Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tuyển chọn và xác định mật độ trồng, lượng phân bón thích hợp cho dòng đậu xanh mới chọn tạo tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM HỮU THƯƠNG

TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ TRỒNG,
LƯỢNG PHÂN BĨN THÍCH HỢP CHO DÒNG ĐẬU
XANH MỚI CHỌN TẠO TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thanh Tuấn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn



Phạm Hữu Thương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ của bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình..
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Tuấn đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình
triển khai thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Di
truyền và Chọn giống cây trồng – Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Phòng Nghiên cứu Đậu đỗ – Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng đã tạo điều kiện
và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm kết hợp Quốc tế đã tạo điều kiện thời
gian để tơi hồn thành khóa học.
Cảm ơn gia đình đã ln ở bên cạnh, động viên và khuyến khích tơi tơi hồn
thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Hữu Thương

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài .............................................................................. 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.3.1.


Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Nguồn gốc và phân loại đậu xanh ...................................................................... 3

2.1.1.

Nguồn gốc và đặc điểm của cây đậu xanh.......................................................... 3

2.1.2.

Phân loại ............................................................................................................. 4

2.2.

Giá trị của cây đậu xanh ..................................................................................... 5

2.2.1.

Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh ........................................................................ 5

2.2.2.


Giá trị sử dụng của đậu xanh .............................................................................. 6

2.2.3.

Giá trị cải tạo đất của đậu xanh .......................................................................... 7

2.3.

Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở việt nam.................................... 9

1.3.1.

Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới .......................................................... 9

2.4.

Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới và ở việt nam ............................. 14

2.4.1.

Tình hình nghiên cứu đậu xanh trên thế giới .................................................... 14

2.4.2.

Tình hình nghiên cứu đậu xanh ở việt nam ...................................................... 23

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 27
3.1.

Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................... 27


iii


3.2.

Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 27

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27

3.5.

Quy trình kỹ thuật ............................................................................................. 28

3.6.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................... 29

3.6.1.

Đặc điểm hình thái ............................................................................................ 30

3.6.2.


Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển................................................................... 30

3.6.3.

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chống đổ và tách vỏ quả ..................... 30

3.6.4.

Các yếu tố cấu thành năng suất ........................................................................ 32

3.7.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 32

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 33
4.1.

Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng/giống đậu anh tại
gia lâm, hà nội .................................................................................................. 33

4.1.1.

Đặc điểm hình thái của các dòng/giống đậu xanh ............................................ 33

4.1.2.

Đặc điểm thời gian sinh trưởng của các dòng/giống đậu xanh......................... 36

4.1.3.


Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các dòng/giống đậu xanh 38

4.1.4.

Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các
dòng/giống đậu xanh ........................................................................................ 40

4.1.5.

Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/giống đậu xanh .......... 43

4.1.6.

Năng suất của các dòng/giống đậu xanh .......................................................... 45

4.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của dòng đậu xanh tuyển chọn vụ xuân 2019 .................................. 47

4.2.1.

Đặc điểm thời gian sinh trưởng dòng đậu xanh tuyển chọn trong điều kiện mật
độ và phân bón khác nhau ................................................................................ 47

4.2.2.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
đậu xanh ............................................................................................................ 48


4.2.3.

Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và
khả năng chống đổ dòng đậu xanh tuyển chọn ................................................. 51

4.2.4.

Ảnh hưởng của mật độ và phân bón các yếu tố cấu thành năng suất dòng đậu
xanh tuyển chọn ................................................................................................ 53

4.2.5.

Đánh giá năng suất của dòng đậu xanh tuyển chọn trong điều kiện mật độ và
phân bón khác nhau .......................................................................................... 56

iv


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 59
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 59

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 59

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 60

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh và tiếng Việt
AVRDC

World Vegetable Center (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau
Quốc tế)

AVGRIS

AVRDC Vegetable Genetic Resources Information System
Hệ thống thông tin tài nguyên di truyền của Trung tâm Rau thế giới

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới

FAOSTAT

FAO Statistics Division (Bộ phận dữ liệu thống kê của FAO)

IMHEN

Vietnam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change
(Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu)

NNPTNT


Nơng nghiệp và phát triển nơng thôn

MYMV

Mungbean Yellow Mosaic Virus (Bệnh khảm vàng lá đậu xanh do virus)

NBPGR

National Bureau of Plant Genetic Resources (Cục Tài nguyên Di
truyền thực vật quốc gia Ấn Độ)

NST

Nhiễm sắc thể

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


RAPD

Random Amplification of Polymorphic DNA (Đa hình các đoạn DNA
nhân bản ngẫu nhiên)

RFLP

Restriction Fragment Length Polymorphism (Đa hình độ dài các đoạn
cắt giới hạn)

SNP

Single Nucleotide Polymorphism (Đa hình nucleotid đơn)

SSR

Simple Sequence Repeats - Chuỗi lặp lại đơn giản

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

USDA

United State Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

vi



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng phân loại thực vật của đậu xanh ........................................................... 5
Bảng 3.1. Danh sách vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 26
Bảng 4.1.

Đặc điểm hình thái các dịng, giống đậu xanh thí nghiệm trong vụ Xuân 2019 ..35

Bảng 4.2. Thời gian sinh trưởng của các dòng/giống đậu xanh ................................... 37
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các dòng/giống đậu xanh .......... 39
Bảng 4.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các dòng/giống đậu
xanh .............................................................................................................. 42
Bảng 4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/giống đậu xanh .................... 44
Bảng 4.6. Năng suất của các dòng/giống đậu xanh ...................................................... 46
Bảng 4.7. Thời gian sinh trưởng của dòng đậu xanh TX05 trong các điều kiện mật độ
và phân bón thí nghiệm ................................................................................ 48
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng phát triển của dịng
TX05 ............................................................................................................ 50
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của mật độ phân bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả
năng chống đổ .............................................................................................. 52
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của
đậu xanh ....................................................................................................... 55
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất của đậu xanh ............... 57

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Gieo hạt trong vụ Hè 2018 ............................................................................... 67
Hình 2. Gieo hạt trong vụ Xuân 2019 ........................................................................... 67
Hình 3. Bón thúc lần 1 cho đậu xanh vụ Xuân 2019 ..................................................... 68

