Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Nghiên cứu ứng dụng quả cầu tích lạnh để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng cho hệ thống điều hòa không khí trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 142 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

NGUYỄN DUY TUỆ

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUẢ CẦU TÍCH LẠNH ĐỂ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHO
HỆ THỐNG ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ TRUNG TÂM
CHUN NGÀNH: CƠNG NGHỆ NHIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN THẾ BẢO .................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .




TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
----------------

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN DUY TUỆ. . . . . . . . . . . . . … Phái: Nam…………..
Ngày, tháng, năm sinh: 22/11/1981 . . . . . . . .

Nơi sinh: TP.HCM. . . . . . . . . . . . .

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ NHIỆT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
.

MSHV: 09060405 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1- TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUẢ CẦU TÍCH LẠNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ TRUNG TÂM
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
a. Nghiên cứu tính chất lý hóa của các chất biến đổi pha sử dụng cho hệ thống tích trữ lạnh
trong thực tế
b. Nghiên cứu và hệ thống hóa phương pháp tính tốn, lựa chọn hệ thống Chiller cho hệ
thống Điều hịa khơng khí trung tâm có tích trữ lạnh
c. Lập mơ hình thí nghiệm hệ thống tích trữ lạnh sử dụng quả cầu tích lạnh với nước làm
chất biến đổi pha

d. Tìm hiểu các phương án tự động hóa cho hệ thống tích trữ lạnh
e. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi sử dụng hệ thống tích trữ lạnh
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 05-07-2010 . . . . . . . . . . . . .
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 06-12-2010 . . . . . . . . . . . . . . .
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): . . . . . . . . . . . . . . . . .
TS. NGUYỄN THẾ BẢO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

TS. NGUYỄN THẾ BẢO

GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân đã giúp đỡ để hoàn thành
quyển luận này:

- Thầy TS.Nguyễn Thế Bảo đã tận tình hướng dẫn, cũng như thầy chủ nhiệm
bộ mơn GS.TS. Lê Chí Hiệp và các thầy cơ rất nhiệt tình trong việc giảng dạy cho
tác giả trong thời gian qua
- KS. Đào Huy Tuấn giảng viên trường Cao đẳng nghề GTVT TW3
- Anh Nguyễn Quang Dũng, giám đốc Công ty TNHH TM Ánh Quang
- Ths.Trương Hồng Anh cùng với tập thể giáo viên Bộ môn Công nghệ Nhiệt
Lạnh trường Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng
Và các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình trao đổi, góp ý và cung cấp thông tin tư
liệu liên quan đến luận văn.
Tác giả
Nguyễn Duy Tuệ

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

-1-

Luận văn thạc sĩ

LỜI NÓI ĐẦU
Việc quản lý năng lượng là một vấn đề quan trọng hiện nay đối với Việt Nam
và thế giới. Khi nguồn năng lượng được quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ giúp làm
giảm lượng điện năng tiêu thụ, kéo theo việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu
nhập cho người lao động, cũng như làm giảm nhiên liệu cho việc sản xuất điện
năng. Điều này góp phần làm giảm sự phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính
như CO2, CO…
Năng lượng đối với một quốc gia nào cũng rất quan trọng, đều có thể ảnh
hưởng đến nền kinh tế, cơng nghiệp, nơng nghiệp…. thậm chí đến an ninh, quốc

phòng. Ở Việt Nam hiện nay, nền kinh tế tăng trưởng khoảng 15% một năm. Do đó,
nhu cầu về năng lượng cũng tăng theo, thế nhưng ngành năng lượng khó có thể đạt
được mục tiêu như vậy.
Bên cạnh các biện pháp chủ động để đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất năng
lượng truyền thống như : nhiệt điện, thủy điện…và các nguồn năng lượng khác như:
năng lượng tái sinh ( năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối… ), năng lượng hạt
nhân… thì ta phải dùng mọi phương pháp để tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Hiện nay,
vấn đề tiết kiệm năng lượng tại nước ta lại chưa được quan tâm đúng mức gây lãng
phí, do đó làm giá thành sản xuất tăng.
Cùng lúc đó, do sự biến đổi khí hậu ngày càng nhiều nên sự tiêu thụ năng
lượng của các tòa nhà cũng tăng lên. Theo các nghiên cứu thì hệ thống điều hịa
khơng khí trung tâm chiếm 40% năng lượng sử dụng của tòa nhà. Mặt khác, hệ
thống điều hịa khơng khí thường được thiết kế dựa trên phụ tải đỉnh, nhưng các
điều kiện khắc nghiệt này chỉ xảy ra một vài thời điểm trong năm cho nên hệ thống
Chiller phần lớn phải làm việc ở chế độ non tải, nên làm cho hiệu suất động cơ giảm
xuống điều nay cũng gây lãng phí điện năng sử dụng. Trong điều kiện phụ tải của
tòa nhà lớn ví dụ khoảng từ 12 giờ trưa đến 16 giờ chiều là lúc lượng bức xạ mặt
trời gần như cực đại, cùng lúc đó nhu cầu điện năng cho các thiết bị khác như đèn,
các loại máy móc cần thiết cho sinh hoạt cũng tăng, nhưng lúc này giá thành điện
năng lại khá cao. Trái ngược lại vào lúc buổi tối khoảng 22h giờ trở đi, thời tiết mát

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

-2-

Luận văn thạc sĩ


mẻ làm cho hiệu suất máy điều hịa khơng khí tăng, giá tiền điện lại thấp nhưng nhu
cầu về điều hịa khơng khí lại giảm. Do đó, một biện pháp để giảm năng lượng hệ
thống ở phụ tải đỉnh và tăng việc sử dụng năng lượng ở phụ tải đáy chính là hệ
thống tích trữ lạnh.
Mục đích của luận văn này là nghiên cứu khả năng tích trữ lạnh bằng quả cầu
kim loại bên trong có chất biến đổi pha PCM sử dụng nước nhằm sử dụng hiệu quả
năng lượng cho hệ thống điều hịa khơng khí trung tâm để có thể sử dụng rộng rãi
tại nước ta.

