Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Nghệ thuật truyền thống đờn ca tài tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.32 KB, 12 trang )

Vấn đề tiểu luận: Những đặc điểm của đờn ca tài tử
Chương I: Mở đầu
Khi nói đến đặc trưng văn hóa nghệ thuật của Cà Mau- Bạc Liêu thì mọi
người nghĩ ngay đến bài '' Dạ Cổ Hoài Lang '' của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, mà
bài '' Dạ Cổ Hồi Lang '' được tạo nên từ dịng nhạc và phong trào đờn ca tài
tử Nam Bộ. Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật độc đáo, nó
chính là một hình thái thuộc phạm trù ý thức xã hội, là kết quả của một quá
trình hoạt động và tư duy, lao động sáng tạo, trên cơ sở kết tinh những tinh
túy từ các giai điệu âm nhạc theo các dòng ngttời tứ xứ về vùng đất này khai
hoang mở cõi và những tinh túy đó đựơc đặt trên cái nền vững chắc của các
làn điệu dân ca, hò, vè trong dân gian của vùng đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu
màu mỡ. Đờn ca tài tử Nam Bộ ở Cà Mau- Bạc Liêu chính là những lời giao
dun, biểu hiện những tình cảm sâu kín của con người, là nơi để gặp gỡ tạo
nên niềm vui sau những ngày giờ lao động vất vả và trong những ngày vui,
hội, lễ.
Chương II: Nội dung
1. Nguồn gốc ra đời
Theo tài liệu lịch sử ghi lại thì Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật có nguồn
gốc từ nhạc cung đình Huế. Trong đó chữ tài tử có nghĩa là người chơi nhạc
có tài, có năng khiếu, có hiểu biết về nhạc cổ.
Đờn ca tài tử được du nhập vào miền Nam từ cuối thế kỷ XIX do ba nhạc sư
gốc Trung Bộ là Nguyễn Quang Đại ( Ba Đợi – Nhạc quan triều đình nhà
Nguyễn), Trần Quang Quờn ( thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị ( biệt danh Nhạc
Khị) sáng tạo nên. Đầu tiên ba nhạc sư sáng tạo nghệ thuật này chỉ để phục vụ
việc
giải trí nghe chơi với nhau trong một cộng đồng nhỏ. Sau đó, nghệ thuật này
ngày càng lan rộng và thu hút thêm nhiều đối tượng khác tham gia hơn. Ban

Page 2



đầu chỉ có đờn, về sau này mới xuất hiện thêm hình thức ca dần dần gọi thành
đờn ca.
Đờn ca tài tử có thể hiểu theo nghĩa: Tài tử là tài năng, những bậc thầy tham
gia trình diễn. Cũng có một số ý kiến cho rằng tài tử có nghĩa là nghiệp dư,
nghĩa là hoạt động âm nhạc này chỉ để cho vui nhưng trên thực tế để trở thành
một nghệ sĩ đờn ca thực sự, các nghệ sĩ đờn ca phải có một q trình học hỏi
khá dài và nghiêm túc.
2. Qúa trình hình thành phát triển
Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, được du nhập vào
miền Nam do 3 nhạc sư gốc Trung bộ: Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi - Nhạc
quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn (thầy ký Quờn) và Lê Tài Khị
(biệt danh Nhạc Khị) sáng tạo nên với mục đích chỉ để phục vụ nghe chơi với
nhau giữa một số người trong một hoàn cảnh nhất định. Dần dà thu hút thêm
những đối tượng khác cùng tham gia và không gian cũng mở rộng hơn; lúc
đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện hình thức ca cùng với đờn nên gọi là đờn ca. Bài
bản tài tử dựa trên các bài có sẵn của ca Huế rồi cải biên, sáng tác ra nhiều
loại bài bản mang âm hưởng quê hương hoặc dựa theo các tác phẩm, tích
truyện phổ thông thời bấy giờ - là loại nhạc “tâm tấu” (tâm tình của người xa
xứ), mang tính ngẫu hứng sáng tạo. Nhạc cụ dùng trong đờn ca tài tử gồm:
đờn kìm, đờn tranh, đờn cị, đờn tỳ bà, đờn tam (hoặc đờn sến, đờn độc
huyền). Vào khoảng năm 1930 có thêm cây guitare phím lõm, violon, guitare
hawaii được cải biên đưa vào nhạc tài tử. Theo truyền thống, ít khi nhạc công
độc tấu mà thường là song tấu, tam tấu, hòa tấu. Đến đầu thế kỷ 20, nhạc tài
tử rẽ nhánh thành một dòng nhạc mới với dấu mốc ban đầu là ca ra bộ và sau
đó là cải lương.
Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo được sáng tạo
dựa trên dòng nhạc lễ, nhã nhạc cung đình và những giai điệu ngọt ngào sâu
lắng của dân ca miền Trung và miền Nam. Đây là loại hình nghệ thuật đặc
trưng của vùng miệt vườn sơng nước Nam Bộ, là sự kết hợp hịa quyện đặc
Page 2



