Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Tối ưu hóa quá trình chưng cất condensate nam côn sơn tại nhà máy lọc dầu cát lái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.31 KB, 233 trang )

Luận văn thạc só

1

LỜI NÓI ĐẦU
Nhà máy lọc dầu Cát Lái được xây dựng vào năm 1986. Ban đầu nhà máy
chỉ bao gồm cụm chưng cất Mini với công suất 40000 tấn/năm được thiết kế cho
nguyên liệu dầu thô Bạch Hổ. Do cụm chưng cất Mini chưa đem lại hiệu quả
kinh tế như mong muốn nên đến năm 1994, nhà máy lắp đặt thêm cụm chưng
cất Condensate với công suất 350000 tấn/năm được thiết kế trên cơ sở nguồn
nguyên liệu condensate của Thái Lan: Katapa, Bongkot chủ yếu để sản xuất
chất nền pha xăng động cơ (naphtha).
Đến đầu năm 2002, công ty Saigon petro đã ký hợp đồng mua nguyên liệu
condensate Nam Côn Sơn, là loại condensate nhẹ hơn để thay thế cho nguyên
liệu condensate cũ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Việc chuyển đổi nguồn nguyên liệu từ nặng sang nhẹ hơn đã đặt ra cho nhà
máy một vấn đề cấp bách mang tính chiến lược đó là “xây dựng lại cơ cấu sản
phẩm và tính toán lại chế độ vận hành của cụm chưng cất Condensate” trên cơ
sở công nghệ có sẵn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho quá trình sản
xuất của nhà máy.
Trên thực tế, từ thời điểm đó cho đến nay, nhà máy cũng đã nghiên cứu đưa
ra nhiều phương án thay đổi chế độ vận hành của cụm chưng cất Condensate
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho quá trình chưng cất condensate Nam
Côn Sơn. Tuy nhiên, mọi nghiên cứu chỉ dựa vào các số thực nghiệm thu được từ
việc điều chỉnh chế độ vận hành của cụm chưng cất Condensate ứng với nhiều
công suất khác nhau, do đó không đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhận thấy tầm quan trọng và ý nghóa thực tiễn của vấn đề trên nên tôi
quyết định chọn đề tài “Tối ưu hóa quá trình chưng cất condensate Nam Côn
Sơn tại Nhà máy lọc dầu Cát Lái” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc só
của tôi.
Nhiệm vụ chính của luận văn là xây dựng mô hình cụm chưng cất


Condensate dựa vào các số liệu thiết kế ban đầu cho nguyên liệu condensate
Katapa của Thái Lan. Trên cơ sở mô hình đã xây dựng được, tiến hành mô
phỏng và tính toán tối ưu quá trình chưng cất của cụm chưng cất Condensate với
nguồn nguyên liệu mới là condensate Nam Côn Sơn. Mọi tính toán sẽ được tiến
hành với sự hỗ trợ của phần mềm mô phỏng Hysys, là một trong những phần
mềm được sử dụng rộng rãi tại các nhà máy lọc dầu trên thế giới.


Luận văn thạc só

2

SUMMARY
The Cat Lai petroleum refinery was built in 1986. It initially had only one
distillation system called Mini with 40,000 tons/year of capacity to process Bach
Ho crude.
Because of the unexpected effect of the Mini, this plant was extra installed
the Condensate distillation system (CDS), in 1994, with 350,000 tons/year of
capacity designed based on Katapa and Bongkot condensate feedstocks (kinds of
condensates from Thailand) to essentially produce gasoline.
By the year of 2002, this plant made a new application of using Nam Con
Son condensate, which is lighter, instead of the traditional material so as to
achieve the higher advantages. However, this change in feedstock made the
great challenges of applying new operating conditions of CDS and changing the
product’s structure.
The purpose of this thesis is to find out the optimum operating condition of
CDS for the long-term business target. Thus, the author suggests to solve these
following problems:
+ Modeling the CDS based on datas designed for Katapa condensate.
+ Simulating and optimizing the Nam Con Son condensate distilling

process depend on the above model.
All calculations in this thesis are performed under the support of
Hysys.Process software which is commonly used by many petroleum refineries
around the world.


Luận văn thạc só

3

MỤC LỤC
PHẦN I
I.

II.

TỔNG QUAN

Tổng quan về nhà máy lọc dầu Cát Lái

7

I.1 Lịch sử thành lập và định hướng phát triển

7

I.2 Địa điểm xây dựng

7


I.3 Nguyên Liệu cho hoạt động sản xuất

8

I.4 Các cụm sản xuất chính trong nhà máy

8

Giới thiệu về nguyên liệu condensate Nam Côn sơn

9

II.1 Nguồn gốc hình thành condensate

9

II.2 Thành phần và tính chất của condensate
II.3 Các hướng chế biến và sử dụng condensate hiện nay
III.

Trang

Các sản phẩm dầu mỏ thông dụng từ quá trình chưng cất khí quyển

10
16
18

III.1. Chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
18


IV.

V.

III.2. Thị trường các sản phẩm dầu mỏ ở Việt Nam

21

Kế hoạch hoá và tối ưu hoá trong nhà máy lọc dầu

30

IV.1.

Lập kế hoạch sản xuất

30

IV.2.

Tối ưu hoá quá trình sản xuất ( lập kế hoạch tối ưu)

33

Phần mềm mô phỏng phục vụ tính toán tối ưu

35

V.1.


Quá trình mô phỏng hệ thống công nghệ hoá học

35

V.2.

Phần mềm mô phỏng Hysys

38

V.3.

Tối ưu hoá quy trình công nghệ dựa vào công cụ tối ưu hoá
(Optimizer) trong Hysys

43


Luận văn thạc só
VI.

4

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

PHẦN II

TÍNH TOÁN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


Chương I

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CỤM CHƯNG CẤT CONDENSATE

I.

45

Quy trình công nghệ cụm chưng cất Condensate

46

I.1 Sơ đồ quy trình công nghệ

46

I.2 Sơ dồ dòng chảy công nghệ

46

I.3

Thuyết minh quy trình công nghệ

47
II.

Xây dựng mô hình

49


II.1. Lựa chọn đối tượng trong quy trình công nghệ để xây dựng mô hình 49

63

II.2. Chuẩn bị số liệu

50

II.3. Chọn phương pháp tính toán nhiệt động

58

II.4. Chọn thuật toán giải cho các mô hình

60

II.5. Các bước tính toán mô hình cụm chưng cất Condensate
II.6. Kết quả tính toán

72

II.7. Nhận xét kết quả

73

Chương II

MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT CONDENSATE
NAM CÔN SƠN


I.

Điều chỉnh các số liệu đầu vào cho mô hình

75

I.1 Thành phần và tính chất của nguyên liệu

75

I.2 Điều kiện vận hành ban đầu

77

I.3 Các thông số vận haønh

77


Luận văn thạc só
II.

5

Kết quả mô phỏng

78

II.1 Thông số vận hành

78
II.2 Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
78
III.

Nhận xét kết quả

Chương III

80

TỐI ƯU HOÁ QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT CONDENSATE
NAM CÔN SƠN

I.

