Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

“Tướng về hưu” và tâm thức Hậu hiện đại của Nguyễn Huy Thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.24 KB, 10 trang )

“Tướng về hưu” và tâm thức Hậu hiện đại của Nguyễn
Huy Thiệp
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo
cho dư luận một cú sốc tinh thần cực lớn. Câu chuyện kể về một ơng tướng qn đội,
cả cuộc đời mình ơng cống hiến cho dân cho nước nay đến tuổi về hưu ơng trở về
sống trong ngơi nhà nơi có người vợ thân yêu và gia đình cậu con trai duy nhất. Cuộc
sống thời bình khơng phuc hợp với một ơng tướng lừng lẫy chiễn ơng thời chiến. Ơng
Tướng Thuấn tự thấy mình lạc lõng giữa thời đại mới, giữa gia đinh, làng mạc. Cuộc
sống thay đổi quá nhiều. Tưởng như sau những giây phút cầm súng chiến đấu để
giành lấy những điều tốt đẹp cho tương lai, con người sẽ được thảnh thơi vui cười,
nhưng không cuộc sống là vậy nó biến thiên theo chiều vận động của xã hội
I.Những đánh giá nhận định
Kể từ khi xuất hiện, Tướng về hưu đã gây một tiếng vang lớn, không chỉ bởi nội dung câu
chuyện và còn bởi nghệ thuật xây dựng tác phẩm của nhà văn. Nguyễn Huy Thiệp đã rất
thành công khi sử dụng một lối kể chuyện giản dị, phong cách thể hiện truyện ngắn giống
như cách bố cục của một họa sỹ tài ba, xếp đặt những mảng, những khối khác nhau bên
cạnh nhau theo một trật tự nhất định. Những đoạn ông miêu tả hoặc kể lại câu chuyện
thật ngắn gọn, tiết kiệm từ đến mức tối đa, nhưng đó lại là những ngơn ngữ chặt lọc tạo
nên một lực hấp dẫn làm người đọc vừa say mê vừa choáng váng. Kết cấu của truyện
ngắn Tướng về hưu là một kết cấu xâu chuỗi, các mảng khối liên kết với nhau tạo nên thứ
phản ứng dây chuyền khắc sâu vào tâm thức người đọc...
- Dư âm hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp - Văn Chinh

1


"Vào khoảng năm 1988, bấy giờ Nguyễn Huy Thiệp đã in Chút thoáng Xuân Hương,
Huyền thoại phố phường và sau đó là truyện lột truồng con người ra với cái tên ngớ nga
ngớ ngẩn là Muối của rừng. Người ta thi nhau nói về hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, nhất
là khi anh in Tướng về hưu, Nguyễn Khải kêu lên rằng “Nó đã viết đến thế này thì mình
cịn gì để viết nữa đây?”..."


- Đọc lại “Tướng về hưu” - Đặng Văn Sinh
Tướng về hưu lần đầu được in trên tuần báo Văn Nghệ số 20 /6/1987 của Hội Nhà văn
Việt Nam. Nó lập tức trở thành một hiện tượng văn học và được nhà xuất bản Trẻ tuyển
chọn in trong tập truyện ngắn với tựa đề Tướng về hưu. Nhà xuất bản Văn hoá, năm 1989
cũng cho ra một tập gồm 11 truyện lấy tên là Những ngọn gió Hua Tát... Tuy mới xuất
hiện nhưng Tướng về hưu được xem như một truyện ngắn đỉnh cao trong sự nghiệp sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nó chẳng những góp phần định hình phong cách của anh mà
cịn mở ra một thời kỳ mới cho nền văn học Việt Nam, đoạn tuyệt với quá khứ, viết "...lời
ai điếu cho một thời văn nghệ minh hoạ" (Nguyễn Minh Châu), đưa văn chương trở về
đúng với bản chất của nó.
Vì là tác phẩm có tính cách khai phá, lại hàm chứa nhiều dữ kiện thông tin trong mối
tương quan đa chiều với những hằng số lịch sử, nên, cho dù đã hai mươi năm trơi qua,
đến nay, đọc lại vẫn cịn khá nhiều vấn đề cần phải bàn. Có thể nói, Tướng về hưu mang
dung lượng một tiểu thuyết được tác giả "nén" lại trong 20 trang nên khiến nó tiềm tàng
một nội lực có khả năng cơng phá như một trái bom nghệ thuật, mang đến cho người đọc
những nhận thức không giống nhau, thậm chí trái ngược nhau. Một vài nhà phê bình cịn
cho rằng Nguyễn Huy Thiệp chơi trị phù thủy. Anh thả "âm binh" vào giữa những dòng
chữ, và chính những "âm binh" này đã giúp ơng thầy cao tay ấn "sục tung (bùn) lên, thoát
thành bướm và hoa "( Lời ơng Tân Dân trong Giọt máu).
Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, Tướng về hưu là tác phẩm văn học mang tầm tư tưởng thời
đại. Đây là chuyện khá hiếm trong làng văn kể từ sau năm 1945, bởi trong mấy chục năm
trước đó, trên văn đàn, cơng chúng chỉ được đọc những tác phẩm làng nhàng, vụn vặt,

