Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quy hoạch hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hịa cho các khu công nghiệp và khu chế xuất tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 122 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------

TRỊNH NGỌC ĐÀO

QUY HOẠCH HỆ THỐNG THU GOM
VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP & KHU CHẾ XUẤT
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Mã số ngành: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2006


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Văn Phước

ThS. Nguyễn Thị Vân Hà

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Nguyễn Trung Việt

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Phước Dân


Luận ăn Thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 20 tháng 12 năm 2006.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp.HCM, ngày 06 tháng 10 năm 2006

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

TRỊNH NGỌC ĐÀO

Ngày, tháng, năm sinh:
Chuyên ngành:

Phái:

03 /10 /1981

Nữ

Nơi sinh: Tp. HCM

Quản lý môi trường


MSHV: 02604584

I- TÊN ĐỀ TÀI:
QUY HOẠCH HỆ THỐNG THU GOM VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
ƒ Khái quát tình hình quản lý thu gom, vận chuyển CTCN/CTNH tại Tp HCM
ƒ Tính toán lượng rác thải công nghiệp từ các KCN – KCX hiện tại, dự báo đến 2020
ƒ Xác định phương án cho toàn hệ thống thu gom vận chuyển CTCN/CTNH từ các
KCN – KCX
ƒ Đề xuất mô hình trạm trung chuyển tại các KCN – KCX
ƒ Xác định tuyến đường vận chuyển thích hợp, phân bố lịch trình vận chuyển
ƒ Sử dụng phần mềm Arcview – GIS thể hiện kết quả quy hoạch tuyến vận chuyển
ƒ Đề xuất quản lý hệ thống thu gom vận chuyển.

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
V - CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

Tháng 1/2006
Ngày 6/10/2006
PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHƯỚC
TH.S NGUYỄN THỊ VÂN HÀ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

CN BỘ MÔN

QL CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn Thạc só đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày
TRƯỞNG PHÒNG ĐT – SĐH

tháng

năm 2006

TRƯỞNG KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Luận Án này là kết quả cố gắng của em dưới sự chỉ dạy và truyền đạt
kiến thức rất tận tình của Quý thầy cô trong suốt thời gian em được đào tạo tại
Trường.
Để thực hiện và hoàn tất luận án này, trước tiên em xin trân trọng kính
gởi lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Phước, PGS.TS Trưởng khoa Môi
Trường, đồng thời cũng là GVHD chính của em, đã nhiệt tình giúp em hoàn thiện
ý tưởng, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm, những lời chỉ dạy vô
cùng quý báu cho Luận Án Tốt Nghiệp của em.
Em xin trân trọng cảm ơn cô Nguyễn Thị Vân Hà, Thầy Nguyễn Phước
Dân đã tận tình chỉ dẫn, cho em những thông tin và kinh nghiệm quý báu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Lưu Đình Hiệp đã giành nhiều thời
gian quý báu, hướng dẫn em giải quyết những vướng mắc khi thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn anh Trực, Phòng Quản lý Xây dựng và Môi
trường_Ban quản lý các KCN_HEPZA đã luôn sẵn sàng giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho em có thể thực hiện luận án.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn anh Phước, Phòng Quản lý Công trình

Đô thị, Sở Giao thông Công chánh và bạn Hồng Anh đã luôn nhiệt tình giúp đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Môi Trường, Trường Đại
Học Bách Khoa Tp. HCM, đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu,
dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và khuyến khích để em hoàn thành luận
án này.
Xin cảm ơn các Cô Thủ thư tại Thư viện Cao học, Phòng đọc Khoa Môi
Trường, và Thư viện của Viện Môi trường và Tài nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em thu thập và nghiên cứu tài liệu trong suốt thời gian qua.
Sau cùng, xin vô cùng biết ơn Ba Mẹ, gia đình đã luôn luôn ủng hộ, tạo
mọi điều kiện cho con tập trung học tập trong suốt những năm qua, động viên và
hết lòng hỗ trợ để con hoàn thành việc học tập ở trường Đại Học và hoàn thành
Luận Án Tốt Nghiệp này.
Trong sự cố gắng và nổ lực của bản thân, do sự hạn chế về trình độ cũng
như kinh nghiệm cùng nhiều nguyên nhân khách quan khác, luận án này sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm. Kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy cô, anh
chị và sự góp ý của bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2006
Trịnh Ngọc Đào


v

Abstract
Viet Nam industrial sectors grew steadilly through the recent years. But
Hochiminh City as a highest developing industrial center of the country has been
facing more and more alarming environmental problems where industrial solid waste
and industrial hazardous waste in general are the highly critical issues of concern.
However, the insdustrial solid waste management system itself has been undergoing
much difficulties, much shortcomings, more specifically is the lack of an authentic and
complete system of collection and transport of industrial waste and hazardous waste.