Hình 4. Cây đậu xanh giai đoạn cây con vụ Hè 2018 ................................................... 68
Hình 5. Đậu xanh giai đoạn cây con vụ Xuân 2019 ...................................................... 69
Hình 6. Đậu xanh ra hoa vụ Hè 2018 ............................................................................ 69
Hình 7. Cây đậu xanh sau khi thu hái lần 1 vụ Xuân 2019 ........................................... 70

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Hữu Thương
Tên Luận văn: “Tuyển chọn và xác định mật độ trồng, lượng phân bón thích hợp cho
dịng đậu xanh mới chọn tạo tại Gia Lâm, Hà Nội”
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định được dòng đậu xanh có năng suất cao và quả chín tập trung phù hợp
trồng ở điều kiện vùng đồng bằng sông Hồng.
- Xác định được mật độ trồng và lượng phân bón phù hợp cho dòng đậu xanh
triển vọng mới chọn tạo.
Phương pháp nghiên cứu:
Vật liệu nghiên cứu:
- 9 dòng/giống đậu xanh được chọn tạo.
- Giống đối chứng: ĐX11.
Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất một số dòng/giống đậu
xanh trong vụ Hè 2018 và vụ Xuân 2019 tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng, lượng phân bón đến sinh trưởng, phát

triển và năng suất của dòng đậu xanh tuyển chọn trong vụ Xuân 2019.
- Phương pháp nghiên cứu:
Đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của các dòng, giống đậu xanh nghiên cứu theo hướng dẫn của quy chuẩn kĩ
thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu xanh QCVN
01-62:2011/BNNPTNT.
Kết quả chính và kết luận:
Kết quả đánh giá đặc điểm sinh trưởng phát triển và năng suất của 9
dòng/giống đậu xanh
- Các dòng/giống đậu xanh trong nghiên cứu có thời gian sinh trưởng khác nhau
biến động từ 64 - 75 ngày trong vụ Hè 2018, và 69 - 77 ngày trong vụ Xuân 2019, thời
gian sinh trưởng ngắn nhất là dòng TX03, dài nhất là dòng TX07 và TX04. Chiều cao
cây các dòng/giống dao động từ 69,03 – 80,60 cm vụ Hè 2018 và 51,62 - 62,58 cm vụ

ix


Xuân 2019, số đốt trong hai vụ lần lượt 11,63 - 12,98 và 10,39 - 12,31 đốt/cây, và số lá
7,73 - 9,70 lá/cây. Các dịng/giống đậu xanh có 0,97 - 2,03 cành cấp 1/cây, có khả năng
chống đổ khá tốt và không bị tách vỏ quả. Năng suất thực thu của các dòng/giống đậu
xanh nghiên cứu đạt 1,56 - 1,80 tấn/ha trong vụ Hè 2018 và 1,53 - 1,78 tấn/ha trong vụ
Xuân 2019.
- Nghiên cứu đã xác định được dòng TX05 có các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
khá tốt; khối lượng M1000 đạt 64,69 g vụ Hè 2018 và 63,08 g vụ Xuân 2019. Năng suất
cá thể và năng suất thực thu dòng tuyển chọn cao hơn các đối chứng và các dịng/giống
khác. Năng suất cá thể có giá trị 3,94 và 3,62 g/cây; năng suất thực thu có giá trị 1,80 và
1,78 tấn/ha tương ứng với các vụ Hè 2018 và Xuân 2019. Dòng TX05 nhiễm nhẹ bệnh
phấn trắng và đốm nâu, có khả năng chống đổ tốt và không bị tách vỏ quả.
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến năng suất của
dòng đậu xanh tuyển chọn

- Mật độ trồng và các mức phân bón có ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển, các
yếu tố câu thành năng suất và năng suất của dịng đậu xanh tuyển chọn TX05. Cơng
thức mật độ trồng*mức phân bón M2P3 (mật độ 25 cây/m2, mức phân bón 40kg N:
75kg P2O5: 75K2O) cho năng suất cá thể và năng suất thực thu cao nhất đạt lần lượt 9,47
g/cây và 1,81 tấn/ha.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Huu Thuong
Thesis title: “Selecting the new mungbean line and identifying planting densities and
fertilization rates in Gialam district, Hanoi”
Major: Crop Science

Code: 8620110

Institution of Education : Vietnam National University of Agriculture
Objectives:
- Selecting the new mungbean line of high yield and concentrated harvesting
time for cultivation in Red river delta.
- Identifying density and fertilization rate for the selected mungbean line.
Materials and methods:
Research’s materials:
- 9 mungbean lines/varieties were tested.
- The control was ĐX11 variety.
Contents:
- Experiment 1 and 2: Assessing the growth, yield components and yield of the 9
mungbean lines/varieties in summer season 2018 and spring season 2019 in Gia Lam
district, Ha Noi.

- Experiment 3: Evaluating the effect of planting densities and fertilization rates
to growth, development and yield of the selected mungbean line in spring season 2019.
- Methods:
The growth, yield components, yield of selected mungbean line were evaluated
following Vietnam National Technical Regulation on Testing for Value of Cultivation
and Use of Mungbean varieties (QCVN 01-62:2011/BNNPTNT).
Results and Conclusions:
Evaluating growth, development and yield of the 9 mungbean
lines/varieties.
- The mungbean lines were observed with different growth duration, varied from
64 -75 days in summer season 2018 and from 69 - 77 days in spring season 2019. Line
TX03 was recorded with the shortest growth duration, meanwhile TX07 and TX04 had
the longest time. The plant height ranged from 69.03 - 80.60 cm and 51.62 - 62.58 cm in
summer 2018 and spring 2019 respectively. The average number of nodules was from

xi


11.63 - 12.98 nodules/plant in summer season and 10.39 - 12.31 nodules/plant in spring
season. The number of leaves ranged from 1.73 to 9.70 leaves/plant. The mungbean lines
had 0.97 - 2.03 primary branches/plant. All lines were well-tolerant to lodging, with no
appearance of pod splits. The seed yield varied from 1.56 to 1.80 ton/ha and from 1.53 to
1.78 ton/ha in summer season 2018 and spring season 2019 respectively.
- Mungbean line TX05 was identified to have good performances of agrobiological characteristics; 1000 seeds weight was 64.69 g in summer season 2018 and
63.08 g in spring season 2019. The individual seed yield and total yield were higher
than those of the control and the other lines/varieties. The individual yields were
recorded at 3.94 and 3.62 g/plant, and the total yield of 1.80 and 1.78 ton/ha in summer
season and spring season, respectively. TX05 was slightly susceptible to powdery
mildew and Cercospora leaf spot diseases, and well-tolerant to lodging, with no
appearance of pod splits.

