Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

skkn một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.75 KB, 32 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Hiện nay, xu hướng giáo dục mầm non trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và
Nhật Bản rất quan tâm đến giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. Họ cho rằng:
thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn
khi tham gia vào các hoạt động tập thể. Các nhà giáo dục cho rằng: cần giáo
dục trẻ kỹ năng tự phục vụ ngay khi trẻ một tuổi, việc nắm bắt các kỹ
năng tự phục vụ sẽ giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành
cơng, khơng chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn,
cho tồn xã hội.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây việc giáo dục kỹ năng sống - đặc
biệt là giáo dục kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non được quan tâm.
Giáo dục kỹ năng tự phục vụ được đưa vào chương trình giáo dục mầm non đối
với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công
văn số 463/BGDĐT-GDTX: “Hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng
sống tại các cở sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng và giáo dục thường
xun”. Trong đó hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho bậc học mầm non đã
đề cập đến việc thực hiện giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non.
Giáo dục mầm non là ngành học hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc
dân, chiếm vị trí quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những
cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Đây là
thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu. Trẻ em như
tờ giấy trắng uấn nắn thế nào là do người lớn chúng ta. Quá trình phát triển tâm
lý của trẻ khác nhau qua từng độ tuổi. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 3-4 tuổi các cháu
thích làm mọi việc mình thích, thích làm những cơng việc giúp người lớn. Vì
vậy vai trị của người lớn chúng ta là rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo viên
mầm non, cô là người hướng trẻ tới những hành vi đúng, tránh xa hành vi những
0



thói hư tật xấu. Một ngày các cháu đến trường với cô từ sáng đến chiều mọi sinh
hoạt học hành ăn ngủ đều do cô giáo hướng dẫn. Một tay cơ giáo chăm, một tay
cơ giáo dạy bảo. Vì vậy cần hình thành cho trẻ tính tự lập ngay từ khi học lớp
mẫu giáo.
Như chúng ta đã biết: Nếu trẻ biết tự phục vụ, trẻ sẽ thấy quý trọng bản
thân, nuôi dưỡng những giá trị sống và là nền tảng hình thành những kỹ năng
sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng:
thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần; từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng
sống hịa nhập với mơi trường xung quanh.
Bác Hồ kính u của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức
của mình”. Quả đúng vậy, chúng ta cần phải rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay
từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhất, vừa sức với trẻ, có như vậy trẻ mới
biết quý trọng lao động, từ đó có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập, sự tự tin.
Đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khơn lớn và trưởng thành trong cuộc
sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình, qua đó trẻ cịn tạo dựng được
tinh thần tập thể, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh…. Từ đó
chúng ta mới thấy việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vơ cùng cần thiết. Đó là
phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ
động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
Vậy, muốn thực hiện được những nhiệm vụ to lớn đó thì mỗi gia đình, nhà
trường, các thầy cơ giáo và tồn xã hội chịu trách nhiệm giáo dục trẻ thành
những đứa trẻ có những đức tính tốt, biết cách lao động và làm việc để sau này
trở thành người có ích cho xã hội.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy một
thực tế: nhiều trẻ đã 3-4 tuổi mà vẫn chưa tự làm được những việc tự phục vụ
bản thân như: tự xúc cơm, tự kéo khóa áo, cất đồ dùng cá nhân.... Đó là kết quả
của việc cha mẹ đã tự làm thay trẻ mọi việc mà khơng biết mình đã vơ tình tước
đi của trẻ cơ hội để trẻ tự lập. Những đứa trẻ được bao bọc quá kỹ sẽ luôn ỷ lại,
dựa dẫm, nhút nhát, khả năng giao tiếp kém và không biết cách xử lí những vấn
1



đề không may xảy ra trong cuộc sống thường ngày khi khơng có người lớn bên
cạnh. Vì phần lớn các gia đình đều chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được mọi
người chiều chuộng, chỉ cần địi cái gì là sẽ được đáp ứng ngay, cha mẹ thường
làm thay trẻ mọi việc nên từ đó khiến trẻ có tính phụ thuộc cao. Các cha mẹ luôn
lo lắng những điều khơng hay sẽ xảy đến với con mình nên sẵn sàng làm thay trẻ
mọi chuyện, điều đó làm cho trẻ cứ gặp khó khăn là lại nhờ người lớn giúp, gặp
phải vấn đề là thu mình.
Nhiều cha mẹ lại có thói quen suy nghĩ và quyết định giúp con mọi thứ và
họ cho rằng điều đó tốt cho trẻ. Hay có cha mẹ lại ln lo lắng khi thấy con
mình không chủ động trong học hành, luôn phải giám sát bên cạnh thì con mới
làm, cịn khơng sẽ khơng làm theo những yêu cầu của cha mẹ. Nhiều cha mẹ
cũng muốn để con tự lập, nhưng thường không đủ kiên nhẫn để theo đuổi trong
quá trình rèn luyện cho con và cuối cùng bỏ cuộc. Có cha mẹ an ủi rằng “việc
này khó quá, trẻ con sao làm được” rồi sau đó lại làm hộ con....
Thời gian qua, dư luận phản ánh khá nhiều về thực trạng trẻ thiếu kiến thức
về kỹ năng sống mà trong đó cơ bản nhất là kỹ năng tự phục vụ bản thân khơng
có. Đa phần các em sống rất ích kỷ, chỉ biết đến bản thân, chỉ biết hưởng thụ mà
không biết cho đi. Ở trường cũng như ở nhà, các em hầu như hồn tồn thiếu sự
sáng tạo, ln ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp tình huống trong thực
tế thì lúng túng khơng biết xử lý như thế nào.
Đây là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ sẽ giúp
cho trẻ có những nền tảng vững chắc trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng
tạo của một đứa trẻ năng động. Đó cũng là cách giúp trẻ đối đầu và tìm cách
vượt qua những áp lực tâm lý về công việc, học tập cũng như các mối quan hệ
phức tạp khác trong cuộc sống sau này.
Năm nay tôi được phân công trực tiếp giảng dạy trẻ lớp 3-4 tuổi. Ngay từ
đầu năm học tơi đã xác định được vai trị và nhiệm vụ của mình sẽ là người
hướng lái cho các cháu có một thói quen tốt, một nề nếp tốt. Trong thời gian đầu

