ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ
VÀI NÉT VỀ ĐỊA DANH
BÌNH ĐỊNH
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS. LÊ TRUNG HOA
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
MÃ SỐ SINH VIÊN:
LỚP :
KHÓA:
TP HỒ CHÍ MINH
MỤC LỤC
DẪN NHẬP..........................................................................................................5
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................7
1.1.
Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới....................................7
1.2.
Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.....................................9
1.3.
Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Bình Định.......................................11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................12
1.4.
Đối tượng nghiên cứu.......................................................................12
1.5.
Phạm vi nghiên cứu..........................................................................12
4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................13
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................14
1.6.
Ý nghĩa khoa học..............................................................................14
1.7.
Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................14
7. Bố cục của đề tài......................................................................................14
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................15
1.1.
Những tiền đề lí luận............................................................................15
1.1.1.
Định nghĩa địa danh......................................................................15
1.1.2.
Đối tượng nghiên cứu và vị trí của địa danh học........................16
1.2.
Những tiền đề thực tiễn.......................................................................20
1.2.1.
Vài nét về tỉnh Bình Định.............................................................20
1.2.2.
Thống kê, phân loại địa danh Bình Định....................................46
TIỂU KẾT......................................................................................................46
CHƯƠNG 2. ĐẶC DIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH BÌNH ĐỊNH...................47
2.1. Phương thức địa danh............................................................................47
2.1.1. Phương thức tự tạo...........................................................................47
2.1.2. Phương thức chuyển hóa..................................................................55
2.2. Đặc điểm cấu tạo địa danh Bình Định...................................................60
2.2.1. Cấu tạo địa danh Bình Định............................................................60
2.2.2. Vấn đề danh từ chung và thành tố chung trong địa danh Bình Định64
TIỂU KẾT......................................................................................................68
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỊA DANH BÌNH ĐỊNH 70
3.1. Nguyên nhân tồn tại hay mất đi của một địa danh...............................70
3.1.1. Nhóm nguyên nhân xã hội 3.1.1.1. Hán hóa địa danh:.................70
3.1.1.4. Tâm lí xã hội...................................................................................72
3.1.2. Nhóm ngun nhân ngơn ngữ..........................................................76
3.2. Đặc điểm chuyển biến của các loại địa danh 3.2.1. Đặc điểm chuyển biến của địa danh chỉ
địa hình...........................................................................................................77
3.2.3. Đặc điểm chuyển biến địa danh chỉ cơng trình xây dựng ở Bình Định
TIỂU KẾT......................................................................................................94
4.1. Nguồn gốc – ý nghĩa của một số địa danh Bình Định...........................96
4.1.1. Địa danh Gành Ráng........................................................................96
4.1.2. Địa danh Hầm Hô.............................................................................98
4.1.3. Địa danh Bàu Sấu...........................................................................100
4.1.4. Địa danh Bến Trường Trầu............................................................101
4.2. Các địa danh gốc Hán...........................................................................102
4.2.1. Vọng Phu Thạch.............................................................................102
4.2.2. Phủ thành Quy Nhơn......................................................................103
4.2.3. Địa danh Phù Ly.............................................................................103
4.3. Các địa danh gốc Chăm........................................................................104
4.3.1. Địa danh Đồ Bàn, Chà Bàn............................................................104
4.3.2. Địa danh Thị Nại.............................................................................106
4.3.3. Địa danh Cù Lao Xanh...................................................................106
KẾT LUẬN......................................................................................................107
4.2. Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Bình Định..........................107
4.2.1. Phản ánh lịch sử..............................................................................107
4.2.2. Phản ánh địa lí tự nhiên.................................................................115
4.2.3. Phản ánh kinh tế.............................................................................116
4.2.4. Phản ánh văn hóa............................................................................118
4.2.5. Phản ánh ngôn ngữ.........................................................................128
TIỂU KẾT....................................................................................................129
KẾT LUẬN...................................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................135
PHỤ LỤC.........................................................................................................139
1. Địa Danh Hành Chính..............................................................................139
2. Địa Danh Chỉ Vùng Chưa Xác Định Rõ Ranh Giới: 1.......................158
3. Địa Danh Chỉ Địa Hình Thiên Nhiên...................................................159
90
4. Địa Danh Chỉ Cơng Trình Xây Dựng...................................................181
5. Di Tích Lịch Sử - Thắng Cảnh.............................................................207
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Địa danh học là một bộ phận của Danh xưng học, một phân ngành của Ngôn ngữ học, chuyên nghiên
cứu về tên gọi, danh xưng của các vùng miền, sông suối, hồ đầm, đơn vị hành chính… So với các ngành
khoa học khác trên thế giới, Địa danh học là một khoa học ra đời khá muộn. Theo một số tài liệu khảo
chứng công bố gần đây, trên thế giới, chuyên ngành Địa danh học được hình thành vào khoảng thế kỷ XIX
và đến đầu thế kỷ XX đã thực sự trở thành một trong những lĩnh vực mới của Ngôn ngữ học và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể với hàng trăm công trình lớn nhỏ được cơng bố. Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XX, ngành Địa danh học Việt Nam mới bắt đầu hình thành và có những bước phát triển cơ bản đầu tiên.
Là bộ phận cấu thành hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, địa danh và ngôn ngữ có quan hệ biện
chứng với nhau. Nó vừa là một hình thức biểu hiện phong phú, vừa chính là phương thức tồn tại khá đặc
biệt của ngơn ngữ. Vì thế, chúng ta khơng thể hiểu, giải thích địa danh nếu không sử dụng những tri thức
về ngôn ngữ. Do đó, có thể xem địa danh là một loại cứ liệu lịch sử đối với việc nghiên cứu về lịch sử
hình thành và phát triển từ vựng nói riêng và ngơn ngữ nói chung.
Địa danh từ lâu được biết đến như một khái niệm mang trong mình nhiều nhiều giá trị hiện thực to
lớn. Nhắc đến một địa danh nào đó là nhắc đến một phần thiêng liêng trong mỗi người bởi bất kì một địa
danh nào cũng gắn với một cá nhân hay tập thể nào đấy. Địa danh do con người tạo ra nên bao giờ cũng
phản ánh những nét văn hóa đặc thù, những phong tục tập qn tín ngưỡng của cộng đồng đã sinh ra nó.
Qua một địa danh nhất định nào đó, chúng ta có thể tìm hiểu được quá trình lịch sử - xã hội của một dân
tộc, thấy được đặc trưng văn hoá, cuộc sống sinh hoạt, thậm chí nhu cầu tâm lý của họ. Trong một vùng
đất có nhiều dân tộc cộng cư với nhau, địa danh ở nơi đó cũng mang dấu tích của nhiều ngơn ngữ khác
nhau. Tên gọi lịch sử của mỗi vùng miền được hình thành trong những điều kiện xã hội, lịch sử nhất định
mang những dấu ấn văn hoá nhất định. Nhiều địa danh phản ánh tên gọi của dân tộc, cây cỏ, muông thú,
sự vật... mang đặc trưng riêng biệt. Những địa danh ấy đã trở thành vật hố thạch, những đài kỉ niệm bằng
ngơn ngữ độc đáo, lưu trữ các thơng tin văn hóa về thời đại mà nó chào đời, cịn lưu giữ mãi về sau.