Evaluating effect of planting densities and fertilization rates to agrobiological characteristics of the selected mungbean line TX05
- Different planting densities and fertilization rates affected growth,
development, seed yield components and yield of the selected mungbeen line TX05.
Treatment M2P3 (at planting density of 25 plants/m2 and fertilization rate of 40kg N :
75kg P2O5 : 75K2O) was recorded with the highest yield per plant and per hectare (at
9.47 g/plant and 1.81 ton/ha, respectively).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đậu xanh (Vigna radiata L. Wilczek) là cây họ đậu ngắn ngày, có giá trị
kinh tế và dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người, hạt đậu
xanh giàu protein, hydratcarbon, sắt và axit amin không thay thế. Hạt đậu xanh
chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein (21-24%), lipit (1-4%), hydrat cacbon
(5,7-5,9%), 4-5% các chất khác và các sinh tố nhóm B nên từ lâu con người đã
biết chế biến nhiều thực phẩm từ hạt đậu xanh như giá đỗ, kẹo, bánh, xôi, chè,
cháo.... (Đường Hồng Dật, 2006). Đậu xanh là cây trồng ngắn ngày nên có thể
tham gia vào nhiều công thức cây trồng khác nhau trong cơ cấu luân canh, xen
canh và gối vụ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Tuy khơng được trồng với diện tích lớn như đậu tương nhưng đối với một
số quốc gia thuộc miền Nam và Đông Nam châu Á, đậu xanh đóng một vai trị
quan trọng. Hiện nay đậu xanh là cây đậu đỗ quan trọng số 1 của Thái Lan, là
cây quan trọng số 2 của Sri Lanca, là cây quan trọng số 3 của Ấn Độ, Myanma,
Bangladesh, Indonesia. Đậu xanh cũng được trồng nhiều ở Australia, Trung
Quốc, Iran, Kenya, Hàn Quốc, Malaxia, Peru, Hoa Kỳ, các nước vùng Trung
Đông (Sherasia et al., 2017, Lisa et al., 2018).
Ở nước ta, cây đậu xanh đã được gieo trồng từ lâu song diện tích gieo
trồng cịn manh mún, rải rác từ Nam ra Bắc, từ các tỉnh đồng bằng đến trung du

và miền núi, do đó thống kê tình hình phát triển đậu xanh ở nước ta chưa chính
xác. Các giống đậu xanh trồng phổ biến là tằm địa phương, mỡ Hoà Bình do
người dân tự để giống nên năng suất rất thấp. Ngồi ra, sản xuất đậu xanh cịn
mang tính quảng canh, người dân coi cây đậu xanh là cây trồng ăn thêm nên
không chú trọng đến các biện pháp kỹ thuật như mật trồng, lượng phân bón và
đầu tư bảo vệ thực vật…vì vậy diện tích, năng suất và sản lượng đậu xanh ở nước
ta cịn rất thấp.
Để góp phần mở rộng diện tích và có thể hình thành vùng sản xuất hàng hoá
tập trung cho cây đậu xanh đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thì cần
có bộ giống tốt, có năng suất cao thích ứng với điều kiện canh tác ở từng vùng sinh
thái. Bên cạnh đó cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như chế độ canh tác, lượng phân
bón phù hợp.... nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất đậu xanh.

1


Xuất phát từ thực tiễn trên tôi thực hiện đề tài: “Tuyển chọn và xác định
mật độ trồng, lượng phân bón thích hợp cho dịng đậu xanh mới chọn tạo tại
Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu
- Xác định được dịng đậu xanh có năng suất cao và quả chín tập trung
phù hợp trồng ở điều kiện vùng đồng bằng sông Hồng.
- Xác định được mật độ trồng và lượng phân bón phù hợp cho dòng đậu
xanh triển vọng mới chọn tạo.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng/giống đậu
xanh mới tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Đánh giá ảnh hưởng của mật độ, lượng phân bón đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất trên dòng đậu xanh triển vọng mới tại Gia Lâm, Hà Nội.

1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung thêm các dẫn liệu cơ bản trong nghiên cứu về mật độ trồng và liều
lượng phân bón thích hợp trên đậu xanh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần hồn thiện quy
trình kĩ thuật thâm canh đối với dịng đậu xanh mới chọn tạo.
Nghiên cứu góp phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo trong hoạt động
nghiên cứu, giảng dạy về cây đậu xanh ở Việt Nam.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được dòng/giống đậu xanh phù hợp trồng ở điều kiện vùng đồng
bằng sông Hồng.
Xác định mật độ trồng và liều lượng phân bón thích hợp cho dòng đậu xanh
triển vọng để đưa vào sản xuất, từ đó góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích trồng đậu
xanh đồng thời nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất thực tiễn.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI ĐẬU XANH
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm của cây đậu xanh
Đậu xanh [Vigna radiata (L.) Wilczek] có tên gọi theo tiếng Anh là
“mung bean”, Cây đậu xanh là loài thực vật bản địa tại Ấn Độ và một số nước
châu Á. Đậu xanh đã được thuần hóa đưa vào canh tác ở Ấn Độ từ thời kỳ cổ đại
cách đây vài ngàn năm. Con người đã ủ giá đậu xanh và sử dụng ừ gần 5000 năm
trước (Ernest, 2009). Vài thập kỷ gần đây, đậu xanh được coi là một trong những
loại cây trồng ngắn ngày quan trọng của vùng châu Á. Với những giá trị dinh
dưỡng của mình, nhu cầu sản phẩm từ đậu xanh toàn cầu tăng nhanh, mở rộng
trồng và phổ biến đậu xanh ra các vùng lãnh thổ khác như: Đông Nam Á, châu
Phi, Bắc Mỹ và Australia (Nair et al., 2014).

