Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 262 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐÀO XUÂN THẮNG

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN
CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

9 31 01 05

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê
PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án


Đào Xuân Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê, PGS.TS. Nguyễn Hữu Đạt đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
và thực hiện luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Cơ quan thị trấn
Tiên Yên, Huyện ủy Tiên Yên, Cơ quan Khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội
huyện Tiên Yên, Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban
nhân dân các huyện, các xã và các cơ quan, ban ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận án

Đào Xuân Thắng

ii



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................vi
Danh mục bảng ...............................................................................................................vii
Danh mục đồ thị ...............................................................................................................ix
Danh mục hình .................................................................................................................. x
Danh mục hộp ................................................................................................................... x
Trích yếu luận án .............................................................................................................xi
Thesis abstract............................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 4

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................. 4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 5

1.6.

Những hạn chế của luận án .................................................................................... 6

Phần 2. Tổng quan về phát triển dịch vụ hậu cho đánh bắt xa bờ ............................ 7
2.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước đây ................................................... 7

2.1.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam................................................................................... 7
2.1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................ 9
2.2.

Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ ......................... 10

2.2.1. Một số khái niệm có liên quan ............................................................................. 10
2.2.2. Vai trò của việc phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ .......................... 18
2.2.3. Đặc điểm phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ .................................... 20

iii



2.2.4. Nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ ................. 21
2.2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ................ 25
2.3.

Cơ sở thực tiễn về phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ ...................... 29

2.3.1. Tình hình phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ trên thế giới ............... 29
2.3.2. Phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ ở Việt Nam ................................ 36
2.3.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại
tỉnh Quảng Ninh .................................................................................................. 42
Tóm tắt phần 2................................................................................................................ 45
Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 46
3.1.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích........................................................... 46

3.1.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 46
3.1.2. Khung phân tích .................................................................................................. 46
3.2.

Chọn điểm nghiên cứu ........................................................................................ 47

3.2.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh ............................................................. 47
3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh .................................................... 48
3.2.3. Ngư trường của tỉnh Quảng Ninh ........................................................................ 50
3.2.4. Nhu cầu về dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh ................ 51
3.2.5. Lý do chọn tỉnh Quảng Ninh làm địa bàn nghiên cứu ........................................ 51
3.2.6. Chọn loại hình dịch vụ nghiên cứu ..................................................................... 52
3.3.


Hệ thống chỉ tiêu phân tích ................................................................................. 53

3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phát triển hạ tầng cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần cho
đánh bắt xa bờ ..................................................................................................... 53
3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ hậu
cần cho đánh bắt xa bờ ........................................................................................ 55
3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả phát triểncho đánh bắt xa bờ ................... 56
3.4.

Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 57

3.4.1. Thông tin thứ cấp ................................................................................................ 57
3.4.2. Đối tượng khảo sát và cơ cấu mẫu điều tra ......................................................... 58
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................... 59
3.5.

Phương pháp phân tích thơng tin ........................................................................ 61

3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả ............................................................................... 61
3.5.2. Phương pháp so sánh ........................................................................................... 61

iv


3.5.3. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá ........................................................... 61
Tóm tắt phần 3 ................................................................................................................ 66
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 67
4.1.

Thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh

Quảng Ninh .......................................................................................................... 67

4.1.1. Thực trạng phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh
Quảng Ninh .......................................................................................................... 67
4.1.2. Thực trạng phát triển các hoạt động cung cấp dịch vụ hậu cần cho đánh bắt
xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 82
4.1.3. Kết quả phát triển dịch vụ hậu cần ...................................................................... 92
4.1.4. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................ 101
4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại
tỉnh Quảng Ninh................................................................................................. 103

4.2.1. Chính sách phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ ................................ 103
4.2.2. Quy hoạch phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ ................................ 106
4.2.3. Nguồn lực từ khu vực công phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ ...... 111
4.2.4. Đối tác công tư trong phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ................ 124
4.2.5. Năng lực quản lý của cơ sở cung cấp dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ ....... 125
4.2.6. Sự sẵn có về dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ của các vùng lân cận ........... 129
4.3.

Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................ 131

4.3.1. Quan điểm và định hướng phát triển ................................................................. 131
4.3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh
Quảng Ninh ........................................................................................................ 132
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 145
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 146

5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 146

5.2.

Kiến nghị............................................................................................................ 147

Danh mục cơng trình khoa học cơng bố có liên quan đến luận án ............................... 149
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 150
Phụ lục .......................................................................................................................... 159

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CN-XD


Cơng nghiệp xây dựng

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSĐM-SCTC

Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá

CV

Đơn vị đo mã lực tàu cá

CH/CV

Chiếc/Công suất tàu lớn nhất

DVHC

Dịch vụ hậu cần

DVHCNC

Dịch vụ hậu cần nghề cá

ĐBXB

Đánh bắt xa bờ


ĐVT

Đơn vị tính

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

GT

Đơn vị đo công suất tàu

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế xã hội

KHCN

Khoa học công nghệ

KHKT


Khoa học kỹ thuật

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PPP

Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư

SL

Số lượng

SLBQ

Sản lượng bình quân

TĐTT

Tốc độ tăng trưởng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Thứ tự


Trđ

Triệu đồng

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1. Hiện trạng lao động tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016 ................................ 49
3.2. Hiện trạng GRDP tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016 .................................... 49
3.3. Đóng góp của ngành thủy sản vào tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Ninh,
giai đoạn 2012-2016 .............................................................................................. 50
3.4. Nguồn thông tin số liệu thứ cấp ............................................................................. 57
3.5. Tổng hợp mẫu điều tra ........................................................................................... 59
3.6. Thành phần các nhóm và nội dung thảo luận ........................................................ 60
3.7. Tổng hợp các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
hậu cần cho đánh bắt xa bờ.................................................................................... 64
3.8. Tổng hợp các thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của khu
vực tư nhân vào đối tác công tư trong phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh
bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh................................................................................ 65

