Tải bản đầy đủ (.doc) (182 trang)

Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.66 KB, 182 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN NGUN DŨNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1
Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến đề tài
1.2
Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.3
Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học
đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung
giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM


THỰC TIỄN
2.1.
Một số vấn đề chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và quản
lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.
Quan niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước
về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội
2.3.
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.
Khái quát kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài ở thành phố Hà
Nội trong thời gian qua
3.2.
Thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nước về đầu tư trực
tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội
3.3.
Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra
từ thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
của thành phố Hà Nội
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THỜI GIAN TỚI
4.1.
Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp
nước ngoài của thành phố Hà Nội thời gian tới
4.2.
Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp

nước ngoài của Thành phố Hà Nội thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CƠNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

5
10
10
17
26

30
30
42
54
70
70
80
98
113
113
125
146
148
149


PHỤ LỤC


163

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Chữ viết đầy đu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á Thái Bình Dương
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hỗ trợ phát triển chính thức

Hội đồng Nhân dân
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Tổ chức Thương mại thế giới
Ủy ban Nhân dân

Chữ viết tắt
Bộ KH & ĐT
Bộ GD & ĐT
CNH, HĐH
DNNN
DNTN
APEC
ĐTNN
FDI
ODA
HĐND
AFTA
IMF
OECD
WTO
UBND


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2
3


Tên bảng
Bảng 3.1: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn

Trang

Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019
Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo lĩnh vực đầu

73

tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019
Bảng 3.3: Đầu tư trực tiếp nước ngồi theo hình thức đầu tư

76

trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2019

78


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, dưới tác động của cách mạng
khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là Cách mạng công nghiệp lần thứ 4,
sự di chuyển các nguồn lực thông qua hoạt động đầu tư là một tất yếu và
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia dân
tộc, nhất là các nước đang phát triển. Thực tiễn cho thấy, quốc gia, vùng lãnh

thổ nào quản lý tốt nguồn vốn FDI sử dụng nó hiệu quả, thì có nhiều cơ hội
tăng trưởng kinh tế, qua đó khắc phục nhanh hơn tình trạng tụt hậu về kinh
tế so với các nước tiên tiến, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, góp phần nâng
cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ở nước ta, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo, nhất là từ khi Luật ĐTNN chính thức có hiệu lực
năm 1988, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và thực sự
trở thành động lực quan trọng trong quá trình CNH, HĐH đất nước. Văn
kiện Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định:
Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngồi, chú trọng chuyển giao cơng
nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa
chọn và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư nước ngoài có trình độ
quản lý và cơng nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị tồn cầu
[52, tr.108].
Trước thực tiễn phát triển FDI, năm 2018 Bộ Chính trị ban hành Nghị
quyết số 50 “về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030” [15]. Qua đó,
ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của FDI cũng như công tác quản
lý nhà nước về FDI. Thực tế hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới,
công tác quản lý nhà nước về FDI tại Việt Nam có sự chuyển biến tích cực
về hệ thống luật, nghị định, thông tư, quy định, quy hoạch, kế hoạch, bộ
máy làm công tác quản lý nhà nước về FDI… Qua đó, góp phần vào


6

khuyến khích các nhà đầu tư FDI kinh doanh hiệu quả thúc đẩy sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước.
Thành phố Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc
gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế

của cả nước. Những năm qua, thành phố đã có nhiều chủ trương, giải pháp tăng
cường công tác quản lý nhà nước về FDI. Được sự hỗ trợ của Trung ương dưới
nhiều hình thức khác nhau, cơng tác quản lý nhà nước về FDI của Hà Nội đã có
chuyển biến tích cực: đã đề xuất, xây dựng hệ thống văn bản, quy định, xây
dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, hỗ
trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế quốc tế hoạt động, giúp
dòng vốn FDI vào Hà Nội ngày một tăng, tạo nguồn lực kinh tế quan trọng, bổ
sung tổng vốn đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy hoàn thiện thể
chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh của thành phố Hà Nội theo các
nguyên tắc của kinh tế thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hiện nay công tác quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội có
những bất cập như: hệ thống chính sách, cơ chế cịn thiếu tính đồng bộ, hệ
thống văn bản còn chồng chéo, chưa thống nhất, việc xây dựng quy hoạch, kế
hoạch quản lý FDI còn nhiều bất cập, xây dựng bộ máy, thanh tra, kiểm tra,
giám sát, hỗ trợ chưa thường xuyên, liên tục, hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về FDI của thành phố cịn thấp... Thơng qua đó, làm ảnh hưởng
đến chất lượng các dự án FDI đã đang và sẽ triển khai, tác động xấu đến niềm
tin của nhà đầu tư nước ngồi, khó khăn trong kêu gọi, khai thác và sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn FDI. Tuy vậy, cho đến nay chưa có cơng trình khoa
học nào nghiên cứu một cách hệ thống nhằm giải đáp những vấn đề trên. Vì
vậy, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như đánh giá
đúng thực trạng, trên cơ sở đó đề ra giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
FDI của thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là cấp thiết cả về lý luận
và thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề


7

“Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội”

làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về FDI của thành
phố Hà Nội; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường quản
lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Luận giải những vấn đề chung về FDI, quản lý nhà nước về FDI; quan
niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về FDI của
thành phố Hà Nội; phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước về FDI một số
thành phố, rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần
giải quyết trong quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về FDI
của thành phố Hà Nội thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu quản lý nhà nước về FDI trên các nội
dung: Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các
nhà FDI; hoàn thiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch thu hút FDI; tổ chức thực
hiện các dự án FDI thuộc chức năng quản lý của thành phố Hà Nội; kiểm tra,
thanh tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI.
- Phạm vi về không gian: Quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu khảo sát thực tế quản lý nhà nước về FDI
của thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2019.


