Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu triển khai công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ huyện đăk rlấp tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------

NGUYỄN VĂN NGHĨA

NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TIÊU SỌ
HUYỆN ĐẮK RLẤP – TỈNH ĐẮK NÔNG
Chuyên ngành: Công nghệ môi trường
Mã số

: 60 85 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 - 2007


i

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHƯỚC

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TSKH. LÊ XUÂN HẢI

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG


Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ………tháng ……… năm 2007.


ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Nguyễn văn Nghĩa

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : .30/04/1978

Nơi sinh : Nghệ An

Chuyên ngành : Cơng nghệ mơi trường
Khố (Năm trúng tuyển): 2005
1- TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu triển khai công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ huyện Đắk Rlấp –
tỉnh Đắk Nơng
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Khảo sát tình hình sản xuất tiêu sọ và hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thả
chế biến tiêu sọ gây ra trên địa bàn huyện Đắk Rlấp.
- Nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ cho huyện Đắk Rlấp –
tỉnh Đắk Nông.
- Triển khai áp dụng thực tế tại cơ sở sản xuất tiêu sọ, hướng dẫn thiết kế và vận hành

cho người dân địa phương.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 07/07/2006
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 07/03/2007
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Nguyễn Văn Phước
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iii

LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Phước đã tận tình hướng dẫn và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và cán bộ của Khoa môi trường, Đại Học
Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu .
Cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trườngĐăk Nông, UBND huyện Đăk Rlấp, UBND
xã Đạo Nghóa, Đăk Sin và cơ sở Đặng Nhân Tài đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình điều tra thu thập thông tin và triển khai thực tế.
Cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp và các bạn sinh viên K2002 đã nhiệt tình hỗ trợ
và đóng góp ý kiến quý báu trong thời gian nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm..
Cuối cùng, xin chia sẻ niềm vinh dự này cùng gia đình và bè bạn đã luôn động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.


NGUYỄN VĂN NGHĨA


iv

TÓM TẮT

Nghề tiêu sọ đang được khuyến khích phát triển mạnh do giá trị xuất khẩu cao,
tuy nhiên, nước thải do sản xuất tiêu sọ có mức độ ô nhiễm cao bởi các chỉ tiêu
SS, COD, BOD5 và độ màu, nhưng chưa được quan tâm xử lý nên đã ảnh hưởng
đến sản xuất nông nghiệp lân cận.
Xử lý nước thải tiêu sọ được đề xuất bằng công nghệ sinh học kỵ khí kết hợp hiếu
khí và tận dụng hệ sinh thái tự nhiên để khử COD và độ màu với chi phí đầu tư
và vận hành thấp nhất phù hợp điều kiện các cơ sở sản xuất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả tách cặn bằng Sân phơi bùn trung bình đạt
99% đối với nước chà và 60% đối với nước ngâm. Sau khi tách cặn, nước thải có
COD khoảng 3000 mg/l và tỷ lệ BOD5/COD ∼ 0,3 được tiếp tục qua hệ thống
sinh học với hiệu suất khử COD đạt được 97% và độ màu 69%.
Triển khai thực tế trên mô hình thí điểm 10 m3/ngày tại cơ sở Đặng Nhân Tài cho
thấy, hệ thống hoạt động ổn định, nước thải sau hệ thống sinh học chỉ còn COD
xấp xỉ tiêu chuẩn và độ màu khá cao, nên tiếp tục được xử lý qua Bãi cỏ voi. Kết
quả chất lượng nước thải đầu ra, sau Bãi cỏ voi đạt TCVN5945:2005 (cột B) và
có thể khai thác cỏ voi làm thức ăn cho bò, ngoài ra bã tiêu có thể ủ hoai tạo ra
phân bón.


1

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN ......................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................ii
TÓM TẮT .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC .................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................6
MỞ ĐẦU .................................................................................7
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU VÀ SẢN XUẤT TIÊU SỌ........ 12
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU....................................................................12
1.1.1 Giới thiệu chung .................................................................................12
1.1.2 Cấu tạo và thành phần của hạt tiêu ....................................................13
1.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU SỌ ...........................15
1.2.1 Tình hình sản xuất tiêu sọ ở Việt Nam...............................................15
1.2.2 Tình hình sản xuất tiêu sọ tại Đăk Rlấp .............................................17
1.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỪ SẢN XUẤT TIÊU SỌ......................19
1.3.1 Hiện trạng ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất tiêu sọ ...............................19
1.3.2 Thành phần nước thải sản xuất tiêu sọ ...............................................20
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TIÊU SỌ ....... 23
2.1 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC.......................................................................23
2.2 PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC.....................................................................24
2.3 PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ.......................................................................25
2.3.1 Đông - keo tụ......................................................................................25
2.3.2 Hấp phụ ..............................................................................................27
2.4 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC ..................................................................27
2.4.1 Xử lý nước thải bằng công trình sinh học nhân tạo ............................27
2.4.1.2 Xử lý sinh học trong môi trường kỵ khí ......................................31
2.4.1.3 Động học của quá trình sinh học ...............................................34
2.4.2. Xử lý bằng công trình tự nhiên ..........................................................36
2.4.2.1 Hồ sinh học ................................................................................36
2.4.2.2 Cánh đồng tưới ..........................................................................37