These identifiable and negative realities in the collection and transport of
industrial waste and hazardous waste must have certainly incurred quite many
difficulties to the treatment sequences while putting the whole management system in
jeopardy. In view of this, the present thesis aims at a proposed Project for a System
of Collection and Transport of Industrial Waste & Hazardous Waste to the different
Industrial Zones and Sepzones within Hochiminh City.
The selected sites for the project include the various industrial zones of the
City. And, the Complex for Treatment of Solid Waste North-West of Cu Chi district,
the Tan Thanh Area for Treatment of Solid Waste, Thu Thua district, Long An
province, are considered as Collecting Terminals, the proposed routes are traced
rationally in connection with the actual communication status and with respect to the
master Communication Plan of the City towards the year 2020. On that base, the
System of Collection & Transport of Industrial & Hazardous Wastes aiming at serving
the many industrial zones and sepzones would be realistic and would justify the
presentation of this thesis.
As part of the project, the transfer stations are fit for receiving

and

intermediately storing the various industrial & hazardous wastes which were
generated by the manufactures. Sequentially, the wastes are transported to the
treatment areas by appropriate means, via suggested routes and proposed
schedules.
This project with its feasibility would hopefully be helpful to the task of the
Industrial solid waste Management of the City and would contribute positively to the
protection of the environment for long range production & trading support and would
enhance the sound development of the industry of the Country.


v


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Những năm gần đây, nền công nghiệp của nước ta đang trên đà phát triển mạnh.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm phát triển công nghiệp lớn mạnh nhất của cà
nước, thì bên cạnh đó các vấn đề môi trường cũng phát sinh ngày càng đáng lo ngại
hơn. Trong đó chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại là một trong
những vấn đề nghiêm trọng nhất. Mà hiện tại, hệ thống quản lý chất thải rắn công
nghiệp đang gặp rất nhiểu khó khăn, thiếu sót, đặc biệt chưa có một hệ thống thu gom
vận chuyển chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hoàn chỉnh, chính thức.
Nhận thấy những khiếm khuyết trong công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn
công nghiệp và chất thải nguy hại như hiện nay gây không ít khó khăn cho những phần
xử lý tiếp theo và cho toàn bộ hệ thống quản lý. Xuất phát từ mối quan tâm đó, luận
văn được thực hiện nhằm đề xuất quy hoạch cụ thể một hệ thống thu gom vận chuyển
chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại cho các khu công nghiệp và khu chế xuất tại
Tp Hồ Chí Minh.
Đối tượng được chọn để đưa vào quy hoạch là các khu công nghiệp tập trung
trên địa bàn thành phố, và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi, khu xử lý
chất thải rắn Tân Thành huyện Thủ Thừa tỉnh Long An được chọn làm điểm đến của
tuyến, cùng với các tuyến đường vận chuyển được đề xuất một cách phù hợp với hiện
trạng và quy hoạch giao thông thành phố đến năm 2020. Trên cơ sở đó, hệ thống thu
gom vận chuyển chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại cho các khu công nghiệp và
khu chế xuất tại Tp Hồ Chí Minh đã ra đời và là sản phẩm chính của luận văn.
Trong hệ thống được quy hoạch, mô hình trạm trung chuyển được đề xuất thiết
kế phù hợp làm chức năng tiếp nhận và lưu trữ các loại chất thải rắn công nghiệp và
chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy, sau đó được vận chuyển đến các khu xử lý
bằng những phương tiện phù hợp, theo lộ trình và lịch trình đã được đề xuất.
Đề tài khả thi sẽ đóng góp nhiều giá trị hữu ích cho công tác quản lý chất thải
rắn công nghiệp thành phố, đồng thời mang lại nhiều ý nghóa tích cực cho môi trường
sản xuất kinh doanh, phát triển công nghiệp của nước nhà.



vi

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Họ và tên: TRỊNH NGỌC ĐÀO
Ngày, tháng, năm sinh: 03 / 10 / 1981
Nơi sinh: Thành phố Hồ Chí Minh

QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1999 – 2004: học Đại học, chuyên ngành Quản lý Môi trường tại
Khoa Môi trường, trường Đại học Bách Khoa Tp HCM
2004 – 2006: học Cao học, chuyên ngành Quản lý Môi trường tại trường
Đại học Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh.

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC:
04/ 2004 – 07/ 2005: cộng tác tại Khoa Môi trường,
trường ĐH Bách Khoa, Tp Hồ Chí Minh


1

MỞ ĐẦU
Lời giới thiệu
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm phía nam,
là một trong các nơi phát triển công nghiệp mạnh nhất của cả nước với 15
KCN-KCX, 1 khu Công nghệ cao và hơn 9000 cơ sở sản xuất lớn nhỏ nằm rãi
rác trong thành phố. Tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp lại đi
kèm với vấn đề chất thải rắn (CTR) gia tăng về số lượng cũng như độc tính.