Đậu xanh là cây trồng hàng năm, thuộc dạng cây bụi, thân thảo. Cây đậu
xanh cao từ 30-120cm, có thân màu xanh hoặc tím, thân rỗng dạng vng và có
rãnh, có lơng thưa màu xanh (đơi khi có sắc tố tím), thân có thể ở dạng đứng,
nghiên hoặc thân bò lan ở một số giống hoang dại vùng đồi núi Ấn Độ và
Myanmar. Đậu xanh có ba dạng sinh trưởng phổ biến: Hữu hạn, vô hạn và bán
hữu hạn. Thân phát triển thường phân thành 7 đến 15 đốt, các đốt gần mặt đất
thường xuất hiện phân cành cấp 1 với số lượng từ 2-3 đến 9-10 cành. Loài đậu
xanh phân cành nhiều, thân bán thẳng đến thân bò thường xuất hiện ở các giống
hoang dại hay giống nguyên bản (Chaturvedi et al., 2011). Cây đậu xanh có quả
mỏng, có lơng tơ và dài từ 2,5-10 cm, mỗi quả chứa từ 10-20 hạt nhỏ có màu
xanh lá hoặc màu vàng. Đậu xanh có lá mọc sole, phần lớn có 3 lá chét, bề mặt lá
được bao phủ bởi lông, cấu trúc lá xẻ 3 thùy đặc trưng của cây họ đậu. Hoa đậu
xanh có màu vàng, thường mọc từ đốt thứ 12 đến đốt thứ 15 gần ngọn của cây.
Cây đậu xanh có bộ rễ mọc rộng, rễ cái mọc sâu, rễ có nốt sần và có khả năng cố
định nitơ (N) từ khơng khí nhờ cộng sinh với vi khuẩn Zhizobium (Chaturvedi et
al., 2011; Ernest, 2009; Sherasia et al., 2017).
Đậu xanh là loại cây họ đậu mọc nhanh, ưa khí hậu ấm áp, khơng bị băng
tuyết và sương muối trong suốt q trình sinh trưởng. Đậu xanh được xếp trong
nhóm cây trồng hàng năm, được trồng chủ yếu trong cơ cấu luân canh với các

3


loại cây ngũ cốc. Cây đậu xanh đạt đến giai đoạn thành thục rất nhanh trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới hoặc á nhiệt đới. Hạt đậu xanh không thể nảy mầm nếu
nhiệt độ khơng khí nhỏ hơn 150C (Sherasia et al., 2017; Umata, 2018). Nhiệt
độ phù hợp cho sinh trưởng phát triển của đậu xanh từ 160C– 360 C, nhiệt độ
tối thích trong khoảng 220C – 270C. Ngồi khoảng nhiệt độ phù hợp đậu sẽ
phát triển kém, cho năng suất thấp. Giai đoạn nảy mầm và hình thành cây con
là giai đoạn mẫn cảm nhất của đậu xanh với nhiệt độ, nên điều khiển nhiệt độ

sao cho các giai đoạn này nhiệt độ nằm trong khoảng 250C – 270C, tránh gieo
hạt vào thời điểm nhiệt độ khơng khí q thấp. Giai đoạn tích lũy chất khơ,
nhiệt độ phù hợp nhất đối với đậu xanh là 240C – 250C. Nếu nhiệt độ khơng
khí ấm áp (220C – 270C), ánh sáng ngày ngắn sẽ thúc đẩy đậu xanh nở hoa
sớm. Các giống nhiệt đới thường rất mẫn cảm đối với nhiệt độ tối thấp
(Đường Hồng Dật, 2006).
Cây đậu xanh phát triển thích hợp ở lượng mưa từ 600-1000 mm/năm
(điều kiện khơ hạn, cận ẩm), có khả năng chịu hạn khá tốt và nhạy cảm với điều
kiện ngập nước, không chịu được úng và chết sau từ 5 đến 7 ngày nếu bị ngập.
Đậu xanh mẫn cảm với độ ẩm ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả. Độ ẩm cao
giai đoạn quả chín có thể khiến hạt đậu xanh nảy mầm trước khi thu hoạch
(Đường Hồng Dật, 2006; Sherasia et al., 2017). Cây đậu xanh cũng mẫn cảm với
ánh sáng ngày ngắn, gặp điều kiện ngày ngắn sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng
sinh dưỡng và ra hoa chậm lại, ngược lại điều kiện ánh sáng ngày dài sẽ kích
thích cây đậu xanh nở hoa (Đường Hồng Dật, 2006).
2.1.2. Phân loại
Đậu xanh thuộc họ đậu Fabaceae, tông Phaseoleae và chi Vigna. Từ năm
1970 đậu xanh được đặt tên khoa học là Vigna radiata (L.) Wilczek (Đường
Hồng Dật, 2006). Chi Vigna trong đó bao gồm đậu xanh, thuộc về phân chi
Ceratoirtopis và có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của tơng Phaseoleae với 2n = 2x
= 22 (Lambrides and Godwin, 2007). Bảng 2.1 mô tả chi tiết phân loại thực vật
của cây đậu xanh.
Cây đậu xanh được xếp chung nhóm “Beans, dry” trong hệ thống phân
loại và dữ liệu FAOSTAT của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAOSTAT,
2019; Sherasia et al., 2017).

4


Bảng 2.1. Bảng phân loại thực vật của đậu xanh

Giới (Kingdom)
Giới phụ (Subkingdom)
Ngành (Division)
Lớp (Class)
Phân lớp (Subclass)
Bộ (Order)
Họ (Faminly)
Phân họ (Subfarmily)
Tơng (Tribe)
Chi (Genus)
Phân chi (Subgenus)
Lồi (Species)

Plantae – Thực vật
Tracheobionta – thực vật có mạch
Magnoliophyta – thực vật có hoa
Magnoliopsida – lớp 2 lá mầm
Hoa hồng (Rosidae)
Đậu (Fabales)
Đậu (Fabaceae)
Papilionoideae
Phaseoleae
Vigna
Ceratoirtopis
Radiata
Radiata

Loài phụ (Subspecies)

Nguồn: Lambrides and Godwin (2007); Sherasia et al. (2017)


