Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 133 trang )



TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA TP. HCM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
_______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________

Tp. HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hồng Diễm

Phái: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 11/01/1984

Nơi sinh: Bình Thuận

Chuyên ngành: Quản lý môi trường

MSHV:02608627

I-

TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước
tỉnh An Giang


II-

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

-

Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước tỉnh An Giang.

-

Đề xuất giải pháp, kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp
lý tài nguyên nước tỉnh An Giang

III-

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ (Ngày bắt đầu thực hiện LV ghi trong QĐ giao đề tài):
25/01/2010

IV-

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2010

V-

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên):PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN


(Học hàm, học vị, họ tên và chữ ký)

QL CHUYÊN NGÀNH



TÓM TẮT LUẬN VĂN
 An Giang là tỉnh đầu tiên được sử dụng nguồn nước ngọt của hệ thống sông

Mêkông từ Campuchia chảy qua Việt Nam theo hai con sơng chính là sông Tiền và
sông Hậu chạy gần như song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam dài trên 99 km trên
địa bàn tỉnh cộng với hệ thống kênh rạch chằng chịt nên có nguồn tài nguyên nước dồi
dào. Với nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên như vậy, An Giang có cơ hội phát triển
nền kinh tế tỉnh nhà. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đã có dấu hiệu suy giảm.
Kết quả điều tra hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã cho thấy điều
đó. Nước mặt, nước ngầm đã có hiện tượng ơ nhiễm do tác động của các hoạt động sản
xuất và nhân sinh. Mặc dù tỉnh đã có những quan tâm bảo vệ nguồn tài ngun này
nhưng cơng tác quản lý cịn nhiều bất cập. Do đó, cần phải xây dựng các giải pháp bảo
vệ khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền
vững
Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tổng quan về tài nguyên nước: phần này sẽ khái quát về các khái niệm nước mặt,
nước ngầm, hệ thống nguồn nước, cơ sở đánh giá chất lượng nước, các biện pháp bảo
vệ nguồn nước, một số cơng trình nghiên cứu về tài nguyên nước.
- Giới thiệu chung về tỉnh An Giang: bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội, hiện
trạng tài nguyên nước mặt, nước ngầm, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh.
- Đánh giá thực trạng diễn biến nguồn nước và tiềm năng khai thác gần đây theo
không gian và thời gian dưới tác động của thiên nhiên và con người;
- Dự báo xu thế diễn biến tài nguyên nước và nhu cầu khai thác và sử dụng nước đến

năm 2020.
- Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên
nước, tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, xây dựng các kế hoạch, chương
trình hành động bảo vệ mơi trường góp phần bảo vệ tài nguyên nước.


ABSTRACT
An Giang Province is the first province where use freshwater resources of the
Mekong river system flows through Cambodia from Vietnam by two main rivers: Tien
river and Hau river run almost parallel from northwest to southeast over 99 km long on
province plus entangle canals system should have plentiful water resources. With the
many advantages of such natural conditions, An Giang has the opportunity to develop
the provincial economy. However, these resources have been signs of decline.
Results of investigation the current status of water resources in the province
have shown Surface water, groundwater has been polluted by the phenomenon of the
impact of production activities and human beings. Although the province has made
concerns the protection of this resource management but also inadequate. Then, writer
proposes solutions to protect, do reasonable utilization of water resources to give
sustainable socio-economic development.
In this thesis the following issues are studied:
Overview of water resources: This section will generalize the concept of surface
water, groundwater, water supply systems, basic water quality assessment, solutions to
protect water sources, some research work on water resources.
General research about An Giang province including natural conditions,
economic and social status of surface water resources, groundwater, management of
water resources in the province.
Assessment of the status and changes in water potential by exploiting the recent
space and time under the action of natural and human.
Forecast about trends and developments of water resources exploitation and the
water need in 2020