Hiện tại, chất thải công nghiệp (CTCN) và chất thải công nghiệp nguy hại
vẫn đang là vấn đề nghiêm trọng đáng quan tâm và cần được giải quyết một
cách hiệu quả hơn. Các bãi chôn lấp, các khu liên hợp xử lý không ngừng
hoạt động, cải thiện và liên tục được quy hoạch mới để có thể đảm trách việc
tiếp nhận và xử lý CTR nói chung, và CTCN/CTNH nói riêng. Nhưng bên
cạnh đó, hệ thống thu gom vận chuyển CTCN và CTNH cũng là một yếu tố
quan trọng không kém trong toàn bộ hệ thống quản lý chất thải của các
ngành công nghiệp. Nhưng hiện nay chất thải phát sinh từ các KCN – KCX
hầu hết được thu gom một cách tự phát, riêng lẻ, không đồng bộ, thiếu sự tổ
chức và quản lý chặt chẽ, và không đạt tiêu chuẩn môi trường. Tp HCM chưa
có được một hệ thống thu gom CTCN và CTNH một cách khoa học, thống
nhất, và đây là một điều thiếu sót không thể kéo dài. Đề tài được thực hiện
nhằm nghiên cứu và đề xuất một hệ thống thu gom CTCN/CTNH cho các
KCN – KCX tại Tp HCM thành một hệ thống mang tính khoa học, hợp lý,
tuân theo quy chế quản lý chất thải của nhà nước, và đáp ứng nhu cầu cấp
bách của việc quản lý chất thải công nghiệp, phù hợp xu hướng phát triển
kinh tế xã hội của thành phố.


2

Mục tiêu luận văn
Mục tiêu chính của luận văn là đề xuất một hệ thống thu gom vận
chuyển CTCN/CTNH cho các KCN – KCX tại Tp HCM một cách hiệu quả,
phù hợp với điều kiện thực tế.
Hệ thống thu gom vận chuyển này sẽ mang tính khả thi cao được
nghiên cứu thiết kế dựa trên cơ sở khoa học, đúng pháp quy, và đảm bảo an
toàn vệ sinh môi trường, nhằm thu gom tách biệt và triệt để các loại
CTCN/CTNH ở các KCN-KCX, vận chuyển theo lộ trình thích hợp về các
khu xử lý đã được quy hoạch, để phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý

CTCN/CTNH, phù hợp với chiến lược quản lý chất thải công nghiệp của
thành phố trong những năm tới. Trên cơ sở đó, nội dung luận văn bao gồm
các vấn đề chính yếu sau:
i. Khái quát tình hình quản lý thu gom, vận chuyển CTCN/CTNH tại
thành phố hiện nay
ii. Tính toán lượng rác thải công nghiệp từ các KCN – KCX hiện tại,
và dự báo đến năm 2020
iii. Xác định phương án cho toàn hệ thống thu gom vận chuyển
CTCN/CTNH từ các KCN – KCX về các khu xử lý
iv. Đề xuất mô hình trạm trung chuyển tại các KCN – KCX, đây cũng
được coi là một phần quan trọng thiết yếu trong toàn hệ thống thu
gom vận chuyển CTCN/CTNH


3

v. Xác định tuyến đường vận chuyển thích hợp để vận chuyển
CTCN/CTNH từ các KCN – KCX đến các khu xử lý
vi. Sử dụng phần mềm Arcview – GIS thể hiện kết quả quy hoạch
tuyến vận chuyển.
vii. Đề xuất hệ thống quản lý.
Tính mới, tính khoa học, và tính logic của đề tài
Tính mới của đề tài:
Việc thu gom là vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản lý
CTR, vì thu gom có hiệu quả thì mới đảm bảo được môi trường trong khu vực
sản xuất và sau đó mới có thể áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo.
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý CTR nhưng cho đến
hiện tại vẫn chưa đưa ra được hệ thống thu gom vận chuyển CTCN/CTNH cụ
thể có thể áp dụng được vào thực tế.
Đề tài được thực hiện nhằm đề xuất một hệ thống thu gom CTCN và

CTNH cho các KCN – KCX tại Tp HCM một cách thích hợp mà từ trước đến
nay vấn đề này chưa được giải quyết thoả đáng.
Tính khoa học, logic:
• Đề tài được thực hiện trên cơ sở dữ liệu khảo sát, đánh giá đầy đủ, kèm
theo các phương pháp dự báo có độ tin cậy cao
• Các phương pháp quản lý CTCN/CTNH được đề xuất dựa trên cơ sở lý
thuyết thu gom, lưu trữ, vận chuyển CTCN và CTNH của thế giới đã được


