Tải bản đầy đủ (.docx) (267 trang)

luận án tiến sĩ nghiên cứu mức sống dân cư tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 267 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC TƠN

NGHIÊN CỨU MỨC SỐNG DÂN
CƯ TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỨC TƠN

NGHIÊN CỨU MỨC SỐNG DÂN
CƯ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 62310501

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Lê Thông
2. TS. Trương Văn Tuấn

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung
thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án


MỤC LỤC
Trang

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục hình ảnh
Danh mục bản đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 15
4. Giới hạn nghiên cứu........................................................................................ 16
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 16
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.......................................................... 23
7. Cấu trúc luận án............................................................................................... 23
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MỨC SỐNG
DÂN CƯ................................................................................................................. 24
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................. 24
1.1.1. Một số khái niệm................................................................................... 24
1.1.2. Ý nghĩa của nghiên cứu mức sống dân cư............................................. 27

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư........................................ 29
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá mức sống dân cư cấp tỉnh.................................... 33
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................. 36
1.2.1. Khái quát về mức sống dân cư Việt Nam............................................... 36
1.2.2. Khái quát về mức sống dân cư vùng Duyên hải Nam Trung Bộ............40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1........................................................................................ 45
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC SỐNG DÂN CƯ
TỈNH BÌNH ĐỊNH................................................................................................ 46
2.1. Nhóm nhân tố bên trong............................................................................... 46
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ............................................................. 46
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên......................................... 48
2.1.3. Kinh tế - xã hội...................................................................................... 55
2.2. Nhóm nhân tố bên ngồi............................................................................... 71
2.2.1. Vốn đầu tư............................................................................................. 71
2.2.2. Thị trường ngoài tỉnh............................................................................. 71
2.2.3. Biến động của tồn cầu hóa................................................................... 72
2.2.4. Tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ và cuộc cách mạng 4.0................74
2.2.5. Biến đổi khí hậu tồn cầu...................................................................... 75
2.3. Đánh giá chung............................................................................................. 75


2.3.1. Thuận lợi................................................................................................ 75
2.3.2. Khó khăn, thách thức............................................................................. 77
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2........................................................................................ 79
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG MỨC SỐNG DÂN CƯ TỈNH BÌNH ĐỊNH......80
3.1. Nhóm chỉ tiêu kinh tế................................................................................... 80
3.1.1. GRDP/người.......................................................................................... 80
3.1.2. Thu nhập bình quân đầu người/tháng..................................................... 81
3.1.3. Tỷ lệ hộ nghèo....................................................................................... 85
3.1.4. Sự phân hóa giàu nghèo......................................................................... 88

3.2. Nhóm chỉ tiêu giáo dục – đào tạo................................................................. 92
3.2.1. Tỷ lệ đi học đúng tuổi............................................................................ 92
3.2.2. Chi tiêu cho giáo dục – đào tạo.............................................................. 96
3.3. Nhóm chỉ tiêu y tế và chăm sóc sức khỏe..................................................... 97
3.3.1. Số bác sĩ và số giường bệnh/1 vạn dân.................................................. 97
3.3.2. Chi tiêu cho y tế...................................................................................100
3.4. Nhóm chỉ tiêu bổ trợ...................................................................................100
3.4.1. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố..............................................................100
3.4.2. Tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh........................................................102
3.5. Đánh giá thực trạng mức sống dân cư tỉnh Bình Định................................103
3.5.1. Đánh giá theo các tiêu chí....................................................................103
3.5.2. Đánh giá chung....................................................................................122
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................... 126
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC SỐNG
DÂN CƯ TỈNH BÌNH ĐỊNH.............................................................................. 127
4.1. Định hướng nâng cao mức sống dân cư tỉnh Bình Định.............................127
4.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng.................................................................127
4.1.2. Quan điểm, mục tiêu............................................................................128
4.1.3. Định hướng..........................................................................................130
4.2. Các giải pháp nâng cao mức sống dân cư tỉnh Bình Định..........................136
4.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế và giảm nghèo...........................................136
4.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo.................................................147
4.2.3. Nhóm giải pháp về y tế và chăm sóc sức khỏe....................................151
4.2.4. Nhóm giải pháp bổ trợ.........................................................................154
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4...................................................................................... 159
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 160
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...............162
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 163
PHỤ LỤC
STT


Chữ viết tắt


1

BISEDS

2

CLCS

3

CN-XD

4

CSSK

5

DHNTB

6

ĐBKK

7


ĐKTN & TNTN

8

ĐB&DVB

9

ĐNB

10

GDP

11

GRDP

12

GTSX

13

GINI

14

HS


15

H.

16

KH&ĐT

17

KHKT

18

KT-XH

19

LĐ-TB&XH

20

MSDC

21

N, L, TS

22


NGTK

23

NSLĐ

24

PTCN

25

TCTK

26

TD&MN

27

TNBQĐN

28

TP, TX

29

TH


30

THCS

31

THPT

32

UNDP

33

VTĐL


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
1. Bảng 0. 1. Thang điểm đánh giá tổng hợp mức sống dân cư........................... 22
2.
Bảng 2. 1. Quy mô và tỉ lệ gia tăng dân số ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 –
2018 ..................................................................................................................
3.Bảng 2. 2. GRDP ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018..............................
4.
Bảng 2.3. Tốc độ gia tăng dân số với tốc độ tăng trưởng GRDP theo FAO và
trên thực tế ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018....................................... 58
5.
Bảng 2.4. Trị giá xuất – nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng ở tỉnh Bình
Định giai đoạn 2010 - 2018............................................................................ 60
6.

Bảng 2. 5. Số dân đô thị và mật độ dân số đơ thị ở tỉnh Bình Định giai đoạn
2010 - 2018 ....................................................................................................... 64
7.
Bảng 3. 1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo tiểu vùng ở tỉnh Bình
Định giai đoạn 2010 – 2018 (nghìn đồng)...................................................... 83
8. Bảng 3. 2. TNBQĐN/tháng của các huyện ở tỉnh Bình Định (nghìn đồng)....84
9.
Bảng 3. 3. Tỷ lệ hộ nghèo và số xã, thôn đặc biệt khó khăn phân theo tiểu vùng
ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2018......................................................... 86
10. Bảng 3. 4. Tỷ lệ hộ nghèo và số xã, thôn đặc biệt khó khăn của các huyện, thành
phố ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2018.................................................. 87
11. Bảng 3. 5. Hệ số GINI và Chênh lệch 20% thu nhập phân theo tiểu vùng ở tỉnh
Bình Định giai đoạn 2010 - 2018.................................................................... 90
12. Bảng 3. 6. Hệ số GINI của các huyện ở tỉnh Bình Định 2010 – 2018.............90
13. Bảng 3. 7. Chênh lệch 20% nhóm thu nhập cao nhất và 20% nhóm thu nhập
thấp nhất các huyện ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2018 (lần)................91
14. Bảng 3. 8. Tỷ lệ đi học đúng tuổi phân theo tiểu vùng ở tỉnh Bình Định giai
đoạn 2010 - 2018............................................................................................ 93
15. Bảng 3. 9. Khoảng cách TB từ trung tâm xã đến trường THPT gần nhất mà đa
số trẻ em của xã đang theo học phân theo tiểu vùng ở tỉnh Bình Định..........94
16. Bảng 3. 10. Tỷ lệ đi học đúng tuổi phân theo huyện tỉnh Bình Định giai đoạn
2010 – 2018 (%)............................................................................................. 95
17. Bảng 3. 11. Khoảng cách TB từ trung tâm xã đến trường THPT gần nhất mà đa
số trẻ em của xã đang theo học phân theo huyện ở tỉnh Bình Định...............96
18. Bảng 3. 12. Chi tiêu cho giáo dục – đào tạo ở tỉnh Bình Định so với vùng
DHNTB và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 (Nghìn đồng/người/năm)........96
19. Bảng 3. 13. Số bác sĩ/1 vạn dân và số giường bệnh/1 vạn dân
của tỉnh Bình
Định, vùng DHNTB và cả nước giai đoạn 2010 - 2018.................................. 97
20. Bảng 3. 14. Số bác sĩ/1 vạn dân phân theo tiểu vùng ở tỉnh Bình Định giai đoạn

2010 – 2018 (bác sĩ/1 vạn dân)....................................................................... 98