qua q trình làm quen, trị chuyện, hoạt động và gần gũi trẻ tôi thấy nhiều trẻ
2


lớp tơi cịn nhút nhát, ỉ lại, lười vân động, các cháu chưa có nề nếp, chưa có tính
tự lập. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ hay nhắc trẻ làm thì bạ đâu
trẻ cũng để, cũng vứt. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạt
động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình. Vì vậy tơi thấy rằng cầm hình
thành cho trẻ một thói quen, một nề nếp tốt để giúp trẻ sáng tạo và có khả năng
tự phục vụ bản thân.
Trước những băn khoăn trăn trở đó, tơi đã đặt ra mục tiêu phải đạt được
trong năm học này là làm gì, làm sao, làm như thế nào để giúp trẻ lớp mình có
những thói quen tự phục vụ tốt khi ở trường mầm non? Điều đó khơng chỉ có lợi
cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn, cho toàn xã hội. Trăn trở
với mục tiêu chung của giáo dục, và đứng trước thực trạng của lớp học, tơi nhận
thấy việc giúp trẻ có thói quen tự phục vụ khi ở trường mầm non là rất cấp thiết.
Xuất phát từ những lý luận và thực tiễn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một
số biện pháp giúp tre 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non
năm học 2018 – 2019” để nghiên cứu.
2. Tên sáng kiến
“Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường mầm
non năm học 2018 – 2019”
3. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Trần Thị Phượng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Kim Long, huyện Tam
Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0983.363.818
- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
- Trần Thị Phượng

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
3


Giáo dục kỹ năng sống, giúp trẻ 3-4 tuổi có thói quen tự phục vụ ở trường
mầm non.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2018
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Về nội dung của sáng kiến
7.1.1. Nội dung lý luận của vấn đề nghiên cứu
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền
móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu khơng làm tốt việc
chăm sóc - giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó
khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt
Nam về Định hướng chiến lược giáo dục - đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đã đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ
những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách tồn diện.
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh
hưởng trực tiếp đến q trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một
số dấu hiệu đáng tin cậy của việc bắt đầu hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự
khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt
hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi cịn bé khơng những tạo ra
cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà cịn là một trong những
điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở
hình thành các kỹ năng sống sau này.
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ cịn có nhiều
sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất
là nuông chiều con quá mức, khiến trẻ chỉ biết hưởng thụ, sau này dễ trở thành
người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin

vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp
4


thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ
có thái độ thờ ơ dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
Đối với giáo viên, chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa
tuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, việc hướng dẫn trẻ hoạt động để
hình thành tính tự phục vụ cho trẻ còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do người
giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan
trọng là cơ giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (vì trẻ thực hiện chậm chạp, lóng
ngóng, vụng về..) và có tư tưởng “thà làm cho xong”. Vì vậy để hình thành và
phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng giáo
viên mầm non cần phối kết hợp với cha mẹ trẻ để có những biện pháp giáo dục
phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ, làm cơ sở cho sự hình thành nhân
cách cho trẻ sau này.
Vậy tự phục vụ là gì?
Tự phục vụ là phương tiện khơng thể thiếu, giúp trẻ tăng năng lực hội nhập,
tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách.
Tự phục vụ chính là chiếc chìa khóa của sự sống cịn, sự phát triển và sự
thành cơng của mỗi con người.
Khi nhắc đến dạy kĩ năng tự phục vụ đối với trẻ mầm non, nhiều người cho
rằng đó là một cái gì đó rất cao siêu, nhưng thực tế dạy tự phục vụ là dạy những
thói quen sinh hoạt rất thường ngày trong giao tiếp và ứng xử của trẻ đối với bản
thân và những người xung quanh.
7.1.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
7.1.2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở, Phòng giáo dục, Ban giám hiệu
nhà trường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học tương đối đầy đủ.


5


Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua nhiều phong trào hoạt động như: Phổ biến
các câu nói hay của Bác cho giáo viên học tập. Động viên giáo viên sưu tầm
thêm các bài hát, bài thơ, câu chuyện của Bác để dạy cho trẻ.
Bản thân là giáo viên có trình độ chun mơn trên chuẩn, nhiệt tình, u
nghề, mến trẻ, ln coi học sinh như chính con đẻ của mình. Tích cực học tập
nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Các đồng chí giáo viên trong tổ ln
có tinh thần đồn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Trẻ cùng một độ tuổi.
Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, đã phần nào
hiểu hơn về tầm quan trọng của bậc học mầm non nên họ có ý thức cho con đi
học đều, đưa đón đúng giờ quy định.
7.1.2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, bản thân tơi thấy vẫn cịn một số khó khăn
sau:
Thời gian cho giáo viên sưu tầm các tư liệu để dạy trẻ học tập làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh chưa được nhiều.
Thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy các mơn học vẫn cịn hạn
chế, chưa phong phú.
Đây là nội dung giáo dục còn khá mới mẻ trong chương trình giáo dục
trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Vì vậy, cịn ít tài liệu để tham
khảo tìm hiểu.
Nhiều phụ huynh chưa hiểu và quan tâm đến việc giáo dục rèn luyện kĩ
năng tự phục vụ cho trẻ.
Nhiều cháu khả năng tự phục vụ còn rất kém, cịn rụt rè nhút nhát nên buộc
cơ giáo phải hết sức gần gũi và nhẹ nhàng mới có thể tiếp cận và hiểu được trẻ.