Cơ sở tính toán

82

II.

Xây dựng bài toán tối ưu

83

II.1

Xác định các biến cơ cấp


83

II.2

Xác định hàm mục tiêu

85

II.3

Xác định điều kiện ràng buộc

88

III.

IV.

Giải bài toán tối ưu

89

III.1

Kết quả của phương án 1

89

III.2


Kết quả của phương án 2

90

Nhận xét kết quả

PHẦN III

KẾT LUẬN

PHẦN IV

PHỤ LỤC

91


Luận văn thạc só

6

PHẦN MỘT

TỔNG QUAN


Luận văn thạc só

7


I. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY LỌC DẦU CÁT LÁI
I.1 Lịch sử thành lập và định hướng phát triển
Ngày 19/6/1986, được sự chấp thuận của Chính phủ và Thành phố, Xí
nghiệp liên doanh dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (tiền thân của Công ty dầu
khí Thành phố Hồ Chí Minh) được thành lập. Đơn vị sản xuất của xí nghiệp ban
đầu chỉ gồm nhà máy lọc dầu Cát Lái có công suất 40.000 tấn/năm.
Khi mới xây dựng, nhà máy chỉ có một cụm chưng cất với tên gọi là cụm
chưng cất Mini. Cụm chưng cất Mini với 4 tháp đệm sử dụng nguyên liệu là dầu
thô Bạch Hổ, sản xuất các loại sản phẩm: xăng, dầu lửa, dầu diesel và dầu đốt
công nghiệp (Fuel Oil).
Đến năm 1994, nhận thấy cụm chưng cất Mini chưa đem lại hiệu quả kinh
tế như mong muốn, nhà máy đã đầu tư và lắp đặt thêm hai cụm chưng cất mới:
cụm chưng cất Condensate với công suất 350.000 tấn/năm, sử dụng nguyên liệu
condensate để sản xuất xăng và cụm chưng cất LPG được sử dụng để tái chưng
cất phần khí không ngưng (Off Gas) từ cụm chưng cất Condensate để thu hồi
xăng và sản xuất khí đốt hóa dân dụng (LPG).
Quá trình hoạt động của cụm chưng cất Condensate tạo ra phần nặng là
Bottoms. Trước thực tế này, nhà máy đã cải tạo cụm chưng cất Mini sẵn có để
chuyển Bottoms thành các sản phẩm khác có giá trị hơn.
Đến năm 2005, xác định việc pha sản phẩm thô naphtha nặng (NA-2) vào
xăng sẽ không có lợi trong điều kiện Chính phủ bải bỏ việc lưu hành xăng A 83
trên thị trường, nhà máy quyết định cải tạo cụm chưng cất LPG để chưng cất thử
nghiệm NA-2 sản xuất dung môi góp phần đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh
của công ty.
Dự kiến, vào đầu năm 2007, nhà máy sẽ đầu tư và xây dựng một hệ thống
chế biến sâu nhằm nâng cao chỉ số octan cho các sản phẩm naphtha thô từ cụm
chưng cất Condensate đáp ứng các yêu cầu chiến lược của công ty một khi mặt
hàng xăng A 83 bị cấm sản xuất và lưu thông trên thị trường.
I.2 Địa điểm xây dựng
Nhà máy lọc dầu Cát Lái có diện tích 25 ha toạ lạc tại phường Thạnh Mỹ

Lợi, Quận 2, cách trung tâm thành phố 18 km về phía Đông Bắc, đây là nhà máy
lọc dầu đầu tiên tại Việt Nam.


Luận văn thạc só

8

I.3 Nguyên Liệu cho hoạt động sản xuất
Nguyên liệu cho toàn bộ hoạt động sản xuất của nhà máy là condensate.
Nguồn condensate được nhập chủ yếu từ Singapore, Thái Lan và một số nước
trong khu vực Đông Nam Á do có vị trí địa lý gần Việt Nam nên giá cả vận
chuyển sẽ đỡ tốn kém.
Ngoài ra, nhà máy còn sử dụng nguồn condensate từ nhà máy chế biến khí
Dinh Cố. Tuy nhiên, nguồn condensate này không nhiều và thường ít sử dụng để
làm nguyên liệu cho cụm Condensate mà được dùng làm chất nền pha xăng tạo
sản phẩm.
Khoảng đầu năm 2002, Saigon Petro đã ký được một hợp đồng dài hạn với
công ty dầu khí BP để mua nguồn nguyên liệu condensate Nam Côn Sơn của dự
án khí Nam Côn Sơn. Đây là nguồn nguyên liệu trong nước với trữ lượng lớn sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hoạt động sản xuất của nhà máy đồng thời sẽ
giúp nhà máy chủ động trong vấn đề nguyên liệu một khí tình hình dầu khí trên
thế giới có biến động lớn.
I.4 Các cụm sản xuất chính trong nhà máy
I.4.1 Cụm chưng cất Condensate
Bao gồm một cột chưng cất khí quyển loại mâm van có dòng trích ngang
với công suất thiết kế là 350.000 tấn/năm với chức năng là sản xuất xăng thô
(naphtha) từ nguyên liệu condensate. Sản phẩm phụ là phần đáy (bottoms) có
thể được đưa qua cụm chưng cất Mini để tiếp tục chưng cất tạo ra các sản phẩm
có giá trị hoặc đem đi pha trộn để sản xuất dầu DO (diesel) tuỳ thuộc vào thành

phần và tính chất của nguyên liệu condensate.
I.4.2 Cụm chưng cất Mini
Bao gồm hai cột chưng cất khí quyển loại tháp đệm với công suất là
120.000 tấn/năm (sau khi cải tạo) hoạt động độc lập với cụm chưng cất
Condensate, có chức năng sản xuất các bán thành phẩm pha chế dầu hoả, dầu
DO và FO (fuel oil) từ nguyên liệu là bán thành phẩm Bottoms của cụm chưng
cất Condensate.
I.4.3 Cụm chưng cất dung môi
Được cải tạo từ cụm chưng cất LPG và đang trong giai đoạn thử nghiệm sản
xuất dung môi. Cụm bao gồm một cột chưng cất khí quyển dạng mâm van có
dòng trích ngang với công suất vận hành tối đa khoảng 9000 tấn/năm (theo thực
tế), hoạt động song song với cụm Condensate có chức năng sản xuất thử nghiệm


