Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thử nghiệm xử lý chất thải bã đường bằng phương pháp sinh học tạo thành phân hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 116 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HUỲNH THỊ NGỌC HÂN

THỬ NGHIỆM XỬ LÝ CHẤT THẢI BÃ ĐƯỜNG
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC TẠO THÀNH PHÂN
HỮU CƠ
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2010


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, ngoài những nổ lực của bản thân tôi
đã nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của thầy cô, bạn bè và gia đình,
những lời động viên giúp đỡ, tạo điều kiện trong công việc của các đồng nghiệp
trong cơ quan.
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy - TS Lê Phát Qùi, người đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên Trung Tâm Quan
Trắc Môi Trường tỉnh Long An đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài tại trung tâm
Xin chân thành gởi lời cảm ơn tới các tất cả đồng nghiệp trong cơ quan đã
tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Xin gởi lời cảm ơn đến bạn bè, đã giúp đỡ, góp ý cho tôi rất nhiều.
Và lời cảm ơn cuối cùng tôi xin gởi đến gia đình tôi, đã luôn đông viên, giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập tốt.


Xin cảm ơn tất cả !

Ngày 12 tháng 01 năm 2010

Huỳnh Thị Ngọc Hân


TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, Chất thải hỗn hợp của nhà máy đường (bùn lọc và bùn cô
đặc từ nước thải phân xưởng sản xuất cồn) được thử nghiệm xử lý bằng hỗn hợp vi
sinh vật (nấm Tricoderma sp, Azotobacter sp và Pseudomonas sp) có phối trộn với
than bùn để tạo ra phân hữu cơ. Kết quả ban đầu cho thấy phương pháp thử nghiệm
này có thể áp dụng vào thực tế. Các sản phẩm ủ cho kết quả khá tốt khi tỉ lệ trộn với
than bùn từ 30% đến 50%, hàm lượng dinh dưỡng và chất hữu cơ ở mức trung bình
khá, độc chất thấp. Việc áp dụng phương pháp này để xử lý chất thải nhà máy
đường sẽ đem lại lợi ích về mặt mơi trường cũng như lợi ích về mặt kinh tế.

ABSTRACT
In this study, waste mixture of sugar mills (filter mud and sludge from waste water
concentrates processing plants alcohol)) that were mixed with peat, were treated
with mixture microorganisms (Tricoderma sp, Azotobacter sp and Pseudomonas sp
to produce organic fertilizer. Initial results show that test methods can be applied in
practice. Treatments in 30% to 50% of peat show good results, nutrient content and
organic matter in quite average, less toxic substances. The application of this
method for handling waste sugar mills will benefit environmental and economic
benefits.


MỤC LỤC
Danh mục các bảng ....................................................................................................... 1

Danh mục các hình........................................................................................................ 2
Chương 1. Mở đầu ........................................................................................................ 4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................... 5
1.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................... 6
1.4 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 6
1.5 Tính mới của đề tài.................................................................................................. 6
1.6 Tính khoa học ......................................................................................................... 7
1.7 Tính thực tiễn của đề tài.......................................................................................... 7
Chương 2. Tổng Quan................................................................................................... 8
2.1. Tổng quan về chất thải bã đường của ngành sản xuất mía đường ......................... 8
2.2. Tổng quan về các nhóm vi sinh vật sử dụng trong q trình ủ phân ................... 11
2.2.1 Nấm Tricoderma ................................................................................................11
2.2.2 Vi khuẩn cố định nitơ.........................................................................................14
2.2.3 Vi khuẩn phân giải lân .......................................................................................15
2.3 Tổng quan về than bùn.........................................................................................17
2.4. Tổng quan về phân hữu cơ và phương pháp ủ .....................................................19
2.4.1 Phân hữu cơ sinh học .........................................................................................19
2.4.2 Các phương pháp ủ phân hữu cơ .......................................................................20
Chương 3. Phương pháp và vật liệu thí nghiệm .........................................................32
3.1. Phương pháp thực hiện ........................................................................................32
3.1.1. Tham khảo tài liệu thứ cấp................................................................................32
3.1.2. Bố trí thí nghiệm ...............................................................................................32


3.1.3 Phương pháp pha trộn ........................................................................................33
3.1.4. Nuôi cấy vi sinh vật ..........................................................................................35
3.1.5. Theo dõi và bổ sung vi sinh ..............................................................................36
3.1.6. Lấy mẫu và phân tích kết quả ...........................................................................37
3.1.7. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................38

3.2. Nguyên vật liệu ...................................................................................................38
3.2.1. Chất thải bã đường ............................................................................................38
3.2.2. Than bùn và tro trấu và nguyên liệu khác......................................................... 40
3.2.3. Chế phẩm vi sinh...............................................................................................40
3.2.4. Dụng cụ, trang thiết bị.......................................................................................41
Chương 4. Kết Quả và Thảo Luận ..............................................................................42
4.1. Kết quả nghiên cứu ..............................................................................................42
4.1.1 Thành phần của chất thải từ nhà máy đường ..................................................... 42
4.1.2 Kết quả theo dõi thử nghiệm .............................................................................43
4.1.3 Kết quả phân tích thành phần của mẫu phân hữu cơ ......................................... 52
4. 2. Thảo luận.............................................................................................................62
4.2.1. Chất thải nhà máy đường ..................................................................................62
4.2.2. Phương pháp xử lý ............................................................................................63
4.2.3. Chất lượng phân hữu cơ từ thử nghiệm ............................................................65
Chương 5. Kết Luận và Kiến Nghị .............................................................................67
5.1. Kết luận ................................................................................................................67
5.2. Kiến nghị..............................................................................................................67
Phụ lục.........................................................................................................................69
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................110


