Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Phương ngữ nam bộ trong các sáng tác của nguyễn ngọc tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.57 KB, 213 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN VĂN
---------

NGUYỄN BÌNH KHANG

PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ
TRONG CÁC SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 602201

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NAÊM 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN VĂN
---------

NGUYỄN BÌNH KHANG

PHƯƠNG NGỮ NAM BỘ
TRONG CÁC SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 602201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS . TS TRẦN THỊ NGỌC LANG



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NAÊM 2009


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
(B)

Bắc

(BNMM)

Biển người mênh mông

(CĐBT)

Cánh đồng bất tận

(ctt)

Cụm tính từ

(cđgt)

Cụm động từ

(cdt)

Cụm danh từ

(ct)


Cảm từ

(ctth)

Cụm từ tượng hình

(dt)

Danh từ

(ĐS)

Đời sống

(đgt)

Động từ

(đt)

Đại từ

(GTh)

Giao Thừa

(GL)

Gió lẻ


(kt)

Kết từ

(NNTD)

Ngôn ngữ toàn dân

(NĐKT)

Ngọn đèn không tắt

(NCMT)

Nước chảy mây trôi

(NNNV)

Ngôn ngữ nhân vật

(NNTG)

Ngôn ngữ tác giả

(NXB)

Nhà xuất bản

(N)


Nam
1


( NXB ĐH & THCN)

Nhà xuất bản đại học và trung
học chuyên nghiệp

(NXB KHXH)

Nhà xuất bản khoa học xã hội

(NXB VHTT)

Nhà xuất bản văn hóa thông tin

(NXB VHSG)

Nhà xuất bản văn hóa Sài Gòn

(ÔgN)

Ông Ngoại

(PNBB)

Phương ngữ Bắc Bộ


(PNNB)

Phương ngữ Nam Bộ

(pt)

Phụ từ

(qn)

Quán ngữ

(T)

Trung

(TVPT)

Tiếng Việt phổ thông

(TN NNT)

Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

(TV NNT)

Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

(TK)


Thống kê

(TĐTNNB)

Từ điển từ ngữ Nam Bộ

(TĐĐC TĐP)

Từ điển đối chiếu từ địa phương

(T/C)

Tạp chí

(TL)

Tiếng lóng

(TP HCM)

Thành phố Hồ Chí Minh

(tr)

Trang

(tt)

Tính từ


(ttt)

Từ tượng thanh

2


MỤC LỤC

Trang
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

1

MỤC LỤC

3

DẪN NHẬP

7

1. Lý do chọn đề tài

7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

11


3. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu

12

4. Giới hạn đề tài

15

5. Đóng góp của luận văn

16

6. Kết cấu luận văn

17

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tiếng Việt phổ thông (hay ngôn ngữ toàn dân)

18

1.1.1. Khái niệm

18

1.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ toàn dân

20


1.1.2.1. Tính thống nhất của NNTD

20

1.1.2.2. Tính chuẩn mực của ngôn ngữ

21

1.2. Tiếng địa phương

22

1.2.1. Phương ngữ và phương ngữ học

22

1.2.1.1. Khái niệm

22

1.2.1.2. Lịch sử nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt

23

3


1.2.1.2.1. Xu hướng vấn đề phân vùng phương ngữ

24


1.2.1.2.2. Xu hướng mô tả các thổ ngữ hay một vùng
phương ngữ nào đó

24

1.2.1.2.3. Xu hướng tiếp cận trên cơ sở văn hóa xã hội
của phương ngữ

25

1.2.1.2.4. Xu hướng lập từ điển địa phương

26

1.2.2. Thổ ngữ

27

1.2.3. Tiếng lóng

28

1.2.4. Biệt ngữ

34

1.3. Ngôn ngữ văn chương và phong cách tác giả

36


1.3.1. Phong cách ngôn ngữ văn chương

36

1.3.2. Phong cách tác giả

37

1.3.3. Ngôn ngữ và nghệ thuật của tác giả

37

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ NAM BỘ TRONG CÁC SÁNG TÁC
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
2.1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư, nhà văn trẻ Nam Bộ

40

2.1.1. Vài nét tác giả

39

2.1.2. Tác phẩm chính

41

2.1.3. Một nhà văn Nam Bộ


42

2.2. Phương ngữ Nam Bộ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
giai đoạn đầu

47

2.2.1. Biến thể ngữ âm

48

2.2.2. Biến thể từ vựng

52
4


2.2.3. Từ ngữ địa phương Nam Bộ

57

2.2.3.1. Nhóm các từ được tạo ra để gọi tên những hiện tượng,
những sự vật chỉ tồn tại ở địa phương Nam Bộ

57

2.2.3.2. Đặc biệt nhóm những từ được tạo ra để gọi tên và biểu đạt
theo cách riêng của địa phương những sự vật ý niệm vốn
là phổ biến


58

2.2.3.3. Từ xưng gọi (danh xưng)

59

2.2.3.4. Nhóm từ tuy có từ tương ứng ở Tiếng Việt toàn dân
nhưng nó mang những nghóa mới và sắc thái mới

61

2.2.3.5. Những đơn vị và dạng thức từ ngữ được vay mượn trực tiếp
ở địa phương Nam Bộ từ các thứ tiếng khác hoặc
các dân tộc khác cùng sinh sống ở Nam Bộ