21. Bảng 3. 15. Số giường bệnh/1 vạn dân phân theo tiểu vùng ở tỉnh Bình Định
giai đoạn 2010 – 2018 (giường bệnh/1 vạn dân)............................................. 98
22. Bảng 3. 16. Số bác sĩ/1 vạn dân phân theo huyện ở tỉnh Bình Định giai đoạn
2010 – 2018 (bác sĩ/1 vạn dân)....................................................................... 98
23. Bảng 3. 17. Số giường bệnh/1 vạn dân phân theo huyện ở tỉnh Bình Định giai
đoạn 2010 – 2018 (giường bệnh/1 vạn dân).................................................... 99
24. Bảng 3. 18. Chi tiêu cho y tế - chăm sóc sức khỏe ở tỉnh Bình Định so với vùng
DHNTB và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 (Nghìn đồng/người/năm).......100
25. Bảng 3. 19. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố phân theo tiểu vùng ở tỉnh Bình Định
giai đoạn 2010 – 2018 (%)............................................................................101
26. Bảng 3. 20. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố ở các huyện ở tỉnh Bình Định giai
đoạn 2010 – 2018 (%)..................................................................................101
27. Bảng 3. 21. Tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh phân theo tiểu vùng ở tỉnh Bình
Định giai đoạn 2010 – 2018 (%)...................................................................102
28. Bảng 3. 22. Tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh ở các huyện ở tỉnh Bình Định
giai đoạn 2010 – 2018 (%)............................................................................103
29. Bảng 3. 23. Tổng hợp kết quả đánh giá các tiêu chí MSDC của tỉnh Bình Định
so với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2018.........................................104
30. Bảng 3. 24. So sánh TNBQĐN/tháng theo tiểu vùng (%).............................106
31. Bảng 3. 25. Số người không đi học phổ thông/không biết đọc, biết viết ở tiểu
vùng ĐB&DVB phía Đơng..........................................................................110
32. Bảng 3. 26. Số người không đi học phổ thông/không biết đọc, biết viết ở tiểu
vùng TD&MN phía Tây...............................................................................110
33. Bảng 3. 27. Kết quả đánh giá tiêu chí thu nhập bình quân đầu người/tháng phân
theo huyện ở tỉnh Bình Định năm 2018 (nghìn đồng)...................................114
34. Bảng 3. 28. Kết quả đánh giá tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo đa chiều phân theo huyện
ở tỉnh Bình Định năm 2018 (%)...................................................................115

35. Bảng 3. 29. Kết quả đánh giá tiêu chí GINI phân theo huyện ở tỉnh Bình Định
năm 2018......................................................................................................115
36. Bảng 3. 30. Kết quả đánh giá tiêu chí chênh lệch 20% nhóm hộ giàu nhất và
20% nhóm hộ nghèo nhất phân theo huyện ở tỉnh Bình Định (lần)..............116
37. Bảng 3. 31. Kết quả đánh giá tiêu chí tỷ lệ đi học đúng tuổi phân theo huyện ở
tỉnh Bình Định năm 2018 (%).......................................................................116
38. Bảng 3. 32. Kết quả đánh giá tiêu chí số bác sĩ/1 vạn dân phân theo huyện ở
tỉnh Bình Định năm 2018 (BS/1 vạn dân).....................................................117
39. Bảng 3. 33. Kết quả đánh giá tiêu chí số giường bệnh/1 vạn dân
phân theo
huyện ở tỉnh Bình Định năm 2018 (GB/1 vạn dân)......................................117


40. Bảng 3. 34. Kết quả đánh giá tiêu chí tỷ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố phân theo
huyện ở tỉnh Bình Định năm 2018 (%).........................................................118
41. Bảng 3. 35. Kết quả đánh giá tiêu chí tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh
phân
theo huyện ở tỉnh Bình Định năm 2018 (%).................................................118
42. Bảng 3. 36. Tổng hợp kết quả đánh giá MSDC phân theo cấp huyện ở tỉnh Bình
Định năm 2018.............................................................................................119
43. Bảng 3. 37. Kết quả phân hạng mức sống dân cư phân theo huyện ở tỉnh Bình
Định năm 2018.............................................................................................119
DANH MỤC HÌNH ẢNH
1.
Hình 2. 1. Quy mơ và cơ cấu sử dụng sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng
ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 - 2018.......................................................... 50
2.
Hình 2. 2. Chuyển dịch cơ cấu GRDP phân theo ngành kinh tế ở tỉnh Bình Định
giai đoạn 2010 – 2018 (giá hiện hành)............................................................ 58
3.

Hình 3. 1. GRDP/người và TNBQĐN/tháng ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 –
2018 (giá thực tế)............................................................................................ 80
4.
Hình 3. 2. Chuyển dịch cơ cấu TNBQĐN/tháng phân theo nguồn thu ở tỉnh
Bình Định giai đoạn 2010 – 2018................................................................... 82
5.
Hình 3. 3. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Bình Định, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018................................................................ 85
6.
Hình 3. 4. Hệ số GINI của tỉnh Bình Định so với vùng DHNTB và Việt Nam
giai đoạn 2010 – 2018..................................................................................... 89
7.
Hình 3. 5. Chênh lệch 20% nhóm hộ giàu nhất và 20% nhóm hộ nghèo nhất
của tỉnh Bình Định so với vùng DHNTB và Việt Nam 2010 – 2018..............89
8. Hình 3. 6. Tỷ lệ nhập học tổng hợp phân theo cấp học ở tỉnh Bình Định........92
9. Hình 3. 7. So sánh mục đích chi tiêu phân theo tiểu vùng ở Bình Định........108
DANH MỤC BẢN ĐỒ
1.
Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định năm 2018.
2.
Bản đồ 2.2. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến MSDC tỉnh Bình Định.
3.
Bản đồ 2.3. Bản đồ các nhân tố KT - XH ảnh hưởng đến MSDC tỉnh Bình Định.
4.
Bản đồ 3.1. Bản đồ thu nhập bình quân đầu người và tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Bình
Định giai đoạn 2010 – 2018.
5.
Bản đồ 3.2. Bản đồ sự phân hóa giàu nghèo tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 –
2018.
6.

Bản đồ 3.3. Bản đồ chỉ tiêu giáo dục – đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe tỉnh
Bình Định giai đoạn 2010 – 2018.
7.
Bản đồ 3.4. Bản đồ MSDC phân theo theo tiểu vùng tỉnh Bình Định năm 2018.
8.
Bản đồ 3.5. Bản đồ đánh giá tổng hợp MSDC tỉnh Bình Định năm 2018.


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đến những năm đầu của thế kỉ XX, khi tăng trưởng kinh tế không phải là động
lực chính cho sự phát triển thì nguồn “vốn con người” được nhìn nhận là nhân tố
quyết định, là động lực cho sự phát triển và cũng là mục tiêu để mọi hoạt động kinh
tế - xã hội (KT – XH) hướng tới. Trong Báo cáo phát triển con người đầu tiên năm
1990, tổ chức Liên Hợp Quốc đã khẳng định: “Con người là của cải thực sự của
quốc gia, con người là trung tâm của sự phát triển” (UNDP, 1990), chính vì vậy,
nhằm phát huy vai trị chủ đạo của “vốn con người” thì việc đảm bảo mức sống dân
cư (MSDC) và nâng cao MSDC được xem là nội dung quan trọng, chủ yếu trong
các chiến lược phát triển con người và là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát
triển KT – XH của các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia thuộc nhóm các nước đang phát triển và ở trong giai
đoạn thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khơng những thế,
trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành đối tác quan
trọng của các tổ chức kinh tế lớn trong khu vực, cũng như trên thế giới như: APEC,
ASEAN, WTO, CPTPP… thì những cơ hội và thách thức đặt ra cho quốc gia là rất
lớn. Vì vậy, việc đẩy mạnh đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng là vấn đề
lớn và luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước.
Chiến lược phát triển KT – XH bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 đã
khẳng định “Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố

con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền
vững”, đồng thời “Phải đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần
của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát
triển bền vững đất nước” (Thủ tướng Chính phủ, 5/2017). Để thực hiện nhiệm vụ chiến
lược này, Việt Nam đã có nhiều chính sách và thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ các
cộng đồng dân cư, các địa phương nhằm phát triển sản xuất, nâng cao trình độ, giảm
nghèo và nâng cao MSDC. Kết quả cho thấy GDP/người, thu nhập bình quân đầu
người/tháng dần cải thiện và đạt mức trung bình thấp, Chỉ số phát triển con người đạt
mức trung bình so với thế giới (WB, 2018), các chỉ tiêu về giáo dục, y tế và phúc lợi xã
hội về điều kiện sống đạt mức cao so với thế giới, tuy nhiên giữa các vùng, các địa
phương và cộng đồng dân cư có sự phân hóa sâu sắc.