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần nước thải cống chung của 9 nhà máy đường ............................ 9
Bảng 2.2 . Thành phần hóa học của chất thải rắn từ sản xuất đường. ........................ 10
Bảng 2.3.Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong than bùn ở một số vùng ở VN ....... 18
Bảng 2.4 Thành phần dinh dưỡng của một số loại phân chuồng................................ 21
Bảng 2.5 Các thông số quan trọng trong q trình chế biến compost hiếu khí .......... 27
Bảng 3.1. Sơ đồ phương pháp bố trí thí nghiệm ......................................................... 33
Bảng 3.2. Hàm lượng các chất pha trộn trong phương pháp xử lý ủ.......................... 34
Bảng 3.3 Các chỉ tiêu phân tích các mẫu phân sau khi ủ........................................... 37

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu phân tích thành phần bùn thải.................................................. 39
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu phân tích thành phần nước thải sản xuất cồn .......................... 40
Bảng 3.6 Thành phần than bùn ................................................................................... 40
Bảng 4.1 Kết quả phân tích thành phần bùn lọc ......................................................... 42
Bảng 4.2 Kết quả phân tích thành phần của nước thải sản xuất cồn .......................... 43
Bảng 4.3 Kết quả đo pH của các nghiệm thức............................................................ 49
Bảng 4.4 Kết quả đo nhiệt độ của các nghiệm thức.................................................... 50
Bảng 4.5 Kết quả đo độ dẫn điện (EC) của các nghiệm thức ..................................... 51
Bảng 4.6 Kết quả phân tích trung bình thành phần của mẫu phân hữu cơ ................. 52
Bảng p-1: Kết quả phân tích thành phần bùn lọc........................................................ 69
Bảng p-2: Kết quả phân tích thành phần nước thải từ nhà máy sản xuất cồn............. 70
Bảng p-3: Kết quả phân tích thành phần hóa học của mẫu phân hữu cơ.................... 71

1


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Ngun liệu sau khi phối trộn đúng theo nghiệm thức đã được đưa vào trong
thùng để xử lý bằng vi sinh vật .................................................................................... 35
Hình 3.2. Sau khi ủ bằng phương pháp xử lý vi sinh vật, các nghiệm thức được lấy mẫu
dùng cho phân tích thành phần hóa học...................................................................... 38
Hình 4.1 Sự phân hủy các hợp chất hữu cơ do vi sinh vật sau 3 tuần xử lý. Mức độ họat
động của nấm Tricoderma giảm dần theo mức tăng tỷ lệ hàm lượng chất thải của nhà
máy đường................................................................................................................... 44
Hình 4.2 Biểu đồ giá trị pH trong quá trình xử lý chất thải bằng vi sinh ................... 46
Hình 4.3 Biểu đồ giá trị EC trong quá trình xử lý chất thải bằng vi sinh ................... 48
Hình 4.4 Giá trị pH của sản phẩm ủ từ các nghiệm thức thử nghiệm xử lý chất thải nhà
máy đường pha trộn với vật liệu than bùn .................................................................. 53
Hình 4.5 Tỷ số C/N trong sản phẩm ủ từ các nghiệm thức thử nghiệm xử lý chất thải
nhà máy đường pha trộn với vật liệu than bùn ........................................................... 55

Hình 4.6 Hàm lượng N, P2O5 và K2O trong sản phẩm ủ từ các nghiệm thức thử nghiệm
xử lý chất thải nhà máy đường pha trộn với vật liệu than bùn ................................... 57
Hình 4.7 Phần trăm carbon và chất hữu cơ trong sản phẩm ủ từ các nghiệm thức thử
nghiệm xử lý chất thải nhà máy đường pha trộn với vật liệu than bùn ...................... 58
Hình 4.8 Hàm lượng Fe tổng số trong sản phẩm ủ từ các nghiệm thức thử nghiệm xử lý
chất thải nhà máy đường pha trộn với vật liệu than bùn............................................. 59
Hình 4.9 Hàm lượng Zn và Pb trong sản phẩm ủ từ các nghiệm thức thử nghiệm xử lý
chất thải nhà máy đường pha trộn với vật liệu than bùn............................................. 61
Hình 4.10 Hàm lượng Cd trong sản phẩm ủ từ các nghiệm thức thử nghiệm xử lý chất
thải nhà máy đường pha trộn với vật liệu than bùn .................................................... 62

2


Hình 4.11 Trong quá trình phân hủy từ họat động của vi sinh vật, một lượng nước được
sinh ra. Do đó, việc sử dụng nấm Tricoderma có khả năng phân hủy các hợp chất hữu
cơ trong điều kiện ẩm ướt là phù hợp ........................................................................... 64
Hình 4.12 Vào giai đoạn cuối của quá trình ủ, các hợp chất hữu cơ ở các nghiệm thức
4,5 và 6 đều đã được phân hủy hồn tịan bởi vi sinh vật. Riêng ở nghiệm thức 1 và 2
vẫn còn hiện diện họat động của vi sinh vật ............................................................... 64

3


Chương 1. Mở đầu

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và có nhiều vùng đất thích hợp cho sự phát