Luận văn thạc só

9

các loại dung môi Petroleum Ether, Rubber Solvent, White Spirit từ nguyên liệu
NA-2 của cụm chưng cất Condensate.
II. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU CONDENSATE
II.1 Nguồn gốc hình thành Condensate
Condensate là khí ngưng tụ, là một hỗn hợp đồng thể ở dạng lỏng thu được
từ nguồn khí mỏ khai thác lên sau khi đã tách khí không ngưng bao gồm các
hydrocarbon có số nguyên tử C là 1 và 2 (C1, C2), các khí hoá lỏng (LPG) bao
gồm C3, C4. Do condensate thu được từ quá trình ngưng tụ khí mỏ nên nó mới có
tên là khí ngưng tụ.
Thông thường, trong một số giếng dầu tồn tại cả dầu thô và khí (khí đồng
hành). Giữa hai pha dầu thô và khí tồn tại một pha cân bằng, trong đó một phần
khí bị hoà tan vào trong dầu thô. Lượng khí hoà tan này phụ thuộc vào nhiệt độ

và áp suất dưới các giếng dầu. Nhiệt độ càng thấp, áp suất càng cao thì lượng
khí hoà tan càng lớn và ngược lại. Khi khí đồng hành được khai thác lên, nó kéo
theo các cấu tử nặng hơn C4 như C5, C6, C7… Các cấu tử nặng này được tách ra
khỏi chất lỏng khí thiên nhiên ở dạng lỏng, có tính chất gần giống xăng và được
gọi là xăng tự nhiên (natural gasoline) và được sử dụng để bổ sung vào các sản
phẩm chế biến từ phần nhẹ của dầu thô như: xăng, nhiên liệu hàng không…Ngay
bản thân khí khai thác được từ các mỏ khí thiên nhiên (không có dầu thô) cũng
có các cấu tử nặng này và chúng cũng được thu hồi, sử dụng tương tự như trong
trường hợp khí đồng hành.
Tuy cùng được xếp chung vào trong số các sản phẩm lỏng thu hồi từ khí
nhưng thành phần và nguồn gốc của condensate có sự khác biệt so với xăng tự
nhiên.
Như trên đã nói, giữa hai pha khí đồng hành và dầu thô trong mỏ dầu tồn
tại một cân bằng pha. Khi độ sâu khai thác tăng lên, hoặc ở các mỏ khí ngưng
(gas-condensate fields) nằm rất sâu dưới lòng đất, nhiệt độ và áp suất trong mỏ
tăng lên rất cao (áp suất có thể lên tới 104 atm) thì cân bằng hai pha trên đây trở
thành cân bằng một pha, có nghóa là C1, C2 và hydrocarbon nặng hơn tồn tại
dưới dạng trung gian giữa khí và lỏng. Pha trung gian này được khai thác lên và
được phân tách thành hai pha khí và lỏng và pha lỏng này được gọi là
condensate.
Ở Việt Nam hiện nay, condensate thu được từ việc khai thác và sử dụng khí
đồng hành mỏ Bạch Hổ và từ quá trình khai thác, chế biến khí của dự án khí
Nam Côn Sơn.


Luận văn thạc só

10

• Condensate Bạch Hổ:

Condensate Bạch Hổ thu được từ việc khai thác và xử lý khí đồng hành của
mỏ Bạch Hổ.
Khí đồng hành thu được trong qúa trình khai thác dầu từ các giếng dầu được
thu gom về giàn nén trung tâm của mỏ Bạch Hổ. Tại giàn nén trung tâm, khí
được nén đến áp suất cao và được vận chuyển bằng đường ống đến nhà máy xử
lý khí Dinh Cố (Dinh Co GPP). Tại đây khí đồng hành được xử lý để tách khí
khô cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Phú Mỹ, sản xuất LPG và thu
được condensate. Hiện nay, sản lượng condensate thu được trung bình khoảng
130 tấn condensate/ năm .
• Condensate Nam Côn Sơn:
Condensate Nam Côn Sơn là sản phẩm phu,ï thu được trong qúa trình vận
chuyển khí trong đường ống hai pha từ ngoài khơi vào bờ của dự án khí Nam
Côn Sơn với sản lượng trung bình hiện nay vào khoảng 600 tấn condensate/ngày
đêm. Đây là dự án khí lớn nhất Việt Nam bao gồm hệ thống đường ống chính
dài 400 km, bắt nguồn từ các mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ thuộc vùng bồn trũng
Nam Côn Sơn và kết thúc ở Phú Mỹ – Tân Thành – Bà Rịa – Vũng Tàu, nhà
máy xử lý Dinh Cố, Trung tâm phân phối khí Phú Mỹ.
Các dự án khí Bạch Hổ, Nam Côn Sơn trong giai đoạn hiện nay cung cấp
khoảng 4 tỷ m3 khí, 350.000 tấn khí hóa lỏng và 300.000 tấn condensate mỗi
năm.
II.2 Thành phần và tính chất của condensate Nam Côn Sơn
Condensate là hỗn hợp của các hydrocarbon bao gồm: n-parafin, isoparafin, naphten, aromatic, trong đó hàm lượng hydrocarbon parafinic chiếm tới
trên 70% và tỷ lệ hydrocarbon aromatic chỉ chiếm dưới 10%. Condensate có
thành phần và tính chất tương tự dầu thô nhẹ. Nó nặng, có thành phần phức tạp
và nhiều tạp chất hơn so với xăng tự nhiên.
Bảng I-1

Thành phần của condensate Nam Côn Sơn (ASTM 5134)

No

1
2
3
4
5

Compositions
Methane
Ethane
Propane
i-Butane
n-Butane

Result
%Wt
0,000
0,005
0,069
0,474
1,174

%mol
0,000
0,020
0,185
0,962
2,380


Luận văn thạc só

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

36
37
38
39
40
41
42
43
44

11

Neo-Pentane
i-Pentane
n-Pentane
2,2-Dimethylbutane
Cyclopentane
2,3-Dimethylbutane
2-Methylpentane
3-Methylpentane
n-Hexane
2,2-Dimethylpentane
Methylcyclopentane
2,4-Dimethylpentane
2,2,3-Trimethylbutane
Benzene
3,3-Dimethylpentane
Cyclohexane
2-Methylhexane
2,3-Dimethylpentane

1,1-Dimethylcyclopentane
3-Methylhexane
1-trans-3-Dimethylcyclopentane
1-cis-3-Dimethylcyclopentane
1-trans-2-Dimethylcyclopentane
1-cis-2-Dimethylcyclopentane
n-Heptane
Methylcyclohexane
2,2-Dimethylhexane
2,2,3-Trimethylcyclopentane
Ethylcyclopentane
2,5-Dimethylhexane
2,4-Dimethylhexane
1-trans,2-cis-4-Trimethylcyclopentane
3,3-Dimethylhexane
1-trans,2-cis,3-Trimethylcyclopentane
2,3,4-Trimethylpentane
Methylbenzene (Toluene)
1,1,2-Trimethylcyclopentane
2,3-Dimethylhexane
2-Methyl-3-Ethyl-pentane

0,000
2,904
2,442
0,148
0,433
0,497
2,361
1,291

2,650
0,094
2,609
0,219
0,043
0,889
0,064
2,133
1,228
0,345
0,231
1,125
0,595
0,557
0,971
0,000
2,900
6,332
0,278
0,000
0,380
0,217
0,205
0,277
0,054
0,270
0,000
3,678
0,090
0,186

0,000

0,000
4,744
3,988
0,202
0,592
0,680
3,229
1,766
3,623
0,111
3,069
0,257
0,051
1,045
0,076
2,509
1,444
0,406
0,272
1,323
0,699
0,656
1,142
0,000
3,410
6,532
0,287
0,000