2


(cho dù có bộ tiểu thuyết dày đến vài ngàn trang), chủ yếu là thứ văn chương minh hoạ
một cách thô thiển, sống sượng hoặc là loại vô thưởng vô phạt mang đậm chất thù tạc lúc
trà dư tửu hậu mà vắng bóng sự khám phá có tầm cỡ nhân loại...."
II.Những dấu hiệu hậu hiện đại

1.Cấp độ nội dung
Với cách kể ngắn gọn, khách quan đến mức dửng dưng, Nguyễn Huy Thiệp đã dẫn độc
giả vào mê cung của những sự kiện. Ở đây, độc giả phải tự chắp nối, xâu chuỗi các chi
tiết, tình huống lại với nhau và tự đi tìm các tầng nghĩa tư tưởng.
Tuy nhiên, mỗi người có một cách đọc và hiểu khác nhau cho nên hàm ý tư tưởng của tác
giả cũng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa. Ở đây, tác giả không hề biể đạt sự tơn thờ
một hình tượng nào cả. Mỗi nhân vật đều có đời sống riêng. Ơng Thuấn sau bao năm lăn
lộn ngoài chiến trường trở về với hàm thiếu tướng nhưng lại trở thành người thừa giữa
gia đình. Có thể thời chiến ơng Thuấn là anh hùng nhưng ở thời bình ơng lại trở thành
gánh nặng cho gia đình và xã hội. Dĩ nhiên cái chết ngồi trận mạc là một tính tất yếu.
Như vậy, hình tượng ông tướng được tác giả xây dựng không rõ ràng ý niệm. Ông Thuấn
hiện lên là đúng một con người trong một thời đại.
Nếu cứu xét như thế, ta cũng có thể áp lên nhân vật Thủy – con dâu ông Thuấn. Thủy là
bác sĩ sản, chuyên nạo phá thai và đem thai nhi về ni chó béc-giê. Về mặt đạo đức thì
nhân vật này là một người vơ nhân tính. Nhưng xét về mặt xã hội, thì cơ này là một người
luôn nắm bắt được xu hướng của thời đại. Điều đó được thể hiện qua việc làm ăn kinh tế.
Các nhân vật khác cũng vậy, khơng thấy có nhân vật nào được đẩy lên để trở thành điển
hình cho tác phẩm. Tính ko xác định, sự tơn thờ tính ko rõ ràng, sai lệch, bóng gió, tình
trạng mê cung nghĩa, chập chờn nghĩa… đã xuất hiện đồng loạt trong các nhân vật mà tác
giả đã nhọc công xây dựng.
2.Cấp độ Tiên đề