triển của cây mía. Đặc biệt là khu vực các tỉnh ven biển miền trung và miền Đơng Nam
Bộ. Vì thế, ngành mía đường nước ta có tiềm năng phát triển rất lớn
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, ngành mía đường Việt Nam đã có những bước tiến
đột phá, từ 9 nhà máy năm 1994 đã tăng lên 44 nhà máy vào năm 2000, và đã góp phần
rất lớn vào sự phát triển kinh tế của nước nhà, đặc biệt là các vùng nơng thơn, vùng
sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, có một quy luật tất yếu không thể chối bỏ là “Phát triển công nghiệp đi đôi
với việc tạo ra chất thải”, tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh những lợi ích về
mặt kinh tế thì trong q trình sản xuất đường mía cũng thải ra một lượng lớn khí thải,
nước thải và chất thải rắn (có chứa lượng chất hữu cơ dễ phân hủy cao). Lượng chất
thải này nếu không qua xử lý hoặc xử lý không hiệu quả sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng
đến môi trường đất, nước và khơng khí. Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù có trên 50%
các nhà máy có hệ thống xử lý nước thải nhưng hầu hết các hệ thống xử lý nước thải
đều hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động (trừ nhà máy đường Tây Ninh và
Nhà máy đường Bình Định). Điều đó cho thấy một lượng lớn chất thải không được xử
lý thải ra môi trường mỗi ngày. Trong đó, nước thải sau sản xuất cồn là loại nước thải
có nồng độ chất ơ nhiễm rất cao (COD từ 20.000 – 120.000 mg/l, BOD trên 17000
mg/l), muốn xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải phải tốn một khoản chi phí khá lớn. Một số
nhà máy khơng xử lý mà chỉ cô đặc lại thành dạng bột và đóng bao cho vào kho như tại
nhà máy đường Nagarjuna, nhà máy đường Hiệp Hòa (Long An). Lượng chất thải này

GVHD: TS.Lê Phát Quới

4

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 1. Mở đầu


được tích lũy dần với số lượng khổng lồ (550 tấn/năm ở 2 nhà máy), trở thành nỗi lo
cho nhà máy và là gánh nặng cho môi trường.
Trong những năm vừa qua, đã có một số nghiên cứu xử lý bã bùn mía bằng biện pháp
sinh học để tạo thành phân hữu cơ đã được thử nghiệm, nhưng chưa đạt kết quả khi áp
dụng ngoài thực tiễn. Một số nghiên cứu như: TS Dương Minh Viễn (2007) và các
cộng sự ở trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện những nghiên cứu phương pháp ủ và
sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía. Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung vào
sản xuất công nghiệp với quy mô lớn nên hạn chế áp dụng cho nông dân. Một nghiên
cứu mới đây (2008) của Cao Ngọc Điệp về xử lý bã đường làm phân vi sinh được thực
hiện tại Long An, tuy nhiên, dự định áp dụng pha trộn than bùn nhưng chưa thành
công. Một vấn đề quan trọng là hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trên đối tượng
là bã mía và bùn lọc, cịn bùn cơ đặc từ nước thải sau q trình sản xuất cồn từ mật rỉ
chưa được nghiên cứu xử lý. Vì vậy, cần phải tìm kiếm một biện pháp xử lý lượng chất
thải nói trên vừa hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảo an toàn về mặt môi trường.
Từ những yêu cầu thực tiễn đã nêu như trên, việc nghiên cứu thử nghiệm xử lý bã
đường (bao gồm bã bùn lọc và bùn khô từ nước thải sản xuất cồn ) bằng hỗn hợp vi
khuẩn và nấm Tricoderma có khả năng phân hủy chất thải bã đường để có thể tạo
thành phân hữu cơ hữu dụng trong nông nghiệp, nhất là áp dụng trên những vùng đất
xám bạc màu là hết sức cần thiết, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm của nhà máy
đường và tạo ra lượng phân bón cho bà con nơng dân. Từ đó, góp phần vào sự phát
triển bền vững của ngành mía đường Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng xử lý chất thải từ nhà máy đường bằng vi sinh vật để sản xuất
phân hữu cơ dùng trong nông nghiệp

GVHD: TS.Lê Phát Quới

5

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân



Chương 1. Mở đầu

1.3 Nội dung nghiên cứu
- Thử nghiệm xử lý chất thải hỗn hợp của nhà máy đường (bao gồm bùn lọc và bùn
cô đặc từ nước thải sản xuất cồn) bằng biện pháp sinh học tạo sản phẩm phân hữu
cơ.
- Đánh giá kết quả thử nghiệm xử lý bằng phương pháp sinh học sử dụng khả năng
phân hủy của nấm Tricoderma sp kết hợp với vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn
hòa tan lân
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trên chất thải hỗn hợp (bùn lọc và bùn cô đặc từ nước thải sản xuất
cồn) của nhà máy đường và nguyên liệu phối trộn là than bùn
- Sử dụng nấm Tricoderma sp, Azotobacter sp và Pseudomonas sp
1.5 Tính mới của đề tài
Ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều nghiên cứu sản xuất phân vi sinh từ bã
bùn thải nhà máy đường như đề tài “Nghiên cứu xử lý bùn bã mía của nhà máy đường
để sản xuất phân bón hữu cơ khống chuyên dùng cho cây mía” của Kỹ sư Võ Xuân
Thanh – Xí nghiệp phân bón Bình Định, hay đề tài “Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu
cơ vi sinh từ bã bùn mía và phế thải các nhà máy đường” của Kỹ sư Hồng Đại Tuấn,
Trung tâm Cơng nghệ Hóa sinh Huđavil. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu đó dừng lại
ở việc sử dụng vi sinh vật để phân hủy bã bùn mía, và bã bùn mía ở đây chỉ bao gồm
bã mía và bùn lọc
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu sự phân hủy bã thải đường kết hợp với
than bùn, sử dụng khả năng phân hủy của vi khuẩn và nấm Tricoderma. Bã thải đường
ở đây bao gồm bùn lọc và bùn thải từ q trình cơ đặc nước thải sản xuất cồn từ mật rỉ
Vì vậy, Tính mới của đề tài là sử dụng kết hợp giữa bùn lọc, bùn thải với than bùn và
việc sử dụng kết hợp giữa vi khuẩn và nấm Tricoderma. Lợi dụng tính năng phân giải