Nằm gần như ở vị trí trung tâm của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB)
và thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, tỉnh Bình Định có diện tích 6.066,2
2

km , dân số năm 2018 là 1.534,8 nghìn người, chiếm 13,6% diện tích tự nhiên và


2
16,4% dân số của vùng, tương ứng so với cả nước là 1,8% và 1,7%, đứng thứ 22 về
diện tích và thứ 17 về dân số trong 63 tỉnh, TP (TCTK, 2019). Bình Định được đánh
giá là có vị trí địa chính trị quan trọng trong phát triển KT – XH và an ninh quốc
phòng của vùng DHNTB và cả nước.
Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển, nền kinh tế tỉnh Bình Định có nhiều
chuyển biến và đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Năm 2018, quy mô GRDP đạt
74.729,0 tỷ đồng (đứng 4/8 tỉnh, TP vùng DHNTB và 24/63 tỉnh, TP của Việt Nam,
tăng thêm 45.901,7 tỷ đồng so với năm 2010), tương ứng GRDP/người đạt 48,7
triệu đồng (đứng 6/8 và 28/63 tỉnh, TP, tăng thêm 29,4 triệu đồng so với năm 2010),

TNBQĐN đạt 3.024,0 nghìn đồng/tháng (đứng 4/8 và 30/63 tỉnh, TP, tăng 1.874,0
nghìn đồng/tháng), tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 5,5% (đứng 5/8 tỉnh, 30/63 tỉnh, TP),
các chỉ tiêu về giáo dục – đào tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe, các điều kiện sống về
điện, nước, nhà ở… thay đổi đáng kể, MSDC ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, so với
các địa phương trong cả nước và vùng DHNTB thì một số chỉ tiêu vẫn còn ở mức
thấp và xếp hạng thứ bậc khơng tăng, thậm chí tụt giảm trong cả giai đoạn, điển
hình là GRDP/người (giảm 1 bậc xét trong vùng DHNTB), TNBQĐN/tháng (có giá
trị thấp hơn và xếp hạng thứ bậc không thay đổi) và tỷ lệ hộ nghèo (tụt giảm 3 bậc
xét trong phạm vi cả nước); hơn nữa MSDC có sự phân hóa theo lãnh thổ rõ rệt, đặc
biệt các bộ phận dân cư các xã miền núi, xã bãi ngang, ven biển đời sống cịn rất
khó khăn và là cộng đồng dân cư rất dễ bị tổn thương.
Vậy có những nhóm nhân tố nào ảnh hưởng đến MSDC tỉnh Bình Định? Thực
trạng MSDC ở tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2018 ra sao? Bằng cách nào để
nhận diện thực trạng MSDC và sự phân hóa MSDC theo lãnh thổ? Có những giải
pháp khoa học nào để phát triển sản xuất và nâng cao MSDC nhằm khai thác có
hiệu quả các nguồn lực của địa phương để hướng đến MSDC bền vững? Vì vậy việc
lựa chọn đề tài “Nghiên cứu mức sống dân cư tỉnh Bình Định” làm luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Địa lý học sẽ giúp tác giả giải quyết được những câu hỏi lớn trên.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Về quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống dân

cư a. Quan niệm, nội dung
Trên thế giới hiện nay đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về MSDC, ở đó
họ làm rõ một số cách tiếp cận, quan niệm về MSDC, mối quan hệ giữa MSDC với
các yếu tố trong nền sản xuất xã hội hay các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá và gần đây là
MSDC theo hướng bền vững hoặc tiếp cận theo hướng “lối sống xanh” hướng đến
sự phát triển con người. Một số cơng trình điển hình:



3
Trong The Standard of Living (Amartya Sen, 1988), MSDC là những khả năng
được cung cấp trong các tình huống và nó khơng chỉ là một chức năng của sự sang
trọng và cũng khơng thể xem như là một tiện ích trong cuộc sống thường ngày. Sau đó,
trong The Quality of life (Amartya Kumar Sen, Martha Nussbaum, 1993) đã phát triển
lý thuyết “Cappabilities approach” (tiếp cận năng lực) và cho rằng năng lực cá nhân
được hình thành do quá trình lao động của con người, đó chính là nhân tố chính tác
động đến MSDC. Tác phẩm nổi tiếng Population, resources, environment and quality
of life (R.C. Sharmar, 1988) đã nghiên cứu mối tương tác giữa dân số, tài nguyên, môi
trường, phát triển KT – XH với CLCS dân cư và MSDC ở mỗi quốc gia, ông lý giải
CLCS là một khái niệm phức tạp, nó địi hỏi sự thỏa mãn, cũng như khả năng đáp ứng
đầy đủ về các yếu tố vật chất và tinh thần cho người dân, theo đó ơng cũng xác định rõ
MSDC là yếu tố vật chất của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, nó được xem là tiền
đề cơ bản để tạo nên CLCS. Theo C. Mác và Ph. Ăngghen trong Bản thảo Kinh tế Triết học (C. Mác, 2000) cho rằng mức sống là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất và tinh
thần được sinh ra trong điều kiện xã hội mà con người đang sinh sống, điều này có
nghĩa là trong cuộc sống con người ngồi sự địi hỏi về nhu cầu vật chất thì chúng ta
cịn hướng đến các nhu cầu xã hội thường ngày và chúng luôn biến đổi theo thời gian
và không gian mà con người đang tồn tại.

b. Các nhân tố ảnh hưởng
Bàn về các nhân tố ảnh hưởng đến MSDC, trong The Economic Way of Look at
life (Gary S. Becker, 1992) khẳng định mọi người có mức sống, thu nhập khác nhau là
do vốn con người và trong nhiều nghiên cứu khác của ông (Gary S. Becker, 1964,
1962) cũng đề cập đến vốn con người cùng với sự đầu tư nâng cao trình độ học vấn và
giảm nghèo. Một số nhà nghiên cứu khác cũng đề cập đến vai trò của vốn con người
đối với MSDC và giảm nghèo xét về khía cạnh thu nhập, nổi bật là cơng trình Rural
Poverty in Development Countries: An Empirical Analysis (Dao Minh Quang, 2004),
Human Capital, Poverty and Income Distribution in Development Countries (Dao
Minh Quang, 2008) ông chỉ ra rằng nâng cao trình độ dân trí (giáo dục và đào tạo) sẽ
giảm bớt được bất bình đẳng về thu nhập và sự phân hóa giàu nghèo. Hoặc theo kết quả

nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) trong The well – being
of nations, the role of Human and Social Capital, education and skills (Krueger,
Lindahl, 1999) cho thấy mối quan hệ giữa giáo dục đến thu nhập và MSDC, nếu trình
độ học vấn cao hơn một cấp thì thu nhập trung bình tăng từ 5 – 15%/năm.

Trong báo cáo số 4136 của Ngân hàng thế giới Ảnh hưởng của mực nước biển
dâng cao ở các nước đang phát triển. Một nghiên cứu phân tích so sánh (Susmita
Dasgupta, Benoit Laplante, 2007) đã lấy mẫu của 84 quốc gia ven biển trên thế giới