4

sử dụng tại các nước phát triển, nay được áp dụng trong đề tài kết hợp
điều kiện thực tế của thành phố Hồ Chí Minh.
Tính thực tiễn:
Đề tài mang tính thực tiễn vì sẽ đề xuất một hệ thống thu gom CTCN
và CTNH đáp ứng nhu cầu cần thiết của các KCN – KCX, góp phần cải thiện
môi trường cho các KCN – KCX, và triển khai chiến lược Quản lý Môi
trường TpHCM đến năm 2020. Việc nghiên cứu được thực hiện sát với điều
kiện thực tế và hoạch định tổng thể của toàn thành để áp dụng được cho Tp
HCM với tính khả thi về các mặt môi trường, kỹ thuật, kinh tế, và xã hội.
Phương pháp nghiên cứu
i. Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết: nghiên cứu hệ thống thu
gom, trung chuyển và vận chuyển CTCN/CTNH đang được sử dụng trên
thế giới.
ii. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thu thập thông tin, số liệu về các
KCN – KCX của thành phố, lượng rác phát sinh. Thu thập tài liệu về tình
hình quy hoạch các bãi chôn lập, khu liên hợp xử lý CTR, thông tin về
quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ… để làm CSDL cho
đề tài.
iii. Phương pháp điều tra Xã hội học: thu thập phiếu điều tra khảo sát các nhà

máy trong các KCN – KCX, phiếu điều tra mang đầy đủ thông tin cần
thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài.


5

iv. Phương pháp nghiên cứu bản đồ: là bước đầu tiên tìm hiểu thông tin cho
việc quy hoạch tuyến vận chuyển CTCN/CTNH.
v. Phương pháp khảo sát thực địa: trên cơ cở các nghiên cứu về mặt lý
thuyết, tiến hành khảo sát thực tế về các tuyến giao thông, tình hình hoạt
động ở các KCN – KCX, để có cái nhìn toàn diện cho việc xây dựng hệ
thống vận chuyển CTCN/CTNH cho các KCN – KCX tại Tp HCM.
vi. Phương pháp toán học: thống kê các số liệu thu thập được, kết hợp các số
liệu về tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp ở các KCN –
KCX (công suất, sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, công nghệ…) tính toán
hệ số phát thải, từ đó xác định chi tiết thành phần và lượng phát sinh của
CTCN và CTNH, dự báo số liệu tương lai. Đồng thời tính toán công suất
cho các trạm trung chuyển ở các KCN – KCX, xác định số lựợng xe cho
các tuyến vận chuyển.
vii. Phương pháp đánh giá phân tích: lựa chọn tuyến đường vận chuyển hợp
lý bằng cách đề ra các tiêu chí, phân tích, đánh giá, cân nhắc, lựa chọn
phương án phù hợp nhất.
viii. Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các giáo sư, các nhà
chuyên môn, các nhà quản lý môi trường đang tiến hành chương trình
quản lý CTCN/CTNH của thành phố.
ix. Sử dụng phần mềm Arcview Gis: hỗ trợ trong việc trình bày kết quả đề
xuất tuyến vận chuyển, và quản lý việc sử dụng thông tin dữ liệu cho toàn
bộ hệ thống.



6

Giới hạn đề tài
Đề tài có tên: “Đề xuất quy hoạch hệ thống thu gom vận chuyển
CTCN/CTNH cho các KCN – KCX tại Tp HCM”, nên luận văn giới hạn
phạm vi nghiên cứu như sau:
• Giới hạn ở mức độ đề xuất tuyến vận chuyển CTCN/CTNH cho các KCN
– KCX đang họat động trên địa bàn Tp HCM đến các khu xử lý đã được
quy hoạch.
• Các số liệu tính toán chi tiết về thành phần và tải lượng CTCN/CTNH
phát sinh hiện tại và tương lai giới hạn tính cho các KCN – KCX, còn đối
với các cơ sở lớn nhỏ nằm ngoài KCN – KCX thì chỉ đưa ra những con số
tham khảo chung về tổng lượng phát thải.
• Đối với chất thải các loại, những phần CTR có giá trị thương mại tái chế,
tái sử dụng sẽ được các đơn vị tư nhân có chức năng thu gom xử lý, giới
hạn của đề tài chỉ đảm nhận thu gom vận chuyển những phần chất thải
còn lại không còn giá trị thương mại và CTNH của các KCN – KCX.
• Áp dụng phần mềm GIS giới hạn ở mức độ mô tả vị trí các KCN – KCX,
khu xử lý, tuyến vận chuyển, và quản lý thông tin dữ liệu của hệ thống
thu gom vận chuyển trên bản đồ số hóa.