8


4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối chính sách về FDI,
quản lý, quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Cơ sở thực tiễn:
Đề tài dựa trên những tư liệu, số liệu do các cơ quan chức năng của
Trung ương và thành phố Hà Nội công bố; đồng thời kế thừa kết quả nghiên
cứu của những cơng trình khoa học có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chung: Tác giả vận dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử để nhận diện đúng vai trò quản lý nhà nước về FDI.
Tác giả đặt vấn đề quản lý nhà nước về FDI trong sự vận động phát triển của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng sâu
rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Phương pháp này tác giả sử dụng ở
cả 4 chương của luận án.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Đề tài sử dụng phương pháp
đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm
gạt bỏ khỏi đối tượng nghiên cứu những nội dung ít ảnh hưởng đến quản lý
nhà nước về FDI, để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Phương
pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 2.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng ở cả 4 chương của
luận án, chủ yếu được sử dụng ở chương 3 để tập hợp, phân tích các tư
liệu, số liệu phục vụ cho việc minh họa, đánh giá, luận giải những vấn đề
quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội trong thời gian qua, chỉ rõ
những thành tựu và hạn chế.
Phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử: Được sử dụng chủ yếu ở chương
3 để tìm ra nguyên nhân của thực trạng vấn đề quản lý Nhà nước về FDI, chỉ ra



9

những mâu thuẫn trong quản lý Nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội.
Phương pháp thống kê - so sánh: Phương pháp này được sử dụng để
minh họa cho việc phân tích các nguồn số liệu nhằm so sánh kết quả hoạt động
quản lý giữa các năm trong phạm vi thời gian nghiên cứu, khảo sát, rút ra
những nhận định, đánh giá đúng thành tựu, hạn chế quản lý nhà nước về FDI
của thành phố Hà Nội, đồng thời xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
cần giải quyết từ thực trạng. Phương pháp này chủ yếu được dùng ở chương 3.
5. Những đóng góp mới cua luận án
- Đưa ra quan niệm, nội dung và nhân tố tác động đến quản lý nhà nước
về FDI của thành phố Hà Nội dưới góc độ kinh tế chính trị.
- Rút ra một số bài học quản lý nhà nước về FDI cho thành phố Hà Nội
trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm ở một số thành phố trong nước.
- Khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng quản lý
nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội thời gian qua.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về FDI
của thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn cua luận án
Ý nghĩa lý luận: Góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn
về quản lý Nhà nước về FDI của thành phố Hà Nội
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp
những luận cứ khoa học làm cơ sở quản lý nhà nước về FDI của thành phố Hà
Nội. Kết quả luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học,
giảng dạy, học tập những vấn đề có liên quan đến FDI và quản lý nhà nước về
FDI ở Việt Nam nói chung và Hà Nội, các địa phương trong cả nước nói riêng.
7. Kết cấu cua luận án
Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (11 tiết); kết luận; danh
mục các cơng trình nghiên cứu của tác giả có liên quan đến đề tài, danh mục

tài liệu tham khảo và phụ lục.


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ngồi nước liên quan
đến FDI, trong đó tiêu biểu là:
Cheng, L. and Kwan, Y. (2000),“What are the determinant sof the
locationof foreign directin vestment? The Chinese experience, Journal of
International Economic”,(“Các yếu tố quyết định đến địa điểm đầu tư của
đầu tư trực tiếp nước ngồi là gì? Kinh nghiệm của người Trung Quốc”, Tạp
chí Kinh tế Quốc tế) (100), pp.379-400 [129]. Vấn đề cơ bản mà đề tài giải
quyết là nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa
điểm, các điều kiện cần thiết và các yếu tố quyết định đến lựa chọn địa điểm
đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đề tài đã đề cập đến những kinh
nghiệm của người Trung Quốc trong thu hút đầu tư, làm cơ sở đề ra các giải
pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Brahmasrene, T., and Jiranyakul, K. (2001), Foreign Direct
Investment in Thaland, What Factor Matter? Proceedings of the Academy
for International Business, (Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan, Yếu
tố nào? Kỷ yếu của Học viện Kinh doanh Quốc tế) (97) (2), pp.13 [126].
Tác giả đưa ra những ưu đãi khác nhau tạo nên những ưu điểm khác biệt
trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thái Lan như: Cơ sở hạ tầng
cải thiện, môi trường đầu tư thay đổi với những cải cách hành chính thiết

thực, phát triển những chính sách ưu đãi đối với hoạt động đầu tư tại Thái
Lan, từ đó Thái Lan các có chính sách tích cực trong tiếp cận và xâm nhập
vào thị trường vốn quốc tế.