0,393
0,224
0,211
0,286
0,056
0,278
0,000
3,795
0,093
0,192
0,000


Luận văn thạc só
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60

61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83

12

2-Methylheptane
4-Methylheptane
1-cis-2-trans-4-Trimethylcyclopentane
3-Methylheptane

1,4-Dimethylcyclohexane
1,1- Dimethylcyclohexane
1-Methyl,3-trans Ethylcyclopentane
1-Methyl,3-cis Ethylcyclopentane
1-Methyl,2-trans Ethylcyclopentane
1-Methyl,2-cis Ethylcyclopentane
1-trans,2-Dimethylcyclopentane
C8N
1-cis,2-Dimethylcyclohexane
n-Octane
Isopropylcyclopentane
C8N
1,1,3-Trimethylcyclopentane
2,3,5-Trimethylhexane
2,2-Dimethylheptane
1,2-cis-Dimethylcyclohexane
2,4-Dimethylheptane
C8N
n-Propylcyclopentane
1-Methyl,4-Ethylcyclopentane
2,6-Dimethylheptane
C9N
1,1,3-Trimethylcyclohexane
2,5-Dimethylheptane
3,5-Dimethylheptane
C9N
C9N
Ethylbenzene
3,3,4-Trimethylhexane
1,3,5-Trimethylcyclohexane

C9N
C9N
1,3-Dimethylbenzene (m-Xylene)
1,4-Dimethylbenzene (p-Xylene)
2,3-Dimethylheptane

1,272
0,386
0,042
2,167
0,664
0,179
0,133
0,114
0,156
0,000
0,510
0,000
0,407
2,690
0,063
0,000
0,000
0,000
0,034
0,063
0,118
0,145
0,898
0,558

0,291
0,113
0,381
0,087
0,050
0,000
0,000
0,700
0,000
0,249
0,000
0,000
4,245
0,000
0,162

1,313
0,399
0,043
2,236
0,685
0,185
0,137
0,118
0,161
0,000
0,526
0,000
0,419
2,775

0,058
0,000
0,000
0,000
0,032
0,058
0,109
0,133
0,825
0,513
0,267
0,104
0,350
0,080
0,046
0,000
0,000
0,643
0,000
0,228
0,000
0,000
3,900
0,000
0,149


Luận văn thạc só
84
85

86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
112
113
114
115

116
117
118
119
120
121
122

13

3,4-Dimethylheptane
C9N
C9N
4-Ethylheptane
4-Methyloctane
2-Methyloctane
C9N
3-Ethylheptane
3-Methyloctane
C9N
1,2-Dimethylbenzene (o-Xylene)
C9N
C9N
C9N
Dimethyl-Ethylcyclopentane
Dimethyl-Ethylcyclopentane
Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane

Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane
Methyl-Ethylcyclohexane
n-Nonane
C9N
C9N
Isopropylbenzene
Methyl-Ethylcyclohexane
C9N
C9N
2,2-Dimethyloctane
4,4-Dimethyloctane
C9N
C10N
C10N

0,000
0,000
0,000
0,065
0,321
0,562
0,069
0,080
0,494
0,042

1,017
0,461
0,244
0,039
0,065
0,034
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
2,647
0,198
0,092
0,144
0,205
0,149
0,068
0,234
0,000
0,039
0,573
0,000


0,000
0,000
0,000
0,060
0,295
0,516
0,063
0,073
0,454
0,038
0,935
0,424
0,224
0,036
0,060
0,032
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
0,000
2,432
0,164
0,076

0,119
0,170
0,123
0,056
0,194
0,000
0,033
0,475
0,000


Luận văn thạc só
123
124
125
126
127
128
129
130
131
132
133
134
135
136
137
138
139
140

141
142
143
144
145
146
147
148
149
150
151
152
153
154
155
156
157
158
159
160
161

n-Butylcyclopentane
2,7-Dimethyloctane
C10N
C10N
2,6-Dimethyloctane
3,3-Dimethyloctane
n-propylbenzene
3,6-Dimethyloctane

2-Methyl,3-Ethylbenzene
C10N
1-Methyl,3-Ethylbenzene
1-Methyl,4-Ethylbenzene
C10N
1,3,5-Trimethylbenzene
2,3-Dimethyloctane
4-Ethyloctane
isoDecane
5-Methylnonane
1-Methyl,2-Ethylbenzene
2-Methylnonane
C10N
3-Ethyloctane
C10N
3-Methyloctane
C10N
C10N
1,2,4-Trimethylbenzene
Methylpropylcyclohexane
Methylpropylcyclohexane
Methylpropylcyclohexane
C10N
C10N
C10N
C10A
C10A
C10A
n-Decane
C11

C12N

14

0,000
0,203
0,000
0,000
0,471
0,067
0,379
0,171
0,089
0,000
0,820
0,298
0,078
0,975
0,070
0,000
0,175
0,102
0,309
0,414
0,196
0,000
0,000
0,374
0,000
0,000

1,341
0,173
0,044
0,064
0,051
0,000
0,000
0,061
0,086
0,103
2,385
7,632
5,705

0,000
0,168
0,000
0,000
0,390
0,055
0,314
0,142
0,074
0,000
0,679
0,247
0,064
0,808
0,058
0,000

0,145
0,084
0,256
0,343
0,162
0,000
0,000
0,310
0,000
0,000
1,111
0,143
0,036
0,053
0,042
0,000
0,000
0,051
0,071
0,085
1,975
5,840
4,050


Luận văn thạc só
162
163
164
165


15

C13
C14
C15
C16
TOTAL

5,272
3,321
2,348
1,090
100

3,490
2,060
1,370
0,600
100

Tính chất condensate phụ thuộc vào vị trí địa lý, lịch sử hình thành mỗi mỏ,
qúa trình khai thác…Sau đây là một số tính chất đặc trưng của condensate Nam
Côn Sơn lấy từ nguồn dữ liệu phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
chế biến dầu khí.
Bảng I-2
STT
1

2


3
4
5
6
7
8

Các đặc tính kỹ thuật của condensate Nam Côn Sơn
Đặc tính kỹ thuật
Distillation ASTM D 86
IBP, deg.C
5%Vol., deg.C
10%Vol., deg.C
20%Vol., deg.C
30%Vol., deg.C
40%Vol., deg.C
50%Vol., deg.C
60%Vol., deg.C
70%Vol., deg.C
80%Vol., deg.C
90%Vol., deg.C
95%Vol., deg.C
FBP, deg.C
Residue, %Vol
Loss, %Vol
API Gravity
Specific Gravity @ 60/600F
Density at 15 deg. C, g/ml
Sulphur content, Wt.%

Reid Vapour pressure, psi
Total acid number, mg KOH/g
Viscosity at 20 deg. C, cSt
Copper Strip Corrosion 3hrs@500C
Water content, ppm