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, các cơng trình cao ốc đã được xây dựng rất nhiều ở
Việt Nam. Điều đó gắn liền với việc sử dụng hệ thống điều hịa khơng khí trung tâm
tại những nơi này. Thế nhưng sự tiêu hao năng lượng cho nó lại chiếm đến khoảng
40% năng lượng sử dụng của tòa nhà. Điều này làm tăng chi phí vận hành cũng như
gia tăng nhu cầu sử dụng điện năng trong giờ cao điểm sẽ dẫn đến tình trạng mất
cân bằng rất lớn trong việc tiêu thụ điện giữa giờ cao điểm và thấp điểm. Ngoài ra
chưa kể đến các cơng trình điều hịa khơng khí thường được thiết kế ở điều kiện phụ
tải đỉnh cũng làm giảm hiệu quả kinh tế khi sử dụng. Một trong những phương pháp
mang lại hiệu quả cho việc sử dụng điện năng cũng như làm giảm thiểu việc sử
dụng các mơi chất gây hiệu ứng nhà kính để bảo vệ mơi trường chính là phương án
tích trữ lạnh. Phương pháp này đã được sử dụng rất nhiều trên thế giới nhưng lại rất
hạn chế ở Việt Nam với lý do là giá thành nhập khẩu khá cao, tốn thời gian trong
việc nhập khẩu. Vì vậy, trong luận văn này tác giả sẽ nghiên cứu lý thuyết, thực

nghiệm quả cầu tích lạnh cũng như các phương án tự động hóa hệ thống tích trữ
lạnh với mong muốn làm cơ sở cho việc chế tạo và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của tòa nhà

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC NỘI DUNG LUẬN VĂN
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 01
Chương 1 : PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................... 03
1.1. Yêu cầu thực tiễn cần thiết của đề tài.................................................................. 04
1.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 05
1.3. Giới hạn của đề tài ............................................................................................... 05
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 06
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................ 06
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TÍCH TRỮ LẠNH ........................................07
2.1 Khái niệm về tích trữ lạnh, các ứng dụng và lợi ích ............................................ 08
2.1.1 Khái niệm và lợi ích của việc tích trữ lạnh ................................................. 08
2.1.2 Các ứng dụng của hệ thống tích trữ lạnh .................................................... 09
2.2. Lược khảo các ứng dụng, cơng trình nghiên cứu hệ thống tích trữ lạnh............. 12
2.2.1 Cơng trình nghiên cứu và ứng dụng trong nước.......................................... 12
2.2.2 Các cơng trình nghiên cứu và ứng dụng ngoài nước................................... 13
2.3. Cơ sở lý thuyết về chất biến đổi pha PCM.......................................................... 15
2.3.1. Một số yêu cầu khi chọn lựa chất biến đổi pha ......................................... 15
2.3.2. Phân tích các đặc tính hóa lý của một số chất biến đổi pha ...................... 16
2.3.2.1 Lý thuyết về sự đông đặc và tan chảy ........................................... 16

2.3.2.2 Điểm Eutetic và giản đồ dung dịch nước-muối............................. 18
2.3.2.3 Tính chất hóa, lý của một số chất PCM thường dùng ................... 21
2.3.3. Lựa chọn chất biến đổi pha trong hệ thống tích trữ lạnh........................... 28
2.4. Các phương án tích trữ lạnh ................................................................................ 28
2.4.1 Phương án tích trữ tồn phần...................................................................... 28
2.4.2 Phương án tích trữ một phần ...................................................................... 29
2.5. Các cơng nghệ tích trữ lạnh được sử dụng trong thực tế..................................... 31
2.5.1 Cơng nghệ tích trữ bằng nước .................................................................... 31
2.5.2 Cơng nghệ tích trữ lạnh băng tan chảy bên trong....................................... 32
2.5.3 Cơng nghệ tích trữ băng tan chảy bên ngồi .............................................. 33
HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

2.5.4 Cơng nghệ tích trữ lạnh sử dụng tháp đá.................................................... 34
2.5.5 Cơng nghệ tích trữ băng dạng bột .............................................................. 35
2.5.6 Công nghệ sử dụng quả cầu tích trữ lạnh ................................................... 35
Chương 3 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÍCH TRỮ LẠNH CHO HỆ THỐNG
ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ TRUNG TÂM...................................................... 37
3.1 Phân tích các sơ đồ bố trí thiết bị tích trữ lạnh..................................................... 38
3.1.1 Sơ đồ bố trí song song ................................................................................ 38
3.1.2 Sơ đồ bố trí nối tiếp .................................................................................... 40
3.1.2.1 Sơ đồ với Chiller đặt trước bình tích lạnh ...................................... 40
3.1.2.2 Sơ đồ với Chiller đặt sau bình tích lạnh ......................................... 41
3.2 Tính tốn lựa chọn Chiller cho hệ thống tích trữ lạnh.......................................... 42
3.2.1. Tính tốn thời gian đông đặc của nước ...................................................... 42
3.2.2 Lựa chọn Chiller cho hệ thống tích trữ tồn phần....................................... 42