sắc giữa tiếng đờn, lời ca và điệu diễn, vừa phản ánh tinh hoa văn hóa ngàn
năm văn hiến của dân tộc
3. Tính đặc trưng, đặc thù
3.1.

Bài bản

Đờn ca tài tử có một số lượng bài bản rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc sử
dụng một số bài bản

trong nhạc lễ, cịn có các bài từ ca Huế, dân ca miền

Trung, miền Nam, và một số lượng lớn do các nghệ nhân bậc thầy sáng tác và
cải biên.
Do đặc tính ngơn ngữ và sinh hoạt riêng của người miền Nam mà nhạc miền
Trung được phát triển đặc biệt trong nhạc tài tử. Một số bài nổi tiếng được
nhiều người biết đến như: bài Bình Đán của ca Huế được phát triển thành Bình
Đán Văn trong nhạc tài tử, Lưu Thủy của Huế được cải biên thành Lưu Thủy
Đoàn, Kim Tiền Huế thành Kim Tiền Bản…
Về bài bản của đờn ca tài tử thì có nhiều nhưng đa số các bậc thầy của đờn ca
và các chuyên gia cho rằng đờn ca có 20 bài tổ được gọi là “nhị thập huyền tổ
bản” thuộc hai điệu Bắc và điệu Nam. Trong 20 bản tổ có 7 bản lễ, 6 bản Bắc,
3 bản Nam và 4 bản Oán. Tương truyền rằng các bài bản này do ông bà Ba Đợi
đúc kết và được xem như là những bài căn bản cho những người bắt đầu bước
vào nghệ thuật đờn ca tài tử. Từ năm 1945, ông Nguyễn Văn Thịnh thường
được gọi là ơng Giáo Thịnh – một nhạc sư có uy tín tại Sài Gịn đã đúc kết và
phổ biến một hệ thống mới gọi là 72 bài bản cổ nhạc miền Nam được gọi là
thất thập nhị huyền công. Theo đó một nghệ nhân sẽ được coi là bậc thầy nếu

biết hết 20 bài bản tổ và để đạt được mức cao hơn nghệ nhân đó cần biết hết 72
bài bản cổ miền Nam.
3.2.

Nhạc cụ

Ở thập niên 20 – 30 thế kỷ XX, đàn đoản, đàn sến, đàn tam... xuất hiện ở các
gánh Cải lương và ở đôi nơi cũng thấy được sử dụng hịa đàn trong nhóm Đờn
ca Tài tử.

