Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường biển hướng đến phát triển du lịch bền vững tại thành phố vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.21 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------- o0o --------------

PHẠM QUỐC HUY

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN HƯỚNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản Lý Môi Trường
Mã số: 02608636

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------- o0o --------------

PHẠM QUỐC HUY

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN HƯỚNG ĐẾN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG


TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Chuyên ngành: Quản Lý Môi Trường
Mã số: 02608636

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Võ Lê Phú
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Phùng Chí Sỹ

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Phạm Hồng Nhật

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày…….tháng….....năm……
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sỹ gồm:

1. ................................................................................................
2. ................................................................................................
3. ................................................................................................
4. ................................................................................................
5. ................................................................................................
6. ................................................................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).


Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Bộ mơn quản lý chuyên ngành


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---------oOo------Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phạm Quốc Huy

Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 21/7/1980

Nơi sinh : Vũng Tàu

Chun ngành : Quản lý mơi trường
Khố (Năm trúng tuyển) : 2008
1- TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường biển
hướng đến phát triển du lịch bền vững tại thành phố Vũng Tàu.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
(a) Khảo sát, điều tra các hoạt động khai thác du lịch biển và ven biển tại Tp.
Vũng Tàu (bao gồm: khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ mát, resorts);

(b) Điều tra và tính tốn thải lượng ô nhiễm từ các nguồn đô thị và du lịch
(nước thải, rác thải);
(c) Tìm hiểu lý thuyết về du lịch bền vững và các kinh nghiệm đã áp dụng tại
các nước trên thế giới trong lĩnh vực du lịch;
(d) Xây dựng và đề các giải pháp quản lý phù hợp cho việc phát triển du lịch
bền vững tại Vũng Tàu.. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 01/06/2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 31/12/2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): . . . .
. . . . . . . . . . . . TS. Võ Lê Phú. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
(Họ tên và chữ ký)
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ đã đánh dấu sự hồn tất q trình học tập, nghiên cứu trong
chương trình đào tạo cao học. Tuy nhiên, trong mỗi học viên chúng tơi cịn mãi
những bài giảng của q thầy cơ, và những kiến thức mà chúng tôi đã ngày đêm
nghiên cứu. Từ những kiến thức này chúng tôi tin rằng mình có thể ứng dụng vào
thực tế để giúp ích cho cộng đồng, cho gia đình và cho chính mình.
Để có được thành quả như ngày hơm nay, học viên xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến TS Võ Lê Phú - giáo viên hướng dẫn khoa học – người đã tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ học viên trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn này.

Xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Khoa Mơi trường đã góp ý,
giúp hồn thiện hơn luận văn.
Chân thành cảm ơn các cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, UBND thành phố Vũng Tàu, phòng Tài nguyên và Mơi trường,
Cơng ty Cơng trình đơ thị, phịng Văn hóa Thơng tin, Ban quản lý các khu du lịch
thành phố Vũng Tàu,... đã nhiệt tình hỗ trợ học viên trong quá trình khảo sát và thu
thập số liệu phục vụ luận văn.
Học viên xin gửi lời cám ơn đến q thầy cơ giảng dạy chương trình đào tạo
học viên Cao học chun ngành Quản lý Mơi trường – Khóa 2008 – Trường Đại
học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và những người thân đã hỗ trợ học viên trong
quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát và thu thập số liệu phục vụ luận văn.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả quý vị!
Học viên

Phạm Quốc Huy


TÓM TẮT
Phát triển bền vững là mục tiêu cốt lõi mà tồn nhân loại đang theo đuổi. Mục
tiêu đó là mong muốn đạt đến mức độ bền vững về kinh tế – xã hội và mơi trường,
trong đó đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến các nhu cầu của
thế hệ tương lai. Phát triển du lịch – một ngành dịch vụ – cũng cần định hướng phát
triển bền vững. Theo úó, việc khai thác và phát triển du lịch phải đáp ứng được nhu
cầu hiện tại mà khơng làm suy thối mơi trường, bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên
thiên nhiên cho thế hệ tương lai.
Thành phố Vũng Tàu đã và đang trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều du
khách trong và ngồi nước. Riêng trong năm 2009, có khoảng 2,6 triệu du khách đến
tham quan Vũng Tàu và đóng góp khoảng 50% GDP của toàn Thành phố. Dự kiến số
lượng du khách sẽ tăng gấp 2,5 lần vào năm 2020, tương đương 6,7 triệu lượt du

khách.
Tuy nhiên, môi trường vùng biển Vũng Tàu cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng
không tốt, thậm chí là đang trong tình trạng đáng báo động như: ô nhiễm nước biển
ven bờ, ô nhiễm do chất thải rắn, phá vỡ cảnh quan, thiếu các quy hoạch vùng đệm cho
các loại hình du lịch biển, thiếu khơng gian xanh,… Tình trạng này đang tiếp diễn và
sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu khơng có những giải pháp hợp lý để cân bằng giữa
việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường vùng biển Vũng Tàu cho mục tiêu phát
triển bền vững ngành du lịch của Vũng Tàu nói riêng và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói
chung.
Do đó, nghiên cứu định hướng phát triển du lịch biển Vũng Tàu là một phần
quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Luận
văn này nhằm mục tiêu nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi
trường biển hướng đến phát triển du lịch bền vững. Một số các giải pháp được đưa ra
bao gồm: việc quy hoạch tổng thể các khu, điểm du lịch, đặc biệt là các khu vực ven
biển, các giải pháp về quản lý môi trường, xây dựng các hành lang pháp lý về môi
trường đối với hoạt động du lịch, giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường,… Những đề xuất cần thiết này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý
môi trường và các khu du lịch những giải pháp bảo vệ môi trường và hạn chế những
tác động do hoạt động du lịch gây ra nhằm hướng đến mục tiêu Phát Triển Du Lịch
Bền Vững cho Thành phố Vũng Tàu.