3.2.3 Lựa chọn Chiller cho hệ thống tích trữ một phần........................................ 43
3.3 Tính tốn dung tích của hệ thống sử dụng quả cầu tích trữ lạnh.......................... 43
3.3.1 Tính tốn theo Catalogue của hãng Christophia.......................................... 43
3.3.2 Tính tốn theo Catalogue của hãng PCM Limited ...................................... 46
3.3.3 Xây dựng cơng thức tính tốn dung tích của chất PCM sử dụng nước....... 46
3.4 Tính tốn thủy động của hệ thống sử dụng quả cầu tích trữ lạnh ........................ 48
3.4.1 Tổn thất áp suất của lưu chất qua bồn tích trữ............................................. 48
3.4.2 Tính tốn lựa chọn bơm cho hệ thống tích trữ lạnh .................................... 50
3.5 Tính tốn kinh tế cho hệ thống tích trữ lạnh......................................................... 51
3.5.1 Tính tốn chi phí đầu tư sơ bộ cho hệ thống .............................................. 51
3.5.1.1. Đối với hệ thống khơng có tích trữ lạnh......................................... 51
3.5.1.2 Đối với hệ thống có tích trữ lạnh..................................................... 51
3.5.2 Tính tốn chi phí vận hành hàng năm ......................................................... 52
3.5.2.1 Đối với hệ thống khơng có tích trữ lạnh.......................................... 52
3.5.2.2. Đối với hệ thống có tích trữ lạnh.................................................... 53
3.6 Lập trình tính tốn hệ thống tích trữ lạnh............................................................. 53

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

3.6.1 Sơ đồ khối chương trình .............................................................................. 53
3.6.2 Các giao diện của chương trình tính tốn.................................................... 55
Chương 4 : MƠ HÌNH THÍ NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỀU HỊA KHƠNG
KHÍ TRUNG TÂM SỬ DỤNG QUẢ CẦU TÍCH TRỮ LẠNH................... 59
4.1 Thiết kế mơ hình hệ thống tích trữ lạnh ............................................................... 60
4.1.1 Mục đích thiết kế mơ hình tích trữ lạnh ...................................................... 60

4.1.2 Thiết kế sơ đồ vận hành hệ thống tích trữ lạnh ........................................... 60
4.1.3 Tính tốn thiết kế bình tích trữ lạnh sử dụng quả cầu ................................. 62
4.2 Bố trí thiết bị cho mơ hình thí nghiệm ................................................................. 63
4.3 Bàn luận, phân tích và đánh giá các kết quả đạt được.......................................... 66
4.3.1 Phân tích và đánh giá số liệu trong quá trình nạp tải................................... 66
4.3.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tạo băng ................................. 67
4.3.1.2 Sự tiêu thụ năng lượng trong quá trình nạp tải................................ 71
4.3.2 Phân tích và đánh giá số liệu trong quá trình xả tải .................................... 73
4.3.2.1 Sự biến đổi nhiệt độ của chất tải lạnh và khơng khí khi xả tải........ 73
4.3.2.2 Đánh giá tổn thất áp suất của bình tích trữ...................................... 75
4.3.2.3 Sự tiêu thụ năng lượng trong q trình xả tải.................................. 77
Chương 5 : TỰ ĐỘNG HĨA HỆ THỐNG TÍCH TRỮ LẠNH........................... 79
5.1 Các phương pháp tự động hóa hệ thống điều hịa khơng khí trung tâm sử dụng
nước làm chất tải lạnh ......................................................................................... 79
5.1.1 Điều chỉnh năng suất lạnh các FCU ........................................................... 79
5.1.2 Điều chỉnh năng suất lạnh Chiller .............................................................. 81
5.2 Phân tích một số phương án tự động hóa hệ thống tích trữ lạnh.......................... 84
5.2.1 Sơ đồ hoạt động của hệ thống tích trữ lắp song song với Chiller .............. 84
5.2.2 Tự động hóa trong q trình nạp tải ........................................................... 85
5.2.3 Tự động hóa trong quá trình nạp tải kết hợp với việc làm lạnh ................. 85
5.2.4 Tự động hóa q trình làm lạnh trực tiếp kết hợp với việc xả tải .............. 86
5.2.5 Tự động hóa q trình xả tải trực tiếp ........................................................ 87
5.2.6 Tự động hóa hệ thống tích trữ lạnh bố trí nối tiếp với Chiller ................... 87

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ


5.3 Ứng dụng PLC trong tự động hóa hệ thống tích trữ lạnh..................................... 88
5.4 Phân tích sơ đồ vận hành tích trữ lạnh của Siêu thị Big C Thăng Long và nhà
máy Coca Cola .................................................................................................... 96
5.4.1 Sơ đồ vận hành tích trữ lạnh của siêu thị Big C Thăng Long .................... 96
5.4.2 Sơ đồ vận hành tích trữ lạnh của nhà máy CoCa Cola Viet Nam .............. 97
Chương 6 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI SỬ DỤNG HỆ THỐNG
TÍCH TRỮ LẠNH ............................................................................................ 98
6.1 Tính tốn kinh tế, kỹ thuật của hệ thống Điều hịa khơng khí kiểu truyền thống 99
6.2 Tính tốn kinh tế, kỹ thuật của hệ thống Điều hịa khơng khí sử dụng bình tích
trữ lạnh ................................................................................................................ 102
6.3 Nhận xét và đánh giá hiệu quả kinh tế.................................................................. 108
Chương 7 : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................ 109
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 112