11

Binh, N.N., and Haughton, J. (2002),“Trade liberalization and foreign
direct investment in Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin, “Tự do hóa
thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, Bản tin kinh tế
ASEAN, 93 (3), 302-318 [123]. Tác giả đã chỉ ra những cơ hội và thách thức
của tự do hóa thương mại đã thúc đẩy dịng đầu tư trực tiếp nước ngồi vào
Việt Nam. Chính sách huy động các nguồn lực của FDI vào Việt Nam có
những đổi mới để Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn về FDI.
Mirza, H. and Giroud, A. (2004), “Regional integration and benefits
from foreign direct investment in ASEAN countries: the case of Vietnam”,
Asian Development Economic Review, “Hội nhập khu vực và lợi ích từ đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các nước ASEAN: trường hợp Việt Nam”, Tạp chí
kinh tế phát triển châu Á, (107)(1), pp.31-40 [138]. Tác giả đã đề cập những
vấn đề cơ bản về Hội nhập khu vực, tác động tích cực của nó đến phát triển
kinh tế và lợi ích từ đầu tư trực tiếp nước ngồi vào các nước ASEAN. Tác
giả đã chỉ ra dòng đầu tư của các cơng ty xun quốc gia sẽ hình thành mạng
lưới công nghiệp phát triển thị trường các nước ASEAN trong đó có Việt Nam.
Vittorio Leproux and Douglas H.brooks (2004), Viet Nam: Foreign
Direct Investment and Postcrisis Regional Integration -(Việt Nam: Đầu tư
trực tiếp nước ngoài và hội nhập khu vực sau khủng hoảng) [144]. Hai tác
giả đã đề cập sâu về FDI và sự hội nhập của Việt Nam sau khủng hoảng
tài chính châu Á năm 1997. Cuốn sách đã đề cập đến xu hướng và sự phát
triển gần đây của FDI tại Việt Nam, các ảnh hưởng của FDI đến kinh tế
Việt Nam, phân tích chuyên sâu về thể chế đầu tư, môi trường kinh doanh

và các vấn đề liên quan đến thương mại, hội nhập trong khu vực và đầu tư
FDI. Qua đó đề tài đã chỉ ra những bất cập về năng lực quản lý nhà nước
trong việc quản lý và kiểm sốt thể chế, mơi trường đầu tư để thu hút FDI
vào Việt Nam hiệu quả.


12

Cohen, S. (2007), Multinational Corporations and Foreign Direct
Investment, Avoiding Simplicity, Embracing Complexity, Oxford University
Press,Embracing Complexity, (Các công ty đa quốc gia và đầu tư trực tiếp
nước ngoài, tránh sự đơn giản) [130]. Đề tài đã cho thấy công ty đa quốc gia
thường đầu tư xuyên biên giới thông qua hoạt động thương mại tự do. Nhưng
gần đây, xu hướng này dần thay đổi họ chuyển sang các phương thức đầu tư
trực tiếp nước ngồi để có được hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi
ích họ mang lại, không tránh khỏi những bất cập, nếu quản lý nhà nước yếu
kém có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế nước chủ nhà. Để tránh sự đơn
giản, chủ quan bên cạnh việc tăng cường khai thác FDI, cần có sự kiểm sốt
chặt chẽ đối với các cơng ty xuyên quốc gia. Xác định rõ vai trò quản lý nhà
nước trong bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kiểm sốt chặt chẽ thị
trường khoa học - cơng nghệ để dịng FDI có hiệu quả.
Mottable, Dhaka (2007), Determinants of foreign direct invesment
and its impact on economic growth in developing countries (Các yếu tố
quyết định đầu tư trực tiếp nước ngồi và tác động của nó đến tăng
trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển) [139]. Những lý luận và thực
tiễn mà các tác giả đưa ra làm cơ sở cho việc chỉ ra những yếu tố quyết
định đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng và tác động của
nó đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Từ đó, đề xuất
những quan điểm và giải pháp có tính khả thi để hài hòa giữa đầu tư FDI
với phát triển kinh tế theo cả chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với các

điều kiện phát triển của mỗi nước.
Chen, Y. (2009), “Agglomeration and location of foreign direct
investment: he case of china”, China economic review (Tích tụ và lựa chọn
địa điểm đầu tư của đầu tư trực tiếp nước ngoài: trường hợp của Trung
Quốc) [128]. Tác giả chỉ rõ những tác động của các yếu tố khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến tích tụ và lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà


13

đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tùy theo điều kiện và đặc điểm riêng của mỗi
nước, Trung Quốc có những đặc thù riêng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngồi, tập trung vào những nguồn vốn có chất lượng cao để nhanh chóng bắt
kịp trình độ phát triển của các nước tiên tiến.
Sapnahooda (2011), A study of FDI and Economy (Một nghiên cứu về
FDI và Kinh tế) [141]. Tài liệu đã phân định những liên quan rõ nét giữa
FDI và phát triển Kinh tế. Thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các địa
phương trong hoạch định và thực thi chính sách; khắc phục kịp thời tình
trạng khơng thống nhất, thực thi kém hiệu quả các quy định pháp luật. Thực
hiện cơ cấu lại hệ thống quản lý FDI từ trên xuống, bảo đảm tập trung, thông
suốt, hiệu quả để tạo đà cho phát triển kinh tế. Đòi hỏi khơng chỉ có những
thay đổi định hướng về thu hút FDI mà còn thay đổi hoạt động quản trị nhà
nước, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Wee Kee Hwee and Hafiz Mirza (2015), ASEAN Investment Report
2015: Infrastructure Investment and Connectivity(Báo cáo đầu tư ASEAN
2015: Đầu tư cơ sở hạ tầng và Kết nối) [147]. Báo cáo đầu tư ASEAN năm
2015 được viết với hai tác giả Wee Kee Hwee và Hafiz Mirza gồm 4 chương đề
cập đến các vấn đề: Sự phát triển của FDI và chiến lược đầu tư của các doanh
nghiệp; đầu tư cơ sở hạ tầng và sự tham gia của khu vực tư nhân tại ASEAN;
chuỗi giá trị cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các công ty đa quốc gia tại ASEAN, kết

