Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu de thi hoc ky 1 2010-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.71 KB, 4 trang )

TRUNG TÂM GDTX PHƯỚC LONG
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: mARN được tổng hợp từ mạch nào của ADN:
A. Từ cả 2 mạch B. Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2
C. Từ mạch có chiều 5’-3’ D. Từ mạch mang mã gốc
Câu 2: Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, enzim ADN - pôlimeraza tổng hợp sợi mới theo
chiều:
A. 3’-5’ B. Cả 2 chiều C. 5’-3’ D. Ngẫu nhiên
Câu 3: Hiện tượng đa hiệu là hiện tượng:
A. Tác động cộng gộp. B. Một gen quy định nhiều tính trạng.
C. Nhiều gen quy định 1 tính trạng. D. Di truyền trội không hoàn toàn.
Câu 4: Bộ NST của người nam bình thường là :
A. 46A ,1X , 1Y . B. 46A , 2Y C. 44A , 1X , 1Y D. 44A , 2X
Câu 5: Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền :
A. Tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
B. Thẳng.
C. Chéo.
D. Theo dòng mẹ.
Câu 6: Hội chứng Đao có bộ NST thuộc dạng:
A. 2n-2 B. 2n+1 C. 2n-1 D. 2n+2
Câu 7: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định
quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể
khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ
1/16?
A. AaBB x aaBb. B. AaBb x AaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x Aabb.


Câu 8: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:
A. Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ
B. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền
C. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin
D. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin
Câu 9: Dạng biến dị nào sau đây là thường biến?
A. Bệnh máu khó đông
B. Hiện tượng nam giới có túm lông trên tai.
C. Bệnh mù màu
D. Hiện tượng co mạch máu và da tái lại khi trời rét.
Câu 10: Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở thế hệ thứ
hai:
A. Đều có kiểu hình khác bố mẹ. B. Đều có kiểu hình giống bố mẹ.
C. Có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn. D. Có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
Câu 11: Bệnh chỉ tìm thấy ở nam mà không có ở nữ :
A. Bệnh mù màu, hội chứng claifentơ
Trang 1/4 - Mã đề thi 132
B. Bệnh khó đông, hội chứng Tơcnơ
C. Bệnh dính ngón tay 2 và 3, hội chứng claifentơ
D. Bệnh dính ngón tay 2 và 3, hội chứng đao
Câu 12: Gen không phân mãnh có:
A. Vùng mã hoá liên tục. B. Vùng mã hoá không liên tục.
C. Cả exôn và intron. D. Đoạn intron.
Câu 13: Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa:
A. Tạo biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quí
C. Cho phép lập bản đồ gen, giúp rút ngắn thời gian chọn giống
D. Giúp các gen quí trên 2 NST tương đồng có thể tái tổ hợp và di truyền cùng với nhau
Câu 14: Một nuclêôxôm gồm:
A. Phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.

B. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
C. Một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.
D. Phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.
Câu 15: Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ:
A. Giữa. B. Sau. C. Trước. D. Trung gian.
Câu 16: Điểm khác nhau cơ bản nhất phân biệt thường biến với đột biến:
A. Đột biến phát sinh vô hướng, thường biến biến đổi theo một hướng xác định
B. Đột biến biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình, thường biến biến đổi liên tục, đồng
loạt
C. Đột biến có thể di truyền, thường biến không di truyền được cho thế hệ sau
D. Đột biến không dự đoán được, thường biến có thể dự đoán được kết quả
Câu 17: Khi lai hai hay nhiều cặp tính trạng, có quan hệ trội lặn; ít nhất một cơ thể đem lai dị
hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ con lai giống :
A. Tương tác gen. B. Liên kết không hoàn toàn.
C. Liên kết hoàn toàn. D. PLĐộc lập.
Câu 18: Hiện tượng liên kết gen có đăc điểm:
A. Hạn chế sự biến dị tổ hợp
B. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng
C. Khi lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản thì
kết quả ở F2 tương tự như trong kết quả lai một tính của Menđen
D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Đột biến giao tử xảy ra trong quá trình:
A. Nguyên phân. B. Phân cắt tiền phôi.
C. Giảm phân. D. Thụ tinh.
Câu 20: Bản chất của mã di truyền là:
A. Một bộ ba mã hoá cho một axitamin.
B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong
prôtêin.
D. Các axitamin được mã hoá trong gen.