2.2. GIÁ TRỊ CỦA CÂY ĐẬU XANH
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh
Đậu xanh là nguồn bổ xung protein thiết yếu, là loại đậu đỗ có giá trị dinh
dưỡng cao giàu hàm lượng protein dễ tiêu hóa, mặt khác lại có giá thành thấp
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người (R. M. Nair et
al., 2013). Hàm lượng protein trong 100g hạt đậu xanh từ 14,6 – 33,0 g, trung
bình khoảng 23,86% trọng lượng hạt. Đậu xanh có hàm lượng folate và hàm
lượng sắt từ 5,9 – 7,6 mg/100 g cao hơn so với các loại cây đậu đỗ khác
(Anusheela, 2017; Dahiya et al., 2015; Đường Hồng Dật, 2006; Sherasia et al.,
2017; USDA Nutrient Database, 2019).
Trong các loại protein của đậu xanh, globulins là thành phần chính chiếm
85% hàm lượng protein tổng số. Ngoài ra chuỗi M-terminal amino axit, cấu trúc
và tính tương đồng giữa 3 loại isoforms riêng biệt của 8Sα globulin cũng được
nghiên cứu và mơ tả chi tiết. Nhờ các lợi ích đối với sức khỏe con người và chức
năng din h dưỡng, đậu xanh (protein và các sản phẩm thủy phân) với các hoạt
chất, chức năng và hoạt tính sinh học rất có tiềm năng trong đặc biệt là chế biến
thực phẩm và y học (Yi-Shen et al., 2018).
Hạt đậu xanh giàu thành phần hydrat cacbon với hàm lượng khoảng 62 65% trong hạt thành phẩm; chất xơ chiếm 3,5 – 4,5%; 4,5 – 5,5% mùn (Dahiya et

5


al., 2014; Sherasia et al., 2017). Đậu xanh chứa đầy đủ các dinh dưỡng đa lượng
và vi lượng, các vitamin thiết yếu. Trong thành phần có đầy đủ các loại axit amin
không thay thế cần thiết cho con người như trytophan, threonine, isoleucine,
leucine, lysine, cystine, phenylalaine,... Ngoài ra trong đậu xanh chứa nhiều
isoflavonoid với hàm lượng tổng số khoảng 0,08 mg/100 g hạt như daizein,
genistein, glycitein, biochanin A; hàm lượng axit phytic và polyphenols trung
bình lần lược là 2,1 và 1,8 g/kg; nhờ đó đậu xanh được sử dụng như một loại

dược liệu chữa trị bệnh phù thũng, giải độc, bồi bổ cho sức khỏe (Đường Hồng
Dật, 2006; USDA, 2019;(Shi et al., 2016).
Trong sản xuất sản phẩm thường chế biến, phối trộn đậu xanh với một số
loại ngũ cốc nhằm bổ xung sự thiếu hụt nguyên tố lưu huỳnh trong đậu xanh,
cũng như bổ xung lysine từ đậu xanh cho ngũ cốc và cân bằng tỉ lệ protein trong
thực phẩm (Đường Hồng Dật, 2006). Đậu xanh có tỉ lệ amino axit methionine
thấp khoảng 0,17 g/1kg protein, phối trộn đậu xanh với gạo giúp làm tăng chất
lượng của protein thiếu hụt. Tuy nhiên đậu xanh ít được kết hợp ăn cùng với gạo.
Vì vậy gia tăng hàm lượng methionine trong hạt có thể giúp tăng giá trị của cây
đậu xanh (Nair et al., 2013).
Hàm lượng dầu trong đậu xanh thấp từ 2,1-2,7%, các chương trình chọn
tạo giống khơng trú trọng tới việc gia tăng hàm lượng dầu trong hạt. Đậu xanh có
làm lượng sắt thấp, hàm lượng kẽm Zn đạt mức 0,025 g/kg, mục tiêu tăng hàm
lượng kẽm lên 0,04 g/kg được đặt ra cho các chương trình chọn giống đậu xanh.
Hàm lượng vitamin A đạt 70 µg RAE. Hàm lượng vitamin C thấp trong hạt (0,05
g/kg) nhưng khá cao trong sản phẩm giá. Hàm lượng folate trong đậu xanh chiếm
0,006 g/kg, đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết, quan trọng đặc biệt đối với phụ
nữ có thai (Nair et al., 2013). Ngoài ra, giá đậu chứa hàm lượng rất cao các chất
có giá trị y học và có lợi cho sức khỏe con người như: polyphenols, metabolites
và các chất chống oxy hóa (Li et al., 2017).
2.2.2. Giá trị sử dụng của đậu xanh
Đậu xanh là nguồn tài nguyên cung cấp protein tự nhiên và
carbonhydrates, cung cấp khoảng 3400 kJ năng lượng/kg hạt. So sánh với các
loại đậu đỗ khác như đậu gà - chickpea (Cicer arietinum), đậu triều - pigeon pea
(Cajanus cajan), và đậu lăng - lentils (Lens culinaris), tinh bột đậu xanh dễ chế
biến hơn. Đậu xanh chứa ít flatulence nên rất thích hợp với trẻ em. Đậu xanh
cũng chứa ít axit phytic hơn đậu triều và đậu tương (Glycine max), ngũ cốc; axit

6



phytic có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh học của sắt và kẽm. Với chất lượng
dinh dưỡng và vị thơm ngon, đậu xanh được chế biến thành thực phẩm giàu sắt
cho trẻ em (Lisa et al., 2018).
Đậu xanh được sử dụng phần lớn trong các thực phẩm dinh dưỡng chay
của Ấn Độ và Trung Quốc. Ở Pakistan, đậu đỗ cung cấp gần 25% tổng lượng sắt
cho chế độ ăn kiêng và đậu xanh trở thành một trong những cây đậu đỗ quan
trọng nhất được tiêu thụ. Đậu xanh có giá thành thấp hơn so với các nguồn
protein khác, được chú trọng phát triển ở các quốc gia này (Nair et al., 2013).
Đậu xanh tiêu thụ bằng cách chế biến hạt khơ, sản xuất mì; giá đậu và quả
đậu xanh được sử dụng như một loại rau xanh (Nair et al., 2014). Đậu xanh sử dụng
trong công nghiệp chế biến thực phẩm tạo tinh bột và mì. Tinh bột đậu xanh có đặc
tính liên kết chéo với chỉ số glycemic cao, có hàm lượng amylose 45%, và có 12%
hàm lượng dầu tự nhiên (Nair et al., 2013). Tại nhiều vùng phát triển và đang phát
triển trên thế giới, đậu xanh được sử dụng rộng rãi để làm salad giá (sprout) thay rau
xanh (Lambrides and Godwin, 2007). Giá đậu xanh là nguồn thực phẩm phổ biến,
cung cấp nguồn khoáng chất và vitamin cho con người.
Cây đậu xanh có khả năng chống chịu lạn tốt và yêu cầu đầu tư thấp. Đậu
xanh được trồng để cung cấp phân xanh và các tàn dư thân lá, được sử dụng cho
chăn nuôi gia súc, rất phù hợp với quy mô các nông hộ nhỏ (Lisa et al., 2018; Nair
et al., 2013). Các chế phụ phẩm của đậu xanh được sử dụng trong chăn nuôi là
nguồn bổ xung protein quan trọng trong khẩu phần của đàn gia súc. Một số phụ
phẩm từ đậu xanh dùng cho chăn ni từ đậu xanh gồm có: Cám, vỏ hạt, bã trong
quá trình chế biến hay tàn dư thân lá trên đồng ruộng (Sherasia et al., 2017).
2.2.3. Giá trị cải tạo đất của đậu xanh
Đậu xanh không chỉ giúp cải thiện thu nhập nơng hộ mà cịn làm giảm chi
phí sản xuất và đóng góp trong chiến lược phát triển bảo tồn nơng nghiệp bền
vững. Rễ đậu xanh có khả năng cố định đạm (N) từ khơng khí khi cộng sinh với
một số loại vi khuẩn nốt sần. Một số vi khuẩn cộng sinh với cây đậu xanh đã
được xác định như Rhizobium fredii (Gaurav et al., 2009), Rhizobium japonicum