Phương pháp thử
ASTM D 86

ASTM D 1298

ASTM D 1266
ASTM D 323
ASTM D 97
ASTM D 445
ASTM D 130
ASTM D 1744

Kết quả
37,1
57,2
66,5
82,6
96,1
108,6
120,9
135,4
155,8
183,8
230,9

269,3
289,1
1,7
1,3
57,25
0,7497
0,7494
0,023
7,16
0,014
0,7974
1a
170


Luận văn thạc só

16

9
10
11
12
13
14
15
16
17

Mercaptan Sulfur, Wt.%

Wax content, Wt.%
Cloud point, deg. C
Freezing point, deg. C
Pour point, deg. C
Total Nitrogen, Wt.%
CO2, ppm
H2S, ppm
RON Condensate
20-700C
20-700C
20-700C

ASTM D 3227
UOP 46
ASTM D 2500
ASTM D 2386
ASTM D 97
Kjeldahn
GC
GC
ASTM D 2699

0,0030
0,00
< -55
< -55
< -55
0.015
26
2,3

57,8
77,8
64,1
48,0

18

MON

ASTM D 2700

54,4

II.3 Các hướng chế biến và sử dụng condensate hiện nay
Trước đây condensate thu hồi được chủ yếu được pha trộn trở lại với dầu
thô làm nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu. Những nghiên cứu gần đầy cho thấy
condensate có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:
+ Sử dụng làm nhiên liệu đốt trực tiếp trong các nhà máy nhiệt điện.
+ Làm nguyên liệu cho qúa trình chưng cất sản xuất các lọai nhiên liệu,
dung môi và các qúa trình chế biến sâu phục vụ cho ngành hóa dầu.
Ở Việt Nam hiện nay, condensate chỉ được sử dụng để pha chế xăng hoặc
chưng cất sản xuất nhiên liệu và các lọai dung môi dầu mỏ.
II.3.1 Sản xuất nhiên liệu
Từ condensate có thể chế biến để thu được các nhiên liệu có giá trị thương
phẩm cao như : xăng ô tô, dầu lửa, dầu diesel…bằng một số phương pháp như:
+ Pha chế condensate trực tiếp với các chế phẩm và phụ gia để sản xuất
xăng ô tô có chỉ số octan trung bình. Tuy nhiên việc pha trộn chỉ thuận lới đối
với condensate Bạch Hổ do có khoảng nhiệt độ sôi nằm trong phân đoạn
naphtha, điểm sôi cuối (FBP) < 2000C; riêng condensate Nam Côn Sơn có FBP
xấp xỉ 3000C nên không thể pha trộn do sản phẩm không đạt chỉ tiêu chất lượng

của xăng (yêu cầu FBP ≤ 2150C).
+ Tiến hành chưng cất phân đoạn để tạo thành các bán thành phẩm pha
xăng, dầu lửa và dầu DO. Do các phân đoạn naphtha được chưng cất từ
condensate có chỉ số octane tương đối thấp (65-75) nên cần phải pha thêm chế


Luận văn thạc só

17

phẩm reformate hoặc các phụ gia tăng chỉ số octane ( MTBE, MMT, cồn tinh
khiết…) để đáp ứng chất lượng xăng thương phẩm.
+ Thực hiện các quá trình chế biến sâu (reforming, isomerization) các
phân đoạn naphtha chưng cất từ condensate nhằm nâng cao chỉ số octane sau đó
tiếp tục đem đi pha chế.
II.3.2 Sản xuất dung môi
Phân đoạn naphtha nặng được chưng cất trực tiếp từ condensate có khoảng
nhiệt độ sôi từ 70 – 1800C đem đi chưng cất ta thu nhận được các phân đoạn có
thể sử dụng làm dung môi hữu cơ. Dung môi hưu cơ là loại nguyên liệu phổ biến
và quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Các dung môi này được sử dụng
rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất mực in, sơn, chất đánh bóng,
chất tẩy rửa, chất kết dính…Ngoài ra, dung môi còn được sử dụng rộng rãi trong
các nhà máy sản xuất cao su, dầu thực vật…
Hiện nay, hầu như toàn bộ lượng dung môi sử dụng ở trong nước đều phải
nhập từ nước ngoài về, do đó việc nghiên cứu sử dụng condensate để sản xuất
dung môi là phương án hoàn toàn khả thi và có ý nghóa thực tiễn lớn nhằm đáp
ứng một phần nhu cầu về dung môi ngày càng tăng đối với nền công nghiệp
đang trên đà phát triển của đất nước chúng ta.
II.3.3 Sản xuất nguyên liệu cho ngành hoá dầu
Các nguyên liệu quý của công nghiệp hoá dầu như: các olefin, etylene,

propylene, butadiene thu nhận được từ khi thực hiện quá trình cracking hơi
condensate. Nếu không có nguồn nguyên liệu nào khác để sản xuất etane,
propane thì condensate thực sự là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất
olefin.
Ngoài ra, các hợp chất thơm như: benzene, toluene, xylene cũng có thể thu
nhận qua quá trình reforming xúc tác condensate, đây là nguồn dung môi và
nguyên liệu quý cho hoá dầu.
III.

CÁC SẢN PHẨM DẦU MỎ THÔNG DỤNG TỪ QUÁ TRÌNH
CHƯNG CẤT KHÍ QUYỂN

III.1 Chủng loại và chỉ tiêu chất lượng sản phẩm
III.1.1 Các loại nhiên liệu
1) Xăng nhiên liệu (Gasoline)


Luận văn thạc só

18

Xăng là hỗn hợp phức tạp của hydrocarbon nhẹ sôi trong khoảng nhiệt độ
30 C – 2500C. Xăng được sản xuất chủ yếu từ dầu mỏ, condensate, than đá, đá
phiến nhiên liệu. Xăng chủ yếu được dùng làm nhiên liệu trong động cơ chế hoà
khí có bộ đánh lửa và làm dung môi công nghiệp. Xăng nhiên liệu gồm hai loại
chính: xăng ôtô và xăng máy bay.
0

Các chỉ tiêu quan trọng: chỉ số octane, áp suất hơi, đường cong chưng cất.
2) Dầu hoả dân dụng (Kerosine)