3


Như đã nói ở trên, mỗi nhân vật trong “Tướng về hưu” dù có mối quan hệ khăng khít với
nhau nhưng vẫn giữ được tính độc lập về suy nghãi và tình cách. Ở mỗi người, các cặp
đối lập vẫn ln tồn tại. Khơng có nhân vật nào là THIỆN hẳn và cũng khơng có nhân vật
nào là ÁC hẳn. Tác giả muốn nhấn đến cái mục đích, tức là trong con người dù có tốt đến
mấy thì vẫn ln có những cái xấu ở cùng. Như nhân vật ơng Bổng chẳng hạn, ln tìm

cách để thu lợi về mình nhưng trong các chuyệ gia đinh thì hết sức nhiệt tình. Nhân vật
Thủy cũng đã nhận định rằng: “Lão ấy tốt nhưng nghèo”.
Khơng con người nào là hồn hảo, anh có được mặt này thì sẽ mất mặt kia. Ở nơi này vào
thời đểm này anh có thể là người đáng yêu nhưng ở một thời điểm khác anh có thể là
người đáng ghét. Nguyễn Huy Thiệp đã thực sự thàh công khi xây dựng những nhân vật
giống với con người thực nhất không giả dỗi, không che đậy nhưng rõ ràng và tường tận.
Cũng phải nói thêm rằng, dù là một truyện tương đối dài và mật độ các chi tiết dày đặc.
Nhưng tác giả đã khéo léo lồng ghép các chi tiết, sự kiện, tình huống, câu chuyện với
nhau qua cách diễn đạt ngắn gọn, khẩn chương. Cùng với giọng văn tưng tửng và đơi chỗ
cố tình diễn đạt vụng, tác giả đã lắp ghép những mảng tranh của cuộc đời lại để tạo nên
một bức tranh thời đại hoàn hảo. Nhưng qảu thật với cách viết trên với lối đọc truyền
thống không phải ai cũng dễ dàng tiếp nhận.
3.Cấp độ Kết cấu
Trong truyện ngắn này, Thiệp đã sử dụng một kết cấu khá lạ, khi đánh số La Mã cho các
đoạn chuyện. Đây có thể là kiểu giả kiến tạo hình thức tiểu thuyết, có lẽ tác giả muốn
truyền đạt một thông điệp rằng, không phải chỉ tiểu thuyết mới được phép đánh số
chương.
Nhưng không phải cứ thích là chia đoạn, đánh số như tiểu thuyết được. Bởi vì cái gì mới
cũng cần phải phù hợp, khơng thì trở thành cập cỡm và giống như cái kiểu “ĐỔI MỚI
GIỐNG Y NHƯ CŨ”. Tính phân mảnh và lắp ghép được thể hiện rõ qua hình thức biểu
đạt của tác phẩm. Ở mỗi đoạn đều có hàm chứa những nội dung khác nhau. Nếu tách mỗi
một đoạn số ra riêng, người đọc vẫn có thể hiểu được nội dung của đoạn đó. Tuy độc lập

4


về nội dung như vậy, nhưng các đoạn lại được sâu chuỗi bằng chính những con số LA
MÃ. Đây là một trò chơi mà Thiệp đã khéo léo lồng ghép vàa câu chuyện kể giúp những
tư tưởng được chôn sâu xuống tầng nghĩa thứ hai, chỉ có những người đọc chăm chỉ, cần
cù mới có thể tìm ra những tầng nghĩa nguyên bản.