Nghiên cứu địa danh cho cái nhìn tổng thể về sự ra đời và phát triển cùng quá trình biến đổi địa
danh. Việc tìm hiểu địa danh hình thành và mất đi như thế nào, nguyên nhân của q trình chuyển hóa, lí
do cịn tồn tại đến ngày nay của một địa danh là việc làm cần thiết. Cơng việc ấy khơng chỉ có ý nghĩa đối
với việc tìm hiểu văn hóa, lịch sử của địa phương mà cịn góp phần to lớn trong việc nghiên cứu địa lí tự
nhiên – xã hội và đặc biệt là ngôn ngữ của cộng đồng. Bởi địa danh, xét ở một gốc độ nào đó, là hiện thân
của lịch sử phát triển ngơn ngữ. Và tìm hiểu địa danh Bình Định khơng nằm ngồi ý nghĩa trên.
Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ với lịch sử hình thành khá đặc biệt, là mảnh
đất anh hùng và hiên nganh qua khá nhiều biến cố lịch sử. Bình Định có một nền văn hóa lâu đời đa dạng,
phong phú, là sự hội tụ, kết tinh những tinh hoa của nền văn hóa Sa Huỳnh, nền văn hóa Chăm Pa, nền
văn hóa các dân tộc của cư dân Bình Định và tiếp thu tinh hoa nền văn minh của các nước khác trong khu
vực thế giới. Đó là mảnh đất của các phong trào yêu nước, nơi xuất phát và là thủ phủ của phong trào
nông dân Tây Sơn với người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung; là chiếc nôi của nghệ thuật
tuồng và các làn điệu dân ca phong phú như bài chòi, múa hát bả trạo, hát H’mon... Bình Định cũng là quê
hương và nơi trưởng thành của nhiều nhà thơ nổi tiếng như Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc
Tử, Yến Lan... Ở vùng đất này, bên cạnh văn hoá của người Kinh, những di tích văn hóa cổ Chăm Pa - chủ
nhân xa xưa, vẫn còn tồn tại khá đậm nét với những bóng tháp chàm bên rặng dừa xanh ngắt, những xóm,
thơn sinh hoạt theo văn hố Chăm và các dân tộc cộng cư khác như Bana, H’rê… Nền văn hóa ấy đã tạo
cho cư dân Bình Định vừa có phẩm chất cao quý của người Việt Nam, vừa có sắc thái riêng. Đó là lịng
u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đồn kết, đức tính cần cù và sáng tạo trong lao động,
truyền thống hiếu học, trọng nghĩa tình đạo lý, thủy chung, tính giản dị trong lối sống... Qua những biến
cố lịch sử khác nhau, hệ thống địa danh của tỉnh cũng có ít nhiều thay đổi sao cho phù hợp sự phát triển
của từng thời kỳ, điều đó khơng chỉ phản ánh một cách trung thực lịch sử, ngơn ngữ mà cịn biểu hiện sự
đa dạng phong phú về văn hoá, lễ tục ở địa phương này trong tiến trình phát triển của nó.
Tìm hểu địa danh Bình Định cho ta cái nhìn tồn diện về bức tranh văn hóa xã hội, về tiến trình phát
triển từ quá khứ tới hiện tại của lịch sử, địa lí... và đặc biệt là ngơn ngữ của miền đất này.
Vì những lí do trên chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài Vài nét về địa danh Bình Định với mong
muốn tìm hiểu ý nghĩa, cơ chế đặt tên của các vùng miền, các đơn vị hành chính từ xa xưa đến nay để hiểu
biết thêm về nguồn gốc, tiến trình phát triển lịch sử - văn hóa Bình Định, góp phần hồn thiện bức tranh
địa danh của cả nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ rất lâu trên thế giới. Sự phát triển này không phải chỉ
được quan tâm ở các nước phương Tây mà ngay ở phương Đông, đặc biệt Trung Quốc, một nước liền kề
với chúng ta, địa danh cũng được quan tâm từ rất sớm như: Thời Đông Hán, Ban Cố đã ghi chép hơn 4000
địa danh trong bộ Hán thư, trong đó có một số địa danh đã được ơng giải thích rất rõ về nguồn gốc và ý
nghĩa. Đời Bắc Ngụy (380-535 TCN) trong Thủy Kinh chú sớ, Lịch Đạo Nguyên đã ghi chép hơn 2 vạn
địa danh, số được giải thích ngữ nguyên là hơn 2300 địa danh.
Ở các nước phương Tây, bộ môn Địa danh học chính thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Năm 1872,
J.J.Eghi (Thụy Sĩ ) công bố chuyên luận Địa danh học. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Ủy ban địa
danh của các nước Mỹ, Thụy Điển, Anh lần lượt ra đời, góp phần thúc đẩy sự phát triển khá nhanh chóng
của khoa học nghiên cứu về địa danh.
Tiên phong trong lĩnh vực xây dựng hệ thống lí luận về lí thuyết địa danh là các nhà Địa danh học
Xô Viết. Những năm 60 của thế kỉ XX tại Liên Xơ đã có hàng loạt cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này
ra đời. E.M.Murzaev viết cuốn Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học (1965) và
A.V.Superanskaia đã xuất bản cơng trình Địa danh là gì? (1985). Năm 1964, tiếp thu thành tựu nghiên
cứu của các nhà khoa học tiền bối, học giả A.I.Popov đã đưa ra những nguyên tắc cơ bản của công tác
nghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng hai ngun tắc chính là phải dựa vào tư liệu lịch sử của các ngành
Ngôn ngữ học, Địa lý học, Sử học và phải thận trọng khi sử dụng phương pháp thành tố để phân tích cấu
tạo của địa danh. Ngồi ra, I. A. Kapenco (1964) đã phát biểu những ý kiến bàn về Địa danh học đồng
đại. Qua các cơng trình cơng bố trên tập san của Viện Hàn Lâm khoa học Xô Viết, N.V.Podonxkaija đã tập
trung phân tích, lí giải nội dung địa danh đã mang những thơng tin gì. Cơng trình của bà đã góp phần làm
cho việc nghiên cứu địa danh ngày càng đi sâu vào bản chất. Nhà nghiên cứu A.V.Superanskaia trong
cuốn Địa danh là gì? (1985) đã đặt ra những vấn đề vừa mang tính cụ thể vừa mang tính khái qt cao.
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đi sâu vào những vấn đề thiết thực liên quan đến việc
phân tích địa danh. Ngồi việc trình bày cách hiểu về khái niệm địa danh, bà cịn nêu lên các vấn đề khác
như tính liên tục của tên gọi, không gian tên riêng và các loại địa danh (địa danh kí hiệu, địa danh mơ tả,
địa danh ước vọng) cũng như tên gọi các đối tượng địa lí theo địa hình. Có thể nói đây là những cơng trình
lớn, có giá trị tổng kết những kết quả nghiên cứu cơ bản, đặt nền móng vững chắc cho các cơng trình
nghiên cứu về Địa danh học về sau.
Bên cạnh những cơng trình của các nhà Địa danh học Xô Viết, các nhà nghiên cứu địa danh ở một số
quốc gia cũng đã có những đóng góp khơng nhỏ trong lĩnh vực này. Tại Pháp, học giả Ch.Rostaing (1965)
trong tác phẩm Les noms de lieux đã nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh. Đó là phải tìm ra các hình
thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết hình thức từ nguyên của địa danh thì phải dựa trên kiến
thức ngữ âm học địa phương. Chuyên luận này đã bổ sung những vấn đề mang tính lý luận cho vấn đề mà
A.I.Popov đã nêu ra trước đó.