6


Bên cạnh đó lại có những cháu thích tự làm theo ý mình nên sẽ gây khó khăn
cho tơi trong việc rèn nề nếp, thói quen cho các cháu.
Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các
trị chơi điện tử…
Trẻ được sống trong mơi trường q bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm,
khơng có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với mơi trường xung quanh.
7.1.2.3. Thực trạng
* Đối với giáo viên
Biện pháp giúp trẻ có thói quen tự phục vụ ở trưởng mầm non chưa phù hợp.
Chưa có sự hiểu biết nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứa tuổi mầm non
những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa đổi mới phương pháp giáo dục, chưa biết
vận dụng từ những kế hoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng tự phục vụ
cho trẻ mầm non.
Việc tích hợp nội dung của các lĩnh vực trong mọi hoạt động cịn máy móc,
cịn mang tính hình thức, hiệu quả thấp.
Chưa lơi cuốn được trẻ vào các hoạt động. Trẻ chưa hứng thú và tập trung
trong hoạt động học tập.
* Đối với phụ huynh
Nhận thức của một số phụ huynh cịn hạn chế, có phụ huynh chiều con q
mức thích gì có nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống nên giao
hẳn việc chăm sóc giáo dục con cái cho ơng bà.
Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của việc giúp trẻ có thói quen
tự phục vụ cho con em ở lứa tuổi mầm non nên thường khoán trắng cho cơ giáo.
* Đối với trẻ
Có một số trẻ có kĩ năng tự phục vụ rất tốt nhưng lại thiếu tính chủ động,
trẻ ln đợi chờ cơ giáo nhắc nhở thì mới chịu làm.

7


Một số trẻ cịn hay trơng chờ vào cơ giáo làm giúp 1 số việc tự phục vụ cho
trẻ như: Cơ giáo xúc cơm cho thì trẻ mới ăn hay trẻ không chịu cất đồ dùng vào
tủ mà phải để cô giáo cất hộ...
* Qua nghiên cứu thực trạng về thói quen tự phục vụ của trẻ đầu năm học
tơi đã thu được kết quả sau:
Biểu 1 (Tháng 9/2018)
Đạt
Tổng số trẻ: 24
Nội dung khảo sát
- Tự rửa mặt đúng cách
- Tự mình ăn trong các bữa cơm
Tổng số trẻ: 24
Nội dung khảo sát
- Tự dọn bát sau khi ăn
- Tự cất bàn ghế sau ăn
- Tự mình thay quần áo
- Gấp chăn gọn gàng và để đúng nơi quy
định sau khi ngủ dậy
- Cất đồ dùng, đồ chơi đúng vị trí quy định
- Trẻ biết rửa tay đúng cách bằng xà phòng

Tỉ lệ

Chưa đạt
Số
Tỉ lệ


lượng
%
1
4,2
3
12,5
Đạt
Số
Tỉ lệ

lượng
%
23
95,8
21
87,5
Chưa đạt
Số
Tỉ lệ

lượng
3
3
2

%
12,5
12,5
8,3


lượng
21
21
22

%
87,5
87,5
91,7

2

8,3

22

91,7

5
0

20,8
0

19
24

79,2
100


Số

Thời gian đầu khi mới nhận lớp, tôi thấy khả năng tự phục vụ của đa số trẻ
còn hạn chế (Biểu 1), bên cạnh đó cũng có một số trẻ có kĩ năng tự phục vụ rất
tốt nhưng lại thiếu tính chủ động, trẻ ln đợi chờ người lớn nhắc nhở thì mới
chịu làm, chính những điều đó làm cho lớp học ln trở nên lộn xộn khiến tôi
luôn cảm thấy mệt mỏi và phiền lòng mỗi khi phải đến lớp dạy dỗ và chăm sóc
trẻ.
Trước những băn khoăn trăn trở đó, tơi đã đặt ra mục tiêu phải đạt được
trong năm học này là làm gì, làm sao, làm như thế nào để giúp trẻ lớp mình có
những thói quen tự phục vụ tốt khi ở trường mầm non? Điều đó khơng chỉ có
8


khơng chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà hữu ích cho cả người lớn, cho tồn
xã hội. Vậy để có những biện pháp hay, thiết thực nhằm hướng dẫn trẻ có thói
quen tự phục vụ ở trường mầm non đạt hiệu quả, tơi sẽ phải làm gì trước tiên?
Đầu tiên tơi sẽ tìm hiểu những ngun nhân đưa đến việc trẻ chưa có khả năng
tự phục vụ và ý thức tự phục vụ của trẻ chưa tốt.
7.1.2.4. Nguyên nhân
Nguyên nhân thứ nhất: Xuất phát từ phía phụ huynh, do mỗi gia đình Việt
Nam ngày nay thường chỉ có một hoặc hai con, tất cả tình cảm cha mẹ dành trọn
cho những đứa con yêu qúy của mình. Ngồi ra, có những trẻ là con trai, cháu
đích tơn trong gia đình nên được ơng bà, cha mẹ chiều chuộng hết mức. Trẻ luôn
được đáp ứng ngay mọi yêu cầu, mọi mong muốn của trẻ, ba mẹ và người lớn
trong gia đình làm thay trẻ tất cả mọi việc vì họ sợ con vất vả, sợ qúa sức của
con, sợ con làm khơng được theo ý mình, sợ mất thời gian... Điều này lâu dần
hình thành ở trẻ tính ỷ lại, luôn dựa dẫm vào người khác, thiếu kiên nhẫn và lười
lao động. Ngồi ra cịn có vơ số các nguyên nhân khác chủ quan hay khách quan
đã làm cho trẻ thiếu kĩ năng và thói quen tự phục vụ.