ABSTRACT
Sustainable Development is central goal that the international community is
pursuing. This goal is to obtain a sustainable degree in economy – society – and
environment, meeting present needs without affect demands of the future generations.
Tourism development – a service sector – also needs to be on the track of sustainable
development. Accordingly, the development of tourism sector must meet present
amenity needs, but not deteriorating the environments, preserving and protecting
natural resources for the future generations in tourism needs.

Vung Tau City has increasingly become an attractive destination of many
international and domestic tourists. In 2009, there were around 2.6 million tourists
visited Vung Tau, that contributed approximately 50% to the City’s budget. It is
projected that the number of tourists will increase 2.5 times in the year of 2020,
equivalent to 6.7 millions.
However, Vung Tau’s coastal environment has been faced with negative
effects, even at an alarming level, such as: coastal waters are being degraded by
wastewater, solid wastes from domestic and tourism services, landscape disruption,
lack of buffer zone planning and green spaces, and etc. This situation has increasingly
becoming serious and worse if there would not have appropriate solutions for
balancing tourism development and environmental protection towards sustainable
development of the tourism sector.
Therefore, developing and identifying main issues for coastal tourism
development in Vung Tau is an integral part in protecting environment towards
sustainable development. The purpose of this thesis is to assess and propose effective
measures for sustainable coastal tourism development. Several solutions were
proposed, including: planning tourism zones, sites and in particularly in coastal areas
in a holistic manner, managing coastal environments, creating legal frameworks to
tourism and environmental management, raising and strengthening stakeholders’ and
public awareness through education and training programs. These proposed solutions
are expected to be applied by urban planners and environmental managers as well as
tourism management leaders. Such applications will enable to minimize environmental
negative impacts which are caused by tourism activities and services towards a
sustainable tourism development in Vung Tau in particularly.


i

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
MỤC LỤC ......................................................................................................................... i
CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH...............................................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
0.1. Tính cần thiết của đề tài ...................................................................................... 1
0.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
0.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2
0.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3
0.4.1.
Phương pháp luận ...................................................................................... 3
0.4.2.
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
0.5. Đối tượng và phạm vi của đề tài ......................................................................... 5
0.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................ 5
0.6.1.
Ý nghĩa khoa học....................................................................................... 5
0.6.2.
Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 6
0.7. Bố cục của luận văn............................................................................................. 6
CHƯƠNG I ....................................................................................................................... 8
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ........................................ 8
TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ...................................................................................... 8
1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Vũng Tàu ............................................................. 8
1.1.1
Vị trí địa lý ................................................................................................ 8
1.1.2
Tài nguyên biển ....................................................................................... 11
1.1.3

Tài nguyên văn hóa nhân văn.................................................................. 12
1.2 Thực trạng kinh tế – xã hội tác động đến phát triển du lịch .............................. 14
1.2.1
Tình hình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................... 14
1.2.2
Hiện trạng dân số - lao động ................................................................... 18
1.3 Hoạt động du lịch tại thành phố Vũng Tàu ....................................................... 21
1.3.1
Vị trí, vai trị của ngành du lịch thành phố Vũng Tàu ............................ 21
1.3.2
Các loại hình và sản phẩm du lịch .......................................................... 22
1.3.3
Hiện trạng cơ sở vật chất ngành du lịch .................................................. 30
1.3.4
Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Vũng Tàu đến năm 2020 ......... 31
1.4 Tổ chức lãnh thổ các khu, điểm và các tuyến du lịch ....................................... 36
1.4.1
Tổ chức lãnh thổ khu trung tâm hạt nhân và các cụm du lịch ................ 36
1.4.2
Định hướng phát triển các khu, điểm du lịch .......................................... 37
1.4.3
Các dự án đầu tư phát triển du lịch đến năm 2020.................................. 38
1.4.4
Các dự án đầu tư quan trọng phục vụ cho phát triển du lịch. ................. 43
CHƯƠNG II.................................................................................................................... 48


ii

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG, ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020 ............................................ 48
2.1 Hiện trạng môi trường một số khu vực du lịch ven biển tại Tp. Vũng Tàu ...... 48
2.1.1
Các khu vực du lịch ven biển trọng điểm tại Tp. Vũng Tàu ................... 48
2.1.2
Các vấn đề môi trường hiện nay tại các khu vực du lịch ven biển trọng
điểm
................................................................................................................. 52
3.1.2.2 Ô nhiễm nước thải do hoạt động sản xuất cơng nghiệp .............................. 54
3.1.2.3 Ơ nhiễm do chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động du
lịch biển ................................................................................................................... 58
2.2 Tác động môi trường của hoạt động du lịch tại Vũng Tàu ............................... 62
2.3