2

CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT SẢN XUẤT TIÊU SỌ TẠI CƠ SỞ ĐẶNG NHÂN TÀI ..... 38
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG ..............................................................................38
3.2 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TIÊU SỌ.......................................................39
3.2.1 Qui trình sản xuất tiêu sọ....................................................................39
3.2.2. Xác định lượng nước sử dụng ............................................................40
3.2.3. Xác định hóa chất sử dụng.................................................................41
3.3 XÁC ĐỊNH LƯU LƯNG VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI TIÊU SỌ .....42
3.3.1 Xác định lưu lượng nước thải ..............................................................42
3.3.2 Xác định chế độ xả thải ......................................................................42
3.3.2 Xác định tính chất nước thải ...............................................................42
3.4 PHÂN TÍCH ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ......44
3.4.1 Phân tích định hướng công nghệ.........................................................44
3.4.2 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ phù hợp ...........................47
CHƯƠNG 4. NỘI DUNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................ 48
4.1 MÔ HÌNH SÂN PHƠI BÙN .....................................................................48
4.2. MÔ HÌNH LỌC SINH HỌC KỴ KHÍ......................................................49
4.2.1 Mô hình tónh xác định lượng xơ dừa thích hợp ...................................50
4.2.2. Mô hình tónh xác định các thông số động học ...................................51
4.3 MÔ HÌNH LỌC SINH HỌC HIẾU KHÍ...................................................52
4.3.1. Mô hình tónh xác định lượng xơ dừa thích hợp ..................................52
4.3.2. Mô hình tónh xác định các thông số động học ...................................54
4.4. MÔ HÌNH JARTEST ...............................................................................55
4.5 MÔ HÌNH LIÊN TỤC...............................................................................56
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 59
5.1. KẾT QUẢ MÔ HÌNH SÂN PHƠI BÙN ..................................................59
5.1.1 Chu kỳ và tốc độ lọc ...........................................................................59
5.1.2 Hiệu quả xử lý SS và COD.................................................................60
5.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN MÔ HÌNH LỌC KỊ KHÍ....................62

5.2.1 Kết quả xác định lượng xơ dừa thích hợp ...........................................62
5.2.2 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi COD theo thời gian..........................64
5.2.3 Xác định các thông số động học .........................................................65


3

5.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH LỌC HIẾU KHÍ......................66
5.3.1 Kết quả nghiên cứu xác định lượng xơ dừa thích hợp ........................66
5.3.2 Kết quả nghiên cứu sự biến đổi COD theo thời gian..........................68
5.3.3 Xác định các thông số động học .........................................................69
5.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN MÔ HÌNH JARTEST .........................70
5.4.1. Kết quả nghiên cứu bằng phèn FeCl3 ................................................70
5.4.2. Kết quả nghiên cứu bằng phèn Bách khoa........................................70
5.4.3. Kết quả nghiên cứu bằng phèn Al2(SO4)3 .........................................71
5.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN MÔ HÌNH LIÊN TỤC .....................72
CHƯƠNG 6. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ................. 74
6.1 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI ......................................74
6.2 TRIỂN KHAI MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM 10M3/NGÀY. ................................77
6.2.1 Qui trình công nghệ ............................................................................77
6.2.2 Xác định kích thước các bể xử lý........................................................78
6.2.3 Xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tiêu sọ 10m3/ngày. ....81
6.3 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THỰC TẾ ...................................84
6.3.1 Kết quả kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý ................................84
6.3.2 Các sản phẩm phụ ..............................................................................86
6.3.3 Xác định khối lượng vật tư và dự toán chi phí ....................................87
6.4. THUẬN LI VÀ HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG THỰC TẾ........................89
6.4.1 Thuận lợi ............................................................................................89
6.4.2 Hạn chế và biện pháp khắc phục........................................................90
6.5 HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ VÀ VẬN HÀNH ............................................91

6.5.1 Hướng dẫn thiết kế .............................................................................91
6.5.2 Hướng dẫn vận hành...........................................................................92
CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 96


4

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của tiêu đen và tiêu sọ.........................................14
Bảng 1.2 Thành phần và tải lượng các chất hữu cơ trong nước thải ....................21
Bảng 1.3 Kết quả phân tích nước thải sản xuất tiêu sọ huyện Đăk Rlấp .............22
Bảng3.1 Kết quả xác định lưu lượng bơm.............................................................24
Bảng3.2 Kết quả xác định lưu lượng bơm.............................................................25
Bảng3.3 Kết quả xác định lưu lượng bơm.............................................................25
Bảng 3.4 Tính chất nước thải sản xuất tiêu sọ tại cơ sở Đặng Nhân Tài .............43
Bảng 3.5 Tính chất nước thải tiêu sọ tổng hợp sau Sân phơi bùn.........................44
Bảng 5.1 Kết quả xác định tốc độ lọc và chu kỳ lọc............................................59
Bảng 5.2 Bảng kết quả chạy mô hình Sân phơi bùn .............................................61
Bảng 5.3 Kết quả chạy mô hình lọc kỵ khí xác định lượng xơ dừa .......................62
Bảng 5.4 Kết quả theo dõi sự biến đổi COD theo thời gian .................................64
Bảng 5.5 Bảng dữ liệu lập phương trình động học quá trình lọc kỵ khí ...............65
Bảng 5.6 Kết quả chạy mô hình lọc hiếu khí xác định lượng xơ dừa ....................66
Bảng 5.7 Bảng dữ liệu lập phương trình động học quá trình lọc hiếu khí............68
Bảng 5.8 Bảng dữ liệu lập phương trình động học quá trình lọc hiếu khí............69
Bảng 5.9 Xác định lượng phèn tối ưu ...................................................................70
Bảng 5.10 Xác định pH tối ưu ..............................................................................70
Bảng 5.11 Xác định lượng phèn thích hợp ............................................................70
Bảng 5.12 Xác định pH thích hợp ........................................................................71
Bảng 5.13 Xác định lượng phèn thích hợp ............................................................71