Tính phân mảnh và nguyên tắc lắp ghép vỏ, sự kết hợp cái không thể kết hợp, sự sử dụng
các sự vật ko theo chức năng, tính ko tương thích, sự phá hủy các tỉ lệ, sự bất hài hòa, sự
thắng lợi của nguyên tắc giả kiến tạo đã đưa Nguyễn Huy Thiệp tiến sát tơi nghệ thuật
sắp đặt trong Hậu Hiện Đại.
4.Cấp độ Thể loại
Đọc từ lúc mở đầu tơi kết thúc, người đọc ban đầu rất có thể nhầm lẫn đây là nhật ký hay
hồi ký về gia đình của một anh kỹ sư. Phải đọc thật kỹ, ta mới nhận ra cái kiểu viết rất
cao tay của Nguyễn Huy Thiệp. Cách viết câu văn như vậy là rất phù hợp với tính cách
của một anh kỹ sư. Câu văn vừa ngắn rõ ý nhưng không hề chau chuốt, cái tài tình của
Nguyễn Huy Thiệp năm ở chỗ đó. Khơng phải người viết nào khi viết cũng hóa thân vào
nhân vật ngọt như Thiệp. Đơi khi, điểm nhìn của tác giả lại khơng được đặt trong điểm
nhìn của nhân vật mà lại đặt trong điểm nhìn của nhà văn. Nhà văn thì có thể viết chau
chuốt được chứ kỹ sư thì phải viết ngắn và dơi chỗ phải vụng về diễn đạt.
Với cái kiểu viết tưng tửng giống hệt giọng văn của một anh kỹ sư vật lý. Tác giả đã thực
sự thành công từ cách chọn điểm nhìn. Vì thế truyện ngắn này đã được viết một cách linh
hoạt hóa. Cả câu chuyện hết sức rõ ràng. Nhiều khi độc giả đọc truyện mà quên đi mất
vai trò của người kể chuyện tên Thuần này. Anh là một người trí thức có học nên suy nghĩ
hết sức chín chắn. Là một kỹ sư vật lý, nhân vật người kể chuyện mới có thể lột tả chân
thực mọi sự vật hiện tượng và dần dần đưa ra những quy luật hết sức khách quan.
Chính thế, những dòng nhật ký đánh số LA MÃ của Thuần bỗng nhiên có sức sống mãnh
liệt, cựa quậy và hét lên mọt tiếng cực lớn. Trong văn bản tác phẩm ta cũng thấy, có nhiều
chỗ tác giả bê nguyên cả một đoạn thư viết tay hay môt đoạn của bức điện báo. Như vậy

5


ngoài thể loại nhật ký, hồi ký được sử dụng xuyên suốt trong tác phẩm, tác giả còn đưa cả
những thể laoij chân thực khác vào tác phẩm.
5.Cấp độ nhân vật – con người – tác giả
Với việc xây dựng tâm lý nhân vật chìm qua nhưng lời nói hành động, tác giả đã lloi kéo

người đọc vào một thế giới khá bi quan. Một hiện thực xã hội không đơn thuần chỉ có cái
tốt riêng rẽ với cái xấu. Con người buộc phải sống chung với cả cái xấu lẫn cái tốt. Nhân
vật tốt xấu không được xây dựng rõ ràng mà có một tầng mơ hồ nằm ở giữa.
Một xã hội đầy tràn bi quan. Từ chuyện trinh tiết của đàn bà đến nỗi nhục của thằng đàn
ông, “Tao khơng biết mày có chửa". Vợ tơi bảo: "Chuyện ấy là thường. Bây giờ làm gì
cịn có trinh nữ. Con làm ở bệnh viện sản, con biết". Kim Chi ngượng. Tơi bảo: "Đừng
nói thế, nhưng mà làm trinh nữ thì mệt thật". Kim Chi khóc: "Anh ơi, đàn bà chúng em
nhục lắm. Đẻ con gái ra em cứ nát ruột nát gan". Vợ tơi bảo: "Tơi cịn hai con gái cơ".
Tôi bảo: "Thế các người tưởng làm đàn ông thì khơng nhục à?" Cha tơi bảo: "Đàn ơng
thằng nào có tâm thì nhục.. Tâm càng lớn, càng nhục".”
Hay một xã hội tràn ngâp thói dung tục, những lý tưởng cao siêu bị dẫm đạp, bóp nghẹt
và chết tức tưởi. Một ông tướng ngang dọc thời chiến lại chết giữa lúc tập trận thời bình.
Cái lý tưởng bị thả trơi khiến người đọc khi gấp trang sach lại mà vẫn bị ám ảnh. Không
phải thời chiến con người mới chết như ngả dạ mà tưởng như giữa thời bình, con người
se sống hạn phúc hơn. Nhưng chính lúc ấy, sự khủng hoảng lại lên đến tột bậc. Hình ảnh
thai nhi được đựng trong phích đá đem vè nấu cho chó cho lợn.
Và một xã hội ô chọc, kệch cỡm được khắc họa rõ ràng qua đám cưới của Tuân và Kim
Chi. Một xã hội đã bắt đầu biết dựa dẫm, nhờ vả để đi lên qua chi tiết những bức thư mà
ông Tướng Thuấn viết cho đồng đội nhận người thân quen.
Trình bày con người theo con người bi quan nhân đại học, sự lấn át của cái bi thảm đối
với cái lý tưởng. Sự thắng lợi của nguyên lý phi lý thực sự đẩy tác phẩm bay vào vùng
trời của sự thật được phơi bày.