Kết quả phân tích chất lượng mơi trường nước biển ven bờ tại một số khu vực

du lịch ven biển trọng điểm ........................................................................................ 64
2.4

Dự báo về thải lượng chất thải rắn và nước thải do hoạt động du lịch đến năm

2015 và năm 2020 ....................................................................................................... 67
2.4.1
Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch ..................... 68
2.4.2
Dự báo thải lượng nước thải phát sinh từ hoạt động du lịch................... 71
CHƯƠNG III .................................................................................................................. 79
CƠ SỞ KHOA HỌC CHO CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
......................................................................................................................................... 79
3.1 Khái niệm du lịch bền vững .............................................................................. 79

3.2

Phát triển du lịch bền vững khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.................... 82

3.2.1
Quản lý môi trường trong phát triển du lịch ........................................... 84
3.2.2
Phát triển du lịch bền vững: Nguyên tắc và thực hiện ............................ 86
3.2.3
Thách thức đối với việc phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch
đảm bảo cho sự phát triển bền vững ....................................................................... 88
3.2.4
Quy hoạch tổng thể cho phát triển du lịch bền vững .............................. 90
3.2.5
Các nguyên tắc hướng dẫn cho chính quyền địa phương trong lập kế
hoạch cho phát triển du lịch bền vững .................................................................... 94
3.3 Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững .............................................. 98
3.3.1
Trường hợp nghiên cứu từ Thailand: Du lịch dựa vào cộng đồng và phát
triển du lịch ven biển............................................................................................... 98
3.3.2
Phát triển bền vững các điểm đến du lịch vùng ven biển Indonesia ..... 101
3.3.3
Phát triển du lịch tiểu vùng sông Mê Kông .......................................... 103
3.4 Phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam ........................................................ 105
3.4.1
Tiềm năng phát triển du lịch tại Việt Nam............................................ 106
3.4.2
Du lịch và các mối đe dọa đến môi trường ........................................... 107
3.4.3

Tính bền vững và các loại hình du lịch ................................................. 108
3.5 Phát triển du lịch bền vững tại thành phố Vũng Tàu ...................................... 110
CHƯƠNG IV ................................................................................................................ 112
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN HƯỚNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU .............................. 112
4.1 Tiêu chí phát triển du lịch bền vững tại thành phố Vũng Tàu ........................ 112


iii

4.1.1
Kết quả điều tra thăm dò khách du lịch tại thành phố Vũng Tàu ......... 112
4.1.2
Các tiêu chí phát triển du lịch bền vững tại thành phố Vũng Tàu ........ 116
4.2 Các giải pháp bảo vệ môi trường biển hướng đến phát triển du lịch bền vững ....
......................................................................................................................... 123
4.2.1
Quản lý môi trường ............................................................................... 123
4.2.2
Phát triển hạ tầng đồng bộ với sự phát triển của thành phố .................. 127
4.2.3
Giải pháp về quy hoạch tổng thể các khu vực ...................................... 128
4.2.4
Giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức ............................. 131
4.2.5
Xây dựng hành lang pháp lý và kiểm tra xử lí vi phạm ........................ 132
4.2.6
Cải thiện sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công
tác quản lý ............................................................................................................. 133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 136

Kết luận ..................................................................................................................... 136
Kiến nghị ................................................................................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 138
PHỤ LỤC


iv

CÁC TỪ VIẾT TẮT

APETIT

: Viện đào tạo và giáo dục du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (AsiaPacific Education and Training Institutes in Tourism)

BOD5

: Nhu cầu ơxy sinh hố đo ở 20oC

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

: Bảo vệ mơi trường

COD

: Nhu cầu ơxy hóa học


CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

CTRSHĐT : Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
CTRSHDL : Chất thải rắn sinh hoạt du lịch
DO

: Ôxy hòa tan

ESCAP

: Hội đồng kinh tế và xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

MICE

: Du lịch hội thảo (Meeting Incentive Conference Event)

NGO

: Tổ chức phi Chính phủ (Non – Govermental Organization)

PASTA

: Kế hoạch hành động cho phát triển du lịch bền vững ở châu Á và

Thái Bình Dương (Plan of Action for Sustainable Tourism
Development in the Asian and Pacific Region).

PTBV

: Phát triển bền vững


v

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam

SS

: Chất rắn lơ lửng

TAT

: Tổng cục du lịch Thái Lan

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

: Tài nguyên và Môi trường


TPVT

: Thành phố Vũng Tàu

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

US EPA

: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ

VA

: Giá trị gia tăng (Value Added)

WHO

: Tổ chức Y tế Thế giới

WTO

: Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization)