Nguyên nhân thứ 2: Xuất phát từ giáo viên, do cơ khơng chịu khó, khơng
kiên trì hướng dẫn cho trẻ những kĩ năng tự phục vụ nên cô hay làm giúp trẻ cho
đỡ mất thời gian, đỡ phải bực tức khi cháu làm không được. Việc này lâu dần sẽ
khiến cho trẻ có tư tưởng ỷ lại, khơng chịu làm. Vì trẻ nghĩ: “Mình khơng làm
thì cơ cũng làm thơi”.
Ngun nhân thứ ba: Xuất phát từ phía trẻ, có một số cháu có do khả năng
tiếp thu chậm hoặc khơng chịu tập trung khi người lớn hướng dẫn, điều này sẽ
khiến cho người lớn dễ trở nên dễ bực mình và có thể la mắng hoặc đánh trẻ.
Việc này cứ thế lâu dần hình thành ở trẻ thói quen ỷ lại, sợ làm việc và khơng có
thói quen tự phục vụ bản thân.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến

9


Để khắc phục tình trạng trên, tơi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau,
bước đầu đã thu được một số kết quả đáng kể. Song trong quá trình thực hiện vẫn
khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Kính mong sự giúp đỡ và góp ý chân
thành của Hội đồng khoa học Nhà trường, Hội đồng thi đua cấp trên, cùng bạn bè
đồng nghiệp để đề tài của tơi được hồn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn.
7.2.1. Biện pháp 1: “Cụ thể hóa nội dung những thói quen tự phục vụ cơ
bản cần có ở trẻ 3-4 tuổi”
Sau khi nghiên cứu kỹ tâm lý lứa tuổi, nhu cầu, khả năng của trẻ 3-4 tuổi.
Tôi lập ra danh sách một số việc mà trẻ lớp tơi có khả năng làm được và cần
thiết phải làm được như:
- Trẻ biết rửa tay đúng cách bằng xà phòng
- Tự rửa mặt đúng cách
- Tự mình ăn trong các bữa cơm
- Tự dọn bát sau khi ăn
- Tự cất bàn ghế sau ăn

- Tự mình thay quần áo
- Gấp chăn gọn gàng và để đúng nơi quy định sau khi ngủ dậy
- Cất đồ dùng, đồ chơi đúng vị trí quy định.
Lập ra được các nội dung cần hướng dẫn trẻ, tôi thấy công việc trở nên đơn
giản hơn rất nhiều và dễ dàng thực hiện hơn. Cũng vì thế mà thói quen tự phục
vụ của trẻ lớp tơi dần được hình thành, trẻ dần đi vào nề nếp và có thói quen, kỹ
năng của trẻ tốt hơn khi ở trường.
7.2.2. Biện pháp 2: “Cô làm gương cho trẻ”
Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và
sinh hoạt cùng cô. Cô giáo vừa là bạn vừa là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ cùng
chơi, cùng học, chăm chút cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ. Vì vậy vai trị của cơ giáo
10


rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen, nề nếp cho trẻ. Cô là tấm
gương cho trẻ noi theo.
- Ví dụ:
+ Khi đến lớp cơ giáo cất gọn gàng túi sách, mũ, dép và khi trẻ đến thấy cô
xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng theo cô.
+ Trong giờ học khi dạy học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của cô và nhắc
trẻ xếp gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy định.
- Trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt cô giáo luôn là tấm gương trong
việc giữ gìn sạch sẽ mơi trường, lớp học. Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào
đúng nơi quy định. Thường xuyên cùng trẻ vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau
dọn đồ dùng đồ chơi, nhổ cỏ, nhặt rác quanh lớp học, sân trường. Khi được giúp
cơ trẻ thấy mình được làm việc có ích, thích được làm việc, từ đó hình thành cho
trẻ một thói quen, nề nếp giữ gìn vệ sinh chung.
+ Ví dụ: Trước giờ ăn cô rửa tay trước khi chia cơm và nhắc trẻ rửa tay
sạch sẽ trước khi ăn cơm. ăn cơm xong nhắc trẻ cất ghế, cất bát, lau mặt, uống
nước, súc miệng.

- Rèn cho trẻ thói quen rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Hình thành cho trẻ nề nếp gọn gàng, dần dần trẻ có một thói quen tốt làm đâu
gọn đấy.
7.2.3. Biện pháp 3: “Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động”
Giờ đón-trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ,
khăn... gọn gàng cất vào balo rồi để vào nơi quy định, khi cần tìm sẽ dễ dàng và
nhanh hơn , trước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình. Sau khoảng 1
tháng tơi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất

11


và lấy đồ dùng rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của người lớn nữa.

Cô giáo hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
Trong hoạt động học: tôi chọn một số kỹ năng để hướng dẫn trẻ như: cách
rửa tay bằng xà phòng, cách chải tóc, cách cài cúc, cách gấp quần áo. Khi hướng
dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tơi hướng dẫn một cách chậm rãi từng thao tác một.