GVHD: TS.Lê Phát Quới

6

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 1. Mở đầu

mạnh xenlulo, khả năng kháng một số bệnh của nấm Tricoderma; khả năng phân hủy
chất hữu cơ, khả năng cố định nitơ và phân giải lân của của một số vi sinh chọn lọc
như Bacillus sp, Azotobacter, Pseudomonas sp, Aspergillus Niger để giúp cho quá
trình phân hủy chất thải diễn ra nhanh hơn đồng thời tạo ra sản phẩm phân hữu cơ vi
sinh đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng có khả năng phịng ngừa bệnh cho cây trồng.
1.6 Tính khoa học
Tồn bộ kết quả của đề tài được rút ra từ những thí nghiệm có căn cứ khoa học rõ ràng,
việc tính tốn, xử lý số liệu thơng qua các phương pháp thống kê tốn học nên đảm bảo
tính khoa học của đề tài.
1.7 Tính thực tiễn của đề tài
Đề tài được xem là nền tản, là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc sử dụng
chất thải bã đường và chất thải từ sản xuất cồn của nhà máy đường để tạo thành sản
phẩm phân hữu cơ .
Đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện tại do nhà máy
đường gây ra, tạo được công ăn việc làm cho người dân, tạo ra được một lượng phân
bón hữu cơ giúp giảm sức ép về phân bón hiện nay cho bà con nơng dân vùng mía.
(nếu được áp dụng một số nơi,…)

GVHD: TS.Lê Phát Quới

7


HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về chất thải bã đường của ngành sản xuất mía đường
Ngành cơng nghiệp sản xuất mía đường của Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ XX, năm
1994, cả nước có 9 nhà máy với tổng cơng suất 11.000 tấn mía/ngày. Đến nay, cả nước
có khoảng 44 nhà máy với tổng cơng suất 81.500 tấn mía/ngày. Cơng nghệ sản xuất
đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là qua 3 cơng đoạn: ép, làm sạch nước mía
và kết tinh.
Trong q trình sản xuất đường mía thải ra lượng lớn chất thải dưới cả 3 dạng: Khí
thải, nước thải và chất thải rắn
-

Khí thải: Các chất gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí của q trình sản xuất
đường khơng lớn. Khí thải phát sinh chủ yếu từ lị hơi dùng bã mía làm nhiên liệu,
từ q trình xử lý nước mía bằng CO2 hoặc SO2. Một số nhà máy xử lý khí thải
chưa đạt hiệu quả đã làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của
người dân xung quanh như nhà máy đường Nagarjuna

-

Nước thải: Cơng nghệ sản xuất đường mía sử dụng khối lượng nước rất lớn cho
các mục đích khác nhau. Kết quả khảo sát ở 11 nhà máy đường cho thấy: Định
mức tiêu hao nước biến động từ 13 - 15 m3 tấn mía ép. Trong đó, nước Baromet
chiếm tới 76 - 77%; nước rửa nhà sàn, nước làm mát trục ép, vệ sinh thiết bị và

nước giặt băng tải tách bùn có hàm lượng chất hữu cơ cao cần xử lý chiếm 6 10% tổng lượng nước thải.
Kết quả khảo sát chất lượng nước thải tại 9 vị trí cống thải chung của 9 nhà máy
đường cho thấy hầu hết đều vượt quá TCVN 5945 - 1995 loại B (Xem bảng 2.1).

GVHD: TS. Lê Phát Quới

8

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan
Bảng 2.1. Thành phần nước thải cống chung của 9 nhà máy đường
Các chỉ tiêu

Đơn vị

PH

Giá trị đo

TCVN 5945/1995
(Tiêu chuẩn loại B)

5,22 - 6,9

5-9

COD


mg/l

124,6 - 1265

100

BOD5

mg/l

75 - 667

50

SS

mg/l

46 - 285

100

N tổng

mg/l

5,65 - 23,34

60


P tổng

mg/l

0,21 - 1,96

6

-

Chất thải rắn trong sản xuất đường gồm bã mía, tro lị hơi, bùn lọc,..
Mật rỉ: là sản phẩm phụ của sản xuất đường. Lượng mật thường chiếm khoảng
5% lượng mía ép, mật rỉ sử dụng để sản xuất cồn, sản xuất mì chính, nấm
men...Mật rỉ hiện được sử dụng cho sản xuất mì chính và sản xuất cồn. Tiêu hao
mật rỉ cho sản xuất cồn là 3,4 - 4 kg/1 lít cồn. Nước thải sau sản xuất cồn có nồng
độ các chất ô nhiễm rất cao. Một số nhà máy không có hệ thống xử lý hoặc hệ
thống xử lý khơng đạt hiệu quả đã gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là mùi hơi
thối của nó sinh ra gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân xung quanh,
giải pháp mà các nhà máy này phải thực hiện là cô đặc lượng nước thải này lại
thành dạng bột, cho vào bao và chứa trong kho như nhà máy đường Nagarjuna
(khoảng 350 tấn/năm), nhà máy đường Hiệp Hòa (khoảng 250 tấn/năm)
Bã: chiếm 26,8 - 32% lượng mía ép, với hàm ẩm khoảng 50%. Phần chất khô
chứa khoảng 46% Zenluloza và 24,6% Hemizenluloze.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

9

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân



Chương 2. Tổng quan
Các nhà máy đường sử dụng bã mía làm nhiên liệu đốt lị hơi và chạy máy phát
điện. Bã mía cịn được sử dụng làm nhiên liệu sản xuất giấy, ván ép,....
Tro lò hơi: chiếm 1,2% lượng bã mía. Thành phần chính của tro là SiO2, chiếm 71
- 72%. Ngồi ra cịn các khống khác như Fe2O3, Al2O3, K2O, Na2O, P2O5, CaO,
MnO.... Cùng với bùn, tro được dùng để sản xuất phân hữu cơ.
Bùn lọc: là cặn thải của cơng đoạn làm trong nước mía thơ. Bùn có độ ẩm 75 77%, chiếm 3,82 - 5,07% lượng mía ép (Xem bảng 2.2). Một số nhà máy đã sử
dụng chất thải này để sản xuất phân hữu cơ.
Bảng 2.2 . Thành phần hóa học của chất thải rắn từ sản xuất đường.
% Khối lượng
Mật rỉ