64

2.2.4. Ngữ (cụm từ) trong phương ngữ Nam Bộ

65

2.2.5. Những yếu tố chỉ mức độ cao của tính từ

68

2.2.6. Ngữ khí từ, hư từ liên quan tới hiện tượng ngữ pháp

70

2.2.7. Những hiện tượng rút gọn


73

2.3. Phương ngữ Nam Bộ trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
giai đoạn sau

77

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
NGUYỄN NGỌC TƯ
3.1. Giàu hình tượng và giàu tính cụ thể

89
90

3.2. Giàu tính biểu cảm với các thán từ, ngữ khí từ và cách
ngắt câu của âm điệu

92
5


3.3. Giàu tính cường điệu, dí dỏm, hài hước

95

3.4. Bình dân và giản dị mà không non trẻ

99


3. 5. Trạng ngữ trong câu

105

3. 6. Khẩu ngữ và ngôn ngữ miêu tả

107

3.7. Cấu trúc câu với từ “mà”

109

3.8. Câu sử dụng dấu chấm lửng

111

3.9. Đặc điểm về giới và lứa tuổi trong phong cách ngôn ngữ
của Nguyễn Ngọc Tư

114

KẾT LUẬN

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

124


NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN

132

PHỤ LỤC
(Những từ ngữ Nam Bộ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư)

6

133


DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Phương ngữ ngoài khả năng làm tăng thêm màu sắc địa phương cho
các văn bản văn học nghệ thuật, còn có khả năng làm phong phú thêm cho
vốn từ toàn dân (VTTD). Khi xét mối quan hệ giữa phương ngữ với các tác
phẩm văn học, chúng ta không chỉ khảo sát phương ngữ để nhận thức, để
biết được đặc điểm của các phương ngữ nói chung và phương ngữ Nam Bộ
nói riêng vào ngôn ngữ văn học như thế nào cho có giá trị nghệ thuật. Điều
này có nghóa là đã thừa nhận rằng, ngay trong ngôn ngữ nhà trường, ngôn
ngữ của nghệ thuật, cũng không có việc loại trừ phương ngữ, coi phương ngữ
là một cái gì kém cỏi, cần phải tránh như một thói quen có hại tới sự trong
sáng của ngôn ngữ, đồng thời, cũng không nên xem ngôn ngữ văn học nghệ
thuật chỉ là ngôn ngữ của một phương ngữ. Thật ra, vấn đề này, từ lâu các
nhà văn Việt Nam cũng đã có ý thức viết ngôn ngữ văn học sao cho toàn
dân có thể hiểu, và dù họ là người địa phương nào cũng cố gắng viết theo
ngôn ngữ toàn dân (NNTD). Chẳng hạn các tác giả của Hoa Tiên, Truyện
Kiều, Mai Đình Mộng Ký đều là người Nghệ Tónh; Nguyễn Đình Chiểu,

Phan Văn Trị là người miền Nam nhưng tác phẩm của họ về cơ bản vẫn dựa
trên ngôn ngữ toàn dân. Điều này xét trên góc độ giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt có phần hạn chế, nếu xét ngôn ngữ thuần tuý nhằm mục đích
thông báo nội dung, mà không nhằm mục đích nghệ thuật thì ngôn ngữ toàn
dân, và chỉ là ngôn ngữ toàn dân được sử dụng mà thôi. Nhưng ở lónh vực
7


nghệ thuật thì khác hẳn, mục đích của ngôn ngữ nghệ thuật (thơ ca, truyện,
tiểu thuyết, ký sự v.v) không phải đơn thuần là thông báo sự việc mà còn
thông báo về nghệ thuật nữa, chẳng hạn đề tài, cốt truyện, ngôn ngữ nhân
vật, phong cách nhà văn v.v. Vì vậy chủ trương viết tác phẩm nghệ thuật chỉ
dựa trên ngôn ngữ toàn dân hoặc một phương ngữ chuẩn nào đó (chẳng hạn
phương ngữ của Hà Nội) là không đúng, vì nó làm cho ngôn ngữ văn học
nghèo nàn đi, mất sắc thái biểu cảm. Chẳng hạn trong thời gian 1932 –
1945, phái Tự Lực Văn Đoàn chỉ viết bằng một ngôn ngữ duy nhất, ngôn
ngữ của Hà Nội, lấy dân thành thị làm tiêu chuẩn. Kết quả là, tuy có đóng
góp về sự chuẩn hoá ngôn ngữ, các tác phẩm này vẫn xanh xao, không có
ngôn ngữ nhân vật, không có màu sắc địa phương, và vốn từ trở nên quá
nghèo nàn vì bị tỉa tót, mà ngôn ngữ mất tính hiện thực, không phản ánh
được hết thực tại. Theo quan điểm nghệ thuật, mỗi phong cách là một kiểu
lựa chọn. Dùng từ toàn dân hay từ địa phương đều là những cách lựa chọn.
Không có cách lựa chọn nào tự nó là hay, cũng không có cách lựa chọn nào
tự nó là dở, chỉ có cách lựa chọn đúng và cách lựa chọn sai mà thôi. Đúng
hay sai là tuỳ ở tính cụ thể lịch sử, hiện thực phản ánh … mà mình muốn thể
hiện.
Nếu ta nhìn lại lịch sử phát triển của văn học thì trước đây, tác phẩm của các
nhà văn Bửu Đình, Hồ Biểu Chánh … không phổ biến rộng cả nước vì các tác
giả này dùng nhiều từ ngữ địa phương mà lại viết theo phong cách khẩu ngữ
– nói sao viết vậy cho nên có nhiều hạn chế cho người đọc. Về sau, những