4.1. Số lượng cảng cá, khu neo đậu, bến cá của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn
2014-2016 .............................................................................................................. 67
4.2. Danh mục cảng có chức năng ngư nghiệp tỉnh Quảng Ninh, năm 2016 ............... 68
4.3. Hạ tầng cảng Cô Tô và cảng Cái Rồng, năm 2016 ................................................ 71
4.4. Các khu neo đậu tránh trú bão đang được đầu tư xây dựng tại tỉnh Quảng
Ninh, năm 2016 ..................................................................................................... 72
4.5. Số lượng chợ của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016 .................................... 73
4.6. Thực trạng các chợ tại các điểm nghiên cứu, năm 2016 ....................................... 74
4.7. Số lượng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá của tỉnh Quảng Ninh, giai
đoạn 2014-2016 ..................................................................................................... 76
4.8. Hiện trạng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá của tỉnh Quảng Ninh,
năm 2016 ............................................................................................................... 76
4.9. Trang thiết bị tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá tại các điểm
nghiên cứu, năm 2016............................................................................................ 77
4.10. Tình hình phát triển tàu dịch vụ trên biển của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn
2014-2016 .............................................................................................................. 78
4.11. Trang thiết bị và công nghệ của tàu dịch vụ trên biển tại các điểm nghiên
cứu, năm 2016 ....................................................................................................... 79
4.12. Hệ thống đài thông tin duyên hải tại Quảng Ninh, năm 2016 ............................... 81

vii


4.13. Thực trạng dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ tại các chợ, giai đoạn
2014-2016 ............................................................................................................. 86
4.14. Số lượng tàu thuyền ra vào cảng Cái Rồng, giai đoạn 2014-2016........................ 93
4.15. Số lượng tàu thuyền ra vào khu neo đậu Cô Tô, giai đoạn 2014-2016 ................. 93
4.16. Số lượng tàu thuyền ra vào Khu neo đậu Quảng Hà-Phú Hải, giai đoạn
2014-2016 ............................................................................................................. 94
4.17. Nguyên nhân các tàu đánh bắt xa bờ không bán sản phẩm tại chợ, năm

2016 ....................................................................................................................... 95
4.18. Đánh giá của chủ tàu đánh bắt xa bờ về chất lượng dịch vụ hậu cần ở chợ
cá tại các điểm nghiên cứu, năm 2016 .................................................................. 95
4.19. Số lượng tàu cá đóng mới ở Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016 .......................... 96
4.20. Số lượng tàu cá sửa chữa ở Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016............................ 96
4.21. Nguyên nhân một số chủ tàu cá lựa chọn đóng mới tàu ở miền Trung thay
vì tại Quảng Ninh, năm 2016 ................................................................................ 97
4.22. Nhu cầu dịch vụ của tàu đánh bắt xa bờ cho một chuyến đánh bắt xa bờ tại
tỉnh Quảng Ninh, năm 2016 .................................................................................. 98
4.23. Tình hình kinh doanh của tàu dịch vụ, năm 2016 ................................................. 99
4.24. Hiện trạng tàu đánh bắt hải sản của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016 ..... 101
4.25. Sản lượng đánh bắt hải sản của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2012-2016 ............ 101
4.26. Nguyên nhân các cơ sở dịch vụ khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, năm 2016 ...... 104
4.27. Vốn đầu tư xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Cô Tô ........................ 113
4.28. Tình hình lao động của các cảng, giai đoạn 2014-2016 ...................................... 115
4.29. Tình hình lao động tại các chợ, giai đoạn 2014-2016 ......................................... 117
4.30. Tình hình lao động tại cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá, giai đoạn
2014-2016 ........................................................................................................... 118
4.31. Tình hình lao động tại tàu dịch vụ ở tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016 .... 120
4.32. Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ cảng, năm 2016 .................................... 121
4.33. Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ tại các chợ, năm 2016 .......................... 122
4.34. Lao động chưa qua đào tạo tại cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá,
năm 2016 ............................................................................................................. 122
4.35. Lao động chưa qua đào tạo tại các tàu dịch vụ, năm 2016 ................................. 123

viii


DANH MỤC ĐỒ THỊ
TT

4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.
4.6.
4.7.
4.8.

Tên đồ thị

Trang

Đánh giá của ngư dân về hạ tầng cảng Cái Rồng, năm 2016 .............................. 69
Đánh giá của ngư dân về hạ tầng cảng Cô Tô, năm 2016 ................................... 70
Đánh giá của ngư dân về hạ tầng các chợ tại các điểm nghiên cứu,
năm 2016.............................................................................................................. 75
Đánh giá của ngư dân về hạ tầng các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá tại
các điểm nghiên cứu, năm 2016 .......................................................................... 77
Đánh giá của ngư dân về hạ tầng các cơ sở cung cấp dịch vụ trên biển tại
ngư trường tỉnh Quảng Ninh, năm 2016 .............................................................. 80
Đánh giá của ngư dân về hạ tầng đài thông tin duyên hải của tỉnh Quảng
Ninh, năm 2016.................................................................................................... 82
Lý do các tàu đánh bắt xa bờ không đậu tại cảng cá khi kết thúc chuyến
đánh bắt, năm 2016 .............................................................................................. 85
Đánh giá của ngư dân về khả năng đáp ứng của tàu cung cấp dịch vụ trên
biển, năm 2016 ..................................................................................................... 87