Bùn lọc

Bã mía

Nước

26

Nước

75

Nước

50,0

Đường


51

Sáp, chất béo

3,5

Zenlulo

22,5

Chất khử

3



7,5

Pentoza

16,0

Hợp chất nitơ

4,5

Đường

4,0


Lignin

9,0

A xit hữu cơ

5,6

Protein

3,0

Sáp, Protein

1,5

Tro

10,6

Tro

7,0

Tro

1,0

Chất màu


0,5

GVHD: TS. Lê Phát Quới

10

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan

2.2. Tổng quan về các nhóm vi sinh vật sử dụng trong quá trình ủ phân
2.2.1 Nấm Tricoderma
Nấm Tricoderma sp hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi
trường sống khác. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Chúng hiện diện
với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát
triển ngay trên rễ. Những giống này có thể được bổ sung vào trong đất hay hạt giống
bằng nhiều phương pháp. Ngay khi chúng tiếp xúc với rễ, chúng phát triển trên bề mặt
rễ hay vỏ rễ phụ thuộc vào từng giống. Vì vậy, khi được dùng trong xử lý hạt giống,
những giống thích hợp nhất sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài
hơn 1m phía dưới mặt đất và chúng có thể tồn tại, còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau
khi sử dụng. Tuy nhiên, khơng có nhiều giống có khả năng này.
Ngồi sự hình thành khuẩn lạc trên rễ, nấm Tricoderma cịn tấn cơng, ký sinh và lấy
chất dinh dưỡng từ các loài nấm khác. Nơi Tricoderma phát triển tốt nhất là nơi có
nhiều rễ khỏe mạnh. Tricoderma sở hữu nhiều cơ chế cho việc tấn cơng các lồi nấm
gây bệnh cũng như cơ chế cho việc nâng cao sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Nhiều phương pháp mới trong kiểm soát sinh học và nâng cao sự sinh trưởng của cây
hiện nay đã được chứng minh rõ ràng. Quá trình này được điều khiển bởi nhiều gen và
sản phẩm từ gen khác nhau. Sau đây là một số cơ chế chủ yếu: Ký sinh nấm, kháng

sinh, cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian; sự chịu đựng các điều kiện bất lợi
bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ; làm hịa tan và cơ lập chất dinh dưỡng
vô cơ, cảm ứng sự kháng bệnh, bất hoạt enzyme gây bệnh.
Hầu hết các giống Tricoderma không sinh sản hữu tính mà thay vào đó là cơ chế sinh
sản vơ tính. Tuy nhiên, có một số giống sinh sản hữu tính đã được ghi nhận nhưng
những giống này khơng thích hợp để sử dụng trong các phương pháp kiểm soát sinh
học. Phương pháp phân loại truyền thống dựa trên sự khác nhau về hình thái, chủ yếu

GVHD: TS. Lê Phát Quới

11

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan
là ở bộ phận hình thành bào tử vơ tính. Gần đây, nhiều phương pháp phân loại dựa trên
cấu trúc phân tử đã được sử dụng. Hiện nay, nấm Tricoderma ít nhất 33 lồi.
a. Khả năng kiểm sốt bệnh
Rất nhiều giống Tricoderma có khả năng kiểm sốt tất cả các loài nấm gây bệnh khác.
Tuy nhiên một số giống thường có hiệu quả hơn những giống khác trên một số bệnh
nhất định. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, nấm Tricoderma giết nhiều loại nấm
gây thối rễ chủ yếu như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Q trình đó được gọi là:
ký sinh nấm (mycoparasitism). Tricoderma tiết ra một enzym làm tan vách tế bào của
các loài nấm khác. Sau đó nó có thể tấn cơng vào bên trong lồi nấm gây hại đó và tiêu
thụ chúng. Chủng sử dụng trong T-22 tiết ra nhiều enzym chính yếu, endochitinase,
hơn các chủng hoang dại, do đó, T-22 sinh trưởng tốt hơn và tiết ra nhiều enzym hơn
các chủng hoang dại. Sự kết hợp này cho phép nó bão vệ vùng rễ của cây trồng chống
lại các loại nấm gây thối rễ trên đồng ruộng.
Những phát hiện mới hiện nay cho thấy rằng một số giống có khả năng hoạt hóa cơ chế

tự bảo vệ của thực vật, từ đó những giống này cũng có khả năng kiểm sốt những bệnh
do các tác nhân khác ngoài nấm.
b. Xử lý các phế phẩm nông nghiệp:
Chế phẩm sinh học nấm đối kháng Tricoderma ngồi tác dụng sản xuất phân bón hũu
cơ sinh học, hay sử dụng như một lọai thuốc BVTV thì cịn có tác dụng để xử lý ủ
phân chuồng, phân gia súc, vỏ cà phê, chất thải hũu cơ như rơm, rạ, rác thải hữu cơ rất
hiệu quả vì nấm Tricoderma là vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo mạnh nhất.
Nghiên cứu về nấm Tricoderma, người ta biết được các lồi có hoạt tính xenlulaza cao
như Tricoderma koningi, Tricoderma lignorum và Tricoderma viride
Chế phẩm sinh học BIMA (có chứa Tricoderma) của Trung Tâm Cơng nghệ Sinh học
TP. Hồ Chí Minh, chế phẩm Vi-ĐK của Công ty thuốc sát trùng Việt Nam … đang
được nơng dân TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam

GVHD: TS. Lê Phát Quới

12

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan
bộ sử dụng rộng rãi trong việc ủ phân chuồng bón cho cây trồng. Việc sử dụng chế
phẩm này đã đẩy nhanh tốc độ ủ hoai phân chuồng từ 2 – 3 lần so với phương pháp
thông thường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối của phân chuồng. Người
nông dân lại tận dụng được nguồn phân tại chỗ, vừa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng
tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng do tác dụng của nấm đối kháng Tricoderma
có chứa trong trong phân.
Các chế phẩm của Viện Sinh học nhiêt đới như BIO-F, chế phẩm chứa các vi sinh vật
do nhóm phân lập và tuyển chọn: xạ khuẩn Streptomyces sp., nấm mốc Tricoderma sp.
và vi khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên có tác dụng phân huỷ nhanh các hợp

chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò (protein và cellulose), gây mất mùi hơi. Trước đó,
chế phẩm BIO-F đã được sử dụng để sản xuất thành cơng phân bón hữu cơ vi sinh từ
bùn đáy ao, vỏ cà phê và xử lý rác thải sinh hoạt.
c. Khả năng ứng dụng ở Việt Nam
Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu
Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả
rất rõ ràng của nấm Tricoderma trên một số cây trồng ở Đồng bằng Sông Cửu long và
Đông Nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy nấm Tricoderma có khả năng tiêu diệt nấm
Furasium solani ( gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu )
hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum,
Rhizoctonia solani. Công dụng thứ hai của nấm Tricoderma là khả năng phân huỷ
xenlulo, phân giải lân chậm tan. Lợi dụng đặc tính này người ta đã trộn Tricoderma
vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân huỷ hữu cơ được
nhanh chóng. Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học có ứng dụng kết quả nghiên cứu mới
này hiện có trên thị trường như loại phân Cugasa của Cơng ty Anh Việt (TP. Hồ Chí
Minh), phân VK của Công ty Viễn Khang (Đồng Nai) đã được nông dân các vùng
trồng cây ăn trái, cây tiêu, cây điều và cây rau hoan nghênh và ứng dụng hiệu quả.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

13

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan
2.2.2 Vi khuẩn cố định nitơ
Trong tự nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng cố định nitơ như: vi khuẩn nốt
sần trên cây họ đậu, vi khuẩn sống tự do trong đất và vi tảo. Vi khuẩn nốt sần trên cây
họ đậu là loại vi khuẩn cộng sinh Rhizobium. Chỉ có cộng sinh trên cây họ đậu thì

chúng mới có khả năng cố định nitơ. Vì vậy chúng ta khơng thể dùng loại vi khuẩn này
trong quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sử dụng trong phân hữu cơ vi sinh là nhóm vi khuẩn sống
tự do trong đất. Chúng gồm có các loại sau:
a. Azotobacter
ƒ

Azotobacter là loại trực khuẩn hiếu khí, khơng sinh bào tử, có khả năng cố định
nitơ nguyên tử và sống tự do trong đất. Một số loại Azotobacter thường gặp nhất
trong đất là Azotobacter chroococcum, Azotobater beijerinckii, Azotobacter
vinelandii, Azotobacter agilis. Azotobacter có khả năng đồng hoá nhiều loại
đường khác nhau, nhất là các sản phẩm phân giải của xenlulo. Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển và khả năng cố định nitơ của Azotobacter:
- Hàm lượng photpho dễ tiêu trong môi trường.
- Canxi và các nguyên tố vi lượng như: B, Mo, Fe, Mn cũng rất cần thiết đối với
Azotobacter.
- Một vài ngun tố phóng xạ có tác dụng kích thích sinh trưởng đối với
Azotobacter.
- pH thích hợp nhất cho Azotobacter phát triển là 7,2 - 8,2 song chúng có thể phát
triển được ở pH từ 4,5 - 9,0.
- Nhiệt độ thích hợp là từ 25 – 30oC

ƒ

Azotobacter đã được nghiên cứu sản xuất phân vi sinh vật bón cho lúa, cho kết
quả tốt

GVHD: TS. Lê Phát Quới

14


HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan
b. Clostridium
-

Clostridium là loại trực khuẩn kị khí, sống tự do trong đất. Lồi phổ biến nhất trong
đất là Clostridium pasteurianum. Clostridium có khả năng đồng hố nhiều nguồn
cacbon khác nhau như các loại đường, rượu, tinh bột ... Sản phẩm trao đổi chất của
chúng thường là các axít hữu cơ, butanol, etanol, axeton v.v.... Các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển và khả năng cố định nitơ của Clostridium là:
o Hai nguyên tố P và K là 2 nguyên tố rất cần thiết cho sự phát triển và khả
năng cố định nitơ của Clostridium
o Các nguyên tố vi lượng như Mo, Co, Cu, Mn cũng rất cần thiết với
Clostridium
o Clostridium phát triển ở pH từ 4,7 – 8,5
o Nhiệt độ thích hợp là khoảng 37oC, bào tử của chúng có thể sống ở nhiệt độ
cao, có thể sống trong 1 giờ ở 80oC

2.2.3 Vi khuẩn phân giải lân
Trong môi trường các hợp chất lân tồn tại ở 3 dạng: lân hữu cơ (có nguồn gốc từ xác
động thực vật, phân chuồng, phân xanh, phân bắc..), lân vơ cơ khó tan (muối phốtphat)
và lân vơ cơ dễ tan. Thực vật chỉ có thể sử dụng được lân ở dạng vơ cơ dễ tan.
Vì vậy các hợp chất lân hữu cơ và vơ cơ khó tan phải được phân giải thành lân dễ tan
thì cây mới sử dụng được. Quá trình phân giải này sẽ được thực hiện nhờ các vi sinh
vật trong tự nhiên.
Vi sinh vật phân giải lân hữu cơ chủ yếu thuộc 2 chi: Bacillus và Pseudomonas. Các
lồi có khả năng phân giải mạnh là B.megatherium, B. mycoides và Pseudomonas sp.