nối cơ sở hạ tầng và kinh tế tại ASEAN. Báo cáo nêu rõ xu hướng đầu tư tại
các nước ASEAN, các chiến lược và hoạt động của các công ty đa quốc gia, sự
cải thiện chính sách đầu tư của các nước ASEAN, triển vọng năm 2015-2016.
Báo cáo cũng nêu rõ tầm quan trọng và nhu cầu đầu tư của cơ sở hạ tầng tại
ASEAN, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng
tại ASEAN, chuỗi giá trị của cơ sở hạ tầng và thúc đẩy các công ty đa quốc gia
tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.


14

1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước
về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Billington, N. (1999),“The location of foreign direct investment: an
empirical analysis”, Applied Economics (Vị trí của đầu tư trực tiếp nước
ngồi: phân tích thực nghiệm, Kinh tế học ứng dụng) [122]. Tác giả đã xác
định rõ vai trị và vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngồi, phân tích thực trạng
của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở thực nghiệm của các quốc gia để từ
đó đánh giá mặt được và chưa được chỉ ra nguyên nhân của từng vấn đề trong
quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác giả nêu lên các giải pháp
nâng cao khả năng tiếp cận và tạo ra những môi trường thuận lợi để hỗ trợ và
thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Altomonte, C.(2000), “Economic determinants and institutional
frameworks: FDI in economies in transition”, Transnational Corporations
(“Các yếu tố quyết định kinh tế và khung thể chế: Vốn đầu tư vào các nền
kinh tế trong quá trình chuyển đổi”, Tập đoàn xuyên quốc gia) [121]. Tác
giả xác định trong các yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế có vai trị rất
lớn của các tập đồn xun quốc gia. Nhưng tác giả đã chỉ ra ưu, nhược
điểm dòng vốn của các Tập đoàn xuyên quốc gia trên cơ sở tìm ra giải pháp
cho từng vấn đề để hạn chế mặt khơng tích cực của nó. Vì vậy, khung thể

chế của nhà nước cần có sự đổi mới và đáp ứng kịp thời trong q trình dịng
vốn đó được đầu tư vào các nền kinh tế mới.
Bevan, A.,Estrin, S.&Meyer,K. (2004),“Foreign investment
location

and

institutional

development

in

transition

economies”,

International Business Review(“Vị trí của đầu tư nước ngồi và phát triển
thể chế trong các nền kinh tế chuyển đổi”, Tạp chí Đánh giá kinh doanh
quốc tế) [124]. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư nước
ngồi, để từ đó xác định vị trí của đầu tư nước ngồi trong nền kinh tế, vai
trị rất lớn trong xây dựng, phát triển và hoàn thiện thể chế trong các nền


15

kinh tế chuyển đổi để kiểm sốt được q trình dịng vốn đó được đầu tư
vào các nền kinh tế chuyển đổi. Nếu có những điều chỉnh kịp thời trong
quản lý, khai thác, sử dụng dòng vốn đầu tư nước ngồi, nó sẽ mở ra các cơ
hội trước mắt cũng như lâu dài thúc đẩy phát triển kinh tế.

Tarzi, S. (2005),“Foreign direct investment flows into developing
countries: Impact of location and government policy”,Journal of Social,
Political and Economic Studies (“Dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào các nước đang phát triển: Tác động của địa điểm và chính sách của
Chính phủ”, Tạp chí nghiên cứu xã hội, chính trị và kinh tế) [143]. Tác giả
đã chỉ ra các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển
đánh giá những tích cực và hạn chế của dịng vốn này phân tích các nguyên
nhân ảnh hưởng bởi tác động của địa điểm và chính sách của chính phủ từ
đó tác giả nêu rõ các vấn đề cần tiếp tục xây dựng và hồn thiện cơ chế
chính sách của chính phủ trong thu hút dòng vốn FDI một cách phù hợp,
đúng hướng.
Colin, K., David, P. & Zhang, Y.F.(2006),“Foreign direct investment in
infrastructure in developing countries: does regulation make a difference”,
Transnational Corporations (“Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cơ sở hạ tầng
ở các nước đang phát triển: quy định có tạo ra sự khác biệt”, Tập đoàn
xuyên quốc gia) [131]. Tác giả đã khẳng định để thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển phải có thể chế
tạo ra sự khác biệt về cơ chế, chính sách để thu hút được nhiều dự án lớn vào
xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra tiền đề vững
chắc cho việc giải quyết vấn đề về vốn. Các nước đang phát triển cần kết hợp
chặt chẽ giữa phát huy các nguồn lực trong nước với sự đầu tư của nước
ngồi, đặc biệt phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhà nước về cơ chế chính sách
để tạo sự phát triển cho các nhà đầu tư nước ngồi, làm cho dịng vốn FDI