Proposal programs and projects to protect, explore and rational use of water
resources, strengthening the capacity of management agencies, developing plans,
programs and actions to protect environmental and water resources.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cần thiết của đề tài................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 2
1.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4.1. Phương pháp luận ................................................................................... 3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 5
1.6.1. Ý nghĩa khoa học..................................................................................... 5
1.6.2. Ý nghĩa thực tế ........................................................................................ 5
1.6.3. Tính mới................................................................................................... 5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1. Các khái niệm cơ bản về tài nguyên nước..................................................... 6
2.1.1. Tài nguyên nước...................................................................................... 6
2.1.2.Hệ thống nguồn nước ............................................................................... 8
2.2. Cơ sở đánh giá chất lượng nước ................................................................... 9
2.2.1. Những thông số vật lý, hóa học, sinh học của chất lượng nước............. 9
2.2.1.1. Thơng số vật lý .................................................................................. 9
2.2.1.2.Thơng số hóa học ............................................................................. 10
2.2.1.3. Thông số sinh học ........................................................................... 11

2.2.2. Chất lượng tài nguyên nước dưới hoạt động kinh tế ........................... 11
2.3. Ngun nhân gây ơ nhiễm và suy thối tài ngun nước............................ 12
2.4. Các biện pháp bảo vệ nước mặt khỏi nhiễm bẩn ........................................ 13
2.4.1. Chuẩn hóa chất lượng nước.................................................................. 14
2.4.2. Các phương pháp bảo vệ nước ............................................................. 14


2.3.2.1. Xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo ...................................... 14
2.3.2.2. Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên........................................ 15
2.4.3. Quá trình tự làm sạch của nước tự nhiên............................................. 16
2.5. Các nghiên cứu về bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.. 16
2.5.1. Nghiên cứu trên thế giới........................................................................ 16
2.5.1.1. Kế hoạch bảo vệ tài nguyên nước ................................................... 16
2.5.1.2. Thực tiễn quản lý tốt nhất tài nguyên nước ở Florida.................... 18
2.5.1.3. Quản lý và quy hoạch nước dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu 19
2.5.1.4. Bảo vệ tài nguyên nước ở Bắc Punjab ............................................ 20
2.5.1.5. Quản lý tài nguyên nước, vấn đề và giải pháp cho Thổ Nhĩ Kỳ..... 20
2.5.2. Nghiên cứu trong nước.......................................................................... 22
2.5.2.1. Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam .............. 22
5.2.2.2. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp, hiện trạng khai thác phục vụ quy
hoạch và quản lý tài nguyên nước mặt tỉnh Đồng Nai ........................................ 23
2.5.2.3. Phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước..................... 25
2.5.2.4.Tài nguyên nước dưới đất khu vực Nam Bộ - Hiện trạng, dự báo và
một số giải pháp bảo vệ ........................................................................................ 26
2.5.2.5. Nguy cơ thiếu hụt tài nguyên nước cho phát triển bền vững
Bà Rịa-Vũng Tàu ................................................................................................ 26
2.5.3. Nhận xét................................................................................................. 27
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN
GIANG
3.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh An Giang.................... 28

3.1.1.Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 28
3.1.1.1 Vị trí địa lý........................................................................................ 28
3.1.1.2. Địa hình .......................................................................................... 28
3.1.1.3. Mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch ..................................................... 29
3.1.1.4. Khí hậu – khí tượng ........................................................................ 31
3.1.1.5. Chế độ thủy văn............................................................................... 32


3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 32
3.1.2.1. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ........................................... 32
3.1.2.2. Dân số và Lao động......................................................................... 33
3.2. Hiện trạng tài nguyên nước của tỉnh An Giang .......................................... 34
3.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước mặt........................................................... 34
3.2.1.1. Phân loại tài nguyên nước mặt ....................................................... 34
3.2.1.2. Tình hình quan trắc ........................................................................ 36
3.2.1.3. Hiện trạng mơi trường nước mặt năm 2008 ................................... 38
3.2.1.4. Tình hình diễn biến môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh An
Giang ................................................................................................................. 42
3.2.1.5. Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm nước mặt trên địa bàn tỉnh An
Giang ................................................................................................................. 45
3.2.2. Hiện trạng tài nguyên nước dưới đất ................................................... 50
3.2.2.1. Sơ lược đặc điểm địa chất thủy văn................................................. 50
3.2.2.2. Trữ lượng khai thác nước dưới đất................................................. 55
3.2.2.3. Hiện trạng chất lượng nước dưới đất ............................................. 56
3.2.2.4. Hiện trạng khai thác ....................................................................... 61
3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ
môi trường liên quan đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang .......... 66
3.3.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên nước trên địa
bàn tỉnh An Giang........................................................................................... 66
3.3.2. Tình hình tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước và ý thức

trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và người dân trên địa bàn ........................ 69
3.4. Dự báo diễn biến nguồn nước và khả năng đáp ứng nhu cầu nước đến
năm 2020.............................................................................................................. 72
3.4.1. Nhận định chung ................................................................................... 72
3.4.2. Dự báo nhu cầu về tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm 2020..... 74
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ, KHAI THÁC VÀ SỬ
DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH AN GIANG
4.1.Cơ sở đề xuất giải pháp................................................................................. 81
4.1.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 81
4.1.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................... 82