Bảng 5.14 Xác định pH thích hợp .........................................................................71
Bảng 5.15 Tổng hợp kết quả tối ưu đối với các loại phèn ....................................72
Bảng 5.16 Kết quả chạy trên mô hình động .........................................................72
Bảng 6.4. Dự toán kinh phí hệ thống xử lý nước thải công suất 10m3/ngày .........87
Bảng 6.3 Hướng dẫn thiết kế công trình hệ thống xử lý nước thải tiêu soï ...........91


5

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Cây tiêu ở Đăk Rlấp và cây tiêu ở n Độ ...........................................11
Hình 1.2. Cấu tạo của hạt ...................................................................................12
Hình 1.3. Hình ảnh về các loại hạt tiêu ...............................................................14
Hình 1.4. Quy trình sản xuất tiêu sọ truyền thống ..............................................16
Hình 1.5. Quy trình sản xuất tiêu sọ sử dụng chế phẩm sinh học .......................16
Hình 1.6. Quy trình sản xuất tiêu sọ ở Đăk Rlấp ................................................17
Hình 1.7. Nước thải tiêu sọ .................................................................................20
Hình 3.1. Đề xuất công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ ............................42
Hình 4.1. Mô hình sân phơi bùn .........................................................................43
Hình 4.2. Mô hình kỵ khí xác định lượng xơ dừa thích hợp .................................46
Hình 4.3. Mô hình xác định các thông số động học ............................................47
Hình 4.4. Mô hình hiếu khí xác định lượng xơ dừa thích hợp ..............................49
Hình 4.5. Mô hình lọc hiếu khí ............................................................................50
Hình 4.6 Thí nghiệm bằng phương pháp keo tụ – tạo bông..................................55
Hình 4.7. Mô hình liên tục hệ thống xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ..................57
Hình 5.1. Biểu đồ xác định khả năng lọc cặn của Sân phơi bùn .........................56
Hình 5.2. Biểu đồ xác định lượng xơ dừa thích hợp cho mô hình kỵ khí ...............63
Hình 5.3. Biểu đồ biểu diễn sự biến đổi COD theo thời gian ...............................64
Hình 5.4. Xác định bậc phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng............................66
Hình 5.5. Biểu đồ xác định lượng xơ dừa thích hợp cho mô hình hiếu khí............67

Hình 5.6. Sự biến đổi của COD theo thời gian ...................................................68
Hình 5.7. Phương trình xác định bậc phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng.......65
Hình 5.8. Hiệu quả xử lý của mô hình liên tục .....................................................73
Hình 6.1. Qui trình xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ cho huyện Đăk Rlấp ...........75
Hình 6.1. Sơ đồ Triển khai Qui trình công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ ..............77
Hình 6.2. Thiết kế Sân phơi bùn ..........................................................................77
Hình 6.3. Hệ thống lọc sinh học kỵ khí kết hợp hiếu khí ......................................82


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh hóa - Biological Oxygen Demand

COD

: Nhu cầu oxy hóa học - Chemical Oxygen Demand

DO

: Ôxy hòa tan - Dissolved Oxygen

SS

: Chất rắn lơ lửng – Suspend Solid

N – tổng : Hàm lượng Nitơ tổng có trong nước thải
P – tổng : Hàm lượng photpho tổng có trong nước thải

E%

: Hiệu quả xử lý theo COD

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

ĐHBK

: Đại học Bách khoa

TP

: Thành phố

HCM

: Hồ Chí Minh

NXB

: Nhà xuất bản

UBND

: y ban nhân dân

TT


: Thứ tự

VSV

: Vi sinh vật

NT

: Nước thải

T0C

: Nhiệt độ

H%

: Độ ẩm


7

MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, cao nguyên Nam Trung Bộ có thổ
nhưỡng rất thích hợp với cây tiêu đen giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ
tiêu lớn nhất thế giới, vượt qua cả n Độ. Diện tích trồng tiêu của Việt Nam năm
2005 đạt 52.000ha, với năng suất 2,3 tấn/ha. Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu năm
2005 đạt gần 89.000 tấn, chiếm ½ thị phần thế giới, trong đó lớn nhất là Mỹ
chiếm khoảng 25%, tiếp đến là Hà Lan 9%, Đức 8%, Nam Phi 7%, …(nguồn: Viet