Dầu hoả bao gồm phân đoạn chưng cất có nhiệt độ sôi khoảng 1500C –
2800C, chủ yếu được dùng để thắp sáng, đun nấu. Ngoài ra, dầu hoả được dùng
làm dung môi để đốt lò trong công nghiệp.
Các chỉ tiêu quan trọng: chiều cao ngọn lửa không khói, điểm chớp cháy,
màu saybolt.
3) Nhiên liệu máy bay phản lực dân dụng (Jet-A1)
Có thành phần chưng cất giống như dầu hoả (2000C – 3000C, d15 = 0,75 –
0,84) nhưng các yêu cầu khác đặc biệt hơn, chứa các phụ gia đặc biệt như: chống
oxy hoá, khử hoạt tính của kim loại đối với nhiên liệu, phụ gia tăng tính dẫn
điện của nhiên liệu nhằm giảm khả năng tích tụ tónh điện, chất đóng băng trong
hệ thống nhiên liệu…Ngoài ra, nhiệt trị của nhiên liệu cũng là một chỉ tiêu quan
trọng. Mỗi loại máy bay được thiết kế với một giới hạn nhiệt trị của nhiên liệu.
Nếu sử dụng nhiên liệu có nhiệt trị cao đối với cùng một thể tích chứa nhiên liệu
đã được thiết kế, máy bay sẽ bay được quãng đường dày hơn.
4) Dầu DO (Diesel oil)
Dầu DO là phân đoạn chưng cất có nhiệt độ sôi từ 2000C – 4000C tuỳ vào
từng chủng loại. Dầu DO được dùng cho động cơ diesel. Có 3 loại chính:
+ Loại đặc biệt: có nhiệt độ sôi trong khoảng 2000C – 3000C. Dùng cho
động cơ diesel có vòng tua nhanh (hơn 800 vòng/phút), thường xuyên thay đổi
tải trọng và vận tốc hoặc trong điều kiện nhiệt độ môi trường thấp.
+ Loại thông thường: có nhiệt độ sôi cuối khoảng 3500C. Dùng cho động
cơ diesel có vòng tua nhanh (hơn 800 vòng/phút) tải trọng lớn, vận tốc ổn định.
+ Loại nặng: bao gồm phân đoạn chưng cất nặng hoặc pha trộn với phần
cặn chưng cất. Dùng cho động cơ diesel có vòng tua trung bình và chậm (250 –
800 vòng/phút hoặc nhỏ hơn 250 vòng/phút), tải trọng và tốc độ ổn định, làm
việc liên tục trong thời gian dài.


Luận văn thạc só


19

Các chỉ tiêu quan trọng: chỉ số cetane, hàm lượng lưu huỳnh, độ nhớt, điểm
đông đặc, điểm chớp cháy.
5) Dầu FO (Fuel oil)
Là nhiên liệu đốt lò, tuỳ chủng loại, thành phần có thể bao gồm các phân
đoạn chưng cất nặng, được phân loại chủ yếu theo nhiệt độ chớp cháy và độ
nhớt. Theo tiêu chuẩn ASTM, FO được phân thành 6 loại phù hợp với đặc tính
kỹ thuật của từng thiết bị sử dụng:
+ Loại 1: có nhiệt độ sôi trong khoảng 2000C – 3000C. Dùng cho béc đốt
có thiết bị bốc hơi nhiên liệu. Có độ bay hơi cao và độ nhớt thấp.
+ Loại 2: có nhiệt độ sôi cuối khoảng 3500C, nặng hơn loại 1, dùng cho
béc đốt có thiết bị tán sương nhiên liệu. Có độ bay hơi cao và độ nhớt thấp. Loại
1 và loại 2 dùng cho các lò đốt cỡ nhỏ và trung bình.
+ Loại 3 (nhẹ): phân đoạn nặng hoặc pha trộn giữa phân đoạn nặng và
phần cặn, có độ nhớt vào khoảng 2 – 5,8 cSt (380C), dùng cho các béc đốt có
thiết bị tán sương nhiên liệu có độ nhớt cao.
+ Loại 4 (nặng): hỗn hợp giữa phân đoạn nặng và phần cặn có độ nhớt
khoảng 5,8 – 26,8 cSt (380C), dùng cho béc đốt có thiết bị tán sương nhiên liệu
có độ nhớt cao, không cần thiết bị gia nhiệt.
+ Loại 5 (nhẹ): phần cặn chưng cất, có độ nhớt trung bình 26,4 – 26,5 cSt
(38 C), độ nhớt cao hơn loại 4. Thiết bị gia nhiệt chỉ cần đến nếu sử dụng trong
điều kiện khí hậu lạnh hoặc có các loại béc đốt đặc biệt.
0

+ Loại 5 (nặng): phần cặn chưng cất, có độ nhớt từ 65 – 194 cSt (380C), độ
nhớt cao hơn loại 5 nhẹ. Có công dụng như loại 5 nhẹ.
+ Loại 6: phần cặn chưng cất có độ nhớt cao. Cần thiết bị gia nhiệt trong
việc tồn trữ, bơm rót và thiết bị gia nhiệt ở béc đốt giúp cho việc tán sương
nhiên liệu được dễ dàng. Loại này chỉ sử dụng trong công nghiệp.

Các chỉ tiêu quan trọng: nhiệt độ chớp cháy, độ nhớt, độ sạch, điểm đông
đặc, hàm lượng lưu huỳnh.
III.1.2 Các loại dung môi hữu cơ
Chưng cất dầu thô hay các phân đoạn dầu thô tạo các phân đoạn hẹp hơn
có thể thu được các loại dung môi hữu cơ dùng trong các lónh vực như: công
nghiệp cao su, sản xuất giày, sản xuất sơn, mực in và chất tẩy rửa. Dưới đây là
một số loại dung môi có nguồn gốc dầu mỏ được sử dụng phổ biến:


Luận văn thạc só

20

1) Ether dầu mỏ (Petroleum ether)
Ether dầu mỏ là hỗn hợp của các parafin nhẹ, là phân đoạn dễ bay hơi nhất
trong các loại dung môi thường dùng và thường có khoảng nhiệt độ sôi hẹp và
độ sạch tương đối cao, được dùng làm trích ly chất thơm, trích ly chất béo, dầu
thực vật và có thể dùng như nhiên liệu. Ether dầu mỏ được chế tạo từ các sản
phẩm chưng cất trực tiếp, sản phẩm alkyl hoá, các sản phẩm tổng hợp. Chúng
được lưu hành dưới hai nhãn mác : 40 – 70 và 70 – 100 (các con số vừa nêu ứng
với giới hạn sôi).
2) Dung môi cao su (Rubber solvent)
Dung môi cao su là phân đoạn chưng cất có khoảng nhiệt độ sôi thấp (70 –
120 C) được dùng trong công nghiệp sản xuất bột cao su, chất keo dính, lốp cao
su, đệm phanh, mực khắc, tách béo da, mực và sơn lắc. Dung môi cao su được
chưng cất trực tiếp từ dầu mỏ hoặc từ quy trình reforming xúc tác đã được khử
thơm.
0

3) Dung môi dùng trong công nghiệp sơn (White spirit)

Dung môi dùng trong công nghiệp sơn được sản xuất từ phân đoạn xăng
chưng cất trực tiếp từ dầu mỏ và được chưng cất lại trong khoảng sôi hẹp 165 –
2200C. Hàm lượng hydrocarbon thơm đạt tới 16%.
White spirit còn được gọi là xăng trắng hay xăng thơm, thuộc họ dung môi
hydrocarbon. Về bản chất, White spirit là một sản phẩm dầu mỏ được lấy từ
phân đoạn cuối phân đoạn xăng và đầu phân đoạn kerosene.
White spirit được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp sơn dầu và một số
ngành công nghiệp khác như làm chất pha sơn, làm khô sơn, cho in màu trên vải.
Vì vậy, nó còn có tên là xăng pha sơn. Ngoài ra, nó còn được dùng để khử dầu
mỡ trên bề mặt kim loại, pha chế chất đánh bóng, lau khô.
Trên thị trường thường có 3 loại White spirit:
+ Dung môi pha sơn có hàm lượng aromatic thấp (Low aromatic White
spirit).
+ Dung môi pha sơn có điểm chớp cháy cao (High flash White spirit).
+ Dung môi pha sơn có hàm lượng aromatic cao (High aromatic White
spirit).
4) Xăng dung môi dùng trong mục đích kỹ thuật
Xăng dung môi dùng trong mục đích kỹ thuật công nghiệp có thành phần
phân đoạn rộng lớn hơn ứng với khoảng sôi 45 – 1700C. Xăng dung môi dùng