tác phẩm của các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Anh Đức, Nguyễn
Thi, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng v.v. được người đọc cả nước trân trọng
8


vì các tác giả biết sử dụng từ địa phương một cách đúng mức. Và đến thế hệ
bây giờ cũng xuất hiện các nhà văn Nam Bộ như : Lý Lan (TP HCM), Dạ
Ngân (Cần Thơ), Nguyễn Ngọc Tư (Cà Mau) đều là nhà văn Nam Bộ nhưng
việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ vào trong sáng tác là không giống nhau.
Trường hợp Lý Lan trong sáng tác có sử dụng từ địa phương nhưng không
nhiều; đối với Dạ Ngân việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ lại càng ít hơn bởi
lẽ: hiện nay khi nghiên cứu về phương ngữ qua những sáng tác văn học, một
thực trạng mà chúng ta có thể nhận ra là những sáng tác của nhà văn Nam
Bộ lớp trước thì dễ tìm, dễ lấy dữ liệu vì ngôn ngữ của họ thuần chất Nam
Bộ. Còn các sáng tác của những nhà văn Nam Bộ đương đại thì không dễ có.
Mà dẫu là nhà văn Nam Bộ đi chăng nữa thì liệu những dữ liệu trong sáng
tác của họ có phải là lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ hay không? Vì
trong buổi giao lưu hiện đại này, giữ được cái gì mang bản sắc của riêng
mình không phải dễ. Hơn nữa ở lónh vực viết văn, có nhiều người cho rằng,
Nam Bộ không phải là xứ sở của văn chương nên có nhiều người “ngại”, sợ
thiên hạ biết mình là nhà văn Nam Bộ nữa. Bởi đó, đôi khi họ cố sửa giọng,
thay đổi thói quen dùng từ để sao cho tác phẩm của mình có tính toàn dân,
hiện đại hơn.
Còn trường hợp nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư thì khác hẳn. Ngoài những
sáng tác đăng chung với những tác giả khác, những tập truyện ngắn riêng
của chị như: Ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ 2000); Ông ngoại (NXB Trẻ
2001); Biển người mênh mông (NXB Trẻ 2003); Giao thừa (NXB Trẻ 2003);
Tập truyện và ký- Nước chảy mây trôi (NXB Văn Nghệ TP HCM 2004);
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (NXB VH SG 2005), Cánh đồng bất tận (NXB
9



Trẻ 2005); Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ 2006). Những sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư đã gây một tiếng vang mới với phong cách rặt Nam Bộ,
khen chê đều có, nhưng dù sao thì tên tuổi của chị không chỉ được biết đến ở
phạm vi trong nước mà cả ở nước ngoài nhiều bạn đọc cũng quan tâm. Và
gần đây nhất, chị cho xuất bản tập truyện ngắn Gió lẻ (NXB Trẻ 2008) từng
bước khẳng định năng lực viết văn của mình với địa hạt mới. Tuy lượng từ
ngữ Nam Bộ được sử dụng trong tập Gió lẻ có giảm đi, phong cách ngôn ngữ
cũng có nhiều thay đổi nhưng đây là sự điều chỉnh tích cực theo quy luật khi
sáng tác nghệ thuật. Không quá lạm dụng lượng từ ngữ Nam Bộ khi không
cần thiết, để ngôn ngữ tác phẩm của mình mang tính phổ biến dễ tiếp nhận …
mà vẫn không giấu được chất Nam Bộ trong sáng tác của mình tuy không rặt
Nam Bộ như những sáng tác trước. Đây là sự uốn nắn cần thiết, điều này
chẳng những không làm mất đi giọng điệu Nam Bộ mà còn khẳng định chất
Nam Bộ là mang tính quy luật nghệ thuật chứ không phải là sự ngẫu hứng
tuỳ tiện.
Đọc truyện của Ngọc Tư, người đọc sẽ cảm nhận được chất Nam Bộ ở nhiều
phương diện của tác phẩm, đặc biệt nhà văn đã tạo cho mình một phong
cách riêng – phong cách “rặt” Nam Bộ.
Hiện nay việc khảo sát, nghiên cứu phương ngữ qua các sáng tác văn học
chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy chúng tôi muốn tìm hiểu văn phong
Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư . Và chị đã đưa phương ngữ Nam Bộ vào tác
phẩm của mình như thế nào.
Nhằm xác định phương cách sáng tác văn học trong mối quan hệ với phương
ngữ, phục vụ cho việc chuẩn hoá ngôn ngữ trong sáng tác văn học nghệ
10