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1 – Sơ đồ phân bố phụ tải của hệ thống ĐHKK............................................. 08
Hình 2.2 – Hệ thống cung cấp khơng khí lạnh cho máy bay ...........................................09

Hình 2.3a,b – Sự trao đổi nhiệt vào ban ngày và ban đêm trong trạm điện............... 10
Hình 2-4. Việc bố trí chất PCM trên trần và trên các giá đỡ trong trạm điện............ 11
Hình 2-5 : Chất PCM sử dụng trong y tế ................................................................... 12
Hình 2-6: Sự thay đổi trạng thái của nước khi cấp nhiệt ( mũi tên nét liền ) và khi thải

nhiệt ( mũi tên đứt ) tại áp suất khí quyển.................................................................. 16
Hình 2-7 : Giản đồ dung dịch nước muối .................................................................. 18
Hình 2-8 : Đồ thị nồng độ dung dịch muối NaCl và CaCl2 ....................................... 20
Hình 2-9 : Đồ thị nồng độ dung dịch chất hữu cơ và nước..............................................20

Hình 2.10-Biểu đồ phân bố phụ tải lạnh trong ngày của hệ thống Điều hịa khơng khí
trung tâm .................................................................................................................... 28
Hình 2.11 – Biểu đồ phân bố phụ tải lạnh khi sử dụng phương án tích trữ lạnh tồn
phần ............................................................................................................................ 29
Hình 2.12-Phương án tích trữ một phần sử dụng trong phụ tải đỉnh ...............................29

Hình 2.13- Biểu đồ phân bố phụ tải lạnh khi sử dụng phương án tích trữ cho một vài
giờ trong ngày ............................................................................................................ 30
Hình 2.14- Biểu đồ phân bố phụ tải lạnh với phương án tích trữ lạnh sử dụng trong
khoảng thời gian ngắn ................................................................................................ 30
Hình 2.15 – Sơ đồ bố trí ống phun, ống hút trong hệ thống tích trữ bằng nước..............31

Hình 2.16 – Quá trình nạp tải và xả tải ...................................................................... 32
Hình 2.17- Sơ đồ nguyên lý hệ thống băng tan chảy bên ngồi sử dụng mơi chất lạnh
để tạo băng ................................................................................................................. 33
Hình 2.18 – Sơ đồ nguyên lý hệ thống tích trữ băng dạng tháp đá..................................34

Hình 2.19- Sơ đồ nguyên lý hệ thống tích trữ dạng bột băng.................................... 35
Hình 2.20 – Sự tan chảy của lớp băng khi xả tải trong các giai đoạn........................ 36
Hình 3.1 – Sơ đồ vận hành Chiller ở chế độ bình thường ......................................... 38
Hình 3.2 – Sơ đồ vận hành Chiller ở chế độ nạp tải .................................................. 38

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ



GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

Hình 3.3- Sơ đồ vận hành Chiller ở chế độ xả tải...................................................... 39
Hình 3.4- Sơ đồ vận hành Chiller ở chế độ bình thường kết hợp bình trữ lạnh ........ 39
Hình 3.5-Sơ đồ vận hành Chiller ở chế độ nạp tải kết hợp với
việc làm mát tịa nhà .................................................................................................. 40
Hình 3.6-Sơ đồ vận hành Chiller đặt trước bình tích trữ lạnh ................................... 41
Hình 3.7-Sơ đồ vận hành Chiller đặt sau bình tích trữ lạnh ...................................... 41
Hình 3.8 – Mơ hình hóa việc tính tốn tổn thất áp suất qua lớp đệm ........................ 48
Hình 4.1 : Sơ đồ thí nghiệm hệ thống tích trữ lạnh.................................................... 60
Hình 4.2 : a – Quả cầu tích lạnh, b – Bố trí quả cầu tích lạnh trong bình.................. 63
Hình 4.3 : Bố trí cụm Chiller và FCU........................................................................ 64
Hình 4.4 : Nhiệt kế đo nhiệt độ chất tải lạnh trong bình tích lạnh............................. 64
Hình 4.5 : Ampke kẹp để đo cường độ dịng điện của thiết bị .................................. 65
Hình 4.6 : Bơm sử dụng tại bình tích trữ lạnh ........................................................... 65
Hình 4.7 : Lưu lượng kế được lắp tại FCU ................................................................ 65
Hình 4.8 : Biểu đồ biểu diễn các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tạo
băng trong quả cầu ..................................................................................................... 68
Hình 4.9 : Biểu đồ biểu diễn tốc độ tạo băng trong quả cầu ..................................... 69
Hình 4.10 : Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước trong
quả cầu tích lạnh......................................................................................................... 70
Hình 4.11 : Cường độ dịng điện của các thiết bị khi nạp tải..................................... 71
Hình 4.12 : Công suất tiêu thụ điện năng của các thiết bị khi nạp tải........................ 72
Hình 4.13 : Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của chất tải lạnh và khơng khí
trong q trình xả tải .................................................................................................. 73
Hình 4.14 : Tốc độ tan băng trong quả cầu tích lạnh theo thời gian.......................... 74
Hình 4.15 : Sơ đồ đo đạc tổn thất áp suất bình trữ lạnh............................................. 75
Hình 4.16 : Công suất tiêu thụ điện năng của thiết bị khi xả tải................................ 77