4
và khẳng định Việt Nam nằm trong top 6 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề. Nghiên
cứu này chỉ mới dừng lại ở việc tác động của nước biển dâng do biến đổi khí hậu
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và MSDC nhưng đây là cơ sở để tác giả nhìn
nhận và xây dựng một số giải pháp để nâng cao MSDC. Học giả Tushar Seth trong
Standard of Living: Meaning, Factor and Other Details (Tushar Seth, 2016) đã đề
cập đến những yếu tố tác động đến MSDC trong đó nhấn mạnh đến mức thu nhập,
quy mơ dân số, giáo dục… Mặc dù đã đưa ra những nhân tố khá cụ thể nhưng vẫn
thiên về nhóm trình độ phát triển KT - XH, các yếu tố tự nhiên được xem là nguồn
vốn ban đầu trong tạo sinh kế người dân nhưng chưa được đề cập và phân tích.
Nhóm tác giả Jonh England, Thomas Heisse trong Population grow, family
planning and ecomic development (Jonh England, Thomas Heisse, 1998) đề cập đến sự
gia tăng dân số trên thế giới, về mối quan hệ của gia tăng dân số đến các vấn đề xã hội,
trong đó nhấn mạnh đến cơng tác chăm sóc sức khỏe, mức sống cùng với sự phát triển
nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và
giảm nghèo... Bên cạnh đó, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về từng khía cạnh của
MSDC trong đó có vấn đề nghèo. Điển hình, tại Hội nghị bàn về giảm ngèo
ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại Bangkok trong báo cáo Poverty

report 1998: Overcoming Human Poverty (UNDP, 1998) đã đưa ra định nghĩa về

nghèo, liên quan đến việc thiếu những điều cơ bản của con người, về thu nhập, về biết
đọc, biết viết, khơng có khả năng thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và cả những quyền
cơ bản của con người trong xã hội. Đây cũng là nội dung cơ bản của tác phẩm Viet
Nam Poverty analysis (AusAID, 2002) và Ngân hàng Thế giới WB qua Viet Nam
Development Report in 2000: Poverty attack (WB, 2001) từ cách nhìn nghèo thiếu thốn
về vật chất hay nói cách khác là nhìn nhận ở mặt thu nhập hoặc mức sống thì hiện nay
nghèo, mức sống được nhìn một cách bao quát và tồn diện hơn (vật chất, phi vật chất
trong đó cịn nhấn mạnh địa vị xã hội…). Xét về khía cạnh sinh kế có liên quan đến
MSDC, hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng con người dựa vào năm nguồn vốn cơ
bản (vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội) để ổn định
sinh kế, nâng cao mức sống trong An IFAD sustainable livelihood framework (Julian
Hamilton-Peach, Philip Townsley, 2004).
Nxb Thông Tấn, Hà Nội vào năm 2003 công bố tác phẩm Thế giới: 202 quốc gia
và vùng lãnh thổ cho rằng kinh tế tăng trưởng là điều kiện để nâng cao MSDC và giảm
nghèo, nhưng thực tế không phải như vậy qua chứng minh tại các quốc gia có nền kinh
tế phát triển như Hoa Kỳ, EU… tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ làm tăng thêm sự phân
hóa giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, do đó trong tương lai cần đẩy mạnh “tăng
trưởng xanh” đây chính là lộ trình, con đường cho phát triển bền vững và xóa


5
đói giảm nghèo theo Chương trình mơi trường Liên Hợp Quốc trong Towards a Green
Economy - Pathway to Sustainable Development and Poverty Reduction (UNEP, 2011).
Chương trình The 2030 Agenda for Sustaunable Development (UNDP, 2015) được
nguyên thủ 154 quốc gia thông qua tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra tại
New York, tại đây đã ban hành 17 mục tiêu phát triển bền vững với 169 chỉ tiêu cụ thể
trong đó có nội dung PTCN, nâng cao MSDC và giảm nghèo.

2.1.2. Về các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá mức sống dân cư
Trong Từ điển kinh tế chính trị học (Mikhail Ivanovich Volkov, 1987) đã lập

luận một số vấn đề liên quan đến MSDC, họ cho rằng thu nhập và chi tiêu bình
quân đầu người là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá nhưng họ lại không tính đến sự
phân hóa, khác biệt của các tầng lớp dân cư trong nền sản xuất xã hội đó.
Wiliam Bell trong cơng trình nghiên cứu của mình có bàn về các chỉ tiêu đánh giá
MSDC dựa vào CLCS, tác giả có cách nhìn mở rộng và tồn diện hơn đó là gắn nó với
các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái… Cụ thể, CLCS được đặc trưng bởi
12 điểm: An toàn thể chất cá nhân; Sung túc về kinh tế; Công bằng trong khuôn khổ
pháp luật; An ninh quốc gia; Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; Hạnh phúc tinh thần; Sự
tham gia vào đời sống xã hội; Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; Chất lượng đời
sống văn hóa; Quyền tự do cơng dân; Chất lượng môi trường kĩ thuật (giao thông vận
tải, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, thiết bị y tế…); Chất lượng môi trường
sống và khả năng chống ô nhiễm” (Nguyễn Thị Kim Thoa, 2004). Như vậy, tiếp cận
theo quan niệm của Wiliam Bell có thể nhận thấy, MSDC được đề cập rất nhiều qua các
nhóm chỉ tiêu khá cụ thể, gần gũi với cuộc sống thường ngày và được xem là cơ sở,
yếu tố hàng đầu để tạo thành CLCS dân cư.
Năm 1990, UNDP đã đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) dựa trên kết quả
nghiên cứu của ông Mahbub ul Haq. Chỉ số HDI ra đời đã bổ sung và khắc phục được
những hạn chế của chỉ số GDP và được sử dụng để đánh giá trình độ phát triển của các
quốc gia trên thế giới thơng qua ba tiêu chí liên quan đến thu nhập, giáo dục và y tế.
Chỉ số HDI càng cao chứng tỏ CLCS của người dân càng được đảm bảo. Chỉ số này đã
phản ánh cách tiếp cận mới, có tính hệ thống, đã coi PTCN là sự mở rộng phạm vi lựa
chọn để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh và có ý nghĩa.
Trong Human Capital of the poor in Viet Nam (ADP, 2001) của Ngân hàng phát
triển châu Á đã nhận định nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa mức sống và bất bình
đẳng thu nhập chính là phụ thuộc vào vốn con người mà ở đó là sự hợp thành của lao
động, trình độ và sức khỏe, đây là những tiêu chí cơ bản nhất trong đánh giá công tác
giảm nghèo mà cơng trình đã đề ra. Hơn thế nữa, việc đầu tư các mặt giáo dục, y tế sẽ
giúp phá vỡ vịng luẩn quẩn của đói nghèo mà các tác giả này nhận định: “Người



6
nghèo nghèo vì họ thiếu vốn con người, người nghèo thiếu vốn con người vì họ
nghèo”. Theo Tổ chức Nơng Lương thế giới trong Impacts of Policies on Poverty –
The Definition of Poverty (FAO, 2005) đã xác định cách tiếp cận nghèo tương đối
bằng cách so sánh vai trò, vị trí các cá nhân hay hộ gia đình trong xã hội, từ đó
khẳng định mức sống của các bộ phận dân cư dựa trên phân phối thu nhập hay chi
tiêu bình qn đầu người, phương pháp tiếp cận trong cơng trình nghiên cứu này
thường phân nhóm cá nhân hay hộ gia đình theo ngũ phân vị tức là 5 nhóm thu nhập
hay chi tiêu tương ứng lần lượt 20% dân số.
Cơng trình Standard of living: The measure of the middle class in modern
America (Marina Moskowitz, 2008) đã nhấn mạnh đến sự hưởng thụ vật chất thông
qua bốn nghiên cứu về sử dụng đồ gia dụng vào các ngày nghỉ, phòng tắm và sử
dụng các phương tiện trong phòng tắm, điều kiện nhà ở và việc mua sắm online qua
thư của các tầng lớp trung lưu. Trong Living Standards Analysis: Developmet
throught the Lens of Household Suvery Data (Dominique Haughton, Jonathan
Haughton, 2011) bằng phương pháp hồi quy tuyến tính và lấy mẫu điều tra, đã phân
tích sự biến động mức sống hộ gia đình thơng qua các chỉ tiêu gần gũi trong cuộc
sống thường ngày (thu nhập, chi tiêu, nhà ở, điều kiện sống khác…).
Trung tâm nghiên cứu Bhutan Thimphu trong phân tích The Gross National
Happiness Index of Bhutan: Method and illustrative Results (Dasho Karma Ura,
Sabina Alkire, Tshoki Zangmo, 2011) chỉ số hạnh phúc quốc gia gồm có 9 bộ chỉ
tiêu, trong đó mức sống chỉ tiêu được đề cập đầu tiên, gồm 3 nhóm chỉ tiêu đó là
Thu nhập bình qn hộ gia đình, điều kiện nhà ở (chất lượng nhà, phịng vệ sinh,
điện, diện tích phịng), chi tiêu cho các phương tiện tiện nghi và được chia thành 13
tiêu chí cụ thể. Nhà nghiên cứu Bryan Perry cùng cộng sự thuộc Bộ Phát triển xã hội
Wellington qua báo cáo The material wellbeing of New Zealand households: trends
and relativities using non-income measures, with international comparisons (Bryan
Perry, 2017) cho thấy bằng biện pháp phi thu nhập họ đã kiểm tra được mức độ an
tồn của cá nhân và các hộ gia đình ở New Zealand, báo cáo tập trung vào điều kiện
sống thực tế hàng ngày qua cơ cấu chi tiêu cho thực phẩm, quần áo, nhà ở, trang

thiết bị gia dụng và các dịch vụ xã hội… điều này phản ánh được khía cạnh hưởng
thụ phúc lợi vật chất trong người dân. Chính vì đánh giá qua chỉ tiêu phi thu nhập
nên tiêu chí thu nhập của người dân cùng với đó là sự phân hóa giàu nghèo của các
nhóm dân cư trong cơng trình này chưa được phân tích sâu mặc dù đây là yếu tố
chính để tạo nên việc chi tiêu hàng ngày.
Ngoài ra, để đánh giá về sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của người
dân nhà thống kê người Mỹ Conrand Lorenz đã xây dựng biểu đồ biểu thị mối quan