4.2.Các giải pháp bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước mặt........ 82
4.2.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt................................................. 82
4.2.1.1. Bảo vệ, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước................................ 83
4.2.1.2. Nâng cao hiệu quả về mặt quản lý nhà nước.................................. 90
4.2.1.3. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng ........... 92
4.2.1.4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước............................................. 94
4.2.2. Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nướcmặt................... 94
4.1.2.1. Các nguồn nước mặt có thể khai thác............................................. 94
4.1.2.2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước............................................ .99
4.2.3. Kế hoạch thực hiện và kinh phí dự kiến............................................. 100
4.3. Các giải pháp bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước dưới đất
4.3.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ....................................... 101
4.3.1.2. Giải pháp giáo dục, truyền thơng ............................................... 104
4.3.1.3. Giải pháp về chính sách .............................................................. 105
4.3.2. Giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả tài ngun nước dưới đất .... 106
4.2.2.1. Giải pháp cơng trình ..................................................................... 106
4.2.2.2. Giải pháp phi cơng trình ............................................................... 107
4.3.3. Kế hoạch thực hiện và kinh phí dự kiến................................................ 121

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận....................................................................................................... 123
5.2. Kiến nghị..................................................................................................... 124


i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
TGLX: Tứ giác Long Xuyên
BVTV: Bảo vệ thực vật
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
ĐTTNN: Điều tra tài nguyên nước
UBND: Ủy ban nhân dân
KCN: Khu công nghiệp
LK: Lỗ khoan
ĐDSH: Đa dạng sinh học
ĐNN: Đất ngập nước
BVMT: Bảo vệ môi trường

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Tổng hợp số điểm quan trắc môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh An Giang
từ 2006 – 2008
Bảng 3.2. Các đặc trưng cơ bản của chất lượng nước mặt năm 2008
Bảng 3.3. Kết quả tính trữ lượng khai thác tiềm năng
Bảng 3.4. Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất năm 2008
Bảng 3.5. Hiện trạng khai thác của 11 huyện và thành phố tỉnh An Giang
Bảng 3.6. Mức độ khai thác nước trung bình trên 1 km2 trên từng huyện
Bảng 3.7. Dự báo dân số đô thị tỉnh An Giang qua các thời kỳ
Bảng 3.8. Dự báo nhu cầu nước sinh hoạt đô thị và nông thôn tỉnh An Giang đến 2020
Bảng 3.9. Dự báo nhu cầu nước cấp cho công nghiệp đến năm 2020
Bảng 3.10. Nhu cầu nước năm 2020 của toàn tỉnh
.Bảng 4.1. Khả năng khai thác của vùng I
Bảng 4.2. Khả năng khai thác của vùng II
Bảng 4.3. Khả năng khai thác của vùng III
Bảng 4.4. Các loại hình lỗ khoan cấp nước cho từng vùng

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Tương quan về mức độ ô nhiễm BOD5 và N-NH3 giữa các kiểu thủy vực chính
Hình 3.2. Diễn biến chất lượng nước sơng Tiền, sơng Hậu theo thơng số BOD5
Hình 3.3. Diễn biến chất lượng nước hệ thống kênh rạch nội đồng theo BOD5
Hình 3.4. Diễn biến nồng độ As trong nước ngầm An Giang 2008
Hình 3.5. Diễn biến hàm lượng Coliform trong nước ngầm An Giang 2008


Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-1-

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cần thiết của đề tài
Nước giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của môi trường
sống. Nước là loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi
phối mọi hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi
trong nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi thủy sản…Vì vậy, tài
nguyên nước được xem là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Nước là loại tài nguyên có thể tái tạo được và cần phải được sử dụng một cách
hợp lý để duy trì khả năng tái tạo của nó.
Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), nguồn tài nguyên nước tại Việt
Nam sử dụng cho mục đích tưới chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong đó, tổng nhu cầu
nước tưới năm 2000 là 76,6 tỷ m3, chiếm 84% nhu cầu về nước. Từ năm 1998, diện
tích được tưới tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,4%, nhưng hệ thống tưới chỉ đáp
ứng cho 7,4 triệu ha (khoảng 80% diện tích đất trồng trọt). Dự kiến, đến năm 2020
nhu cầu tưới sẽ được đáp ứng là 88,8 tỷ m3 (tương ứng 12 triệu ha diện tích được
tưới nước). Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm
trọng do tình trạng khơ hạn ngày càng gia tăng. Vì vậy, chúng ta cần giữ gìn, bảo
vệ, bảo tồn nguồn nước, ứng xử hợp lý với tài nguyên nước, nhất là sử dụng nước
tiết kiệm và có mục đích, phân bổ hợp lý tài ngun nước, bảo vệ dịng sơng và
mơi trường.
An Giang là một tỉnh ở miền Nam Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL). Tỉnh An Giang nằm giữa 3 trung tâm kinh tế lớn: Tp. Hồ Chí Minh

– Tp. Cần Thơ và thủ đơ Phnơm Pênh (Campuchia), có cửa khẩu quốc tế đường
sông và đường bộ (cửa khẩu quốc gia), trong đó trục đường bộ chính là quốc lộ 91
nối với quốc lộ 2 của Campuchia qua cửa khẩu Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) và trục
đường thủy quốc tế là sông Tiền, sông Hậu, bước đầu đã tạo thuận lợi trong quá
trình hội nhập phát triển kinh tế – xã hội với các nước trong khu vực và nhất là mở
rộng trao đổi hàng hóa trực tiếp với nước bạn Campuchia cũng như các tỉnh ở

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-2-

ĐBSCL. Những điều kiện thuận lợi trên đã tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh tiến trình
phát triển kinh tế chung của cả khu vực ĐBSCL trong nhiều năm tới.
Một trong những ưu thế của tỉnh An Giang là phát triển các ngành nơng
nghiệp, thủy sản. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên nước rất cao.
Đi đơi với q trình phát triển kinh tế là sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và môi
trường ngày càng tăng. Việc khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn nước sẽ ảnh
hưởng xấu đến chất lượng môi trường chung của cả tỉnh. Quản lý tài nguyên nước
phải trên cơ sở bảo đảm cả chất lượng và dung lượng trên tồn lưu vực mới có thể
giải quyết tốt cho nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.
Mặc dù An Giang đã có những quan tâm và đầu tư nhất định cho công tác bảo
vệ các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên
này đang ngày càng bị suy kiệt. Vì vậy, đề tài “nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo
vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước tỉnh An Giang” được đề xuất
thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở đánh giá hiện trạng tài nguyên

nước trên địa bàn tỉnh An Giang (trữ lượng, chất lượng và công tác quản lý), từ đó
đề xuất giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nhằm đảm bảo phát triển bền
vững nguồn tài nguyên nước tỉnh An Giang.
1.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung chính của luận văn bao gồm:
- Tổng quan về tài nguyên nước: phần này sẽ khái quát về các khái niệm nước mặt,
nước ngầm, hệ thống nguồn nước, cơ sở đánh giá chất lượng nước, các biện pháp
bảo vệ nguồn nước.
- Giới thiệu chung về tỉnh An Giang: bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội,
hiện trạng tài nguyên nước mặt, nước ngầm, công tác quản lý tài nguyên nước trên
địa bàn tỉnh cũng như nhận thức của cộng đồng về tài nguyên nước.

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-3-

- Đánh giá thực trạng diễn biến nguồn nước và tiềm năng khai thác gần đây
theo không gian và thời gian dưới tác động của thiên nhiên và con người;
- Dự báo xu thế diễn biến tài nguyên nước và nhu cầu khai thác và sử dụng nước
đến năm 2020.
- Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên
nước, tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, xây dựng các kế hoạch,
chương trình hành động bảo vệ mơi trường góp phần bảo vệ tài nguyên nước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa
học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.