7


27

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI TP. HCM


Hiện trạng quản lý CTCN/CTNH tại Tp HCM
2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước:
Quản lý môi trường hiện nay ở TPHCM có hai phòng quản lý chức
năng thuộc Sở Tài nguyên Môi trường, đó là Phòng Quản lý Môi trường
(PQLMT) và Phòng Quản lý Chất thải rắn (PQLCTR). PQLMT thực hiện
công tác quản lý cũng như giải quyết các sự vụ, sự cố về môi trường thuộc
lónh vực nước thải, khí thải và tiếng ồn. Phòng quản lý chất thải rắn là
phòng quản lý chuyên ngành thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà
nước, thực hiện chức năng quản lý quy hoạch và quản lý kỹ thuật hệ thống
công trình, giám sát chất lượng thuộc lónh vực CTR (bao gồm: thu gom, vận
chuyển và xử lý rác sinh hoạt, rác xây dựng, rác y tế, CTCN/CTNH) và
lónh vực mai táng, quản lý nghóa trang, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công
tác vận hành hệ thống quản lý CTR.
Đối với công tác quản lý chất thải rắn tại các KCN – KCX trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng
với Phòng Quản Lý Xây dựng và Môi trường thuộc Ban quản lý các Khu
công nghiệp – Khu chế xuất (HEPZA) để quản lý. Riêng tại các KCN –
KCX, việc quản lý môi trường cũng như CTCN/CTNH vẫn chưa được phân
cấp quản lý cụ thể. Hiện nay, công tác quản lý môi trường chỉ có khoảng từ
1 – 2 chuyên viên phụ trách. Các công ty dịch vụ hạ tầng KCN – KCX


28

chưa quản lý được các nhà máy hoạt động tại KCN, một số nơi không nắm
rõ về các loại CTCN/CTNH, hoặc không quan tâm đến lượng chất thải phát
sinh của mỗi nhà máy.
Tại các Quận - Huyện trên địa bàn thành phố, Sở Tài nguyên và
Môi trường phối hợp, chỉ đạo với các Tổ Tài nguyên Môi trường tiến hành
kiểm tra, giám sát các hoạt động phát sinh CTCN/CTNH tại các đơn vị sản

xuất, các đơn vị tái sinh, tái chế, các đơn vị Thu gom – Vận chuyển – Lưu
giữ – Xử lý – Tiêu hủy CTNH. Tại các Tổ Tài nguyên Môi trường Quận Huyện, thông thường chỉ có từ 1 đến 2 chuyên gia đảm nhận công tác quản
lý môi trường. Do đó, công tác quản lý CTR tại địa phương gặp nhiều khó
khăn, thiếu sót.
Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường còn phối hợp với các đơn vị
có chức năng, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học nghiên cứu, thực
hiện các chương trình, dự án liên quan đến quản lý CTCN/CTNH.
Hệ thống quản lý CTCN/CTNH thành phố Hồ Chí Minh được mô tả
trong sơ đồ dưới đây:


29

Bộ TN & MT
Chỉ đạo

UBND TP.HCM
Chỉ đạo

Sở Tài nguyên và
Môi trøng
Các phòng, ban,
đơn vị có chức
năng quản lýlónh
vực môi trường:
_ Phòng QLMT
_ Chi cục BVMT
_ Phòng Tài
nguyên nước và
khoáng sản

_ Công ty MTĐT

Phối hợp

Phòng quản lý
CTR với 2 lónh
vực:
_ Quản lý CTR
đô thị
_ Quản lý CTR
công nghiệp và
CTNH

Ban Quản lý các
KCN-KCX Hepza
Phòng quản lý xây
dựng và môi trường

Phối hợp

Chỉ đạo, Phối hợp
Các chương
Tổ TNMT –
trình, dự án NN P.QLĐT các
về QL CTR
quận huyện
Kiểm tra, giám sát
Các đơn vị TG Các đơn vị DV Các đơn vị sản
– VC – TS –
– TG – VC –

xuất công
TC CTCN
nghiệp
XL – TH
CTNH

Chỉ đạo

Các công ty hạ
tầng KCN –
KCX
Các đơn vị sản
xuất thuộc
KCN – KCX Hình 2.1 Mô hình hệ thống quản

lý CTR Thành phố Hồ Chí Minh


30

Đối với việc quản lý chất thải công nghiệp nguy hại, mặc dầu quy
chế về quản lý CTNH đã được ban hành kèm theo quyết định số
155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 nhưng việc tiếp cận quản lý CTNH còn
yếu, chưa có quy định chi tiết về quản lý chất thải công nghiệp nguy hại.
Việc kê khai đăng ký chủ nguồn thải đối với CTNH vẫn chưa được các
doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Thậm chí có một số KCN, bản thân chủ
đầu tư cũng không nắm được thành phần và tải lượng CTCN/ CTNH của
cá nhân doanh nghiệp mình phát sinh.
2.1.2