nam net).
Trước đây, khi chưa có nghề sản xuất tiêu sọ, các cơ sở thu mua nông sản chỉ
mua hạt tiêu thô rồi xuất khẩu. Nhưng 4 năm trở lại đây, nhiều nơi thực hiện luôn
công đoạn chế biến hạt tiêu đen thành tiêu sọ, tiêu trắng rồi mới bán ra thị
trường. Mặc dù, chất lượng tiêu đen và tiêu sọ, tiêu trắng không chênh lệch nhau
nhiều, nhưng giá trị xuất khẩu của tiêu sọ và tiêu trắng lại cao hơn 1,5 ÷2,5 lần,
vì vậy, nhiều cơ sở đã chuyển sang chế biến tiêu sọ, tiêu trắng mang lại hiệu quả
kinh tế rất cao.
Không phủ nhận những đóng góp tích cực của nghề sản xuất tiêu sọ, nhưng thực
tế việc chế biến tiêu sọ, tiêu trắng đã ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng,
đặc biệt là nước thải. Trong quá trình sản xuất, nước ngâm tiêu và nước chà vỏ có
hàm lượng chất hữu cơ cao, được các cơ sở thải bỏ tự do ra vườn, đọng lại thành
vũng, đặc sệt như vũng bùn. Nước thải lâu ngày ngấm vào vườn của các hộ xung
quanh gây chết cây và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Thế nhưng, hầu hết các cơ sở
đều chưa có biện pháp xử lý, một số cơ sở có xây bể xử lý nhưng chưa đúng kỹ
thuật.


8

2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đắk Rlấp là huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông, có diện tích tự nhiên 1.758km2,
chiếm 27% diện tích toàn tỉnh với số dân 89.000 người. Toàn huyện có diện tích
trồng tiêu 3.743,22ha với sản lượng 6.239,5 tấn chiếm 60% sản lượng tiêu của cả
tỉnh [1]. Theo truyền thống, người dân trên địa bàn chỉ thu hoạch tiêu đen, rồi
bán cho các vựa thu mua hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên, những năm gần đây, giá trị
xuất khẩu tiêu sọ tăng cao, người dân đã chuyển sang chế biến tiêu sọ xuất khẩu,
mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, quá trình sản xuất tiêu sọ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, đặc biệt là nước thải với nồng độ COD, BOD5, SS và độ
màu rất cao, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nhiều đến chất

lượng cây trồng và các nguồn nước lân cận khu vực sản xuất.
Đây là một loại hình chế biến nông sản mới, người dân chưa biết cách xử lý nước
thải nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến vườn tiêu của người dân gần khu vực sản xuất
tiêu sọ. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất tiêu sọ đang gây ra và
đón đầu sự bùng nổ các cơ sở sản xuất tiêu sọ sau này, cần phải nghiên cứu kịp thời
công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện, nhằm giúp
các cơ sở yên tâm sản xuất và nâng cao thu nhập, đồng thời người dân cũng yên tâm
chăm sóc vườn tiêu, duy trì ổn định diện tích và sản lượng cây trồng.
Đứng trước tình hình đó việc “Nghiên cứu triển khai công nghệ xử lý nước thải sản
xuất tiêu sọ huyện Đắk Rlấp – Đắk Rlấp” là rất cần thiết và cấp bách theo yêu cầu
của địa phương. Đề tài được Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông phối hợp
nghiên cứu và hỗ trợ kinh phí.
3. MỤC TIÊU
ƒ Đề xuất công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ phù hợp điều kiện cụ
thể của huyện Đăk Rlấp.
ƒ Triển khai áp dụng thí điểm cho một cơ sở sản xuất tiêu sọ tại Đăk Rlấp.


9

4. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
ƒ Đối tượng nghiên cứu: Nước thải từ quá trình sản xuất tiêu sọ
ƒ Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải tiêu sọ cho
huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông.
5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1) Tổng quan về qui trình công nghệ sản xuất tiêu sọ trên địa bàn huyện Đăk
Rlấp. Phân tích và đánh giá.
2) Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực sản xuất
tiêu sọ:
ƒ Điều tra, thu thập thông tin các cơ sở sản xuất tiêu sọ, người dân xung

quanh và chính quyền địa phương.
ƒ Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực.
3) Xác định lưu lượng và thành phần nước thải.
ƒ Xác định lưu lượng: Định lượng, điều tra tổng lượng nước thải phát sinh
theo thời gian, khối lượng nguyên liệu, thành phẩm.
ƒ Xác định thành phần nước thải: tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ
tiêu pH, COD, SS, BOD5, N, P.
4) Nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ.
ƒ Định hướng công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ
ƒ Nghiên cứu trên mô hình thí nghiệm.
ƒ Xác định các thông số thiết kế và thông số vận hành.
5) Đề xuất quy trình xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ phù hợp
6) Triển khai thực tế và đánh giá hiệu quả.
7) Tài liệu hướng dẫn thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải tiêu soï.


10

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ƒ Phương pháp khảo sát, điều tra thu thập dữ liệu.
ƒ Phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và trên mô hình thực tế.
ƒ Phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu.
7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
7.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghề trồng tiêu thường chủ yếu ở các vùng nhiệt đới như Việt nam, n Độ,
Brazin, các nước Đông Nam … Cũng như ở Việt Nam, đặc thù chung của khu
vực trồng tiêu là nằm ở miền núi, cao nguyên hay nông thôn cho nên công tác xử
lý môi trường cho ngành nghề này chưa được quan tâm. Theo các phương tiện
thông tin đại chúng (internet, đài báo, tạp chí), nghiên cứu công nghệ xử lý nước
thải tiêu sọ chưa được công bố.