4.9. Nhu cầu dịch vụ hậu cần của tàu đánh bắt xa bờ tại ngư trường, năm 2016 ....... 90
4.10. Đánh giá của ngư dân về dịch vụ thông tin, liên lạc của đài thông tin duyên

hải Quảng Ninh, năm 2016 .................................................................................. 99
4.11. Đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở, chủ các cơ sở dịch vụ hậu cần
về sự cần thiết của chính sách hỗ trợ phát triển, năm 2016 ............................... 105
4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở, chủ các cơ sở dịch vụ hậu cần
về sự cần thiết của quy hoạch đối với phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần cho
đánh bắt xa bờ, năm 2016 .................................................................................. 111
4.13. Đánh giá của cán bộ quản lý, chủ các cơ sở dịch vụ về sự cần thiết của đầu
tư công đối với phát triển hạ tầng dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ,
năm 2016............................................................................................................ 114
4.14. Đánh giá của cán bộ quản lý cơ sở, các chủ cơ sở dịch vụ về sự cần thiết
của tổ chức quản lý đối với phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần cho đánh bắt
xa bờ, năm 2016 ................................................................................................. 125
4.15. Đánh giá của cán bộ quản lý, chủ các cơ sở dịch vụ về so sánh năng lực
của cơ sở đóng mới tàu thuyền ở ngoài tỉnh với các cơ sở trong tỉnh
Quảng Ninh, năm 2016 ..................................................................................... 130

ix


DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Trang

3.1. Sơ đồ khung phân tích nghiên cứu phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá cho
đánh bắt xa bờ ........................................................................................................ 47

DANH MỤC HỘP

TT

Tên hộp

Trang

4.1.

Tình trạng lộn xộn và ô nhiễm môi trường đang diễn ra .................................... 83

4.2.

Phí neo đậu tại cảng Cái Rồng chưa hợp lý ........................................................ 83

4.3.

Những hỗ trợ từ nhà nước và địa phương còn hạn chế ..................................... 103

4.4.

Trong nhiều năm làm nghề thu mua hải sản trên biển, nhưng chưa được
hỗ trợ gì ............................................................................................................. 105

4.5.

Thiếu vốn trong xây dựng cảng cá .................................................................... 112

4.6.

Khó khăn trong đầu tư phát triển cảng cá là giải phóng mặt bằng .................... 112


4.7.

Số lượng lao động tại cảng Cái Rồng tăng nhanh là do có sự chuyển đổi
mơ hình quản lý ................................................................................................. 116

4.8.

Bến cá khơng có người quản lý ......................................................................... 116

4.9.

Ít việc thì ít lao động, nhiều việc thì nhiều lao động ......................................... 118

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Đào Xuân Thắng
Tên luận án: Phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9 31 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ hậu
cần cho đánh bắt xa bờ tại tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ hậu
cần cho đánh bắt xa bờ đến năm 2030 ở tỉnh Quảng Ninh.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Số liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu được lấy từ các báo cáo và cơng trình nghiên
cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước đã cơng bố và số liệu khảo sát thực tế.

Nghiên cứu đã điều tra thực tế 06 nhóm đối tượng, gồm: (i) 30 cán bộ liên quan đến
quản lý cảng cá, chợ cá, khu neo đậu, đài thông tin duyên hải; (ii) 140 chủ tàu đánh bắt
xa bờ; (iii) 30 chủ tàu dịch vụ trên biển; (iv) 30 hộ kinh doanh hải sản, ngư cụ ở chợ cá;
30 chủ cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá; 150 chủ doanh nghiệp có đủ điều kiện tham
gia đối tác công-tư trong phát triển hạ tầng cảng cá, chợ cá, khu neo đậu. Toàn bộ số
cán bộ quản lý liên quan, chủ tàu đánh bắt xa bờ, chủ tàu dịch vụ trên biển, chủ cơ sở
đóng mới và sửa chữa tàu cá được lựa chọn tại 4 huyện, thành phố tiêu biểu cho phát
triển đánh bắt xa bờ của tỉnh Quảng Ninh là: Hải Hà, Cô Tô, Vân Đồn và thành phố Hạ
Long. Số liệu điều tra được xử lý bằng các phần mềm SPSS 18. Phương pháp phân tích
số liệu được sử dụng là: Thống kê mơ tả, phân tích so sánh, phân tích định tính, phân
tích nhân tố khám phá (EFA).
Kết quả chính và kết luận
Dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ là những hoạt động kinh doanh các ngành
nghề phục vụ cho sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm hải sản, bảo đảm lưu thông
phân phối như: cung cấp nhiên liệu, cung cấp nước đá cho tàu thuyền, kho bảo quản
hàng hóa thủy sản, vật tư ngư cụ, sữa chữa tàu thuyền, thông tin liên lạc, phương tiện
thu mua và vận tải hàng hóa đi tiêu thụ. Phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ
bao gồm 2 nội dung quan trọng đó là phát triển các cơ sở dịch vụ hậu cần và hoạt động
cung cấp dịch vụ hậu cần. Phát triển các cơ sở dịch vụ hậu cần là sự gia tăng về số
lượng, sự đa dạng về loại hình dịch vụ và sự thay đổi công nghệ của các cơ sở cung cấp
dịch vụ hậu cần cho ĐBXB gồm cảng cá, chợ cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu, và
tàu cung cấp dịch vụ trên biển. Phát triển các hoạt động dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa
bờ là sự gia tăng về số lượng và chất lượng của các dịch vụ như neo đậu, trú tránh, cung
cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm và thông tin.
Do chưa xây dựng được cảng cá chuyên dụng nên hiện nay các cảng có chức năng
nghề cá, khu neo đậu, dịch vụ chủ yếu là neo đậu, chưa phát triển đa dạng các dịch khác