Hiện trạng hệ thống quản lý kỹ thuật

2.1.2.1 Hệ thống lưu trữ tại nguồn (tại các KCN – KCX)
Những năm gần đây, ý thức về quản lý CTR tại chủ nguồn thải
được nâng cao, CTSH, CTCN, và CTNH được các chủ nguồn thải
quan tâm đến việc phân loại, lưu giữ riêng và chuyển giao đúng đối
tượng. Tuy nhiên mức độ còn rất hạn chế về số lượng cơ sở thực hiện
cũng như chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật trang thiết bị lưu giữ.
Tại các KCN–KCX thì việc lưu giữ CTCN/CTNH được thực
hiện tốt hơn so với các nhà máy nằm ngoài KCN. Một số KCN, KCX
đã có xây dựng hệ thống lưu giữ, quản lý CTCN tương đối tốt, điển
hình là KCX Linh Trung và KCX Tân Thuận có xây dựng nơi lưu trữ
với sàn, trần bằng bê tông. Tại đây, CTCN/CTNH được phân loại,
chứa tách riêng trong các bao, túi; rác thải sinh hoạt được thu gom và
xử lý bởi Công ty Môi trường Đô thị. Nhưng bên cạnh một số ít KCNKCX có chương trình quản lý chất thải, vẫn còn rất nhiều các doanh
nghiệp tại các KCN–KCX không thực hiện thu gom phân loại CTNH


31

từ CTCN mà trộn lẫn rác sinh hoạt, vận chuyển ra bãi chôn lấp, hoặc
thải bỏ trái phép ra cống rãnh, kênh rạch… Điều này đang được thực
hiện một cách tự nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan
quản lý có chức năng.
Tình hình quản lý việc lưu trữ tại nguồn ở các KCN – KCX sẽ
được trình bày chi tiết hơn trong phần hiện trạng quản lý CTCN/
CTNH ở các KCN – KCX.
2.1.2.2 Hệ thống thu gom vận chuyển
Hiện nay, thành phố chưa có hệ thống thu gom riêng CTCN mà
hiện đang sử dụng chung với hệ thống thu gom rác thải đô thị do Sở Tài

nguyên Môi trường và các công ty công trình đô thị – dịch vụ công ích tại
các quận huyện thực hiện. Bên cạnh đó, một phần lớn các doanh nghiệp,
nhà máy tự hợp đồng với các đơn vị tư nhân đến thu gom vận chuyển
CTCN/CTNH đi mà không rõ đích đến, và quá trình này hoàn toàn không
nằm dưới bất kỳ sự quản lý kiểm soát nào của nhà nước.
Tất cả các hoạt động về lưu giữ, thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu
hủy CTCN/CTNH chủ yếu tập trung tại các thành phần kinh tế tư nhân.
Hiện có 19 công ty có chức năng đang hoạt động thu gom, vận chuyển, xử
lý, tiêu hủy CTCN và CTNH hoạt động dưới sự kiểm soát của nhà nước,
nhưng khả năng tiếp nhận và xử lý chỉ khoảng 20 tấn CTNH/ngày, tức
khoảng 10% lượng CTNH phát sinh. Phần còn lại do các đơn vị tư nhân
khác đảm nhiệm, nhưng không rõ nguồn gốc và không nằm trong hệ
thống quản lý của nhà nước.


32

Trong số các đơn vị Dịch vụ hoạt động trong lónh vực thu gom vận
chuyển xử lý tiêu hủy CTNH theo Qui chế 155/QĐ-TTg, chỉ có Công ty
Môi Trường Đô Thị Tp HCM (Citenco) là Doanh nghiệp nhà nước và thực
tế Công ty chỉ tập trung cho xử lý rác sinh hoạt và rác y tế, chưa trang bị
cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên nghiệp cho quản lý CTCN/ CTNH, đặc
biệt đối với hoạt động thu gom – vận chuyển – lưu giữ – xử lý – tiêu hủy
CTNH, trong việc báo cáo chứng từ, các trách nhiệm, yêu cầu theo quy
chế chưa được thực thi rộng rãi, nguyên nhân chủ yếu do thiếu ý thức của
một số đối tượng liên quan, và đặc biệt thiếu chế độ giám sát, cưỡng chế
thích hợp.
Trong công tác quản lý thu gom, chưa ban hành cụ thể quy phạm
kỹ thuật đối với phương tiện thu gom, vận chuyển và phương tiện lưu trữ
tạm thời, chưa trang bị các trang thiết bị phòng chống sự cố trong quá

trình vận chuyển CTNH. Hiện CTCN và CTNH được chuyên chở từ nơi
phát sinh tới nơi xử lý, tiêu hủy đa phần bằng các xe thô sơ, phương tiện
cũ kỹ, gây mùi hôi và rơi vãi dọc đường.
Đối với tình hình thu gom vận chuyển rác từ các KCN – KCX, do
mỗi nhà máy trong KCN – KCX tự hợp đồng với các đơn vị tư nhân đến
thu rác, nên khối lượng CTCN thu gom từng nhà máy ít, không tập trung,
cho nên các xe vận chuyển CTCN/CTNH hiện nay là các xe dung tích
nhỏ, từ 1,5 – 5 tấn, và chất thải được lưu trữ tại nhà máy từ 3 – 30 ngày
mới được thu gom một lần.