Điều này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và
phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Khi đã tìm ra hướng tiếp cận, chúng ta bắt đầu cần giải quyết vấn đề theo
từng bước một, tức là làm việc gì trước, việc gì sau để đảm bảo quy trình nghiên
cứu chặt chẽ. Chính vì vậy, chúng ta phải thực hiện các thao tác cụ thể để giải quyết
công việc của từng bước. Mà muốn thực hiện được các thao tác này thì chúng ta
buộc phải có các kỹ thuật nghiên cứu cụ thể, công cụ nghiên cứu và kỹ thuật sử
dụng các công cụ nghiên cứu. Chính việc sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ
nghiên cứu sẽ là một trong các nhân tố chính quyết định tính hiệu quả của cơng
trình nghiên cứu.
Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hơp lý tài nguyên nước
là nghiên cứu mối quan hệ từ hiện trạng tài nguyên nước đến khâu quản lý, bao gồm
số lượng – chất lượng – nhu cầu sử dụng. Từ mối quan hệ này rút ra được kết luận
và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng quan tài liệu: Phương pháp này được thực hiện ở tất cả
các giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết tập trung ở giai đoạn đầu tiên của quá

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-4-

trình nghiên cứu nhằm có cơ sở chuyển từ vấn đế nghiên cứu đến các câu hỏi
nghiên cứu cụ thể. Với phương pháp này các tài liệu được tổng quan từ các nghiên
cứu trước đó cả trong và ngồi nước. Bằng các này chúng ta có được các giả thuyết,
dữ liệu thông tin và ý kiến, các cách tiếp cận giải quyết vấn đề, các dữ liệu sơ cấp
bao gồm các sự kiện và số liệu có sẵn từ các báo cáo khoa học, nghiên cứu, các tạp

chí, tập san
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Qua việc thu thập dữ liệu chúng ta có được
các dữ liệu ở mức độ sơ cấp về tình hình khai thác, sử dụng nước mặt, nước ngầm;
số liệu quan trắc về nước mặt, nước ngầm, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn tỉnh. Điều quan trọng nhất trong phương pháp thu thập dữ liệu là có đủ
những dữ liệu tương đổi phản ánh chính xác thực tế.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thu thập
được có thể đánh giá nhanh tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn
tỉnh, dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu nước cho tương lai.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Với việc phân tích có hệ thống: hiệu quả
kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội, tác động môi trường, sự đảm bảo nhu cầu sinh
thái, phát triển kinh tế - xã hội giúp lựa chọn, đánh giá đúng giải pháp quy hoạch tài
nguyên nước.
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng kinh nghiệm và kiến thức chuyên gia
thông qua việc tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, cán bộ nghiên cứu và
quản lý của các cơ quan khoa học, Viện nghiên cứu, Các Sở ban ngành, UBND thị
xã qua các cuộc trao đổi, hội thảo.
- Phương pháp tính tốn, dự báo dựa trên các phần mềm máy tính.
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hiện trạng tài nguyên nước tỉnh An Giang (nước mặt, nước ngầm)
- Các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước tỉnh An
Giang

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-5-


1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho cơ quan chủ
quản, cũng như các cơ quan quản lý môi trường…tham khảo để hoạch định công tác
bảo vệ cũng như sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước cho hoạt động kinh tế-xã
hội trên địa bàn.
1.6.2. Ý nghĩa thực tế
Theo dự kiến, kết quả của luận văn là những giải pháp bảo vệ môi trường
nước cho tỉnh An Giang. Những giải pháp này có thể được thực hiện trong thực tế
phù hợp với điều kiện hiện nay của đối tượng nghiên cứu.
1.6.3. Tính mới
Tỉnh An Giang là một tỉnh có trữ lượng tài ngun nước phong phú, đóng vai
trị quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những việc quản lý tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp
nâng cao năng lực và kiến thức của cán bộ quản lý vì tiếp cận các giải pháp cụ thể,
phù hợp với địa bàn, có thể triển khai áp dụng trong thực tế.