7.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Thời điểm hiện tại, trong nước chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về công nghệ xử lý
nước thải sản xuất tiêu sọ. Trước những yêu cầu về kỹ thuật bóc vỏ tiêu của công
nghệ sản xuất tiêu sọ, một số công trình nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học
để thay thế công đoạn ngâm tiêu, bước đầu đã gặt hái những thành công đáng kể:
giảm thời gian ngâm và giảm lưu lượng nước thải, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một
số khó khăn: chỉ hạn chế được một phần nước thải (chỉ giảm được nước ngâm
tiêu, không giảm được nước chà bóc vỏ), đồng thời tăng giá thành tiêu sọ do chế
phẩm sinh học đắt.
Thực trạng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông cho thấy, các cơ sở chế biến tiêu sọ vẫn
áp dụng qui trình sản xuất truyền thống và nước thải hoàn toàn chưa được xử lý.


11

8. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Lần đầu tiên nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải sản xuất tiêu sọ phù hợp với
tích chất của nước thải và điều kiện kinh tế đặc thù của địa phương.
9. TÍNH KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
ƒ Xác định hiệu qủa của mô hình Sân phơi bùn đối với nước thải có hàm
lượng cặn và độ nhớt cao.
ƒ Xác định hiệu quả của quá trình kỵ khí đối với nước thải tiêu sọ trên mô
hình lọc kỵ khí, giá thể xơ dừa.
ƒ Xác định hiệu quả của quá trình hiếu khí đối với nước thải tiêu sọ trên mô
hình lọc kỵ khí, giá thể xơ dừa.
ƒ Xác định động học của các quá trình lọc kỵ khí và lọc hiếu khí.
10. TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
ƒ Giải quyết hiện trạng ô nhiễm môi trường do nước thải tiêu sọ gây ra cho
huyện Đắk Rlấp, tỉnh Đắk Nông.
ƒ Công nghệ nghiên cứu phù hợp với đặc thù các cơ sở sản xuất và điều kiện

của địa phương.
ƒ Công nghệ đơn giản, dễ vận hành và phù hợp với trình độ lao động thủ
công của các cơ sở.
ƒ Đáp ứng được yêu cầu của người dân do chi phí đầu tư và chi phí vận hành
thấp.


12

CHƯƠNG I.

TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU VÀ SẢN XUẤT TIÊU SỌ
1.1 TỔNG QUAN VỀ HỒ TIÊU
1.1.1 Giới thiệu chung
Cây tiêu là một loài thực vật thân thảo, mọc tự nhiên ở vùng khí hậu nhiệt đới, có
khả năng chịu nóng nhưng chịu hạn kém và thích hợp nhất ở vùng đất đỏ bazan.
Cây tiêu có nhiều loài khác nhau thích nghi với thổ nhưỡng của từng vùng, tên
của chúng thường gắn liền với tên của vùng trồng tiêu như: cây tiêu Việt Nam,
cây tiêu n Độ, cây tiêu Madagasca, cây tiêu Bra-xin, …
Cây tiêu thích hợp với khí hậu nóng aåm: To = 22 ÷ 28oC, H = 80 ÷ 90% và có thể
trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng thích hợp nhất là đất phù sa có sét pha
cát, giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt, không bị nhiễm mặn trong mùa nắng, có pH
= 5,5 ÷ 7,0. Khu vực Miền Trung – Tây Nguyên với thổ nhưỡng đất đỏ bazan là
vùng nông nghiệp phát triển cây tiêu lớn nhất nước ta.
Tên tiếng Anh : Black pepper
Tên khoa học : Piper nigrum
Thuộc họ

: Piperaceae


Thuộc bộ

: Piperales

Thuộc lớp

: Magnoliopsida

Thuộc ngành : Magnoliophyta
Thuộc giới

: Plantea
Hình 1.1. Cây tiêu ở Đăk Rlấp và cây tiêu ở n Độ


13

Mỗi loại cây tiêu sẽ cho một loại hạt khác nhau về hình dáng, kích thước và màu
sắc đặc trưng cho từng vùng trồng tiêu: có nhiều dạng khác nhau về hình dáng,
kích thước cũng như màu sắc như: tiêu đen thường (thuộc loài Piper nigrum), tiêu
dài (thuộc loài Piper longum), tiêu tròn (thuộc loài Piper cubeba), …
Hồ tiêu được sử dụng phổ biến như gia vị không thể thiếu trong các món ăn.
Ngoài ra, hồ tiêu có tính hoả, cũng được sử dụng như một vị thuốc truyền thống.
1.1.2 Cấu tạo và thành phần của hạt tiêu
Hạt tiêu có cấu tạo như sau:
1. Lớp vỏ ngoài của hạt tiêu