Hình 5.1 – Van điều khiển 2 ngã của hãng Maple..................................................... 79
Hình 5.2 – Sơ đồ bố trí van 3 ngã .............................................................................. 80
Hình 5.3 – Bộ điều khiển FCU của hãng Maple........................................................ 80

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

Hình 5.4 – Sơ đồ và thiết bị điều khiển Chiller của Jonson Control ......................... 81
Hình 5-4 : Sơ đồ điều khiển Chiller thơng qua bộ điều khiển DDC.......................... 82
Hình 5.5 : Sơ đồ hoạt động của hệ thống tích trữ lạnh .............................................. 84
Hình 5.6 : Sơ đồ tự động hóa trong q trình nạp tải................................................. 85
Hình 5.7 : Sơ đồ tự động hóa trong quá trình nạp tải kết hợp với việc làm lạnh....... 85
Hình 5.8 : Sơ đồ tự động hóa trong quá trình làm lạnh trực tiếp kết hợp với xả tải.. 86
Hình 5.9 : Sơ đồ tự động hóa trong quá trình xả tải trực tiếp ................................... 87
Hình 5.10: Sơ đồ tự động hóa của hệ thống bố trí nối tiếp Chiller khi nạp tải.......... 87
Hình 5.11: Sơ đồ tự động hóa của hệ thống bố trí nối tiếp Chiller khi
hoạt động bình thường ............................................................................................... 88
Hình 5.12: Sơ đồ tự động hóa của hệ thống bố trí nối tiếp Chiller ở chế độ làm lạnh
trực tiếp kết hợp xả tải................................................................................................ 88
Hình 5.13 : Biểu đồ phân bố thời gian vận hành của hệ thống tích trữ lạnh ............. 89
Hình 5.14 : Hình dạng của ZEN và sơ đồ nối dây ..................................................... 90
Hình 5.15 : Sơ đồ mạch động lực của hệ thống tích trữ lạnh .................................... 91
Hình 5.16 : Chương trình PLC dạng LADDER điều khiển các chế độ tích trữ lạnh 91
Hình 5.17: Sơ đồ mạch điện điều khiển cho hệ thống tích trữ lạnh........................... 92
Hình 5.18: Cài đặt thời gian vận hành của hệ thống tích trữ lạnh cho chế độ nạp tải 93
Hình 5.19: Kết quả chạy mơ phỏng chương trình PLC khi vận hành nạp tải............ 93

Hình 6.1 : Biểu đồ phân bố phụ tải lạnh trong ngày của tịa nhà.............................100
Hình 6.2 : Biểu đồ phân bố năng suất lạnh trong ngày của tòa nhà khi sử dụng
bộ tích trữ lạnh .........................................................................................................103
Hình 6.3 : Sơ đồ ngun lý hệ thống điều hịa khơng khí trung tâm của tịa nhà có
bộ tích trữ lạnh .........................................................................................................104
Hình 6.4 : Đồ thị biểu thị năng suất lạnh tích trữ của quả cầu với các đường kính
khác nhau..................................................................................................................105

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 – Nhiệt độ điểm Eutecti của một số dung dịch........................................... 22
Bảng 2.2 – Thông số kỹ thuật của chất PCM EUTETIC của hãng PCM Ltd .................23
Bảng 2.3 – Thông số kỹ thuật của chất PCM (muối Hydrad ) của hãng PCM. Ltd ........25

Bảng 2.4 – Các tính chất của một số loại sáp Paraffin............................................... 26
Bảng 2.5-Thông số kỹ thuật của chất PCM hữu cơ của hãng PCM Ltd..........................27

Bảng 3.1 – Đặc tính kỹ thuật tính theo m3 bình của hãng Cristophia........................ 45
Bảng 4.1 : Bảng tóm tắt nguyên lý hoạt động của mơ hình tích trữ lạnh .................. 60
Bảng 4.2 : Các thơng số chính khi vận hành ở chế độ nạp tải ................................... 66
Bảng 6.1 : Bảng phân bố phụ tải lạnh của tòa nhà..................................................... 99
Bảng 6.2 : Bảng thơng số kỹ thuật và tính tốn sơ bộ giá của hệ thống Điều hịa khơng
khí theo phương án truyền thống .............................................................................100
Bảng 6.3 : Bảng tính tốn chi phí tiêu thụ điện năng của hệ thống khơng có sử dụng

bình tích trữ lạnh ......................................................................................................101
Bảng 6.4 : Bảng phân bố phụ tải lạnh của tòa nhà khi vận hành hỗn hợp...............102
Bảng 6.5 : Bảng thông số kỹ thuật và tính tốn sơ bộ giá của hệ thống Điều hịa
khơng khí có bộ tích trữ lạnh ...................................................................................106
Bảng 6.6 : Bảng tính tốn chi phí tiêu thụ điện năng của hệ thống điều hịa
khơng khí có sử dụng bình tích trữ lạnh ..................................................................107