Nhìn chung, điểm qua một số cơng trình cơ bản trên, chúng ta có thể hình dung lịch sử nghiên cứu
địa danh học trên thế giới đã hình thành và phát triển qua ba giai đoạn. Giai đoạn phôi thai ngay từ những
năm đầu Công nguyên với việc tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa cũng như diễn biến của địa danh. Giai đoạn
hình thành bắt đầu từ thế kỷ XIX và đến giữa thế kỷ XX giai đoạn này coi như chấm dứt để chuyển sang
giai đoạn phát triển và đạt được những thành cơng đáng kể. Lúc đó thì Địa danh học Việt Nam mới bắt
đầu dần dần hình thành.
1.2.
Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, dù có muộn màng hơn so với thế giới, song vấn đề nghiên cứu địa danh cũng được
quan tâm nghiên cứu từ lâu với những cơng trình nổi tiếng.
Theo các tài liệu cổ thư của Trung Hoa như Tiền Hán thư, Dư địa chí, Hậu Hán thư, Tấn thư, trong
thời kỳ Bắc thuộc, để phục vụ cho công cuộc cai trị, người Trung Hoa đã chú ý đến các địa danh ở Việt
Nam.
Sau thời kỳ Bắc thuộc, trong thời kỳ phong kiến độc lập, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi, việc nghiên
cứu địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện. Trong thời gian này, địa danh mới chỉ
được các tác giả thu thập, tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa. Đó là một số trứ tác của các học giả trí thức
Nho học Việt Nam như: Thời Lý có Nam Bắc phiên giới địa đồ (1172), thời Trần có An Nam chí lược của
Lê Tắc, thời thuộc Minh có Giao Châu địa chí của Trương Phụ (Trung Hoa), thời Lê Sơ có bộ Dư Địa
Chí của Nguyễn Trãi (1435), đặc biệt ở niên hiệu Hồng Đức, Lê Thánh Tông đã rất chú ý đến vấn đề
cương vực đất nước, ông đã cho biên soạn Thiên hạ bản đồ, đến thời Lê Trung Hưng thì tăng bổ và đổi tên
là Hồng Đức bản đồ, trong đó có phần phụ chú Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, tức là phần chép thêm các
địa danh thuộc vùng Thuận Quảng mới được thu phục và tổ chức lại.
Từ thời Lê Trung Hưng trở về sau, vấn đề nghiên cứu địa danh được các học giả chú trọng, tiêu biểu
như Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An (thế kỷ XVI), Hoan Châu Ký của Nguyễn Cảnh Thị (thế kỷ
XVII), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn. Năm 1723, nhà Hậu Lê cho biên soạn Tân Định bản đồ, Thiên
Nam lộ, cũng trong thời gian này, các ông Ngô Thời Sĩ, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Tông Quải đã dựa
vào Dư Địa chí của Nguyễn Trãi và biên soạn thêm bộ Nam Quốc Vũ Cống. Thời kỳ Tây Sơn, một có một
số cơng trình khai thác về địa danh cũng được chú ý như Cảnh Thịnh Tân đồ, Mục Dã Trấn Doanh đồ.
Đặc biệt, vào thời kỳ nhà Nguyễn (1802 - 1945), thành tựu nghiên cứu về địa danh đã phát triển khá
mạnh mẽ, các cơng trình địa dư như Hoàng Việt nhất thống địa dư của Lê Quang Định (1806), Hồng Việt
Địa Dư Chí của Phan Huy Chú (1821), Phương Đình Dư Địa Chí, Đại Việt địa dư tồn biên của Nguyễn
Văn Siêu (1900), Đại Nam thống chí (biên soạn thời Thiệu Trị), Đại Nam nhất thống chí (biên soạn thời
Tự Đức), Đại Nam quốc cương vựng biên của Hồng Hữu Xứng (1886), Đồng Khánh địa dư chí (biên
soạn thời Đồng Khánh) và các bộ địa chí địa phương như Bắc Thành địa dư chí của Lê Chất, Gia Định
thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức, Nghệ An ký, Nam Định tỉnh địa dư chí...
Nhìn chung, các cơng trình địa dư được biên soạn trước năm 1945 chủ yếu tập trung vào phân loại,
định hình tên gọi và nghiên cứu nặng về tính hành chính, lịch sử. Các nhà biên soạn chưa chú tâm vào vấn
đề giải thích ý nghĩa của hệ thống này, vì thế những cơng trình trên là những tư liệu cần thiết, bổ túc cho
các nhà nghiên cứu địa lý lịch sử, ngôn ngữ học lịch sử và địa danh học lịch sử.
Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam thực sự có bước tiến đáng kể từ năm 1960 trở đi. Với cơng
trình Mối quan hệ về ngơn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sơng của Hồng Thị Châu (1964)
được xem như cơng trình đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu địa danh từ góc nhìn ngơn ngữ học.
Cùng với cơng trình của Hoàng Thị Châu, chuyên luận Vấn đề về Địa danh học Việt Nam của GS. Nguyễn
Văn Âu (1978) là công trình mang tính lý luận đầu tiên dưới góc nhìn Lịch sử - Địa lý - Ngôn ngữ học.
Đặc biệt, năm 1991, cơng trình Địa danh ở Thành Phố Hồ Chí Minh của tác giả Lê Trung Hoa ra đời
đã thực sự tạo bước ngoặc lớn cho khoa nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. Đây là cơng trình đầu tên
nghiên cứu địa danh dưới gốc độ ngôn ngữ học và trình bày khá hệ thống những vấn đề mà người nghiên
cứu địa danh cần quan tâm (phân loại và định nghĩa địa danh, cấu tạo địa danh, ý nghĩa và nguồn gốc một
số địa danh...)
Tiếp theo đó, một số cuốn từ điển địa danh đáng chú ý lần lượt xuất hiện như Sổ tay địa danh Việt
Nam của Đinh Xuân Vịnh (1995), đến năm 1996, Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS Những đặc điểm
chính về địa danh Hải Phòng. Sổ tay địa danh Việt Nam của Nguyễn Dược – Trung Hải (1998), Từ điển
địa danh Thành Phố Sài Gịn – Hồ Chí Minh của Lê Trung Hoa (2003)...
Năm 2006, Vũ Quang Dũng cho xuất bản Địa danh Việt Nam trong tục ngữ ca dao.
Như vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đã hình thành và đang tiếp tục
hướng tới giai đoạn phát triển cao. Một loạt các cơng trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, bài báo cáo,
tạp chí... lần lượt ra đời cho thấy địa danh dần trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng, không thể thiếu
trong đời sống của nhiều ngành khoa học, đặc biệt là ngôn ngữ học.
1.3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Bình Định
Nằm trong mạch nghiên cứu chung của cả nước, địa danh Bình Định cũng được quan tâm tìm hiểu
tuy ở mức độ nhất định. Về điều này phải kể đến Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh (1995),
Sổ tay địa danh Việt Nam của Nguyễn Dược – Trung Hải (1998), Địa danh văn hóa Việt Nam của Bùi
Thiết (1999)...
Người đầu tiên đặt vấn đề một cách nghiêm túc, theo chúng tơi có lẽ là học giả Bùi Văn Lăng với
cơng trình Khảo cứu một số địa danh Bình Định (tác giả tự xuất bản, Quy Nhơn, 1934), Quách Tấn
trong Non nước Bình Định (1966) đã khảo sát tương đối công phu về các địa danh trong địa bàn tỉnh Bình
Định, tuy nhiên cơng trình của ơng chỉ dừng lại ở những địa danh địa lý, lịch sử. Trong cơng trình Tìm
hiểu Nhân danh - Địa danh Nam Trung bộ từ góc độ văn hóa (Đề tài NCKH cấp trường năm 2009), ThS.