Page 2


Đàn sến: được các nhạc sĩ Tài tử đưa vào những cuộc hòa đờn, tất nhiên chỉ
đàn những bài Bắc và nhạc Lễ. Theo nhiều nhạc sư, nhạc sĩ Tài tử, đàn sến
khi tham gia dàn hòa đờn Tài tử cùng với đàn kìm thì nên đàn ít chữ lại và hay
có tiếng “vuốt” (tay phải đàn lên tiếng rồi tay trái nhấn vuốt trên cần đàn, tạo
âm thanh có hiện quả luyến liền bậc từ thấp lên cao hoặc ngược lại...) để tạo
nét riêng vì cùng âm sắc. Loại nhạc khí này thích hợp với dàn nhạc sân khấu
Cải Lương, với lối dàn rôm rả, “xôm tụ”... Khoảng năm 1936 – 1939, ở Cần
Đước, Cần Giuộc – Long An nổi tiếng có nhạc sĩ Ba Phụng đờn sến. Khoảng
thời gian sau đó, ít thấy đàn sến được các nhạc sĩ Tài Tử sử dụng nhiều nữa mà
lại thường thấy hiện diện ở dàn nhạc sân khấu Cải Lương.
Theo một số tài liệu, vào thập niên hai mươi – thế kỷ XX (những năm 1925
-1930) dàn đờn của sân khấu cải lương có thêm đàn đoản và đàn tam. Trong một
số cuộc hòa đờn tài tử, các nhạc sĩ cũng thích sử dụng nhạc khí này. Một số nhạc
sĩ thường chọn nhạc khí này để khởi đầu cho việc học đàn Tài tử. Nhưng về sau,
cũng như đàn sến, nhiều người sử dụng đàn đoản hay đàn tam như “nghề tay
trái”, đưa vào dàn đờn Tài tử như những cách “làm mới” lối hịa đàn hoặc của
chính người đàn. Đàn sến, đàn tam hay đàn đoản cùng sử dụng bài đàn kìm

nhưng người đàn sẽ “sắp chữ đờn” khác đi, hoặc chủ ý thêm thắt, mở rộng... cho
bài hòa đàn thêm thú vị, mới lạ. Trên thực tế, các nhạc khí này chỉ có lợi thế khi
đàn những “bản Bắc”, không thể “đờn mùi mẩn” những bản Nam, Oán như các
nhạc khí khác...
Theo nghiên cứu và những bài giảng của nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo mà chúng
tôi được thầy trực tiếp giảng dạy, những nhạc khí như đàn mandoline, đàn
guitare, đàn guita-mando hay đàn octavina... được xem là những thể nghiệm
trong dàn hòa đàn Tài tử.
Theo nhạc sư, thời Pháp thuộc, ít nhạc sĩ nhạc truyền thống được biết cây đàn
mandoline. Lúc đó, đờn có thùng bầu dục, cần ngắn, tra 4 dây đôi bằng thép.
Mặc dù sau này, đàn mandoline rất phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ , nhưng vào thời
kỳ đó, loại đàn này được nhập từ Pháp và chỉ có vài bà “đầm” khi rỗi rảnh ngồi
nhà ôm đàn chơi giải muộn.
Page 2


Khoảng năm 1930 tại Rạch Giá có thầy giáo Tiên là người đầu tiên dùng đàn
mandoline để đàn bản Việt. Lúc bấy giờ bản đờn truyền thống soạn đơn giản ít
có nhấn nhá nên nhờ ngón đàn tươi mướt của Thầy giáo Tiên, một số người chơi
nhạc truyền thống bắt đầu sử dụng đàn mandoline, trong đó có nhạc sư Nguyễn
Vĩnh Bảo. Tại Sài Gòn, nơi đường Lagrandière (sau đổi thành đường Gia Long,
nay là Lý Tự Trọng) có tiệm làm đàn hiệu Mélodie của ông Hội Khanh (một họa
sĩ) và
nhà sản xuất Trần Đình Thư ở Hà Nội sản xuất và bán đàn mandoline. Đàn sản
xuất do 2 nơi này có dáng vóc đẹp, âm thanh tốt. Nhưng đàn sản xuất do nhà
làm đàn Trần Đình Thư ở phần chóp đầu cần đàn làm cong lại làm thành hình
con dơi; phím đàn, thay vì khảm bằng dây thau thì được khảm bằng cọng thủy
tinh lấy từ bóng đèn điện, khơng bị dây đàn làm trầy đầu phím đàn.
Do gợi ý của người chơi, đàn mandoline được nhà sản xuất khoét cần đàn cho
lõm phím. Những năm 1932 -1933, trong những buổi hòa đàn Tài tử, những bài

