Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

5 SINH 7 NGÀNH GIUN ĐỐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.65 KB, 15 trang )

Chủ đề: GIUN ĐỐT
(4 tiết từ tiết 16 đến tiết 19)
I. Tên chủ đề: Ngành giun đốt
1. Mô tả chủ đề.
Chủ đề gồm 03 thuộc chương 3 – Các ngành giun
- Bài 15: Giun đất (Mục III- Cấu tạo trong không dạy)
- Bài 16: Thực hành mổ và quan sát giun đất (mục II.2 – cấu tạo trong
không thực hiện)
- Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung thuộc ngành giun đốt
(Mục II. Đặc điểm chung không dạy)
2. Mạch kiến thức.
- Khái niệm chung về ngành giun đốt
- Tìm hiểu về giun đất
+ Hình dạng ngồi
+ Cách di chuyển
+ Đặc điểm dinh dưỡng
+ Đặc điểm sinh sản
- Biết cách xử lí mẫu và quan sát cấu tạo ngồi của giun đất
-Tìm hiểu về mơi trường sống, lối sống, vai trò của một số đại diện
thường gặp của ngành giun đốt ( Giun đất, Đỉa, Rươi, Giun đỏ)
3. Thời lượng: Số tiết học trên lớp 4 tiết
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Trình bày được khái niệm về ngành Giun đốt. Nêu được những đặc điểm
chính của ngành.
- Mơ tả được hình thái, di chuyển và các đặc điểm sinh lí của một đại diện
trong ngành Giun đốt. Ví dụ: Giun đất, phân biệt được các đặc điểm hình thái và
sinh lí của ngành Giun đốt so với ngành Giun tròn.
- Dựa vào các đặc điểm di chuyển, hơ hấp, tuần hồn của giun đất để giải
thích một số hiện tượng thực tế.
- Mở rộng hiểu biết về đặc điểm cấu tạo ngồi, mơi trường sống, lối sống,


vai trò của các Giun đốt (Giun đỏ, đỉa, rươi, vắt...) từ đó thấy được vai trị quan
trọng của Giun đốt và tính đa dạng của ngành này.
2. Kĩ năng
- Biết xử lí mẫu giun đất để quan sát cấu tạo ngồi, biết sử dụng kính lúp,
biết quan sát, vẽ hình.
- Tích hợp giáo dục các KNS:
+ Kĩ năng chia sẻ thông tin khi mổ và quan sát giun đất


+ Kĩ năng phân tích đối chiếu, khái quát để phân biệt được các đại diện
thuộc ngành Giun đốt.
+ Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thơng tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để
tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động sống của từng đại diện Giun đốt qua đó rút ra
vai trị của Giun đốt đối với hệ sinh thái và con người.
+ Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, kĩ năng ứng xử, giao tiếp, tự tin khi
trình bày ý kiến trong thảo luận.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì, tìm hiểu khoa học
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ động vật có ích, có ý thức phịng chống
ơ nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che phủ cho đất bằng thực vật để tạo ẩm
và giữ mùn cho giun đất.
4. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực thực hành, quan sát; năng lực tư duy
tổng hợp, năng lực đưa ra các định nghĩa, năng lực phân loại.
III. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Mức độ nhận thức
Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Các năng lực/
KN cần
hướng tới

Khái niệm chung về ngành giun đốt
Trình bày được Phân biệt được
khái niệm về giun đốt với giun
ngành Giun đốt. tròn
Nêu được những
đặc điểm chính
của ngành

NL đưa ra định
nghĩa
NL phân loại

Hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất
Mơ tả được hình
thái, di chuyển
và các đặc điểm
dinh
dưỡng,
sinh sản của
Giun đất giúp

nó thích nghi
với điều kiện
sống tự do trong

Phân biệt các đặc
điểm , hình thái,
dinh dưỡng và
sinh sản của
ngành Giun đất
so với ngành
Giun đũa, giải
thích đặc điểm
sinh sản của

Giải thích một số
hiện tượng thực
tế liên quan đến
đặc điểm hơ hấp,
tuần hồn của
giun đất.

Giải thích được
lợi ích của giun
đất đối với trồng
trọt.
Đề xuất các biện
pháp bảo vệ giun
đất

- NL định

nghĩa.
- NL quan sát.
- NL phân loại
- NL tư duy,
sáng tạo.
- NL giải
quyết vấn đề.