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................15
Bảng 1.2 Dân số - Lao động và cơ cấu sử dụng lao động ..............................................19
Bảng 1.3 Dự báo số khách du lịch đến thành phố Vũng Tàu .........................................33
Bảng 1.4 Dự báo số ngày khách lưu trú tại thành phố Vũng Tàu...................................34
Bảng 1.5 Dự báo mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu trung bình một ngày của khách du lịch
Quốc tế đến thành phố Vũng Tàu ............................................................................34
Bảng 1.6 Dự báo mức chi tiêu và cơ cấu chi tiêu trung bình một ngày của khách du lịch
trong nước đến thành phố Vũng Tàu .......................................................................35
Bảng 1.7 Dự báo doanh thu du lịch của thành phố Vũng Tàu ........................................36
Bảng 1.8 Danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn TP Vũng Tàu đến
năm 2020..................................................................................................................39
Bảng 1.9 Danh mục các dự án đầu tư quan trọng phục vụ cho phát triển du lịch ..........43
Bảng 2.1 Chất lượng nước thải công nghiệp của một số nhà máy chế biến thủy sản ....56
Bảng 2.2 Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại một số khu vực ven biển
năm 2009..................................................................................................................65
Bảng 2.3 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động du lịch trên địa bàn thành
phố Vũng Tàu đến năm 2015 và 2020 .....................................................................68
Bảng 2.4 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động du lịch và đô
thị theo hai hệ số phát thải. ......................................................................................69
Bảng 2.5 Thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ hoạt
động du lịch năm 2010 ............................................................................................72
Bảng 2.6 Dự báo thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ
hoạt động du lịch năm 2015 và 2020 .......................................................................73
Bảng 2.7 Dự báo thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ
đô thị năm 2015 và 2020 .........................................................................................75
Bảng 2.8 Tổng hợp dự báo thải lượng ô nhiễm nước thải từ hoạt động du lịch và đô thị
đến năm 2015 và 2020 .............................................................................................76
Bảng 2.9 Lưu lượng xả thải từ hoạt động du lịch, đô thị và công nghiệp đến năm 2015

và 2020 .....................................................................................................................78
Bảng 3.1 Các yếu tố cần xem xét khi thực hiện các quy hoạch du lịch bền vững..........91
Bảng 3.2 Số lượng khách du lịch đến các nước tiểu vùng sông Mekong .....................104
Bảng 3.3 Tỷ lệ phần trăm đóng góp của du lịch trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội
(GDP), tổng giá trị xuất khẩu và tổng việc làm năm 2006 ....................................104
Bảng 4.1 Ý kiến của du khách nước ngoài ...................................................................112
Bảng 4.2 Ý kiến của du khách nước ngồi về yếu tố mơi trường cần cải thiện ...........113
Bảng 4.3 Ý kiến của du khách trong nước về điều kiện môi trường tại địa phương ....114
Bảng 4.4 Ý kiến của du khách trong nước về yếu tố môi trường cần cải thiện ............115
Bảng 4.5 Các tiêu chí đánh giá bền vững cho du lịch biển ...........................................119


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ....................................................8
Hình 1.2 Địa điểm xây dựng dự án Sài Gịn Atlantis Hotel (khu Chí Linh – Cửa Lấp) 46
Hình 1.3 Địa điểm xây dựng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Đại Dương (khu Chí Linh –
Cửa Lấp) ..................................................................................................................46
Hình 1.4 Địa điểm xây dựng dự án khu du lịch Thanh Bình (khu Chí Linh – Cửa Lấp)
.................................................................................................................................47
Hình 2.1 Khu vực Chí Linh – Cửa Lấp...........................................................................49
Hình 2.2 Khu vực Bãi Sau và Bãi Dứa ...........................................................................50
Hình 2.3 Khu vực Bãi Trước ..........................................................................................51
Hình 2.4 Khu vực Bãi Dâu.............................................................................................51
Hình 2.5 Khu vực Sao Mai - Bến Đình...........................................................................52
Hình 2.6 Mật độ khách sạn mini dày đặc dọc theo đường Thùy Vân, Bãi Sau ..............53
Hình 2.7 Các nhà trọ, quán ăn tại Bãi Dâu gây ơ nhiễm mơi trường..............................54
Hình 2.8 Khu vực tập trung quán ăn tại khu vực Sao Mai – Bến Đình ..........................54

Hình 2.9 Một số nhà máy chế biến thủy sản dọc theo Sơng Cửa Lấp ............................57
Hình 2.10 Ghe, tàu neo đậu sát khu vực ven biển Bãi Trước gây ơ nhiễm mơi trường .57
Hình 2.11 Rác thải ra từ các hộ dân và quán ăn ven biển ...............................................59
Hình 2.12 Rác tích tụ dưới gầm nhà sàn của các hộ dân ven biển .................................60
Hình 2.13 Một số bãi tắm tư nhân ở Bãi Sau còn lụp xụp, tạm bợ gây mất mỹ quan và ơ
nhiễm mơi trường ....................................................................................................61
Hình 2.14 Một số hộ kinh doanh cho người dân, du khách tắm nước ngọt trên vỉa hè ..61
Hình 2.15 Các căn lều tạm bợ, đê bao sơ sài tại chân cầu Cửa Lấp gây mất mỹ quan và
ô nhiễm môi trường. ................................................................................................62
Hình 2.16 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của du khách tại Tp. Vũng Tàu
đến năm 2015 và năm 2020. ....................................................................................69
Hình 2.17 Dự báo tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động đô thị
và du lịch tại Tp. Vũng Tàu đến năm 2015 và 2020, với hệ số phát thải 0,3
kg/người/ngày ..........................................................................................................70
Hình 2.18 Dự báo tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động đô thị
và du lịch tại Tp. Vũng Tàu đến năm 2015 và 2020, với hệ số phát thải 0,5
kg/người/ngày ..........................................................................................................71
Hình 2.19 Dự báo tổng thải lượng nước thải phát sinh từ hoạt động du lịch tại Tp. Vũng
Tàu đến năm 2015 và 2020 ......................................................................................74
Hình 2.20 Dự báo nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ hoạt động du
lịch tại Tp. Vũng Tàu đến năm 2015 và 2020 .........................................................74
Hình 2.21 Dự báo thải lượng ô nhiễm nước thải phát sinh từ hoạt động đô thị tại Tp.
Vũng Tàu đến năm 2015 và 2020 ............................................................................76
Hình 3.1 Ba trọng tâm chính của du lịch bền vững ........................................................81


viii

Hình 3.2 Sáu lĩnh vực chủ đề cho phát triển du lịch bền vững .......................................83
Hình 3.3 Các yếu tố cơ bản cho phát triển du lịch bền vững ..........................................86