Bắc như Kim Tiền, Bình Bán... được đàn bằng đàn mandoline 4 dây này. Tiếng
đàn reo vui nhưng không thể nhấn rung mềm mại, uyển chuyển như đàn kìm,
đàn tranh được.
Chưa hài lịng, khoảng năm 1934, dựa vào ý kiến của người chơi đàn, những nhà
sản xuất đàn tại đường Hamelin (Hồ Văn Ngà, nay là đường Lê Thị Hồng Gấm)
đóng ra đàn guitare nhỏ hơn đàn guitare thông thường khoảng “một sáu – một
mười”, khoét phím sâu, điều chỉnh khoảng cách của các phím theo cung bực
nhạc truyền thống và tra 4 dây, gọi là đàn Guitare – Mando. Sau, có người cho
nó cái tên là đàn “Octavina” (danh từ này khơng có mặt trong tự điển, và cũng
khơng rõ người đầu tiên đặt tên nhạc khí này là ai) . Thời điểm này có những
nhà sản xuất đàn nổi tiếng như Phùng Đinh, Trần Rắc, Mười Út . Đàn do nhà sản
xuất Mười Út đóng có dáng dấp đẹp, âm thanh trội hơn, phím gắn chính xác hơn
các đàn của tiệm Phùng Đinh, Trần Rắc.
Những người chơi đàn guitare – mando được nhiều người biết đến là nhạc sĩ
Armand Thiều, cựu sinh viên trường trung học Huỳnh Khương Ninh, nhạc sĩ
Hai Duyên (ở Cần Thơ), ông Nguyễn Văn Kế (vũ sư), Bảy Bá (soạn giả Viễn
Page 2


Châu), Hai Long... Dần dà về sau không thấy người nào chơi đàn mandoline hay
đàn Guitare – mando, đàn octavina... trong dàn đờn Tài Tử nữa.Khoảng đầu năm
1945, người chơi đàn lại chuyển qua dùng đàn guitare kích thước thơng thường
và dần dần đi đến gắn điện, khuếch đại âm thanh. Đờn guitare lõm phím gắn
điện được đưa vào dàn đờn sân khấu Cải Lương đồng thời được xem như cây
đàn chánh (leader instrument) thay cho đàn kìm của dàn đờn, bởi cả đào, kép,
khi ca thường lắng nghe đàn guitare hơn các cây đàn khác. Nhưng thay vì đàn có
6 dây, giờ đây người ta bớt đi 1 dây cịn 5, bởi chơi nhạc truyền thống khơng có
như cầu sử dụng dây thứ 6. Một số nhạc sĩ chơi guitare lõm phím vang bóng một
thời như: Hai Nén ở xóm Gà (Gia Định), anh Một ở xóm Gà (Gia Định), Văn
Vĩ, Duy Trì, Sáu Khỏe, VănGiỏi (ở Sài Gịn và đều khiếm thị), Tư Xiếu (Bến