Võ Minh Hải đã triển khai nghiên cứu về hệ thống địa danh của tỉnh Bình Định từ góc nhìn văn hóa. Tuy
nhiên, đây lại là một cơng trình nghiên cứu tổng hợp cả về hệ thống nhân danh và địa danh của các tỉnh
Nam Trung Bộ nói chung, vì vậy số lượng tư liệu nghiên cứu về Bình Định cũng chỉ được tác giả nhắc
qua và chưa có phân tích cụ thể. Tiếp theo đó, với bài viết Tìm hiểu ca dao địa danh Bình Định từ góc
nhìn văn hóa (Tạp chí Khoa học, Số II, Trường Đại học Quy Nhơn, 2010), tác giả cũng chính thức đưa ra
một hướng tiếp cận văn hố đối với hệ thống địa danh Bình Định thơng qua những bài ca dao được sưu
tập ở địa phương.
Ngoài ra địa danh Bình Định cịn được xuất hiện rải rác trong các trang web, báo, tạp chí, cẩm nang
du lịch của địa phương và của cả nước. Trong các tạp chí tiêu biểu như Tạp chí thơng tin lý luận và
nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Bình Định,Tạp chí Đất võ của hội Đồng hương Bình Định tại Thành phố
Hồ Chí Minh. Xuất phát từ nhiều phương diện và hướng tiếp cận khác nhau, vấn đề nghiên cứu địa danh
Bình Định đã và đang nhận được khá nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hoá địa phương.
Như vậy, cho đến nay, cả nước nói chung và Bình Định nói riêng vẫn chưa có một cơng trình nào đi
vào nghiên cứu một cách đích đáng tồn bộ hệ thống địa danh Bình Định trên bình diện ngơn ngữ học
thực thụ. Cho nên, theo chúng tôi, việc tiến hành thực hiện đề tài Vài nét về địa danh Bình Định là việc
làm cần thiết và ý nghĩa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi vào nghiên cứu địa danh Bình Định dưới gốc độ ngơn ngữ học (chủ yếu xét trên bình diện
từ vựng và ngữ nghĩa). Trong đó, đề tài chú trọng tìm hiểu phương thức cấu tạo, sự hình thành, biến đổi
của địa danh cùng với xuất xứ và ý nghĩa mà nó chứa đựng.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống tên gọi những đối tượng là địa danh thuộc tỉnh Bình Định.
Hệ thống đó về cơ bản gồm bốn loại là địa danh chỉ địa hình, địa danh hành chính, địa danh chỉ các cơng
trình xây dựng và địa danh chỉ vùng khơng xác định ranh giới rõ ràng. Ngồi các địa danh tồn tại phổ biến
ở Bình Định chiếm phần lớn thì đề tài cịn khảo sát một số địa danh thuộc các dân tộc ít người định cư lâu
ngày ở địa bàn tỉnh.
4. Mục đích nghiên cứu
Bên cạnh mục đích tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, địa lí kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh
Bình Định, trọng tâm của đề tài là nghiên cứu phương thức đặt địa danh, phương thức cấu tạo, quá trình
chuyển hóa về ngữ âm, ngữ nghĩa cũng như trình bày sự phân loại hệ thống địa danh theo từng phương
thức khác nhau (đơn tiết -đa tiết, thuần Việt - khơng thuần Việt... ). Ngồi ra, đề tài cịn nhằm tìm hiểu về
nguồn gốc, xuất xứ cùng những giá trị hiện thực mà địa danh phản ánh để thấy được mối liên hệ giữa địa
danh học và các khoa học khác như văn hóa, địa lí, lịch sử, khảo cổ...
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp, thống kê phân loại: Khảo sát, thống kê, phân loại các địa danh tìm được để có cái
nhìn tổng quát về hệ thống địa danh tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó có thể thấy rõ số lượng từng loại, từ đó
cho phép rút ra những đặc điểm chung của các loại lớn và đặc điểm riêng của các tiểu loại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Gồm so sánh, đối chiếu đồng đại và lịch đại. So sánh, đối chiếu
đồng đại là so sánh, đối chiếu địa danh của các vùng với nhau để thấy được điểm tương đồng và nét dị
biệt. Còn so sánh, đối chiếu lịch đại nhằm xác định nguồn gốc và ý nghĩa ban đầu của địa danh (phần này
chủ yếu làm rõ bình diện ngữ nghĩa của địa danh).
- Phương pháp điền dã: Là phương pháp khá quan trọng của quá trình thực hiện một cơng trình
nghiên cứu địa danh. Bởi vì, nguồn gốc xuất xứ cũng như ý nghĩa của nhiều địa danh còn nằm trong “bộ
nhớ dân gian” tức là trong trí nhớ của người dân ở địa phương đang nghiên cứu. Do đó, điền dã là con
đường đúng đắn và cần thiết để tìm hiểu “ lý lịch” của một dịa danh. Để thực hiện công việc nghiên cứu
một cách chính xác và thuyết phục, chúng tơi đã đi điền dã tại một số địa phương trong điều kiện cho phép
để tìm hiểu thêm về năm tháng ra đời cũng như lý do đặt tên cho địa danh ở một số địa phương trên địa
bàn tỉnh Bình Định. Đặc biệt, chúng tôi cũng sử dụng một số kết quả sưu tầm điền dã ở khu vực Nam
Trung Bộ của sinh viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Quy Nhơn từ năm 1988 đến 2009, được sử dụng
trong đề tài nghiên cứu Địa danh Bình Định nhìn từ góc độ văn hóa của ThS. Võ Minh Hải giảng viên
trường Đại học Quy Nhơn .
- Phương pháp khảo sát bản đồ: Có thể khảo sát, đối chiếu bản đồ địa phương theo phương thức
đồng đại hoặc lịch đại để phân khu những điểm có loại địa danh nào xuất hiện nhiều để tập trung tìm hiểu
nguồn gốc của địa danh qua tìm hiểu lịch sử, văn hóa của vùng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.
Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung lý thuyết về nghiên cứu địa danh đối với một vùng miền có sự cộng cư, đan xen
của nhiều dân tộc. Trong đó, ngơn ngữ, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc vừa bảo tồn một cách trọn vẹn
song cũng đóng góp nét riêng của mình cho cộng đồng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung thêm tư liệu cho ngành nghiên cứu lịch sử,
văn hoá, du lịch của Bình Định nói riêng cũng như việc nghiên cứu địa danh Việt Nam nói chung. Đồng
thời kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần giúp Bình Định phát triển văn hoá, du lịch cũng như việc sử dụng
làm tư liệu tham khảo bổ ích trong việc giảng dạy văn hoá, dân tộc, lịch sử và giáo dục việc giữ gìn, phát
huy giá trị truyền thống về bản sắc văn hoá dân tộc trong nhà trường, trong huyện, thị xã và trong tỉnh.
