngoài phương tiện vận chuyển theo phương thức đấu
thầu. Tuy nhiên, hình thức th ngồi có ưu điểm hơn, vừa có định mức phí vận
chuyển thấp hơn, khơng phải tốn thêm chi phí lương cho cơng nhân vận chuyển.


Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, cơng tác quản lý hao hụt vẫn
có những tồn tại như sau:


- Việc giao khốn hao hụt cơng đoạn cho từng mặt hàng ở các đơn vị
còn mang tính tương đối dẫn đến việc quyết tốn phải bù trừ giữa các mặt hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Hao hụt khâu nhập tàu xăng đối với các bể có chứa mái phao, do mới
đưa vào hoạt động chưa đủ điều kiện để khảo sát, công ty đã tạm giao định mức
để thực hiện.


- Về lưu chuyển hàng hóa: tiến độ nhập tại Tổng kho chưa được hợp lý
vì Cơng ty khơng thể chủ động điều chuyển hàng dẫn đến nhiều lúc phải vét bồn
nổi tạo hao hụt quá lớn.


- Công tác đảm bảo kỹ thuật: tình trạng bể chứa xuống cấp như kho
Cái Răng có bể xăng thở tự do dẫn đến hao hụt lớn, có đáy bể bị lũng phải dằn
nước đáy do yêu cầu đáp ứng sức chứa.


- Đối với định mức hao hụt công đoạn giao cho các đơn vị hiện nay,
thực tế cho thấy:


o Hao hụt nhập: hiện nay do áp dụng quy chế đấu thầu các đơn
vị tham gia vận tải, thường đưa ra định mức rất thấp (lấy cước vận chuyển bù
đắp) nên khi áp dụng hầu như các phương tiện của công ty không thể thực hiện
tốt, nhất là khi chuyển hàng từ Tổng kho XDMT về các kho của công ty.



o Hao hụt xuất thủy đã được thực hiện theo TCN 01:2000 xuất
qua lưu lượng kế, cần thiết phải hiệu chỉnh cho phù hợp: định mức mới bao gồm
phần hao hụt tại lưu lượng kế và sau lượng kế.


o Định mức hao hụt súc rửa vể theo định mức 1601 là quá thấp,
nên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.


- Việc hạch tốn chi phí hao hụt vào khoản mục chi phí bán hàng và
quản lý doanh nghiệp chưa phản ánh đúng bản chất của hao hụt xăng dầu. Vì
lượng hao hụt mất đi của loại hàng hóa này hồn tồn khơng nhìn thấy được, do
đó năm 2007, Công ty đã chuyển sang hạch tốn chi phí hao hụt vào giá vốn
hàng bán (TK 632) thể hiện bản chất của hao hụt xăng dầu hợp lý và chính xác
hơn.


<b>5.2. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HAO HỤT NĂM 2007</b>


<b>5.2.1. Những biện pháp thực hiện nhằm tiết giảm hao hụt năm 2007</b>


- Ban hành và điều chỉnh định mức hao hụt các công đoạn cho phù hợp
với điều kiện công nghệ và tình hình thực tế của từng kho.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- Về phương diện kỹ thuật:


o Thực hiện việc chuyển bồn bể cũ chứa xăng sang các bồn chứa có
mái phao giúp giảm lượng hao hụt bay hơi.


o Đầu tư trang bị thêm các dụng cụ đo đạc, kiểm tra định kỳ bồn bể
và đường ống nhằm khắc phục sự rò rỉ và tăng cường hiệu quả vận hành.


o Thường xuyên cử chuyên viên, cán bộ ao lường đi kiểm tra thực tế


và hiệu chỉnh lại các thông số của đồng hồ lưu lượng kế để số liệu không sai lệch
với thực tế (do sau một thời gian sử dụng đồng hồ đo thường bị sai lệch do các
tác động của tác nhân tự nhiên).