1
2
3


2. Lớp sọ tiêu
3. Phần rỗng

Hình 1.2. Cấu tạo của hạt tiêu

Hạt tiêu có kích thước từ 3 ÷ 8mm được cấu tạo bởi 3 lớp chính: lớp ngoài cùng là
lớp vỏ bao bọc, bình thường hạt tiêu tươi có lớp vỏ căng và mọng nước, khi phơi
khô lớp vỏ này bị mất nước và trở nên nhăn nheo. Phía trong lớp vỏ là phần sọ
của hạt tiêu, lớp này cứng giòn và có màu trắng. Cuối cùng là phần rỗng ỡ giữa
hạt tiêu, lỡ rỗng này thường có kích thước từ 1÷2mm.
Thực tế quá trình chế biến tiêu sọ, tiêu trắng như sau; quả tiêu chín vàng sau khi
thu hoạch được đem phơi khô sẽ chuyển màu đen được gọi là hạt tiêu đen. Tiêu
đen sau một số công đoạn chế biến tách vỏ sẽ để lộ lớp sọ bên trong gọi là tiêu
sọ, sau đó tiếp tục dùng một số hóa chất để tẩy trắng tiêu sọ thành tiêu trắng.
Thành phần tiêu đen và tiêu sọ không chênh lệch nhau nhiều, bao gồm các chất
đạm, chất béo, chất đường bột, cellulose, chất gây mùi, vị và chất nhựa…, Theo
www.http.peperindia.com, thành phần đặc trưng của hạt tiêu bao gồm tinh dầu
(0,6 ÷ 2,6%) và piperine là chất gây mùi thơm và vị cay đặc trưng của hạt tiêu.


14

Piperine, có thành phần hoá học
tương tự như một alkaloids, có tác

Tính chất của Piperine:
-

Công thức phân tử C17H19NO3


dụng kháng nấm, chống oxy hoá và

-

Tỷ trọng 1.193g/cm3

kích thích tạo sắc tố da. Còn tinh

-

Khối lượng phân tử: 285.338 g/mol

-

Công thức cấu tạo:

dầu (C6H16O4) có thể kể đến như
linalool, α-phellandrene, limonene,
myrcene and α-pinene; furthermore,
một số andehyde mạch nhánh như:

3-methylbutanal, methylpropanal, các hợp chất mạch vòng khác như: 2isopropyl-3-methoxypyrazine, 2,3-diethyl-5-methylpyrazine (Theo Eur. Food
Res. Technol., 209, 16, 1999). Ngoài ra, hồ tiêu còn chứa vitamin C, vitamin A,
một số vitamin nhóm B và Kali những thành phần này dễ bị mất đi trong quá
trình chế biến tiêu như phơi, sấy.
Theo nguồn tài liệu trong nước: “Các gia vị đặc điểm và kỹ thuật gieo trồng Chủ biên Bùi Thanh Hà” thì thành phần của tiêu đen và tiêu sọ như sau:
Bảng 1.1 Thành phần hóa học của tiêu đen và tiêu sọ
TT


Thành phần

Tiêu sọ

Tiêu đen

1

Chất đạm

11.71%

11.67%

2

Chất béo

1.62%

4.51%

3

Chất đường bột

62.30%

48.45%


4

Chất khoáng

1.62%

4.51%

5

Tinh dầu

1.86%

1.56%

6

Cellulose

6.35%

16.49%

7

Piperine

8.59%


9.20%

8

Nhựa

1.19%

1.58%

9

Khác

4,76%

2,03%

[Nguồn: Các gia vị đặc điểm và kỹ thuật gieo trồng – NXB Thanh Hoaù]


15

Dưới đây giới thiệu một số hình ảnh về các loại hạt tiêu trước và sau sản xuất:

Tiêu trước thu hoạch Tiêu sau thu hoạch

Tiêu đen

Tiêu sọ


Tiêu trắng

Hình 1.3 Hình ảnh về các loại hạt tiêu
1.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU SỌ
1.2.1 Tình hình sản xuất tiêu sọ ở Việt Nam
Cây tiêu ở Việt Nam gắn liền với nhiều địa danh nổi tiếng, như tiêu Phú Quốc
(Kiên Giang); tiêu Cù, tiêu Xá (Quảng Trị); tiêu Tiên Sơn (Pleiku); tiêu Di Linh
(Lâm Đồng); tiêu đất đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu) và tiêu Đăk Sin (Đắk Nông)…
Trước năm 1975, cả nước chỉ có khoảng 500ha hồ tiêu, chủ yếu được người dân
trồng rải rác để làm gia vị. Từ năm 1995 ÷ 1999, do giá tiêu thế giơí tăng mạnh
đã kích thích nông dân phát triển diện tích trồng tiêu chuyên canh và đến năm
2002, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu tiêu.
Từ năm 2003, do nhu cầu xuất khẩu tiêu sọ tăng cao, vì vậy người dân tiếp tục
mở rộng diện tích trồng tiêu, còn các cơ sở dần dần chuyển sang chế biến tiêu sọ
xuất khẩu. Đến năm 2005, diện tích trồng tiêu của Việt Nam khoảng 52.000ha
đạt năng suất 2,3 tấn/ha, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu gần 89.000 tấn, chiếm ½ thị
phần thế giới.
Sự phát triển ngành sản xuất tiêu sọ hoàn toàn đúng theo khuyến khích của Bộ
Thương Mại, làm tăng sản lượng xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế địa
phương, giải quyết việc việc làm và tiêu thụ nông sản cho nông dân.