Tre), Ba Lích (Long Xuyên ), Năm Cơ (Trà Vinh), Sáu Hướng (Đồng Tháp)...
-Đàn Violon: ở Nam Bộ phổ biến với tên gọi “đờn vỹ cầm”. Theo nhạc sư
Nguyễn Vĩnh Bảo, ông Jean Tịnh (trước làm việc ở đài Phát thanh Pháp Á) là
người diễn tấu đờn vỹ cầm hòa cùng với nhạc sĩ Phụng (đàn kìm) nhạc sĩ Lang
(đàn tranh) đệm cho cơ Hai Đá ca bài Vọng cổ nhịp 8, với lời “Gió bấc lạnh
lùng...” thu vào đĩa Béca khoảng năm 1936. Sau ơng Jean Tịnh, năm 1937, ơng
Mười Cịn (Cần Đước, Long An) là nhạc sĩ đờn cò, sau chuyển sang sử dụng đàn
violon. Nhạc sĩ Mười Còn được xem là người đầu tiên sử dụng cây đàn violon
theo cách riêng của mình để làm giàu cho dàn nhạc Tài tử. Ông không đặt đàn
dưới cằm như tư thế của dàn violon mà đặt trên đùi, kéo vĩ theo hướng ngang...
Tiếng đàn ơng nổi tiếng mực thước, chín chắn, ngọt ngào, mượt mà... được nhạc
giới hết sức khen ngợi.
Sau ông Mười Còn, người ta cũng thấy nhiều nhạc sĩ khác cũng chơi violon,
nhưng thường là trong dàn đờn của sân khấu Cải Lương hơn, trong đó có các
nghệ sĩ rất nổi tiếng trong nhạc giới Tài tử như: Tư Huyện (Nguyễn Thế Huyện,
Cần Đước), hai Thơm, Tư Còn, Nguyễn Thanh Nha ... Đó là những tay đàn nổi
tiếng với tiếng đàn ẻo lả, mượt mà, mùi mẩn... Nhìn chung, những người sử
dụng violon trong dàn nhạc Tài tử hay dàn nhạc Cải lương đa số là các nhạc sĩ
đàn cò, họ thường đàn theo bản đàn và chữ đàn cò. Tuy nhiên, với số dây nhiều
Page 2


gấp đơi so với đàn cị (4 dây thay vì 2 dây đàn cò), thêm 2 dây thấp... nên nhiều
nhạc sĩ Tài tử cho rằng đàn vĩ cầm là kết hợp 2 cây đàn cị và gáo. Nếu khơng
giỏi nghề, người chơi đàn violon khó có thể “mở rộng” bài bản để thể hiện được
trên cả 4 dây (được xem là “2 nhạc khí”) và càng khó có thể đưa ra những chữ
đàn mới, hay, phát triển cho câu nhạc mượt mà, phóng túng được.
Ngày nay, ngồi sân khấu Cải lương, đàn guitare lõm phím lẫn đàn violon cũng
thường xuyên hiện diện trong âm nhạc Tài tử Nam Bộ, trái với những năm 1935
- 1945, người chơi đàn Tài tử rất “kỵ”, nhất là những nhạc sư nổi tiếng trong

nghề như các ơng Cao Huỳnh Cư, Cao Hồi Sang... đều không cho là hai nhạc
cụ này thuộc dàn đờn Tài tử.
Đàn guitare Hawienne (còn gọi là đàn Hạ Uy Di, Hạ Uy Cầm...) thâm nhập vào
giới nhà giàu ở Sài Gòn vào những thập niên 60 – 70 thế kỷ XX. Người ta thấy
loại nhạc khí này được sử dụng ở những ban nhạc Phi Luật Tân (Philippine) tại
các phòng trà, hộp đêm... Đàn guitare hawienne giống như guitare điện, có 6
dây. Điểm đặc biệt là đàn được đặt nằm ngang khi diễn tấu (thường là được đặt
trên đùi khi người diễn tấu ngồi đàn). Người diễn tấu mang các “móng” bằng
nhựa ở các ngón cái, trỏ giữa của bàn tay phải và gẩy lên dây, các ngón của tay
trái giữ 1 con lăn bằng thép (inox) hoặc bằng thủy tinh, miết trên phần dây bên
tay trái (trên các phím).Giới nghệ sĩ Tài tử cũng thích thể nghiệm vì đàn guitare
hawienne có thể
nhấn rung bằng các “con lăn” trên dây, tạo những âm thanh gần giống với tiếng
đàn guitare lõm phím gắn điện nhưng uyển chuyển hơn, mềm mài, ẻo lả hơn...
Nhạc sĩ Năm Vĩnh được biết đến không chỉ với tiếng đàn kìm “thần sầu” mà cịn
là người đàn guitare hawienne mượt mà. Tuy nhiên, đàn guitare hawienne không
tồn tại lâu trong các buổi hòa đàn Tài tử mà lại được các nhóm nhạc lễ, ban nhạc
Cải lương tiếp thu và hết sức đắc dụng.
Chương III: Kết luận