thuật, đồng thời làm nổi bật đặc điểm và phong cách ngôn ngữ của nhà văn

trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Đó là những gì mà đề tài “Phương ngữ Nam Bộ trong
các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư” muốn tìm hiểu, khảo sát.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề phương ngữ nói chung và phương ngữ Nam Bộ nói riêng, thì từ
lâu đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tiếng địa phương miền Nam với
tư cách là một phương ngữ của nhiều tác giả và với những thành tựu như: từ
điển “Phương ngữ Nam Bộ” do Nguyễn Văn i chủ biên (1994), “Những từ
ngữ gốc Khơme trong phương ngữ Nam Bộ” của Thái Văn Chải (1986),
“Hai vấn đề về âm vị học trong phương ngữ Nam Bộ” của Cao Xuân Hạo
(1998), “Sự tiếp xúc giữa các phương ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh” của
Trần Thị Ngọc Lang (1986), “Phương ngữ Nam Bộ” của Trần Thị Ngọc
Lang (1995), “Về một hiện tượng láy trong phương ngữ miền Nam” của
Trịnh Sâm (1986), “Từ vị tiếng miền Nam” của Vương Hồng Sển và “Từ
điển đối chiếu từ địa phương của Nguyễn Như Ý, Đặng Ngọc Lệ…” (1999),
“Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của Huỳnh Công Tín (2007) v.v. đã tập hợp được
số lượng tương đối đầy đủ lớp từ vựng của phương ngữ Nam Bộ. Ngoài các
từ điển, còn có các công trình có tính chất so sánh giữa các phương ngữ về
ngữ âm, về từ vựng … như công trình của Thompson (1965), Hoàng Thị Châu
(1989), Trần Thị Ngọc Lang (1995) v.v. Tuy nhiên khi nghiên cứu phương
ngữ Nam Bộ qua những sáng tác văn học và đặc biệt là qua các sáng tác của
nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư để làm nổi bật sắc thái, đặc điểm phong cách
ngôn ngữ của nhà văn ... thì chưa có công trình nào lớn nghiên cứu về vấn
11


đề này, nếu có chăng về vấn đề này chỉ là các bài viết đơn lẻ, chưa đủ để
coi là một công trình hoàn chỉnh. Chẳng hạn: Bài viết của Huỳnh Công Tín
“Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn trẻ Nam Bộ” (Đăng trên báo Văn nghệ Sông
Cửu Long); Trần Hữu Dũng “Nguyễn Ngọc Tư – đặc sản miền Nam” (Báo

văn Nghệ số 39 tháng 9/2005); Kiệt Tấn “Nguyễn Ngọc Tư : Tôi như kẻ đẽo
cày giữa đường” (Người đô thị số 35); Nguyễn Tý “Ngày đầu năm đọc Cánh
đồng bất tận, với sức hút kỳ lạ” (Báo Công an TPHCM tháng 2 năm 2006);
Đoàn Nhã Văn “Nắng , gió, vịt, và đàn bà giữa cánh đồng bất tận” (Tạp chí
Văn hóa Phật giáo số 11 năm 2005); Hoàng Thiên Nga “Đọc Nguyễn Ngọc
Tư qua Cánh đồng bất tận” (Thời báo kinh tế SG 11/2005); Dạ Ngân “May
mà có Nguyễn Ngọc Tư” (Tuổi Trẻ online 16/4/2006); Trần Hoàng Thiên
Kim “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Tôi “điên” không … đều.” (Thể thao và văn
hóa 15/2/2008); Đình Khôi – Văn Quỳnh “Văn Nguyễn Ngọc Tư – số lượng
hay chất lượng” (Thể thao và văn hóa 19/10/2008); evan.com.vn “Nguyễn
Ngọc Tư; Trái sầu riêng vùng đất Mũi”; Dương Thanh Bình “Tìm hiểu ngôn
ngữ truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư” (Ngôn ngữ & Đời sống, số 4 – 2009).
Vì vậy luận văn này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tương đối đầy đủ về ngôn
ngữ Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi mong rằng đề tài nghiên cứu này sẽ giúp
những người quan tâm có cái nhìn tương đối đầy đủ về ngôn ngữ sáng tạo
của Nguyễn Ngọc Tư .

3. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong các sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư, dữ liệu không bao gồm những sáng tác đăng chung với
12


các tác giả khác mà phạm vi tập hợp dữ liệu là những sáng tác riêng của
Ngọc Tư bao gồm các thể loại: Truyện ngắn, ký, tạp văn. Đó là các tập sau:
Sáng tác đầu tay, Ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ 2000); Ông ngoại (NXB Trẻ
2001); Giao thừa (NXB Trẻ 2003); Tập truyện và ký- Nước chảy mây trôi
(NXB Văn Nghệ TP HCM 2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (NXB VH
SG 2005), Cánh đồng bất tận (NXB Trẻ 2005); Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư
(NXB Trẻ 2006) và gần đây nhất chị cho xuất bản tập truyện ngắn Gió lẻ