Ngày nay, người ta đã phát hiện thấy một số xạ khuẩn và vi nấm cũng có khả năng
phân giải photpho hữu cơ. Trong số các vi nấm thì Aspergillus Niger có khả năng phân
giải lân mạnh nhất
Quá trình phân giải lân hữu cơ được thực hiện theo sơ đồ tổng quát sau:

GVHD: TS. Lê Phát Quới

15

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan
Nucleoproteit → Nuclein → a. nucleic → H3PO4
Lơxitin → Glyxerophotphat → H3PO4
H3PO4 sẽ phản ứng với các kim loại có trong đất tạo thành các muối phốtphat khó tan
như Ca3(PO4)2, FePO4, AlPO4..
Các hợp chất lân vơ cơ khó tan sẽ tiếp tục được chuyển hóa thành dạng lân dễ tan nhờ
hoạt động của một số loại vi sinh vật. Cơ chế của quá trình phân giải lân vơ cơ khó tan
của vi sinh vật được đại đa số các nhà nghiên cứu đưa ra như sau: sự sản sinh acid
trong q trình sống của một số nhóm vi sinh vật đã làm cho nó có khả năng chuyển
các hợp chất photpho từ dạng khó tan sang dạng có thể hồ tan. Đa số các vi sinh vật
có khả năng phân giải lân vô cơ đều sinh CO2 trong q trình sống, CO2 sẽ phản ứng
với H2O có trong môi trường tạo thành H2CO3. H2CO3 sẽ phản ứng với photphat khó
tan tạo thành photphat dễ tan theo phương trình sau:
Ca(PO4)2 + 4H2CO3 + H2O → Ca(H2PO4)2 + H2O + 2Ca(HCO3)2
- Các vi khuẩn nitrat hoá sống trong đất cũng có khả năng phân giải lân vơ cơ do nó có
khả năng chuyển NH3 thành NO2- và NO3-. NO3- sẽ phản ứng với photphat khó tan tạo
thành dạng dễ tan:
Ca3(PO4)2 + 4 HNO3 → Ca(H2PO4)2 + 2Ca(NO3)2

- Các vi khuẩn sulfat hố cũng có khả năng phân giải photphat khó tan do sự tạo thành
H2SO4 trong q trình sống.
Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + 2 CaSO4
Ngoài ra các nhóm vi sinh vật có khả năng tạo thành các acid hữu cơ trong q trình
sống cũng có thể làm cho dạng photphat khó tan chuyển thành dạng dễ tan.
Đại đa số các vi sinh vật phân hủy lân vô cơ trong q trình sống đều làm giảm pH của
mơi trường.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

16

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan
Trong tự nhiên có rất nhiều lồi vi sinh có khả năng phân giải lân vơ cơ như vi khẩn, vi
nấm, xạ khuẩn. Các loài loài vi khuẩn có khả năng phân giải lân vơ cơ khó tan mạnh là
Bacillus megatherium, B. butyricus, B. mycoides, Pseudomonas radiobacter, P.
gracilis ...
2.3 Tổng quan về than bùn
Than bùn là một loại đá hữu cơ chứa dưới 50% thành phần khoáng vật, được hình
thành do q trình phân hủy khơng hồn toàn xác thực vật ở các đầm lầy trong điều
kiện ẩm ướt và thiếu khơng khí.
Ở Việt Nam, Than bùn được tìm thấy ở nhiều nơi như: Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam,
Hà Bắc, Thanh Hóa, Nam Định, Hưng n, Hải Dương, Sơn Tây, Phú Thọ, Thái
nguyên, Tuyên Quang, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy
Nhơn, Tây Ninh, Bà Rịa, Long An, Vò Dơi (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên Giang).
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong than bùn ở từng vùng khác nhau, phụ thuộc vào
thành phần các lồi thực vật và q trình phân hủy chất hữu cơ.

Trong than bùn, thành phần chính là chất hữu cơ chiếm hơn 80%, phần cịn lại là chất
vơ cơ, chiếm khoảng 18 – 24%. Các nguyên tố P và K cùng với chất mùn có trong than
bùn giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng than bùn làm phân bón. Trong than bùn
có acid humic, có tác dụng kích thích tăng trưởng của cây. Hàm lượng đạm tổng số
trong than bùn cao hơn trong phân chuồng gấp 2 – 7 lần, nhưng chủ yếu ở dưới dạng
hữu cơ. Các chất đạm này cần được phân huỷ thành đạm vơ cơ cây mới sử dụng được.
Bên cạnh đó, trong than bùn cịn có hợp bitumic rất khó phân giải, làm giảm năng suất
của cây trồng.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

17

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan
Bảng 2.3.Hàm lượng chất dinh dưỡng trong than bùn ở một số vùng ở Việt Nam
Đơn vị %

Chất dinh dưỡng
Tên mỏ

N

P2O5

K2O

pH


Acid humic

0,48 - 0,73

0,24-0,31

0,93 - 1,27

3,7 - 4,3

5-7

Hồng Đan, Phú
Thọ
Ba Vì, Hà Tây

0,8 - 0,9

0,03

0,27

4,2-5

5-6

1,7 - 1,9

-


0,37

4,0 - 4,5

6-7

Ba Sao, Nam Hà

1,9 - 2,2

0,06

0,37

6,0 - 6,5

6-8

Tây Ninh

0,38

0,03

0,37

3,4

-


Củ Chi, TPHCM

0,09

0,1 – 0,3

0,1 – 0,5

3,5

-

0,16 – 0,91

0,16

0,31

3,2

-

0,64

0,11

0,42

2,6


-

2,1 - 2,3

0,04

0,23

5,5-6,0

24 - 26

Đơng Hà, Lào Cai

Mộc Hóa, Long An
Dun Hải
U Minh, Cà Mau

Nguồn: Hồ Thìn, Võ Đình Ngơ – Trung tâm địa học, Phân viện khoa học Việt Nam, TP Hồ Chí Minh và Ngơ Văn
Nhượng, Nguyễn Huy Phiêu, Lương Quỳnh Chúc – Nghiên cứu sản xuất phân bón đặc chủng cho cây trồng