xi



như sơ chế, bảo quản hải sản, sửa chữa tàu thuyền, ăn nghỉ cho thuyền viên. Do chưa có
chợ đầu mối thủy sản, tại các chợ thương mại hiện nay dịch vụ chủ yếu là tiêu thụ hải
sản và cung cấp nhu yếu phẩm cho đánh bắt xa bờ. Việc thiếu thiết bị chuyên dùng khiến
cho chất lượng dịch vụ tại các chợ còn chưa cao. Tại các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu
cá, chất lượng dịch vụ chỉ ở mức trung bình và ln rơi vào tình trạng quá tải cục bộ. Tại
các tàu cung cấp dịch vụ trên biển, hạn chế nhất là mỗi tàu chỉ cung cấp một loại dịch vụ,
chưa kết hợp được nhiều loại dịch vụ để tiết kiệm chi phí. Chất lượng dịch vụ được chưa
cao, hoạt động chưa chuyên nghiệp. Đối với đài thông tin duyên hải, nội dung cần thiết
nhất hiện nay là cung cấp thông tin dự báo thời tiết dài ngày hơn, tổ chức tốt việc liên lạc
trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, xây dựng bản tin dự báo ngư trường và thông tin
thị trường tiêu thụ cho tàu đánh bắt xa bờ.
Qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ
tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy, trong giai đoạn vừa qua, hệ thống cơ sở dịch vụ hậu cần
cho đánh bắt xa bờ của tỉnh Quảng Ninh phát triển chậm và thiếu đồng bộ, chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển đánh bắt xa bờ. Đến nay tỉnh chưa có cảng cá chuyên dụng
và chưa có chợ đầu mối thủy sản. Hệ thống các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền,
hệ thống tàu dịch vụ trên biển do tư nhân đầu tư tự phát, manh mún và thiếu đồng bộ.
Đặc biệt là chưa thu hút được khu vực tư tham gia mạnh mẽ vào đánh bắt xa bờ, đầu tư
phát triển cảng cá, khu neo đậu và chợ đầu mối thủy sản hiện đại, đồng bộ và chun
nghiệp thơng qua hình thức đối tác cơng tư.
Các yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển dịch vụ hậu cần cho ĐBXB bao
gồm: Chính sách phát triển, quy hoạch phát triển, nguồn lực của khu vực công, đối tác
công tư, năng lực của các cơ sở dịch vụ hậu cần cho ĐBXB và sự sẵn có của các vùng
lân cận, thời tiết và an ninh trên biển.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, luận án đưa ra
2 nhóm giải pháp: (1)- Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, quy hoạch, đầu tư công,
phát triển nhân lực, đổi mới mơ hình quản lý. Trong đó trọng tâm là ban hành các chính
sách đặc thù cho phát triển dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ, như chính sách thu hút
tư nhân tham gia PPP trong phát triển dịch vụ hậu cần. Tỉnh cần Quảng Ninh tập trung
nguồn lực đầu tư 02 loại hạ tầng thiết yếu hiện nay đó là cảng cá chuyên dụng và chợ

đầu mối thủy sản. Bên cạnh đó, Tỉnh cần quan tâm đổi mới mơ hình phát triển, nhà
nước hỗ trợ tư nhân sáp nhập, mua lại để hình thành các doanh nghiệp có tiềm lực trong
đánh bắt xa bờ, giảm bớt mơ hình các hộ gia đình đánh bắt xa bờ như hiện nay. Chỉ khi
hình thành được các tập đồn lớn trong đánh bắt xa bờ thì việc đầu tư đồng bộ cơ sở hậu
cần, tối ưu các dịch vụ, thành lập các hạm đội đánh bắt xa bờ sẽ được đẩy nhanh hơn
trên cơ sở nguồn lực dồi dào của khu vực tư. (2)- Nhóm giải pháp phát triển cho 5 loại
hình cơ sở dịch vụ, luận án đã nghiên cứu và đề xuất mơ hình phát triển cụ thể cho mỗi
loại hình cơ sở dịch vụ, theo hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa dịch vụ, đồng thời tối
ưu các hoạt động để giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Dao Xuan Thang
Thesis title: Development of logistics for Off-shore Fishing Industry in Quang Ninh
Province
Major: Development Economics
Code: 9 31 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This research aims to evaluate situation and to analyze influential factors that
effect on development of logistics for off-shore fishing industry in Quang Ninh
province. Base on such evaluation, the research recommends solutions for development
of logistics for off-shore fishing industry up to the year 2030 in Quang Ninh.
Materials and Methods
Secondary and primary data has been utilized in doing this research. Secondary
data has been collected from reports published by individuals and organizations.
Primary data and information were gathered by doing survey and interviewing from
different actors belonging to 06 groups which are: (i) 30 government staff who are

responsible for management of ports, market-places and information suppliers; (ii) 140
owners of off-shore fishing ships; (iii) 30 owners of ships providing services for offshore fishing industry; (iv) 30 traders of seafood and fishing equipment at market-place;
(v) 30 households who build and repair ships; and (vi) 150 enterprises who have enough
resources and willing to invest in developing seaport, wharf and market-place. These
samples have been selected from 04 districts (Hai Ha, Co To, Van Don and Ha Long
city) where off-shore fishing industry is intensive. Both quantitative and qualitative data
have been processed by software SPSS.18. Descriptive statistic, comparative, EFA and
some qualitative methods have been utilized in data analysis.
Main findings and conclusions
Logistics for off-shore fishing industry are activities which provide services for
fishing, processing and packaging seafood through providing fuel, ice, fishing
equipment, ship building and fixing, information, product collection and circulation.
Development of logistics for off-shore fishing industry implies two important contents
such as: (i) development of units which provide services (seaport, market-place,
shipyard, and service-ship on the sea) and (ii) development of particular services
(anchorage, input supplying, output marketing,…).
As shortcomings of infrastructure, both quantity and quality of services
providing for off-shore fishing industry in Quang Ninh are poor. The seaport has just
been utlized as anchorage without other necessary services such as premalimiraly
process, storage, ship fixing and accommodation for fishermen. Similarly, most of

xiii


market-places have not met the needs of off-shore fishing industry. Very few off-shore
fishermen decides to purchase inputs and sell their products at the market-places. The
off-shore servicing ships operate inefficiently because one ship provides one kind of
input or a particular service with low quality. Coastal radio station has just provided
good information of weather forecast, but not any information of fishing ground and
fishery market.