đất.

Giun đất để thấy
được sự tiến hóa
của giun đốt so
với giun tròn
Thực hành mổ và quan sát giun đất

Nêu được các
bước xử lí mẫu
giun đất.
Nêu được các
bước tiến hành
khi quan sát cấu
tạo ngồi của
giun đất

Qua quan sát
trình bày được
cấu tạo ngồi của
giun đất.


Vẽ hình cấu tạo
ngồi của Giun
đất và ghi chú
thích vào hình

NL quan sát
NL định nghĩa
NL tư duy

Một số giun đốt khác
Nêu được đặc
điểm cấu tạo
ngồi, lối sống,
mơi trường sống
của các Giun
đốt khác (giun
đỏ, đỉa, rươi,
vắt…),

Qua tìm hiểu các
đại diện trình bày
được sự đa dạng
của ngành Giun
đốt

Kể tên được một
số đại diện Giun
đốt có ở địa
phương

hoặc
một số đại diện
Giun đốt khác và
nêu được vai trò
thực tiễn của
chúng

Dựa vào vai trị
của (đỉa, vắt…)
giải thích một số
hiện tượng thực
tế
Đề xuất thí
nghiệm
kiểm
chứng vai trò
của giun đất.

- NL định
nghĩa.
- NL quan sát.
- NL phân loại
- NL tư duy,
sáng tạo
- NL giải
quyết vấn đề.

IV. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI
STT


Mức độ nhận biết

1

- Nghiên cứu thông tin SGK tr.53 (phần in đậm) cho biết thế nào là
Giun đốt và nêu đặc điểm đặc trưng nhất của ngành?

2

- Quan sát mẫu giun đất (hoặc hình 15.1 sgk tr 53) xác định các phần
trên cơ thể giun đất (trên mẫu, trên tranh).

3

- Quan sát mẫu giun đất (hoặc hình 15.2 sgk tr 53) mơ tả đặc điểm cấu
tạo ngồi của giun đất thích nghi với đời sống trong đất?

4

- Đặt giun đất trên tờ giấy trắng để một lát cho giun di chuyển sau đó
quan sát cách di chuyển của giun đất (hoặc quan sát hình 15.3 SGK tr
53) hoàn thành bài tập mục lệnh SGK tr 54.

5

- Mô tả động tác di chuyển của giun đất?

6

- Dựa vào hiểu biết của bản thân (hoặc thông tin trong SGK tr 54) hãy

cho biết giun đất ăn gì? Q trình tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?
Giun đất hô hấp nhờ bộ phận nào?

7

- Dựa vào thông tin SGK tr 54,55 nêu đặc điểm sinh sản của giun đất?

8

- Dựa vào thông tin SGK tr 56 mơ tả các bước xử lí mẫu giun đất để
quan sát cấu tạo ngoài


9

10

Nghiên cứu thơng tin SGK tr. 57 trình bày các bước tiến hành quan sát
cấu tạo ngoài của giun đất bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Làm thế nào để quan sát được vòng tơ?
+ Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
+ Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?
Quan sát hình 17.1; 17.2; 17.3 kể tên các đại diện Giun đốt khác
thường gặp và nêu đặc điểm chính của mỗi đại diện.

11

Nghiên cứu thơng tin dưới các hình vẽ 17.1; 17.2; 17.3 hoàn thành nội
dung bảng 1 SGK tr.60 sau đó trình bày đặc điểm về mơi trường sống,
lối sống của các đại diện đó.


STT

Mức độ hiểu

1

Dựa vào thơng tin SGK tr 53 cho biết giun đốt khác giun trịn ở đặc
điểm nào?

3

Đặc điểm cấu tạo ngồi của giun đất có đặc điểm gì khác so với giun
đũa?

4

Các di chuyển của giun đất khác với giun đũa ở điểm nào? Giải thích vì
sao?

5

Đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của giun đất có gì khác với giun đũa?

6

Giải thích vì sao giun đất lưỡng tính nhưng lại có hiện tượng ghép đối?

7


Qua quan sát trình bày đặc điểm cấu tạo ngồi của giụn đất

8

Qua việc tìm hiểu các đại diện thuộc ngành Giun đốt hãy cho biết Giun
đốt đa dạng ở những đặc điểm nào? Nêu được vai trò của ngành giun
đốt?

STT

Mức độ vận dụng

1

Nêu vai trò của giun đất với trồng trọt?