o Tiến hành xây dựng Tổng kho XD Miền Tây và đầu tư một loạt các
thiết bị hiện đại như cột bơm, lưu lượng kế, nhiệt kế điện tử…


o Cải tạo và thay đổi công nghệ xuất nhập xăng dầu theo xu hướng
khép kín, đầu tư mái phao cho các bể chứa xăng tại Tổng kho xăng dầu Miền
Tây, kho Bình Thủy.


o Công tác tổ chức giao nhận được chuyển đổi từ phương thức giao
nhận tại phương tiện sang phương thức giao nhận tại bể của các kho. Công tác
xuất hàng đường thủy cũng được chuyển đổi giao hàng bằng barem phương tiện
sang phương thức xuất bán XD đường thủy bằng lưu lượng kế.


<b>5.2.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý hao hụt năm 2007</b>


So sánh sự chênh lệch về lượng hao hụt năm 2007 so với năm 2006 và
chênh lệch về lượng hao hụt năm 2006 so với năm 2005 (bảng số liệu 4.1.2 trang
30), ta nhận thấy:


Nhờ có những biện pháp hiệu quả được áp dụng vào năm 2007, lượng hao
hụt của các mặt hàng xăng và D.O giảm xuống rõ rệt. Còn lượng hao hụt mặt
hàng K.O và F.O tăng là do những nguyên nhân khách quan ngoài dự kiến (bồn
nổi, vét hàng, chuyển loại…) phát sinh trong năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Từ những kết quả đạt được vào năm 2007, Cơng ty có thể tiếp tục duy trì
áp dụng các biện pháp đã đề ra. Đồng thời theo dõi sát sao điều kiện cụ thể của
từng kho để đưa ra định mức kế hoạch phù hợp cho các kho thực hiện.



<b>5.3. GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU CHI PHÍ HAO HỤT XĂNG DẦU</b>


Từ những phân tích ở các chương trước, ta có thể rút ra kết luận: để giảm
thiểu chi phí hao hụt cần phải vừa tiết giảm về lượng hao hụt phát sinh thực tế
vừa hạ giá vốn. Tuy nhiên, Công ty không chủ động quyết định giá vốn mà chỉ
chủ động tiết giảm được về lượng hao hụt phát sinh ở các đơn vị. Do đó, những
giải pháp dưới đây sẽ tập trung vào giảm thiểu về số lượng hao hụt tại Công ty và
các đơn vị trực thuộc Công ty.


Việc xác định lượng xăng dầu bị hao hụt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt
độ môi trường thay đổi, khâu đo đạc, ghi chép… Trong đó, ta nhận thấy rằng,
việc đo đạc sẽ là khâu quan trọng nhất quyết định sự chính xác của số liệu hao
hụt.


Sau khi áp dụng xuất bán hàng qua lưu lượng kế, công tác quản lý hao hụt
mang lại hiệu quả rõ rệt. Do độ ổn định và độ chính xác của lưu lượng kế cao
hơn hẳn barem phương tiện và mang lại hiệu quả cao hơn so với giám định tại
phương tiện, nâng cao trách nhiệm của phương tiện khi nhận hàng. Ngoài ra, áp
dụng phương thức này cho thấy xuất hàng nhanh gọn hơn, kho xuất giảm được
việc kiểm soát phương tiện nhận hàng. Vì vậy, công ty nên đầu tư áp dụng
phương thức xuất bán qua lưu lượng kế trong thời gian tới.


Ngoài lưu lượng kế, việc lắp đặt mái phao cho bể chứa xăng đã mang lại
hiệu quả rất cụ thể, có thể thấy rõ nhất ở khâu tồn chứa. Có thể khẳng định lắp
mái phao cho bể chứa xăng là một tiến bộ mới về cơng nghệ của ngành xăng dầu,
nó đã mang lại hiệu quả to lớn, thiết thực cho công tác quản lý hao hụt cũng như
hiệu quả trong kinh doanh.