It is found out that logistics in Quang Ninh province cannot meet requirements
of off-shore fishing industry. There is not any seaport for off-shore fishing ships only
and there’s no market-place for seafood wholesale in Quang Ninh. The shipyards and
off-shore servicing ships are mostly invested and operated by private sector at small
scale. The investment in seaport and wholesale market-place based on public-privatepartnership has not been existed.
The influential factors that strongly impact on the development of logistics for
off-shore fishing industry have been investigated from the research are: government
policy, planning activity, resources of public and private sectors, public-privatepartnership, the availability of services in surrounding areas. It is indicated that lack of
resources from public sector is the most influential factor.
Based on the situation analysis and influential factors, two solutions have been
proposed, which are: (1) Improving the state policy, smart planning, public investment,
human resource development and changing management model, of which PPP
implementation is considered as the most important solution; and (2) Diversification,
modernization and cost reduction of logistics for off-shore fishing industry including
seaport, market-place, shipyard, off-shore servicing ship and coastal radio station.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... khi thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế thì phát triển kinh tế biển luôn được đặc biệt
coi trọng và xác định là nhiệm vụ chiến lược; thông qua phát triển kinh tế biển
vừa thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế vừa giải quyết có hiệu quả các vấn đề
xã hội và giữ vững an ninh, quốc phòng (Trương Đình Hiển, 2013).
Nước ta có bờ biển dài 3.260km với một triệu km2 vùng biển đặc quyền
kinh tế, rộng gấp 3 lần diện tích đất liền và hơn 3.000 hịn đảo. Cả nước có 28
tỉnh, thành phố có biển với tổng diện tích 208.560km2, chiếm 41% diện tích cả
nước và chiếm gần một nửa dân số Việt Nam (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2013).

Năm 2017, sản lượng khai thác thủy sản của cả nước đạt 3,4 triệu tấn, giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD, chiếm hơn 43,4% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản, tạo công ăn việc làm cho khoảng 650.000 lao động trực tiếp trên
biển và hàng triệu lao động dịch vụ trên bờ. Cả nước có 110.950 tàu, trong đó có
33.410 tàu có cơng suất từ 90CV trở lên, chiếm 30,1%; các nghề khai thác chính
chủ yếu là: Nghề lưới rê, nghề lưới vây, nghề lưới kéo, nghề câu, chụp mực.
Nghề cá đóng góp vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế của đất
nước và đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần xóa đói giảm nghèo
và nâng cao đời sống cộng đồng dân cư (Thiên Tú, 2017).
Với bờ biển dài 250 km và vùng biển rộng trên 10.000 km2, tỉnh Quảng
Ninh được xác định là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước. Trữ
lượng nguồn lợi hải sản của vùng biển Quảng Ninh ước tính khoảng 100.000
tấn/năm trong đó trữ lượng hải sản ở vùng biển xa bờ khoảng 40.000 tấn (Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2016). Là một trong những
tỉnh có số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác hải sản lớn nhất trong cả nước,
song chủ yếu là tàu công suất nhỏ, khai thác ven bờ nên hiệu quả khai thác thấp.
Hoạt động khai thác hải sản chủ yếu ở vùng gần bờ với cường độ quá lớn đã dẫn
đến cạn kiệt nguồn lợi, đe doạ nghiêm trọng khả năng tái tạo nguồn lợi ven bờ.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác thủy sản xa bờ còn rất khiêm tốn. Năm 2012,
trong tổng số 10.560 tàu thuyền khai thác hải sản thì có tới hơn 7.000 tàu thuyền
cơng suất máy dưới 20CV, số tàu khai thác xa bờ có cơng suất trên 90CV chỉ

1


chiếm 1,48% tổng số tàu thuyền khai thác hải sản, sản lượng khai thác xa bờ đạt
21.664 tấn, chiếm 38% tổng sản lượng khai thác (Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Quảng Ninh, 2016).
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ hậu cần (DVHC)

trong đó tập trung xây dựng quy hoạch cơ sở hậu cần, xây dựng đề án tổ chức lại
khai thác thủy sản, xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, hỗ trợ vốn phát triển sản
xuất kinh doanh cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp làm DVHC cho khai thác
hải sản, hỗ trợ ngư dân xăng dầu... Mặc dù được quan tâm đầu tư, nhưng hệ
thống cơ sở hạ tầng dịch vụ và hình thức tổ chức các dịch vụ hậu cần chưa đáp
ứng được nhu cầu sản xuất, cụ thể: (i)- Hiện nay Quảng Ninh chưa có cảng cá
chuyên dụng phục vụ cho ĐBXB, 5/8 khu neo đậu được đầu tư xây dựng, 51 bến
cá phân bố rải rác, hoạt động tự phát, khơng có người quản lý; (ii)- Quảng Ninh
có 133 chợ trên 14 huyện, thị, thành phố với các quy mô khác nhau, nhưng 100%
là chợ thương mại, chưa có chợ đầu mối thủy sản; (iii)- Tồn tỉnh có 103 cơ sở
đóng mới, sửa chữa tàu cá (CSĐM-SCTC) nhưng có đến 67,9% số cơ sở là quy
mơ nhỏ, phát triển tự phát, công nghệ lạc hậu; (iv)- 100% tàu dịch vụ trên biển
chủ yếu là quy mô nhỏ, hình thành tự phát; cơng nghệ, thiết bị lạc hậu; hình thức
tổ chức các dịch vụ cịn giản đơn, một số dịch vụ phát triển mang tính tự phát,
chất lượng cịn chưa đồng đều; (v)- Cơng tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở
hậu cần dịch vụ hiện nay còn rất hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở (Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn Quảng Ninh, 2016).
Để ngành thuỷ sản nói chung, ngành khai thác hải sản xa bờ nói riêng phát
triển bền vững đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới thì phát triển dịch vụ hậu cần
cho đánh bắt xa bờ được coi là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định.
DVHC cho đánh bắt xa bờ được phát triển một cách đúng đắn và hiệu quả đồng
nghĩa với việc tạo dựng được điểm tựa vững chắc cho ngư dân bám biển, chắp
cánh cho phát triển các đội tàu vươn khơi. Nó khơng chỉ góp phần tiết kiệm chi
phí sản xuất, tăng thời gian bám biển, nâng cao hiệu quả khai thác, cải thiện thu
nhập cho người lao động mà còn tạo nên nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đồng
thời thúc đẩy sự phát triển của ngành khai thác hải sản xa bờ (Hồng Anh, 2014).
Các nghiên cứu có liên quan đến phát triển DVHC cho đánh bắt xa bờ
(ĐBXB) ở Việt Nam đã có như Lê Kim Chung (2003) về “Cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa ngành thủy sản ở duyên hải Nam Trung bộ”; Trần Đức Phú (2007) về