1.7. Ý nghĩa thực tiễn
Tư liệu và kết quả của khố luận bước đầu góp phần xây dựng một cơng trình về địa danh tỉnh Bình
Định. Bên cạnh đó đề tài cịn đóng góp cho nghiên cứu lịch sử, văn hóa và cơng tác hoạch định hành
chính của tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và Phụ lục, phần chính văn của đề tài được phân thành nhứng phần
lớn sau:
Chương 1: Những tiền đề lí luận và thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh Bình Định
Chương 3: Những đặc điểm về mặt chuyển biến của địa danh Bình Định
Chương 4: Nguồn gốc - ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Bình Định.
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.1. Những tiền đề lí luận
1.1.1.
Định nghĩa địa danh
Địa danh học là một phân ngành quan trọng của khoa học ngôn ngữ học. Việc định nghĩa đối tượng
của nó - địa danh - trở thành vấn đề được nhiều người quan tâm. Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới
cũng có những điểm riêng biệt về địa lý, lịch sử của nước mình. Tên gọi địa lý hay còn gọi là địa danh của
mỗi nước, mỗi vùng đều có những cách thức đặt tên mang đặc trưng riêng của vùng miền. Do đó, trong sự
tồn tại thực tế của nó, địa danh rất phong phú và đa dạng.
Ở Việt Nam, địa danh được nghiên cứu theo hai gốc độ: địa lí - văn hóa và ngơn ngữ học.
Tiếp cận địa danh theo góc độ địa lí - văn hóa và ngơn ngữ học:
Nguyễn Văn Âu trong Một số vấn đề địa danh học Việt Nam cho rằng: “Địa danh là tên đất, gồm
tên sông, núi, làng mạc... hay là tên các địa phương,các dân tộc”.
Tác giả Bùi Đức Tịnh trong Lược khảo nguồn gốc địa danh Nam Bộ quan niệm: “Địa danh là một
danh từ có nghĩa tổng quát để chỉ tên gọi các loại vật thể tự nhiên được phân biệt về phương diện địa lý,
các vị trí cần phân biệt trong sinh hoạt xã hội và các đơn vị được xác định trong tổ chức hành chính hay
quân sự”.
Hai tác giả Dương Thị The và Phạm Thị Thoa phát biểu rằng: “ Địa danh của một vùng hay của một
nước là tổng thể các tên riêng đặt ra để gọi các đơn vị địa lý tự nhiên hay nhân văn của vùng ấy hay nước
ấy.”.
Tiếp cận địa danh theo góc độ ngơn ngữ học có các tác giả sau:
Hoàng Thị Châu cho rằng: “Địa danh là tên địa lý (toponym, geographical name) là tên vùng, tên
sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính… được con
người đặt ra”.
Tác giả Lê Trung Hoa trong cơng trình Địa danh học Việt Nam đã định nghĩa định danh như sau:
“Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên, các đơn vị hành
chánh, các đơn vị lãnh thổ và các cơng trình xây dựng thiên về không gian hai chiều”.
Như vậy, chỉ riêng định nghĩa về địa danh đã có khá nhiều ý kiến khác nhau. Nhìn một cách sơ lược,
trong khi định nghĩa của Nguyễn Văn Âu chỉ quan tâm đến những đối tượng thiên nhiên , chưa chú ý đến
những đối tượng nhân tạo thì Hồng Thị Châu chỉ mới chú trọng chức năng định danh trong ngôn ngữ,
xem nhẹ các chức năng khác của địa danh. Xét định nghĩa của tác giả Lê Trung Hoa, chúng tơi nhận thấy
đó là một định nghĩa tương đối cụ thể với tiêu chí rõ rang, dễ áp dụng hơn cả. Do đó, trong cơng trình này,
người viết dựa trên quan niệm về địa danh của tác giả Lê Trung Hoa để tiến hành nghiên cứu.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu và vị trí của địa danh học
1.1.2.1.
Đối tượng nghiên cứu của địa danh học
Bất kì một khoa học nào khi ra đời cũng xác lập đối tượng nghiên cứu riêng cho mình. Theo đó, đối
tượng của địa danh học là địa danh. Địa danh học nghiên cứu tất cả các vấn đề có liên quan đến địa danh
như nguồn gốc, xuất xứ, quá trình chuyển đổi (trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại), phương thức cấu
tạo, giá trị phản ánh hiện thực…
1.1.2.2.
Vị trí của địa danh học
Từ khi mới ra đời, Địa danh học đã xác định vị trí khá quan trọng của mình trong ngơn ngữ học.
Ngơn ngữ học có ba ngành chính là ngữ âm học, từ vựng học và ngữ pháp học. Từ vựng học có một ngành
nhỏ hơn là Danh xưng học, chuyên nghiên cứu tên riêng. Danh xưng học lại chia thành hai ngành nhỏ
hơn: nhân danh học và địa danh học.
Địa danh học nghiên cứu về nguồn gốc, ý nghĩa và cả những chuyển biến của địa danh.
Địa danh học chia thành nhiều ngành nhỏ hơn. Các ngành chỉ nghiên cứu tên sông rạch (thủy
danh), tên núi đồi (sơn danh) gọi là thủy danh học và nhân danh học. Ngành nghiên cứu tên của các địa
điểm quần cư (phương danh) được gọi là Phương danh học. Còn ngành chỉ nghiên cứu các đối tượng
trong thành phố (phố danh) như tên đường, tên phố, tên các quảng trường…gọi là phố danh học.
1.1.3. Phân loại địa danh
Khi bắt tay vào nghiên cứu địa danh, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân loại địa danh theo cách
riêng của từng người. Trong đó có những bảng phân loại đáng chú ý:
Trần Thanh Tâm trong Thử bàn về địa danh Việt Nam chia địa danh thành sáu loại:
1. Loại đặt theo địa hình và đặc điểm.
2. Loại đặt theo vị trí khơng gian và thời gian.
3. Loại đặt theo tín ngưỡng, tơn giáo, lịch sử.
4. Loại đặt theo hình thái, đất đai, khí hậu.
5. Loại đặt theo đặc sản, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế.
6. Loại đặt theo sinh hoạt xã hội.
Nguyễn Văn Âu trong hai tác phẩm Địa danh Việt Nam và Một số vấn đề về địa danh Việt Nam đã
phân loại địa danh theo ba cấp: loại, kiểu, dạng.
1. Loại
Địa
địa
danh
danh:
tự
nhiên
Địa danh kinh tế- xã hội
2. Kiểu
địa
danh:
Thủy
danh
Sơn
danh
Lâm
danh
Làng
xã
Huyện
thị
Tỉnh,
thành
phố
Quốc gia
3. Dạng
địa
danh:
Sơng
ngịi
Hồ
đầm
Đồi
núi
Hải
đảo
Rừng
Trng,
Làng,
Huyện,
Thị
Tỉnh
rú
trảng
xã
quận
trấn
Thành
phố
Quốc gia
Lê Trung Hoa trong Địa danh học Việt Nam đã căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và khơng tự nhiên, chia
địa danh thành hai nhóm lớn là địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng nhân
tạo.
Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên bao gồm tên các địa hình núi, đồi, gị, sơng, rạch…
Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo có thể chia thành ba loại nhỏ:
- Địa danh chỉ các cơng trình xây dựng thiên về khơng gian hai chiều như tên cầu, tên cống,
chợ, đường phố, công viên…
- Địa danh chỉ các đơn vị hành chính như tên ấp, xã, phường, huyện, quận…
- Địa
danh
chỉ
các
vùng
lãnh
thổ
khơng
có
ranh
giới
rõ
ràng.