16

không chỉ đang tăng trưởng tốt về lượng mà cả về chất góp phần quan trọng
tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế đất nước.
Liu, K., Kevin, D., and Maria, E. V. (2012),“Determinants of regional

distribution of FDI inflows across China’s four regions”, Internation
Business Research (“Các yếu tố quyết định phân phối dòng vốn FDI trên
bốn khu vực của Trung Quốc”, Nghiên cứu kinh doanh quốc tế) [137]. Các
tác giả đã chỉ ra các yếu tố quyết định phân phối dòng vốn FDI trên bốn khu
vực của Trung Quốc ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mơ, chỉ ra các
nhân tố ảnh hưởng để từ đó xác định ưu nhược điểm dòng vốn FDI trên bốn
khu vực của Trung Quốc tác động của nó đến phát triển chung của nền kinh
tế Trung Quốc. Xác định được với hình thức FDI, nước tiếp nhận đầu tư khó
chủ động trong việc điều phối, phân bổ sử dụng nguồn vốn này. Vì vậy, tác
giả đã chỉ ra các yếu tố quyết định phân phối dòng vốn FDI trên bốn khu vực
của Trung Quốc về cơ bản nhà nước cần đưa ra định hướng để khai thác sức
mạnh về tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp có vốn FDI.
Shawn Arita and KiyoyasuT anaka (2013), “FDI and Investment
Barrierin Developing Economies” - (“Rào cản đầu tư và đầu tư vào các nền
kinh tế đang phát triển”) [142]. Hai tác giả Shawn Arita and Kiyoyasu Tanaka
đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh
ngiệp. Theo hai ông, các cơ quan nhà nước cần có những lộ trình thích hợp
trong việc giảm thiểu các rào cản đầu tư. Cụ thể như: Tinh giảm các thủ tục
phê chuẩn đầu tư, giảm thuế và các rào cản khác tạo ra những ưu đãi nhất
định để hấp dẫn nhà đầu tư, như vậy sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tăng đầu tư
và mở rộng sản xuất nhất. Đề tài đã chỉ ra nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư rất quan trọng đó là vai trị quản lý nhà nước về FDI, giúp cho các nhà
đầu tư FDI đưa ra quyết định phù hợp với mong muốn của nước chủ nhà.
Edition, OECD (2015), Policy Framework for Investment [135] - (Báo
cáo khung chính sách đầu tư). Khung chính sách đầu tư của OECD, là bộ


17

cơng cụ được sử dụng để đánh giá khung chính sách đầu tư của các quốc gia.

Đề tài đã tập trung vào 12 nội dung gồm: chính sách đầu tư, xúc tiến và tạo
thuận lợi hóa đầu tư, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, chính
sách thuế, quản trị doanh nghiệp, chính sách khuyến khích đạo đức doanh
nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ đầu tư, đầu tư trong lĩnh vực cơ sở
hạ tầng, đầu tư tài chính, hành chính cơng và đầu tư cho tăng trưởng xanh.
Báo cáo của OECD đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về khung chính
sách đầu tư trong q trình thu hút FDI nhưng chưa làm rõ được khung chính
sách, năng lực quản lý nhà nước trong thu hút đầu tư FDI vào Việt Nam.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Hoàng Văn Huấn (1994), Đầu Tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng [101].
Cơng trình này đã đề cập đến cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng của quá trình
đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam bên cạnh những thành cơng đáng ghi
nhận, có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về mặt kinh tế, xã hội cho
nước tiếp nhận đầu tư; chỉ ra, so với các hình thức ĐTNN khác thì ở hình thức
FDI, nước tiếp nhận đầu tư khó chủ động trong việc điều phối, phân bổ sử dụng
nguồn vốn này vì về cơ bản các yếu tố… đều do nhà đầu tư quyết định. Vì vậy,
nhà nước cần chủ động đưa ra những cơ sở pháp lý có khả năng ngăn chặn một
số ảnh hưởng bất lợi về mặt KT-XH, làm gia tăng sự phân hoá trong các tầng
lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển trong một vùng hoặc giữa các
vùng... trên cơ sở của hiện trạng từ đó tác giả xác định triển vọng cần phải đạt
được của quá trình đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam. Đề tài cịn chỉ ra
những tác động tiêu cực của dòng FDI khi năng lực quản lý nhà nước cịn hạn
chế sẽ khó có sự phát triển bền vững.
Hồng Xn Long (2001), Tiềm năng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam [73]. Luận án đã phân tích một số thuận lợi và thách