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

KÝ HIỆU
Kdb : là hằng số nhiệt độ đóng băng


: vi phân nồng độ dung dịch sau khi hịa trộn

tdb

: nhiệt độ đóng băng, 0C

L

: là nhiệt ẩn hóa rắn của nước, kJ/kg

v1,vd : là thể tích riêng của pha lỏng và rắn, m3/kg
P


: áp suất của môi trường pha lỏng – rắn, Pa

τ

: là thời gian đông đá ( s )

t

: nhiệt độ chất tải lạnh ( 0C )

λd

: hệ số dẫn nhiệt của đá 2,32 (W/m.độ)

δđ

: bề dày đá ( m )

Qj

: tổng phụ tải lạnh của tòa nhà, ( kWh )

tst

: thời gian tích trữ lạnh, (h)

f

: hệ số suy giảm năng suất lạnh khi nạp tải


Ql

: nhiệt ẩn hóa rắn theo thể tích của chất PCM, ( kWh/m3 )

Qsl : nhiệt hiện theo thể tích của chất PCM lỏng, ( kWh/m3.K )
Qss : nhiệt hiện theo thể tích của chất PCM rắn, ( kWh/m3.K )
T3

: nhiệt độ nước lạnh cấp vào FCU, ( 0C )

Tm : nhiệt độ trung bình của chất tải lạnh khi nạp tải, ( 0C )
Δtst : độ chênh lệch nhiệt độ chất tải lạnh ở chế độ nạp tải, (0C)
Δtpd : độ chênh lệch nhiệt độ chất tải lạnh ở chế độ vận hành bình thường, ( 0C)
Pst

: Năng suất lạnh được tích trữ, ( kW )

V

: Thể tích dung dịch PCM được sử dụng, ( m3 )

Kvcr: Hệ số truyền nhiệt theo thể tích khi hóa rắn, ( kW/m3.độ )
Lmtd1: Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit trong quá trình nạp tải, ( 0C )
Lmtd2: Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình logarit trong quá trình nạp tải, ( 0C )
Qcầu1 : Năng suất lạnh khi biến đổi pha của quả cầu, ( kWh/trái )
Vnước: Thể tích chứa nước trong quả cầu, ( m3 )

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ



GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

-3-

Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG I : PHẦN MỞ ĐẦU

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

-4-

Luận văn thạc sĩ

1.1 Yêu cầu thực tiễn cần thiết của đề tài:
- Mức nhu cầu năng lượng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày
một gia tăng. Theo tổ chức theo dõi năng lượng quốc tế ( International Energy
Outlook ) thì mức sử dụng năng lượng sẽ tăng 58% cho đến năm 2025. Nếu theo sự
gia tăng mức tiêu thụ này thì thế giới cần phải đầu tư thêm hàng tỷ đô la cho việc
sản xuất năng lượng nếu khơng thì nền kinh tế sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng do sự
thiếu hụt điện.
- Các số liệu tìm kiếm, thăm dị và nhận định về trữ lượng dầu tồn cầu của
Văn phịng Tổ chức kiểm soát năng lượng Anh (EWG) tại Đức cho biết, dưới lịng
đất chỉ cịn có khoảng 1.255 tỉ thùng, đủ để cho con người sử dụng trong 42 năm
tới. Với tốc độ khai thác như hiện nay, trong vòng 30 năm nữa nguồn dầu lửa dưới
lịng đất khơng cịn nhiều và 50 - 60 năm nữa sẽ hoàn toàn cạn kiệt. Theo đó, thế

giới sẽ chỉ sản xuất được 39 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2030 so với con số 81
triệu thùng/ngày như hiện nay. Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế
(IEA), nhu cầu dầu lửa thế giới sẽ tăng đến 116 triệu thùng/ ngày vào năm 2030 so
với 86 triệu thùng/ngày như hiện nay. Nghĩa là vào thời điểm đó, thế giới chỉ được
cung cấp chưa đến 1/3 nhu cầu dầu lửa. Than đá và khí đốt cũng ở tình trạng tương
tự. Theo ước tính của các chuyên gia, trữ lượng than đá và khí đốt tự nhiên chỉ còn
khoảng 909 tỉ tấn và sẽ cạn kiệt trong 155 năm nữa
- Trong việc phân bố phụ tải điện tại Việt Nam thì điện sử dụng trong công
nghiệp chiếm 47-49% lượng điện phát ra, các hoạt động trong thương mại chiếm
15-17%, mức tiêu thụ điện sinh hoạt chiếm 29-35%. Trong đó, nhu cầu điện sinh
hoạt tăng tại thời điểm phụ tải đỉnh của hệ thống điện với thành phần tiêu thụ điện
lớn nhất là máy điều hịa khơng khí.
- Sự chênh lệch giữa phụ tải đỉnh và phụ tải đáy của mạng điện nước ta trong
nhiều năm qua thường là 2/1. Như thế, công suất phát tại phụ tải đỉnh luôn bị thiếu
hụt trong khi công suất tại phụ tải đáy lại dư thừa điều này làm cho hiệu suất của
máy phát giảm đi gây tổn thất sử dụng năng lượng. Do đó, ngành điện lực rất mong
muốn dịch chuyển một phần công suất sử dụng tại phụ tải đỉnh sang phía phụ tải

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

-5-

Luận văn thạc sĩ

đáy. Vì vậy, một trong những biện pháp hiệu quả nhất được ứng dụng trong ngành
điều hịa khơng khí là hệ thống tích trữ lạnh
1.2 Nội dung nghiên cứu:

Nghiên cứu khả năng ứng dụng tích trữ lạnh bằng quả cầu trong tình hình tại
Việt Nam như:
- Nghiên cứu các chất PCM đang sử dụng trong việc tích trữ năng lượng
- Nghiên cứu các phương pháp tính tốn, lựa chọn hệ thống Chiller cho hệ
thống Điều hịa khơng khí trung tâm sử dụng tích trữ lạnh
- Thí nghiệm, kiểm tra thời gian đơng đặc nước đá được sử dụng như chất
PCM trong quả cầu kim loại, qua đó đánh giá hiệu quả kỹ thuật khi ứng dụng
- Đánh giá tổn thất áp suất thủy lực của bình tích trữ lạnh khi vận hành và so
sánh với cơng thức tính tốn lý thuyết. Từ đó rút ra được kết luận về sự tổn thất áp
suất của bình tích trữ lạnh
- Tìm hiểu các phương pháp tự động hóa hệ thống tích trữ lạnh nhằm ứng dụng
rộng rãi trong các hệ thống Điều hịa khơng khí trung tâm
- So sánh hiệu quả kinh tế khi sử dụng hệ thống tích trữ lạnh
1.3 Giới hạn của đề tài:
Trong đề tài này tác giả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm để đánh giá khả
ứng dụng quả cầu tích trữ lạnh với nước làm chất PCM. Sau đó đánh giá hiệu quả
kinh tế, kỹ thuật khi vận hành, lập chương trình tính tốn, chọn lựa quả cầu tích trữ
lạnh và tính tốn tổn thất áp suất của bình tích trữ lạnh để chọn lựa bơm cho hệ
thống. Ngoài ra, tìm hiểu các phương án, một số cơng nghệ tự động hóa hệ thống
tích trữ lạnh cũng như trong hệ thống điều hịa khơng khí trung tâm
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Tính tốn kinh tế, kỹ thuật đối với phương án tích trữ lạnh bằng quả cầu được
chế tạo trong nước và ngồi nước
- Lựa chọn sơ đồ điều hịa khơng khí để sử dụng cho bộ tích trữ lạnh
- Thí nghiệm và đánh giả khả năng hoạt động của hệ thống tích trữ lạnh được
chế tạo

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ



GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

-6-

Luận văn thạc sĩ

- Lập trình việc tính tốn, thiết kế bộ tích trữ lạnh
1.5 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:
- Đánh giá được các ưu điểm khi sử dụng bộ tích trữ lạnh trong đó có việc làm
giảm chi phí vận hành trong hệ thống điều hịa khơng khí trung tâm
- Xây dựng phương pháp thiết kế bộ tích trữ lạnh với chất biến đổi pha là nước
đặt trong quả cầu. Từ đó làm cơ sở để chế tạo quả cầu kim loại với giá thành rẻ hơn,
diện tích mặt bằng lắp đặt nhỏ gọn, ít tốn khơng gian so với hệ thống ngoại nhập
nhằm mở rộng khả năng ứng dụng phương pháp tích trữ lạnh tại Việt Nam
- Ngồi ra, việc tìm hiểu các phương pháp, các cơng nghệ tự động hóa cho hệ
thống tích trữ lạnh sẽ giúp cho việc vận hành hệ thống dễ dàng, ít tốn kém và hiệu
quả cao. Điều đó cũng góp phần làm giảm chi phí vận hành và chi phí tiêu thụ năng
lượng trong hệ thống Điều hịa khơng khí trung tâm
- Việc lập mơ hình cịn dùng phục vụ cho cơng tác nghiên cứu khoa học và
giảng dạy về cơng nghệ tích trữ lạnh cho sinh viên Công nghệ Nhiệt lạnh

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

-7-

Luận văn thạc sĩ


CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ HỆ
THỐNG TÍCH TRỮ LẠNH

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

-8-

2.1 Khái niệm về tích trữ lạnh, các ứng dụng và lợi ích:
2.1.1 Khái niệm và lợi ích của việc tích trữ lạnh:
Tích trữ lạnh là phương pháp được sử dụng để dời năng lượng vận hành hệ
thống Chiller lúc phụ tải đỉnh sang nơi có phụ tải thấp hơn nhằm san bằng các phụ
tải điện sử dụng trong ngày. Việc tích trữ sử dụng chất tích trữ là nước hay các chất
biến đổi pha PCM ( phase change material ) để thực hiện. Trong thời gian vận hành
khi có phụ tải lạnh thấp mà hệ thống lạnh vẫn hoạt động sẽ làm cho hiệu quả sử
dụng năng lượng giảm đi. Do đó cần phải có hệ thống tích trữ lạnh. Ngồi ra, ta có
thể đạt được các lợi ích sau:
- Giảm cơng suất chiller từ 30-70% do ta không cần lắp đặt Chiller ứng với
năng suất lạnh tại phụ tải đỉnh mà điều kiện này chỉ xảy ra một vài ngày trong năm.
Điều này giúp Chiller ln hoạt động đầy tải do đó hiệu suất máy cũng tăng
Hệ thống truyền thống

Hệ thống sử dụng tích trữ lạnh

Hình 2.1 – Biểu đồ phân bố phụ tải điện của tịa nhà
- Giảm chi phí về mặt bằng, nhà xưởng

- Do công suất Chiller nhỏ gọn nên khối lượng môi chất lạnh sử dụng không
nhiều và giảm số lượng mơi chất lạnh có hại đến mơi trường
- Công suất của thiết bị ngưng tụ, tháp giải nhiệt giảm
- Đơn giản hóa hệ thống chính
- Giảm sự đầu tư xây dựng các nhà máy cung cấp điện do đó tiết kiệm ngân
sách nhà nước.
- Giảm chi phí hoạt động do sự chênh lệch giá điện