Thấy trẻ đã nắm được thao tác này thì tơi mới chuyển sang thao tác khác.
12


Giờ học rửa tay
Những buổi cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên
bàn hoặc trên tủ giá và yêu cầu trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của
mình, kết thúc tiết học cũng vậy trẻ tự thu gom đồ dùng, dụng cụ cất cất gọn
gàng ngăn nắp đúng nơi qui định. Được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tơi thấy
trẻ rất tích cực, hứng thú học và ln muốn khám phá xem mình được học gì từ


đồ dùng đó.
Trẻ tự lấy đồ dùng học tập
Giờ hoạt động ngồi trời: Tơi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động
như: Nhặt lá rụng , nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng. Tôi chia
trẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 5-7 trẻ) và hướng dẫn mỗi nhóm một cơng
việc khác nhau. Khi tháy trẻ gặp khó khăn khi thực hiện những kỹ năng mới tôi
tham gia cùng làm với trẻ tôi kết hợp trị chuyện để hiểu vì sao cần chăm sóc
cây, con vật, cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của việc đang làm giúp trẻ thân thiện
13


với mơi trường, có ý thức bảo vệ mơi trường, yêu mến cảnh vật thiên nhiên ,yêu
lao động... Và khi trẻ tự mình làm hồn thành tốt nhiệm vụ do cô giao và được
khen, trẻ thấytự tin vào bản thân, trẻ trở nên năng động tích cực tham gia các
hoạt động của lớp.

Các bé nhặt lá rụng giờ hoạt động ngồi trời
Giờ hoạt động góc: Tơi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi, hướng dẫn
trẻ cách sử dụng đồ chơi, và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết vấn đề, để trẻ tự

14


chơi, tự khám phá, và tìm hiểu, chỉ giúp đỡ khi bé thực sự cần. Khi hết giờ chơi
trẻ tự cất đồ chơi vào chỗ quy định.
Trẻ cất đồ chơi đúng nơi quy định
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Đây là các hoạt động nhằm hình thành
một số nề nếp, ý thức tự phục vụ. Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải
nghiệm công việc. Tơi hướng dẫn trẻ cách cầm thìa cầm bát, tự xúc ăn, ngồi ra
cịn nhờ trẻ giúp đỡ cơ

VD: Lớp tơi có trẻ rất thích giúp cơ chia thìa vào từng bát cơm cho các bạn
tôi liền nhờ trẻ chia thìa giúp cơ vào các bat cơm của các bạn, có khi loay hoay
làm rơi hết thìa xuống sàn. Mỗi lần như vậy tơi khơng tỏ ra khó chịu mà nhẹ
nhàng tôi hướng dẫn động viên trẻ của tôi giờ làm rất thành thạo và trẻ nào cũng
muốn được giúp cơ. Có lần tơi phát hiện Đơng rất thích bê cơm vào bàn cho bạn
giúp cô giáo, thấy vậy tôi nói với cháu “Con sẽ giúp cơ bê cơm về bàn cho các
bạn nhé!” Thấy cô giáo nhờ như vậy Đông rất vui và ra làm cùng bạn. Cứ như
vậy hằng ngày tôi đều hỏi trẻ ai muốn giúp cô chia thìa, hay chia cơm vào bàn
cho các bạn nào? Rất nhiều trẻ xung phong muốn làm giúp cô. Để trẻ nào cũng
được làm mỗi ngày tơi nhờ một nhóm trẻ khác nhau giúp mình. Sau khi ăn trẻ

15


nào cũng đã biết xếp bát thìa của mình bỏ vào rổ, nhặt thức ăn rơi vãi thu gom
thức ăn thừa sau đó, tơi nhắc trẻ cất ghế, rồi tự đi lau miệng, uống nước.
Trẻ chia cơm cho các bạn
Khi khát nước trẻ tự lấy ca có hình dán ký hiệu của mình trên giá, rồi rót
một lượng nước vừa đủ, uống xong lại úp lên giá.

Trẻ tìm cốc đúng ký hiệu để uống nước
Tôi tận dụng giờ đi ngủ tập cho trẻ chuẩn bị giường ngủ. Đó có thể là cho
trẻ lấy gối của mình sắp xếp vị trí gối nằm ở đâu. Và khi ngủ dâỵ tập cho trẻ thói
quen cất gối vào nơi quy định. Có trẻ cịn biết giúp cơ trải chiếu.

16


Trẻ chuẩn bị giường ngủ
Để giúp trẻ thực hiện các thói quen tự phục vụ một cách phấn khởi và nhớ

lâu tôi đã kết hợp sử dụng những bài thơ, bài hát ...VD: một số bài khi giáo dục
vệ sinh như:
Bài thơ: Giờ ăn

Giờ ăn cô đã dạy rồi
Khi ăn chớ để cơm rơi ra bàn
n lặng khơng nói chuyện riêng
Khơng khua thìa bát cơ cho cắm cờ

Bài thơ: Rửa tay

Miếng xà phòng nho nhỏ
Em xát lên bàn tay
Nước máy đây trong vắt
Em rửa đôi bàn tay
Khăn mặt đây thơm phức
Em lau khô bàn tay
Đôi bàn tay be bé
Nay rửa sạch xinh xinh
Tất cả lớp chúng mình
Cùng giơ tay vỗ vỗ.