(NXB Trẻ 2008).
Sỡ dó chúng tôi chọn những tập truyện trên làm nguồn dữ liệu vì đây là
những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư, những sáng tác này đã đem
đến sự thành công cho chị. Các sáng tác được phân bổ theo ba thể loại chính:
truyện, ký và tạp văn.
Nguồn dữ liệu được chọn để khảo sát là những sáng tác không trùng nhau
được in ở các tập nêu trên, cụ thể là: Ngọn đèn không tắt (NĐKT) gồm 6
truyện (Ngọn đèn không tắt, Cỏ xanh, Nỗi buồn rất lạ, Chuyện của Điệp, Ngổn
ngang, Lý con sáo sang sông); Ông ngoại (ÔgN) gồm 11 truyện (Tắm sông, Ba
bé Ngoan về, Lụm còi, Người mẹ vườn cau, Ông ngoại, Giàn bầu trước ngõ, Bà cô,
Áo tết, Những con mèo bé nhỏ, Tết của cô, Xa xóm Mũi); Giao thừa (GTh) gồm

17 truyện (Bởi yêu thương, Cái nhìn khắc khoải, Chuyện vui điện ảnh, Cuối mùa
nhan sắc, Dòng nhớ, Đời như ý, Giao thừa, Hiu hiu gió bấc, Làm má đâu có dễ,
Làm mẹ, Lương-Bến đò xóm Miễu, Một dòng xuôi mải miết, Một mối tình, Ngày
đã qua, Ngày đùa, Người năm cũ, Nhớ sông); Truyện và ký Nước chảy mây

trôi (NCMT) gồm 23 truyện và ký (Qua cầu nhớ người, Mối tình năm cũ,
Chiều vắng, Huệ lấy chồng, Nước chảy mây trôi, Nhà cổ, Lời của Má, Cửa sau,
13


Chợ nhóm bên đường, Chợ của Má, Bạn nhậu cũ – cha và con, Nguyệt, người bạn
không biết viết văn, Quán nhớ, Nhớ đất, Gió mùa thao thức, Mơ thấy mùa đang
tới, Hiên trước nhà một bà già tốt bụng, Chờ đợi những mùa tôm, Đất Mũi mù xa,
Tháng chạp ở Rạch bộ tời, Ngủ ỡ Mũi, Xa đầm Thị Tường, Một mái nhà) ; Tập

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (TN-NNT) gồm 4 truyện (Lỡ mùa, Đau gì như
thể, Nữa mùa, Biển người mênh mông); Tập truyện Cánh đồng bất tận


(CĐBT) gồm 5 truyện (Cải ơi, Thương quá rau răm, Duyên phận so le, Một trái
tim khô, Cánh đồng bất tận); Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (TV- NNT) gồm 19

ký sự (Trở gió, Ngậm ngùi Hưng Mỹ, Chơi một mình, Lời nhắn, Sân nhà, Một
giấc mơ, Làm cho biết, Tản mạn quanh cái cổng, Thư từ quê, Kính thưa anh nhà
báo, Đi qua những cơn bão khô, Đôi bờ thương nhớ, Hư ảo rồi tan, Chút tình sông
nước, Bùa yêu của con nhỏ thất tình, Ngơ ngác mùa dưa, Trăm năm bến cũ con
đò, Bà già vui vẻ, Nhớ nguồn); Gió lẻ (GL) gồm 10 truyện (Vết chim trời,
Chuồn chuồn đạp nước, Tình thầm, Sầu trên đỉnh Puvan, Ấu thơ tươi đẹp, Núi lở,
Thổ sầu, Của ngày đã mất, Một chuyện hẹn hò, Gió lẻ).

Với đề tài “Phương ngữ Nam Bộ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư”,
khi tiến hành nghiên cứu người thực hiện đã sử dụng ngoài những phương
pháp chung như: Sưu tập, phân loại, miêu tả, luận văn còn dựa trên hai
phương pháp chính là: phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp thống
kê. Luận văn dựa trên khuynh hướng nghiên cứu gắn liền với bình diện sử
dụng cụ thể của phương ngữ Nam Bộ trong văn học, và khuynh hướng
nghiên cứu gắn liền với yêu cầu chuẩn hoá ứng dụng vào thực tiễn ngôn
ngữ. Sau đó chúng tôi tiến hành khảo sát thống kê và căn cứ vào con số

14


thống kê từ dữ liệu cho chạy bảng phân bố tần suất Frequency, rồi tiến hành
phân tích trước khi đưa ra kết luận.

4. Giới hạn đề tài
Năm 1753, đọc diễn văn khi được tiếp nhận vào Hàn Lâm Viện Pháp,
Buffon đã thuyết trình quan niệm của ông về cách hành văn, ông cho rằng
“văn chính là người” ý của Buffon là giá trị của một tác phẩm phổ biến khoa