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

-9-

Luận văn thạc sĩ

2.1.2 Các ứng dụng của việc tích trữ lạnh:
Việc ứng dụng tích trữ năng lượng nói chung và tích trữ lạnh nói riêng rất phổ
biến trong công nghiệp và trong đời sống như:
- Hệ thống điều hịa khơng khí như : các văn phịng, siêu thị, khách sạn, sân
bay, viện bảo tàng… Trong các sân bay, việc tích trữ lạnh ngồi nhiệm vụ dùng để
điều hịa khơng khí tại các văn phịng, các sảnh….nó cịn dùng điều hịa khơng khí
trong máy bay khi đang trong giai đoạn vận chuyển hành lý và hành khách lên máy
bay. Để điều hịa khơng khí trong thời gian này sẽ có một hệ thống điều hịa khơng
khí sơ bộ PCA ( preconditioned air ) hoặc hệ thống tích trữ lạnh TES ( thermal
cooling energy storage ) hoạt động. Trong q khứ, khi chưa có hệ thống tích trữ
lạnh thì sẽ có một động cơ phản lực nhỏ trên máy bay gọi là APU ( Auxiliary Power
Unit ), nhiệm vụ của nó dùng để làm lạnh, phát điện và trong một số trường hợp
dùng để khởi động động cơ chính của máy bay. Những động cơ này thường tiêu thụ

khoảng 35 đến 120 gallon nhiên liệu trong 1 giờ. Ngồi việc tiêu hao nhiên liệu thì
việc sử dụng động cơ này nhiều lần dẫn đến việc phải bảo hành thường xuyên gây
tốn kém. Do đó, cần phải sử dụng hệ thống tích trữ lạnh để cung cấp đủ phụ tải lạnh
trong các trường hợp này. Nhiều sân bay trên thế giới sử dụng phương pháp này
như : Atlanta, Miami, San Francisco, Los Angeles, Chicago, Phoenix, Ft.
Lauderdale and Dallas/Ft. Worth

Ống dẫn khơng
khí lạnh

Hình 2.2 – Hệ thống cung cấp khơng khí lạnh cho máy bay

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

Luận văn thạc sĩ

- 10 -

Như hình 2.2 chúng ta có thể thấy một ống dẫn khơng khí lạnh được đưa ra
đến khoang máy bay để điều hịa khơng khí trong lúc vận chuyển hành lý và hành
khách lên máy bay.
- Trong các trạm biến áp, trạm điện thoại…. việc sử dụng các chất biến đổi pha
PCM giúp ngăn ngừa nhiệt độ trong các phòng này tăng cao dẫn đến hư hỏng. Nhiệt
độ trong các phòng này dao động trong khoảng 30-350C. Tại đây, các chất PCM
được lắp trên trần nhà như hình sau:
Bức xạ mặt trời


Chất PCM
Khơng
khí mát
Vật nóng

Hình 2.3a – Sự trao đổi nhiệt vào ban ngày trong trạm điện

Khơng
khí lạnh

Khơng
khí nóng
Chất PCM

Vật nóng

Hình 2.3b – Sự trao đổi nhiệt vào ban đêm trong trạm điện

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


GVHD: TS.NGUYỄN THẾ BẢO

- 11 -

Luận văn thạc sĩ

Vào ban ngày, khi nhiệt trong trong buồng tăng lên do bức xạ mặt trời, nhiệt
độ môi trường xung quanh tác động vào thì khơng khí nóng trong buồng sẽ trao đổi
nhiệt với trần lắp chất biến đổi pha PCM có nhiệt độ thấp hơn khơng khí trong

phịng, làm nhiệt độ khơng khí hạ xuống. Vào ban đêm, khi nhiệt độ mơi trường
giảm và bức xạ mặt trời khơng cịn nữa thì trên trần sẽ có quạt hút khơng khí lạnh đi
qua trần, trao đổi nhiệt với chất PCM, sau đó nóng lên và được thải ra ngồi. Đây là
giai đoạn tích trữ lạnh để sử dụng cho ngày hôm sau. Nhờ sử dụng phương pháp
này nên nhiệt độ trong buồng luôn ổn định ở mức cho phép mà không dùng thêm
bất cứ phương tiện nào để làm mát.

Hình 2-4. Việc bố trí chất PCM trên trần và trên các giá đỡ trong trạm điện
- Trong công nghiệp chế biến thực phẩm việc tích trữ lạnh cũng được sử dụng
nhiều như các nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy sữa…..Trong các nhà máy sữa,
ngoài các kho lạnh dùng để bảo quản sản phẩm với thời gian dài, do tính chất nhập
hàng không đồng đều nên nhu cầu lạnh thất thường theo mẻ. Trong công nghệ chế
biến sữa, khi bắt đầu nhập hàng vào nhà máy hoặc sữa pha trước khi chế biến, đóng
hộp… thì thường được làm lạnh đến nhiệt độ 2-40C. Do tính chất thất thường và
lượng sữa rất lớn nên họ thường dùng hệ thống tích trữ lạnh. Ví dụ như một nhà
máy cần nhập sữa từ trang trại với thời gian nhập hàng khoảng 1h và năng suất lạnh

HVTH: NGUYỄN DUY TUỆ


×