(Ghatage et al., 2017). Vi khuẩn Rhizobium sống trong nốt sần ở rễ cây đậu và
cung cấp phần lớn nhu cầu đạm của cây trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Ngược lại cây cung cấp năng lượng cho vi khuẩn hoạt động. Vi khuẩn Rhizobium
có tính chun hóa rất cao. Năng suất cố định đạm của vi khuẩn cộng sinh với

7


cây đậu xanh là 200 kg N/ha/năm cao hơn gần 2 lần cây lạc và đậu tương (chỉ từ
100 – 150 kg N/ha/năm) (Ngô Thế Dân và cs., 1999).
Kết hợp đậu xanh trong các hệ thống cây trồng có thể tăng tính bền vững
của các hệ thống canh tác. Sự đa dạng của các hệ thống bản địa thông qua kết
hợp đậu xanh cung cấp thêm thu nhập cho bà con nông dân đồng thời tăng cường
dinh dưỡng cho đất (Lisa et al., 2018). Cây đậu xanh cũng thường được sử dụng
như một loại cây phân xanh quan trọng. Với thời gian sinh trưởng ngắn từ 60-65
ngày, đậu xanh thường được gieo trồng xen/luân canh hoặc trồng gối vụ với các
cây trồng chính như lúa, khoai tây hay mía hay các cây dài ngày. Để làm phân
xanh, khi cây đậu bắt đầu ra hoa, người ta tiến hành cắt và vùi thân vào trong đất.
Lượng đạm (N) mà đậu xanh có thể bổ xung cho đất khoảng 55 kg N/ha/năm phụ
thuộc vào các điều kiện thời tiết và đất đai (Roy et al. , 2006).
Nghiên cứu các công thức trồng xen canh yến mạch và đậu xanh cho thấy,
đậu xanh cho kết quả cố định đạm tốt hơn qua các chỉ tiêu về hàm lượng đạm
trong thân lá, số lượng nốt sần,... Ngoài ra, hàm lượng đạm trong thân lá của yến
mạch cũng tăng cao hơn so với công thức trồng thuần và so với công thức trồng
xen yến mạch với đậu tương (Yang et al., 2015). Nghiên cứu của Ilyas et al.(
2018) luân canh đậu xanh với lúa mì cho thấy khả năng tái tạo năng suất và tăng
giá trị dinh dưỡng của hạt lúa mì khi so sánh với cơng thức trồng lúa mì sau vụ bỏ
hoang. Cụ thể, hàm lượng protein và các dinh dưỡng đa lượng trong hạt lúa mì cao
hơn so với đối chứng. Hàm lượng phytohormone, axit abscisic không thay đổi, tuy
nhiên hàm lượng gibberellin tăng tới 41%, axit indole acetic tăng 30% so với đối

chứng. Hàm lượng đường và protein trong lúa mì tăng lần lượt 17% và 20% (Ilyas
et al., 2018). Canh tác luân canh giống đậu xanh ngắn ngày SML 668 sau vụ lúa
mì ở vùng Punjab Ấn Độ cho thấy tàn dư của đậu xanh có thể cung cấp tới 25%
nhu cầu đạm của lúa trong vụ tiếp theo (Nair et al., 2014).
Doughton và McKenzie nhận thấy năng suất của kê tăng 70% sau vụ
trồng đậu xanh, tương đương với lượng N bón khoảng 68 kg/ha. Các nghiên
cứu khác tại Trung Quốc, Pakistan, Campuchia, Ấn Độ, Việt Nam... cũng chỉ
ra năng suất các loại cây trồng xen (hoặc luân canh) với đậu xanh như lúa, lúa
mì, ngơ gia tăng so với không thực hiện kết hợp này. Đất đai cũng được bổ
xung lượng đạm từ 9 - 154 kg/ha/năm từ khả năng cố định đạm và tàn dư của
cây, hàm lượng hữu cơ trong đất cũng tăng cao hơn so với không canh tác đậu
xanh (Lisa et al., 2018).

8


2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới
Năng suất đậu xanh vẫn ở mức thấp trong khi đó nhu cầu của thị trường
thế giới hiện đang gia tăng (Lisa et al., 2018). Hai hướng nâng cao sản lượng đậu
xanh của thế giới để đáp ứng nhu cầu sản phẩm là: Mở rộng và gia tăng diện tích
gieo trồng đậu xanh, hoặc nghiên cứu chọn tạo giống và ứng dụng các biện pháp
kỹ thuật để nâng cao năng suất. Tại các nước đang phát triển, phần lớn đậu xanh
được sản xuất bởi nông hộ nhỏ, hoạt động thu hoạch được thực hiện bằng tay
nhiều lần, và đậu xanh trồng với hàng rộng. Ở nước phát triển, đậu xanh trồng với
quy mô công nghiệp và áp dụng cơ giới hóa mạnh (Chauhan and Williams, 2018).
Đậu xanh thường được đưa vào các hệ thống canh tác luân canh và xen
canh với các loại cây trồng khác. Rất khó thống kê chính xác diện tích gieo trồng
đậu xanh của các nước trên thế giới (Lambrides and Godwin, 2007). Theo thống
kê của FAO, tổng diện tích canh tác tồn cầu của nhóm này năm 2017 là 36,5