Bài thơ: Rửa mặt

Bàn tay nhỏ nhắn
Bé cầm chiếc khăn
Rửa một bên mặt
Rồi đến bên kia
Gấp chiếc khăn lại
Lau đến mũi miệng

17


Khn mặt của bé
Xinh xinh lạ kì
Là nhờ bé đấy
Nhờ biện pháp này mà tôi thấy từng ngày trẻ lớp tôi đi vào nề nếp hơn, ý
thức tự giác hơn và chủ động làm các công việc tự phục vụ bản thân hơn.
7.2.4. Biện pháp 4: “Rèn mọi lúc mọi nơi”
- Hàng ngày trẻ đến lớp với cô cả ngày cùng học tập sinh hoạt cùng cơ. Vì
vậy cơ giáo phải tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, cô vừa là cô vừa là bạn
của trẻ. Thông qua các hoạt động hàng ngày, khi đi dạo ngoài trời, ở mọi nơi
mọi lúc cơ ln ln khuyến khích động viên trẻ tích cực tự phục vụ bản thân.
- Ngay trong giờ ăn, ngủ, đi vệ sinh cần hình thành cho trẻ thói quen đúng
giờ giấc, nề nếp lớp học. Hình thành cho trẻ khả năng tự kiềm chế, thói quen tốt.
Trong các giờ hoạt động ngoài trời, vệ sinh cá nhân cô luôn là người hướng dẫn
và thực hiện cùng trẻ. Cơ vừa hướng dẫn, vừa làm vừa trị chuyện với trẻ tạo cho
trẻ môi trường gần gũi, thân mật và từ đó trẻ tự tin, mạnh dạn và hoạt bát hơn.
Như Bác Hồ đã nói: “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình ”. Vì vậy tơi
ln khuyến khích động viên trẻ tự hoạt động, tự phục vụ bản thân mình từ
những cơng việc nhỏ nhất. Và từ đó hình thành cho trẻ tính tự lập.
+ Ví dụ: Cơ cùng trẻ nhổ cỏ, chăm sóc cây cảnh, nhặt rác sân trường, lau
rửa, sắp xếp giá đồ chơi, gấp chăn, chiếu, tự rửa mặt phơi khăn…
7.2.5. Biện pháp 5: “Cho trẻ đủ thời gian để hoàn thành cơng việc”
Khi trẻ khơng thể kiểm sốt hết mọi thứ mà mình đang thực hiện, trẻ sẽ
sáng tạo theo cách riêng của mình, tơi bình tĩnh quan sát xem trẻ làm những gì,
thực hiện cơng việc ra sao chứ khơng hối thúc hay dùng thời gian để gây áp lực
với trẻ.
Có thể trẻ sẽ khơng thể làm tốt mọi việc giống như sự mong đợi, nhưng
thay vì trách mắng trẻ tơi động viên khuyến khích trẻ. Nếu trẻ đang mệt mỏi,

18


đau ốm, căng thẳng thì khơng giới thiệu với trẻ những cơng việc mới. Tơi có thể
tạm thời chia sẻ và làm việc cùng trẻ để trẻ nhanh chóng lấy lại tinh thần. Tơi
khơng phê bình hay la mắng trẻ lười biếng hay hậu đậu..., điều đó giúp trẻ lớp
tơi tự tin hơn, gần gũi với cô giáo hơn và thích làm việc cùng cơ hơn.
7.2.6. Biện pháp 6: “Quan tâm đến cách thức, thái độ khi hướng dẫn trẻ”
Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tơi hướng dẫn một cách chậm rãi
từng thao tác một. Khi trẻ đã nắm được thao tác này thì tơi mới chuyển sang thao
tác khác. Tập dần từng việc, từ tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ đạchoặc để
trẻ tự do làm điều gì trẻ thích chứ tơi khơng ép buộc phải tự lập đồng bộ.
Tôi cố gắng không tỏ ra sốt ruột khi trẻ thất bại nhiều lần bởi như vậy sẽ
gây áp lực và khiến trẻ mất hết tự tin. Tùy vào khả năng của trẻ để rèn giũa,
nhanh chậm không quan trọng mà vấn đề là trẻ làm được gì.
Tơi cho trẻ được thực hiện thường xuyên, liên tục để trở thành kĩ năng, tạo
cho trẻ cảm giác phấn khởi là mình cũng giỏi như bạn. Để bé tự làm rồi quan sát
để biết vướng mắc chỗ nào rồi chỉ dẫn bé cách làm đúng.
7.2.7. Biện pháp 7: “Không bao giờ quên khen ngợi trẻ”
Tôi thường xuyên động viên, khích lệ cổ vũ trẻ kịp thời, khen trẻ khi trẻ làm
được và làm tốt những công việc tự phục vụ. Nêu gương trước cả lớp những bạn
năng nổ, tích cực phụ giúp cơ. Ví dụ như khi trẻ mang giày trong một khoảng thời
gian rất ngắn, nhưng tơi lại phát hiện ra là vì vội q nên trẻ đã mang giày trái.
Trong trường hợp này, tôi khen trẻ là đã biết mang giày một cách nhanh chóng,
cịn chuyện đi giày trái thì nên để trẻ tự cảm nhận, bởi chẳng có ai cảm thấy thoải
mái khi mang ngược giày bao giờ. Và đến khi trẻ phát hiện ra điều bất tiện này thì
hãy động viên trẻ rằng lần sau con sẽ biết cách đi đúng giày.
7.2.8. Biện pháp 8: “Giáo viên tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ của bản thân”.


19


- Giáo viên cần tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ về giáo dục mầm non. Giáo viên tích cực dạy dự giờ, hội giảng, trao
đổi chuyên môn với bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ. Giáo viên khơng ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng, đọc tạp chí chuyên
san, tài liệu về giáo dục mầm non để có biện pháp, kỹ năng tốt nhất chăm sóc
giáo dục trẻ, có những hiểu biết cần thiết để rèn kỹ năng sống nói chung và kỹ
năng tự phục vụ nói riêng cho trẻ.
- Để phương pháp giáo dục đi đúng hướng, tránh việc đi lệch hướng và mất
thời gian đem lại hiệu quả giáo dục thấp. Để có những biện pháp hay, thiết thực
nhằm hướng dẫn trẻ có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non đạt hiệu quả cao
nhất thì người giáo viên trước hết phải hiểu được tâm lý của từng trẻ, tâm lý của
lứa tuổi mình đang giảng dạy. Phải biết được khả năng lứa tuổi của trẻ lớp mình
có thể làm được những cơng việc gì để đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với sự
phát triển lứa tuổi? Muốn có được sự hiểu biết đó, người giáo viên phải khơng
ngừng tìm tịi, học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn cho bản thân. Để trình
độ chun mơn của bản thân được vững vàng hơn, tơi đã tự nâng cao trình độ
chun mơn bằng nhiều hình thức:
+ Nghiên cứu kỹ các loại chương trình ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục
trẻ, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi. Xây dựng kế hoạch soạn giảng cụ thể, lựa chọn nội
dung lồng ghép, tích hợp, sao cho phù hợp với từng chủ điểm, từng tiết học.
+ Tham dự và ghi chép đầy đủ nội dung các buổi bồi dưỡng chuyên môn
do các cấp tổ chức.
+ Thực hiện tốt sự chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
+ Học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu ý kiến đóng góp của chị em đồng
nghiệp.
+ Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức và học tập “Làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”