Than bùn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú cho cây trồng nhưng muốn sử
dụng để làm phân bón thì địi hỏi phải có q trình ủ để vi sinh vật phân hủy các
khoáng chất, chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng mà cây có thể hấp thụ được. Đồng
thời khử các chất gây hại cho cây trồng như Bitumic, độ chua (pH thấp)
Thông thường, người ta kết hợp ủ than bùn với phân chuồng, phân rác, phân
bắc,...Trong quá trình ủ bổ sung thêm urê, vì than bùn có khả năng hấp thụ đạm của
amoniac cao, làm giảm độ chua của than bùn, đặc biệt là khi dùng urê amơn hố than
bùn, các acid humic sẽ tác dụng với amoniac tạo thành amôn humat là chất kích thích

sinh trưởng cây trồng.

GVHD: TS. Lê Phát Quới

18

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan

2.4. Tổng quan về phân hữu cơ và phương pháp ủ
2.4.1 Phân hữu cơ sinh học
Phân hữu cơ sinh học là sản phẩm phân bón được tạo thành thơng qua q trình lên
men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phân người, động vật,
cây xanh, rơm rạ, bã mía, than bùn, tro..) trong điều kiện hiếu khí hoặc kị khí, có sự tác
động của vi sinh vật hoặc các hợp chất sinh học được chuyển hóa thành mùn. Trong
lọai phân này có đầy đủ thành phần là chất hữu cơ, có phối chế thêm tác nhân sinh học
(vi sinh, nấm đối kháng) bổ sung thêm thành phần vô cơ đa lượng (NPK) và vi lượng.
Tuỳ thuộc vào nhu cầu của sản xuất mà có thể cân đối phối trộn các loại phân nguyên
liệu sao cho cây trồng phát triển tốt nhất mà khơng cần phải bón bất kỳ các loại phân
đơn nào. Phân phức hợp hữu cơ sinh học có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Loại
phân này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón trộn đều với đất. Nếu sản xuất phù
hợp cho từng loại cây trồng thì đây là loại phân hữu cơ tốt nhất.
Phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh được sự trợ giúp của vi sinh vật chuyên
biệt có khả năng thúc đẩy nhanh q trình chuyển hóa các phế thải hữu cơ thành phân
bón.
Thơng thường trong các nhóm vi sinh vật chuyển hóa Xenlulo và Ligno Xenlulo là các
lịai


Aspegillus

Niger,

Tricoderma

reesei,

Aspegillus

sp.,

Penicillium

sp., Paeceilomyces sp., Trichurus spiralis, Chetomium sp.,
Nhóm nấm đối kháng Tricoderma hiện nay đang được ứng dụng rất rộng rãi trong
công nghệ sản xuất phân hữu cơ sinh học hiện nay ở Việt Nam. Phân hữu cơ sinh học
có phối trộn thêm nấm đối kháng Tricoderma là lọai phân có tác dụng rất tốt trong việc
phòng trừ các bệnh vàng lá chết nhanh, còn gọi là bệnh thối rễ do nấm Phytophthora
palmirova gây ra. Hay bệnh vàng héo rũ hay còn gọi là bệnh héo chậm do một số nấm
bệnh gây ra: Furasium solari, Pythium sp, Sclerotium rolfosii….

GVHD: TS. Lê Phát Quới

19

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân


Chương 2. Tổng quan

Các sản phẩm phân hữu cơ sinh học hiện có trên thị trường phía Nam với chất lượng
tốt và có uy tín như nhóm sản phẩm phân hữu cơ Cugasa của Công Ty Anh Việt, phân
VK của Công ty Viễn Khang, phân hữu cơ Phaga, Trimix của Cơng ty Phaga……
Nhóm phân hữu cơ sinh học có bổ sung vi sinh vật trợ giúp và làm giàu dinh dưỡng
(phân hữu cơ vi sinh) thường được chế biến bằng cách đưa thêm một số vi sinh vật có
ích khác vào sau khi nhiệt độ đống ủ đã ổn định (30oC).
Một số vi sinh vật có ích thường được sử dụng trong phân hữu cơ vi sinh như nhóm vi
sinh vật cố định nitơ tự do trong khơng khí: Tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn
(Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium), xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella; nhóm
vi sinh vật hịa tan lân: vi khuẩn hoặc nấm sợi phân giải photphát khó tan (Bacillus
polymixa, Bacillus megaterium, Pseudomonas striata; Aspergillus awamori .. ), xạ
khuẩn Streptomyces; nhóm vi sinh vật kích thích tăng trưởng cây (vi khuẩn, nấm, xạ
khuẩn). Rất nhiều lọai phân hữu cơ vi sinh, phân lân vi sinh đang lưu thông trong sản
xuất nông nghiệp tại Việt nam.
2.4.2 Các phương pháp ủ phân hữu cơ
Phân hữu cơ bao gồm các loại phân như: phân chuồng, phân xanh, phân compost, phân
hữu cơ vi sinh, phân than bùn, phân dơi, phân tro. Mỗi loại phân trên đều có những
phương pháp ủ khác nhau:
a. Phân chuồng:
Là loại phân sản xuất từ phân gia súc. Chất lượng của phân chuồng phụ thuộc vào cách
nuôi, thành phần chất độn và phương pháp ủ. Thơng thường, phân chuồng tốt sẽ có
thành phần chất dinh dưỡng như sau:

GVHD: TS. Lê Phát Quới

20

HVTH: Huỳnh Thị Ngọc Hân



×