triệu hecta, tăng 5,8 triệu hecta so với năm 2010. Năng suất đạt 861,4 kg/ha, tăng
7.6% so sánh năm 2010; với tổng sản lượng năm 2017 đạt 31,4 triệu tấn tăng 6,8
triệu tấn so với năm 2010 (FAOSTAT, 2019).
Các vùng trồng đậu xanh gồm có khu vực Trung Đơng, Pakistan, Ấn Độ,
Trung Quốc, Đơng Nam Á, Châu Phi, Peru và một phần nhỏ ở nước Mỹ và thử
canh tác ở một số vùng thuộc Phần Lan (Ernest, 2009; Misiak et al., 2017). Tổng
diện tích canh tác đậu xanh toàn thế giới hơn 6 triệu hecta, sản lượng trung bình
3 triệu tấn/năm (Nair et al., 2014). Tuy nhiên năng suất trung bình của đậu xanh
hiện vẫn còn thấp chỉ khoảng 400 kg/ha (Lisa et al., 2018). Năng suất vẫn ở mức
thấp trở thành rào cản để mở rộng diện tích cây trồng này ra các nước khác ở
châu Á (Lambrides and Godwin, 2007). Ngày nay 90% sản lượng đậu xanh của
thế giới được làm ra tại châu Á. Các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Thái
Lan là những quốc gia sản xuất nhiều đậu xanh nhất (Lisa et al., 2018).
Ấn Độ là nước sản xuất đậu xanh chiếm 50% sản lượng và 65% diện tích
gieo trồng tồn cầu (Sherasia et al., 2017). Cây đậu xanh chiếm 18% tổng sản
lượng đậu đỗ của đất nước Ấn Độ Độ (Pattanayak et al., 2018). Diện tích trồng
đậu xanh của Ấn Độ năm 2016 - 2017 là 4,3 triệu ha; năm 2017 - 2018 khoảng
4,1 triệu ha tổng sản lượng 2,07 triệu tấn. Diện tích tích và sản lượng đậu xanh
của Ấn Độ tăng lần lượt 42% và 39% so với giai đoạn 2015 - 2016. Tuy nhiên
năng suất đậu xanh không ổn định giữa các năm canh tác, vụ năm 2014-2015 có

9


năng suất cao nhất đạt 498kg/ha, trong khi vụ 2015-2016 năng suất chỉ đạt 416
kg/ha (Vindhyachal, 2017). Đậu xanh ở Ấn Độ thường được trồng xen trong điều
kiện tưới nước hoặc nước tự nhiên với mía đường, đậu thìa, bơng, ngô, kê, cao
lương sorghum; hoặc luân canh với mù tạt, ngơ, mía đường, lúa mì (Singh et al.,
2015). Diện tích và sản lượng đậu xanh chiếm tỉ lệ lớn trong thị phần toàn cầu,
tuy nhiên sản lượng đậu xanh của Ấn Độ chưa đủ để cung cấp cho nhu cầu của

thị trường (Nair et al., 2013).
Cây đậu xanh được trồng rộng rãi ở Trung Quốc, sản lượng chiếm khoảng
19% tổng sản lượng của các cây trồng họ đậu (Sherasia et al., 2017). Trung Quốc
là nước sản xuất đậu xanh nhiều thứ 2 trên thế giới. Sản lượng đậu xanh giai
đoạn 2011 - 2012 của Trung Quốc đạt khoảng 980 nghìn tấn, tăng 3% so với giai
đoạn trước. Diện tích canh tác đậu xanh gia tăng nhờ vào việc gia tăng các diện
tích gieo trồng tiềm năng. Năm 2014 sản lượng đậu xanh của Trung Quốc ước
tính khoảng 600.000 tấn, giảm khoảng 20% so với năm 2013 do sụt giảm diện
tích trồng. Diện tích trồng đậu xanh của Trung Quốc giảm từ 2011-2014 với
nguyên nhân liên quan tới giá thành sản phẩm trên thị trường thế giới thấp
(Andrew and Lei, 2014).
Pakistan là quốc gia sản xuất đậu xanh nhiều thứ 2 khu vực phía bắc châu
Á. Năm 2009/2010, cây trồng này có sản lượng 199.000 tấn bằng 16% tổng
lượng đậu đỗ tiêu thụ. Đậu xanh đứng thứ 3 trong các loài đậu đỗ được canh tác
tại Pakistan và tổng sản lượng đứng thứ 3 trong các loài đậu đỗ chỉ sau đậu thơm
(Lathyrus sativus L.) và đậu lăng (Lens culinaris Medik).
Ngoài ra, một số quốc gia có thống kê sơ bộ diện tích canh tác đậu xanh
như Mỹ, Australia, Myanmar hay Thái Lan,... Diện tích đậu xanh ở nước Mỹ
được mở rộng nhanh từ chiến tranh thế giới lần 2. Hàng năm nước Mỹ trồng
khoảng 50.000 ha đậu xanh trong đó hơn một nửa được cày lấp như một lại phân
hữu cơ tự nhiên (Ernest, 2009). Diện tích gieo trồng đậu xanh của Australia năm
2015 – 2016 khoảng 125.000 hecta, đưa nước này trở thành quốc gia phát triển
có diện tích trồng đậu xanh nhiều nhất thế giới (GRDC, 2017). Diện tích và sản
lượng đậu xanh của Myanmar tăng nhanh chóng, hiện nước này trở thành một
trong những quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới (Nair et al., 2013). Thái Lan là
nước xuất khẩu đậu xanh chính trong giai đoạn 1980 đến năm 2000 với trình độ
thâm canh đạt năng suất cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Dù khơng
phải cây trồng chính, nhưng đậu xanh cũng được trồng ở nhiều các quốc gia châu