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-6-

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
2.1. Các khái niệm cơ bản về tài nguyên nước
2.1.1. Tài nguyên nước
Nước là một loại tài nguyên quý giá và được coi là vĩnh cửu. Khơng có nước
thì khơng có sự sống trên hành tinh của chúng ta. Nước là động lực chủ yếu chi phối
mọi hoạt động dân sinh, kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong

sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, ni trồng thủy
sản…Do tính chất quan trọng của nước như vậy nên UNESCO lấy ngày 23/3 hàng
năm là ngày nước thế giới.
Tài nguyên nước là lượng nước trong sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại dương và
trong khí quyển. Trong luật tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa,
nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”. Nước là nguồn động lực cho mọi hoạt động kinh tế của con người, song nó
cũng gây ra những hiểm họa to lớn không lường trước được đối với con người.
Những trận lũ lớn có thể gây thiệt hại về người và của, thậm chí tới mức phá hủy cả
một vùng sinh thái.
Tài nguyên nước là một thành phần gắn với mức độ phát triển của xã hội loài
người, tức là cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, tài nguyên nước ngày
càng được bổ sung vào ngân quỹ nước của quốc gia. Thời kỳ nguyên thủy, tài
nguyên nước chỉ bó hẹp ở các khe suối, khi đó con người chưa có khả năng khai
thác sông, hồ và các thủy vực khác. Chỉ khi kỹ thuật khoan phát triển, nước ngầm
tầng sâu mới trở thành tài nguyên nước. Ngày nay với các công nghệ sinh hóa học
tiên tiến, việc tạo ra nước ngọt từ nước biển khơng cịn là vấn đề lớn. Tương lai các
khối băng trên các núi cao và các vùng cực cũng nằm trong tầm khai thác của con
người và đó là một nguồn tài nguyên nước tiềm năng lớn.
Tuy mang đặc tính vĩnh cửu nhưng trữ lượng nước hàng năm khơng phải là vơ
tận, tức là sức tái tạo của dịng chảy cũng nằm trong một giới hạn nào đó, khơng
phụ thuộc vào mong muốn của con người

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-7-


Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ
thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này
như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ
thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặt
trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu
tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu
tố này. Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa
và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước. Con người cũng làm
tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước
bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm. Một số đối tượng
sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ. Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để
phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì khơng cần nước,
vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt
năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn. Các đối tượng sử dụng nước khác
có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm
lạnh. Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong
các bể chứa khi dịng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các
nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước. Cũng có thể bổ cập
nhân tạo từ các nguồn khác được liêt kê ở đây, tuy nhiên, số lượng không đáng kể.
Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử dụng) bởi ô
nhiễm.


Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-8-

Nước ngầm
Nước ngầm hay còn gọi là nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ
rổng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta cịn phân biệt nước ngầm nơng, nước ngầm
sâu và nước chơn vùi.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ
cấp), nguồn ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển
chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung
lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào. Sự khác biệt này làm cho con
người sử dụng nó một cách vơ tội vạ trong một thời gian dài mà khơng cần dự trữ.
Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cập sẽ là
cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa. Các
nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động
của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt. Ở các
vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm cho nước thấm vào
đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất. Con người cũng có thể
làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ơ nhiễm nó. Con người có thể bổ
cập cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cập nhân tạo
2.1.2. Hệ thống nguồn nước
Hệ thống nguồn nước là một hệ thống phức tạp bao gồm tài nguyên nước, các
biện pháp khai thác bảo vệ nguồn nước, các yêu cầu về nước cùng với mối quan hệ

tương tác giữa chúng cùng với sự tác động của mơi trường lên nó.
Tài ngun nước được đánh giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng
và động thái.
Lượng là đặc trưng biểu thị mức độ phong phú của tài nguyên nước trên một
lãnh thổ.

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


-9-

Chất lượng nước là đặc trưng hàm lượng các chất hòa tan trong nước, phục vụ
yêu cầu dùng nước cụ thể theo tiêu chuẩn, đối tượng dùng nước.
Động thái của nước được đánh giá bởi sự thay đổi các đặc trưng của nước theo
thời gian và không gian.
Biết rõ các đặc trưng của tài nguyên nước giúp chúng ta có phương hướng cụ
thể trong việc sử dụng, quy hoạch khai thác và bảo vệ nó.
Các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn nước: Bao gồm các cơng trình thủy
lợi, các biện pháp cải tạo và bảo vệ nguồn nước, bao gồm cả biện pháp cơng trình
và phi cơng trình, được cấu trúc tùy thuộc vào mục đích khai thác và bảo vệ nguồn
nước.
Các yêu cầu về nước: Bao gồm các hộ dùng nước, các yêu cầu về mức bảo
đảm phòng chống lũ, úng hạn, các yêu cầu về bảo vệ hoặc cải tạo môi trường cùng
các yêu cầu dùng nước khác.
Tác động của môi trường là những tác động về hoạt động dân sinh kinh tế,
hoạt động của con người. Những tác động đó bao gồm ảnh hưởng của các biện pháp
canh tác làm thay đổi mặt đệm và lịng dẫn, sự tác động khơng có ý thức vào hệ
thống các cơng trình thủy lợi.