33

2.1.2.3 Hệ thống xử lý
Công nghệ xử lý CTCN/CTNH chủ yếu được áp dụng hiện nay là
tái sinh tái chế, đốt tiêu hủy và chôn lấp.
• Công nghệ chôn lấp: Từ trước đến nay thành phố chưa có bãi chôn lấp
an toàn. Các CTCN/CTNH chủ yếu được xử lý bằng phương pháp đốt,
sau đó chôn lấp theo rác sinh hoạt.
• Tái sinh tái chế: Ở Tp. HCM, hoạt động tái sinh tái chế hiện nay là thị
trường tự phát, được thực hiện do ký kết riêng của các nhà máy và cơ
sở tái chế, không có sự quy hoạch và quản lý chặt chẽ của nhà nước.
Do đó về qui mô công nghệ còn lạc hậu, thành phần và số lượng chưa
được kiểm soát một cách đúng mực.
Hiện tại có rất nhiều cơ sở tái chế phế liệu nằm rãi rác trong
khu vực nội thành lẫn ngoại thành. Phần lớn các cơ sở này đã tồn tại từ
rất lâu đời từ trước năm 1975 là các cơ sở gia công có thu mua phế
liệu, phế phẩm công nghiệp của địa bàn thành phố. Đa phần các cơ sở
tái chế này tập trung nhiều ở huyện Bình Chánh, Hóc Môn, quận 9,
Tân Bình, quận11, quận 6… Các cơ sở tái chế tư nhân đang có xu

hướng bị đóng cửa hoặc thuộc diện di dời ra ngoại thành do sản xuất
gây ô nhiễm.
Thành phần CTCN được tách ra để tái sinh chủ yếu là giấy,
carton, nhựa cứng, kim loại, cao su, vải, thủy tinh. Phần chất thải
không có giá trị tái chế được đưa đi chôn lấp tại các bãi chôn lấp
CTSH khaùc.


34

Tỷ lệ CTCN/CTNH đang được tái chế không cao. Tùy theo từng
loại hình sản xuất công nghiệp mà tỉ lệ chất thải có thể tái chế sẽ khác
nhau. Các công trình nghiên cứu về lónh vực này đã đưa ra một đánh
giá về khả năng tái chế của CTCN từ các ngành công nghiệp như
trong bảng sau:
Bảng 2.1 Đánh giá tỉ lệ % khả năng tái chế chất thải của từng ngành CN
STT Ngành cơng nghiệp
1

Chế biến thực phẩm

% Khả năng tái
chế
60 – 80%

2

Dệt nhuộm, may mặc

80 – 90%


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Thuộc da
Thuỷ tinh
Giấy và bột giấy
Gỗ
Cơ khí, xi ma
Hố chất – xi mạ
Luyện kim
Nhựa – plastic
Cao su
Điện tử
Vật liệu xây dựng

50 - 60 %
>90%
100%
80 – 95%
90 – 100%

70 – 90%
100%
50 – 80%
> 90%

% tái chế thực tế
10 – 40% làm thức ăn gia súc,
phân bón
< 30%: làm giẻ lau, tấm chà
chân…
<10% làm các vật dụng bằng da
70 – 90%
80 – 90%
80% làm chất đốt
90%
80%
>90%
40%
50%

Nguồn: “Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý CTR công nghiệp
và CTNH ở Tp HCM”, Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, 2000.
• Đốt tiêu hủy, xử lý CTCN/CTNH:
Nhà nước đã quy hoạch các dự án về xử lý chất thải công
nghiệp nguy hại nhưng hiện thời chưa đi vào hoạt động. Hiện tại, trung
tâm hoả táng Bình Hưng Hoà (thuộc Công ty Môi trường Đô thị –
Citenco) đã đầu tư lò đốt CTNH của Bỉ công suất 7 tấn/ngày, nhưng


35


hiện chỉ đang xử lý chất thải y tế, có thể nhận đốt kèm một số CTNH
theo hợp đồng nhưng không thường xuyên.
Về phía tư nhân, có một số Công ty đã đầu tư lò đốt CTNH, và
triển khai các công nghệ xử lý CTCN/CTNH như: hệ thống chưng cất,
thu hồi dung môi hữu cơ, hệ thống cán nghiền, hệ thống đóng rắn bê
tông hóa, hệ thống xử lý chất thải nhiễm CTNH (nhiễm dầu, hoá chất
độc hại)… Ngoài ra, ngoài địa bàn thành phố cũng có vài công ty tư
nhân hợp đồng thu gom và xử lý CTNH với các cơ sở công nghiệp
trong thành phố.
Danh sách các công ty tư nhân tính đến thời điểm hiện tại có
chức năng xử lý CTCN, CTNH được liệt kê trong bảng sau:
Bàng 2.2 Công ty tư nhân có chức năng xử lý CTCN, CTNH
STT
1