6


6.Cấp độ thẩm mỹ
Tính phản thẩm mĩ đc nhấn mạnh qua những dòng viết như dòng ký ức vụn vặt nhưng
thực sự gây sốc, gây chống. Qua đó, tác phẩm “Tướng về hưu” đã hiển thị tính hung bạo
của con người, của xã hội. Một cái nhìn khắc nghiệt về cuộc đời đang trong giai đoạn

chuyển giao.
Cả câu chuyện mang đậm tính chất bất bình thường nhưng dần dần lại trở thành bình
thường. Sau cái chết của ơng Thuấn mọi chuyện trong gia đình lại trở về như cũ. Sự xuất
hiện của ơng Thuấn ở thời bình khơng có bất cứ một giá trị hay hiệu lực nào cho cuộc
sống. Trở về thời bình, ơng Tướng Thuấn đã thực sự trở thành một người có cũng khơng
thừa mà khơng có cũng chẳng thiếu. Sự tồn tại của ông vào thời điểm lịch sử ấy không
đem lại bất cứ một ảnh hưởng nào cho những người xung quanh.
Truyện ngắn “Tướng về hưu” đã thực sự chống lại các hình thức cổ điển của cái đẹp, của
những quan niệm truyền thống về sự hài hịa và cân xứng. Khơng có người nào hồn tịn
tốt, và khơng hề có người nào là hồn tồn xấu. Cái tốt và cái xấu ln tồn tại trong cùng
một cá vị, cái tốt hay cái xấu sẽ biểu hiện ra bên ngoài khi gặp hoàn cảnh thuận lợi.
7.Cấp độ các nguyên tắc và thủ pháp nghệ thuật
Với truyện ngắn này, Nguyễn Huy Thiệp đã dần dà chiếm được cảm tình người người
đọc bằng những nguyên tác viết mới thể nghiệm qua những thủ pháp nghệ thuật giễu nhại
sâu sắc.
Có lẽ vì những tư tưởng mới mẻ khó chấp nhận ấy mà Thiệp đã nhận được cả sự ủng hộ
mạnh mẽ và phản đối quyết liệt. Chính những bàn cãi xung quanh truyện “Tướng về
hưu” của Thiệp đã tạo thành một làn sóng hiếm có trong nền văn học đương đại.
Có một nhà Mỹ học cho rằng, Thiệp đã dùng phép “nói ngược” hay “lộn trái tấm huân
chương”. Có thể đánh giá trên mang hơi hướng phản biện tiêu cực nhưng thục tế, tác

7


phẩm của Thiệp đã làm người ta phải suy nghĩ về cách viết và cách đọc. Trước đây người
ta thường đọc và viết theo chiều thuận nên lâu ngày trở thành thói quen xấu.
Sự giễu cợt, khẳng định tính đa nguyên của thế giới và con người cũng được miêu tả khá
rõ. Số phận của mỗi con người là hoàn tồn khác nhau, khơng ai giống ai và khơng thời
nào giống thời nào. Đó là một chân lý đã bị phủ nhòa qua thời đại của văn học phải đạo
hay văn chương minh họa.