Luận văn thạc só

21

cho các mục đích kỹ thuật công nghiệp là xăng chưng cất trực tiếp, không có
cacbuahydro loại C2H5-, không có chất thơm (hàm lượng cacbuahydro thơm
không quy định). Xăng dung môi kỹ thuật dùng làm dung môi trong ngành công
nghiệp da nhân tạo, dùng để làm sạch vải, rửa kim loại và các chi tiết chống ăn
mòn.

III.2 Thị trường các sản phẩm dầu mỏ ở Việt Nam
III.2.1 Thị trường nhiên liệu
1) Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
So với các nước trong khu vực thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam
không cao và phần lớn nguồn xăng dầu được tiêu thụ là do nhập khẩu, chủ yếu
từ Singapore vào ba đầu mối tiếp nhận lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
và Hòn Gai. Từ đó phân phối đến các kho trên toàn quốc bằng nhiều phương
tiện vận chuyển khác nhau.
Theo thống kê, từ năm 2000 đến 2004, tổng sản lưởng xăng dầu nhập khẩu
có mức tăng trưởng bình quân khoảng 12%/năm. Năm 2000 nhập 7,533 triệu tấn,
năm 2001 là 8,013 triệu tấn, năm 2002 là 8,960 triệu tấn, năm 2003 là 9,841
triệu tấn và năm 2004 là 12 triệu tấn.
Con số nói trên chưa thật chính xác nhưng khá phù hợp với con số của tạp
chí Oil & Gas công bố vào đầu năm 2005, trong đó mức tiêu thụ xăng dầu ở Việt
Nam là 0,95 thùng/người/năm. Nhu cầu xăng dầu trung bình của thế giới là 5
thùng/người/năm trong lúc đó ở Mỹ là 25 thùng/người/năm (1 tấn xăng bằng
khoảng 7,2 thùng).
Thị trường xăng dầu Việt Nam hình thành ba vùng tiêu thụ. Trong những
năm qua, thị trường miền Nam tiêu thụ khoảng 55 – 60%, miền Bắc khoảng 30 –
35% và miền Trung khoảng 10 – 15%.
Kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích
đáng khích lệ về sự phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn 1990 – 1995 đạt tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân 8,2%/năm. Các năm 1996, 1997 GDP liên tục tăng
trưởng cao (9,3% và 8,2%) tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực nên năm 1998 chỉ còn 5,6%. Sau khủng hoảng, do các chính sách
đúng đắn của Chính phủ nên sự phát triển đã được phục hồi, sự tăng trưởng cũng
tăng khá: năm 2003 tăng 7,4%, năm 2004 tăng 7,7%. Dự kiến năm 2005, để đạt
được các chỉ tiêu kinh tế xã hội sự tăng trưởng GDP sẽ phải ở con số 8,5%.
Sự phát triển ngành xăng dầu gắn chặt vào sự phát triển của nền kinh tế
nói chung và những chính sách kinh tế điều tiết cho ngành nói riêng. Kinh tế



Luận văn thạc só

22

phát triển nhanh sẽ làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng cá nhân cũng như của cả xã
hội và ngược lại. Dự báo sự tăng trưởng lạc quan của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng
tốt đến sự phát triển của ngành xăng dầu.
Dưới đây là một số số liệu thống kê của Việt Nam theo tổng hợp số liệu
của Ngân hàng thế giới qua các năm.
Bảng I-3 Số liệu thống kê về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam qua các năm

Năm

GDP
(MUSD)

Giá trị
công
nghiệp
tăng thêm
(MUSD)

1993
1994
1995
1996
1997
1998

1999
2000
2001
2002

16.938
18.435
20.194
22.080
23.880
25.265
26.478
27.934
29.819
31.958

4.660
5.313
6.054
6.889
7.759
8.405
9.052
9.966
11.422
13.078

Số xe
máy/1000
dân


Dân số
(triệu
người)

45,34
45,35
45,34
45,34
58,79
65,52
72,24
82,50
105,95
162,91

70,348
71,679
72,980
74,300
75,460
76,520
77,515
78,523
78,900
79,800

Giá trị sản
xuất điện
tăng thêm

(GWh)

1.890
2.010
1.280
1.460
2.180
3.660
3.270
2.340
2.570
2.820

Máy nông
nghiệp
(chiếc)

45.776
89.106
97.817
109.501
115.487
122.958
135.000
144.778
155.265
166.511

Vận chuyển hàng
không

tấn
hàng
hóa/km

Nghìn
người

50,34
59,45
70,2
82,9
103,6
95,6
98,5
116,3
127,45
139,67

1.200
1.670
2.290
2.108
2.527
2.304
2.600
2.881
3.305
3.792

Nguồn : World Bank Development 2003

Bảng I-4

Sản lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước từ 1995 – 2002

Đơn vị: nghìn tấn
Sản phẩm
DO
Xăng
Jet 1
FO
KO
Tổng cộng

1995
2.271
1.044
229
868
315
4.727

1997
3.102
1.081
391
1.022
244
5.840

1998

3.526
1.201
300
1.321
273
6.621

1999
3.742
1.302
255
1.627
230
7.156

2000
4.133
1.480
274
1.847
388
8.122

2001
4.080
1.732
294
2.096
525
8.727


2002
4.434
2.098
312
2.583
425
9.852

Nguồn : Niên giám thống kê 2003. Nghiên cứu quy hoạch phát triển Lọc – Hóa
dầu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của ngành dầu khí VN – Quyển
1: phần Hóa dầu – 1999 và các báo Người lao động, Thời báo kinh tế Việt Nam,
Sài gòn tiếp thị.
+ Xaêng