20


Với những biện pháp tự rèn luyện đạo đức, học tập nâng cao chun mơn
này đã giúp cho trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân tôi được nâng lên.
Có được sự vững vàng về trình độ chun mơn và tư tưởng đạo đức nên
mỗi khi đứng trước phụ huynh và học sinh tơi ln tự tin. Chính điều này đã
giúp tơi ln giải quyết tốt các tình huống xảy ra trên lớp và khi phụ huynh có
băn khoăn, tôi luôn trao đổi kịp thời và chia sẻ với họ những thơng tin cần thiết
và bổ ích nhất. Vì vậy, phụ huynh dành cho tôi sự tin tưởng nhiều hơn.
7.2.9. Biện pháp 9: “Phối hợp với đồng nghiệp nhận thức sâu sắc về việc
rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ”
Nếu nói rằng thầy cơ giáo khơng quan tâm đến việc dạy rèn kĩ năng sống,
hay cụ thể là kỹ năng tự phục vụ của trẻ là không đúng, nhưng việc rèn kỹ năng
tự phục vụ ở đây là rất hạn chế, nhất là việc lồng ghép vào tất cả các môn học
cũng như lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa giáo viên cịn mơ hồ về việc
rèn kĩ năng tự phục vụ cho học sinh.
Ý thức được điều đó, bản thân tơi ln tích cực đổi mới phương pháp giảng
dạy, ln tích cực trao đổi với bạn bè đồng nghiệp những băn khăn, khúc mắc để
cùng nhau tìm ra những giải pháp tối ưu nhất, nhằm khuyến khích sự chuyên
cần, tích cực của trẻ, đồng thời khai thác, phát huy năng khiếu, tiềm năng sáng
tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặc biệt, phải giáo dục trẻ như thế
nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống thì mục tiêu
giáo dục mới đạt hiệu quả cao.
7.2.10. Biện pháp 10: “Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng
giáo dục thói quen tự phục vụ cho trẻ”
Thời gian trẻ đến trường nhiều hơn rất nhiều so với thời gian ở nhà. Những
bài học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng yêu cầu ở độ tuổi. Tuy
nhiên để cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh
trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục trẻ thói quen tự phục vụ, cịn về nhà cha

mẹ lại ln làm giúp trẻ mọi việc. Chính vì khơng muốn tình trạng đó xảy ra nên
21


tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón, trả trẻ, trong các
buổi họp phụ huynh về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là
giáo dục thói quen tự phục vụ cho trẻ. Bởi khơng phải phụ huynh nào cũng có
nhận thức đúng đắn về vấn đề đó.
Tơi thường trị chuyện với phụ huynh để tìm hiểu hồn cảnh gia đình trẻ,
tính cách trẻ và đặc biệt là quan điểm giáo dục của gia đình trẻ. Dần dần tơi giúp
phụ huynh hiểu được rằng việc để con tự phục vụ bản thân, khơng q bao bọc,
hay khơng có bố mẹ kè kè ở bên chính là đang mang lại những điều tốt đẹp cho
con sau này. Việc để cho con tự phục vụ bản thân mình khơng chỉ giúp cho các
bé tự tin, thể hiện bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách
trong cuộc sống mà cịn giúp các bé trưởng thành hơn. Khơng những vậy, điều
này còn chứng minh rằng họ tin vào khả năng của con họ.
Nhiều cha mẹ cũng muốn để trẻ tự phục vụ bản thân mình, vậy nhưng hay
vướng phải rắc rối khi bọn trẻ không đủ kiên nhẫn để theo đuổi và ngay lập tức
bỏ cuộc. Cha mẹ cũng tự cho rằng “làm như vậy khó quá, trẻ con làm sao được”
rồi sau đó lại làm hộ con.
Thực tế, khơng phải cứ muốn con tự lập thì quẳng con ra ngồi và mặc kệ
con, mà ln để con tự làm mọi thứ trong mức khả năng tối đa có thể nhưng
đồng thời cũng tạo điều kiện và cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhất để con có
thể bước đầu tự phục vụ được bản thân, lặng lẽ giúp bé nâng cao sự tự tin nhưng
vẫn không bị lệ thuộc cha mẹ.Tôi cũng gợi ý cho phụ huynh một số biện pháp
rèn thói quen tự phục vụ cho trẻ ở nhà.
Khi trẻ tập ăn, để hạn chế bát đũa đổ vỡ và các con bơi bẩn lung tung, thì
trải một tấm thảm nhựa dưới chân ghế ăn, bát, đũa cũng dùng những loại bằng
nhựa, được thiết kế đặc biệt phù hợp với khả năng cầm của trẻ và thực phẩm
cũng ln cắt gọn đến phức trẻ có thể tự xúc mà không gặp rắc rối.