Cần quy định ưu tiên giao nhận hàng theo barem bể, vì bể chứa có dung


tích tương đối ổn định, việc đo lường lập barem cũng đơn giản và có độ chính
xác cao hơn barem tàu và xà lan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật: trang bị mái phao cho các bể chứa xăng.
Tiếp tục cải tạo công nghệ kho bể, cửa hàng theo hướng nhập xuất khép kín.
Thường xuyên tăng cường kiểm tra theo dõi hệ thống tự động hóa tại bến xuất
thủy.


Hồn thiện việc sốt xét và ban hành lại các quy trình xuất nhập xăng dầu
và tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ tất cả các đơn vị cơ sở, đồng thời tăng
cường kiểm tra việc thực hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm. Tiếp
tục khảo sát xây dựng hệ thống mức hao hụt hợp lý và đề xuất với Tổng Công ty
cơ chế xử lý các trường hợp lượng hao hụt nhập đột biến của một số chuyến tàu
ngoại.


Mức khen thưởng hay xử phạt nên được cân nhắc xử lý cho phù hợp với
từng trường hợp cụ thể. Việc này có tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý hao
hụt ở các đơn vị cấp cơ sở. Đồng thời, mức khen thưởng phù hợp sẽ là động lực
thúc đẩy tinh thần và năng suất làm việc cao hơn đối với các cán bộ nhân viên
trong đơn vị.


Cần củng cố về chuyên môn của đội ngũ làm công tác quản lý hao hụt
xăng dầu từ công ty đến cơ sở, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hao
hụt qua các hội thảo chuyên đề, trao đổi rút kinh nghiệm. Ưu tiên đào tạo nhân
lực, đầu tư vào thiết bị và nâng cấp phịng hóa nghiệm đạt chuẩn quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Chương 6</b>



<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>




<b>6.1. KẾT LUẬN</b>


Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế nước ta đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt. Từ nền kinh tế tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước đã phát huy tính tự chủ, khơi dậy được tiềm
năng và sức sáng tạo của nhân dân cũng như các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong
nền kinh tế thị trường quá trình cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt, khốc liệt, một
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thì việc tiết kiệm chi phí đóng vai trò rất quan
trọng.


Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp khó có
thể kéo dài mãi khả năng cạnh tranh ảo dựa trên cơ cấu ảo của giá thành sản
phẩm. Các quy định của WTO không cho phép các doanh nghiệp mãi cạnh tranh
dựa vào trợ giá. Không chỉ các doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, những doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu xăng dầu cũng phải cạnh tranh với nhau để giữ thị
phần. Một khi khơng cịn trợ giá, sự sàng lọc khắc nghiệt của cạnh tranh như một
quy luật tất yếu sẽ làm hiện rõ doanh nghiệp nào hiệu quả, doanh nghiệp nào
khơng.


Chính vì vậy, đối với ngành xăng dầu, kiểm sốt tốt chi phí hao hụt sẽ là
biện pháp tốt nhất để doanh nghiệp giảm được giá vốn hàng bán. Từ đó, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường thơng qua chiến lược giá một khi Chính phủ cho phép
doanh nghiệp hoàn toàn chủ động về giá bán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Vì vậy, ta cần phải lập kế hoạch luân chuyển xăng dầu thật khoa học, cần
nghiên cứu sâu và chú trọng từng chi tiết mà trong đó yếu tố con người là then
chốt. Cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm cá nhân trong từng lĩnh vực
chuyên môn và cả tinh thần trách nhiệm của tập thể. Có như vậy, doanh nghiệp
sẽ mau chóng xác định được những mặt hạn chế cịn tồn tại và tìm ra được


phương hướng khắc phục trong công tác quản lý hao hụt trong tương lai.


<b>6.2. KIẾN NGHỊ</b>


Trong tương lai, để đạt những chỉ tiêu hao hụt theo kế hoạch, tiết giảm tối đa
chi phí hao hụt của Cơng ty, em có một số kiến nghị như sau:


 <b>Đầu tư về công nghệ: </b>


- Tiếp tục cải tạo công nghệ kho bể, cửa hàng theo hướng nhập xuất
khép kín.