2


“Nghiên cứu thực trạng nghề lưới vây xa bờ và quy trình khai thác nghề vây cá
ngừ tại Cà Mau”; Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mơ hình dịch vụ hậu cần cho nghề
khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển miền Trung” năm 2014 của tác giả Nguyễn Phi
Toàn,… Các nghiên cứu này mới đề cập tới từng khía cạnh cụ thể ở các địa
phương và các vùng khác nhau, nhưng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu
về phát triển DVHC cho ĐBXB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Như vậy đến thời
điểm này, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu về phát triển DVHC
cho ĐBXB dưới khía cạnh kinh tế và chính sách tại tỉnh Quảng Ninh.
Xuất phát từ những bất cập trong thực tiễn cần giải quyết trên địa bàn cả
nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đề tài xác định câu hỏi nghiên cứu
như sau: (i)- Phát triển DVHC cho ĐBXB là gì? (ii)- Thực trạng phát triển cơ sở
hạ tầng DVHC cho ĐBXB trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh như thế nào? Thực trạng
phát triển dịch vụ tại các cơ sở DVHC cho ĐBXB tại Quảng Ninh? (iii)- Những
yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DVHC cho ĐBXB tại Quảng Ninh? (iv)- Để phát
triển DVHC cho ĐBXB, tỉnh Quảng Ninh cần áp dụng những giải pháp nào?
Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn cao trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh Quảng Ninh, góp
phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển,
làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải quốc gia.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới
phát triển DVHC cho ĐBXB tại tỉnh Quảng Ninh, đề xuất các giải pháp phát
triển DVHC cho ĐBXB đến năm 2030 ở tỉnh Quảng Ninh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận và làm rõ thêm cơ sở
thực tiễn về phát triển DVHC cho ĐBXB;

- Đánh giá thực trạng phát triển DVHC cho ĐBXB ở tỉnh Quảng Ninh;
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVHC cho ĐBXB ở tỉnh
Quảng Ninh;
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DVHC cho ĐBXB đến năm 2030
ở tỉnh Quảng Ninh.

3


1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển DVHC cho ĐBXB (trong đó đi sâu nghiên cứu nội dung về dịch vụ
hậu cần nghề cá).
Đối tượng khảo sát chủ yếu của đề tài là: Các cơ quan quản lý nhà nước
(UBND tỉnh, huyện, xã, Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, cảng cá;
chợ cá; đài thông tin duyên hải); các chủ tàu ĐBXB; các chủ tàu dịch vụ trên
biển; hộ kinh doanh hải sản, ngư cụ ở chợ cá; chủ cơ sở đóng mới và sửa chữa
tàu cá; doanh nghiệp có đủ điều kiện tham gia đối tác công-tư trong phát triển hạ
tầng cảng cá, chợ cá, khu neo đậu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu các đối tượng trên tại địa bàn 14 huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh;
Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển DVHC cho ĐBXB ở Quảng Ninh
từ năm 2014-2017. Các số liệu khảo sát tập trung trong năm 2016, báo cáo giải
pháp đề xuất đến năm 2030;
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển DVHC cho ĐBXB tại
tỉnh Quảng Ninh, trong đó tập trung sâu nội dung hậu cần nghề cá cho ĐBXB, cụ
thể là: (i)- Thực trạng phát triển các cơ sở DVHC; (ii)- Thực trạng các hoạt động
dịch vụ tại các cơ sở DVHC; (iii)- Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển

DVHC cho ĐBXB tại tỉnh Quảng Ninh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Đã làm rõ hơn lý luận về phát triển DVHC cho ĐBXB như:
(i)- Phát triển DVHC cho ĐBXB bao gồm các nội dung: (1) Phát triển hạ tầng
cảng cá, bến cá, khu neo đậu; chợ cá; CSĐM-SCTC; tàu cung cấp dịch vụ trên
biển; đài thông tin duyên hải. (2) Phát triển các hoạt động dịch vụ tại các cơ sở
DVHC cho ĐBXB, bao gồm: Dịch vụ neo đậu; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm; dịch
vụ cung ứng các yếu tố đầu vào cho đánh bắt; dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu
cá; dịch vụ thông tin liên lạc. (ii)- Các yếu tố ảnh hưởng như: Chính sách phát
triển, quy hoạch phát triển, nguồn lực của khu vực công, đối tác công tư, năng
lực của các cơ sở DVHC cho ĐBXB và sự sẵn có của các vùng lân cận có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến phát triển DVHC cho ĐBXB.