2

Giải thích vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

3

Tại sao khi bắt giun để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh bị chết?

4

Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng chảy ra. Đó là những chất gì? Vì
sao có màu đỏ?

5


Vẽ hình cấu tạo ngồi của giun đất và ghi chú thích vào hình

6

Kể tên một số đại diện Giun đốt khác và chỉ rõ môi trường sống của
chúng?

STT

Mức độ vận dụng cao

1

- Tại sao trong trồng trọt, người ta thường căn cứ vào sự có mặt của
giun đất để phân biệt đất màu mỡ hay đất bạc màu?

2

- Đề xuất các biện pháp bảo vệ giun đất nói riêng và Giun đốt nói


chung?
3

- Vì sao đỉa thường hút máu người, gây hại cho người nhưng vẫn được
thu mua?

4


- Gần đây có tin đồn về hiện tượng “Đỉa được thu mua, sấy khô, tán
thành bột rồi trộn vào thức ăn (bánh kẹo) và khi ăn vào cơ thể, đỉa sẽ
tái sinh và nhung nhúc trong cơ thể ”. Bằng sự hiểu biết của bản thân
về ngành Giun đốt nói chung, đỉa nói riêng, hãy giải thích hiện tượng
trên

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy chiếu prorecter; hệ thống tranh ảnh minh họa
- Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
- Clip liên quan đến hoạt động di chuyển của giụ đất
- Các dụng cụ và mẫu vật thực hành
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Liên hệ thực tế và chuẩn bị tốt bài tập, bảng biểu cho những bài mới.
- Lấy các vật mẫu theo yêu cầu
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập.
2.1. Hoạt động khởi động:
GV chiếu đoạn thông tin sau
Ngành Giun đốt (Annelida, từ tiếng Latinh anellus, "vịng nhỏ"),là
một ngành động vật, với hơn 22,000 lồi cịn sinh tồn. Những sinh vật này sống
trong và thích ứng với những môi trường sinh thái khác nhau – một số sống
trong môi trường chuyên biệt như vùng gian triều và quanh miệng phun thủy
nhiệt, số khác ở nước ngọt, và một số nữa sống trong đất ẩm. Đây là những động
vật đối xứng hai bên, cơ thể phân đốt, có khoang cơ thể chính thức, khơng
xương sống. Nhiều lồi có chi bên để di chuyển.
GV: Qua đoạn thơng tin yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Em hiểu thế nào là ngành Giun đốt? Giun đốt khác Giun tròn ở đặc điểm
nào?
HS:

+ Giun đốt là ngành ĐVKXS, gồm hơn 22,000 lồi, sống ở nhiều mơi
trường khác nhau, cơ thể đối xứng hai bên, phân đốt, có khoang cơ thể, có chi
bên để di chuyển.
+ Giun đốt khác với Giun trịn ở đặc điểm: Cơ thể phân đốt, có khoang cơ
thể, có chi bên để di chuyển.
GV chốt kiến thức :


Đặc điểm chung nghành Giun đốt: Cơ thể phân đốt, mỗi đốt điều có đơi
chân bên, có khoang cơ thể chính thức.
GV: Liên hệ đặt vấn đề vào bài mới: Giun đốt là ngành ĐVCXS có hình
dạng cơ thể giống Giun trịn là tiết diện ngang trịn nhưng có nhiều đặc điểm
khác như: Cơ thể phân đốt, có đơi chi bên, khoang cơ thể chính thức, gồm nhiều
đại diện sống được ở trong đất, dưới nước như: giun đất, đỉa, rươi,…Vậy các đại
diện của Giun đốt có đặc điểm cấu tạo như thế nào? Cách di chuyển, dinh
dưỡng, sinh sản ra sao, khác với giun đũa ở đặc điểm nào? Chúng có vai trị gì
đối với tự nhiên và con người?...Chúng ta cùng tìm hiểu sang chủ đề: Giun Đốt
2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng,
sinh sản của giun đất
1. Hình dạng ngồi.
GV u cầu HS dực vào kiến thức thự tế cho biết
Giun đất sống ở đâu? Em thấy giun đất vào thời gian nào trong ngày?
Hs: Giun đất thường sống trong đất ẩm ở: ruộng, vườn...Chúng thường
chui lên mặt đất vào ban đêm hoặc sau những trận mưa lớn.
Gv: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk, quan sát hình 15.1; 15.2 (hoặc
quan sát mẫu giun đất) thảo luận cặp (3’) trả lời các câu hỏi sau:
Mô tả hình dạng ngồi của giun đất?
Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế
nào?