- Đầu tư, cải tạo hệ thống đo tự động để cập nhật tự động số liệu đối
với thẻ bể tại các kho đầu mối và trung tâm. Đầu tư hệ thống đo đạc bằng điện tử,
tự động hóa tồn bộ hệ thống.


- Tiếp tục hoàn thiện việc lắp đặt lưu lượng kế cho các Cơng ty tuyến
sau để có thể xuất bán đồng bộ trong toàn ngành bằng lưu lượng kế.


- Cải tạo và nâng cấp đối với hệ thống van thở (van an toàn), các
đường ống trong tồn ngành.


- Chuẩn hóa, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các bể chứa xăng
dầu,các lỗ đo, nắp hầm… nhằm hiệu chỉnh lại những sai lệch sau một thời gian
sử dụng.


- Xây tường bao quanh các bể chứa, sơn bạc các bồn bể và trồng các
loại cây xanh với cự ly phù hợp nhằm giảm tác động về nhiệt độ của môi trường.


 <b>Đầu tư cho công tác khảo sát và quản lý hao hụt:</b>



- Tổ chức khảo sát và ban hành mới các định mức hao hụt công đoạn
- Đưa ra một định mức hao hụt riêng đối với các cửa hàng xăng dầu
trong tồn ngành.


- Cho phép các cơng ty lựa chọn tàu vận tải hàng cho mình, từ chối
nhận hàng tàu có hao hụt lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Đối với khối cửa hàng, Cơng ty thực hiện khốn gọn hao hụt tổng hợp các
khâu cho cửa hàng theo hướng tiết giảm với ĐM 1601. Qua thực tế áp dụng,
lượng hao hụt của Khối cửa hàng luôn ổn định và thực hiện tốt. Chính vì vậy,
Cơng ty nên tiếp tục áp dụng mức định mức này và thường xuyên theo dõi để
điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.


Định mức hao hụt công đoạn 1601 tương đối phù hợp với các kho đầu tư
mới, có dung tích lớn, cơng nghệ tiên tiến. Đối với các kho bể nhỏ, không mái
phao, công nghệ cũ đề nghị xem xét tăng thêm hao hụt xuất cho mặt hàng xăng.


Thực tế hao hụt súc rửa của các bể trụ đứng nhất là các bể của kho đầu
mối, khối lượng cặn tại đáy bể rất lớn, cao gấp hàng chục lần ĐM 1601, để nghị
điều chỉnh định mức hao hụt súc rửa kho phù hợp.


 <b>Đầu tư cho nguồn lực con người:</b>


Đề nghị công ty tổ chức các chương trình đào tạo để những người làm
công tác hao hụt thường xuyên bổ sung và cập nhật các phương thức quản lý hao
hụt tiên tiến trên thế giới. Các chương trình đào tạo nghiệp vụ cũng giúp hồn
thiện và nâng cao trình độ và năng lực của nhân viên cơng ty.


Ngồi ra, Cơng ty cần có những biện pháp mạnh trong việc xử lý hao hụt


mất mát do nguyên nhân chủ quan từ con người. Tiếp tục duy trì việc tăng cường
trách nhiệm đối với cá nhân và tập thể để công tác quản lý hao hụt đạt hiệu quả
tốt nhất.


 <b>Về vai trò của phòng kinh doanh Công ty:</b>


Sự linh hoạt trong điều chuyển phân phối và tồn chứa lượng hàng hợp lý
sẽ giúp giảm chi phí hao hụt rất nhiều. Nên quan tâm điều phối lượng hàng theo
phương thức giao thẳng, điều này chắc chắn làm giảm đáng kể lượng hao hụt
phát sinh thực tế. Bởi vì, phương thức giao thẳng là phương thức xăng dầu không
phải qua nhiều công đoạn nên tránh được những hao hụt ở các công đoạn tạo ra.


</div>

<!--links-->

×