Tên Công ty

Chức năng

Doanh nghiệp tư Thu
nhân Tiến Thi

gom,

Địa chỉ
vận B23/466D Trần Đại Nghóa,

chuyển và lưu giữ


ấp 2, xã Tân Nhựt, H.Bình
Chánh

2

Công ty TNHH Thu
Tương Lai Xanh

3
4

gom,
gom,

P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú

vận 718A/2B Hùng Vương, P.13,

chuyển

Công ty TNHH Thu
Hoa Thư

vận 81 BKD Thoại Ngọc Hầu,

chuyển và lưu giữ

Công ty TNHH Thu
Biển Xanh


gom,

Q.6
vận Kho lưu giữ 552/18/5 Quốc

chuyển và lưu giữ

lộ 1A, P. Bình Hưng Hoà
B,Q.Bình Tân

5

Công
trường

ty
Đô

Môi Thu

gom,

vận p 3, xã Bình Hưng Hoà,

thị chuyển, lưu giữ, Q.Bình Tân


36

(trung tâm XLCT xử lý và tiêu hủy

Bình Hưng Hoà)
6

Cty TNHH Tân Thu
Đức Thảo

gom,

vận 2C12 ấp 2, tỉnh lộ 10, xã

chuyển, lưu giữ, Phạm Văn Hai, Huyện Bình
xử lý và tiêu hủy

7

Cty TNHH Môi Thu
Trường Xanh

gom,

Chánh

vận Lô M6A-H10E, KCN Lê

chuyển, lưu giữ, Minh Xuân, H.Bình Chánh
xử lý và tiêu hủy

8

Cty


CP

Môi Thu

trường Việt c

gom,

vận Lô B4-B21, KCN Lê Minh

chuyển, lưu giữ, Xuân, H.Bình Chánh
xử lý và tiêu hủy

9

Cơ sở tái chế dầu Thu
cặn Toàn Thắng

gom,

vận Số 2, Hoàng Hữu Nam, P.

chuyển, lưu giữ, Long Thạnh Mỹ, Q.9
xử lý dầu cặn

10

Cty TNHH Thành Thu
Duy


11
12

gom,
gom,

Nhơn Phú B, Q.9

vận KCX

chuyển và lưu giữ

Cty TNHH Sao Thu
Mai Xanh

vận Số 48, đường 8, KP2, P.Tăng

chuyển và lưu giữ

Cty TNHH Ngọc Thu
Thu

gom,

Linh

Trung,

KP4,


P.Linh Trung, Q.Thủ Đức

vận Nhà máy xử lý tại tỉnh Tiền

chuyển, lưu giữ, Giang
xử lý và tiêu hủy

VPĐD: 322/7 Cô Giang, P.2,
Q.PN

13

Cty TNHH xăng Thu
dầu Minh Tấn

gom,

vận Số 96 Đào Trí, KP4, P.Phú

chuyển, lưu giữ, Thuận, Q.7
xử lý dầu cặn

14

Cty TNHH Thảo Thu
Nguyên Sáng

15


gom,

vận 76A, đường số 3, KP2, P.Tân

chuyển và lưu giữ

Cty TNHH dịch Thu

gom,

Kiểng, Q.7

vận Đường 8, KCX Tân Thuận,


37

vụ

KCX

Tân chuyển và lưu giữ

Q.7

Thuận
16

Cty TNHH Kim Thu
Danh


17

gom,

vận 42 Tân Hoà 2, P.Hiệp Phú,

chuyển và lưu giữ

Cty TNHH Thọ Thu
Nam Sang

gom,

Q.9

vận Kho của Cty TNHH Sáng Trí

chuyển và lưu giữ

(xã Tân Phú Trung, H. Củ
Chi)

18

Cty TNHH Thảo Thu
Thuận

gom,


vận 63Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ,

chuyển, lưu giữ và H. Củ Chi
tiêu hủy

19

DNTN Tân Phát Thu
Tài, Đồng Nai

gom,

vận 2 xưởng tại Tp Biên Hoà,

chuyển và lưu giữ tỉnh Đồng Nai
trên địa bàn thành
phố (xử lý tại
Đồng Nai)

Nguồn: Hepza, 2006
Hoạt động thu gom, vận chuyển, tiêu hủy, xử lý chất thải công
nghiệp và chất thải nguy hại của các đơn vị này được Sở Tài nguyên
và Môi trường – Phòng Quản lý Chất thải rắn phối hợp cùng với Ban
Quản lý các Khu Công Nghiệp và Khu Chế Xuất_HEPZA tiến hành
kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.
Ngoài việc kiểm tra chất lượng hoạt động thực tế, các đơn vị
này có trách nhiệm trình cho Sở Tài nguyên và Môi trường các tài liệu
về hợp đồng chuyển giao chất thải, các chứng từ chuyển giao chất
thải, và các báo cáo định kỳ theo quy chế 155 của Thủ tướng Chính
phủ.



×