Hình 3.4 Một số chỉ số đo lường sức chịu tải trong quản lý phát triển du lịch bền vững
.................................................................................................................................88
Hình 3.5 Các phương pháp hướng dẫn cho chính quyền địa phương trong điều hành,
quản lý du lịch .........................................................................................................98
Hình 4.1 Biểu đồ phản ánh ý kiến của du khách nước ngồi .......................................113
Hình 4.2 Ý kiến của du khách nước ngoài về yếu tố mơi trường cần cải thiện ............113
Hình 4.3 Biểu đồ phản ánh ý kiến của du khách trong nước ........................................114
Hình 4.4 Ý kiến của du khách trong nước về yếu tố mơi trường cần cải thiện ............115
Hình 4. 5 Bản đồ sắp xếp các Khu dịch vụ khu vực ven biển tại Tp. Vũng Tàu..........129


1

MỞ ĐẦU

0.1.

Tính cần thiết của đề tài

Vùng biển thành phố Vũng Tàu là một trong những vùng biển đẹp nhất Việt
Nam, và là một địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngồi nước. Chính vì thế Vũng
Tàu khơng chỉ thu hút khách du lịch mà còn là một vùng đất màu mỡ cho các tập
đoàn hoạt động dịch vụ-du lịch khai thác triệt để với những dự án đầu tư ngày càng
quy mô hơn về cả chất và lượng. So với trước đây, Vũng Tàu đã có những bước
chuyển mình rõ rệt và nguồn thu từ ngành dịch vụ-du lịch biển bổ sung cho ngân
sách địa phương ngày càng tăng cao (UBND thành phố Vũng Tàu, 2010). Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế do ngành du lịch mang lại, môi trường vùng
biển Vũng Tàu cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng khơng tốt, thậm chí là đang trong
tình trạng đáng báo động như: ô nhiễm nước biển ven bờ, ô nhiễm do chất thải rắn,
phá vỡ cảnh quan, thiếu các quy hoạch vùng đệm cho các loại hình du lịch biển,

thiếu khơng gian xanh… Tình trạng này đang tiếp diễn và sẽ trở nên nghiêm trọng
hơn nếu không có những giải pháp hợp lý để cân bằng giữa việc phát triển du lịch
và bảo vệ môi trường vùng biển Vũng Tàu cho mục tiêu phát triển bền vững ngành
du lịch của Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung.
Mọi hoạt động khai thác du lịch đều có thể gây ra ảnh hưởng, tác động đến
môi trường, bao gồm: ô nhiễm nước thải, ô nhiễm chất thải rắn… Đặc biệt, các hoạt
động phát triển du lịch biển và những tác động đến môi trường do hoạt động này
gây ra có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái và tài nguyên tại đó cũng như những
vùng lân cận bên trong. Các hoạt động du lịch sẽ ảnh hưởng đến cả mơi trường đất,
nước, khơng khí, thủy sinh,…
Mặc dù được nhận định là thành phố có vùng biển đẹp nhưng đa số du khách
lựa chọn đến chủ yếu là để nghỉ ngơi và tắm biển vì chưa có nhiều sản phẩm hỗ trợ
du khách khác như vui chơi-giải trí, chữa bệnh, mua sắm… nên thời gian lưu trú
của du khách tương đối ngắn. Tuy nhiên, sự mọc lên như nấm của các cơng trình hạ
tầng đã làm yếu tố thân thiện với môi trường đang bị giảm sút như hiện tượng xói


2

mòn, sụt lở cát; rác thải, nước thải từ các hoạt động du lịch thải trực tiếp ra biển.
Ngoài ra những ảnh hưởng đến môi trường biển như tràn dầu… có những ảnh
hưởng to lớn đến nền kinh tế và văn hóa – xã hội vì Tỉnh BR-VT đã xác định rõ
ngành cơng nghiệp “khơng khói” là ngành trọng điểm phát triển kinh tế xã hội. Lối
nhận thức về văn hóa du lịch của cư dân vùng biển cịn hạn chế, một số hành vi
công cộng chưa tạo thiện cảm đối với du khách. Trước tình hình thực tế trên, cần
phải hướng nền du lịch theo hướng phát triển bền vững.
Việc quy hoạch phát triển du lịch ảnh hưởng rất lớn đến mối tương quan giữa
phát triển du lịch và suy thối mơi trường. Do đó, nghiên cứu định hướng phát triển
du lịch biển Vũng Tàu là một phần quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường
nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu, đánh giá các ảnh hưởng từ hoạt động phát
triển kinh tế – xã hội và xây dựng các giải pháp cung cấp cho các nhà quản lý môi
trường và các khu du lịch những giải pháp bảo vệ môi trường và hạn chế những tác
động do hoạt động du lịch gây ra là rất cần thiết cho mục tiêu phát triển bền vững
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và thành phố Vũng Tàu nói riêng.
0.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường biển hướng đến phát
triển du lịch bền vững tại thành phố Vũng Tàu.
0.3.

Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau sẽ được thực
hiện:
Khảo sát và đánh giá các hoạt động du lịch biển thành phố Vũng Tàu (bao
gồm đánh giá hiện trạng và quy hoạch phát triển du lịch).
Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường do hoạt
động du lịch biển gây ra (rác thải, nước thải, cảnh quan). Dự báo lượng khách du
lịch qua các năm từ đó dự báo thải lượng chất thải rắn, nước thải phát sinh và sức
chịu tải của môi trường tiếp nhận là vùng nước biển ven bờ.


3

Phân tích các hoạt động ảnh hưởng đến mơi trường từ du lịch biển: hoạt
động khai thác tài nguyên biển (sử dụng bãi cát làm bãi tắm, các dịch vụ thể thao
trên biển như dù lượn, lướt ván; đánh bắt hải sản), hoạt động xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ phát triển du lịch.
Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và hạ tầng phục vụ cho du lịch
biển: nước mặt, nước ngầm, giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước
thải, rác thải, resort, khách sạn, nhà nghỉ, tràn dầu, ghe tàu neo đậu gần khu vực bãi
tắm, các khu vực mua bán, ăn uống….
Đề xuất các giải pháp quy hoạch và quản lý nhằm bảo vệ môi trường cho
phát triển du lịch bền vững tại vùng biển Vũng Tàu.
0.4.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
0.4.1. Phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.
Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và
phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Việc nghiên cứu, đánh giá và xây dựng các giải pháp quy hoạch và quản lý
nhằm bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch bền vững trên địa bàn TP Vũng Tàu
là nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác Phát Triển Bền Vững:
Kinh Tế - Môi Trường – Xã Hội. Trong đó nhấn mạnh Phát Triển Bền Vững là
trọng tâm chính và ln được lồng ghép trong các cách tiếp cận trong chính sách và
xây dựng giải pháp quản lý. Để thực hiện được nghiên cứu này, đề tài sẽ sử dụng
khái niệm phát triển bền vững làm cơ sở lý thuyết cho việc phân tích và đánh giá
các lợi ích và tác động đối với kinh tế - xã hội do các hoạt động du lịch mang lại.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tp. Vũng Tàu đến năm 2020, chiến lược phát
triển biển 2020 sẽ được sử dụng để xây dựng các giải pháp quy hoạch, quản lý và
bảo vệ môi trường biển Vũng Tàu.


4


0.4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp nghiên cứu sau
đây sẽ được sử dụng:
Phương pháp tổng quan tài liệu
Thu thập và tổng hợp thông tin liên quan đến việc quy hoạch môi trường và
du lịch theo hướng phát triển bền vững.
Để thực hiện đề tài, các thông tin, tư liệu, số liệu thực tế liên quan đến các dự
án du lịch biển cũng như hiện trạng môi trường của thành phố Vũng Tàu sẽ được
thu thập từ các cơ quan Nhà nước liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu và Sở Thể thao, Văn hóa và Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ban
quản lý các khu du lịch thành phố Vũng Tàu.
Các tài liệu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về các các hoạt động
liên quan đến việc quản lý, quy hoạch, phát triển du lịch tại thành phố Vũng Tàu,
tỉnh BR – VT.
Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa
Tiến hành khảo sát thực địa khu vực bờ biển Vũng Tàu để ghi nhận chứng cứ
cảm quan, đối chiếu với số liệu thực tế về hiện trạng môi trường vùng này. Việc
khảo sát sẽ được tác giả thực hiện thông qua các hình thức quan sát, chụp ảnh và ghi
nhận các thơng tin thực tế. Ngoài ra, một bảng câu hỏi khảo sát sẽ được thực hiện
cho việc điều tra và thu thập thơng tin về các hoạt động du lịch, hình thức khai thác
và nhu cầu đầu tư cho các loại hình du lịch biển đối với các khách sạn, khu du lịch,
khu resort, bãi tắm. Bảng câu hỏi khảo sát được kèm theo trong phần Phụ Lục.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước, khơng khí
Phương pháp này được thực hiện để đạt được nội dung của đề tài nhằm đánh
giá hiện trạng môi trường du lịch biển và đánh giá chất lượng và thành phần các
nguồn thải có ảnh hưởng đến chất lượng du lịch biển.
Chất lượng nước biển ven bờ sẽ được đánh giá thông qua việc phân tích các
mẫu nước, dự kiến sẽ phân tích 20 mẫu nước gồm nước biển ven bờ và một số