Sự từ bỏ tính bắt trước và ngun lý tạo hình, sự phá vỡ hệ thống kí hiệu như được tìm
thấy qua việc đánh số LA MÃ cho các đoạn truyện. Cách đánh số này, hiện nay được
nhiều cây bút ưa dùng trong các truyện ngắn. Người ta cung thay đổi cách nghĩ vì từ
trước, chỉ có tiểu thuyết mới đánh số.
Truyện ngắn thiên về việc lắp ghép các sự kiện tình huống và hồn tồn vắng bóng bề sâu
tâm lí của nhân vật càng đẩy tốc độ truyện lên cao làm cho người đọc “hoa mắt, chóng
mặt” thậm chí là “giảm cả trí nhớ” và đương nhiên là phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới
hiểu sơ sơ.
Với giọng văn tưng tửng như vậy, tác giả đa bày ra cho độc giả cả một thực đơn thịnh
soạn nhưng khơng có món nào là món khai vị, món nào là món chính hay món phục. Độc
giả phải tự vào bếp nấu lấy món mình thích. Nhờ thế, tư tưởng của tác giả được giấu kín
và đưa độc giả vào một trò chơi hư cấu.
III.Những giá trị còn lại
Nguyễn Huy Thiệp đã đốt nóng văn đàn sau đổi mới bằng những truyện ngắn “ghê gớm”
của mình. Như một sự phản ứng với nền văn chương kinh viện đã được nhào nặn trước
đó, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là lời tuyên chiến với những đạo mạo giả trang
của đời. Với truyện ngắn Tướng về hưu ra mắt độc giả trên báo Văn nghệ năm 1987,
Nguyễn Huy Thiệp đã thu hút mọi ánh nhìn và trường quan tâm của công chúng văn học.
Trên âm hưởng rất Shock của Tướng về hưu, Nguyễn Huy Thiệp lại tiếp tục tung

8


ra: Muối của rừng, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Chút thoáng Xuân Hương, Kiếm
sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết… làm sửng sốt văn đàn. Ông “càng viết dư luận càng mạnh,
truyện chưa ra thì người đọc đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì tranh nhau tìm đọc, đọc rồi
thì tranh nhau bình phẩm, bàn tán, chốn phịng văn cũng như chốn vỉa hè đâu đâu cũng
kháo chuyện… Văn đàn thời đổi mới đã khởi sắc bỗng khởi sắc hẳn.” (Đi tìm Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Xuân Nguyên sưu tầm, biên soạn, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội,
2001). Xuất hiện và buộc người ta phải nhắc đến mình, đi tìm mình, Nguyễn Huy Thiệp

phải có một sức hấp dẫn, sự lơi cuốn nào đó? Ở khía cạnh này, Đỗ Ngọc Yên cho rằng:
"Cái mới cuả Nguyễn Huy Thiệp không phải là ở chỗ anh đã phát hiện ra bộ quần áo của
Hoàng đế, mà điều quan trọng hơn là anh đã biết cho Hoàng đế cần phải mặc quần áo vào
lúc nào. Sự sịng phẳng có ý nghĩa nhân bản đó, chỉ từng ấy thơi, cũng đủ để anh xứng
đáng là một trong số những người đứng ở ngôi đầu bảng của văn xuôi Việt Nam đương
đại" (Cái mới trong văn chương - Đỗ Ngọc Yên, Văn chương - những cuộc truy tìm,
NXB Quân đội Nhân dân, 2006).
Cảm quan hậu hiện đại, xét ở phương diện chung nhất, là như thế. Còn, trong thực tiễn
sáng tác của mỗi nghệ sĩ, sự biểu hiện cảm quan này lại có những nét đặc thù. Chẳng hạn
như, ở truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là tứ truyện bao trùm về sự vô nghĩa trớ trêu của
cuộc đời, sự bê tha nhếch nhác thảm hại của con người, sự bơ vơ lạc loài của cái đẹp, và
cả bóng dáng của chủ nghĩa hư vơ (Tướng về hưu, Khơng có vua, Con gái thuỷ thần,
Muối của rừng, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết...). Ở những tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp đã tồn tại một tâm thức Hậu hiện đại.

9


10



×