4


Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cả cơ sở dịch vụ và các hoạt
động dịch vụ hậu cần cho ĐBXB ở tỉnh Quảng Ninh đều chưa phát triển, chưa
đáp ứng được nhu cầu của tàu ĐBXB. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
DVHC cho ĐBXB được phát hiện từ nghiên cứu gồm: chính sách phát triển, quy
hoạch phát triển, nguồn lực của khu vực công, đối tác công tư, năng lực của các
cơ sở DVHC cho ĐBXB và sự sẵn có của các vùng lân cận, điều kiện thời tiết và
an ninh trên biển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển DVHC cho ĐBXB.
Về phương pháp: Đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp định lượng
với định tính, truyền thống với hiện đại (thang đo Likert, phân tích nhân tố khám
phá) để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hậu cầu cho ĐBXB
ở Quảng Ninh. Qua đó đã chỉ ra đầu tư công cho phát triển DVHC cho ĐBXB là
yếu tố ảnh hưởng nhất. Giải pháp quan trọng nhất là thu hút khu vực tư nhân
tham gia đối tác công-tư để phát triển hệ thống DVHC cho ĐBXB đồng bộ, hiện
đại đáp ứng yêu cầu phát triển.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học: Đã sử dụng lý thuyết về mức độ hài lòng của ngư dân,
lý thuyết cung, cầu trong kinh doanh DVHC. Sử dụng thang đo Likert để xác
định mức độ đáp ứng DVHC cho ĐBXB. Sử dụng phân tích nhân tố khám phá để
kiểm định và chọn lọc các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng DVHC, nhân tố ảnh
hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong đối tác công-tư trong
xây dựng cảng cá, khu neo đậu, chợ cá. Sử dụng phân tích hồi qui đa biến để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng khai thác hải sản xa bờ. Đây là
những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu
khoa học và hoạch định chính sách.
Ý nghĩa thực tiễn: Đã chỉ ra rằng cả cơ sở cung cấp dịch vụ và các hoạt
động DVHC cho ĐBXB ở tỉnh Quảng Ninh đều chưa phát triển, chưa đáp ứng
được nhu cầu của tàu ĐBXB. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DVHC cho
ĐBXB được phát hiện từ nghiên cứu gồm: Chính sách phát triển, quy hoạch phát
triển, nguồn lực của khu vực công, đối tác công tư, năng lực của các cơ sở
DVHC cho ĐBXB và sự sẵn có của các vùng lân cận có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
phát triển DVHC cho ĐBXB. Trong đó chính sách đầu tư cơng có sự ảnh hưởng
lớn nhất. Đề tài cũng đã phân tích làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự sẵn
lòng của tư nhân tham gia đối tác công-tư trong xây dựng cảng cá, chợ cá, khu

5


neo đậu, bao gồm: Chính sách thu hút đầu tư; trách nhiệm của nhà nước; khả
năng huy động vốn cho dự án; sự công khai minh bạch trong các dự án PPP; các
quy định pháp lý về PPP. Trong đó có sự ảnh hưởng lớn nhất là trách nhiệm của
nhà nước trong thực hiện PPP. Đây là những nội dung quan trọng cho quản lý,
nghiên cứu khoa học.
1.6. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN
Do nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ hậu cần cho ĐBXB bao gồm

phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ và phát triển dịch vụ tại các cơ sở hậu cần.
- Các cơ sở dịch vụ hậu cần cho ĐBXB (đề tài tập trung nghiên cứu) bao
gồm: (1)- Cảng cá, bến cá, khu neo đậu; (2)- Cơ sở đóng mới tàu cá; (3)- Chợ cá;
(4)- Tàu dịch vụ trên biển; (5)- Đài thông tin duyên hải.
- Dịch vụ hậu cần cho ĐBXB (đề tại tập trung nghiên cứu) bao gồm:
(1)- Dịch vụ neo đậu; (2)- Dịch vụ cung cấp đầu vào cho ĐBXB; (3)- Dịch vụ
tiêu thụ sản phẩm; (4)- Dịch vụ sửa chữa, đóng mới tàu, thuyền; (5)- Dịch vụ
thơng tin, liên lạc.
Vì vậy nghiên cứu không thể đề cập sâu cho mỗi loại hình, mặt khác đối
tượng phỏng vấn khơng đồng nhất, số lượng khơng nhiều (chủ cơ sở đóng mới,
sửa chữa tàu cá; cán bộ quản lý cảng; cán bộ quản lý chợ chợ; cán bộ đài thông
tin duyên hải; chủ tàu dịch vụ trên biển), do đó khó áp dụng một mơ hình phân
tích đối với các nhân tố ảnh hưởng.
Dịch vụ hậu cần cho ĐBXB tại Quảng Ninh vừa thiếu và phát triển khơng
đồng bộ do đó đề tài chỉ đề cập nghiên cứu phát triển dịch vụ hậu cần cho ĐBXB
mà chưa đề cập nghiên cứu phát triển bền vững.

6


PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN
CHO ĐÁNH BẮT XA BỜ
2.1. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
2.1.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay đã có một số cơng trình khoa học nghiên cứu ở Việt Nam có nội
dung liên quan đến phát triển DVHC cho ĐBXB, cụ thể như sau:
2.1.1.1. Về phát triển ngành thủy sản
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn
2030 đã đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH-HĐH) nghề cá, hồn thành cơ bản vào năm 2020. Tư tưởng chủ đạo của

quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản là chuyển mạnh từ sự tăng trưởng
về số lượng sang chất lượng, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công
nghệ mới cùng với đào tạo sử dụng nguồn nhân lực đảm bảo hài hịa hiệu quả về
kinh tế, xã hội và mơi trường trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng, quan hệ
quốc gia, quốc tế. Đồng thời, phát triển ngành thủy sản luôn gắn kết chặt chẽ với
nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng trên biển và hải đảo. Quy hoạch phát triển
ngành thủy sản chú trọng đề xuất các giải pháp phát triển khoa học, cơng nghệ
(KHCN), trong đó chú trọng các dự án nghiên cứu công nghệ, vật liệu mới nhằm
thay thế gỗ đóng tàu cá, các dự án nghiên cứu công nghệ chế biến các sản phẩm
giá trị gia tăng, sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thủy sản, nghiên
cứu công nghệ bảo quản sau thu hoạch… Đồng thời nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực thủy sản, từ đào tạo thủy thủ, máy trưởng, đào tạo nghề, đào tạo chuyển
đổi nghề, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ KHKT trình độ cao… Đáng chú ý là các
biện pháp, bước đi để thực hiện CNH-HĐH nghề cá thơng qua các đề xuất xây
dựng, hình thành các vùng ni thủy sản tập trung theo mơ hình cơng nghiệp,
hình thành các trung tâm nghề cá lớn làm cơ sở nền tảng, động lực, đầu tàu để
thực hiện CNH-HĐH nghề cá (Chính phủ, 2013a).
Đề tài “Phương hướng và những giải pháp nhằm phát triển bền vững
khai thác thuỷ sản vùng duyên hải Nam Trung bộ” của Phan Thị Dung (2009)
đi sâu phân tích và đánh giá tình hình khai thác thủy sản trên khía cạnh kinh tế,
xã hội, môi trường và quản lý đồng thời bước đầu lượng hóa các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả kinh tế của khai thác thủy sản mà chưa đánh giá hiện trạng
hậu cần nghề cá.