HS: Cá nhân đọc thông tin và quan sát hình vẽ SGK (hoặc mẫu giun đất)
nêu được
- Hình trụ dài, hai đầu thuôn nhọn
- Phân đốt, mỗi đốt có vịng tơ (chi bên).
- Chất nhầy giúp da trơn.
Gv: Yêu cầu đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét
– chốt kiến thức
- Cơ thể dài, thn hai đầu.
- Phân đốt, mỗi đốt có vịng tơ (chi bên).
- Chất nhầy giúp da trơn.
- Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
GV yêu cầu HS nêu đặc điểm khác nhau về cấu tạo ngoài giữa giun đất và
giun đũa?
HS: Giun đũa cơ thể không phân đốt, khơng có chi bên, da khơng được
phủ chất nhầy.


GV: chốt kiến thức nhấn mạnh cấu tạo cơ thể liên quan đến lối sống tự do
trong đất ẩm của giun đất
2. Di chuyển
GV: Cho Hs quan sát hình 15.3 trong SGK hoặc đặt mẫu giun đất nên
giấy trắng quan sát sự di chuyển của giun đất rồi thảo luận nhóm đơi (4’) hồn
thành bài tập mục  trang 54: Đánh số vào ơ trống cho đóng thứ tự các động tác
di chuyển của giun đất.
HS: Cá nhân tự đọc các thơng tin, quan sát hình (mẫu vật) trao đổi nhóm
hồn thành bài tập. u cầu nêu được
+ Xác định được hướng di chuyển.
+ Phân biệt 2 lần thu mình phồng đoạn đầu, thu đoạn đi.
+ Vai trị của vịng tơ ở mỗi đốt.
- Đại diện các nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét - bổ sung (nếu

cần)
Gv: Nhận xét – chuẩn kiến thức (Thứ tự đúng 2, 1, 4, 3)
Mô tả cách di chuyển của giun đất? Sự di chuyển của giun đất khác giun
tròn như thế nào?Giải thích vì sao?
HS: Trình bày cách di chuyển của giun đất theo thứ tự đúng 2,1,4,3
- Giun dất di chuyển bằng cách: cơ thể phình duỗi xen kẽ, vịng tơ làm
chỗ tựa kéo cơ thể về một phía
- Giun đũa sống kí sinh nên di chuyển hạn chế bằng cách cong duỗi cơ thể
để chui rúc trong môi trường kí sinh
Gv: Chốt kiến thức, bổ sung thơng tin: do sự điều chỉnh sức ép của dịch
khoang trong các phần khác nhau của cơ thể, lên giun đất có thể chun dãn được.
- Nhờ sự chun giãn của cơ thể kết hợp với vịng tơ mà giun đất có thể di
chuyển được.
GV yêu cầu HS liên hệ:
Cách di chuyển của giun đất có vai trị gì đối với đất trồng trọt?
HS: Làm cho đất tơi xốp, thống khí
GV chốt kiến thức nhấn mạnh vai trị của giun đất được ví như một
“Chiếc cày sống” trong tự nhiên.
3. Dinh dưỡng
Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm trong 5 phút và trả lời
câu hỏi:
Giun đất ăn gì? Quá trình tiêu hoá của giun đất diễn ra như thế nào?
Quá trình trao đổi khí diễn ra nhờ đâu?
Vì sao khi mưa nhiều, nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất.


Cuốc phải giun đất, thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì? Tại
sao nó có màu đỏ.
HS: Cá nhân đọc thông tin trang 54, ghi nhớ kiến thức, trao đổi nhóm
hồn thành câu trả lời, vào phiếu học tập. Yêu cầu:

+ Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.
+ Q trình tiêu hố: Thức ăn từ miệng → chứa ở diều → nghiền nhỏ ở dạ
dày → Ruột tịt và được tiêu hóa nhờ các enzim do ruột tiết ra
+ Nước ngập, giun đất không hơ hấp được, phải chui lên.
+ Chất lỏng đó là máu, do máu có mang sắc tố chứa sắt nên có màu đỏ.
- Đại diện báo cáo, nhận xét, bổ sung (nếu cần)
GV chốt kiến thức:
- Giun dất hô hấp qua da.
- Thức ăn giun đất qua lỗ miệng  hầu  diều (chứa thức ăn)  dạ dày
(nghiền nhỏ)  ruột tịt (enzim biến đổi)  bã đưa ra ngoài.
- Dinh dưỡng được hấp thụ qua thành ruột vào máu.
GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi (thảo luận toàn lớp)
Cho biết đặc điểm dinh dưỡng của giun đất có gì tiến hóa hơn với giun
đũa?
HS: xuất hiện ruột tịt tiết ra enzim biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng
để hấp thụ vào thành ruột.
Tại sao khi bắt giun để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh bị chết?
HS: Giun đất hô hấp qua da nên da chúng phải luôn ẩm để dễ thấm khí,
nếu bắt giun để lên mặt đất khơ ráo da nhanh bị khơ sẽ khơng thấm khí được nên
giun nhanh chết.
Giun đất có vai trị gì đối với đất trồng?
HS: Làm cho đất trồng tơi xốp, thống khí, phân giun làm tăng độ màu
mỡ cho đất.
(HSG) Tại sao trong trồng trọt, người ta thường căn cứ vào sự có mặt của
giun đất để phân biệt đất màu mỡ hay đất bạc màu?
HS: Giun đất thường sống ở nơi đất ẩm tơi xốp, có độ mùn cao (nhiều
thức ăn). Nhờ sự di chuyển giun đất làm cho đất nơi đó tơi xốp, thống khí,
trong q trình dinh dưỡng phân giun cịn làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
GV chốt kiến thức, nhấn mạnh vai trò của giun đất đối với đất trồng vì
vậy nhiều người họ thường thả giun đất vào chậu cây, vườn để làm đất tơi xốp,

màu mỡ.
4. Sinh sản.
Gv: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK, quan sát hình 15.6 và trả lời câu hỏi:
Giun đất sinh sản như thế nào.


Hs: Tự thu nhận thông tin qua nghiên cứu SGK nêu được đặc điểm sinh
sản của giun đất
GV chốt kiến thức:
- Giun đất lưỡng tính.
- Ghép đơi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục.
- Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.
Tại sao giun đất lưỡng tính, khi sinh sản lại ghép đơi.
Hs: Do các tế bào sinh dục nằm trên cở thể khơng chín cùng một lúc, vị trí
hai tuyến sinh dục nằm cách xa nhau, lên giun đất không thể thụ tinh được.
Đặc điểm sinh sản của giun đất có điểm gì khác giun đũa?
HS: Giun đũa phân tính, thụ tinh trong
Giun đốt lưỡng tính, thụ tinh ngồi, có hiện tượng ghép đơi.
Tích hợp GDMT:
GV chiếu clip người dân ở một số nơi dùng kích điện để bắt giun đất
HS theo dõi..
GV đặt câu hỏi:
Tại sao người ta khuyến cáo khơng nên dùng kích điện để bắt giun đất?
HS: Vì giun đất có vai trị quan trọng đối với đất trồng
Giun đất có vai trò quan trọng đối với đất trồng vậy em hãy đề xuất các
biện pháp để bảo vệ giun đất
HS: Bảo vệ đất tránh ô nhiễm, không bắt giun giết giun đất, bón các loại
phân hữu cơ để tăng độ phì nhiêu tăng thức ăn cho giun đất, gây nuôi một số
loài giun đất,…
GV chốt kiến thức chú ý giáo dục HS không bắt giết giun đất, đặc biệt

khuyến cáo người dân một số địa phương khơng dùng kích điện để bắt giun.
GV yêu cầu trả lời câu hỏi liên hệ sau
Hoạt động 2: Thực hành mổ và quan sát giun đất
1. Xử lí mẫu
Gv: Yêu cầu nghiên cứu SGK ở mục trang 56 và thao tác xử lý mẫu.
Trình bày cách xử lí mẫu?
Hs: Nghiên cứu mục thơng tin SGK trang 56.
- Đại diện nhóm trình bày cách xử lí mẫu.
Gv: Tiến hành làm các thao tác mẫu cách xử lí mẫu vật.
* Chú ý: để dễ quan sát rửa sạch đất ở cơ thể giun.
- Làm chết giun trong hơi este, cồn lỗng sau đó để giun lên khay và quan
sát.