18


thức trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; đề xuất
các biện pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian
tới qua việc tập trung chú trọng giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ
tầng, tháo gỡ khó khăn về vốn để mở rộng thị trường; tăng cường công tác
quản lý nhà nước đối với việc khai thác tiềm năng của chính từng vùng miền
để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Luận án đã nêu lên sự
cần thiết phải làm rõ vai trò đắc lực của quản lý nhà nước trong việc định
hướng và khai thác dòng FDI. Khẳng định vai trò quản lý nhà nước trong
xây dựng và hoàn thiện thể chế cho thu hút FDI, tạo môi trường đầu tư, kinh
doanh thuận lợi, ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Xác
định quản lý nhà nước đóng vai trị chủ yếu trong huy động có hiệu quả các
nguồn lực FDI, là động lực để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngồi với cơng
cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội [119]. Cơng trình đã lý giải
mối quan hệ hai mặt giữa phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH với FDI;
Đề tài đã đánh giá thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngồi với cơng cuộc
CNH, HĐH; chỉ ra những thành cơng và đóng góp rất lớn của đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế của Hà Nội. Đề tài cũng chỉ ra những
bất cập rất lớn trong quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài: Chưa được thực
hiện một cách đồng bộ với hệ thống pháp luật, chưa gắn kết chặt chẽ với quá
trình nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp chưa có cơ hội để phát
triển mạnh hơn, sáng tạo hơn và có sức cạnh tranh hơn trong cơng cuộc
CNH, HĐH. Việc ứng phó với những biến động và xử lý những tác động từ
môi trường khu vực và quốc tế còn bị động, lúng túng và chưa đồng bộ. Chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư
trực tiếp nước ngoài chưa được quán triệt kịp thời, đầy đủ và thực hiện
nghiêm túc, nên chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó với các thách
thức cho thích ứng với tiến trình hội nhập hiện nay.



19

Trường Đại học kinh tế quốc dân (2005), Đầu tư của các công ty
xuyên quốc gia tại Việt Nam [100]. Đề tài đã đề cập một số lý luận cơ bản về
dịng đầu tư của các cơng ty xun quốc gia trên tồn thế giới hay khu vực, hình
thành mạng lưới công nghiệp hỗ trợ phát triển thị trường trong nước. Đề tài đã
chỉ rõ trước đây: Các tập đoàn đa quốc gia thường đầu tư xuyên biên giới thông
qua việc sở hữu trực tiếp cơ sở ở nước ngoài tại nước sở tại hoặc thông qua hoạt
động thương mại tự do. Nhưng gần đây, xu hướng này dần thay đổi và các tập
đoàn đa quốc gia cũng chuyển sang các phương thức đầu tư trực tiếp nước ngồi
để có được hiệu quả tốt hơn… Ngoài ra, đề tài đã chỉ ra những yếu kém trong
quản lý nhà nước có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của Việt Nam. Để tránh
Việt Nam trở thành “bãi thải công nghệ” của các công ty xuyên quốc gia, bên
cạnh việc tăng cường thu hút và sử dụng FDI, cần có sự kiểm sốt chặt chẽ. Xác
định rõ vai trị quản lý nhà nước trong bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Trần Quang Lâm (2005), Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; thực
trạng và triển vọng [71]. Đề tài đã phân tích thực trạng vốn đầu tư nước
ngồi vào Việt Nam; thực thi các chính sách bảo đảm ổn định vững chắc
kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Đề tài
đãđưa ra các định hướng và đề xuất các biện pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu
tư nước ngoài. Tác giả đã đề cập đến những đóng góp tích cực của kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
theo hướng CNH, HĐH đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong xu thế hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay. Tác giả còn chỉ ra
những bất cập trong các chính sách tài chính, tiền tệ, thuế để hỗ trợ và thúc
đẩy kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khẳng định cần phát huy vai trò quản
lý nhà nước trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Hà Nội, để Hà Nội đi đầu
trong tiếp cận trình độ phát triển tiên tiến của thế giới và khu vực.



20

Đỗ Hồng Long (2008), Tác động của tồn cầu hóa đối với dịng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam [72]. Luận án đã chỉ ra sự tác động
mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Hà Nội, bên cạnh
những mặt được dịng vốn FDI có khả năng gây ra một số ảnh hưởng bất lợi
về mặt KT - XH cho nước tiếp nhận đầu tư: So với các hình thức ĐTNN khác
thì hình thức FDI, nước tiếp nhận đầu tư khó chủ động trong việc điều phối,
phân bổ sử dụng nguồn vốn này vì về cơ bản các yếu tố như quy mơ, địa
điểm, hình thức đầu tư, sản phẩm cơng nghệ, phân phối sản phẩm… đều do
nhà đầu tư quyết định. Đề tài đưa ra những đánh giá về tác động tiêu cực của
dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi khi năng lực quản lý nhà nước chưa
được nâng cao, sẽ khó kiểm sốt được cơng nghệ sử dụng, năng suất lao động
còn thấp, quá chú trọng vào lao động giá rẻ... nội lực của nền kinh tế yếu, phụ
thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.
Nguyễn Đức Hải (2013), Đề xuất giải pháp marketing lãnh thổ nhằm
thu hút FDI trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2013-2020 [60]. Luận án đã hệ
thống hoá những vấn đề lý luận về FDI và kinh nghiệm của một số địa
phương trong việc thu hút FDI. Phân tích thực trạng hoạt động thu hút FDI
tại Hà Nội giai đoạn 1989-2012; đồng thời đánh giá thành tựu, hạn chế và
những nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thu hút
FDI trên địa bàn Hà Nội. Tác giả đã đưa ra những nghiên cứu về marketing
địa phương, các nhân tố ảnh hưởng tới việc xác lập và thực hiện marketing
lãnh thổ, xây dựng và phản ảnh đầy đủ các giai đoạn của qui trình xác lập
chiến lược marketing nhằm thu hút FDI trên địa bàn Hà Nội. Bên cạnh đó,
tác giả đã chỉ ra những bất cập về thu hút FDI có nơi, có lúc chưa được quán
triệt kịp thời, đầy đủ và thực hiện nghiêm túc. Vai trò quản lý nhà nước về
thu hút FDI còn bị tác động bởi cách tiếp cận phiến diện, ngắn hạn và cục