10



Phi (Sherasia et al., 2017). Sản lượng đậu xanh của Philipin năm 2011 và 2016
đạt lần lượt 33,000 và 34,000 tấn. Giá trị ước tính đạt khoảng 32,1 triệu USD
năm 2011 và 34 triệu USD năm 2017 (Statista, 2019b, 2019c).
Cây đậu xanh phù hợp cho gieo trồng ở vùng châu Phi nhiệt đới, đặc biệt
vùng đất bán sa mạc. Tuy nhiên đậu xanh chưa trở thành cây trồng quan trọng
của nơi đây vì năng suất cịn rất thấp, cây rất nhạy cảm với các loại sâu bệnh, địi
hỏi nhiều cơng lao động trong chăm sóc và thu hoạch, thiếu giống phù hợp và
các vật liệu chất lượng tốt, thiếu thông tin về lợi ích của cây trồng để thuyết phục
thúc đẩy trồng đậu xanh (Brink and Belay, 2006).
Hiện nay có hơn 100 giống đậu xanh được trồng ở châu Á. Tùy thuộc thị
trường đưa ra các yêu cầu về giống mà hạt có màu xanh, vàng, nâu, ơ liu hoặc
hơi nâu tím, một số có những đốm nhỏ. Các giống trồng chủ yếu ở Mỹ gồm
Golden và Green, trồng với mục đích làm thức ăn chăn ni, phân hữu cơ và lấy
hạt khơ. Các giống khác được trồng ở phía nam nước Mỹ là Lincoln và Morden
(Ernest, 2009). Thị trường đậu xanh toàn cầu đạt mức 2,5 triệu tấn năm 2017
theo thống kê của IMARC. Ấn Độ có sản lượng đậu xanh lớn nhất thế giới với
hơn 50% sản lượng của toàn cầu. Tiếp theo sau là Trung Quốc và Myanmar
(IMARC, 2019). Mặc dù sản xuất hơn ½ sản lượng của toàn cầu, đậu xanh của
Ấn Độ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước (Lambrides and
Godwin, 2007).
Đậu xanh của Trung Quốc chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Sức tiêu thụ đậu xanh ở Trung Quốc tăng gần 2 lần từ 1986 - 2000. Năm 1986,
đậu xanh đóng góp 14,2% trong tổng sản lượng đậu đỗ tiêu thụ; tuy nhiên đến
năm 2000 tỉ lệ này là 28% (Nair et al., 2014). Chỉ một phần nhỏ sản lượng đậu
xanh Trung Quốc được xuất khẩu sang các nước châu Á như Triều Tiên, Nhật
Bản... Trung Quốc xuất khẩu khoảng 95.000 tấn đậu xanh năm 2014 giảm 10%
so với 2013. Nhật Bản, và Việt Nam là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất bằng
khoảng 68% lượng đậu xanh xuất khẩu của Trung Quốc (Andrew and Lei, 2014).

Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 14.000 tấn năm 2014 cao hơn 13,297 tấn
được nhập khẩu năm 2013. Bên cạnh đó, 91% lượng đậu xanh nhập khẩu của
Trung Quốc là từ Myanmar.
Khối cộng đồng chung Châu Âu nhập khẩu khoảng 32.000 tấn đậu xanh
năm 2015 theo thống kê của Statista. Theo đó, vương quốc Anh đứng đầu trong
nhóm với lượng nhập khẩu 11.200 tấn, thứ hai là Hà Lan với 5.500 tấn và Đức

11


đứng thứ 3 với 4.100 tấn (Statista, 2019a). Thị trường tiêu thụ châu Âu chủ yếu
nhập khẩu đậu xanh để sản xuất giá (sprout) trong đó nước Anh nhập khẩu đứng
đầu khối này. Hai quốc gia Myanmar và Trung Quốc là nước xuất khẩu vào châu
Âu với lượng lần lượt 14,4 và 3,8 nghìn tấn năm 2017 (Lisa et al., 2018). Trong
tổng sản lượng xuất khẩu đậu xanh của Canada, lượng xuất khẩu vào khối liên
minh Châu Âu là 21,7%; 13,2% và 15,3% lần lượt vào các năm 2010, 2011 và
2013 (Statista, 2019d).
Hàng năm Mỹ tiêu thụ khoảng 7 - 9 ngàn tấn đậu xanh trong đó gần 75%
được nhập khẩu. Canada nhập khẩu gần 2 ngàn tấn đậu xanh hàng năm để chế
biến giá (Ernest, 2009). Australia là quốc gia phát triển sản xuất và cung cấp đậu
xanh lớn nhất thế giới với sản lượng 1,8 triệu tấn năm 2017 (Lisa et al., 2018).
Giá trị xuất khẩu đậu đậu xanh của Australia năm 2016 đạt 180 triệu USD, chủ
yếu là mặt hàng đậu xanh chất lượng cao với hạt to và xanh bóng, xuất khẩu tới
các nước châu Á, bắc Mỹ, châu Âu và khu vực Trung Đông (GRDC, 2017).
2.3.2. Tình hình sản xuất đậu xanh ở Việt Nam
Đậu xanh là cây trồng quan trọng đứng thứ 3 trong nhóm các cây họ đậu ở
Việt Nam,sau đậu tương và lạc. Cây đậu xanh được trồng lâu đời từ Bắc vào
Nam, trên nhiều loại đất và nhiều vùng sinh thái khác nhau. Đậu xanh có khả
năng cải tạo đất, khơng kén và thích hợp với nhiều loại đất, thời gian sinh trưởng
ngắn nên dễ luân canh với cây trồng khác cũng như có thể tăng vụ để đạt hiệu

quả kinh tế trong một cơ cấu cây trồng xác định (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs.,
1996). Cây đậu xanh từ lâu được xem là một cây trồng phụ, được xếp chung với
các cây đậu đỗ khác trong niên giám thống kê hàng năm, dù nhu cầu về cây trồng
này rất lớn trong chế biến lương thực và thực phẩm. Vì vậy rất khó để thống kê
một cách chính xác diện tích canh tác cây đậu xanh của nước ta. Diện tích trồng
cây đậu xanh ước đoán hàng năm hiện nay khoảng 60.000 - 80.000 hecta
(Nguyễn Văn Chương và cs., 2015).
Ở Việt Nam, cây đậu xanh được trồng rải rác ở hầu hết các vùng sinh thái
trong cả nước. Tuy nhiên sản xuất đậu xanh cịn mang tính tự phát chưa được
quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung (Nguyễn Ngọc Quất và cs., 2013). Diện
tích trồng đậu xanh cịn nhỏ lẻ, khơng tập trung dẫn tới năng suất trung bình thấp
và diện tích canh tác khơng được mở rộng (Đồn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
Một số nguyên nhân liên quan tới một số yếu tố như: Nông hộ canh tác bộ giống
cũ có năng suất kém, chưa có bộ giống có năng suất cao phù hợp với từng điều

12


×