học tùy thuộc vào cách hành văn, chính cách hành văn mới biểu lộ được tính
chất riêng của bộ óc thông minh làm nên tác phẩm. Nội dung tác phẩm là
thứ của chung, ai cũng khai thác được, cách hành văn, ngôn ngữ nhà văn mới
là phần riêng thuộc mỗi tác giả. Hơn nữa ngôn ngữ văn chương thường phản
ánh khá trung thực về con người nhà văn, con người bao gồm tính nết, những
đặc điểm của cuộc đời (bình thản hay xao động v.v.), những đặc điểm trong
lối sống (sở thích, sự đam mê v.v.). Không những thế, ngôn ngữ văn chương
lại cũng biểu thị đặc tính nghệ thuật của từng tác giả. Trong ngôn ngữ văn
chương nhà nghiên cứu có thể tìm gặp những cá biệt của từng con người,
những nét đặc sắc về phong cách của từng văn nghệ só. Nhưng mức độ biểu
hiện của từng nhà văn không phải ngang bằng với nhau trong tất cả mọi
trường hợp, và không phải luôn luôn dễ nhận thức (xem [1]). Từ nhận định
này, khi ta nghiên cứu nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư cũng trên cơ sở quan
niệm trên, có thể nói Ngọc Tư là một hiện tượng mới, lạ trong dòng văn học
đương đại. Ngọc Tư đã mạnh dạn khoác lên mình một chiếc áo ngôn từ đa
màu sắc về phương ngữ Nam Bộ. Điều này đã mang đến cho chị một phong
cách ngôn ngữ riệng biệt, chính nó đã làm nên tên tuổi của chị.
15


Khi nghiên cứu đề tài phương ngữ Nam Bộ trong các sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư, luận văn muốn có cái nhìn tổng quan về việc vận dụng ưu thế
phương ngữ Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho nhà văn một
phong cách riêng – phong cách rặt Nam Bộ. Do vậy, phạm vi giới hạn của
đề tài này, không bàn luận về các vấn đề rộng lớn thuộc phương ngữ Nam
Bộ, ngay cả vấn đề ngôn ngữ nhà văn nói chung cũng là hạn chế của luận
văn. Đề tài luận văn này dựa trên kiến thức lý luận về phương ngữ học nói
chung và phương ngữ Nam Bộ nói riêng ở các bình diện mang tính đặc trưng
của phương ngữ Nam Bộ, cụ thể ở phương diện ngữ âm, phương diện từ ngữ
địa phương, các ngữ khí từ , hư từ biểu thị sắc thái của phương ngữ Nam Bộ,

những hiện tượng làm nên sự khác biệt về mặt ngữ pháp của phương ngữ Nam
Bộ so với phương ngữ khác -phương ngữ Bắc Bộ (PNBB) bằng cách đối chiếu
với kết quả khảo sát, thống kê tần suất của những hiện tượng liên quan đến
phương ngữ Nam Bộ trong các sáng tác cụ thể từ những tập truyện của nhà
văn Nguyễn Ngọc Tư để phân tích, từ đó làm nổi bật phong cách ngôn ngữ
Nam bộ của Nguyễn Ngọc Tư với khả năng vận dụng tốt ưu thế của phương
ngữ Nam Bộ thể hiện ở bề mặt ngôn từ khi đưa vào văn học thành văn.

5. Đóng góp của luận văn
Từ những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, với khả năng sử dụng khá
nhiều yếu tố phương ngữ Nam Bộ trong sáng tác của mình, như đã nói ở
trên, đây là hiện tượng mới lạ của nhà văn trẻ này: Chẳng những Ngọc Tư
không giấu giếm, không “ngại” mà còn phơi bày tất cả bản chất Nam Bộ từ
phong cách đến ngôn ngữ nhân vật … bằng ngôn từ rất Nam Bộ của mình.
16


Qua việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ của Ngọc Tư, luận văn muốn làm nổi
bật sắc thái và đặc điểm ngôn ngữ của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Với
việc đưa phương ngữ Nam Bộ vào văn học thành văn đã mang đến thành
công nhất định cho Ngọc Tư, từ đó luận văn là nguồn tư liệu để tham khảo,
phục vụ cho việc nghiên cứu phương ngữ Nam Bộ qua sáng tác văn học nói
riêng và phương ngữ trong ngôn ngữ văn học nói chung.

6. Kết cấu luận văn
Với phạm vi đề tài như đã nêu, ngoài phần dẫn nhập và kết luận, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư.

Chương 3: Đặc điểm phong cách ngôn ngữ Nguyễn Ngọc Tư.
Luận văn còn có phần phụ lục, gồm các từ ngữ Nam Bộ được sử dụng trong
các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.

17


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tiếng Việt phổ thông (hay ngôn ngữ toàn dân)
1.1.1. Khái niệm
Tiếng Việt nói chung là ngôn ngữ thống nhất, tồn tại một cách khách
quan dưới những hình thức khác nhau: ngôn ngữ văn học, khẩu ngữ và các
phương ngữ. Cách mạng tháng Tám thành công, tiếng Việt được thừa nhận
như một ngôn ngữ chính thức, dùng làm tiếng nói chung cho cộng đồng
người Việt. Và theo thời gian phát triển của đất nước, tiếng Việt ngày càng
trở nên phong phú, đa dạng và đang trên đà phát triển theo hướng hoàn thiện
hơn, tinh tế, chính xác hơn. Với quan niệm đó, nói một cách dễ hiểu nhất,
tiếng Việt chuẩn hóa được coi là ngôn ngữ chung (Tiếng Việt phổ thông) hay
ngôn ngữ toàn dân (NNTD) phân biệt với ngôn ngữ được dùng ở các địa
phương, thường gọi là phương ngữ. Ngôn ngữ toàn dân hay còn gọi ngôn ngữ
chuẩn mực đảm nhiệm đầy đủ các chức năng, nó là phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự phát triển của toàn quốc gia, của
một xã hội tổng thể về chính trị, văn hóa và kinh tế. Và nó là một nhân tố
tinh thần và tình cảm gắn bó các thành phần dân tộc vào một quốc gia. Cho
nên NNTD của quốc gia phát triển thành ngôn ngữ văn hóa chuẩn hóa.
Chuẩn của nó có tác dụng tạo nên ý thức cộng đồng ngôn ngữ đối với tất cả
những người mà nó không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ. [10: 53-54]