Trên bàn ăn, cần đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể
học theo người lớn tự vệ sinh cho sạch. Bồn rửa mặt và đánh răng quá cao thì sẽ
22


thiết kế một chiếc ghế để con trèo lên. Quần áo nhiều cúc con chưa biết cởi thì
sẽ thiết kế những loại khoá kéo, kim băng cài hoặc cúc bấm đơn giản để con có
thể tự mặc quần áo.
Về giày dép, ln có một hình ngơi sao hoặc hoạ tiết nhỏ thêu vào để con
biết phân biệt giày trái – phải mà tự đi đúng chân. Ở nhà muốn con biết tự cất đồ
chơi thì cha mẹ sẽ làm một vài chiếc giỏ, trên đó dán đề can hiển thị loại đồ chơi
được phép bỏ vào giỏ để trẻ hiểu qui tắc mà phân loại, cất giữ đúng chỗ.
Một đứa trẻ khi làm tốt thì chắc chắn mong muốn nhận được lời khen. Tuy
nhiên điều đó khơng có nghĩa trẻ làm gì sai thì cũng sẽ thích nghe mẹ chê bai,
phàn nàn. Giáo dục ở lứa tuổi mầm non điều quan trong nhất là q trình chứ
khơng phải kết quả. Quá trình để trẻ khám phá, học cách làm và rút ra kinh
nghiệm tự lập cho lần sau quan trọng hơn kết quả nhiều. Rằng chúng ta làm việc
rất nhiều lần mới có thể thành thạo, nên khi trẻ bắt đầu làm dù có chậm hay sai
sót thì cũng là chuyện rất bình thường. Do đó mà khơng bao giờ chê trách con
cái, ngược lại họ ln khích lệ để trẻ hào hứng và tự tin hơn.
Bắt đầu từ những việc đơn giản và tăng dần mức độ khó lên khi bé đã quen
dần. Tập cho trẻ trong các hoạt động hằng ngày của mình như tự gấp quần áo của
mình hay chỉ đơn giản là đem cất cốc nước mà trẻ vừa uống xong có thể giúp trẻ tự
lập tốt hơn. Mẹ cũng có thể cho trẻ làm “chân chạy vặt” mỗi khi mẹ làm bếp, vừa
tăng cơ hội gần gũi giữa mẹ và trẻ vừa giúp trẻ có thói quen tự phục vụ tốt hơn.
Trẻ nhỏ có xu hướng dựa dẫm vào mẹ đầu tiên, sau đó là đến bố, ơng bà,
người thân. Vì vậy để giúp trẻ có thói quen tự phục vụ tốt, người thân cần chiến
thắng mong muốn ơm ấp, chăm bẵm con mình từ A đến Z. Tránh bế bé nhiều
trong ngày mà hãy để bé nằm chơi trên giường rồi ngồi hoặc nằm bên cạnh chơi
cùng bé, ru ngủ bằng cách vỗ nhẹ ít lần rồi để bé tự ngủ, không nên bế bé đi qua

lại, nâng niu quá nhiều.
Một số phụ huynh có nhiều vướng mắc khi giáo dục tính tự lập cho trẻ là
do thời gian dành cho trẻ còn hạn chế, trong nhiều gia đình thì khơng thống nhất
23


được quan điểm giáo dục trẻ, bố, mẹ thì muốn con tự làm những công việc vừa
sức, nhưng ông, bà sợ cháu mệt thì làm hộ trẻ dẫn đến kết quả của việc rèn tính
tự lập cho trẻ chưa thành cơng. Một số phụ huynh khác thì có ý kiến hồn tồn
nhờ cơ giáo chủ nhiệm, chứ về nhà bố, mẹ nói trẻ khơng nghe lời. Tơi ln
tun truyền với phụ huynh hiểu thế nào là cho trẻ tự lập, tự làm những việc
trong khả năng của trẻ, bố mẹ chỉ là người làm mẫu và hướng dẫn trẻ làm không
nên làm giúp trẻ, hay khi trẻ đã biết làm rồi thì người lớn nên khun khích
động viên trẻ, giúp trẻ có thói quen tự phục vụ nhiều lần để trở thành các kỹ
năng cần thiết trong cuộc sống của trẻ.Tơi đã trị chuyện với phụ huynh để họ
nắm bắt được tình hình của con mình và tơi tun truyền cho họ các phương
pháp giúp trẻ có thói quen tự phục vụ ngay từ nhỏ để phụ huynh có thể áp dụng
tại gia đình. Tơi chỉ cho phụ huynh thấy những việc trẻ tự làm
Ở góc tun truyền tơi dán một số bài báo về phương pháp dạy con của
cha mẹ Nhật, dán một số hình ảnh chính con họ tự dọn đồ chơi, tự xách đồ, tự
xúc ăn, tự gấp quần áo, tự đánh răng, tự rửa tay bằng xà phịng.
Việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là hết sức quan trọng và cần thiết.
Trẻ học đi đôi với hành, phải kết hợp với cuộc sống hàng ngày của trẻ ở nhà thì
việc hình thành thói quen tự phục vụ cho trẻ mới đạt hiệu quả. Qua đây cũng địi
hỏi mỗi cơ giáo phải làm tốt cơng tác này, đó cũng là cơ sở để giúp trẻ có thói
quen tự phục vụ ở trường mầm non đạt kết quả cao.
Nhờ việc áp dụng các biện pháp này mà trẻ lớp tơi trở nên có ý thức hơn và
có có thói quen tự phục vụ ở trường mầm non tự giác hơn, tích cực hơn.
8. Những thơng tin cần được bảo mật
Không

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Cơ sở vật chất: Đảm bảo đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, tài liệu, học liệu cho
trẻ hoạt động và trải nghiệm
- Về nguồn nhân lực:
24


×