Câu 21: Điểm giống nhau giữa đột biến và biến dị tổ hợp là:
A. Đều là những biến đổi có liên quan đến vật chất di truyền.
B. Đều tạo ra kiểu hình không bình thường.
C. Đều phát sinh và biểu hiện ngay trong quá trình sống của cơ thể.
D. Đều mang tính đồng loạt theo hướng xác định.
Trang 2/4 - Mã đề thi 132
Câu 22: 1 NST chứa 3 gen M, N. P. Ta thấy gen M cách gen N 10cM, gen M cách gen P 15cM,
gen N cách gen P 5 cM. Vị trí các gen trên bản đồ di truyền là:
A. MPN B. NMP
C. MNP D. Tất cả các phương án trên
Câu 23: Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con:
A. Kiểu gen B. Alen C. Tính trạng D. Kiểu hình
Câu 24: Loại giao tử không thể được tạo ra khi tế bào mang kiểu gen Aa BD giảm phân không
có hoán vị gen: bd
A. aBD B. Abd C. ABD D. ABd
Câu 25: Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:
A. XX, con đực là XO. B. XO, con đực là XY.
C. XX, con đực là XY. D. XY, con đực là XX.
Câu 26: Loại giao tử không thể được tạo ra khi tế bào mang kiểu gen Aa BD giảm phân không
có hoán vị gen: bd
A. ABD B. aBD C. Abd D. ABd
Câu 27: Trong 64 bộ 3 mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axitamin. Các bộ ba đó là:
A. AUG, UAA, UGA B. AUU, UAA, GAA
C. AUG, UGA, UAG D. UGA, UAA, UAG
Câu 28: Qui luật phân li độc lập thực chất nói về:
A. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1
B. Sự tổ hợp các alen trong quá trình thụ tinh
C. Sự phân li độc lập của các tính trạng
D. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân
Câu 29: Người ta gọi bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới là vì:

A. Gen gây bệnh trên NST X không có alen trên NST Y
B. Bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST X
C. Đột biến gen lặn trên NST X và gen gây bệnh trên NST X không nằm trên NST Y
D. Bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST giới tính Y
Câu 30: Alen là:
A. 1 trong các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen.
B. Biểu hiện của gen.
C. Các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit.
D. Các gen được phát sinh do đột biến.
Câu 31: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:
A. Sự phân li đồng đều của 1 cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại cặp NST
đó trong thụ tinh
B. Sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều các NST ở kì sau của quá
trình giảm phân
C. Sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn đến sự phân li độc lập của các gen
tương ứng) tạo ra các loại giao tử và tổ hợp tự do các giao tử trong thụ tinh
D. Các gen nằm trên 1 NST và phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
Câu 32: Sự đóng xoắn, tháo xoắn của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào có ý nghĩa gì?
A. Đảm bảo sự phân ly NST diễn ra chính xác
B. Duy trì cấu trúc điển hình của mỗi NST
C. Rút ngắn chiều dài của ADN xuống nhiều lần, duy trì ổn định cấu trúc điển hình của mỗi
NST và đảm bảo sự phân li NST diễn ra chính xác
D. Rút ngắn chiều dài ADN xuống nhiêu lần
Câu 33: Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh:
Trang 3/4 - Mã đề thi 132
A. Ung thư máu. B. Bệnh Đao. C. Máu khó đông. D. Tiếng mèo kêu
Câu 34: Ở sinh vật giới dị giao là những cá thể có nhiễm sắc thể giới tính là:
A. XXX, XY. B. XO, XY. C. XY, XX. D. XX, XO.
Câu 35: Loại ARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền là:
A. ARN ribôxôm. B. ARN thông tin. C. ARN vận chuyển. D. SiARN.

Câu 36: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a
qui định. Cây thân cao có kiểu gen AAaa giao phấn với cây có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân
tính ở F1 sẽ là:
A. 3 cao: 1 thấp. B. 33 cao: 3 thấp. C. 27 cao: 9 thấp. D. 11 cao: 1 thấp.
Câu 37: Nếu thế hệ F1 tứ bội là .♂AAaa x ♀ AAaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình
thường thì tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là:
A. 1AAAA:8 AAaa :18AAAa:8Aaaa:1aaaa B. 1AAAA:8 Aaaa :8AAaa:18AAAa:1aaaa
C. 1AAAA:1aaaa :8Aaaa:18AAaa:8AAAa D. 1AAAA:8 AAAa :18Aaaa:8AAaa:1aaaa
Câu 38: Lai phân tích là phương pháp
A. Lai cơ thể có kiểu hình trội với thể đồng hợp lặn.
B. Lai kiểu gen chưa biết với đồng hợp lặn.
C. Lai cơ thể có kiểu gen bất kì với thể đồng hợp lặn.
D. Tạp giao các cặp bố mẹ.
Câu 39: Mức phản ứng là:
A. Mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau.
B. Khả năng sinh vật có thể có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
C. Khả năng biến đổi của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường.
D. Giới hạn thường biến của một kiểu gen hay nhóm gen trước môi trường khác nhau.
Câu 40: Hoá chất gây đột biến 5-BU (5-brômuraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế
cặp A-T thành G-X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ sau:
A. A-T  X-5BUG-5BUG-X B. A-T  A-5BUG-5BUG-X
C. A-T  G-5BUX-5BUG-X D. A-T  G-5BUG-5BUG-X
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
Trang 4/4 - Mã đề thi 132

×