18



Vậy NNTD mang tính chất chuẩn hóa và thống nhất, là một quá trình quan
hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội. Đây là ngôn ngữ phổ biến, phạm vi
sử dụng ở diện rộng. Đồng thời ngôn ngữ toàn dân là một hệ thống mở, luôn
sẵn sàng tiếp nhận những yếu tố mới để làm giàu cho vốn từ toàn dân.
Khi bàn đến khái niệm NNTD, với tính thống nhất của ngôn ngữ, Nguyễn
Kim Thản đề nghị phân biệt khái niệm ngôn ngữ văn hóa và ngôn ngữ văn
học cụ thể như sau (xem [23b]):
Ngôn ngữ văn hóa là khái niệm rộng hơn, một ngôn ngữ có khả năng biểu
đạt các giá trị tinh thần của một dân tộc đã tới một trình độ văn minh tương
đối cao, có ảnh hưởng tới văn hóa của một số hoặc ít hoặc nhiều, dân tộc
khác. Ngôn ngữ văn hóa qua những công trình thành văn, vừa là công cụ duy
trì, bảo tồn, vừa là công cụ truyền bá của nền văn minh ấy.
Còn ngôn ngữ văn học được dùng trong sáng tác văn học là ngôn ngữ thống
nhất của cộng đồng, ở dạng nâng cao, có những chuẩn mực xác định, phục
vụ các mặt của đời sống xã hội dưới hai hình thái nói và viết. Như một thông
lệ, ngôn ngữ văn học hình thành trước hết trong văn học thành văn, phát
triển trước hết nhờ có nền văn học ấy, từ đó mà hình thành, phát triển các
loại phong cách khác, chính các phong cách này lại có đóng góp nhất định
cho ngôn ngữ văn học.
Ngôn ngữ văn học có thể coi là đỉnh cao hay là chuẩn của sự trong sáng, tồn
tại trong các dạng phương ngữ của tiếng Việt, song không đồng đều trong
các dạng phương ngữ như là tiếng Việt toàn dân. Ngôn ngữ văn học tồn tại
theo từng phong cách chức năng cụ thể, đặc biệt là phong cách ngôn ngữ
nghệ thuật.
19


Ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ văn hóa với những tiêu chí đánh giá có khác

nhau nhưng ranh giới để tách biệt là không rõ ràng. Dù có phân định như thế
nào thì ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ văn hóa cũng chỉ là những phạm trù
thuộc ngôn ngữ toàn dân.

1.1.2. Đặc điểm của ngôn ngữ toàn dân
1.1.2.1. Tính thống nhất của NNTD
Tiếng Việt nói chung hay ngôn ngữ toàn dân là ngôn ngữ thống nhất,
tính thống nhất này hàm chứa sự đa dạng phong phú, trong điều kiện của
một quốc gia nhiều ngôn ngữ. Đối với một quốc gia nhiều dân tộc, nhiều
ngôn ngữ thì vai trò của ngôn ngữ toàn dân lại rất cần thiết và quan trọng.
Sự khác nhau giữa NNTD và ngôn ngữ của một vùng là khá rõ: Ngôn ngữ
của từng vùng hình thành theo một quá trình tự nhiên, còn NNTD là kết quả
của thực tế sử dụng ngôn ngữ, trong đời sống phát triển của lịch sử ngôn
ngữ. Trên thực tế, sự tồn tại của ngôn ngữ vùng (phương ngữ) không hề ảnh
hưởng đến đến tính thống nhất của NNTD, mà ngược lại ngôn ngữ vùng còn
là một trong những nguồn cung cấp từ ngữ làm phong phú, đa dạng cho hệ
thống NNTD.
NNTD được hiểu là một ngôn ngữ tồn tại trong các dạng phương ngữ của nó.
Không có một ngôn ngữ chung chung tách ra khỏi các phương ngữ, nhất là
trong tình hình đặc biệt của tiếng Việt: Những khác biệt chỉ là những khác
biệt về sắc thái có mang tính quy luật rõ rệt.

20


1.1.2.2. Tính chuẩn mực của ngôn ngữ
Chuẩn ngôn ngữ như một tổng thể những khả năng diễn đạt phù hợp
với cấu trúc ngôn ngữ mà xã hội đã lựa chọn, đánh giá và chấp nhận. Vì vậy
ngôn ngữ chuẩn mực thông thường được xây dựng trên một phương ngữ tiêu
biểu của ngôn ngữ dân tộc, người ta thường gọi là ngôn ngữ cơ sở. Quan hệ