Page 2


Không ai quy định mỗi một cuộc chơi Đờn Ca Tài Tử là có bao nhiêu người,
bất kỳ ai biết đàn biết ca đều có thể tham gia, cũng khơng theo chương trình sắp
sẵn, mà những người “đồng điệu” gặp nhau cao hứng muốn đàn bài bản gì thì tất
cả đều hịa theo. Đơi khi chỉ có một cây đàn, cũng có thể làm nên buổi đờn ca tài
tử, nhưng khơng tạo hứng thú bằng vưà có guitar phím lõm, vừa có các đàn
tranh, kìm, bầu , cị hay gáo vẫn hấp dẫn hơn, ngoạn mục nhất là lúc họ “chạy
đuổi nhau” trên phím đàn !

Đờn ca tài tử cịn là sự cộng hưởng của nhiều thành phần hay địa phương khác
nhau. Các nghệ nhân có thể ở vùng này đi sang tới vùng khác để cùng chơi nhạc
với nhau, tìm được cái hay, dở của nhau, cải thiện chất lượng nghệ thuật của bài
bản thêm để tăng phần giá trị.
Xu hướng của Đờn Ca Tài Tử là thế ! Và cũng chính vì đặc điểm phổ qt có
tính rộng rãi như vậy mà đờn ca tài tử đã có những thành cơng nhất định khơng
ai có thể chối bỏ được.
Như trường hợp của cụ Cao văn Lầu tức Sáu Lầu là người nhạc sĩ sáng tác ra
bài ca Dạ Cổ Hoài Lang vào năm 1917. Đây là một bài hát được giới chuyên
môn xem là “Tiền thân “ của bài ca vọng cổ thuộc bộ môn Cải lương. Nhưng
trên thực tế, từ bài Dạ Cổ Hoài Lang để đi đến bài Vọng Cổ 32 nhịp như hiện
nay quý vị thường nghe, có cả một q trình để hình thành bởi nhiều sáng tạo
khác nhau, được vun đắp, cải biên và lập thành từ nhiều thế hệ nghệ nhân, nhạc
sĩ, nghệ sĩ.....
Từ Dạ Cổ Hoài Lang 2 nhịp ( cụ Cao văn Lầu sáng tác năm 1917), đến Vọng cổ
Bạc Liêu 16 nhịp ( cố nghệ sĩ Lư Hòa Nghĩa cải biên năm 1936) rồi nhiều
sáng tạo liên tiếp đi đến nhịp 32, nhịp 64....cuối cùng quay lại và dừng ở nhịp
32, vì sự cơng nhận của đại đa số đồng ý với nhịp 32 là hay nhất. Và cũng vào
mốc thời điểm này một giọng ca độc nhất vô nhị thời ấy xuất hiện vào giữa
khoảng thập niên

Page 2


1940, đã khẳng định được Bài Ca Vọng Cổ 32 nhịp là hoàn chỉnh nhất vừa nghệ
thuật, vừa hấp dẫn, gây sức hút lan toả khắp cả nước, đó là Vua Vọng cổ: nghệ
sĩ Út Trà Ôn.
Cũng từ thời điểm này bộ môn Cải lương phát triển quy mô rầm rộ hơn so với
những thời kỳ khởi đầu vào 1920, cần nhắc thêm là bộ môn Sân Khấu Cải
lương hầu hết sử dụng những bài bản căn cơ lấy từ Đờn Ca Tài Tử mà ra. Khi