7
hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ gọi là Đường cong
Lorenz (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005), đường cong này cho thấy mối quan hệ định
lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm dân số cộng dồn tương ứng với lượng thu nhập
nhận được trong khoảng thời gian xác định. Cơng trình này cũng tiếp cận phân
nhóm theo ngũ phân vị để đánh giá tương ứng là 20% dân số nghèo nhất, 20% dân
số gần nghèo nhất, 20% trung bình, 20% gần giàu nhất và 20% giàu nhất, tuy vậy
đường cong này vẫn chưa lượng hóa được mức độ bất bình đẳng trong trường hợp
so sánh hai nhóm thu nhập vì thế khơng xếp hạng được sự bất bình đẳng.
2.2. Ở Việt Nam
2.2.1. Về quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến
MSDC a. Quan niệm, nội dung
Trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu của thế giới, ở Việt Nam quan
niệm về MSDC đã được đề cập khá cụ thể trong Đại Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn
Như Ý, 1999, 2013), Từ điển Bách Khoa Toàn thư Việt Nam (Từ điển Bách khoa
toàn thư, 2012), Từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân, 2006)… Nhìn chung,
quan niệm về MSDC được đề cập trong các cơng trình này đều nhấn mạnh đến sự
thỏa mãn về nhu cầu vật chất và tinh thần của bộ phận dân cư, mức sống được quyết
định bởi số lượng và chất lượng của cải vật chất, văn hóa và mặt khác chính là trình
độ phát triển con người của lãnh thổ.
Tác giả Hồ Sỹ Qúy với cơng trình Con người và sự phát triển con người (Hồ Sỹ

Qúy, 2007) đã đề cập rất nhiều đến sự PTCN ở Việt Nam, trong đó có đi sâu phân tích
đến MSDC qua chỉ tiêu thu nhập, chi tiêu hộ gia đình và sự thỏa mãn một điều kiện
sống xung quanh con người. Đồng thời, ơng cịn làm rõ chỉ số phát triển con người –
HDI và chỉ số nghèo tổng hợp – HPI, có thể nhận thấy đây là cơng trình đã cập nhật
những trí thức mới nhất về PTCN mà có sự mở rộng đến việc lựa chọn và đáp ứng các
nhu cầu của họ trong cuộc sống. Với tác giả Lê Hương trong Học vấn, mức sống của
người dân và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (Lê Hương, 2007)
MSDC không thể hiện qua những chỉ tiêu cụ thể trong cuộc sống thường ngày mà tác
giả khẳng định nó có tác động đến thái độ, hành vi của người dân, bởi nó liên quan đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của con người, từ cơng trình nghiên cứu này chúng ta có
thể khẳng định tầm quan trọng khi nghiên cứu MSDC của một lãnh thổ nhằm hướng
đến sự phát triển bền vững KT – XH hiện nay.
Báo cáo chuyên đề Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền
vững của đất nước (Bộ Y tế, 2011) đã phân tích có hệ thống và khá cụ thể những vấn
đề liên quan đến dân số - phát triển, trong đó có MSDC thể hiện các chỉ tiêu thu nhập,
giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, điều kiện nhà ở, vệ sinh môi trường… từ


8
đó kiến nghị chính sách dân số đến năm 2020. Mặc dù báo cáo này đã thể hiện rõ nội
dung MSDC qua các chỉ tiêu tuy nhiên chưa phân tích kĩ về sự phân hóa và lý giải
ngun nhân vì sao có sự phân hóa như vậy. Trong bài viết Nâng cao mức sống dân cư
trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: Thành tựu và những thách
thức đặt ra (Nguyễn Hồng Sơn, Trần Quang Tuyến, 2014) đã phân tích và đánh giá
những thành tựu và hạn chế của việc nâng cao MSDC giai đoạn 2001 – 2013, trên cơ sở
đó đề ra một số giải pháp chính để nâng cao MSDC trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Qũy dân số Liên Hợp Quốc phối hợp với Tổng Cục thống kê tiến
hành điều tra di cư Việt Nam, trong cuộc điều tra này có phân tích khá sâu sắc ở nội
dung Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam” (Qũy dân số Liên Hợp

Quốc, Tổng Cục thống kê, 2004) tác phẩm đề cập khá rõ ràng về vấn đề di cư và
chất lượng cuộc sống của họ, các tiêu chí được đánh giá như: Thu nhập, điều kiện
và sự thỏa mãn trong công việc, giáo dục trẻ em, chăm sóc sức khỏe, an tồn và an
ninh. Ngồi ra, cịn đặt ra những vấn đề quan trọng có liên quan đến mức sống dân
cư như thị trường lao động, sự hài lòng về các vấn đề phúc lợi xã hội nơi đến…
Cùng với những công trình nghiên cứu trên, ở nước ta cịn có một số cơ quan, tổ
chức đã tiến hành điều tra về MSDC dưới sự hỗ trợ tài chính của UNDP. Tổng cục
Thống kê, Ủy ban Kế hoạch hóa Nhà nước, Ngân hàng thế giới… đã tiến hành các cuộc
điều tra về MSDC Việt Nam năm 1992 – 1993, 1997 – 1998, 2001 – 2004, 2007
– 2008, 2012, 2014, 2016. Kết quả Khảo sát mức sống dân cư 2012, 2014, 2016, 2018
(TCTK, 2014, 2016, 2018, 2020) đã phân tích khá cụ thể một số khía cạnh về mức sống
dân cư theo từng vùng và từng tỉnh, thành phố của Việt Nam. Qua mỗi cuộc điều tra
cho ta một kết quả về sự thay đổi MSDC theo thời gian và sự tiến bộ vượt bậc trong
cơng tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao CLCS, trong đó có so sánh giữa Việt Nam
với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, các cuộc điều tra này chỉ dừng
lại trong việc khảo sát MSDC Việt Nam bằng những số liệu cụ thể, ít

đi sâu phân tích thực trạng mức sống của các địa phương.
Chương trình phát triển Liên hợp quốc hàng năm cũng xuất bản các cơng trình,
gần đây nhất là Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015 về trăng trưởng bao trùm:
Tăng trưởng vì mọi người (UNDP, 2016) do UNDP và VASS (Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam) phối hợp thực hiện đã đưa ra những nhận định về sự thay
đổi, khả năng, năng lực phát triển con người của nước ta bằng hệ thống chỉ tiêu cụ thể,
có phân tích sâu đến các vùng, tỉnh và thành tương đương. Hơn nữa, các báo cáo này có
tiếp cận và đề ra các chỉ số mới, phù hợp xu hướng hiện nay như Chỉ số nghèo đa chiều
(MPI), Chỉ số bất bình đẳng giới (GII), Chỉ số phát triển giới (GDI)…,
UNDP với Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội phục


9

vụ phát triển con người (UNDP, 2011) tập trung phát triển con người khơng chỉ chú
trọng khía cạnh thu nhập, kinh tế mà còn tăng cường, nâng cao dịch vụ xã hội y tế,
giáo dục chất lượng cao hơn, tạo việc làm cho thế hệ trẻ, tăng cường quản lý nhà
nước nhằm hướng đến sự phát triển toàn diện và bền vững. Nhìn chung, các báo cáo
phát triển con người có đề cập rất nhiều đến MSDC theo nhiều hướng tiếp cận khác
nhau nhưng đều chung một điểm là lấy yếu tố việc làm, thu nhập là cốt lỗi từ đó
mới có điều kiện để nâng cao các dịch vụ xã hội.
b. Các nhân tố ảnh hưởng
Bàn về một số nhân tố tác động đến MSDC, tác giả của công trình Phân hóa giàu
– nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến vấn đề nâng cao mức sống cho người dân
Việt Nam (Qua hai cuộc điều tra MSDC năm 1993, 1998) (Đỗ Thiên Kính, 2003) đưa
ra quan niệm tương đồng với nghiên cứu của Dao Minh Quang (Dao Minh Quang,
2008), rằng giáo dục và đào tạo là yếu tố chính tác động đến nâng cao MSDC và sự
phân hóa giàu - nghèo và có so sánh sự phân hóa trình độ học vấn giữa các quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới qua đó vẽ lên bức tranh MSDC của Việt Nam.