16

Thực tế, nghề sản xuất tiêu sọ đã có từ lâu ở nước ta, nhưng chỉ mấy năm gần đây
nghề tiêu sọ mới bùng nổ phát triển do giá trị xuất khẩu tiêu sọ tăng cao. Nghề
này thường phát triển tại các vùng nông thôn, nơi có nhiều hồ tiêu và lao động
dồi dào như ở Tiên Sơn (Pleiku), Châu Đức (Bà rịa – Vũng Tàu), Di linh (Lâm
Đồng), Đăk Rlấp (Đăk Nông)… Chính vì vậy mà công nghệ sản xuất tiêu sọ tại

các địa phương mang tính thủ công, truyền thống.
Gần đây, có công nghệ mới ra đời, sử dụng chế phẩm sinh học để bóc vỏ tiêu.
Tuy nhiên công nghệ này chưa được sử dụng rộng rãi, chỉ phù hợp cho các doanh
nghiệp có quy mô sản xuất lớn do tốn kém chi phí chế phẩm.
Như vậy, ở nước ta hiện nay có 2 công nghệ sản xuất tiêu sọ: công nghệ truyền
thống và công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học.
ƒ Qui trình sản xuất tiêu sọ truyền thống
Nước
Tiêu đen

Tuyển chọn

Thuốc tẩy

Ngâm tiêu

Tách vỏ

Tẩy trắng

Nước thải
Thành phẩm

Phơi (sấy)

Hình 1.4 Quy trình sản xuất tiêu sọ truyền thống
ƒ Qui trình sản xuất tiêu sọ sử dụng chế phẩm sinh học
Chế
phẩm
Tiêu đen


Xử lý

Nước

Lên men

Tách vỏ

Thuốc tẩy
Tẩy trắng

Nước thải
Thành phẩm

Phơi (sấy)

Hình 1.5 Quy trình sản xuất tiêu sọ sử dụng chế phẩm sinh học


17

1.2.2 Tình hình sản xuất tiêu sọ tại Đăk Rlấp
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2006, diện tích trồng tiêu của huyện Đăk Rlấp
3.743,22ha đạt sản lượng 6.239,5 tấn chiếm gần 60% sản lượng tiêu của cả tỉnh,
riêng xã Đạo Nghóa có diện tích 788ha đạt sản lượng 1576 tấn [1].
Hiện nay, toàn huyện Đắk Rlấp có khoảng 50 cơ sở và hộ dân sản xuất tiêu sọ
kết hợp thu mua và sơ chế các loại nông sản khác như điều, cà phê…, trong đó
chủ yếu tập trung tại xã Đạo Nghóa và xã Đăk Sin. Theo thống kê của Phòng
Kinh tế – huyện Đăk Rlấp, công suất sản xuất tiêu sọ của huyện năm 2005 trung

bình 62 tấn/tháng
Kết quả điều tra, thu thập thông tin tại xã Đạo Nghóa và Đăk Sin: có khoảng 15 ÷
20 cơ sở và hộ dân sản xuất tiêu sọ trong mỗi xã, trong đó có 3 cơ sở lớn là Cơ sở
Đặng Nhân Tài ở xã Đạo Nghóa với công suất sản xuất 3 tấn/ngày, cơ sở An Tiếp
và cơ sở Ngọc Vi ở xã Đăk Sin với công suất 2 tấn/ngày, còn lại là một số vựa thu
mua nhỏ và các hộ dân với công suất từ 0,2 ÷ 1 tấn/ngày.
Trên địa bàn, Cơ sở Đặng Nhân Tài là cơ sở có khả năng xuất khẩu tiêu sọ, các
cơ sở và hộ dân khác chỉ sản xuất tại chỗ rồi bán lại cho Cơ sở Đặng Nhân Tài
hoặc các Công ty xuất khẩu khác.
Hầu hết các cơ sở sản xuất tiêu sọ, ngoài việc thu hoạch từ vườn tiêu của mình
còn phải thu mua tiêu đen từ các hộ dân trong khu vực và có kế hoạch dự trữ để
sản xuất khi hết mùa vụ.
Hiệu suất sản xuất tiêu sọ trên địa bàn huyệh khoảng 68 ÷ 75% so với tiêu đen
nguyên liệu, tức là 1 tấn tiêu đen thô sản xuất được 680 ÷ 750 kg tiêu sọ. Tuy
nhiên, giá trị xuất khẩu tiêu sọ cao nên nghề tiêu sọ thực sự đã mang lại thu nhập
cao cho người dân trong khu vực.