5

nguồn thải từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho toàn bộ khu vực bờ biển nghiên cứu
(trong 20 mẫu nước phân tích, mật độ mẫu phân tích tại khu vực thường xuyên tập
trung nhiều du khách sẽ nhiều hơn so với các khu vực ít tập trung khách du lịch).
Phương pháp đánh giá nhanh và dự báo thải lượng ô nhiễm
Dựa vào phương pháp đánh giá nhanh dự báo lượng khách du lịch từ đó dự
báo lượng chất thải rắn, nước thải phát sinh, khả năng tác động gây ô nhiễm môi
trường biển của các nguồn gây ô nhiễm này.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu và so sánh.
Các thông tin khảo sát, điều tra và số liệu thứ cấp, sơ cấp sẽ được tổng hợp,
thống kê và lưu giữ trên phần mềm Excel. Các số liệu sẽ được biểu diễn ở dạng
bảng biểu và biểu đồ hoặc đồ thị.
Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ, chất lượng nước ngầm, chất
lượng nước từ các nguồn thải, chất lượng khơng khí sẽ được phân tích và đánh giá
thông qua việc so sánh với các TCVN hoặc QCVN…
Thu thập, phân tích và đánh giá các tài liệu, phân tích so sánh các số liệu thu
thập được tổng hợp lại thành báo cáo hoàn chỉnh theo đúng những nội dung đã xác
định ở trên.
0.5. Đối tượng và phạm vi của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các hoạt động khai thác du lịch biển
và các yếu tố đảm bảo cho phát triển bền vững du lịch biển thành phố Vũng Tàu.
Luận văn giới hạn ở phạm vi tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch biển hiện nay tại
thành phố Vũng Tàu.
0.6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
0.6.1. Ý nghĩa khoa học
Với các nội dung nghiên cứu đã đề ra, luận văn sẽ góp phần giúp nhận dạng
các nhược điểm và tồn tại trong công tác quản lý môi trường vùng đới bờ biển khu
vực Vũng Tàu. Ngồi ra, từ những tác động được tìm hiểu và phân tích trong luận

văn cũng có tác dụng cảnh tỉnh và nâng cao nhận thức cộng đồng và các bên hữu


6

quan về sự suy thối của mơi trường nếu bị khai thác quá mức. Nhưng trên hết,
những nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần xác định và xây dựng cơ sở khoa học
về các tác động lên môi trường do hoạt động khai thác du lịch biển để tìm những
giải pháp bảo vệ mơi trường thích hợp.
Tuy nhiên, để đạt đến sự phát triển du lịch một cách bền vững và liên tục thì
ba khía cạnh có liên quan sau đây sẽ được đưa ra xem xét: kinh tế, xã hội và mơi
trường. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường hướng
đến phát triển bền vững du lịch biển thành phố Vũng Tàu mang ý nghĩa khoa học
trong việc đáp ứng các giải pháp cho việc giải quyết mối quan hệ hỗ tương giữa ba
khía cạnh trên.
0.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Vũng Tàu đến năm 2020 đã xác định
rõ mục tiêu về môi trường là phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường,
phát triển bền vững. Du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với q trình suy thối
mơi trường chung, mơi trường biển nói riêng, đặc biệt ở các vùng trọng điểm phát
triển du lịch vùng ven biển. Vũng Tàu cũng khơng nằm ngồi tình hình chung trên
với những tác động về lượng rác thải, nước thải, ô nhiễm không khí, bê tơng hóa,
tràn dầu…cũng như hiện tượng xâm thực, khai thác cát dọc khu du lịch là những ẩn
số chưa có lời giải đáp.
Do ¼ó, đề tài sẽ góp phần nào nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi
trường của cộng đồng, các đối tượng chủ dự án và cơ quan quản lý Nhà nước có
liên quan. Điều đó sẽ giúp cải thiện hiệu quả cơng tác quản lý các dự án du lịch biển
và định hướng phát triển du lịch xanh, không gây tổn hại đến môi trường.
0.7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 5 chương được bố cục như sau: Phần mở đầu, giới thiệu về

tính cần thiết, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.
Chương 1 khái quát về điều kiện tự nhiên và hoạt động du lịch tại thành phố Vũng
Tàu. Cơ sở lý thuyết về cách tiếp cận phát triển du lịch bền vững được nêu tại
Chương 2. Hiện trạng và dự báo tải lượng ô nhiễm do hoạt động du lịch đến năm


7

2015 và 2020 sẽ được trình bày tại chương 3. Chương 4 đề xuất các giải pháp quản
lý nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững tại thành phố Vũng Tàu. Một số kết
luận và kiến nghị sẽ được trình bày trong Chương 5.


8

CHƯƠNG I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
TẠI THÀNH PHỐ VŨNG TÀU

1.1 Điều kiện tự nhiên thành phố Vũng Tàu
1.1.1 Vị trí địa lý

Nguồn: UBND thành phố Vũng Tàu, năm 2010
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Thành phố Vũng Tàu là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cách
thành phố Hồ Chí Minh khoảng 120 km; là một trong những thành phố lớn ven biển
của cả nước; là cửa ngõ hướng ra biển Đông của vùng Kinh tế trọng điểm phía
Nam. Thành phố có 17 đơn vị hành chính (bao gồm 16 phường và xã Long Sơn).
Tổng diện tích tự nhiên là 14.964,63 ha, chiếm khoảng 7,52% so diện tích tự nhiên

tồn tỉnh.