2.2. Cơ sở đánh giá chất lượng nước
Nước sơng ngịi, ao hồ chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ và các loại vi sinh vật
khác nhau. Tỷ lệ thành phần của các chất trên có trong một mẫu nước phản ánh chất
lượng nước của mẫu. Bố trí những vị trí lấy mẫu, phân tích định tính, định lượng
thành phần các chất trong mẫu nước trong phịng thí nghiệm là nội dung chủ yếu để
đánh giá chất lượng và tình hình ơ nhiễm nguồn nước.
2.2.1. Những thơng số vật lý, hóa học, sinh học của chất lượng nước
2.2.1.1. Thông số vật lý
Thông số vật lý bao gồm màu sắc, mùi vị, nhiệt độ của nước, lượng các chất lơ
lửng và hòa tan trong nước, các chất dầu mỡ trên bề mặt.

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


- 10 -

Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của nước và
màu sắc của nước khi nhiễm bẩn. Loại và mật độ chất bẩn làm thay đổi màu sắc của
nước. Nước tự nhiên không màu, khi nhiễm bẩn thường ngã sang màu sẫm. Còn
lượng các chất rắn trong nước được phản ánh qua độ đục của nước.
2.2.1.2. Thơng số hóa học
Thơng số hóa học phản ánh những đặc tính hóa học hữu cơ và vơ cơ của nước.
Đặc tính hữu cơ của nước thể hiện bởi q trình sử dụng oxy hịa tan trong nước của
các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ.
Nước tự nhiên tinh khiết không chứa chất hữu cơ. Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn
thì thành phần các chất hữu cơ trong nước tăng lên, các chất này luôn bị các vi sinh
vật phân hủy. Nếu lượng chất hữu cơ càng nhiều thì lượng oxy cần thiết cho q
trình phân hủy càng lớn, do đó lượng oxy hòa tan sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến

quá trình sống của các sinh vật trong nước. Phản ánh đặc tính của q trình trên, có
thể dùng một số thông số sau:
-

BOD: Lượng oxy cần thiết để các vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ
trong một đơn vị mẫu nước. Để xác định BOD người ta phân tích mẫu
nước trong điều kiện nhiệt độ 200C trong thời gian 5 ngày và được gọi là
BOD5.

-

COD: là nhu cầu oxy cần thiết cho oxy hóa học các chất trong một đơn vị
mẫu nước.

-

TOD: là nhu cầu oxy tổng cộng cần thiết cho hai q trình oxy hóa sinh học
(BOD) và oxy hóa học (COD).

-

TOC: là tổng số cacbon hữu cơ trong một đơn vị mẫu nước. TOC được xác
định nhờ dụng cụ phân tích cacbon.

Đặc trưng vơ cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ axit, độ kiềm,
lượng chứa các ion Mn, Clo, sunfat, các kim loại nặng như Hg, Pb, Cr, Cu, Zn, và
các hợp chất nitơ, amoni, photphat.