7


Về hiện đại hóa ngành thủy sản, Đề tài “Cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá
ngành thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung bộ” của Lê Kim Chung (2003) đã làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tiến hành CNH-HĐH ngành thuỷ sản. Phân

tích đánh giá tiềm năng, thực trạng và các vấn đề cần giải quyết để đẩy nhanh
quá trình CNH-HĐH ngành này ở Nam Trung bộ Việt Nam.
2.1.1.2. Về phát triển từng loại hình dịch vụ hậu cần cho đánh bắt xa bờ
“Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam giai đoạn 2005-2020” của Nguyễn
Thị Thu Hà (2013), tập trung phân tích các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát
triển cảng biển và chỉ ra ngun nhân vì sao những năm qua khơng thu hút được
vốn FDI và vốn tư nhân trong nước cho đầu tư cảng biển.
Ngô Đức Du (2017) “Đề xuất giải pháp phát triển bền vững cảng biển Hải
Phòng” đi sâu vào đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển
bền vững cảng biển Hải Phòng.
Trần Đức Phú (2007) “Nghiên cứu thực trạng nghề lưới vây xa bờ và quy
trình khai thác nghề vây cá ngừ tại vùng biển Cà Mau”, đi sâu nghiên cứu quy trình
đánh bắt cá ngừ bằng lưới vây có đề cập đến dịch vụ hậu cần cho nghề này, nhưng
chưa đề cập và nghiên cứu sâu các nội dung về DVHC cho ĐBXB.
Trong đề tài “Phát triển ngành công nghệ chế biến thuỷ sản định hướng
xuất khẩu tại Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Thu Hương (2008) đi sâu nghiên cứu về
lý luận phát triển ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, đề xuất những phương
hướng, giải pháp phát triển ngành chế biến thủy sản xuất khẩu tại Đà Nẵng.
Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng mơ hình dịch vụ hậu cần cho nghề
khai thác hải sản xa bờ ở vùng biển miền Trung” của Nguyễn Phi Toàn (2014) đã
tập trung nghiên cứu về tối ưu mơ hình tàu dịch vụ hậu cần hiệu quả, an toàn và
bền vững cho các tàu khai thác hải sản xa bờ ở khu vực miền Trung và làm tiền
đề xây dựng các mơ hình dịch vụ hậu cần ở các vùng biển khác trong cả nước.
2.1.1.3. Về phát triển logistics
Đề tài cấp nhà nước “Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế” do tác giả Đặng Đình Đào (2010) làm chủ nhiệm,
đã chỉ ra các cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics của nước ta trong
quá trình hội nhập và việc nâng cao năng lực cạnh trạnh của hoạt động logistics
là một trong các yếu tố quan trọng và cần được quan tâm trong giai đoạn hội
nhập sâu rộng hiện nay.


8


“Logstics, những vấn đề cơ bản” của Đoàn Thị Hồng Vân (2010) tập trung
làm rõ khái niệm logistics và giải pháp quản trị và phát triển logistics. “Phát triển
logistics ở Việt Nam hiện nay” của Đinh Lê Hải Hà (2013) đi sâu nghiên cứu
những vấn đề cơ bản về dịch vụ hậu cần và phát triển dịch vụ hậu cần của nền kinh
tế. Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Bùi Duy Linh (2018) tập trung đi
sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành logistics Việt Nam. Luận án “Nghiên
cứu đề xuất mô hình và các giải pháp đầu tư xây dựng trung tâm logistics phục
vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện” của Lê Đăng Phúc (2018)
tập trung đi sâu nghiên cứu mơ hình đầu tư xây dựng trung tâm logistics cảng
biển trên thế giới, từ đó đề xuất mơ hình và các giải pháp có tính khả thi để đầu
tư xây dựng trung tâm logistics phục vụ cảng Lạch Huyện-Hải Phịng.
2.1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Ở nước ngồi có những nghiên cứu liên quan đến DVHC cho ĐBXB, cụ
thể như:
Nghiên cứu “Quản lý chuỗi cung ứng trong ngành đánh cá tại Iceland” của
Hameri et al. (2003), đã tập trung đánh giá tính đặc thù của chuỗi cung ứng trong
ngành đánh cá và đề xuất những biện pháp nhằm tối ưu hóa các hoạt động của
chuỗi cung ứng nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nghiên cứu “Quản lý chuỗi cung ứng thành công: Một thử nghiệm về sự
thành công của các mạng lưới chuỗi cung ứng trong ngành cá của Đức” của Taras
Gagalyuk et al. (2009) đã tập trung nghiên cứu thử nghiệm mô hình thành cơng
của chuỗi cung ứng dựa trên khảo sát của 90 nhà bán lẻ cá chuyên ngành hàng đầu
ở Đức.
Nghiên cứu “Ngành cơng nghiệp cá-Hướng tới mơ hình chuỗi cung ứng”
của Toke et al. (2010) đã sử dụng các mơ hình tốn học để mơ phỏng và tối ưu hóa

các khía cạnh của chuỗi cung ứng như phân phối, lập kế hoạch và xử lý tối ưu các
nguyên liệu thơ được sử dụng rộng rãi. Trên cơ sở đó xem xét lại cấu trúc chuỗi
cung ứng của ngành công nghiệp cá. Bài viết hướng tới mơ hình chuỗi cung ứng
sáng tạo nhằm xác định lợi ích cho tất cả các đại lý dọc theo các chuỗi trong ngành
công nghiệp cá.
Đề tài “Nâng cao hiệu suất chuỗi cung ứng bằng cách chia sẻ thông tin
nhu cầu” của Thonemann (2002) tập trung phân tích cách chia sẻ thơng tin nhu

9


×