bộ; do đó, chưa tận dụng được hết các cơ hội và ứng phó hữu hiệu với các


21

thách thức. Địi hỏi Hà Nội khơng chỉ thay đổi định hướng về thu hút FDI
mà còn thay đổi hoạt động quản trị nhà nước.
Võ Thị Vân Khánh (2016), Tăng cường thu hút FDI vào các khu công
nghiệp theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [70]. Luận án đã nghiên cứu những vấn
đề lý luận cơ bản về: FDI, Khu cơng nghiệp, vai trị của thu hút FDI vào khu công
nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và địa phương. Tác giả đã nghiên
cứu những nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến tăng cường thu hút
FDI vào các khu cơng nghiệp. Đánh gía rất rõ nét về thực trạng thu hút FDI vào
các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội theo quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội. Tác giả đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế
trong thu hút FDI vào các khu công nghiệp của Hà Nội, những bất cập trong quá
trình thu hút FDI về hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện
một cách đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập. Từ đó, đề xuất các quan điểm,
định hướng và hệ thống các giải pháp đồng bộ về tăng cường thu hút FDI vào các
khu công nghiệp theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà
Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về đầu
tư trực tiếp nước ngoài
Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2006), Đánh giá chính
sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngồi từ góc độ phát triển bền vững,
CIEM, Dự án VIE 01/021/UNDP, Hà Nội [118]. Đã đề cập nhiều biện pháp
của Trung Quốc nhằm tăng cường thu hút FDI vào khu công nghiệp đặc thù,
như khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa các
thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào các

khu này của Trung Quốc. Ngồi ra, đề tài cũng chỉ rõ nhiều chính sách của
Trung Quốc về tín dụng, đảm bảo chính trị, bảo hiểm thực hiện hợp đồng, bảo


22

lãnh đối với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực cơng
nghiệp sạch, giao thơng mà chính phủ khuyến khích đầu tư...
Lê Mạnh Tuấn (1996), Hồn thiện khung pháp luật đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam [102]. Luận án mơ tả bức tranh tồn cảnh về những
bất cập, phức tạp và khó khăn trong quá trình thu hút FDI của Việt Nam,
đánh giá những thành công và hạn chế các hoạt động thu hút FDI vào Việt
Nam, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thành cơng và hạn chế đó
tác giả nhận thấy cần phải hồn thiện khung pháp luật đầu tư. Từ đó nêu rõ
các vấn đề cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật đầu tư một
cách phù hợp, đúng hướng. Thực thi các chính sách bảo đảm ổn định vững
chắc kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện thu hút đầu tư. Điều chỉnh chính sách,
pháp luật về đất đai, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận cơ chế thị trường,
phù hợp với quy hoạch. Hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ, thuế để
hỗ trợ và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đẩy nhanh tiến trình cơ cấu
lại thị trường tài chính, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị
trường vốn. Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, tín dụng (kể cả vốn vay từ
nước ngồi) đối với các doanh nghiệp FDI…
Nguyễn Văn Thanh (2000), Vai trị của đầu tư trực tiếp nước ngồi
đối với sự phát triển bền vững của các nước Đông Á và bài học đối với Việt
Nam [94]. Luận án đã đề cập một số vấn đề lý luận về vai trò của đầu tư trực
tiếp nước ngoài đối với sự phát triển bền vững của các nước Đông Á; các
nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi của các nước
Đơng Á và bài học đối với Việt Nam để rút ra những vấn đề còn tồn tại cần
khắc phục, đề ra giải pháp để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào Việt Nam. Đề tài đã chỉ ra những bất cập của các nước Đông Á trong
giai đoạn đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi: Sản xuất cơng nghiệp chủ
yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, chưa có ngành cơng nghiệp


23

mũi nhọn đóng vai trị dẫn dắt, cơng nghiệp hỗ trợ kém phát triển, tỉ lệ nội
địa hoá của các ngành cơng nghiệp ở mức thấp...
Mai Ngọc Cường (2000), Hồn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu
tư trực tiếp của nước ngoài ở Việt Nam [44]. Đề tài đã đề cập một số lý luận cơ
bản về việc hồn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của nước
ngồi, từ đó có những định hướng đúng cho Việt Nam. Trong nghiên cứu này
tác giả đã phân tích những chính sách trong nước có tác động mạnh đến quá
trình thu hút FDI, cũng như đề xuất các biện pháp thu hút FDI. Tác giả đã
nghiên cứu và triển khai thực hiện phân cấp việc cấp phép đầu tư, giải quyết
những vấn đề sở hữu, sử dụng đất đai, những ưu đãi và khuyến khích về tài
chính, về chính sách tiền lương của người lao động làm việc trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Từ đó, tác giả đề ra các giải pháp
cho thu hút FDI của Việt Nam theo hướng mới, tích cực hơn.
Trần Đăng Long (2002), Một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản
lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố
Hồ Chí Minh [74]. Luận án đã đề cập đến kinh nghiệm đẩy mạnh thu hút
FDI tại thành phố Hồ Chí Minh trong hồn thiện cơng tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đặc biệt vấn đề giải
quyết mặt bằng sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng, tháo gỡ khó khăn về
vốn, thuế và chế độ đãi ngộ đối với nhà đầu tư nước ngồi. Bên cạnh
những thành cơng tác giả đã chỉ ra chính sách thu hút FDI có nhiều nội dung
chưa sát với thực tế, không phù hợp; chưa gắn kết chặt chẽ với chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và lợi

thế quốc gia; chưa tạo lập được môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi,
cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; việc lựa chọn phát triển các ngành cơng
nghiệp ưu tiên, cơng nghiệp mũi nhọn cịn dàn trải; chính sách phát triển cơng
nghiệp hỗ trợ thiếu đồng bộ, tính khả thi thấp.