Luận văn thạc só

23

Hộ tiêu thụ xăng chính là giao thông vận tải. Giai đoạn 1990 – 1995 tiêu
thụ xăng tăng ở mức 17,86%/năm, giai đoạn 1995 – 1998 tăng 7,9%/năm, giai
đoạn 1998 – 2002 tăng trung bình 8,3%/năm và mức tiêu thu năm 2002 vào
khoảng 2098 nghìn tấn. Gần đây khi Nhà nước đưa ra các biện pháp tránh ùn tắc
giao thông bằng cách hạn chế một phần sự gia tăng lượng xe găn máy hai bánh
nhưng do sự phát triển nhanh của nền công nghiệp xe hơi nên lượng xăng tiêu
thụ trong những năm tới cũng vẫn tiếp tục tăng cao.
+ Nhiên liệu phản lực
Là sản phẩm trung bình, tiêu thụ ở Việt Nam năm 1998 là 300.000 tấn,
chiếm 3,93% tông nhu cầu sản dầu và chủ yếu được sử dụng cho vận tải hàng

không. Do chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao và tăng cường hợp tác với
nước ngoài, do sự phát triển nhanh của ngành du lịch, nên những năm tới nhu
cầu về nhiên liệu phản lực sẽ tăng đáng kể.
+ Dầu hỏa
Chủ yếu được sử dụng để đun nấu và thắp sáng, chiếm khoảng 3 – 4%
trong cơ cấu nhiên liệu nói chung. Năm 1990 mức tiêu thụ là 3,46kg/người, năm
1995 là 3,52kg/người, năm 1998 là 3,85kg/người, năm 2002 mức tiêu thụ vào
khoảng 5,13kg/người. Khu vực tiêu thụ chủ yếu ở miền núi, nông thôn và những
nơi chưa có điện. Ở thành thị cũng vẫn còn sử dụng một lượng nhỏ dầu hỏa cho
mục đích đun nấu vì rẻ hơn điện và LPG. Tuy nhiên, do sự phát triển của ngành
điện và sự gia tăng nhanh tiêu thụ LPG nên trong những năm tới nhu cầu tiêu
thụ dầu hỏa sẽ tăng chậm.
+ Nhiên liệu Diesel
Có nhu cầu tiêu thụ cao nhất, chiếm tới 42% tồng nhu cầu về nhiên liệu sử
dụng. Mức tiêu thụ năm 1998 là 46,8kg/người, năm 2002 là 53,5kgt/người, chủ
yếu phục vụ cho công nghiệp và giao thông vận tải. Những năm tới nhu cầu D.O
vẫn sẽ tăng nhưng chỉ ở mức trung bình.
+ Nhiên liệu F.O
Năm 2002 tiêu thụ khoảng 2583 nghìn tấn F.O và chiếm khoảng 25% tổng
nhu cầu nhiên liệu và có tỷ lệ tiêu thụ khá cao trong hơn mười năm qua. Tiêu
thụ F.O tăng trung bình 9,6%/năm giai đoạn 1990 – 1995, 16%/năm giai đoạn
1995 – 1998 và giai đoạn 1998 – 2002 là 18,3%/năm. Tiêu thụ tăng cao do phát
triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và các nhà máy nhiệt điện, sự hình
thành các khu công nghiệp tập trung có trạm phát nhiệt điện. Ưu điểm của F.O
là giá rẻ, dễ vận chuyển và tồn trữ nhưng gây ô nhiễm và hiệu quả thấp. Hiện


Luận văn thạc só

24


nay, các nhà máy sản xuất vật liệu đã ổn định và sự gia tăng không còn cao như
mấy năm trước.
Ngày 16 – 2 – 2005 cam kết thực hiện Nghị thư Kyoto đã có sự phê chuẩn
của 55 nước tham gia công ước khung về biến đỏi khí hậu. Theo Thứ trưởng Bộ
Tài Nguyên và Môi Trường Nguyễn Công Thành cho biết, Việt Nam tuy phê
chuẩn Nghị định thư Kyoto, song là nước đang phát triển nên không bắt buộc
thực thi. Mặc dù vậy Việt Nam vẫn nỗ lực tham gia, và chủ trương tăng cường
các dự án CDM (cơ chế phát triển sạch) nhằm cải tiến công nghệ, môi trường và
mang lại lợi nhuận cho đất nước. Vì vậy, nhiều nhà máy nhiệt điện đã và sẽ
chuyển sang sử dụng D.O hay thủy điện nên mức tăng trưởng về tiêu thụ nhiên
liệu F.O sẽ giảm đáng kể trong thời gian tới.
1) Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: sự gia
tăng về tăng trưởng GDP, sự phát triển về hệ thống cơ sở hạ tầng, về sự gia tăng
số lượng xe máy, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, gia vận chuyển hành
khách.v.v..Do vậy việc dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu một cách chính xác là
hết sức khó khăn. Có rất nhiều nguồn dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt
Nam trong nước và nước ngoài. Trong nước hiện có nhiều nguồn dự báo khác
nhau về nhu cầu, cơ cấu tiêu thụ theo sản phẩm và theo vùng, ngắn hạn hay dài
hạn.v.v.. Mặc dù các số liệu dự báo có khác nhau theo cơ quan hay tác giả dự
báo, nhưng mức độ khác nhau không quá lớn ở đa số trường hợp. Dự báo của các
cơ quan, đơn vị kinh doanh như Bộ Thương mại, Petrolimex…thường dựa trên số
liệu quá khứ và kinh nghiệm lập kế hoạch, còn các đơn vị nghiên cứu khác
thường căn cứ theo tỷ lệ trong GDP. Một số tổ chức nước ngoài khác cũng dựa
trên GDP hoặc có mô hình dự báo riêng (MDEES, WASP). Dưới đây là một số
dự báo:
Bảng I-5 Dự báo của WB trên mô hình năng lượng WASP (1998), trường hợp cơ
sở
Sản phẩm, tr.tấn/năm

Nhiên liệu D.O
Xăng
Nhiên liệu F.O
Dầu hỏa
Các nhiên liệu trung bình khác
Các nhiên liệu khác
Tổng coäng

2000
3,97
2,58
1,10
0,66
0,38
0,20
8,89

2005
6,12
4,53
1,32
1,05
0,62
0,33
13,97

2010
9,42
7,90
1,59

1,66
1,01
0,53
22,11


Luận văn thạc só

25

Bảng I-6 Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước năm 2002 - 2015
Đơn vị: nghìn tấn
Năm

Xăng

Jet A1

Dầu
hỏa

D.O

F.O

Tổng
cộng

2002
2003

2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

2184
2381
2595
2828
3055
3299
3563
3848
4156
4426
4714
5020
5346
5694

312
316

338
362
383
406
431
457
490
549
615
688
771
864

411
419
428
436
445
454
463
472
482
491
501
511
521
532

4287
4567

4887
5219
5600
5975
6376
6784
7200
7344
7491
7641
7794
7949

2585
2688
2796
2908
3024
3145
3271
3402
3538
3644
3753
3866
3982
4101

9779
10371

11044
11753
12507
13279
14104
14963
15866
16454
17074
17726
18414
19140

Bảng I-7

Mức tăng trưởng so với năm trước, %
Năm

Xăng

Jet A1

Dầu hỏa

D.O

F.O

2003
2004

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

9
9
9
8
8
8
8
8
6,5
6,5
6,5
6,5
6,5

1,3
7
7,1
5,8

6
6,2
6
7,2
12
12
11,9
12,1
12,1

1,9
2,1
1,9
2,1
2
2
1,9
2,1
1,9
2
2
2
2,1

6,5
7
6,8
7,3
6,7
6,7

6,4
6,1
2
2
2
2
2

4
4
4
4
4
4
4
4
3
3
3
3
3


×