Cải lương phát triển mạnh về mặt hoạt động trên sân khấu , thì bộ môn Đờn Ca
Tài Tử vẫn dừng lại tại đấy! Vẫn phong cách cũ tự phát và ngẫu hứng. Đờn Ca
Tài Tử vào những thập niên 1940, 1950 lại có xu hướng phát triển khơng những
chỉ trong giới bình dân, mà thành phần học thức kể cả theo Tây học cũng rất là
đam mê , họ xem đó như là thú vui tao nhã để tiêu khiển những khi nhàn rỗi.
Phong trào đờn ca tài tử tiếp tục hoạt động không ngừng nghỉ trải qua các thời
kỳ theo thăng trầm của biến cố lịch sử, nó vẫn sống vẫn hịa nhịp theo nhịp đập
của trái tim Nam Bộ.
Đờn Ca Tài Tử đã đáp ứng được vai trò truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ
khác nối tiếp nhau bằng một thời gian khá dài hơn cả một thế kỷ. Với ngần ấy
thời gian, giới Đờn Ca Tài Tử đã có nhiều sáng tạo mới cho bộ mơn độc đáo của
mình, có những trao đổi văn hóa giữa các dân tộc khác nhau, thể hiện được sự
hồ hợp và tơn trọng nhau giữa các dân tộc và có them sự phát triển về số lượng
bài hát cũng như về phẩm chất nghệ thuật.
Khi Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ được vinh danh với UNESCO cho thấy thế giới đã
đánh giá cao loại hình âm nhạc dân gian này của Việt Nam, cũng đồng nghĩa
với sức sống của âm nhạc dân gian Việt Nam đã và đang hồ chảy vào dịng
phát triển của âm nhạc thế giới.
Kể từ ngày được thế giới công nhận cũng là lúc bộ môn Đờn Ca Tài Tử được
nhiều người chú ý hơn. Các nhà đầu tư hay những cơ quan của chính phủ quan
tâm hơn. Đờn Ca Tài Tử bắt đâù được tổ chức rộng rãi tại các khu vui chơi giải
trí của người dân, đâu đâu cũng có thể nghe Đàn Ca Tài Tử. Thậm chí các qn
nhậu cũng có nhạc Đờn Ca Tài Tử mọc lên như nấm kèm theo nhiều phức tạp ,
mất an ninh cũng liên tiếp xảy ra sau đó.
Page 2


Phát triển mạnh là điều cần thiết nhưng nếu để Đờn Ca Tài Tử đi quá đà như
đưa lên sân khấu lớn, rồi phục trang có phần rực rỡ hơn, lại cịn có chương trình
sử dụng vũ đạo minh họa lời ca với cảnh trí quy mơ....Những chi tiết ấy phần

nào đó e rằng sẽ làm mất đi cái bản sắc xa xưa vốn dĩ rất bình dị, gần guĩ với
cuộc sống của dân gian.
Trong một đôi lần xem Chương trình Đờn Ca Tài Tử được tổ chức long trọng
trên sân khấu với những điều kiện vật chất khá xôm tụ và “mượt mà”, tơi cảm
thấy có một chút tiếc rẽ vì đã khơng tìm được tính đặc thù cơ bản “ngẫu hứng tự
phát “của những nhạc sĩ đang trong cuộc chơi, Đờn Ca Tài Tử mà làm sân khấu
tươm tất như thế phần nào đó đã mất đi tính mộc mạc , đơn giản , dân gian
thuần nhất của nó, và đã mất đi những tính cách này thì hai chữ “độc đáo” trở
nên vô nghĩa.
 ĐỜN CA TÀI TỬ VỚI DU LỊCH
Những câu rao đờn, tiếng ca êm mượt hay giọng ngân, xuống xề ngọt lịm… tất
cả đã tạo nên nét độc đáo riêng của ĐCTT. Vượt thời gian và khơng gian, ĐCTT
nay đã trở thành “món ăn” tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt
của một bộ phận dân cư. Không những thế, ĐCTT được xem là bước vào thời kỳ
hưng thịnh trong nền âm nhạc cổ lẫn đương đại. Nói như thế để thấy rằng, khi
ĐCTT chính thức được cơng nhận trong sự kiện vào ngày 5/12 vừa qua, thì Bạc
Liêu nói riêng, 21 tỉnh, thành nói chung, đã chính thức bước vào giai đoạn mới
của nền “cơng nghiệp khơng khói”. Du lịch sẽ phát triển vượt trội nếu như
ĐCTT được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp hơn - đó là nhận định của một số
hãng lữ hành khi nói về việc “ứng dụng” ĐCTT vào phát triển du lịch.
Khơng riêng gì các hãng lữ hành miền Tây, mà các hãng lữ hành miền Bắc và
miền Trung cũng sẽ có điều kiện khai thác sản phẩm này hơn. Ơng Đồn Hải
Đăng, Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel khu vực miền Tây, cho biết: “Đa số
khách ở khu vực TP. HCM và miền Trung có hứng thú với các tour có ĐCTT
hơn, bởi họ có ít thơng tin về sản phẩm du lịch này và ở khá xa Bạc Liêu; còn
khách tại TP. Cần Thơ thì có xu hướng tự đi vì khoảng cách địa lý gần. Chúng
Page 2