giữa chuẩn và biến thể địa phương thực chất và chủ yếu là quan hệ giữa
biến thể của phương ngữ cơ sở với các biến thể của các phương ngữ khác
(xem 51: [394-405]).
NNTD với chức năng là công cụ giao tiếp giữa người với người, sử
dụng các phương tiện ngôn ngữ phải được thống nhất giữa mọi thành viên
trong cộng đồng ngôn ngữ. Đó là những ràng buộc hiển nhiên được cộng
đồng ngôn ngữ thừa nhận và tuân theo trong hoạt động ngôn ngữ. Đó chính
là các chuẩn mực của ngôn ngữ. Không có những chuẩn mực ấy, không thể
thành ngôn ngữ. Và nhất là ngôn ngữ toàn dân càng không thể thiếu những
chuẩn mực của nó.
Tóm lại, chuẩn ngôn ngữ là những bó buộc mà trong xã hội, mọi người
phải tuân theo, chuẩn ngôn ngữ còn là những lựa chọn chủ động của cá nhân
trong đời sống ngôn ngữ, nhờ vậy mà ngôn ngữ phát triển, xã hội đi lên.
Chuẩn mực trong ngôn ngữ tuy đã được quan tâm rất sớm nhưng chuẩn mực
lại là vấn đề khá phức tạp. Vì đây là quá trình trong đời sống phát triển của
ngôn ngữ, chúng ta rất khó lòng dự đoán được kết quả của quá trình đến
chuẩn hóa này sẽ hoàn tất, hay phát triển theo hướng nào.
Tuy nhiên vấn đề chuẩn có những đặc điểm cơ bản như: một là chúng được
hình thành một cách tự nhiên, trong quá trình sử dụng ngôn ngữ; hai là chúng
21


được nhận thức một cách trực giác và được vận dụng theo kinh nghiệm sử
dụng; ba là chúng gắn bó với ngôn ngữ nói; bốn là chúng có tính ổn định cao,
cũng có nghóa là biến đổi chậm. Thể hiện ở các phương diện như: chuẩn của
hệ thống ngôn ngữ; chuẩn mực phát âm, chuẩn mực chính tả, chuẩn mực từ
vựng và chuẩn mực ngữ pháp; chuẩn mực về phong cách trong ngôn ngữ văn
học.
1.2. Tiếng địa phương
1.2.1.Phương ngữ và phương ngữ học

1.2.1.1. Khái niệm
Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của
ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó
so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác.
Phương ngữ học là một bộ môn của ngôn ngữ học để nghiên cứu một hay
nhiều phương ngữ (dialect). [14: 29]
Hầu hết các ngôn ngữ châu Âu, từ “phương ngữ” (tiếng Anh: dialect; tiếng
Pháp: dialecte) đều có nguồn gốc La tinh: dialectus. Từ La tinh này lại có
cội nguồn Hy Lạp: Dialektos. Ban đầu từ này có nghóa là nói năng, hội thoại,
mà hội thoại bao giờ cũng xảy ra tại một nơi, cho nên sau này dialektos có
nghóa phái sinh là tiếng địa phương. [44:13]
Phương ngữ đó là hình thái nhất định của một ngôn ngữ. Hình thái ấy có
những đặc điểm riêng trong hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng và được sử
dụng ở một môi trường địa lí hẹp hơn môi trường của ngôn ngữ. [10: 83]
Như vậy phương ngữ là hình thức ngôn ngữ mà có hệ thống ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp riêng biệt được sử dụng ở một phạm vi lãnh thổ hay xã hội hẹp
22


hơn là ngôn ngữ. Là một hệ thống ký hiệu và quy tắc kết hợp có nguồn gốc
chung với hệ thống khác được coi là ngôn ngữ (cho toàn dân tộc) các phương
ngữ khác (có người gọi là tiếng địa phương, phương ngôn) khác nhau trước
hết là ở cách phát âm sau đó là từ vựng và kể cả ngữ pháp. Và phương ngữ
học không phải chỉ nghiên cứu một mặt nào đó của một phương ngữ mà
phương ngữ học nghiên cứu mọi mặt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) của một
phương ngữ.

1.2.1.2. Lịch sử nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt
Phương ngữ tuy không phải là đối tượng đầu tiên của các nhà Việt ngữ
học như ngữ pháp nhưng việc nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt cũng đã

được quan tâm ngay từ những năm đầu thế kỷ. Có lẽ công trình của
L.Cadière (1902) là một trong những xuất bản đầu tiên về vấn đề này. Và
cho đến nay, phương ngữ tiếng Việt đã được nhiều nhà Việt ngữ học trong
và ngoài nước quan tâm và vấn đề mà những công trình ấy xem xét cũng rất
đa dạng và phức tạp. [47: 212]
Ngày nay, phương ngữ học đã thật sự trở thành một bộ môn của ngôn ngữ
học và được giảng dạy trong các khoa ngữ văn, khoa xã hội học, ở các
trường Cao đẳng, Đại học. Có nhiều giáo trình phương ngữ học như: “Tiếng
Việt trên các miền đất nước (Phương ngữ học TV)” của Hoàng Thị Châu,
chuyên đề về “Phương ngữ học” dành cho sinh viên ngành ngôn ngữ học của
Đinh Lê Thư, “Phương ngữ Nam Bộ” của Trần Thị Ngọc Lang v.v. và nhiều
nhà ngôn ngữ trong nước và ngoài nước trong những công trình lớn của mình
cũng đã quan tâm đến phương ngữ. Hình dung một cách khái quát, thì hầu
23


×