Có thể khái qt thành sơ đồ:
ĐỊA DANH
Địa danh chỉ
địa hình
Địa danh chỉ
cơng trình xây
dựng
Địa danh
hành chính
Địa danh
vùng
Mặt khác, theo ngữ nguyên, Lê Trung Hoa chia địa danh Việt Nam thành bốn nhóm lớn:
- Địa danh thuần Việt.
- Địa danh Hán Việt.
- Địa danh bằng các ngơn ngữ dân tộc thiểu số.
- Địa
danh
bằng
ngoại
Sơ đồ tóm tắt
Địa danh
thuần Việt
Địa danh ở Việt
NamĐịa danh các
Địa danh
ngôn ngữ
Hán Việt
dân tộc
Địa danh
Ngoại ngữ
ngữ.
Xét sự khác nhau giữa cách phân loại địa danh của ba tác giả tiêu biểu trên, ta thấy có nhiều sự
khác biệt. Phân loại địa danh theo cách thứ nhất và thứ hai còn khá phức tạp và chưa hợp lý. Cách thứ
nhất chưa hợp lý vì nếu chia địa danh thành hai loại là địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội thì
chưa bao trùm nhiều loại địa danh khác như địa danh vùng (vùng, miền, khu…), địa danh chỉ các cơng
trình xây dựng thiên về không gian hai chiều (cầu, đường, công viên…). Ở cách thứ hai, việc phân địa
danh thành bảy kiểu cũng chưa hợp lý. Thật ra ba kiểu đầu có thể gộp thành địa danh chỉ địa hình và bốn
kiểu địa danh sau chỉ các đơn vị hành chính - gọi tắt là địa danh hành chính. Cách phân chia theo 12 dạng
cũng thế. Sáu dạng đầu là địa danh chỉ địa hình, sáu dạng sau là chỉ hành chính. Hai cách phân loại địa
danh trên vừa thiếu lại vừa thiếu, chưa hợp lý.
Đến Lê Trung Hoa, tác giả tổng kết địa danh thành bốn loại (như trên). Cách phân chia này tỏ ra
khá hợp lý bởi khi phân theo đối tượng tự nhiên và nhân tạo, người nghiên cứu có cái nhìn tổng qt hơn.
Ngồi ra, cách phân chia như vậy đảm bảo được việc khảo sát các loại địa danh là đúng đắn và đầy đủ.
Trong cơng trình nghiên cứu này, chúng tôi chọn cách phân loại của tác giả Lê Trung Hoa để tiến
hành phân loại địa danh.
1.2.
Những tiền đề thực tiễn
1.2.1.
Vài nét về tỉnh Bình Định
1.2.1.1.
Về lịch sử.
Bình Định - vùng đất giữ vai trị chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng trọng
điểm kinh tế miền Trung - Tây Nguyên ngày nay - đã trải qua hơn 5 thế kỷ hình thành và phát triển. Mặc
dù tên gọi Bình Định mới xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, nhưng trước đó hàng thế kỷ,
trên đất Bình Định đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại ghi dấu quá trình khẩn hoang của dân tộc Việt Nam.
Qua các đợt khai quật khảo cổ, các nhà khảo cổ đã xác định: cách đây trên 2 nghìn năm, vùng đất
Bình Định (ngày nay) đã có cư dân thuộc nền văn hoá Sa Huỳnh sinh sống. Năm 1470, các cư dân người
Việt bắt đầu triển khai công cuộc khẩn hoang về phương Nam.
Tháng 7-1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Đến
năm 1490, theo Thiên nam dư hạ tập, phủ Hoài Nhơn có 19 tổng và 100 xã.
Năm 1570, Nguyễn Hồng được vua Lê cử trấn nhậm hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, trong đó có
phủ Hồi Nhơn. Đến năm 1578, Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh làm tri huyện Tuy Viễn để lo trị an,
giữ yên biên giới phía nam và chuẩn bị đưa quân, dân vào sinh sống, lập làng phía nam đèo Cù Mơng.
Năm 1602, chúa Nguyễn Hồng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn. Năm 1651, dưới thời chúa
Nguyễn Phúc Tần, phủ Quy Nhơn đổi thành phủ Quy Ninh.
Năm 1702, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc
Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên Phủ Quy Nhơn thuộc dinh Quảng Nam, đặt
các chức tuần phủ và khám lý để cai quản. Phủ lỵ được dời về phía bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thơn Châu
Thành (nay thuộc xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn). Có thể nói, từ thời các chúa Nguyễn, Bình Định đã
có sự phân hóa giàu nghèo, giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. Đến trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn
năm 1771, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra ở Bình Định, trong đó tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa
của chàng Lía.
Năm 1773, cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em nhà Tây Sơn do Nguyễn Nhạc đứng đầu đã
phát triển xuống Tây Sơn hạ đạo, chiếm lĩnh ấp Kiên Thành (nay là Kiên Mỹ) - nơi sinh thành của các thủ
lĩnh Tây Sơn. Nguyễn Nhạc tự xưng là đệ nhất trại chủ cai quản hai huyện Phù Ly và Bồng Sơn. Cũng
trong năm đó (năm 1773), nghĩa quân Tây Sơn tiếp tục đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn. Tháng 3-1776,
Nguyễn Nhạc cho sửa chữa và xây thêm thành Đồ Bàn, sau đổi tên thành “thành Hoàng đế”, tự xưng Tây
Sơn vương, cho đúc ấn vàng, phong cho Nguyễn Lữ làm Thiếu phó, Nguyễn Huệ làm Phụ chính, các
tướng lĩnh khác đều được phong chức cho tương xứng với một chính quyền Trung ương mới được thành
lập. Năm 1793, sau khi vua Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh đem quân đánh thành Hoàng Đế, nhưng
thất bại. Đội quân do vua Quang Toản cử vào đánh dẹp đã chiếm giữ và cai quản thành Hoàng đế. Từ năm
1793 đến năm 1799, thành Hoàng Đế đổi thành phủ Quy Nhơn dưới vương triều Cảnh Thịnh.
Trong các năm 1799 - 1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi tên thành
Bình Định và trở thành trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX.
Năm 1885, Bình Định trở thành tỉnh lớn ở Trung Kỳ.
Năm 1890, thực dân Pháp sáp nhập thêm Phú Yên vào Bình Định thành tỉnh Bình Phú, tỉnh lỵ đặt tại
Quy Nhơn. Nhưng đến năm 1899, Phú Yên tách khỏi Bình Phú, Bình Định lại trở thành đơn vị hành chính
độc lập. Năm 1907, tồn quyền Đơng Dương ra nghị định bãi bỏ tỉnh Plây Ku, một nửa đất đai của tỉnh
này cho sáp nhập vào tỉnh Bình Định. Đến năm 1913, thực dân Pháp lại sáp nhập Phú Yên vào tỉnh Bình
Định thành tỉnh Bình Phú. Năm 1921, thực dân Pháp lập lại tỉnh Bình Định và kéo dài cho đến năm 1945.