Với cơ quan nhà nước Việt Nam luôn đề cập đến việc cải thiện và nâng cao
MSDC trong chiến lược phát triển KT - XH, cụ thể bắt đầu từ Đại hội VI (năm
1986) trong nhận thức của Đảng: “Lo cho mọi người dân đều có cơ hội, có điều
kiện để phát triển và đều được hưởng những thành quả do sự nghiệp xây dựng đất
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng mang lại”. Đại hội VIII, khẳng định “ln quan
tâm bảo vệ lợi ích của người lao động… coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước
thực hiện công bằng xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010). Đến Đại hội X,
Đảng ghi nhận: “Cơng tác xóa đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình
thức, đã thu được nhiều kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo
việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống...” (Đảng Cộng sản Việt
Nam, 2010). Tuy nhiên, “Kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy
cơ tái nghèo còn lớn. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng
lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng dỗng ra”. Nguyên nhân của những thiếu

sót được xác định là sự khác biệt về trình độ học vấn, tư liệu sản xuất, kết cấu hạ
tầng kinh tế, vấn đề chăm sóc sức khỏe và hưởng thụ phúc lợi của các tầng lớp dân
cư… Có thể nhận thấy, các quan điểm, chủ trương giảm nghèo và nâng cao MSDC
của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến người dân, với vai trò là cơ quan
đầu não đứng đầu đất nước nên những chính sách đề ra ln có tác dụng lớn trong
phát triển kinh tế, giảm nghèo và phát triển toàn diện.


10
Trong Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 (Ngân hàng thế giới tại Việt
Nam, Trung tâm phân tích và dự báo, 2013) đã cập nhật hệ thống và phân tích thực
trạng, đưa ra bức tranh đói nghèo của Việt Nam theo các nhóm dân cư, dân tộc… Trên
cơ sở về nghèo, một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
nghèo đói như cơng trình Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp (Lương Hồng Quang, Nguyễn Tuấn Anh, Trần Lan Hương, Bùi Hoài Sơn, Phạm
Nam Thanh, 2016) đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nghèo, bất
bình đẳng thu nhập của cộng đồng dân cư Việt Nam dựa vào các yếu tố địa lí và sự
khác biệt về lãnh thổ. Tổ chức Lao động quốc tế đã hồn thành cơng trình nghiên cứu
về Bộ công cụ Hướng dẫn giảm nghèo thông qua Du lịch (ILO, 2012), bằng phương
pháp tiếp cận (không loại trừ nhau) nhóm nghiên cứu đã xây dựng bộ cơng cụ hướng
dẫn giảm nghèo dựa trên quan điểm toàn diện, đa chiều về mối quan hệ giữa du lịch và
giảm nghèo, trong đó có phân tích kĩ về tác động của du lịch và nghèo đói đến các khía
cạnh: Nguồn sống, sinh kế, giáo dục – đào tạo, CSSK, quản lý mơi trường… từ đó đề ra
kế hoạch, định hướng trong các chiến lược giảm nghèo ở vùng nông thôn của các nước
đang phát triển. Tiếp cận các hướng nghiên cứu này, tác giả có nhìn nhận thực tế hơn về
sự phát triển của các ngành kinh tế trong nền sản xuất xã hội và các đặc điểm văn hóa,
phong tục tập quán dân cư để làm cơ sở khi đánh giá các nhân tố tác động đến sự thay
đổi MSDC trên địa bàn, từ đó lý giải được nguyên nhân tạo nên sự phân hóa từng vùng,
địa phương và cộng đồng dân cư.
Ngồi những cơng trình, đề tài nghiên cứu kể trên, ở Việt Nam cịn có một số nhà

khoa học đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu lĩnh vực này và hiện đang công tác và
giảng dạy tại các trường đại học, viện nghiên cứu, những cơng trình nghiên cứu đó đã
được xuất bản thành giáo trình giảng dạy ở nhiều nơi. Điển hình có Giáo trình Dân số
và phát triển kinh tế - xã hội (Nguyễn Minh Tuệ, 1996), Dân số và phát triển (Tống
Văn Đường, 2004), cùng cơng trình Dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam (Nguyễn
Thiện Trưởng, 2004)… đã đề cập về những nội dung cơ bản về MSDC, CLCS dân cư,
các vấn đề về dân số và mối quan hệ của nó đến phát triển kinh tế cả lý luận và thực
tiễn cấp quốc gia, có so sánh khái quát đến các khu vực và lãnh thổ dưới cấp tỉnh. Với
Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008) cho tác
giả nhìn nhận cách tiếp về MSDC theo phương diện kinh tế, nguồn lao động trong nền
sản xuất xã hội và trên cơ sở đó khẳng định MSDC có mối quan hệ mật thiết với việc
làm của người lao động trong tạo thu nhập và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.

2.2.2. Về các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá mức sống dân cư
Trên cơ sở công bố về Chỉ số phát triển con người – HDI của UNDP, các nhà
nghiên cứu ở nước ta điển hình là các cơng trình Các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con


11
người (Nguyễn Quán, 1995), Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI: Cách tiếp cận và một
số kết quả nghiên cứu, Chỉ số tuổi thọ trong HDI – Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam
(Đặng Quốc Bảo, Trương Thị Thúy Hằng, 2005a, 2005b), Chỉ số phát triển giáo dục
trong HDI: Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu (Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị
Thanh Huyền, 2005) đã tập trung phân tích về phương pháp tính tốn các chỉ số thu
nhập, GDP/người (phản ánh rõ rệt MSDC), chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ từ đó đưa
ra hướng giải quyết để do lường HDI và xác định mức sống cho cả nước, các vùng và
tỉnh trên lãnh thổ, từ đó có nhận định và lý giải về thực trạng MSDC.
Nhóm tác giả thuộc Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với cơng trình “Diễn
biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp xóa đói giảm nghèo
trong q trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn TP. Hồ Chí Minh”

(Nguyễn Thị Cành, Lê Thanh Hải, Nguyễn Tấn Thắng, Nguyễn Thị Nết, 2001) đã đi
sâu phân tích chi tiết về việc làm, thu nhập và chỉ tiêu của dân cư TP. Hồ Chí Minh, từ
đó chứng minh sự phân hóa giàu nghèo, mức sống ngày càng rõ ở đô thị phát triển bậc
nhất Việt Nam. Trong bài viết Thu nhập dân cư Việt Nam trong mối quan hệ so sánh
với các nước khu vực ASEAN (Phạm Quang Tin, 2007) trong Tạp chí Nghiên cứu Kinh
tế cho thấy chi tiêu của các bộ phân dân cư Việt Nam đã tăng lên đáng kể mà nguyên
nhân chính là do thu nhập tăng cao từ đó tác động mạnh mẽ đến vấn đề nâng cao mức
sống và giảm nghèo. Ngoài ra, tác giả Đỗ Thiên Kính khi nhìn nhận về sự phân hóa
giàu nghèo, bất bình đẳng trong MSDC ở Việt Nam và nông thôn đã sử dụng mức
TNBQĐN/tháng là chỉ báo đầu tiên và là nền tảng để đánh giá, trên cơ sở đó ơng đã sử
dụng các tiêu chí đánh giá phản ánh sự phân hóa giàu nghèo là GINI, Tiêu chuẩn
“40,0%” và chênh lệch 20% nhóm hộ giàu nhất và 20% nhóm hộ nghèo nhất qua
“chiếc bánh thu nhập”, đây là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả vận dụng vào nghiên
cứu ở tỉnh Bình Định (Đỗ Thiên Kính, 2015).
Với Giáo trình Kinh tế phát triển (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005), tác giả đã xác định
một số chỉ tiêu và phương pháp đánh giá bất bình đẳng thu nhập và nghèo, qua đây
giúp tác giả nhìn nhận được những vấn đề cơ bản và kế thừa trong cơ sở lý luận, phân
tích sự bất bình đẳng thu nhập về Đường cong Lorenz và hệ số GINI khi đánh giá ở
tỉnh Bình Định. Cơng trình Tiêu chí và giải pháp cơ bản phát triển bền vững ở nước ta
(Lê Quốc Lý , 2014) cũng có đề cập đến một số chỉ tiêu, liên quan đến MSDC gồm có
Chỉ số phát triển con người có kể đến thu nhập, người lớn biết chữ, tuổi thọ… và có mở
rộng đến chỉ tiêu về GDP xanh, chỉ số môi trường bền vững (ESI)… Nhóm tác giả
thuộc chương trình Tây Ngun 3 với Phát triển bền vững lãnh thổ Tây Nguyên: Đánh
giá và giải pháp (Trần Văn Ý et, al, 2016) đã xây dựng bộ chỉ thị phát triển bền vững
cho lãnh thổ Tây Nguyên có sự phân hóa theo lãnh thổ cấp tỉnh, bộ