Hs: Quan sát các thao tác mẫu và ghi nhớ.
Gv: u cầu các nhóm tiến hành xử lí mẫu (lưu ý dùng hơi ete hay cồn
vừa phải).
Hs: Trong nhóm cử 1 người đại diện tiến hành (thao tác thật nhanh).
- Kiểm tra mẫu thực hành, nếu nhóm nào chưa làm được, GV hướng dẫn
thêm
2. Quan sát cấu tạo ngoài.
Gv: Sau khi đã xử lí mẫu hướng dẫn HS quan sát câu tạo ngồi
+ Quan sát các đốt, vịng to.
+ Xác định mặt lưng và mặt bụng.
+ Tìm đai sinh dục.
Làm thế nào để quan sát được vịng tơ?
Hs: Trong nhóm đặt giun lên giấy quan sát bằng kính lúp, thống nhất đáp
án, hoàn thành yêu cầu của GV
Gv: Ta chọn tờ giấy cứng hơi giáp, đặt giun lên và cầm phần đuôi kéo
ngược giun trên mặt giấy sẽ nghe thấy tiếng lạo xạo, dùng kính lúp quan sát thấy

xung quanh mỗi đốt có một vịng tơ rất mảnh và ngắn đay là phần sót lại của chi
bên giun đất nên gây ra tiếng lạo xạo.
Hs: Quan sát vòng tơ  kéo giun thấy lạo xạo.
Dựa vào đặc điểm nào để xác định mặt lưng, mặt bụng?
Hs: Dựa vào màu sắc để xác định mặt lưng và mặt bụng của giun đất.
Tìm đai sinh dục, lỗ sinh dục dựa vào đặc điểm nào?
Hs: Tìm đai sinh dục: dùng kính lúp quan sát ở đốt 14, 15 và 16 phía đầu
của giun. kích thước bằng đốt, hơi thắt lại màu nhạt hơn...
Gv: Mặt bụng có một lỗ sinh dục cái cách 1 đốt (18) có 2 lỗ sinh dục đực,
mút đầu là lỗ miệng, mút đuôi là lỗ hậu môn.
Gv: Yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành quan sát cấu tạo ngồi. Gv
theo dõi, uốn nắn, chỉnh sử cho các nhóm
HS : Các nhóm tiến hành thực hành.
Gv: Yêu cầu Hs làm bài tập: chú thích vào hình 16.1 (ghi vào vở).
Hs: Các nhóm dựa vào đặc điểm mới quan sát, thống nhất đáp án.
Gv: Gọi đại diện nhóm lên chú thích vào tranh.
Hs: Đại diện các nhóm chữa bài, nhóm khác bổ sung.
Gv: Nhận xét và đưa ra đáp án đúng: - Hình16.1 A: 1 - Lỗ miệng; 2 - Đai
sinh dục; 3 - Lỗ hậu mơn;
- Hình 16.1B: 4 - Đai sinh dục; 3 - Lỗ cái; 5 - Lỗ đực.
- Hình 16.1C: 2 - Vịng tơ quanh đốt.


3. Thu hoạch
Gv: Yêu cầu học sinh viết thu hoạch theo mẫu sau:
Trình bày cấu tạo ngồi của giun.
Hồn thành các chú thích, vẽ hình cấu tạo ngồi H16.1, cấu tạo trong
H16.3 vào vở thực hành.
Hs: Thực hiện viết thu hoạch.
- Đáp án:

+ H16.1 (A): 1. Lỗ miệng
2. đai sinh dục
3. Lỗ hậu môn
+ H16.1 (B) 3. Lỗ cái
4. Đai sinh dục
5. Lỗ đực
+ H16.1 (C). Vòng tơ quanh đốt.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số giun đốt khác
GV: Yêu cầu nghiên cứu mục thông tin kết hợp quan sát hình 17.1; 17.2;
17.3 ghi nhớ kiến thức ở phần chú giải, trả lời câu hỏi:
Kể tên các loài giun đốt mà em biết?
Hs: Cá nhân Hs tự quan sát tranh hình, đọc thơng tin SGK, ghi nhớ kiến
thức.
- Vắt, rắn biển, đỉa...
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm
(5’) hồn thành bảng 1.
Hs: Cá nhân đọc thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức -> trao đổi nhóm thống
nhất ý kiến và hồn thành nội dung bảng 1. Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung. Nhóm khác
theo dõi, nhận xét và bổ sung.
Gv: Thông báo các nội dung đúng và chiếu bảng chuẩn kiến thức.
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
ST
T
1
2
3
4