Luận văn cao học


HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


- 11 -

2.2.1.3. Thông số sinh học
Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi khuẩn gây
bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung cấp cho sinh
hoạt yêu cầu chất lượng cao, phải đặc biệt chú ý thông số này.
2.2.2. Chất lượng tài nguyên nước dưới hoạt động kinh tế
Chất lượng nước bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên cũng như nhân sinh. Kết
quả sử dụng mạnh mẽ tài nguyên nước không chỉ làm thay đổi lượng nước dùng
cho các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau mà còn làm thay đổi thành phần cán
cân nước, chế độ thủy văn của đối tượng nước và đặc biệt là thay đổi chất lượng
nước. Điều đó được giải thích do đa số sơng ngịi và hồ vừa đồng thời là nguồn
cung cấp nước vừa là nơi tiếp nhận dịng chảy thải cơng cộng, cơng nghiệp và nơng
nghiệp. Điều này dẫn đến những vùng đông dân trên địa cầu hiện nay khơng cịn
những hệ thống sơng lớn với chế thủy văn tự nhiên và thành phần hóa học không bị
phá hủy bởi các hoạt động nhân sinh.
Các dạng chính của hoạt động kinh tế gây ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi
số lượng và chất lượng tài nguyên nước là: nhu cầu dùng nước cho công nghiệp và
nhu cầu cơng cộng, đổ nước thải, chuyển dịng chảy, đơ thị hóa, thành lập hồ chứa,
tưới và làm ngập đất khơ, tiêu, các biện pháp nơng lâm nghiệp,…Do đó, trên mỗi
đoạn trữ nước đều chịu tác động ít nhiều của các nhân tố kể trên nên khi kế hoạch
hóa nước và điều tiết chất lượng nước cần thiết phải tính đến ảnh hưởng của từng
nhân tố riêng biệt cũng như tổng hợp các nhân tố. Khi xem mỗi nhân tố động chạm
tới hai vấn đề: thay đổi chế độ thủy văn và thể tích dịng chảy cùng với sự thay đổi
chất lượng tài nguyên nước. Do các tác động nhân sinh gây ra sự nhiễm bẩn nước tự
nhiên, tức là làm thay đổi thành phần tính chất nước dẫn đến giảm chất lượng nước.
Nguy hiểm nhất đối với nước tự nhiên và các cơ thể sống là nhiễm xạ. Nước bị

nhiễm bẩn gây bất lợi với người sử dụng nên khi đánh giá ảnh hưởng của các hoạt
động kinh tế đối với tài nguyên nước cần phải tính đến khơng chỉ sự thay đổi số
lượng mà cịn cả chất lượng.

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


- 12 -

2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước
- Do sự gia tăng dân số quá nhanh. Khi dân số tăng nhanh thì nhu cầu dùng nước
sẽ tăng do sự phát triển của xã hội, kinh tế và kỹ thuật. Song song đó, lượng chất
thải thải ra môi trường càng lớn, gây ô nhiễm tài nguyên nước.
- Do khai thác quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan đến nước
như đất, rừng khiến tài nguyên nước bị suy kiệt. Ngoài ra, các hồ thuỷ điện lớn khi
vận hành chỉ nhằm phục vụ cho phát điện cũng gây cạn kiệt dòng chảy cho hạ lưu.
Mực nước của một số sông, như sông Hồng những năm gần dây xuống thấp ngoài
nguyên nhân suy giảm lượng mưa còn do việc vận hành của các hồ Hồ Bình và các
hồ loại vừa và lớn ở thượng nguồn thuộc đất Trung Quốc.
- Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thoả đáng cho
các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn. Tốc độ đơ thị hố, cơng
nghiệp hố, làng nghề thủ cơng ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng
chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ơ nhiễm suy thối nhanh các
nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm
nước, nhất là về mùa khô, điển hình nhất là ở sơng Nhuệ, sơng Thị Vải…
- Do tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu. Khí hậu tồn cầu đang nóng lên đã
và sẽ tác động nhiều đến tài nguyên nước. Nhiều dự báo trên thế giới và ở trong
nước đã cho thấy khi nhiệt độ khơng khí tăng bình qn 1,50 thì tổng lượng dịng

chảy có thể giảm khoảng 5%. Ngồi ra, khi trái đất nóng lên, băng tan nhiều hơn sẽ
làm nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp
khiến nguồn nước ngọt phân bố trên các sông chảy ra biển sẽ bị thu hẹp lại. Tất cả
những điều đó sẽ làm suy thối thêm nguồn nước khiến khơng có đủ nguồn nước
ngọt để phục vụ cho sản xuất đời sống.
- Do những nguyên nhân về quản lý:
Về tổ chức: nguyên nhân khách quan là do cịn gặp nhiều khó khăn về tổ
chức quản lý tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông ở cấp Bộ và tổ chức có hiệu lực
ở cấp lưu vực sơng để quản lý tài nguyên nước.

Luận văn cao học

HVTH: Nguyễn Thị Hồng Diễm


×