Ngày 3-9-1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời của tỉnh lấy tên tỉnh là Tăng Bạt Hổ thay cho
tên Bình Định. Tuy nhiên, tên gọi này chưa được Trung ương cơng nhận. Vì thế, các văn bản chính thống
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vẫn giữ tên tỉnh Bình Định.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (1945 - 1954), Bình Định là tỉnh tự do, hậu
phương chiến lược trực tiếp của chiến trường khu V, Tây Nguyên, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Nhân
dân Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã góp cơng, góp sức cùng cả nước đánh
thắng thực dân Pháp xâm lược, buộc chúng phải ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, theo tinh thần hiệp định này, Việt Nam tạm thời vẫn bị chia làm 2 miền, trong đó đế quốc
Mỹ đã dựng lên chính quyền tay sai Ngơ Đình Diệm hịng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu
mới của Mỹ. Chính quyền Ngơ Đình Diệm chia miền Nam Việt Nam thành hai miền: từ Bình Thuận trở
vào gọi là Nam phần; từ Bình Thuận trở ra vĩ tuyến 17 gọi là Trung phần. Trung phần lại chia thành hai
khu vực, gọi là Trung nguyên Trung phần và Cao nguyên Trung phần. Tỉnh Bình Định thuộc Trung
nguyên Trung phần và là đơn vị hành chính cấp tỉnh cho đến ngày miền Nam hồn tồn giải phóng (ngày
30-4-1975).
Trong 20 năm (1954 - 1975), thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng
về đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, qn và dân Bình Định đã vượt qua vơ vàn gian
khổ, hy sinh chiến đấu anh dũng, kiên cường, bám đất, bám làng, góp phần cùng cả nước đánh thắng đế
quốc Mỹ xâm lược, giải phóng quê hương (ngày 31-3-1975).
Từ cuối năm 1975 đến năm 1989, tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi lấy tên là tỉnh Nghĩa
Bình. Trong 15 năm hợp nhất, nhân dân Bình Định cùng với nhân dân Quảng Ngãi ra sức khắc phục hậu
quả chiến tranh, tiến hành cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phịng, khơng
ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Năm 1989, tỉnh Bình Định được tái lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phát huy truyền thống
yêu nước và cách mạng, nhân dân Bình Định đã và đang ra sức xây dựng quê hương. Một cuộc sống mới
tốt đẹp ở tương lai: ấm no, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh đang được nhân dân Bình Định cùng
với cả nước phấn đấu xây dựng.
1.2.1.2.
Về
hành
Bình Định bao gồm 1 thành phố trực thuộc 1 thị xã và 9 huyện:
Thành phố Quy Nhơn 16 phường và 5 xã
Thị xã An Nhơn 5 phường và 10 xã
chính
Huyện An Lão 1 thị trấn và 9 xã
Huyện Hoài Ân 1 thị trấn và 14 xã
Huyện Hoài Nhơn 2 thị trấn và 15 xã
Huyện Phù Cát 1 thị trấn và 17 xã
Huyện Phù Mỹ 2 thị trấn và 17 xã
Huyện Tuy Phước 2 thị trấn và 11 xã
Huyện Tây Sơn 1 thị trấn và 14 xã
Huyện Vân Canh 1 thị trấn và 6 xã
Huyện Vĩnh Thạnh 1 thị trấn và 8 xã
Tồn tỉnh Bình Định có 161 xã, phường và thị trấn.
Thống kê đến ngày 30/06/2004, tỉnh Bình Định có tổng số xã, phường, thị trấn: 155; xã: 127; phường:
16; thị trấn: 12.
1.2.1.2. Vị trí địa lí
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng
Bắc - Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km).
Bình Định nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung và cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường
ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42'10 Bắc, 108°55'4 Đơng). Phía Nam giáp tỉnh Phú
n với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39'10 Bắc, 108o54'00 Đơng). Phía
Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27' Bắc, 108°27'
Đơng). Phía Đơng giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao
Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36'33 Bắc, 109°21' Đơng). Bình Định được xem là một
trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.
Với vị trí địa lý đặc biệt đó, Bình Định có một vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên. Hệ thống đường quốc lộ 1A,
đường sắt xuyên Việt cùng với quốc lộ 19 lên Tây Nguyên và cảng biển nước sâu Quy Nhơn - Nhơn Hội
tạo thành huyết mạch cơ bản phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Bình Định, miền Trung và Tây
Nguyên, cũng như khu vực tiểu vùng sông Mê Kông bởi trục đường hành lang Đông- Tây: Quy Nhơn -
Kon Tum - Aptopo - Bắc Xế - Ubon Rat Cha Tha Ni, trục hành lang này có chiều dài khoảng 770km; mặt
khác từ Quy Nhơn lên đường 19 đến Kon Tum và theo đường 14 rẽ về phía Nam đến Stung Ố Treng
(Campuchia).
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.2.1.4. Địa hình
Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đơng. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía
đơng của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình
phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vng góc
với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm
ra biển. Ngoài cùng là cồn vát ven biển có độ dốc khơng đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây. Các
dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là:
Vùng núi: Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh. Đại bộ phận sườn dốc hơn 20°. Có diện tích
khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện An Lão (63.367 ha), Vĩnh Thạnh (78.249 ha),Vân Canh (75.932
ha), Tây Sơn và Hoài Ân (31.000 ha). Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, sơng suối có độ dốc lớn, là
nơi phát nguồn của các sơng trong tỉnh. Chiếm 70% diện tích tồn tỉnh thường có độ cao trung bình 5001.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Tồn (huyện An Lão).
Cịn lại có 13 đỉnh cao 700-1000m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều
khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các
dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với
các cồn cát và đầm phá.
Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đơng, có diện tích khoảng 159.276 ha
(chiếm khoảng 10% diện tích), có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các
huyện Hoài Nhơn (15.089 ha), An Lão (5.058 ha) và Vân Canh (7.924 ha).
Vùng đồng bằng: Tỉnh Bình Định khơng có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn là các đồng bằng
nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các
con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao
trung bình của dạng địa hình đồng bằng lịng chảo này khoảng 25-50 m và chiếm diện tích khoảng 1.000
km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sơng Cơn, cịn lại là các đồng bằng nhỏ
thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển.
Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng
trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mơ biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dải
cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dải cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dải cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát
từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển cịn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ
Khánh, đầm Thị Nại; các vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới...; các cửa biển như
Cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi và cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước
giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ cửa Quy Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định, còn các cửa An Dũ,
Hà Ra, Đề Gi ln có sự bồi lấp và biến động.
Hải đảo: Ven bờ biển tỉnh Bình Định gồm có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành 10 cụm đảo hoặc đảo
đơn lẻ.
Tại khu vực biển thuộc thành phố Quy Nhơn gồm cụm đảo Cù Lao Xanh là cụm đảo lớn gồm 3 đảo
nhỏ; cụm Đảo Hòn Đất gồm các đảo nhỏ như Hòn Ngang, Hòn Đất, Hịn Rớ; cụm Đảo Hịn Khơ cịn gọi
là cù lao Hịn Khơ gồm 2 đảo nhỏ; cụm Đảo Nghiêm Kinh Chiểu gồm 10 đảo nhỏ (lớn nhất là Hòn Sẹo);
cụm Đảo Hịn Cân gồm 5 đảo nhỏ trong đó có Hịn ơng Căn là điểm A9 trong 12 điểm để xác định đường
cơ sở của Việt Nam; Đảo đơn Hòn Ông Cơ.
Tại khu vực biển thuộc huyện Phù Mỹ gồm cụm Đảo Hòn Trâu hay Hòn Trâu Nằm gồm 4 đảo nhỏ;
Đảo Hịn Khơ cịn gọi là Hịn Rùa. Ven biển xã Mỹ Thọ có 3 đảo nhỏ gồm: Đảo Hòn Đụn còn gọi là Hòn
Nước hay Đảo Đồn; Đảo Hịn Tranh cịn gọi là Đảo Quy vì có hình dáng giống như con rùa, đảo này nằm
rất gần bờ có thể đi bộ ra đảo khi thủy triều xuống; Đảo Hịn Nhàn nằm cạnh Hịn Đụn.