5
6

Đa dạng
Môi trường sống
Lối sống
Đại diện
Giun đất
- Đất ẩm
- Chui rúc.
Đỉa
- Nước ngọt, mặn, nước lợ.
- Kí sinh ngồi.
Rươi
- Nước lợ.
- Tự do.
Giun đỏ
- Nước ngọt.
- Định cư.
Vắt
- Đất, lá cây.
- Tự do.
Róm biển
- Nước mặn.
- Tự do.
Ngoài các đại diện giun đốt trong bảng đã nêu em còn biết thêm đại diện
nào khác và nêu môi trường sống của chúng?


HS: Bơng thùa, Sa sùng,..sống ở biển; Giun ít tơ sống ở nước ngọt, Giun

quế, Giun khoang sống trong đất ẩm...
GV chiếu hình ảnh Bơng thùa, Sa sùng, Giun quế, Giun khoang, Đỉa, Vắt,
Rươi, Giun quế,.....kèm them các thông tin về vai trị của các đại diện đó
GV u cầu HS dựa vào thơng tin dưới hình vẽ và hiểu biết của bản thân
thảo luận cặp trong 4 phút hoàn thiện bài tập sau?
Hãy tìm tên các đại diện của giun đốt điền vào chỗ trống sao cho phù hợp
với ý nghĩa thực tiễn của chúng
+ Làm thức ăn cho con người................
+ Làm thức ăn cho động vật khác................
+ Làm cho đất trồng tơi xốp, thống khí..............
+ Làm màu mỡ đất trồng.....................
+ Làm thức ăn cho cá.........................
+ Có hại cho động vật và người....................
HS Thảo luận hoàn thành bài tập, báo cáo, nhận xét
GV chiếu đáp án, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
Nêu trên có vai trị gì đối với tự nhiên và con người?
HS:
Đối với tự nhiên:
+ Làm cho đất trồng tơi xốp, thống khí (giun đất, giun quế, giun
khoang...)
+ Làm màu mỡ đất trồng (giun đất, giun quế, giun khoang...)
Đối với con người
+ Làm thức ăn cho con người (Rươi, Sa sùng, Bông thùa,...)
+ Làm thức ăn cho cá và động vật khác (Giun đổ, Giun đát, Giun
quế,Giun khoang,...)..
+ Có hại cho động vật và người (Đỉa, Vắt,...)
Qua bảng và ví dụ em vừa nêu hãy rút ra kết luận về sự đa dạng của
giun đốt về số lồi, lối sống, mơi trường sống và vai trị?
Hs: Rút ra kết luận.
Gv: Nhận xét – kết luận

- Giun đốt có nhiều lồi: vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ,sa sùng, bông
thùa,...
- Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.
- Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc.
Địa phương em có các loại giun đốt nào?
HS: Liên hệ nêu được có: Giun đất, giun khoang, giun quế, đỉa, vắt,...


Giun đốt có vai trị quan trọng đối với đời sống con người và môi trường
tự nhiên vậy ta cần làm gì để bảo vệ chúng?
HS: Có ý thức bảo vệ động vật có ích, bảo vệ mơi trường mà giun đốt
sinh sống....
GV: Giáo dục Hs ý thức bảo vệ các lồi động vật có ích và mơi trường
sống của chúng.
2.3. Hoạt động củng cố, luyện tập.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi…
Giun đất có đặc điểm gì tiến hóa hơn hẳn so với giun trịn?
HS: Tổng kết lại những đặc điểm tiến hóa của giun đất (đại diện cho
ngành Giun đốt) về cấu tạo ngoài, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản,..so với Giun
tròn (đại diện là giun đũa)
GV: Chốt kiến thức
GV chiếu bài tập (HS giải thích đúng GV lấy điểm)
Đacuyn có nói: “Trước khi con người phát minh ra lưỡi cày thì giun đất
đã biết cày đất trước con người và sẽ cày đất mãi mãi…” Theo em câu nói đó
có đúng khơng? Vì sao?
HS: Câu nói đó đúng vì:
+ Hoạt động di chuyển: Giun đào đất, xáo trộn đất tăng độ xốp cho đất
+ Hoạt động tiêu hố: Phân giun có kết cấu hạt rất phù hợp với cây trồng:
(tăng độ mùn,giảm độ chua cho đất, tăng muối khống….)
GV chiếu đoạn thơng tin sau, yêu cầu HS đọc đoạn thông tin và trả lời câu