9

Thành phố Vũng Tàu có 3 mặt giáp biển là: Phía Đơng và phía Nam giáp
biển Đơng; phía Tây giáp vịnh Gành Rái; phía Bắc giáp thị xã Bà Rịa, huyện Tân
Thành và huyện Long Điền của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chiều dài bờ biển là 48,1
km (chiếm 72,7% so tổng chiều dài bờ biển toàn tỉnh), bãi biển thoải, có nhiều bãi
cát trắng, rất thuận lợi cho xây dựng các bãi tắm, cảnh quan thiên nhiên thích hợp
cho phát triển các khu du lịch. Tiềm năng du lịch ở khu vực này đã được phát hiện
và khai thác từ thời Pháp thuộc đến nay.
Thành phố Vũng Tàu nằm ở vị trí có mạng lưới đường giao thơng phát triển
toàn diện cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Rất thuận lợi cho việc
xây dựng các tuyến du lịch từ Thành phố Vũng Tàu đi đến các trung tâm kinh tế –
xã hội trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.
Cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp và dịch vụ dầu khí,
trong xu thế mở cửa và hội nhập, nghiên cứu khai thác tiềm năng và lợi thế về vị trị
địa lý kinh tế, có thể sớm xây dựng Thành phố Vũng Tàu xứng đáng là địa bàn
trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của quốc gia. Trong tương lai sẽ trở
thành Trung tâm du lịch và dịch vụ biển của các nước trong khu vực và thế giới.
Vũng Tàu là trung tâm dầu khí lớn nhất của cả nước. Cơng nghiệp dầu khí
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và có tính quyết định đối
với tốc độ phát kinh tế trên địa bàn. Liên doanh dầu khí Vietsovpetro là biểu tượng
cho sự thịnh vượng của ngành dầu khí Việt Nam đồng thời cũng là biểu tượng cho
tình hữu nghị Việt-Nga tại Vũng Tàu.
Khu công nghiệp tập trung Đông Xuyên, nằm không xa trung tâm thành phố,
rộng 160 ha đã được đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ chủ yếu
các dự án dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu biển và các ngành cơng
nghiệp khơng độc hại. Ngồi ra, thành phố cịn phát triển các ngành cơng nghiệp

chế biến hải sản, may mặc - giày da xuất khẩu, thu hút hàng ngàn cơng nhân từ
khắp cả nước.
Với khí hậu mát mẻ, bãi biển quanh năm có ánh mặt trời, nhiệt độ trung bình
khoảng 27,20C, Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lý tưởng. Những bãi cát dài, phẳng mịn,
độ dốc thoai thoải, những con đường viền quanh chân Núi Lớn và Núi Nhỏ, nối liền


10

các di tích và danh thắng nổi tiếng như ngọn Hải Đăng, tượng Chúa giang tay, Niết
bàn Tịnh xá, Bạch Dinh, Thích ca Phật đài . . . là những yếu tố thuận lợi tạo ra lợi
thế thu hút khách du lịch. Mỗi năm, thành phố này đón bình qn ba triệu lượt du
khách. Doanh thu thương mại và dịch vụ du lịch trên địa bàn đạt khoảng 2.300
tỷ/năm.
Ngành đánh bắt và chế biển hải sản là một nghề truyền thống của Vũng Tàu.
Với khoảng 1.400 phương tiện, tổng công suất gần 10.000 CV, hàng năm Vũng Tàu
khai thác từ 42 - 45 ngàn tấn hải sản các loại.
Với cửa ngõ là các tỉnh miền Đông Nam bộ hướng ra biển Đơng, Vũng Tàu
có tiềm năng lớn trong việc lưu thơng hàng hóa bằng các tuyến đường bộ và đường
thủy. Khối lượng hàng hóa do dịch vụ trên địa bàn vận chuyển đạt 240.000 tấn/năm,
số lượng khách luân chuyển khoảng 660.000 người/năm. Hệ thống cảng sông, cảng
biển đã và đang tiếp tục được xây dựng. Trên sông Dinh hiện đã có 7 cảng lớn, có
thể tiếp nhận được tàu từ 5 - 10 ngàn tấn. Trong quy hoạch, cảng Sao Mai-Bến Đình
có thể đón tàu từ 4 - 5 vạn tấn. Các cảng tại Vũng Tàu là cảng thương mại và cảng
chuyên dùng cho ngành dầu khí, hải sản với tổng chiều dài cầu cảng gần 2.000 m.
Hệ thống đường giao thông nội thành dài hơn 1.200 km đã được đầu tư nâng cấp
cùng với hệ thống cây xanh, tiểu đảo, đèn giao thông, biển báo, đèn chiếu sáng khá
đồng bộ.
Vũng Tàu là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa và hành chính của tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu. Trụ sở của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan đầu ngành

đều đóng trên địa bàn thành phố. Bên cạnh hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá
hồn chỉnh, các cơng trình phúc lợi cơng cộng trên địa bàn thành phố cũng được
chú trọng nâng cấp, xây dựng mới phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội.
Bệnh viện Lê Lợi với 250 giường bệnh đă được nâng cấp. Đến nay, 100%
phường, xă đă có trạm y tế. Hệ thống trường học bao gồm gần 30 nhà trẻ, hơn 20
trường tiểu học, 13 trường cấp II và III (trong đó có một trường chuyên cấp tỉnh),
được xây dựng đúng quy cách, phân bố đều ở các phường trong thành phố. Tại
Vũng Tàu, Trường Cao đẳng Cộng đồng do Hà Lan tài trợ đă chính thức hoạt động.
Ngồi ra, trên địa bàn thành phố có phân hiệu của một số trường đại học như Đại


×