tôi đã lên kế hoạch sắp xếp chào bán các tour từ đầu tháng 1/2014. Chỉ cần chờ

gần đến khi diễn ra Festival ĐCTT thì sẽ thống kê lại số lượng khách đăng ký”.
Tương tự như vậy, một số công ty lữ hành khác cũng có kế hoạch cho riêng
mình để chào bán tour cho du khách. Theo bà Huỳnh Thị Thúy Kiều, Giám đốc
Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành An Giang thì Cơng ty này đang liên tục
làm tour đưa khách về Bạc Liêu, chứ không đợi đến khi diễn ra sự kiện quan
trọng như Festival. Cho nên, khi diễn ra Festival thì nhất định sẽ có nhiều tour
của Công ty đưa khách về Bạc Liêu”.
Tuy nhiên, theo các hãng lữ hành, có lẽ do đây là lần đầu tiên đăng cai tổ chức
sự kiện lớn như thế, nên cơng tác quảng bá và xúc tiến có phần chưa chun
nghiệp. Ơng Đồn Hải Đăng cho rằng: “Ngay dịp lễ nào chúng tơi cũng có tour
Cần Thơ - Bạc Liêu - Cà Mau để chào bán cho khách. Thế nhưng, đến thời điểm
này, chúng tơi vẫn chưa có nhiều thơng tin về sự kiện Festival. Đó là điều chúng
tôi cần để kịp thời cập nhật trên mạng nội bộ của hệ thống Vietravel nhằm cung
cấp thông tin cần biết cho du khách”.
Bạc Liêu chuẩn bị gì?
Trước cơ hội để du lịch Bạc Liêu cất cánh như thế thì động thái chuẩn bị để
quảng bá du lịch và sẵn sàng đón khách là điều cấp thiết. Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bạc Liêu - Nguyễn Vũ cho biết: Hiện tại Sở đã có kế hoạch sẵn
sàng cho cơng tác xúc tiến du lịch sắp tới. Cụ thể là chủ động trao đổi với Hiệp
hội Du lịch ĐBSCL để tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hiệp hội năm 2013 và
triển khai hoạt động năm 2014. Tại đây, Sở sẽ mời các công ty lữ hành đến tham
dự để các cơng ty lữ hành hình dung các hoạt động chính của Festival mà lập kế
hoạch sắp xếp tour. Đồng thời còn giới thiệu một số điểm du lịch mới của Bạc
Liêu để các hãng lữ hành có thêm thông tin chào bán tour cho du khách như:
Khu du lịch biển nhân tạo; nhà trưng bày hiện vật về cuộc đời của Cơng tử Bạc
Liêu… Ngồi ra, chúng tơi sẽ tham mưu cho Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Festival,

Page 2


UBND tỉnh cùng tiểu ban hoạt động và xúc tiến đầu tư có kế hoạch thực hiện

một số cơng trình gắn với quảng bá du lịch từ đây cho đến khi Festival diễn ra.
Như vậy, “đường dây” chuẩn bị đã sẵn sàng. Ngồi những cơng việc đã được lên
lịch, một số mặt cũng cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ như: tiến hành bồi
dưỡng cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh; tiếp tục nâng cao chất lượng
phục vụ các khu, điểm du lịch, các cơ sở lưu trú phục vụ du khách…

Page 2



×