hỏi:
Đỉa gây hại: Đỉa chui vào đường thở (mũi, thanh khí quản) gây bênh dị
vật sống trong đường thở, chảy máu kéo dài, ... Đỉa nằm trong bàng quang gây
đau, rát, chảy máu khi đi tiểu. Đỉa bám vào chân, tay để hút máu hay chui vào
mắt và bám chặt.
Nguyên nhân: tắm, chơi đùa ở sông suối, ruộng và uống nước ở khe sông,
suối, đầm, hồ, ao …
Biện pháp: không chơi đùa, uống nước ở khe sông, suối. Khi bị đỉa bám
vào có thể dùng cồn, muối, nước vơi hay nước miếng…để gỡ đỉa ra trước khi
chúng no.
Đỉa được sử dụng nhiều trong y học là nhờ trong nước bọt của đỉa có chất
hirudin chống đơng máu, làm giãn nở mạch máu … và nhiều chất khác. Có thể
sử dụng ngăn nhồi máu cơ tim, phục hồi tuần hoàn; tăng tốc độ lan rộng của
thuốc tiêm và thuốc gây tê; tái tạo hình hàm mặt, ngực, cho phẫu thuật thẩm mỹ;
chữa bệnh về da, khớp, xoang…
- Vì sao đỉa thường hút máu người, gây hại cho người nhưng vẫn được
thu mua?


HS: Đỉa thường được thu mua làm dược liệu để ứng dụng vào việc chữa
bệnh cho người,
GV chốt kiến thức: Nước bọt của đỉa có chất hirudin chống đơng máu,
làm giãn nở mạch máu … và nhiều chất khác. Có thể sử dụng ngăn nhồi máu cơ
tim, phục hồi tuần hoàn; tăng tốc độ lan rộng của thuốc tiêm và thuốc gây tê; tái
tạo hình hàm mặt, ngực, cho phẫu thuật thẩm mỹ; chữa bệnh về da, khớp,
xoang…
Vì vậy mặc dù đỉa hút máu người nhưng chúng ta cũng không được tiêu
diệt hết loài đỉa mà phải biết hạn chế tác hại của chúng.
GV cho HS chơi trò chơi giải ơ chữ (GV chiếu)
2.4. Hoạt động tìm tịi, mở rộng

GV chiếu câu hỏi sau:
Gần đây có tin đồn về hiện tượng “Đỉa được thu mua, sấy khô, tán thành
bột rồi trộn vào thức ăn (bánh kẹo) và khi ăn vào cơ thể, đỉa sẽ tái sinh và
nhung nhúc trong cơ thể ”. Bằng sự hiểu biết của bản thân về ngành Giun đốt
nói chung, đỉa nói riêng, hãy giải thích hiện tượng trên.
HS: Đỉa có khả năng tái sinh (khi bị cắt hoặc đứt một phần cơ thể chúng
có thể tái sainh lại và hình thành nên cá thể mới) tuy nhiên nó khơng có khả
năng tái sinh khi đã bị phơi khô hoặc đốt cháy hoặc trong môi trường axit.
GV: chốt kiến thức, mở rộng
Đỉa thuộc ngành Giun đốt, giữa các đốt có vách ngăn. Vì vậy mỗi đốt có
thể là một phần cơ thể, khi cắt (hoặc gây tổn thương) cá thể ở một vị trí nhất
định thì đỉa cũng như Giun đốt khác có khả năng tái sinh và hình thành nên cá
thể mới.
Tuy nhiên sự tái sinh này là hữu hạn, nếu phá vỡ cấu trúc thể xoang thì dù
chỉ cắt cá thể đỉa làm đơi (cắt dọc thân đỉa) thì khơng có khả năng tái sinh, mặt
khác vì Giun đốt có hệ tuần hồn kín nên nó khơng có khả năng tái sinh khi đã
bị phơi khô hoặc đốt cháy hoặc trong môi trường axit.
Do đó thơng tin trên là khơng có cơ sở.
GV u cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về vai trị của các đại diện Giun đốt,
tìm hiểu về việc ni Giun quế và những lợi ích của phân trùn quế đối với trồng
trọt.
VI. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×