18

ƒ Qui trình sản xuất tiêu sọ
Nhìn chung công nghệ sản xuất tiêu sọ ở huyện Đăk Rlấp đều thực hiện thủ công,
chủ yếu dựa vào sức lao động tại địa phương. Qui trình sản xuất tiêu sọ trên địa
bàn huyện Đăk Rlấp bao gồm các công đoạn sau:
Tiêu đen
Phân loại (quạt, sàng)

Bụi,
tiêu lép


Ngâm
Nước



Nước thải

Chà tách vỏ
Hóa chất

Tẩy trắng

Mùi

Phơi (sấy)

Bụi, mùi
(khói thải)

Thành phẩm
Hình 1.6. Quy trình sản xuất tiêu sọ ở Đăk Rlấp
Tiêu đen sau khi tuyển chọn được đóng thành bao 20-30kg và ngâm nước từ 4 ÷ 8
ngày, mỗi ngày được đảo trộn và thay nước từ giếng khoan. Sau khi ngâm xong sẽ được
vớt ra để ủ từ 1 ÷ 2 ngày có bổ sung nước tạo ẩm. Số ngày ngâm nước và ủ tiêu tùy theo
kinh nghiệm của từng cơ sở sản xuất.
Sau khi ủ xong sẽ được đưa qua công đoạn chà bóc vỏ: hiện nay một số cơ sở lớn
sử dụng máy chà vỏ, còn các vựa nhỏ và hộ gia đình chủ yếu thực hiện thủ công
bằng chân, tuy nhiên lượng nước sử dụng tương đương nhau.



19

Tiêu sau khi bóc vỏ, sẽ được phơi khô nếu trời nắng hoặc sấy khi gặp thời tiết
không thuận lợi, sản phẩm sau khi phơi (sấy) khô là tiêu sọ.
Để sản xuất tiêu trắng, tiêu sau khi chà bóc vỏ được đảo trộn đều với thuốc tẩy
(axít Nitric và H2O2) với liều lượng thích hợp, sau đó phơi hoặc sấy khô sẽ cho ra
sản phẩm tiêu trắng.
Trong qui trình chế biến tiêu sọ tại huyện Đăk Rlấp, nước thải phát sinh ở công
đoạn ngâm tiêu và công đoạn chà bóc vỏ. Công đoạn tẩy trắng không phát sinh
nước thải.
1.3 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TỪ SẢN XUẤT TIÊU SỌ
1.3.1 Hiện trạng ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất tiêu sọ
Không phủ nhận những đóng góp tích cực của nghề sản xuất tiêu sọ, nhưng thực
tế quá trình chế biến tiêu sọ đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là
nước thải.
Gần đây người dân phản ánh nhiều về tình trạng ô nhiễm môi trường do các cơ sở
sản xuất tiêu sọ gây ra, nước thải từ quá trình ngâm tiêu và chà bóc vỏ với hàm
lượng chất ô nhiễm rất cao được các cơ sở thải bỏ tự nhiên ra vườn và đồng ruộng
xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng trong khu vực.
Báo Bà Rịa – Vũng Tàu viết: “Nghề tiêu sọ đã góp phần giải quyết việc làm và
tiêu thụ nông sản cho nông dân. Song, để duy trì và phát triển, cần có giải pháp
qui hoạch và cải tiến công nghệ nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”. Sở Tài nguyên và Môi Trường của một số
tỉnh có nghề tiêu sọ phát triễn cũng đã có một số biện pháp can thiệp, tuy nhiên
do đây là nghề mới, trình độ lao động thủ công, dân trí thấp cho nên đang lúng
túng trong việc tìm kiếm giải pháp thích hợp.


20


Kết quả điều tra thực tế ở 2 xã Đạo Nghóa và Đắk Sin cho thấy, tất cả các cơ sở
sản xuất tiêu sọ đều chưa có hệ thống xử lý nước thải và người dân đã có phản
ánh về tình trạng ô nhiễm do nước thải tiêu sọ gây ra với chính quyền địa
phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đăk Rlấp chưa có hệ thống thoát nước
thải, do đó nước thải từ hầu hết các cơ sở sản xuất tiêu sọ được xả thải trực tiếp ra
vườn và thấm tự nhiên qua lớp đất xốp, một số cơ sở có lưu lượng nước thải lớn
hơn sẽ chảy tràn ra vườn của các hộ dân và khu vực đồng ruộng xung quanh làm
ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng khu vực.
Ngoài nước thải, vấn đề môi trường quan tâm khác cũng được đề cập là hơi cay
và khói thải từ lò sấy phát sinh từ quá trình tẩy trắng và sấy khi trời mưa.
Đối với chất thải rắn, bao gồm bao bì, xác tiêu, xỉ than, rổ nhựa… chưa được thu
gom, phân loại và lưu giữ đúng qui định. Các chất thải có giá trị kinh tế được
người dân thu gom và bán cho đơn vị thu mua phế liệu, phần chất thải còn lại
được chất đống ra vườn.
Kết quả điều tra ý kiến người dân tại địa phương cho thấy, vấn đề gây ô nhiễm
môi trường chính của nghề sản xuất tiêu sọ là nước thải, việc thải bỏ mà không
qua bước xử lý nào đã ảnh hưởng trực tiếp đến vườn cây và đồng ruộng xung
quanh các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, khí thải và hơi cay từ lò sấy cũng được người
dân phản ánh, tuy nhiên phạm vi và thời gian ảnh hưởng không lớn.
1.3.2 Thành phần nước thải sản xuất tiêu sọ
Thành phần nước thải bao gồm các thành phần có trong hồ tiêu do quá trình
ngâm và chà vỏ như chất đạm, chất béo, chất đường bột, cellulose, chất khoáng,
tinh dầu, piperine và chất nhựa…


×