24

Nguyễn Thị Tuệ Anh (2005), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam [2]. Luận án đã phân tích rất kỹ về dòng
đầu tư FDI của các nước phát triển và đang phát triển vào Việt Nam; xác định
được những thuận lợi và khó khăn đối với cả nước và cơ chế hấp dẫn của
riêng từng tỉnh, từng vùng trong quá trình thu hút FDI. Tác giả đã chỉ ra
những tác động tích cực của dịng đầu tư trực tiếp nước ngồi tới tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong FDI
như: tỷ lệ FDI thực hiện so với vốn đăng ký còn thấp, tập trung FDI chỉ trong
một số ngành, vùng, khả năng tuyển dụng lao động còn khiêm tốn, phần lớn
các dự án FDI có quy mơ nhỏ, cơng nghệ sử dụng chủ yếu có nguồn gốc từ
Châu Á, đạt mức trung bình, đặc biệt là Việt Nam chưa được chọn là điểm
đầu tư của phần lớn các công ty đa quốc gia có tiềm năng lớn về cơng nghệ và
sẵn sàng chuyển giao công nghệ và tri thức. Thực trạng này cùng với áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn về thu hút FDI của Trung Quốc và các nước
trong khu vực đặt ra thách thức lớn cho Việt Nam. Nguyên nhân do công tác
quản lý nhà nước chưa có bước đột phá, chậm được đổi mới... chưa trở thành
động lực quan trọng nhất cho phát triển bền vững ngành cơng nghiệp.
Vương Đức Tuấn (2007), Hồn thiện cơ chế, chính sách để thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngồi ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001- 2010
[103]. Đề tài đã đề cập đến các cơ chế, chính sách thu hút FDI trong giai
đoạn nền kinh tế tăng trưởng khá tốt. Đề tài đã khẳng định, trong thời gian
qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và thực hiện nhiều chủ trương, chính

sách để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự thay đổi cơ chế, chính sách
đã góp phần thu hút được nhiều dự án lớn, với tổng vốn FDI đăng ký cấp
mới tăng thêm sẽ làm cho dịng vốn FDI khơng chỉ đang tăng trưởng tốt về
lượng mà cả về chất khi lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang chiếm
tỷ trọng tăng dần trong tổng vốn FDI, góp phần quan trọng tạo nên những
thành tựu phát triển kinh tế đất nước. Tác giả đưa ra quan điểm thu hút FDI
dựa trên cơ sở phát huy nội lực sản xuất nhằm tạo ra tiền đề vững chắc cho


25

việc giải quyết vấn đề về vốn, kết hợp chặt chẽ giữa phát huy các nguồn lực
trong nước với sự đầu tư của nước ngồi, đặc biệt phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ
của nhà nước về cơ chế chính sách để tạo sự phát triển cho các nhà đầu tư.
Phùng Xuân Nhạ (2010), Cơ sở thực tiễn điều chỉnh chính sách FDI ở
Việt Nam [81]. Đề tài được coi là cơng trình nghiên cứu tồn diện đánh giá
về q trình điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích lý
luận và thực tiễn chính sách FDI ở Việt Nam, đề tài đã đề xuất tăng cường
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực thi chính sách FDI. Thực
hiện cơ cấu lại hệ thống quản lý FDI từ Trung ương đến địa phương, bảo
đảm tập trung, thơng suốt, hiệu quả, có phân cơng, phân cấp rõ ràng. Phân
định rõ chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp phù hợp với đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa
phương trong hoạch định và thực thi chính sách; khắc phục kịp thời tình
trạng khơng thống nhất, thực thi kém hiệu quả các quy định pháp luật
Phùng Xuân Nhạ (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Lý
luận và thực tiễn [82]. Đề tài đã đề cập đến những lý luận cơ bản về đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, hình thành nên lý luận cơ bản của quá trình
thu hút FDI. Đề tài đã chỉ ra những yếu kém trong quản lý nhà nước có thể

gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư, cho nền kinh tế của Việt Nam. Đề tài đã
khẳng định để tăng cường thu hút FDI, cần có sự kiểm sốt chặt chẽ của các
sở ban ngành, các cơ quan nhà nước. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thiết lập cơ chế phối
hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong hoạch định và thực thi
chính sách; khắc phục kịp thời tình trạng khơng thống nhất, thực thi kém hiệu
quả các quy định pháp luật để tránh gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế.
Dương Thị Vĩnh Hà (2015), Nghiên cứu về những thách thức, thuận
lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài và sự chuẩn bị của Hà Nội khi gia nhập


×