Trong các đảo nói trên thì chỉ đảo Cù Lao Xanh là có dân cư sinh sống, các đảo còn lại là những đảo
nhỏ một số đảo cịn khơng có thực vật sinh sống chỉ toàn đá và cát. Dọc bờ biển của tỉnh, ngoài các đèn
hiệu hướng dẫn tàu thuyền ra vào cảng Quy Nhơn, thì Bình Định cịn có 2 ngọn hải đăng: một ngọn được
xây dựng trên mạng bắc của núi Gị Dưa thuộc thơn Tân Phụng xã Mỹ Thọ huyện Phù Mỹ, ngọn này có
tên gọi là Hải Đăng Vũng Mới hay Hải Đăng Hòn Nước; ngọn thứ hai được xây dựng trên đảo Cù Lao
Xanh thuộc xã Nhơn Châu thành phố Quy Nhơn.
Sơng ngịi: Các sơng trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đơng dãy
Trường Sơn. Các sơng ngịi khơng lớn, độ dốc cao, ngắn, hàm lượng phù sa thấp, tổng trữ lượng nước 5,2
tỷ m³, tiềm năng thuỷ điện 182,4 triệu kw. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất
lớn, lũ lên xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn. Ở đoạn đồng bằng lòng sơng rộng và nơng có nhiều
luồng lạch, mùa kiệt nguồn nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu
gây ngập úng dài ngày vì các cửa sơng nhỏ và các cơng trình che chắn nên thốt lũ kém. Trong tỉnh có bốn
con sơng lớn là Côn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng các sơng nhỏ như Châu Trúc hay Tam Quan.
Ngồi các sơng đáng kể nói trên cịn lại là hệ thống các suối nhỏ chằng chịt thường chỉ có nước chảy về
mùa lũ và mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện. Độ che
phủ của rừng đến nay chỉ cịn khoảng trên 40% nên hàng năm các sơng này gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá
nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước các sông cạn kiệt, thiếu nước tưới.
Hồ đầm: Tồn tỉnh Bình Định có nhiều hồ nhân tạo được xây dựng để phục vụ mục đích tưới tiêu
trong mùa khơ. Trong đó có thể kể tên một số hồ lớn tại các huyện trong tỉnh như: hồ Hưng Long (An
Lão); hồ Vạn Hội, Mỹ Đức và Thạch Khê (Hồi Ân); hồ Mỹ Bình (Hồi Nhơn); hồ Hội Sơn và Mỹ Thuận
(Phù Cát); hồ Diêm Tiêu, Hóc Nhạn và Phú Hà (Phù Mỹ); hồ Định Bình, Thuận Ninh (Tây Sơn); hồ Núi
Một (Vân Canh - An Nhơn); hồ Vĩnh Sơn, hồ Định Bình (Vĩnh Thạnh). Ngồi ra Bình Định cịn có một
đầm nước ngọt khá rộng là đầm Trà Ổ (Phù Mỹ) và hai đầm nước lợ là Đề Gi (Phù Mỹ - Phù Cát) và Thị
Nại (Tuy Phước - Quy Nhơn). Hệ thống hồ đầm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Đặc biệt đầm Thị Nại là đầm lớn rất thuận lợi cho việc phát triển cảng
biển tầm cở quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội, đầm còn được biết đến với cây cầu
vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.
1.2.1.5. Về khí hậu.
Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi
vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.
Nhiệt độ khơng khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 - 26,1°C, cao nhất là 31,7°C
và thấp nhất là 16,5°C. Tại vùng dun hải, nhiệt độ khơng khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất 39,9°C
và thấp nhất 15,8°C.
Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 - 27,9% và độ ẩm tương
đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là
79%.
Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một
mùa mưa phụ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1 - 8. Đối với
các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 - 2.400 mm. Đối với vùng duyên hải tổng
lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi
xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Về bão: Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất
liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hịa trung bình có 1,04 cơn bão
đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9 - 11.
1.2.1.6. Dân cư và xã hội
Bình Định là một tỉnh thành có dân số tương đối đơng so với các tỉnh khác ở khu vực Trung Trung
bộ. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê Bình Định, tính đến ngày 01 tháng 04 năm 2009, dân số
tỉnh Bình Định là 1.485.943 người bao gồm nhiều dân tộc khác nhau:
Trong số các dân tộc cộng cư ở Bình Định, Kinh là dân tộc có số lượng lớn nhất (1431742 người),
chiếm tới 98% dân số của tỉnh. Người Kinh (Việt) có mặt ở khắp nơi trên các vùng đất ở Bình Định, tuy
nhiên địa bàn cư trú chủ yếu của người Kinh là ở vùng đồng bằng, thành phố, huyện lỵ, thị trấn... Các dân
tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định chiếm số lượng không nhiều. Trong các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định,
dân tộc Chăm, Bana, H’rê, Hoa là những dân tộc có số lượng người tương đối đông so với các dân tộc
thiểu số khác của tỉnh. Các dân tộc Chăm, Bana, Êđê là những dân tộc có mặt từ khá sớm ở vùng đất Bình
Định. Họ là những dân tộc bản địa, những dân tộc thiểu số gốc của vùng. Còn các dân tộc khác như người
Tày, Nùng, Thái, H’rê... ở Bình Định có số lượng không nhiều và nhất là họ mới di cư từ các nơi khác đến
trong những thời gian gần đây.
Nguyên nhân dẫn đến sự có mặt của người Tày, Nùng, Thái, Êđê...trên đất Bình Định đa phần là do
kết quả các cuộc di dân đi kinh tế mới, các cuộc hơn nhân. Nhưng dù nhiều hay ít, có mặt sớm hay muộn,
cư dân gốc - bản địa (Chăm, Bana, H’rê) hay cư dân từ nơi khác (Tày, Nùng, Thái...) chuyển cư đến vùng
đất Bình Định, họ đều gắn bó với mảnh đất này và xem Bình Định là quê hương nặng nghĩa tình đối với
họ. Tuy nhiên, khi nói đến các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định chủ yếu nói đến các dân tộc Chăm, Bana,
H’rê, Hoa. Bởi xét trên nhiều phương diện các dân tộc thiểu số này đã có những đóng góp tích cực vào
việc xây dựng bảo vệ và phát triển vùng đất, đã hình thành nên những nét văn hoá cơ bản của vùng đất
giàu truyền thống anh hùng thượng võ.
1.2.1.7. Văn hóa
Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hố Sa Huỳnh, từng là cố đơ của vương quốc
Chămpa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Đây
cũng là nơi xuất phát phong trào nông dân khởi nghĩa vào thế kỷ XVIII với tên tuổi của anh hùng áo
vải Nguyễn Huệ; là quê hương và cũng là nơi dừng chân và nuôi dưỡng hồn thơ của của các danh nhân,
văn thi sĩ như dũng tướng Trần Quang Diệu, đô đốc Bùi Thị Xuân, Tổng đốc Đào Tấn, thi sĩ Hàn Mặc
Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, anh hùng Ngô Mây, Tăng Bạt Hổ, Diệp Trường
Phát... Bình Định cịn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hố đa dạng phong phú với các