12
chỉ thị được xây dựng tổng hợp gồm rất nhiều tiêu chí, trong đó nhấn mạnh về bộ
chỉ thị kinh tế, xã hội trong nâng cao mức sống dân cư và giảm nghèo. Ngồi ra,

cơng trình đã xây dựng phương pháp đánh giá cụ thể chú trọng điều tra xã hội học,
tính tốn thống kê, ứng dụng ảnh viễn thám…, kết quả nghiên cứu trực quan hóa
trên bản đồ và biểu thị bằng đồ thị hoa gió, các tiêu chí trong bộ chỉ thị đánh giá cấp
tỉnh đều lấy trọng số bằng nhau. Sách chuyên khảo này là nguồn tham khảo có giá
trị, định hướng cho tác giả việc xác định chỉ tiêu, phương pháp khi đánh giá MSDC
ở tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2010 – 2018.
Với sự phát triển ngày càng mở rộng về sự lựa chọn cho sự thỏa mãn các nhu cầu
về vật chất và tinh thần của cộng đồng dân cư trong cuộc sống thường ngày, tiếp cận
nghèo đơn chiều (thu nhập) dần được xóa bỏ thay vào đó là nghèo đa chiều. Hiện nay
đã được UNDP, WB và nhiều quốc gia áp dụng để giám sát, đo lường sự thay đổi mức
độ tiếp cận các nhu cầu cơ bản giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ số nghèo đa
chiều (MPI) ra đời là chỉ số tổng quát đánh giá sự thiếu hụt hay túng quẩn các nhu cầu
từ thu nhập đến trình độ học vấn đến chăm sóc sức khỏe đến nhu cầu vui chơi, giải trí
và văn hóa thường ngày, chỉ số này ra đời đã khắc phục được những hạn chế của các
chỉ số đánh giá trước đó và cho thấy bức tranh tổng thể về mức sống của các cộng đồng
dân cư (Bộ LĐ - TB & XH, 2015). Trên cơ sở 5 chiều nghèo, Bộ LĐ
– TB & XH đã xây dựng và đề xuất các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt trong nghèo
đa chiều tương ứng, từ đó xác định người nghèo, hộ nghèo đa chiều… Đến năm
2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn 2016 – 2020 (Bộ LĐ - TB & XH, 2019),

đây là cơ sở pháp lý chính thức để xác định các hộ nghèo, người nghèo thay cho
chuẩn nghèo đơn chiều các giai đoạn trước đó.
Nhóm tác giả của cơng trình Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc
thiểu số (Phùng Đức Tùng, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Cao Thịnh, Nguyễn Thị
Nhung, Tạ Thị Khánh Vân, 2017) trong Tiểu dự án Hỗ trợ giảm nghèo PRPP - Ủy ban
Dân tộc do UNDP và Irish Aid tài trợ hỗ trợ thực hiện nghiên cứu đã đi sâu phân tích
điều kiện sống qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp của các dân tộc thiểu số, từ đó xác định
sinh kế của cộng đồng dân cư. Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu Mơ hình giảm nghèo tại
một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tại

Hà Giang, Nghệ An và Đắk Nông) (Qũy Oxfam, AID Quốc tế tại Việt Nam, 2013) đã
xác định nguyên nhân và thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số điển hình của
Việt Nam từ đó xây dựng mơ hình thích ứng với từng sinh kế dựa trên những chỉ tiêu đã
xác định… Các cơng trình này là cơ sở khoa học để tác giả xác


13
định các tiêu chí đánh giá MSDC và xây dựng giải pháp về mơ hình kinh tế giảm
nghèo tại địa phương miền núi ở tỉnh Bình Định.
Nhóm Ngân hàng thế giới trong Báo cáo phát triển Việt Nam 2016 Chuyển đổi
nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào (WB, 2016) so sánh nền nông
nghiệp Việt Nam với các quốc gia khác nhằm xây dựng tầm nhìn phát triển nơng
nghiệp trong tương lai, trong đó có đưa ra bức tranh sinh kế, vốn con người và nghèo
ở vùng nông thơn Việt Nam, bên cạnh đó cịn nhấn mạnh khía cạnh thu nhập và chi

tiêu trong nông nghiệp ở các hộ gia đình.
Các cuộc kháo sát MSDC ở Việt Nam và gần đây đã xuất bản Kết quả khảo
sát mức sống dân cư năm 2018 (TCTK, 2020) cũng như các báo cáo PTCN đã phân
tích khá cụ thể về mức sống ở dạng khái quát và mang tính định hướng chiến lược,
các chỉ tiêu về mặt nhân khẩu, thu nhập, lao động việc làm, y tế, chi tiêu, nhà ở và
vấn đề nghèo… Cơng trình Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm
2011 - 2015 (TCTK, 2016) các chỉ tiêu khi phân tích MSDC có thiên về mặt thu
nhập và mang tính so sánh cụ thể hơn như: Thu nhập – chi tiêu bình quân đầu
người/tháng, Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập GINI, tỷ lệ hộ nghèo và
một số chỉ tiêu về chính sách phát triển về y tế, giáo dục, đào tạo nghề,… Ngoài ra,
trong các ấn phẩm NGTK hàng năm được công bố bởi Tổng cục thống kê các chỉ
tiêu đánh giá MSDC cũng có nhiều nét tương đồng với tài liệu trên.
Dưới góc độ Địa lí học, đến thời điểm này có một luận án nghiên cứu trực tiếp về
MSDC, đó là Nâng cao mức sống dân cư tỉnh Sơn La theo hướng bền vững (Trần Thị
Thanh Hà, 2019), cơng trình này tiếp cận theo hướng bền vững ở 6 chỉ tiêu và có so

sánh với địa phương có MSDC cao nhất trong vùng, các chỉ tiêu đánh giá theo cấp
huyện được phân thành 5 bậc. Ngoài ra, cịn có các cơng trình liên quan đến vấn đề
nghèo, CLCS và sự PTCN, cụ thể Vấn đề đói nghèo: Thực trạng và giải pháp (lấy ví
dụ ở Lạng Sơn) (Nguyễn Minh Tuệ, 2000) tác giả tập trung nghiên cứu về hộ nghèo và
các giải pháp giảm nghèo qua các chỉ tiêu thu nhập và các chỉ tiêu mở rộng về khả năng
tiếp cận giáo dục, y tế và điều kiện sống… tìm ra được bức tranh sự phân hóa nghèo,
ngun nhân chi phối tình trạng nghèo của người dân trong vùng. Luận án Phân tích
chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải Phòng (Nguyễn Thị Kim Thoa, 2004)
hướng tiếp cận CLCS trên phương diện các yếu tố cấu thành HDI và chỉ tiêu mở rộng
(điều kiện sống và phúc lợi xã hội); luận án Nghiên cứu sự phát triển con người tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009 (Vũ Vân Anh, 2009) với hướng nghiên cứu chính
là HDI cùng các chỉ tiêu mở rộng. Các giá trị của chỉ tiêu được phân thành 4 bậc qua đó
so sánh và xếp hạng mức độ CLCS và sự PTCN cho vùng nghiên cứu.


14
2.3. Ở tỉnh Bình Định
Ở tỉnh Bình Định, đã có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến MSDC, sinh
kế người dân, các mơ hình phát triển kinh tế vùng biển – đảo trước tác động của biến
đổi khí hậu. Trong cơng trình Xây dựng khả năng phục hồi các chiến lược thích
ứng cho sinh kế ven biển chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của Biến đổi khí hậu ở
miền Trung Việt Nam (MONRE, DFID và UNDP , 2011) đã chỉ ra sự phát triển kinh
tế gắn với bảo vệ nguồn TNTN là vấn đề sống còn trong PTBV vùng ven biển, chỉ
cần những biến đổi rất nhỏ theo hướng bất lợi của tự nhiên cũng làm ảnh hưởng đến
cuộc sống của nhiều bộ phận dân cư. Cuốn sách Biến đổi khí hậu và sinh kế ven
biển (Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu, 2012) nêu rõ biến đổi khí hậu gây tổn thương
lên các nguồn tài nguyên là đất, nguồn nước và ảnh hưởng đến nguồn lực vật chất
ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhất là hộ gia đình nghèo và cận nghèo.
Nhóm tác giả của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế Bình Định với đề tài cấp tỉnh
Giải pháp nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh Bình Định (Nguyễn Thị

Mỹ, Huỳnh Ngọc Đạo, 2017) đã tính tốn chỉ số HDI của Bình Định giai đoạn 2011 –
2015 và có so sánh với một số tỉnh lân cận trong vùng DHNTB và Tây Nguyên, kết quả
nghiên cứu của đề tài là xếp hạng HDI của Bình Định ở bậc trung bình theo chuẩn
UNDP. Mặc dù đã làm rõ được chỉ số phát triển con người ở tỉnh Bình Định và có đề
xuất giải pháp tuy nhiên hạn chế của cơng trình nghiên cứu này là sử dụng cơng thức
tính và xếp hạng HDI trước năm 2010 nên vẫn còn sử dụng một số chỉ tiêu cũ chưa
phản ánh thực tế sự phát triển con người ở địa phương và tiếp cận phương pháp mới để
đánh giá sự PTCN toàn diện, nhân văn hơn. Ngồi ra, cịn có một số báo cáo mang tính
chun đề về MSDC, tiêu biểu có Khảo sát mức sống hộ gia đình tỉnh Bình Định 2002
– 2010” (Cục Thống kê tỉnh Bình Định, 2013) các báo cáo về kết quả điều tra dân số,
nhà ở, giáo dục, y tế… của các Sở ban ngành; hay hàng năm Cục Thống kê tỉnh Bình
Định có tổng hợp và xuất bản Niên giám thống kê

đã có đề cập đến một vài thông tin về mức sống của người dân…
Như vậy, trên cơ sở tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước của
các học giả, nhà khoa học, tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, về quan niệm MSDC, đều đề cập đến sự giàu có, mức độ phúc lợi
vật chất và sự đáp ứng các nhu cầu xã hội cần thiết trong cuộc sống thường ngày
của cá nhân, hộ gia đình hay phạm vi của lãnh thổ (thường là một quốc gia) bằng
các ngưỡng hay mức chuẩn đề ra. MSDC có vai trị chính trong tạo nên CLCS và có
liên hệ mật thiết với sinh kế, nghèo và sự phát triển con người và hiện nay MSDC
theo hướng bền vững là những điểm đáng chú ý.


15
Thứ hai, MSDC chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó các học
giả đều nhấn mạnh vai trò của vốn con người và giáo dục – đào tạo cùng sức khỏe
người dân trong việc tạo thu nhập và động lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế.
Hơn nữa, gần đây các cơng trình nghiên cứu đều đề cập đến sự biến đổi tự nhiên,
đặc biệt là khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất, cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương, bên

cạnh đó là hệ thống các chính sách, đường lối và thể chế, khả năng liên kết với các
tổ chức của từng quốc gia, lãnh thổ là những yếu tố cốt lõi.
Thứ ba, về tiêu chí đánh giá MSDC ngày càng được mở rộng theo xu hướng
phát triển “các nhu cầu hưởng thụ”, từ tiêu chí thu nhập được đề cao và rất quan
trọng nhưng chưa phải là duy nhất, đến tổng hợp các tiêu chí về hưởng thụ phúc lợi
vật chất và dịch vụ xã hội như thu nhập, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, điều kiện
sống về nhà ở, sử dụng phương tiện tiện nghi, mơi trường sống, văn hóa, giải trí…
Thứ tư, về các phương pháp đánh giá MSDC chủ yếu tập trung vào việc khảo
sát, điều tra từng hộ gia đình, đánh giá dựa vào các ngưỡng và giới hạn đề ra, đặc
biệt là nghèo, đánh giá bất bình đẳng thu nhập giữa 20% nhóm hộ giàu nhất và 20%
nhóm hộ nghèo nhất và một số chỉ số tổng hợp để phù hợp với sự thay đổi quan
niệm về mức sống và sự phát triển con người. Đặc biệt, phương pháp phân nhóm
ngũ phân vị được áp dụng khá phổ biến trong các cơng trình nghiên cứu liên quan.
Thứ năm, dưới góc độ Địa lí học, việc nghiên cứu về MSDC ở tỉnh Bình Định là
khá mới mẻ. Do đó, việc kế thừa các cơng trình nghiên cứu và làm rõ thêm nội hàm
khái niệm MSDC, xác định các chỉ tiêu đánh giá lãnh thổ cấp tỉnh, tìm ra thực trạng, lý
giải nguyên nhân và xây dựng các giải pháp nâng cao mức sống, hướng đến giảm
nghèo đa chiều trong xây dựng nơng thơn mới ở địa phương là có tính cấp thiết.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về MSDC, mục tiêu chủ yếu của luận án là
nghiên cứu MSDC tỉnh Bình Định dưới góc độ Địa lý học, trong đó tập trung đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến MSDC, phân tích thực trạng MSDC, để từ đó đề xuất

định hướng và giải pháp góp phần nâng cao MSDC tỉnh Bình Định trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về MSDC trên cơ sở tổng quan tình

hình nghiên cứu trong và ngoài nước để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến MSDC tỉnh Bình Định.
- Phân tích thực trạng MSDC tỉnh Bình Định giai đoạn 2010 – 2018.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao mức sống dân cư tỉnh Bình
Định trong tương lai.


16
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Về nội dung

Luận án tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến MSDC tỉnh Bình Định
theo 2 nhóm gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngồi; Phân tích thực trạng MSDC
ở khía cạnh vật chất vì đây là yếu tố tiền đề và quyết định trong quá trình hình thành,
ổn định sinh kế và nâng cao MSDC. Các nhóm chỉ tiêu được lựa chọn phân tích gồm
chỉ tiêu kinh tế, giáo dục – đào tạo, y tế và CSSK và một số chỉ tiêu bổ trợ.
4.2. Về không gian

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tồn tỉnh Bình Định, trong đó sẽ đi sâu phân tích
MSDC 2 tiểu vùng (ĐB&DVB phía Đơng; TD&MN phía Tây), 11 đơn vị hành chính
(gồm TP. Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và 9 huyện: Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân, Phù
Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vân Canh). Bên cạnh đó, tác giả
còn đặt lãnh thổ nghiên cứu trong mối liên hệ so sánh với vùng DHNTB và cả nước.
4.3. Về thời gian

Thời gian nghiên cứu của đề tài là giai đoạn 2010 – 2018, thời gian dự báo đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Các khoảng thời gian cách đều 2 năm phù
hợp với thời gian tiến hành và công bố Kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm
2010, 2012, 2014, 2016 và 2018.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm hệ thống

Nghiên cứu MSDC phải được xem xét theo quan điểm hệ thống, bởi vì mức
sống dân cư là một hệ thống lớn bao gồm nhiều phân hệ thấp hơn: Vật chất (thu
nhập, trình độ, sức khỏe, điều kiện sống khác) và tinh thần (an tồn, chính trị, an
ninh, văn hóa, vui chơi, giải trí...), khơng những thế bản thân tỉnh Bình Định cũng là
một hệ thống. Nếu xét trên hệ thống lớn thì lãnh thổ Bình Định được xem là một bộ
phận của vùng DHNTB và cả nước, nếu xét cấp thấp hơn thì lãnh thổ Bình Định
bao gồm các hệ thống con (huyện, xã, thôn…). Các phân hệ trong hệ thống có mối
quan hệ tương tác mật thiết với nhau và có quan hệ với hệ thống khác, chỉ cần sự
thay đổi nhỏ của một phân hệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chung của tồn hệ thống.
Vì vậy, luận án vận dụng quan điểm này để tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu mối quan
hệ qua lại, các tác động của các yếu tố trong hệ thống và giữa các hệ thống với nhau
để có đánh giá khoa học vấn đề nghiên cứu.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ

Mọi sự vật hiện tượng địa lí đều tồn tại trong một không gian lãnh thổ nhất định
với những mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự vật hiện tượng đó với các thành phần


×